Giáo án các môn học khối 4 - Tuần số 16 (chi tiết)

Giáo án các môn học khối 4 - Tuần số 16 (chi tiết)

Tập đọc

Kéo co .

I. Mục tiêu :

1. Kiến thức: Hiểu các từ ngữ trong bài. Hiểu tục chơi kéo co ở nhiều địa phương trên đất nước ta rất khác nhau, kéo co là 1 trò chơi thể hiện tinh thần thưiợng võ của dân tộc.

2. Kỹ năng: Đọc các từ và câu, biết đọc bài văn kể về trò chơi kéo co của dân tộc với giọng vui, hào hứng.

3. Thái độ: Giáo dục H yêu thích những trò chơi thể hiện tinh thần thượng võ của dân tộc ta.

II. Chuẩn bị :

- GV : Tranh minh hoạ nội dung bài đọc trong SGK.

 Bảng phụ viết sẵn những câu, đoạn văn cần luyện.

- HS : SGK.

III. Các hoạt động dạy và học:

1. Ổn định :

2. Bài cũ: Tuổi Ngựa.

- GV kiểm tra đọc 4 H.

- GV nhận xét – đánh giá.

3. Giới thiệu bài :

 

doc 50 trang Người đăng minhanh10 Lượt xem 580Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn học khối 4 - Tuần số 16 (chi tiết)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tập đọc
Kéo co . 
I. Mục tiêu :
Kiến thức: Hiểu các từ ngữ trong bài. Hiểu tục chơi kéo co ở nhiều địa phương trên đất nước ta rất khác nhau, kéo co là 1 trò chơi thể hiện tinh thần thưiợng võ của dân tộc.
Kỹ năng: Đọc các từ và câu, biết đọc bài văn kể về trò chơi kéo co của dân tộc với giọng vui, hào hứng.
Thái độ: Giáo dục H yêu thích những trò chơi thể hiện tinh thần thượng võ của dân tộc ta.
II. Chuẩn bị :
GV : Tranh minh hoạ nội dung bài đọc trong SGK.
 Bảng phụ viết sẵn những câu, đoạn văn cần luyện.
HS : SGK.
III. Các hoạt động dạy và học:
1. Ổn định :
2. Bài cũ: Tuổi Ngựa.
GV kiểm tra đọc 4 H.
GV nhận xét – đánh giá.
3. Giới thiệu bài :
GV ghi tựa bài.
TG
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1’
4’
1’
34’
10’
10’
10
4. Phát triển các hoạt động	
Hoạt động 1 : Luyện đọc
MT : Giúp H đọc trơn toàn bài và hiểu từ ngữ trong bài.
PP : Thực hành, giảng giải, hỏi đáp.
GV đọc diễn cảm toàn bài.
Hướng dẫn H luyện đọc kết hợp giải nghĩa các từ mới.
GV nhận xét – uốn nắn.
Hoạt động 2: Tìm hiểu bài.
MT: Giúp H hiểu nội dung bài.
 PP: Đàm thoại, giảng giải.
Đoạn 1: Kéo coxem hội.
+ Trò chơi kéo co ở làng Hữu Trấp có 
 gì đặc biệt?
 Đoạn 2: Phần còn lại.
Trò chơi kéo co ở làng Tích Sơn có gì đặc biệt?
 ® GV chốt: Kéo co là trò chơi rất phổ biến mà các em đều biết. Song luật chơi kéo co ở mỗi vùng không giống nhau.
+ Vì sao trò chơi kéo co bao giờ cũng vui?.
+ Ngoài trò chơi kéo co, em còn biết những trò chơi nào khác thể hiện tinh thần thượng võ của dân ta?
 Hoạt động 3: Đọc diễn cảm
MT : Rèn kĩ năng đọc diễn cảm. 
PP: Luyện tập, thực hành, giảng giải.
GV lưu ý: giọng đọc vui, hào hứng, ngắt nhịp, nhần giọng đúng khi đọc các câu văn.
GV nhận xét – uốn nắn.
Hoạt động nhóm, cá nhân.
H nghe.
H tiếp nối nhau đọc từng đoạn 
 ( mỗi lần xuống dòng là 1 đoạn ) – 2 lượt.
1 H đọc cả bài.
H đọc chú giải các từ mới và nêu nghĩa các từ đó.
Hoạt động lớp.
H đọc và TLCH.
Kéo co giữa nam và nữ. Có năm bên nam thắng, có năm bên nữ thắng.
H đọc và TLCH.
Kéo co giữa trai tráng hai giáp trong làng với số người mỗi bên không hạn chếù, không quy định số lượng.
H đọc cả bài và TLCH.
Trò chơi kéo co bao giờ cũng vui vì không khí ganh đua rất sôi nổi, vì những tiếng hò reo khích lệ của người xem hội.
Đá cầu, đấu vật, đu dây...
Hoạt động cá nhân, lớp.
H vạch nhịp, gạch dười từ cần nhấn.
Hội làng Hữu Trấp thuộc huyện Quế Võ,/ tỉnh Bắc Ninh thường tổ chức thi kéo co giữa nam và nữ//. Có năm bên nam thắng,/ có năm bên nữ thắng.// Nhưng dù bên nào thắng thì cuộc vui cũng rất là vui. Vui ở sự ganh đua,/ vui ở những tiếng hò reo khuyến khích của người xem hội.//
Nhiều H luyện đọc diễn cảm.
 Hoạt động 4: Củng cố
Đọc đoạn văn nói lên luật chơi kéo co ở làng Hữu Trấp? ( hoặc ở làng Tích Sơn )?
Nêu đại ý của bài?
5. Hoạt động nối tiếp : 
- Dặn dò
Luyện đọc thêm.
Tìm đọc các trò chơi khác thể hiện tinh thần thượng võ của dân tộc.
Chuẩn bị: Trong quán ăn: “ Ba Cá Bống”.Nhận xét tiết học 
Rút kinh nghiệm :---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Toán
Chia cho số có ba chữ số.
I. Mục tiêu : 	
1. Kiến thức : Giúp H biết thực hiện phép chia số có 4 chữ số cho số có 3 chữ số.
2. Kỹ năng : Rèn kĩ năng thực hiện phép chia cho số có 3 chữ số.
3. Thái độ : Giáo dục H tính chính xác, khoa học, cẩn thận.
II. Chuẩn bị :
GV : SGK.
H : SGK , bảng con.
III. Các hoạt động :
1. Khởi động :
2. Bài cũ : Thương có chữ số 0. 
Áp dụng: 11359 : 37
 13870 : 45
® Nhận xét bài cũ.
3. Giới thiệu bài :
Chia cho số có 3 chữ số.
® Ghi bảng tựa bài.
TG
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1’
4’
1’
32’
10’
20’
4. Phát triển các hoạt động	
Hoạt động 1: Tìm hiểu phép chia.
MT: H biết cách đặt tính và phép tính chia cho số có 3 chữ số trường hợp chia hết và chia có dư.
PP: Trực quan, đàm thoại, giảng giải.
Trường hợp chia hết:
GV nêu phép tính.
1944 : 162
Nêu các bước thực hiện phép tính?
GV lưu ý: Ở bước 2, H vừa nhân vừa trừ.
® GV nhận xét + lưu ý.
Số chia có 3 chữ số thì ở lần chia đầu tiên, ta phải lấy ít nhất 3 chữ số đầu của số bị chia.
® GV chốt ý: Các bước thực hiện phép chia.
· Chú ý: Tập H ước lượng tìm thương trong mỗi lần chia.
 Chẳng hạn: 194 : 162 = ?
Có thể lấy 1 chia 1 được 1.
324 : 162 = ?
Có thể lấy 3 chia 1 được 3. Nhưng vì 162 ´ 3 = 486, mà 486 > 324 nên lấy 3 chia 1 được 2. Hoặc ước lượng: 300 chia 150 bằng 2.
· Trường hợp chia có dư:
GV nêu phép tính.
8469 : 241.
Gọi 2 H làm bảng lớp.
Nêu cách thực hiện phép chia cho số có 3 chữ số?
Thực hiện đặt tính và tính?
Có nhận xét gì về kết quả?
Làm thế nào để thử lại?
® GV nhận xét + chốt.
Số dư trong phép chia bao giờ cũng nhỏ hơn số chia. Thử lại, lấy thương nhân với số chia rồi cộng với số dư.
 Hoạt động 2: Luyện tập.
MT Vận dụng vào phép tính và giải toán có chia cho số có 3 chữ số.
PP: Luyện tập, thực hành.
Bài 1: Đặt tính rồi tính.
 Bài 2: Đặt tính rồi tính.
H tự làm bài vào vở.
H đổi chéo vở kiểm tra kết quả bài làm.
Bài 3: Toán đố.
Gọi H tóm tắt đề.
Gọi H nêu bước giải.
Lớp làm vào vở.
® GV nhận xét + tuyên dương.
 Bài 4: Tính theo 2 cách..
H 2 dãy thi đua làm nhanh vào vở. Ai xong trước được thưởng 1 bông hoa.
H nhận hoa và thực hiện theo yêu cầu được ghi dưới hoa. 
( sửa theo cách đã bốc thăm ).
® GV nhận xét + tuyên dươmg.
Hoạt động lớp, cá nhân.
Lớp làm nháp.
1 H lên bảng thực hiện phép tính.
a) Đặt tính:
b) Tìm chữ số đầu tiên của thương.
B1: Chia. 194 chia 162 được 1, viết 1.
 1944 162
 032 1
B2: Nhân và trừ.
 1 nhân 1 bằng 2, 4 trừ 2 bằng 2, viết 2.
1 nhân 6 bằng 6, 9 trừ 6 bằng 3, viết 3.
1 nhân 1 bằng 1, 1 trừ 1 bằng 0, viết 0.
c) Tìm chữ số số thứ 2 của thương.
B1: Chia hạ 4. 1944 162
 324 chia 162 được 2. 0324 12
 viết 2. 000
B2: Nhân và trừ.
 2 nhân 2 bằng 4, 4 trừ 4 bằng 0, viết 0.
 2 nhân 6 bằng 12, 12 trừ 12 bằng 0, viết 0 nhớ 1.
 2 nhân 1 bằng 2, thêm 1 bằng 3, 3 trừ 3 bằng 0.
d) Thử lại: 162 ´ 12 = 1944.
H nhắc lại cách thực hiện phép chia cho số có 3 chữ số.
2 H làm bảng lớp.
H nêu.
H làm bảng lớp ( 2 em ).
Lớp làm nháp.
 8469 241
 1239 35
 034
H nêu: đây là phép tính chia có dư ( số dư là 34 )
H nêu: 35 ´ 241 + 34 = 8469.
H nhắc lại.
 Hoạt động cá nhân.
Bài 1: 
H làm bài bảng con.
 Bài 2: 
H làm bài + sửa bài.
Bài 3:
H đọc đề.
H tóm tắt đề toán.
H nêu hướng giải.
H nhận xét bài làm bảng phụ ® sửa bài.
 Bài 4: H đọc đề.
H thi đua làm bài.
H sửa bài bảng lớp.
® Lớp nhận xét.
Hoạt động 3: Củng cố.
MT: Khắc sâu kiến thức.
PP: Đàm thoại, thi đua.
Nêu cách thực hiện phép chia cho số có 3 chữ số?
Cách thử lại?
Thi đua: Tính 7552 : 326
5. Hoạt động nối tiếp : - Dặn dò
Học bài cách thực hiện phép chia cho số có 3 chữ số.
Chuẩn bị : “ Luyện tập”.
Nhận xét tiết học
Rút kinh nghiệm :---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Lịch sử
Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên . 
Mục tiêu : 
1. Kiến thức : H nắm được dưới thời Trần, 3 lần quân Mông_Nguyên sang xâm lược nước ta. Quân dân, già, trẻ đều đồng lòng giết giặc bảo vệ Tổ quốc.
	2. Kỹ năng : Mô tả được 3 trận đánh của nhân dân ta chống lại quân Mông_Nguyên.
Thái độ : Bằng lòng dũng càm và tài thao lược quân dân nhà Trần đã 3 lần đánh tan ý chí xâm lược của quân Mông_Nguyên ® Tự hào lịch sử dân tộc.
Chuẩn bị :
GV : Phiếu học tập, hình SGK ( phóng to ).
HS : SGK.
Các hoạt động :
Khởi động :
Bài cũ : 
Nhận xét, cho điểm.
Giới thiệu bài : 	
Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông_Nguyên
TG
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1’
4’
1’
17ˆ’
15’
.
Phát triển các hoạt động :
Hoạt động 1: Tinh thần nhân dân ta khi quân Mông_Nguyên sang xâm lược nước ta.
MT: Nắm được tinh thần quyết
 “ đánh “ của quân dân ta khi giặc xâm lược.
PP : Đàm thoại, động não.
GV phát phiếu học tập. Điền vào chỗ trống.
Trần Thủ Độ khảng khái trả lời: “ Đầu tôiđừng lo”.
Trong Hịch tướng sĩ có câu “phơi ngoài nội cỏbọc trong da ngựa, cũng nguyện xin làm”.
Các chiến sĩ tự thích vào tay mình 2 chữ: “”.
GV cho H nêu kết quả bài làm.
® Qua đó cho thấy tinh thần của nhân dân ta như thế nào?
Hoạt động 2: Diễn biến và kết quả của 3 lần chống quân Mông_Nguyên.
MT: Nắm và mô tả được diễn biến cũng như nêu được kết quả của cuộc chiến.
PP: Kể chuyện, đàm thoại, thảo luận.
Tại sao cả 3 lần chống giặc vua tôi nhà Trần đều rút khỏi Thăng Long? Việc rút khỏi đó đúng hay sai? Vì sao?
Quân ta tấn công vào Thăng Long như thế nào và đã được ke ...  tả đồ vật . 
I. Mục tiêu :
Kiến thức: Dựa vào dàn ý đã lập ( Bài: quan sát đồ vật), H viết đước 1 bài văn miêu tả đồ chơi mà em thích với đầy đủ 3 phần: MB, TB, KB.
Kỹ năng: Rèn kĩ năng bố cục bài, diễn đạt ý trọn vẹn, có càm xúc.
Thái độ: Giáo dục H lòng yêu thích văn học, say mê sáng tạo.
II. Chuẩn bị :
GV: Bảng phụ viết 1 dàn ý bất kì.
HS : SGK..
III. Các hoạt động :
1. Khởi động:
Bài cũ: Luyện tập giới thiệu địa phương.
Nhận xét.
3. Giới thiệu bài: GV ghi tựa
TG
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1’
4’
1’
33’
8’
4. Phát triển các hoạt động	
Hoạt động 1: Hướng dẫn H chuẩn bị viết bài.
¥ MT: Dựa vào dàn ý nêu từng phần của bài văn.
¥ PP: Thuyết trình. 
Đề bài: Tả 1 đồ chơi mà em thích.
GV hướng dẫn H trình bày kết cấu 3 phần của 1 bài văn.
+ Chọn cách MB.
+ Viết từng đoạn TB. ( MB, TB, KB ).
+ Chọn cách KB.
Hoạt động 2: Phần ghi nhớ.
¥ 	MT: Dựa vào dàn ý viết hoàn chỉnh bài văm với đầy đủ 3 phần: MB, TB, KB.
¥ 	PP: Thực hành.
Giải thích thêm về nội dung thứ 3: 
Hoạt động lớp.
2 H đọc đề bài.
Lớp đọc thầm dàn ý của em đã chọn.
1 H đọc M a và b/ SGK.
2 H trình bày mẫu cách mở đầu bài viết của mình.
+ Trực tiếp: Trong những đồ chơi em có, em thích nhất con gấu bông.
+ Gián tiếp: Những đồ chơi làm bằng bông mềm mại, ấm áp là thứ đồ chơi mà con gái thường thích. Em có 1 chú gấu bông, đó là người bạn thân thiết nhất của em suốt năm nay.
1 H đọc M/ SGK.
1 H trình bày mẫu TB của mình. 
+ Ví dụ: Gấu bông của em trông rất đáng yêu. Nó không to lắm đâu. Nó là gấu ngồi nên dáng người tròn, 2 tay chắp thu lu trước bụng. Bộ lông nó màu nâu sáng pha mấy mảng hồng nhạt ở tai, mõm, gan bàn chân làm nó có vẻ rất khác những con gấu khác. Hai mắt gấu đen láy, trông như mắt thật, rất nghịch và thông minh. Mũi gấu màu nâu, nhỏ, trông như 1 cúc áo gắn trên mõm. Trên cổ gấu thắt 1 chiếc nơ đỏ chói làm nó trông rất bảnh. Em đặt 1 bông hoa giấy màu trắng trên đôi tay chắp lại trước bụng gấu làm cho nó càng đáng yêu hơn ).
H trình bày mẫu cách KB.
+ Kiểu tự nhiên: Ôm chú gấu như ôm 1 cục bông lớn vào lòng em thấy rất dễ chịu.
+ Kiểu mở rộng 
 Ví dụ: Em luôn mơ ước có nhiều đồ chơi yêu thích. Em cũng mong muốn cho tất cả trẻ em trên thế giới đều có đồ chơi, vì chúng em sẽ rất buồn nếu cuộc sống thiếu đồ chơi.
Hoạt động cá nhân.
Hoạt động 3: Củng cố.
GV chấm nhận xét sơ bộ.
 5. Hoạt động nối tiếp : - Dặn dò
Nhận xét tiết. 
Dặn dò: Viết bài văn hoàn chỉnh.
Chuẩn bị: Ôn tập
Rút kinh nghiệm :	
Toán
KIỂM TRA. 
I. Mục tiêu :
Kiến thức : Đánh giá kết quả học tập về phép cộng, phép trừ, phép nhân, phép chia các số tự nhiên.
Đổi đơn vị đo độ dài, nhận biết đường cao trong tam giác.
Giải toán có lời văn về tìm số trung bình cộng và tìm 2 số khi biết tổng và hiệu.
Kỹ năng : Vận dụng để tính toán.
Thái độ : Tính nghiêm túc trung thực, chính xác.
II. Chuẩn bị :
GV : Đề + đáp án.
HS : Ôn các nội dung đã học.
III. Các hoạt động :
1. Khởi động:
2. Bài cũ: 
Kiểm tra việc chuẩn bị chia 4.
3. Giới thiệu bài : Kiểm tra.
GV ghi tựa bài lên bảng.
TG
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1’
2’
1’
35’
2’
30’
4. Phát triển các hoạt động	
Hoạt động 1: Hướng dẫn nhiệm vụ cụ thể của H khi làm bài.
MT: Hướng dẫn cách làm bài.
PP: Giảng giải.
GV hướng dẫn:
Phần 1: Bài 1, 2, 3, 4.
H khoanh tròn vào 1 chữ đặt trước kết quả đúng của phép tính.
Bài 5: H khoanh vào chữ đặt trước số chỉ kết quả của việc đổi 3m 5dm thành số đo cm.
Bài 6: H khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng về đường cao của 1 hình tam giác.
 Phần 2:
H làm theo cách đã học.
Hoạt động 2: Làm bài.
MT: Kiểm tra đánh giá kết quả học tập.
PP: Thực hành.
Phần 1:
GV hướng dẫn H làm bài trong VBT tiết kiểm tra số 3 trang 86, 87.
1) Kết quả của phép cộng:
 572863 + 280192 là c 853055
2) Kết quả của phép trừ:
 728035 – 49382 là d 678653
3) Kết quả của phép nhân.
 237 ´ 42 là c 9954
4) Kết quả của phép chia:
 9776 : 47 b 208
5) Số tyhích hợp điền vào chỗ chấm là 
 c 305 cm
6) Đường cao của tam giác ABC là: 
 c TH
 Phần 2:
Bài 1: Giải:
Ba xe chở được:
5320 + 5780 + 6150 = 17250 ( kg )
Trung bình mỗi xe chở được:
17250 : 3 = 5750 ( kg )
Đáp số: 5750 kg.
Bài 2: Giải:
 Ngày thứ nhất đội công nhân làm:
 ( 3450 – 170 ) : 2 = 1640 ( m )
 Ngày thứ hai đội công nhân làm :
 64 + 170 = 1810 ( m )
( hoặc 3450 – 1640 = 1810 m )
Đáp số: 1640 m
 1810 m
Hoạt động cá nhân.
H lắng nghe.
 Hoạt động cá nhân.
H làm bài.
Biểu điểm.
Đúng mỗi câu được 1 điểm.
 Mỗi bài 2 điểm.
 2 điểm
 0,25 đ
 0,5 đ
 0,5 đ
 0,5 đ
 0,25 đ
 2 điểm
 0,25 đ
 0,5 đ
 0,25 đ
 0,5 đ
 0,25 đ
 0,25 đ
Hoạt động 3: Thu bài.
Thu bài, nhận xét bài làm.
Nêu đáp án.
5. Hoạt động nối tiếp : - Dặn dò
Nhận xét tiết học
Chuẩn bị: Ôn thi HKI.
Rút kinh nghiệm :	
Khoa học
Không khí có những thành phần nào ? 
I. Mục tiêu :
Kiến thức: H biết không khí có những thành phần nào?
Kỹ năng: Làm thí nghiệm xác định 2 thành phần chính của không khí là khí ô-xi duy trì sự cháy và khí ni-tơ không duy trì sự cháy. Làm thí nghiệm để chứng minh trong không khí còn có những thành phần khác.
Thái độ: Thích tìm hiểu khoa học và vận dụng vào cuộc sống.
II. Chuẩn bị :
GV : Hình vẽ trong SGK trang 66, 67.
HS : Chuẩn bị các đồ dùng thí nghiệm theo nhóm:
 + Lọ thuỷ tinh, nến, chậu thuỷ tinh, vật liệu dùng làm đế kê lọ ( như hình vẽ )
 + Nước vôi trong.
III. Các hoạt động :
1. Khởi động :
2. Bài cũ: Một số tính chất của không khí.
GV nhận xét, tuyên dương
3. Giới thiệu bài :GV ghi tựa
TG
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
 1’
 4’
 1’
 32’
 16’
 13’
 4. Phát triển các hoạt động	
Hoạt động 1: Hai thành phần chính của không khí là khí ô-xi và ni-tơ.
MT: Làm thí nghiệm xác định 2 thành phần chính của không khí là khí ô-xi duy trì sự cháy và khí ni-tơ không duy trì sự cháy.
PP : Thí nghiệm, thảo luận, giảng giải.
-GV chia nhóm và đề nghị các nhóm trưởng báo cáo về việc chuẩn bị các đồ dùng để làm những thí nghiệm này.
-Tiếp theo, GV yêu cầu các em đọc các mục thực hành, thí nghiệm trang 66 SGK để biết cách làm.
-GV đi tới các nhóm giúp đỡ, lưu ý H quan sát mực nước trong cốc lúc mới úp cốc và sau khi nến ta
-Hướng dẫn các em đặt ra các câu hỏi và cách giải thích ( H có thể tham khảo mục: “ Bạn có biết” trang 66 để giải thích ).
+ Tại sao khi nến tắt, nước lại dâng vào trong cốc?
+ GV giúp H suy luận phần không khí mất đi chính là chất khí duy trì sự cháy, chất khí đó có tên là ô-xi.
+ Phần không khí còn lại có sự duy trì sự cháy không? Tại sao em biết?
+ Thí nghiệm trên cho ta thấy không khí gồm mấy thành phần chính?
GV yêu cầu đại diện các nhóm báo cáo kết quả và cách lí giải các hiện tượng xảy ra qua thí nghiệm.
Sau đó, GV giảng: Qua nhiều thí nghiệm, đã phát hiện:
+ Thành phần duy trì sự cháy có trong không khí là khí ô-xi.
+ Thành phần không duy trì sự cháy có trong không khí là khí ni-tơ.
Người ta đã chứng minh được rằng thể tích khí ni-tơ gấp 4 lần thể tích khí ô-xi trong không khí.
Hoạt động 2: Không khí còn có những thành phần khác.
MT: Làm thí nghiệm để chứng minh trong không khí còn có những thành phần khác.
PP: Thí nghiệm, thảo luận, giảng giải.
Nếu chuẩn bị được nước vôi trong, GV nên cho H quan sát ngay từ trước khi vào tiết học ( khoảng 30 phút ) sẽ cho H quan sát lại hoặc dùng 1 ống nhỏ thổi vào lọ nước vôi trong nhiều lần. Xem nước vôi còn trong không?
GV yêu cầu đại diện các nhóm báo cáo kết quả và cách lí giải các hiện tượng xảy ra qua thí nghiệm.
Tiếp theo, GV yêu cầu H tìm những ví dụ về các hoạt động sinh ra khí các-bô-níc.
GV đặt vần đề: Trong những bài học về nước, chúng ta đã biết trong không khí có chứa hơi nước, yêu cầu H nêu các ví dụ chứng tỏ trong không khí có hơi nước.
Tiếp theo, GV yêu cầu H quan sát hình 8 trong SGK và kể thêm những thành phần khác có trong không khí.
GV có thể cho H nhìn thấy bụi trong không khí bằng cách che tối phòng học và để 1 lỗ nhỏ cho tia nắng lọt vào phòng. Nhìn vào tia nắng đó, các em sẽ thấy rõ những hạt bụi lơ lửng trong không khí
Hoạt động nhóm, lớp.
Các nhóm trưởng báo cáo về việc chuẩn bị các đồ dùng
H đọc
H làm thí nghiệm theo nhóm.
Trước tiên cả nhóm cùng thảo luận đặt ra câu hỏi: Có đúng là không khí gồm 2 thành phần chính là khí ô-xi duy trì sự cháy và khí ni-tơ không duy trì sự cháy.
Điều đó chứng tỏ sự cháy đã làm mất đi 1 phần không khí ở trong cốc và nước tràn vào cốc chiếm chỗ phần không khí bị mất đi.
Phần không khí còn lại trong cốc không duy trì sự cháy vì vậy nến đã bị tắt .
Hai thành phần: 1 thành phần duy trì sự cháy, thành phần còn lại không duy trì sự cháy.
Hoạt động lớp.
H thực hiện như chỉ dẫn của GV, quan sát hiện tượng, thảo luận và giải thích hiện tượng. 
H có thể tham khảo mục “ Bạn có biết” trang 67 SGK để giải thích.
Ví dụ: Vào những hôm trời nồm, độ ẩm không khí cao, quan sát sàn nhà em thấy gì?
bụi, khí độc, vi khuẩn.
Hoạt động 3: Củng cố.
Không khí gồm những thành phần nào?
Nêu 1 số ứng dụng không khí vào trong đời sống?
5. Hoạt động nối tiếp : - Dặn dò
Xem lại bài.
Chuẩn bị: “ Ôn tập và kiểm tra học kì I.
GV nhận xét tiết học.

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan16.doc