Giáo án các môn học khối 4 - Tuần số 15 năm 2011

Giáo án các môn học khối 4 - Tuần số 15 năm 2011

Biết ơn thầy giáo cô giáo (Tiết 2)

I. Mục tiêu:

 - HS biết được công lao của các thầy giáo, cô giáo.

 - Rèn cho HS nhắc nhở các bạn thực hiện kính trọng, biết ơn đối với các thầygiáo, cô giáo đã và đang dạy mình.

 - Giáo dục HS lễ phép, vâng lời thầy giáo, cô giáo.

II.Phương tiện : Bảng phụ ghi các tình huống ở BT 1,

 

doc 40 trang Người đăng minhanh10 Lượt xem 470Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn học khối 4 - Tuần số 15 năm 2011", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOACH GIẢNG DẠY TUẦN: 15
(Từ ngày 21/11 ề 25/11/2011)
Thứ
Tiết
Môn học
Tên bài dạy
HAI
1
Đạo đức
Biết ơn thầy giáo , cô giáo (T2 )
2
Tập đọc
Cánh diều tuổi thơ
3
Toán
Chia 2 số có tận cùng là chữ số 0
4
Lịch sử
Nhà Trần và việc đắp đê
5
Chào cờ
BA
1
Toán
Chia cho số có 2 chữ số.
2
Chính tả
(Nghe viết) Cánh diều tuổi thơ
3
Luyện từ và câu
MRVT : Đồ chơi - Trò chơi.
4
Thể dục
Bài 29
5
TƯ
1
Toán
Chia cho số có 2 chữ số (tt)
2
Kể chuyện
Kể chuyện đã nghe, đã đọc
3
Tập đọc
Tuổi ngựa
4
Khoa học
Tiết kiệm nước
5
NĂM
1
Tập làm văn
Luyện tập miêu tả đồ vật.
2
Toán
Luyện tập
3
Khoa học
Làm thế nào để biết có không khí
4
Kĩ thuật
Cắt thêu sản phẩm tự chọn ( T1)
5
Thể dục
Bài 30
SÁU 
1
Toán
Chia cho số có 2 chữ số (tt)
2
Luyện từ và câu
Giữ phép lịch sử khi đặt câu hỏi
3
Tập làm văn
Quan sát đồ vật
4
Địa lý
Hoạt động sản xuất... ĐBBB
5
Sinh hoạt 
Kiểm điểm cuối tuần
Thứ hai ngày21 thỏng 11 năm 2011
ĐẠO ĐỨC (Tiết 15)
Biết ơn thầy giáo cô giáo (Tiết 2)
I. Mục tiêu: 
 - HS biết được công lao của các thầy giáo, cô giáo.
 - Rèn cho HS nhắc nhở các bạn thực hiện kính trọng, biết ơn đối với các thầygiáo, cô giáo đã và đang dạy mình.
 - Giáo dục HS lễ phép, vâng lời thầy giáo, cô giáo.
II.Phương tiện : Bảng phụ ghi các tình huống ở BT 1, 
III Các hoạt động dạy học
1. Hoạt động khởi động: 
2. Hoạt động kiểm tra bài cũ: =
- GV gọi HS lên bảng trình bày :
? Thế nào là kính trọng và biết ơn thầy giáo, cô giáo?
? Tại sao phải biết ơn thầy giáo, cô giáo ?
- Giáo viên nhận xét, đánh giá.
3. Hoạt động dạy bài mới 
3.1. Hoạt động 1: Giới thiệu bài
GV giới thiệu và ghi tên bài 
3.2. Hoạt động 2: Báo cáo kết quả sưu tầm
- Yêu cầu học sinh làm việc theo nhóm. GV phát cho mỗi nhóm 3 tờ giấy yêu cầu các nhóm viết lại các câu thơ, ca dao, tục ngữ...đã sưu tầm được vào 1 tờ giấy khác.
 - Yêu cầu các nhóm lên trình bày. GV nhận xét , tuyên dương
Hát 
- 1HS trả lời 
- 1HS trả lời
Biờ́t ơn thõ̀y cụ giáo (tiờ́t 2)
HS lắng nghe
- Học sinh làm việc theo nhóm 
 Lần lượt từng HS trong nhóm ghi vào giấy các nội dung theo yêu cầu của GV . Một HS ghi lại kết quả
- Đại diện nhóm lên trình bày trước lớp
VD :+ Không thầy đố mầy làm nên
 + Muốn sang thì bắc cầu kiều 
 Muốn con hay chữ phải yêu lấythầy
 + Nhất tự vi sư bán tự vi sư
 + Học thầy học bạn vô hạn phong lưu
 + Dốt kia thì phải cậy thầy
 Vụng kia cậy thợ thì mầy mới nên 
- Gọi đại diện nhóm đọc lại các câu ca dao
H/ Các câu tục ngữ khuyên chúng ta điều gì?
- Đại diện nhóm đọc các câu ca dao của nhóm mình
+ Khuyên chúng ta phải biết kính trọng , yêu quí thầy cô vì thầy cô dạy chúng ta điều hay, lẽ phải, giúp ta nên người
 3.3. Hoạt động 3: Thi kể chuyện
- Yêu cầu HS làm việc theo nhóm
- Lần lược mỗi HS trong nhóm kể cho bạn nghe câu chuyện mà mình sưu tầm được
- Yêu cầu các nhóm chọn 1 câu chuyện hay để thi kể chuyện Gv nhận xét , tuyên dương
- Làm việc theo nhóm
- Lần lược kể cho nhóm nghe câu chuyện của mình đã chuẩn bị
- Cử 1 đại diện lên thi kể chuỵên trước lớp
 3.4. Hoạt động 4 : Xử lý tình huống
- Yêu cầu HS làm việc theo nhóm 
- GV đưa ra 3 tình huống, yêu cầu mỗi nhóm giải quyết 1 tình huống
H/TH 1 :Cô giáo lớp em đang giảng bài thì bị mệt không thể tiếp tục được. Em sẽ làm gì?
H/TH 2 : Cô giáo chủ nhiệm lớp em còn trẻ, con cô còn nhỏ, chồng cô đi công tác xa, các em sẽ làm gì để giúp cô?
H/ TH 3 :Em và một nhóm bạn trên đường đi học về thì gặp con một cô giáo đang đi học về một mình. Nam liền nói : A! nó là con cô giáo Loan đấy. Hôm qua cô ấy mắng oan tớ. Hôm nay tớ phải trêu con bé này cho bỏ tức. Trước tình huống ấy em sẽ xử lí thế nào?
- Yêu cầu các nhóm nêu cách giải quyết của nhóm mình. GV nhận xét và nêu cách giải quyết đúng
- HS làm việc theo nhóm : 3 nhóm
- Các nhóm giải quyết tình huống
+ Em sẽ bảo các bạn trật tự.Cử một bạn xuống trạm y tế báo với bác sĩ, một bạn báo với cô hiệu trưởng , một số bạn xoa dầu gió nếu cô cần
+ Đến thăm gia đình cô, phân công nhau đén giúp cô trông em bé, quét nhà , náu cơm , nhặt rau...
+ Khuyên bạn Nam không nên làm thế, vì như thế là không kính trọng cô giáo, là bắt nạt em bé và khuyên các bạn cùng đưa em bé về
- Đại diện nhóm trình bày cách giải quyết của nhóm mình
 4. Hoạt động củng cố: Gọi một vài HS đọc lại phần ghi nhớ; GV liên hệ giáo dục cho HS
 5. Hoạt động dặn dũ: Về nhà thực hiẹn các việc đã làm để tỏ lòng kính trọng, biết ơn thầy giáo , cô giáo. học bài và chuẩn bị bài: “Yêu lao động”
GV nhận xét tiết học
.
TẬP ĐỌC (Tiết 29)
Cánh diều tuổi thơ
I. Mục tiêu:
 - Biết đọc với giọng vui, hồn nhiên; bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài.
 - Hiểu nội dung: Niềm vui sướng và những khát vọng tốt đẹp mà trò chơi thả diều đem lại cho lứa tuổi nhỏ. (trả lời được các CH trong SGK)
 - Giáo dục HS có những ước mơ cao đẹp trong cuộc sống và biết vươn tới những ước mơ.
II. Phương tiện: Tranh minh họa SGK.
III. Các hoạt động dạy học
1. Hoạt động khởi động: 
2. Hoạt động kiểm tra bài cũ: 
- Yêu cầu học sinh tiếp nối nhau đọc bài Chú Đất Nung (P2) và trả lời câu hỏi SGK.
- Giáo viên nhận xét, ghi điểm.
3. Hoạt động dạy bài mới 
3.1. Hoạt động 1: Giới thiệu bài
GV giới thiệu và ghi tên bài lên bảng
3.2. Hoạt động 2: Luyện đọc
- GV gọi 1 HS khá đọc toàn bài
H/ Bài này được chia làm mấy đoạn?
- Gọi 2 học sinh tiếp nối nhau đọc từng đoạn của bài. GV hướng dẫn HS đọc từ khó
- Gọi 2 học sinh tiếp nối nhau đọc từng đoạn của bài. 
- Gọi 2 học sinh tiếp nối nhau đọc từng đoạn của bài.GV gọi HS đọc từ chú giải
- Giáo viên đọc mẫu toàn bài, hướng dẫn HS cách đọc bài
3.3. Hoạt động 3: Tìm hiểu bài
- Yêu cầu học sinh đọc đoạn 1 và trả lời câu hỏi.
H/ Tác giả đã chọn những chi tiết nào để tả cánh diều?
H/ Tác giả đã quan sát cánh diều bằng những giác quan nào?
H/ Trò chơi thả diều đã đem lại cho trẻ em niềm vui sướng như thế nào?
- Cánh diều được tác giả miêu tả tỉ mỉ bằng cách quan sát tinh tế làm cho nó trở nên đẹp hơn, đáng yêu hơn.
H/ Đoạn 1 nói lên điều gì?
- Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 2 và trả lời câu hỏi.
H/ Trò chơi thả diều đã đem lại cho trẻ em những mơ ước đẹp như thế nào?
- Gọi học sinh đọc câu hỏi 3
Gọi học sinh đọc câu mở bài và kết bài.
H/ Đoạn 2 nói lên điều gì?
H/Bài văn nói lên điều gì?
3.4. Hoạt động 4: Đọc diễn cảm.
- Gọi 2 học sinh tiếp nối nhau đọc bài.
- Giáo viên treo đoạn văn cần đọc lên bảng. 
- Yêu cầu HS luyện đọc theo nhóm
Hát
- 2 em lên bảng đọc và trả lời câu hỏi.
Cánh diờ̀u tuụ̉i thơ
- 1 HS đọc bài
+ Đoạn 1: Tuổi thơ của tôi... vì sao sớm.
+ Đoạn 2: Ban đêm... khát khao của tôi.
- 2 HS đọc bài . HS luyện đọc từ khó : nâng lên, vui sướng, trầm bổng, ngửa cổ, thảm nhung, mềm mại
- 2 HS đọc bài. 1 HS đọc từ chú giải
- HS chú ý lắng nghe
- 1 em đọc thành tiếng.
+ Cánh diều mềm mại như cánh bướm. Tiếng sáo diều vi vu trầm bổng. Sáo đơn, rồi sáo kép, sáo bè... như gọi thấp xuống những vì sao sớm.
+ Tai và mắt.
+ Các bạn hò hét thả diều thi, sung sướng đến phát dại nhìn lên bầu trời.
- Học sinh lắng nghe.
*ý 1: Tả vẻ đẹp của cánh diều.
- Cả lớp đọc thầm và trả lời.
+ Nhìn lên bầu trời đêm huyền ảo, đẹp như 1 tấm thảm nhung khổng lồ, bạn nhỏ thấy cháy lên, cháy mãi khát vọng. Suốt một thời mới lớn, bạn đã ngửa cổ chờ đời một nàng tiên áo xanh bay xuống từ trời, bao giờ cũng hi vọng, tha thiết cầu xin “Bay đi diều ơi! Bay đi”.
- 1 em đọc thành tiếng, học sinh trao đổi và trả lời câu hỏi.
+ Tác giả muốn nói đến cánh diều khơi gợi những ước mơ đẹp cho tuổi thơ.
*ý 2: Trò chơi thả diều đem lại niềm vui và những ước mơ đẹp.
* Đại ý: Bài văn nói lên niềm vui sướng và những khát vọng tốt đẹp mà trò chơi thả diều đem lại cho lứa tuổi nhỏ.
- 2 học sinh đọc thành tiếng, cả lớp theo dõi để tìm ra giọng đọc 
- Học sinh theo dõi luyện đọc.
- Học sinh luyện đọc theo cặp.
Tuổi thơ của tôi được nâng lên từ những cánh diều
Chiều chiều, trên bãi thả, đám trẻ mục đồng chúng tôi hò hét nhau thả diều thi. Cánh diều mềm mại như cánh bướm. Chúng tôi vui sướng đến phát dại nhìn lên trời. Tiếng sáo diều vi vu trầm bổng. Sáo đơn, rồi sáo kép, sáo bè, ... như gọi thấp xuống những vì sao sớm.
- Tổ chức cho HS thi đọc đoạn văn, bài văn
- 3 - 5 em thi đọc.
 4. Hoạt động củng cố dặn dũ Trò chơi thả diều đã mang lại cho tuổi thơ những gì?Về nhà học bài và xem trước bài “Tuổi Ngựa”, 
 GV nhận xét tiết học
..
 TOÁN (Tiết 71)
Chia hai số có tận cùng là các chữ số 0
I. Mục tiêu: 
 - Giúp học sinh thực hiện được phép chia hai số có tận cùng là các chữ số 0.
 - Rèn cho HS áp dụng cách thực hiện phép chia hai số có tận cngf là chữ số 0 vào làm bài tập.
 - Giáo dục HS tính nhanh, chính xác, cẩn thận
II. Phương tiện: Bảng phụ ghi BT1,2.
III. Các hoạt động dạy học
1. Hoạt động khởi động: 
2. Hoạt động kiểm tra bài cũ: 
H/ Muốn chia một tích cho một số ta làm thế nào?
- Yêu cầu học sinh thực hiện.
- Giáo viên nhận xét, ghi điểm.
3. Hoạt động dạy bài mới 
3.1. Hoạt động 1: Giới thiệu bài
GV giới thiệu và ghi tên bài lên bảng.
3.2. Hoạt động 2: Phép chia: 320 : 40 (Trường hợp số bị chia và số chia đều có một chữ số 0 ở tận cùng)
- Giáo viên viết lên bảng phép chia 320 : 40 và yêu cầu học sinh suy nghĩ áp dụng tính chất một số chia cho một tích để thực phép chia trên.
- Giáo viên yêu cầu học sinh làm theo cách sau cho tiện lợi:
320 : (10 x 4) = 320 : 40
H/ Vậy 320 chia 40 được mấy?
H/ Em có nhận xét gì về kết quả 320 : 40 và 32 : 4 =?
H/ Em có nhận xét gì về các chữ số của 320 và 32; của 40 và 4?
- Giáo viên kết luận: Vậy để thực hiện 320 : 40 ta chỉ việc xóa đi một chữ số 0 ở tận cùng của 320 và 40 để được 32 và 4 rồi thực hiện phép chia 32 : 4.
- Giáo viên yêu cầu học sinh đặt tính và thực hiện tính 320 : 40, có tính chất vừa nêu trên.
- Giáo viên nhận xét kết luận về cách đặt tính đúng.
3.3. Hoạt động 3: Phép chia: 32000 : 400 (Trường hợp số chữ số 0 ở tận cùng của số bị chia nhiều hơn số chia).
* Tiến hành theo cách chia một số cho một tích. 
- Yêu cầu học sinh lên bảng giải.
- Yêu cầu học sinh nhận xét :
 32 000 : 400 = 320 : 4
 *Có thể xóa 2 chữ số 0 ở tận cùng của số chia và số bị chia để được phép chia 320 : 4, rồi chia như thường 320 : 4 = 80.
- Yêu cầu học sinh đặt tính và tính
H/Vậy khi thực hiện chia 2 số có tận cùng là các chữ số 0 chúng ta có thể thực hiện như thế nào?
- Yêu cầu học sinh nhắc lại kết luận.
3.4. Hoạt  ...  mặc áo dài không ạ?
+ Thưa cô, cô thích mặc áo màu gì nhất ạ?
+ Thưa cô, cô có thích ca sĩ Mỹ Linh không ạ?
+ Thưa thầy, những lúc nhàn rỗi, thầy thích xem phim, đọc báo hay nghe nhạc ạ?
b) Với bạn em:
+ Bạn có thích mặc quần áo đồng phục không?
+ Cậu ơi, có thích trò chơi điện tử không.
+ Bạn thích xem phim hay nghe nhạc hơn?
Bài 3- 1 HS đọc thành tiếng. Cả lớp đọc thầm
.+ Để giữ lịch sự, cần tránh những câu hỏi làm phiền lòng người khác, gây cho người khác sự buồn chán.
Ví dụ:
+ Cậu không có áo mới hay sao mà mặc toàn áo cũ không vậy?
+ Thưa bác, sao bác hay sang nhà cháu mượn nồi thế ạ?
- Thưa gửi, xưng hô cho phù hợp với quan hệ của mình và người được hỏi.
- Tránh những câu hỏi làm phiền lòng người khác
 3 HS đọc ghi nhớ
- 2 HS đọc yêu cầu
- HS tự làm vào vở
	Nhận xét, kết luận lời giải đúng:
 a) Quan hệ giữa hai nhân vật là quan hệ thầy, trò
 + Thầy Rơ nê hỏi Lu - i rất ân cần, trìu mến, chứng tỏ thầy rất yêu học trò.
 + Lu- iPa - xtơ trả lời thầy rất lễ phép cho thấy cậu là một đứa trẻ ngoan, biết kính trọng thầy giáo.
 b) Quan hệ giữa 2 nhân vật là quan hệ thù địch: tên sĩ quan phát xít cướp nước và cậu bé yêu nước.
 + Tên sĩ quan phát xít hỏi rất hách dịch, xấc xược, hắn gọi cậu bé là thằng nhóc, mày.
 + Cậu bé trả lời trống không vì cậu yêu nước, cậu căm ghét, khinh bỉ tên xâm lược.
? Qua cách hỏi đáp ta biết được gì về nhân vật?
- Khi nói các em luôn có ý thức giữ phép lịch sự với đối tượng mà mình đang nói. Làm như vậy còn để tông trọng bản thân mình.
*Bài 2:
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung.
- Yêu cầu HS tìm câu hỏi trong truyện.
- Gọi học sinh đọc câu hỏi.
- Yêu cầu học sinh thảo luận cặp đôi.
H/ Trong đoạn trích trên có 3 câu hỏi các bạn tự hỏi nhau, 1 câu hỏi các bạn hỏi cụ già. Các em cần so sánh để thấy câu các bạn nhỏ hỏi cụ già có thích hợp hơn câu hỏi mà các bạn tự hỏi nhau không? Vì sao?
- Gọi học sinh phát biểu.
H/ Nếu chuyển những câu hỏi mà các bạn tự hỏi nhau để hỏi cụ già thì hỏi thế nào?
?Hỏi như vậy đã được chưa?
- Khi hỏi không phải cứ thưa, gửi là lịch sự mà các em còn phải tránh những câu hỏi thiếu tế nhị, tò mò, làm phiền lòng người khác.
+ Tính cách, mối quan hệ của nhân vật.
- Học sinh lắng nghe.
- 1 em đọc to.
- Dùng bút chì gạch chân vào câu hỏi SGK.
* Các câu hỏi:
+ Chuyện gì xảy ra với ông cụ thế nhỉ?
+ Chắc là cụ bị ốm?
+ Hay cụ đánh mất cái gì?
+ Thưa cụ, chúng cháu có thể giúp gì cụ không ạ?
- 2 em ngồi cùng bàn thảo luận.
+ Câu hỏi các bạn hỏi cụ già là câu hỏi phù hợp, thể hiện thái độ tế nhị, thông cảm, sẵn lòng giúp đỡ cụ già của các bạn.
+ Những câu hỏi mà các bạn tự hỏi nhau mà hỏi cụ già thì chưa thật tế nhị, hơi tò mò.
+ Chuyển thành câu hỏi.
 Thưa cụ, có chuyện gì xảy ra với cụ thế?
 Thưa cụ, cụ đánh mất gì ạ?
 Thưa cụ, cụ bị ốm hay sao ạ?
+ Những câu hỏi này chưa hợp lý với người lớn lắm, chưa tế nhị.
- Học sinh lắng nghe.
 4. Hoạt động củng cố dặn dũ Làm thế nào để giữ phép lịch sự khi hỏi chuyện người khác? Vài em đọc mục ghi nhớ SGK. 
Dặn học sinh luôn có thức lịch sự khi nói, hỏi người khác.
GV nhận xét tiết học.
 TẬP LÀM VĂN (Tiết 30)
Quan sát đồ vật
I. Mục tiêu:
 - Biết quan sát đồ vật theo một trình tự hợp lý, bằng nhiều cách khác nhau; phát hiện được đặc điểm phân biệt đồ vật này với đồ vật khác (ND Ghi nhớ).
 - Dựa theo kết quả quan sát, biết lập dàn ý để tả một đồ chơI quen thuộc (mục III).
 - Giáo dục HS yêu quý đồ vật. 
II. Phương tiện: 
- Học sinh chuẩn bị đồ chơi.
III. Các hoạt động dạy học
1. Hoạt động khởi động: 
2. Hoạt động kiểm tra bài cũ: 
- Gọi học sinh nêu dàn ý tả chiếc áo của em.
- Yêu cầu học sinh đọc đoạn văn tả cái áo của em.
- Giáo viên nhận xét, ghi điểm.
3. Hoạt động dạy bài mới 
3.1. Hoạt động 1: Giới thiệu bài
3.2. Hoạt động 2: Phần nhận xét
*Bài 1:
- Gọi học sinh tiếp nối nhau đọc yêu cầu và gợi ý.
- Gọi học sinh giới thiệu đồ chơi của mình.
- Yêu cầu học sinh tự làm bài.
Hát 
- 2 em nêu.
- 1 em tả.
Quan sát đụ̀ vọ̃t
- 3 em tiếp nối nhau đọc thành tiếng.
+ Em có chú gấu bông rất đáng yêu.
+ Đồ chơi của em là chiếc ô tô chạy bằng pin.
+ Đồ chơi của em là chú thỏ đang cầm củ cà rốt ngộ nghĩnh.
+ Đồ chơi của em là một con búp bê bằng nhựa...
- 3 học sinh lên trình bày kết quả quan sát.
Ví dụ: Chiếc ô tô của em rất đẹp.
- Nó được làm bằng nhựa xanh, đỏ, vàng. Hai cái bánh làm bằng cao su.
- Nó rất nhẹ, em có thể mang theo mình.
- Khi em bật nút ở dưới bụng, nó chạy rất nhanh, vừa chạy vừa hát những bản nhạc rất vui. Hai cái gạt nước gạt đi gạt lại như thật vậy.
- Chiếc ô tô của em chạy bằng dây cót chứ không tốn tiền pin như cái khác. Bố em lại còn dán 1 là cờ đỏ sao vàng lên nóc.
*Bài 2: Gọi HS đọc yêu cầu bài
? Theo em khi quan sát đồ vật cần chú ý những gì?
3.3. Hoạt động 3: Ghi nhớ.
- Gọi học sinh đọc phần Ghi nhớ.
3.4. Hoạt động 4: Luyện tập
 - Gọi học sinh đọc yêu cầu. Giáo viên viết đề bài lên bảng lớp.
- Yêu cầu học sinh làm bài.
- Gọi học sinh trình bày. Giáo viên khen ngợi những em lập dàn bài chi tiết đúng.
1 HS đọc yêu cầu bài
Chú ý:
+ Phải quan sát theo trình tự hợp lý từ bao quát đến bộ phận.
+ Quan sát bằng nhiều giác quan: mắt, tai, tay...
+ Tìm ra những đặc điểm riêng để phân biệt nó với các đồ vật cùng loại.
- 3 HS đọc thành tiếng. Cả lớp đọc thầm.
- 1 học sinh đọc thành tiếng.
- Học sinh tự làm vào vở.
- 3 - 5 học sinh trình bày.
Ví dụ
Mở bài
Thân bài
Kết luận
Giới thiệu gấu bông: đồ chơi em thích nhất.
- Hình dáng: Gấu bông không to, là gấu ngồi, dáng người tròn, hai tay chắp thu lu trước bụng. 
- Bộ lông: màu nâu sáng pha mấy mảng màu hồng nhạt ở tai, mõm, gần bàn chân, làm nó có vẻ rất khác những con vật khác.
- Hai mắt: đen láy, trông như mắt thật, rất nghịch và thông minh
- Mũi : màu nâu, nhỏ, trông như chiếc cúc áo ngắn trên mõm.
- Trên cổ: thắt 1 chiếc nơ đỏ chói làm nó thật bảnh.
- Trên đôi tay chắp lại trước bụng gấu: có một bông hoa màu trắng làm nó càng đáng yêu.
- Em rất yêu gấu bông. Ôm chú như một cục bông lớn, em thấy rất dễ chịu.
 4. Hoạt động củng cố dặn dũ Khi quan sát đồ vật em có thể quan sát bằng cách nào?
 - Làm cách nào để phân biệt được con vật? 
Về nhà hoàn thành dàn ý vào vở và tìm hiểu một số trò chơi, một lễ hội ở quê em và chuẩn bị bài: “Luyeenij tập giới thiệu địa phương”.
 GV nhận xét tiết học
 .
ĐỊA LÍ (Tiết 15)
Hoạt động sản xuất của người dân ở đồng bằng Bắc Bộ (tt)
I. Mục tiêu: 
 - Học sinh biết đồng bằng Bắc Bộ có hàng trăm nghề thủ công truyền thống: dệt lụa/ sản xuất đồ gốm, chiếu cói, chạm bạc, đồ gỗ,
 - Dựa vào ảnh mô tả về cảnh chợ phiên.
 - giáo dục HS tôn trọng, bảo vệ các thành quả lao động của người dân.
II. Phương tiện: Tranh, ảnh về nghề thủ công, chợ phiên ở đồng bằng Bắc bộ.
III. Các hoạt động dạy học.
1. Hoạt động khởi động: 
2. Hoạt động kiểm tra bài cũ: 
- Yêu cầu học sinh lên trả lời câu hỏi.
H/ Vì sao lúa gạo được trồng nhiều ở đồng bằng Bắc Bộ?
H/ Em hãy nêu thứ tự các công việc trong quá trình sản xuất lúa gạo của người dân đồng bằng Bắc Bộ?
- Giáo viên nhận xét ghi điểm.
3. Hoạt động dạy bài mới 
3.1. Hoạt động 1: Giới thiệu bài
3.2. Hoạt động 2: Nơi có hàng trăm nghề thủ công truyền thống
- Yêu cầu học sinh dựa vào tranh, ảnh SGK trang 107 và trả lời.
H/Em biết gì về nghề thủ công truyền thống của người dân đồng bằng Bắc bộ?
H/ Nêu quy trình sản xuất đồ gốm.
H/ Thế nào là nghệ nhân của nghề thủ công?
Kết luận: Người dân ở đồng bằng Bắc Bộ có hàng trăm nghề thủ công truyền thống: dệt lụa, sản xuất đồ gốm, chiếu cói, chạm bạc, đồ gỗ,
3.3. Hoạt động 3: Chợ phiên
- Yêu cầu học sinh làm việc theo nhóm để trả lời câu hỏi.
H/ Kể về chợ phiên ở đồng bằng Bắc Bộ?
H/ Người đi chợ ở đây như thế nào?
H/ Em hãy mô tả về cảnh chợ phiên?
- Yêu cầu đại diện nhóm lên trình bày.
- Giáo viên gọi 1 vài em đọc mục bài học SGK
 Hát
- 2 em lên trả lời.
HĐSXcủa người dõn ở đụ̀ng bằng bắc bụ̣
- Quan sát tranh và trả lời.
+ Có đến hàng trăm nghề thủ công, nhiều nghề đạt trình độ tinh xảo, tạo nên những sản phẩm nổi tiếng trong và ngoài nước như lụa Vạn Phúc, gốm sứ Bát Tràng, chiếu cói Kim Sơn, chạm bạc Đồng Sâm, ....
+ Nhào đất và tạo dáng cho gốm ề phơi gốm ề vẽ hoa văn cho gốm ề tráng men ề nung gốm ề các sản phẩm gốm.
+ Những nơi nghề thủ công phát triển mạnh gọi là làng nghề.
+ Người làm nghề thủ công giỏi gọi là nghệ nhân.
- Học sinh dựa vào tranh và vốn hiểu biết của mình thảo luận (tranh trang 108SGK).
+ Tập nập, là những sản phẩm sản xuất tại địa phương (rau, khoai, trứng, cá...) và một số mặt hàng từ nơi khác đưa đến phục vụ cho sản xuất và đời sống.
+ Đông người đến chợ mua bán.
+ Đây là cảnh 1 chợ phiên. Người dân đi chợ rất đông. Chợ không có nhà hàng to để bán hàng, chỉ gồm nhiều hàng hóa là sản phẩm do người dân sản xuất được. Người dân bán hàng ngay trên mặt đất. Ai đi chợ cũng rất vui vẻ.
- 1 em lên trình bày. Học sinh khác lắng nghe và bổ sung.
- 3 em đọc.
 4. Hoạt động củng cụ́ dặn dũ - Kể tên một số nghề thủ công của người dân ở đồng bằng Bắc Bộ?
 Về nhà sưu tầm tranh ảnh tư liệu về thủ đô Hà Nội và chuẩn bị bài: “Thủ đô Hà Nội”
 GV nhận xét tiết học
SINH HOẠT (Tiết 15)
Nhận xột tuần 15
I .Mục tiêu :
 - GV giúp HS phấn đắu trở thành con ngoan , trò giỏi
 - Giúp HS có thói quen phê và tự phê 
 - GD HS biết phát huy tích cực , hạn chế mặt tiêu cực, có ý thức vươn lên trong học tập.
II. Cỏc hoạt động trờn lớp
1. Hoạt động khởi động: Hỏt
2. Đỏnh giỏ tỡnh hỡnh hoạt động trong tuần:
 - GV gọi các tổ trưởng nhận xét các thành viên trong tổ mình
 - Lớp trưởng nhận xét báo cáo tình hình chung của lớp
 - GV nhận xét, đánh giá tình hình hoạt động và học tập của lớp :
*Về ưu điểm: + Duy trì nề nếp lớp học gọn gàng, sạch sẽ.
 + Đa số các em ngoan, lễ phép, ăn mặc gọn gàng sạch sẽ 
 + Đi học đều đúng giờ, có ý thức trong học tập
 + Học và làm bài đầy đủ; Giúp đỡ bạn trong học tập
*Về khuyết điểm: + Một số em nghỉ học tự do không xin phép
 + Một số em về nhà chưa làm tốt bài tập và chưa học bài ở nhà.
 - Tuyên dương: Bình ,Hương ,Đại Đào 
 - Phê bình: Choal ,Kí ,Dưng
 3. Kế hoạch tuần 16 :
 - Học bình thường tuần 16
 - Thi đua học tốt để lập thành tích chào mừng ngày 22/12.
 - Tăng cường học và làm bài tập ở nhà ôn tập chuẩn bị thi GHKI.
 - Lao động sân trường vào thứ sáu
 4. Củng cố: GV chốt lại nội dung sinh hoạt, liờn hệ, giỏo dục HS
 GV nhận xột tiết SH 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an lop4 t 15 ht.doc