Tập Đọc
CHÚ ĐẤT NUNG (tiết 1).
I. MỤC TIÊU:
1. Đọc thành tiếng - Đọc – Hiểu
- Đọc đúng các tiếng, từ khó hoặc dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ : lần son, chăn trâu, khoan khoái, lùi lại . . .Kị sĩ rất bảnh, cưỡi ngựa, đoảng, sưởi . . .
- Đọc diễn cảm toàn bài, phân biệt được lời của các nhân vật .
- Hiểu nghĩa các từ ngữ : Kị sĩ, tía, son, đoảng, chái bếp,đống rấm, hòn rấm. . . .
- Hiểu nội dung câu chuyện : Chú bé đất can đảm, muốn trở thành người khoẻ mạnh làm được nhiều việc có ích đã dám nung mình trong lửa đỏ .
* Giáo dục hs kỹ năng sống:
+ HS biết : – Xác định giá trị – Tự nhận thức về bản thân - Thể hiện sự tự tin.
II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Tranh minh hoạ bài tập/135,sgk - Bảng phụ ghi sẵn đoạn văn cần luyện đọc .
TUẦN 14 Thứ hai ngày 19 tháng 11 năm 2012. CHÀO CỜ Tập Đọc CHÚ ĐẤT NUNG (tiết 1). I. MỤC TIÊU: Đọc thành tiếng - Đọc – Hiểu - Đọc đúng các tiếng, từ khó hoặc dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ : lần son, chăn trâu, khoan khoái, lùi lại . . .Kị sĩ rất bảnh, cưỡi ngựa, đoảng, sưởi . . . - Đọc diễn cảm toàn bài, phân biệt được lời của các nhân vật . - Hiểu nghĩa các từ ngữ : Kị sĩ, tía, son, đoảng, chái bếp,đống rấm, hòn rấm. . . . - Hiểu nội dung câu chuyện : Chú bé đất can đảm, muốn trở thành người khoẻ mạnh làm được nhiều việc có ích đã dám nung mình trong lửa đỏ . * Giáo dục hs kỹ năng sống: + HS biết : – Xác định giá trị – Tự nhận thức về bản thân - Thể hiện sự tự tin. II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Tranh minh hoạ bài tập/135,sgk - Bảng phụ ghi sẵn đoạn văn cần luyện đọc . III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU : Giáo Viên Học Sinh Kiểm tra bài cũ : Gọi 2 học sinh tiếp nối nhau đọc từng đoạn Nhận xét về giọng đọc, câu trả lời và cho điểm học sinh . Học sinh thực hiện yêu cầu . Lắng nghe . Bài mới a. Giới thiệu bài : Hỏi : * Chủ điểm của tuần này là gì ? * Tên chủ điểm gợi cho em điều gì ? Q.Sát tranh, cá nhân lần lượt trả lời . b. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài : * Luyện đọc - Yêu cầu 3 học sinh tiếp nối nhau đọc từng đoạn của bài . Giáo viên chú ý sửa lỗi phát âm, ngắt giọng cho từng học sinh . 3 học sinh tiếp nối đọc theo trình tự : Đoạn 1 : Tết Trung thu . . . đến đi chăn trâu . Đoạn 2 : Cu Chắt . . . đến lọ thuỷ tinh Đoạn 3 : Còn một mình . . . đến hết Cả lớp theo dõi . Gọi 1 học sinh đọc phần chú giải 1 học sinh đọc . Luyện đọc trong nhóm Nhóm 3 học sinh luyện đọc Gọi học sinh đọc toàn bài . Giáo viên đọc mẫu . Chú ý cách đọc 2 học sinh đọc toàn bài . Toàn bài đọc với giọng vui, hồn nhiên.Lời anh chàng kị sĩ: kênh kiệu, lời ông Hòn Rấm: vui vẻ, ôn tồn. Lời chú bé Đất : chuyển từ ngạc nhiên sang mạnh dạn, táo bạo một cách đáng yêu Nhấn giọng ở những từ ngữ : Trung thu, rất bảnh, lầu son, phàn nàn, thật đoảng, bẩn hết, quần áo đẹp, ấm, khoan khoái, nóng rát, lùi lại, nhát thế, dám xông pha, nung thì nung . . . * Tìm hiểu bài : YC học sinh đọc đoạn 1, trao đổi và trả lời câu hỏi : 1 học sinh đoc thành tiếng . Cả lớp đọc thầm, trao đổi và trả lời câu hỏi. Cu Chắt có những đồ chơi nào ? Những đồ chơi của cu Chắt có gì khác nhau ? Chốt ý : Những đồ chơi cu Chắt rất khác nhau : một bên là chàng kị sĩ bảnh bao, hào hoa cưỡi ngựa tía, dây vàng với nàng công chúa xinh đẹp ngồi trong lầu son với một bên là một chú bé bằng đất sét mộc mạc giống hình người . Nhưng mỗi đồ chơi của chú đều có câu chuyện riêng đấy . Đoạn 1 trong bài cho em biết điều gì ? Nêu ý chính đoạn 1 : Giới thiệu các đồ chơi của cu Chắt . 1 học sinh nhắc lại . Nội dung chính của đoạn 2 là gì ? Vài học sinh trả lời . Ghi ý chính đoạn 2 : Cuộc làm quen giữa cu Đất và hai người bột . 1 học sinh nhắc lại Chuyển ý : Chuyện gì sẽ xảy ra với cu Đất khi chú chơi một mình ? Các em cùng tìm hiểu đoạn còn lại Chốt ý:Chúng ta thấy sự thay đổi thái độ của cu Đất Lúc đầu chú sợ nóng rồi ngạc nhiên không tin rằng đất có thể nung trong lửa . Cuối cùng chú hết sợ, vui vẻ tự nguyện xin được nung . Điều đó khẳng định rằng : Chú bé Đất muốn được xông pha, muốn trở thành người có ích . Gian khổ và thử thách mà con người vượt qua để trở nên cứng rắn và hữu ích . Lắng nghe . 1,2 học sinh nhắc lại (phần chữ đậm) Đoạn cuối bài nói lên điều gì ? Vài học sinh trả lời . Ghi ý chính đoạn 3 : Đoạn cuối bài kể lại việc chú bé Đất quyết định trở thành Đất Nung . Học sinh lần lượt trả lời . Câu chuyện nói lên điều gì ? * Đọc diễn cảm Gọi 4 học sinh đọc lại truyện theo vai (người dẫn chuyện, chú bé Đất, chàng kị sĩ, ông Hòn Rấm) 4 học sinh đọc tryện theo vai . Cả lớp theo dõi để tìm giọng đọc phù hợp với từng vai (như đã hướng dẫn) Gọi 4 học sinh đọc lại truyện theo vai . 4 học sinh đọc Treo bảng phụ có đoạn văn cần luyện đọc Luyện đọc theo nhóm 3 học sinh Tổ chức cho học sinh thi đọc theo vai từng đoạn và toàn truyện 3 lượt học sinh đọc theo vai Nhận xét và cho điểm học sinh Củng Cố – Dặn Dò Hỏi : Câu chuyện muốn nói với chúng ta điều gì ? Nhận xét tiết học . Dặn học sinh về nhà học bài và đọc trước bài : Chú Đất Nung (tt) Toán BÀI : CHIA MỘT TỔNG CHO 1 SỐ I. MỤC TIÊU : Giúp học sinh Nhận biết tính chất một tổng chia cho 1 số và 1 hiệu chia cho 1 số . Áp dụng tính chất chia một tổng (1 hiệu) chia cho 1 số để giải các bài toán có liên quan . Phát triển tư duy suy luận lôgic cho học sinh . II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU : Giáo viên Học sinh 1. Kiểm tra bài cũ : Nhận xét cho điểm, nhắc lại tính chất nhân 2 học sinh lên bảng, lớp làm vở nháp (bảng con) 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài GV hướng dẫn như sgk HS quan sát , lắng nghe, tập trung suy nghĩ b. Luyện Tập – Thực Hành * Bài 1a : Hỏi : Bài tập yêu cầu gì ? (Tính giá trị biểu thức theo 2 cách ) Viết bảng : (15 +35) : 5 . Yêu cầu HS nêu cách tính (2 cách) . Gọi 2 hs lên bảng làm 2 cách vừa nêu Cho HS nhận xét dạng bài (dạng 1 tổng chia cho 1 số, cả 2 số hạng đều chia hết cho 5 nên bài làm được theo 2 cách) . Cho làm tiếp vào vở . Bài 1b : Giáo viên viết : 12 : 4 + 20 : 4 Yêu cầu HS tìm hiểu cách làm ở bài mẫu . Hỏi : Theo em vì sao có thể viết : 12 : 4 + 20 : 4 = (12 + 20) : 4 (Vì trong biểu thức ta thấy 12 và 20 đều cùng chia cho 4 áp dụng tính chất 1 tổng chia 1 số ta viết được như trên ) . Yêu cầu HS làm tiếp 2 biểu thức còn lại . HS đổi vở chấm bài và nhận xét trên bảng Kiểm tra, cho điểm học sinh . 1, 2 học sinh nêu yêu cầu . 2 học sinh nêu : 2 cách tính, lớp nhận xét . 2 học sinh làm trên bảng, lớp theo dõi . 1, 2 học sinh nói . 1 , 2 học sinh nhắc lại Cả lớp làm vở biểu thức thứ 2 Đọc sách giáo khoa 2, 3 học sinh trả lời, lớp nhận xét . 2 học sinh lên bảng, lớp làm vào vở Đổi vở chấm bài Nhận xét bài trên bảng . Bài 2 : Viết bảng : (35 – 21) : 7 Yêu cầu HS tính giá trị biểu thức theo 2 cách . Nhận xét sửa bài . Yêu cầu nêu lại 2 cách làm . C1:Tính hiệu rồi lấy hiệu chia cho số chia . C2:Nếu cả 2 số biểu thức và số trừ đều chia hết cho số chia thì chia xong lấy 2 thương trừ cho nhau . Kết luận : Khi chia một hiệu cho 1 số ta cũng có thể làm theo 2 cách tương tự như chia một tổng cho một số . YC làm tiếp phần còn lại của bài 2 . Cho nhận xét, sửa bài . Bài 3 : Gọi học sinh đọc đề Yêu cầu học sinh tự tóm tắt và giải bài tập. Nhận xét, sửa bài . Tổng kết : Bài toán có thể giải bằng 2 cách (áp dụng tính chất 1 tổng chia cho 1 số ) . Thống kê bài đúng, kiểm tra, cho điểm HS. 1 học sinh đọc biểu thức 2 học sinh làm bảng lớp, lớp làm vào vở . 1, 2 học sinh nêu nhận xét, cả lớp bổ sung . 2 học sinh lần lượt nêu 2 cách . Vài học sinh nhắc lại . Bảng lớp + vở bài tập Đổi chéo vở chấm, nhận xét 1 học sinh đọc to, cả lớp theo dõi 1 học sinh lên bảng, cả lớp làm vở 1 học sinh đọc bài giải trên bảng, lớp đổi chéo vở chấm bài nhận xét . 3. Củng cố – dặn dò Tổng kết giờ học, hướng dẫn luyện tập thêm dạng bài áp dụng tính chất vừa học . - Làm bài trong vở bài tập . Đạo Đức - Tiết 14 BIẾT ƠN THẦY GIÁO, CÔ GIÁO I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: Giúp học sinh hiểu: Phải biết ơn thầy cô giáo vì thầy cô là người dạy dỗ chúng ta nên người . Biết ơn thầy cô giáo thể hiện truyền thống “tôn sư trọng đạo” của dân tộc ta . Biết ơn thầy cô giáo làm tình cảm thầy trò luôn gắn bó . 2. Thái độ: Kính trọng, lễ phép với thầy cô giáo . Có ý thức vâng lời, giúp đỡ thầy cô giáo những việc phù hợp . Không đồng tình với biểu hiện không biết ơn thầy cô giáo . 3. Hành vi: Biết chào hỏi lễ phép, thực hiện nghiêm túc yêu cầu của thầy cô giáo . Biết làm giúp thầy cô một số công việc phù hợp . * Giáo dục hs kỹ năng sống: + HS biết : Lắng nghe lời dạy bảo của thầy cô – Thể hiện sự kính trọng biết ơn các thầy cô. II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Tranh vẽ các tình huống ỏ BT1 . Bảng phụ ghi các tình huống (HĐ3 : - Tiết1) Giấy màu, băng dính, bút viết (HĐ4 – Tiết1, HĐ1 – Tiết2, HĐ2 – tiết 2 ) III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP: Giáo Viên Học Sinh 1. Kiểm tra bài cũ : 2. Bài mới: Hoạt động 1 : Xử lý tình huống Yêu cầu học sinh làm việc theo nhóm . * Yêu cầu các nhóm đọc tình huống trong sách và thảo luận để trả lời các câu hỏi : * Yêu cầu 2 nhóm đóng vai trước lớp, các nhóm khác theo dõi, nhận xét . Học sinh làm việc theo nhóm, thảo luận để trả lời câu hỏi và đại diện nhóm trả lời . Hai nhóm đóng vai – Các nhóm khác theo dõi nhận xét cách giải quyết . Hỏi : Tại sao nhóm em lại chọn cách giải quyết đó ? (Việc làm của nhóm em thể hiện điều gì ? ) Đối với thầy cô giáo, chúng ta phải có thái độ như thế nào ? Tại sao phải biết ơn, kính trọng thầy cô giáo ? Kết luận : Ta phải biết ơn, kính trọng thầy cô giáo vì thầy cô là người vất vả dạy chúng ta nên người . “ Thầy cô như thể mẹ cha ... sinh viết thêm mở bài, kết bài cho thân bài cái trống . III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU : Giáo Viên Học Sinh A. Kiểm tra bài cũ : Nhận xét, cho điểm 3 học sinh thực hiện yêu cầu . Cả lớp theo dõi nhận xét . B. Bài mới a. Giới thiệu bài : Tìm hiểu cấu tạo bài văn miêu tả đồ vật ? b. Phần nhận xét : Bài tập 1 : Gọi 2 HS tiếp nối nhau đọc bài văn Cái cối tân, những từ ngữ được chú thích và những câu hỏi sau bài. GV giải nghĩa thêm:Áo cối (vòng bọc ngoài của thân cối) Yêu cầu học sinh quan sát tranh minh hoạ cái cối 2 học sinh đọc to, cả lớp theo dõi . Thực hiện YC, trao đổi, trả lời miệng câu hỏi a,b,c, viết trên phiếu câu hỏi d theo nhóm 2. Giáo viên nhận xét, chốt lại lời giải đúng . Lắng nghe * Bài văn tả cái gì ? (Cái Cối xay gạo bằng tre) - Bổ sung : Ngày xưa, cách đây 3,4 chục năm, ở nông thôn chưa có máy xay xát gạo như hiện nay nên người ta vẫn dùng cối xay bằng tre để xay lúa. Hiện nay, ở một số gia đình nông thôn miền Bắc và miền Trung vẫn còn chiếc cối xay bằng tre . * Các phần mở bài và kết bài trong bài : “Cái cối tân” . Mỗi phần ấy nói điêu gì ? Mở bài:Giới thiệu cái cối (đồ vật được miêu tả) Kết bài:Nêu kết thúc của bài (tình cảm thân thiết giữa các đồ vật trong nhà với bạn nhỏ ) . * Các phần mở bài, kết bài đó giống các kiểu mở bài trực tiếp, kết bài mở rộng trong văn kể chuyện Phần mở bài : Giới thiệu ngay đồ vật sẽ tả là cái cối tân (mở bài trực tiếp) Phần kết bài : bình luận thêm (kết bài mở rộng) * Phần thân bài tả cái cối theo trình tự ? Tả hình dáng theo trình tự từ bộ phận lớn đến bộ phận nhỏ, từ ngoài vào trong, từ phần chính đến phần phụ. Tiếp theo, tả công dụng của cái cối . Cái vành ® cái áo ; hai cái tai ® lỗ tai ; hàm răng cối ® dăm cối ; cân cối® đầu cần ; cần ® cái chốt ® dây thừng buộc cần ; xay lúa, tiếng cối làm vui cả xóm . Giảng về biện pháp tu từ : so sánh, nhân hóa trong bài: Các hình ảnh so sánh. Các hình ảnh nhân hóa . Nhờ quan sát tinh tế bằng nhiều giác quan, dùng từ ngữ miêu tả chính xác, độc đáo, sử dụng linh hoạt các biện pháp so sánh, nhân hóa tác giả đã viết được một bài văn miêu tả cái cối chân thực, sinh động . Bài tập 2 : Lệnh : Cả lớp đọc thầm YC của bài . Dựa vào kết quả của BT1, HS suy nghĩ trả lời câu hỏi của bài tập Nhận xét Làm việc nhóm nhỏ . Vài nhóm trình bày . c. Phần ghi nhớ Gọi học sinh đọc nội dung cần ghi nhớ trong SGK 2,3 học sinh đọc, lớp đọc thầm . Giải thích thêm (về ý 3 của nội dung ghi nhớ) : Khi tả các bộ phận của đồ vật ta nên chọn tả chỉ những bộ phận có đặc điểm nổi bật, không nên tả đầy đủ, chi tiết mọi bộ phận . Tả như thế bài viết dễ lan man, dài dòng, thiếu hấp dẫn . Để tả chỉ những bộ phận nổi bật, phải quan sát kĩ và biết cách quan sát . Điều này các em sẽ học tiếp ở các bài sau . d . Phần luyện tập Đọc yêu cầu bài tập Hai HS nối nhau đọc nội dung bài tập : * HS1: Đọc đoạn thân bài tả cái trống trường . * HS2 : Đọc phần câu hỏi . Cả lớp đọc thầm đoạn thân bài tả cái trống, suy nghĩ . Câu a,b,c giáo viên dán tờ phiếu viết đoạn thân bài tả cái trống . Học sinh phát biểu ý kiến, trả lời các câu hỏi a,b,c Treo bảng phụ có đáp an : (theo SGV) * Câu d : Yêu cầu học sinh làm bài tập câu d Học sinh làm bài vào vở hoặc vửo bài tập . 3 học sinh nhận giấy làm - Giáo viên phát riêng bút dạ và giấy trắng cho một vài học sinh . Tổ chức trình bày kết quả thảo luận Mở bài : Cả lớp và giáo viên nhận xét . Giáo viên chọn trình bày trên bảng lớp lời mở bài hay của 1, 2 học sinh làm bài trên giấy HS tiếp nối nhau đọc phần mở bài . Học sinh đọc . Kết bài : Thực hiện tương tự như phần mở bài GV chọn trình bày trên bảng phần kết của 1,2 HS Học sinh nối nhau đọc phần kết bài . C. Củng cố – dặn dò Giáo viên nhận xét chung giờ học YC những HS viết chưa đạt đoạn mở bài, kết bài (cho thân bài tả cái trống trường) về nhà hoàn chỉnh lại, viết vào tở . Kể Chuyện BÚP BÊ CỦA AI ? I. MỤC TIÊU: Dựa vào lời kể của giáo viên và tranh minh hoạ tìm được thuyết minh phù hợp với nội dung mỗi bức tranh minh hoạ truyện : “Búp bê của ai ? ” Kể lại truyện bằng lời của búp bê . Kể lại đoạn kết câu chuyện theo tình huống tưởng tượng Kể tự nhiên, sáng tạo, phối hợp lời kể với nét mặt, cử chỉ, điệu bộ . Biết lắng nghe , nhận xét, đánh giá lời bạn kể theo các tiêu chí đã nêu . II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Tranh minh hoạ truyện trong sách giáo khoa/138 Các băng giấy nhỏ và bút dạ . III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP: Giáo Viên Học Sinh A. Kiểm tra bài cũ : Gọi 2 học sinh kể lại chuyện em đã chứng kiến hoặc tham gia thể hiện tinh thần kiên trì, vượt khó . 2 học sinh kể chuyện Cho học sinh hỏi lại bạn về nhân vật, ý nghĩa, kết quả của tinh thần kiên trì, vượt khó của nhân vật . Hỏi – trả lời Nhận xét, cho điểm từng học sinh . B. Bài mới a. Giới thiệu bài Treo các tranh minh hoạ và yêu cầu học sinh thử đoán xem truyện kể hôm nay là gì ? Truyện kể về một con búp bê Câu truyện búp bê của ai ; giúp các em : Cần phải cư xử với đồ chơi như thế nào ? Và đồ chơi thích những người bạn, người chủ như như thế nào ? Lắng nghe . b. Hướng dẫn kể chuyện * Giáo viên kể chuyện Kể chuyện lần 1 : Chú ý giọng kể chậm rãi, nhẹ nhàng . Lời búp bê lúc đầu : Tủi thân, sau : sung sướng . Lời lật đật : oán trách. Lời Nga : hỏi ầm lên, đỏng đảnh . Lời cô bế : dịu dàng, ân cần . Lắng nghe Kể lần 2:Vừa kể vừa chỉ vào tranh minh hoạ Lắng nghe, quan sát . * Hướng dẫn tìm lời thuyết minh Yêu cầu HS quan sát tranh, thảo luận dể tìm lời thuyết minh cho từng tranh . 2HS ngồi cùng bàn trao đổi, thảo luận Phát băng giấy và bút dạ cho từng nhóm . Nhóm nào làm xong trước dán băng giấy dưới mỗi tranh . Viết lời thuyết minh ngắn gọn, đúng nội dung, đủ ý vào băng giấy . Gọi các nhóm có ý kiến khác bổ sung . Bổ sung Nhận xét, sửa lời thuyết minh, cho mỗi tranh (SGK) Đọc lại lời thuyết minh Yêu cầu học sinh kể lại truyện trong nhóm . Giáo viên đi giúp đỡ các nhóm gặp khó khăn . 4HS kể chuyện trong nhóm . Các em bổ sung, nhắc nhở, sửa cho nhau . Gọi học sinh kể toàn truyện trước lớp . 3HS tham gia kể (mỗi HS kể nội dung 2 bức tranh) Nhận xét học sinh kể chuyện * Kể chuyện bằng lời của búp bê Hỏi:Kể chuyện bằng lời của búp bê là ntn ? Khi kể phải xưng hô thế nào ? Gọi 1 học sinh giỏi kể mẫu trước lớp 1 học sinh kể, lớp lắng nghe Yêu cầu học sinh kể chuyện trong nhóm . Giáo viên có thể giúp đỡ những học sinh gặp khó khăn . 2 học sinh ngồi cùng bàn kể chuyện cho nhau nghe . Tổ chức cho học sinh thi kể trước lớp 3 học sinh kể từng đoạn truyện 3 học sinh thi kể toàn truyện Gọi học sinh nhận xét bạn kể N/xét bạn kể theo các tiêu chí đã nêu Nhận xét chung, bình chọn bạn nhập vai giỏi nhất,kể hay nhất . * Kể phần kết truyện theo tình huống Gọi học sinh đọc yêu cầu bài tập 3 1 học sinh đọc thành tiếng Gợi ý theo sách giáo khoa Lắng nghe . Yêu cầu học sinh tự làm bài Viết phần kết truyện ra nháp . Gọi học sinh trình bày . Sau mỗi học sinh trình bày. Nhận xét, cho điểm học sinh . 5 – 7 học sinh trình bày . C. Củng cố – dặn dò Hỏi : Câu chuyện muốn nói với các em điều gì ? Tóm tắt nội dung, ý nghĩa câu chuyện Nhận xét tiết học Dặn học sinh về nhà luôn biết yêu quý mọi vật quanh mình, kể lại truyện cho người thân nghe - Cá nhân lần lượt trả lời - Vài học sinh nhắc lại Kĩ Thuật CẮT - KHÂU – THÊU SẢN PHẨM TỰ CHỌN (tt) I. MỤC TIÊU: Đánh giá kiến thức, kĩ năng khâu, thêu qua mức độ hoàn thành sản phẩm tự chọn của HS. II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Tranh quy trình các bài . Sách giáo khoa, các vật liệu, dụng cụ đã, đang thực hiện ở hoạt động 2 (Tiết 1) III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP: Giáo Viên Học Sinh 1. Hoạt động khởi động Kiểm tra phần chuẩn bị của học sinh . Treo tranh quy trình, yêu cầu học sinh nhắc lại quy trình từng bài . Trưng bày phần đã chuẩn bị Nối tiếp thực hiện theo yêu cầu . 2. Hoạt động 2 : Thực Hành Yêu cầu học sinh tiếp tục hoàn chỉnh sản phẩm đang thực hiện ở tiết 1 . Tự hoàn chỉnh sản phẩm đã lựa chọn ở tiết 1 . 3. Hoạt động 3 : Tổng kết tiết học, công bố giải cho các sản phẩm . Dặn quan sát, tìm hiểu ích lợi của việc trồng rau, hoa tại gia đình và địa phương . SINH HOẠT TẬP THỂ I Kiểm điểm tuần 14: 1/ Học tập : - HS đi học đúng giờ . - Đa số HS đã học bài và làm bài đầy đủ trước khi nđến lớp . - Tuyên dương : . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .. . . 2/ Rèn chữ giữ vở : Trình bày vở chưa đẹp : -Một số HS chữ viết còn xấu , trình bày vở chưa đẹp : 3/ Nề nếp : - Xếp hàng ra vào lớp , thể dục giữa giờ tốt . II Phương hướng tuần 15 : * Chủ đề chào mừng ngày 20/11, ngày nhà giáo VN . - Học bài và làm bài đầy đủ trước khi đến lớp - Tiếp tục phát huy những ưu điểm của tuần 12 . - Một số HS chữ viết còn xấu , trình bày vở chưa đẹp cần khắc phục. *******************************************************************
Tài liệu đính kèm: