TOÁN
TỔNG CỦA NHIỀU SỐ
I. MỤC TIÊU:
+ Bước đầu nhận biết về tổng của nhiều số và biết tính tổng của nhiều số.
+ Chuẩn bị học phép nhân.
+ Giúp học sinh học tính nhanh trong phép cộng.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
+ GV: Bài dạy
- HS: Dụng cụ học môn toán.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Khởi động (1’): Hát vui.
2. Bài kiểm (3’): Nhận xét bài kiểm tra CHKI của học sinh.
3. Bài mới (1’): Tổng của nhiều số.
a. Giới thiệu: nêu yêu cầu tiết học, ghi tựa bài.
Tuần 19 Ngày soạn: 05/01/2013. Thứ hai, ngày 07 tháng 01 năm 2013 TOÁN TỔNG CỦA NHIỀU SỐ I. MỤC TIÊU: + Bước đầu nhận biết về tổng của nhiều số và biết tính tổng của nhiều số. + Chuẩn bị học phép nhân. + Giúp học sinh học tính nhanh trong phép cộng. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: + GV: Bài dạy - HS: Dụng cụ học môn toán. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Khởi động (1’): Hát vui. Bài kiểm (3’): Nhận xét bài kiểm tra CHKI của học sinh. Bài mới (1’): Tổng của nhiều số. a. Giới thiệu: nêu yêu cầu tiết học, ghi tựa bài. b. Các hoạt động: TL HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC 30’ * HĐ 1: HDHS tính Tổng của nhiều số. + MT: Học sinh tính đúng theo tính dọc Thực hiện theo yêu cầu của giáo viên. a. Gọi hs nêu cách đặt tính dọc rồi tính. - Nhận xét chữa bài. b. GT viết theo cột dọc của tổng 12 + 34 + 40 - HDHS đặt tính dọc và nêu cách tính. c. Viết theo cột dọc của tổng 15 + 46 + 29 + 8. rồi hướng dẫn HS tính và nêu cách tính. - Vài em lên bảng tính. Lớp làm vào bảng con. Nhận xét và nêu kết quả. - Lớp thực hiện tương tự như câu a. - Nhận xét kết quả. - Lớp thực hiện tương tự như câu b. - Nhận xét kết quả. * HĐ 2: Thực hành. + MT: biết tính tổng của nhiều số. Thực hiện theo yêu cầu của giáo viên. + Bài tập 1: tính vào vở. - Gọi hs đọc từng tổng rồi đọc kết quả tính. . Nêu nhận xét về tổng các số 6 + 6 + 6 + 6=24? - Nhận xét chữa bài. + Bài tập 2: tính vào bảng con. - Gọi học sinh nối tiếp nêu cách tính. - Nhận xét chữa bài + Bài tập 3: gọi hs đọc đề bài - Yêu cầu hs nhìn hình vẽ để viết tổng và các số còn thiếu vào chỗ chấm. - Nhận xét chữa bài. + HS làm trong vở. Đọc kết quả từng Tổng. - Lớp nhận xét. - Các số hạng bằng nhau (giống nhau). - Nhận xét bổ sung. + HS làm bảng con. Nêu cách tính. - Nhận xét đọc kết quả. + Vài em đọc đề. Tự quan sát và điền số vào chỗ trống VBT. - Vài em lên bảng làm bài, lớp làm vào vở. - Nhận xét chữa bài - nêu cách tính. Củng cố: Nhận xét tiết học tuyên dương. III. HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP: Về làm lại các bài tập. Chuẩn tiết sau ‘Phép nhân’. TẬP ĐỌC. CHUYỆN BỐN MÙA I. MỤC TIÊU: + Đọc trơn toàn bài, biết nghỉ hơi đúng yêu cầu. Phân biệt giọng người kể với giọng nhân vật. + Hiểu nghĩa các từ ngữ đâm chồi, nảy lộc, đơm, bập bùng, tựu trường. + Biết bốn mùa xuân, hạ, thu, đông mỗi mùa mỗi vẻ đẹp riêng, đều có ích cho cuộc sống. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: + GV: bài dạy, tranh minh hoạ - HS: xem bài trước III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Khởi động (1’): Hát vui. Bài kiểm (3’): nhận xét bài kiểm tra cuối kỳ I. Bài mới (1’): Chuyện bốn mùa. a. Giới thiệu: nêu yêu cầu tiết học, ghi tựa bài. b. Các hoạt động: TL HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC 30’ * HĐ 1: Luyện đọc trơn toàn bài. + MT: Đọc trơn toàn bài, biết nghỉ hơi đúng. Thực hiện theo yêu cầu của giáo viên. + Đọc mẫu toàn bài. - Đọc từng câu, luyện phát âm từ khó. + Đọc từng đoạn trước lớp, đọc chú giải SGK. - HDHS ngắt nghỉ hơi và nhấn giọng các câu + Đọc từng đoạn trong nhóm. - Theo dõi, HD các nhóm đọc đúng. - Thi đọc giữa các nhóm. Đọc đồng thanh. + HS đọc thầm, nối tiếp đọc từng câu. - Đọc từ khó: bưởi, rước, tựu trường, - Nối tiếp nhau đọc từng đoạn, đọc chú giải trong SGK. Đọc đồng thanh từ khó. - HS trong nhóm nối tiếp đọc, lớp góp ý. - Đại diện từng nhóm thi đọc. Nhận xét. - Cả lớp đọc đồng thanh * HĐ 2: Tìm hiểu bài. + MT: hiểu được 4 mùa trong năm. Thực hiện theo yêu cầu của giáo viên. + Cho học sinh đọc thầm từng đoạn và trả lời câu hỏi tương ứng mỗi đoạn. - Nhận xét đúc kết. . Bốn nàng tiên trong truyện tượng trưng cho những mùa nào trong năm? . Nêu đặc điểm của từng mùa trong năm? - Nhận xét nêu đặc điểm từng mùa. . Em thích mùa nào nhất? Tại sao? * GDMT: Mỗi mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông đều có những vẻ đẹp riêng, những đều gắn bó với con người. Chúng ta cần có ý thức giữ gìn và bảo vệ môi trường thiên nhiên, để cuộc sống của con người ngày càng thêm đẹp đẽ. + Lớp đọc thầm từng đoạn và TLCH mỗi đoạn. - Lớp nhận xét bổ sung. - Tượng trưng cho 4 mùa: xuân, hạ, thu, đông. - Xuân cây đâm chồi nảy lộc, lá tươi tốt. Mùa hạ: làm cho trái ngọt hoa thơm,Mùa thu: trời xanh cao,tựu trường. Mùa đông: giấc ngủ ấm - Trả lời theo sở thích của mình. Củng cố: Nhận xét tiết học tuyên dương. III. HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP: Về đọc lại truyện. Chuẩn bị tiết sau ‘Thư trung Thu’. Thứ ba, ngày 08 tháng 01 năm 2013 TOÁN PHÉP NHÂN I. MỤC TIÊU: + Bước đầu nhận biết phép nhân trong quan hệ với một tổng các số hạng bằng nhau. + Biết đọc, viết và cách trình bài kết quả của phép nhóm + Thích học toán. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: + GV: bài dạy - HS: dụng cụ toán học III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Khởi động (1’): Hát vui Bài kiểm (3’): kiểm tra vở bài tập. Nhận xét. Bài mới (1’): Phép nhân. a. Giới thiệu bài: nêu yêu cầu tiết học, ghi tựa bài. b. Các hoạt động: TL HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC 30’ * HĐ 1: Hướng dẫn tìm hiểu phép nhân. + MT: nhận biết về phép nhân. Thực hịên theo yêu cầu giáo viên. + Cho hs lấy tấm bìa có hai chấm tròn. . Nêu các chấm tròn trên các tấm bìa? . Làm tính gì để biết tất cả số chấm tròn? - Viết: Tổng 2 + 2 + 2 + 2 + 2 có 5 số hạng, mỗi số hạng đều bằng 2, ta chuyển thành phép nhân - Viết như sau: 2 x 5 = 10. * Nêu: chỉ có tổng các số hạng bằng nhau mới chuyển được thành phép nhân. + Lần lượt lấy các tấm bìa và đếm các số chấm tròn trên mỗi tấm bìa. - Làm tính cộng. - Viết vào bảng con dưới dạng Tổng. - Đọc: hai nhân năm bằng mười. - Đọc cá nhân, đồng thanh. * HĐ 2: Thực hành. + MT: Biết trình bài kết quả của phép nhân. Thực hịên theo yêu cầu giáo viên. + Bài tập 1: a) 4 được lấy 2 lần tức là: 4 + 4 = 8; 4 x 2 = 8 - Phần b, c tiến hành tương tự bài a. - Nhận xét chữa bài. + Bài tập 2: làm bảng con. - Nhận xét chữa bài. + Bài tập 3: làm vào vở. Hướng dẫn hs làm bài. - Chấm chữa bài, nhận xét cho điểm. + Lớp viết trên bảng con. - Đọc kết quả và nêu tên gọi thành phần các phép tính. - Bài b, c thực hành tương tự bài a. - Nhận xét kết quả, bổ sung. + 1 em lên bảng. Lớp làm bảng con. - Nhận xét bổ sung. + Làm vào vở. - Nộp bài làm. Củng cố: Nhận xét tiết học tuyên dương. III. HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP: Về học thuộc lòng bảng nhân, làm lại các bài tập. Chuẩn tiết sau ‘Thừa số - Tích’. CHÍNH TẢ CHUYỆN BỐN MÙA I. MỤC TIÊU: + Chép lại chính xác 1 đoạn trích trong chuyện bốn mùa, biết viết hoa đúng tên riêng. + Luyện viết đúng và nhớ cách viết những chữ có âm hoặc dấu thanh dễ lẫn. L / N dấu hỏi, ngã. + Biết đặc điểm từng mùa và yêu thích mùa xuân trong năm. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: + GV: Tranh thể hiện đặc điểm của từng mùa. - HS: xem bài trước, VBT III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Khởi động (1’): Hát vui Bài kiểm (3’): kiểm tra dụng cụ học tập kỳ 2 của học sinh. Bài mới (1’): Chuyện bốn mùa. a. Giới thiệu bài: nêu yêu cầu tiết học, ghi tựa bài. b. Các hoạt động: TL HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC 30’ * HĐ 1: hướng dẫn tập chép. + MT: Chép lại chính xác 1 đoạn trích trong bài Chuyện bốn mùa. Thực hịên theo yêu cầu giáo viên. + Đọc đoạn chép trên bảng. . Đoạn chép này ghi lời của ai? Bà Đất nói gì? - Nhận xét . Đoạn chép có những tên riêng nào? . Những tên riêng ấy phải viết thế nào? - Cho hs viết bảng con – đọc lại các từ. + Chép bài vào vở. Nhắc nhở tư thế ngồi viết + Chấm - chữa bài. Nhận xét chữ viết của hs. - Vài em đọc bài - Lời bà Đất. Bà Đất khen các nàng tiên mỗi người 1 vẻ, đều có ích, đều đáng yêu. - Xuân, Hạ, Thu, Đông - Viết hoa chữ cái đầu câu - Viết Xuân,Hạ,Thu,Đông,tựu trường, ấp ủ + Nhìn bảng chép bài vào vở. - Tự chữa lỗi bằng bút chì. * HĐ 2: hướng dẫn làm bài tập. + MT: làm đúng các bài tập. Thực hịên theo yêu cầu giáo viên. + Bài tập 2 (a,b): (tự chọn) đọc yêu cầu bài. - Nhận xét – chốt lại lời giải đúng. Trăng: Mồng một lưỡi trai. Mồng hai lá lúa Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng. Ngày tháng mười chưa cười đã tối + Bài tập 3: (lựa chọn) - Nhận xét cho điểm. + Điền vào chỗ trống L / N. - Lớp làm vào vở. 2 em lên bảng làm. - Nhận xét chữa bài. - Cả lớp đọc thầm chuyện bốn mùa + Viết vào VBT chữ bắt đầu bằng L, N - Lá, là, làm, lại, Na, năm, nào, nói, Củng cố: Nhận xét tiết học tuyên dương. IV. HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP: Về tập viết lại các từ khó. Chuẩn bị bài tới ‘Thư Trung Thu’. KỂ CHUYỆN CHUYỆN BỐN MÙA I. MỤC TIÊU: + Kể lại được truyện, biết phối hợp lời kể với điệu bộ, nét mặt. - Biết thay đổi giọng kể phù hợp nội dung của từng nhân vật. + Dựng lại truyện theo vai. Biết nhận xét đánh giá lời của bạn. + Yêu thích môn kể chuyện. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: + GV: tranh minh họa. - HS: xem bài trước. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Khởi động (1’): Hát vui Bài kiểm (3’): kiểm tra dụng cụ học kỳ 2 của học sinh. Bài mới (1’): Chuyện bốn mùa. Giới thiệu bài: nêu yêu cầu tiết học, ghi tựa bài. Các hoạt động: TL HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC 30’ * HĐ 1: hướng dẫn kể chuyện. + MT: kể lại được truyện đã học. Thực hịên theo yêu cầu giáo viên. + Treo tranh: yêu cầu hs quan sát và kể theo nội dung từng tranh. - Yêu cầu hs kể lại từng đoạn truyện theo tranh. - Cho hs kể trong nhóm. Khuyến khích học sinh kể bằng giọng tự nhiên. - Nhận xét tuyên dương. + Kể lại toàn bộ câu chuyện. - Gọi đại diện các nhóm thi kể. - Nhận xét tuyên dương. + Quan sát tranh, đọc lời bắt đầu đoạn dưới mỗi tranh và kể từng đoạn. - HS lần lượt kể từng đoạn trong nhóm. - Vài hs kể từng đoạn trước lớp. - Nhận xét – bổ sung. + 2, 3 em kể toàn bộ câu chuyện. - Đại diện nhóm thi kể toàn bộ câu chuyện - Nhận xét - bổ sung. * HĐ 2: Dựng lại câu chuyện theo vai. + MT: biết nhận xét đánh giá lời kể của bạn. Thực hịên theo yêu cầu giáo viên. + Yêu cầu hs dựng lại câu chuyện theo vai. - Gọi hs nhắc lại: thế nào là dựng lại câu chuyện theo vai? - Thi kể theo vai. Theo dõi giúp đỡ. - Nhận xét tuyên dương cá nhân, nhóm kể hay nhất. - Dựng lại câu chuyện theo vai. - Vài em nêu: Kể lại câu chuyện bằng cách để mỗi nhân vật tự nói lời của mình. - Tự phân vai dựng lại câu chuyện – Thi kể chuyện trước lớp. - Nhận xét bổ sung. Củng cố: Nhận xét tiết học tuyên dương. IV. HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP: Về kể lại chuyện cho người thân cùng nghe. Chuẩn bị bài tới ‘Ông Mạnh thắng Thần Gió’. Thứ tư, ngày 09 tháng 01 năm 2013 TẬP ĐỌC THƯ TRUNG THU I. MỤC TIÊU: + Đọc trơn toàn bài, đọc đúng nhịp thơ. Giọng diễn cảm của Bác dành cho các em thiếu nhi. + Cảm nhận được tình yêu thươn ... + Bài tập 1, 2: tính nhẩm. - Nhận xét chữa bài. + Bài tập 3: vẽ hình các ô trống bảng . Các em có nhận xét gì về dãy số này? - Gợi ý cho hs vẽ. - Chấm chữa bài, nhận xét. + HS nhẩm và nêu kết quả. - Nhận xét. + Vẽ hình vào vở, xong nhận xét. - Tự nêu nhận xét, lớp bổ sung. - HS yếu có thể vẽ theo gợi ý. - Nhận xét bài vẽ của bạn. Củng cố: Cho hs đọc lại bảng nhân 2. Nhận xét tiết học tuyên dương. III. HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP: Về đọc thuộc lòng bảng nhân. Chuẩn tiết sau ‘Luyện tập’. CHÍNH TẢ THƯ TRUNG THU I. MỤC TIÊU: + Nghe viết – trình bày đúng 12 dòng trong bài thơ Trung Thu theo cách trình bày 5 chữ. + Làm đúng các bài tập phân biệt các chữ có âm đầu l/ n; thanh hỏi, thanh ngã dễ lẫn do phát âm. + Yêu thích mùa Thu vì có đêm Tết Trung Thu. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: + GV: bài dạy. - HS: xem trước bài viết III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Khởi động (1’): Hát vui Bài kiểm (3’): gọi hs lên bảng viết từ khó, lớp viết bảng con và đọc lại từ khó. Nhận xét. Bài mới (1’): Thư Trung Thu a. Giới thiệu bài: nêu yêu cầu tiết học, ghi tựa bài. b. Các hoạt động: TL HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC 30’ * HĐ 1: hướng dẫn học sinh nghe viết. + MT: Nghe viết đúng, trình bày đúng 12 dòng trong bài thơ Trung Thu. Thực hịên theo yêu cầu giáo viên. + Đọc mẫu 12 dòng thơ. . Nội dung bài thơ nói lên điều gì? . Bài thơ có những từ xưng hô nào? Chữ nào trong bài viết hoa? Tại sao? - Đọc từ khó: ngoan ngoãn, tuổi, tuỳ, giữ gìn. + Đọc từng câu cho hs viết. - Đọc cho lớp soát lại bài viết. - Chấm bài nhận xét chữ viết, cách trình bày. + Lớp đọc thầm theo, đọc cá nhân. - Bác Hồ rất yêu thích thiếu nhi, Bác mong thiếu nhi xứng đáng là cháu Bác Hồ. - Bác, các Cháu. Chữ đầu câu, tên riêng - Viết bảng con và đọc lại từ khó. + Nghe viết vào vở. - Soát lỗi, nộp bài viết. - Tự chữa lỗi bằng bút chì. * HĐ 2: hướng dẫn làm bài tập. + MT: hiểu và làm đúng các bài tập. Thực hịên theo yêu cầu giáo viên. + Bài tập 2 (a,b): lựa chọn cho hs làm. - Gọi 3 hs lên bảng thi viết và đọc phát âm đúng tên các con vật trong tranh. - Nhận xét chốt lại lời giải đúng. + Bài tập 3: gọi hs đọc yêu cầu bài. - Gọi hs lên bảng làm. - Nhận xét chốt lại lời giải đúng. + Đọc yêu cầu bài tập , quan sát tranh. - Viết tên các con vật theo thứ tự hình vẽ và đọc thầm phát âm các tiếng. - Nhận xét bổ sung. - Đọc yêu cầu bài. - Vài em lên bảng làm. Lớp làm vào nháp. - Đọc bài làm của mình. Nhận xét. Củng cố: Nhận xét tiết học tuyên dương. IV. HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP: Về luyện đọc lại các từ khó. Chuẩn bị bài tới ‘Ông Mạnh thắng Thần Gió’. TẬP VIẾT CHỮ HOA P – PHONG CẢNH HẤP DẪN I. MỤC TIÊU: + Biết viết chữ P hoa theo chữ cỡ vừa và nhỏ. + Viết cụm từ phong cảnh hấp dẫn theo cỡ nhỏ, viết đúng mẫu, đều nét và nối chữ đúng qui định. + Yêu thích và rèn luyện viết chữ đẹp. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: + GV: Kẻ hàng bảng lớp. - HS: Xem trước bài trong vở Tập viết. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Khởi động (1’): Hát vui Bài kiểm (3’): kiểm tra vở tập viết kỳ 2 của hs. Bài mới (1’): Chữ hoa P – Phong cảnh hấp dẫn. a. Giới thiệu bài: nêu yêu cầu tiết học, ghi tựa bài. b. Các hoạt động: TL HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC 30’ * HĐ 1: hướng dẫn viết chữ P hoa + MT: Biết viết chữ P hoa theo cỡ vừa và nhỏ. Thực hịên theo yêu cầu giáo viên. + HDHS quan sát và nhận xét cấu tạo chữ P. . Chữ P cỡ vừa cao mấy li? - Gồm 2 nét – nét 1 giống nét chữ B, nét 2 là nét cong trên có 2 dấu uốn vào trong đều nhau. + Cách viết: - Viết mẫu chữ P lên bảng, vừa viết vừa nhắc lại cách viết. + HDHS viết trên bảng con: - Nhận xét uốn nắn. Nhắc lại qui trình viết + HD viết cụm từ ứng dụng - Giảng từ: phong cảnh đẹp làm mọi người muốn đến thăm. . Độ cao chữ p, h, g, d mấy ô li? . Các chữ còn lại cao mấy li? - Khoảng cách giữa các tiếng bằng 1 chữ o. + Cho hs viết chữ ‘phong’ trên bảng con. - Nhận xét uốn nắn + Cho hs viết vào vở: Nêu yêu cầu viết - Chấm bài nhận xét chữ viết. + HS quan chữ và mô tả. - Cao 5 li + HS viết trên không. - Vài em nêu lại cách viết. + Viết bảng con 2, 3 lần - HS giỏi nêu lại qui trình viết. + 1 em đọc từ ứng dụng “ phong cảnh hấp dẫn”. Nhận xét cỡ chữ cụm từ ứng dụng. - Cao 2,5 li. Cao 2 li - Cao 1 li + Viết bảng con 2 lần. - Đọc đồng thanh. + HS viết từng phần vào vở. Củng cố: Nhận xét tiết học tuyên dương. IV. HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP: Về tập viết lại các chữ cho đều nét, đẹp. Chuẩn bị bài tới ‘Chữ Q’. Thứ sáu, ngày 11 tháng 01 năm 2013 TẬP LÀM VĂN ĐÁP LỜI CHÀO – TỰ GIỚI THIỆU I. MỤC TIÊU: + Biết nghe, nói và đáp lại lời chào, lời tự giới thiệu phù hợp với tình huống giao tiếp. + Điền đúng các lời đáp vào chỗ trống trong đoạn đối thoại có nội dung chào hỏi và tự giới thiệu. + Có kĩ năng tự tin tự giới thiệu trước một tập thể (kĩ năng thuyết trình). GDKNS: Giao tiếp: ứng xử văn hóa. Lắng nghe tích cực. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: + GV: tranh minh họa - HS: xem trước bài, VBT III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Khởi động (1’): Hát vui Bài kiểm (3’): nhận xét bài kiểm tra cuối HK I. Bài mới (1’): Đáp lời chào – Tự giới thiệu. a. Giới thiệu bài: nêu yêu cầu tiết học, ghi tựa bài. b. Các hoạt động: TL HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC 30’ * HĐ 1: hướng dẫn làm bài tập. + MT: Rèn kĩ năng viết: điền đúng các lời đáp vào chỗ trống. Thực hịên theo yêu cầu giáo viên. * Treo tranh: yêu cầu hs quan sát mô tả. + Bài tập 1: (miệng) gọi hs đọc yêu cầu. - Gọi nhóm đối đáp trước lớp theo 2 tranh. - Gợi ý cho hs cần nói lời đáp với thái độ lịch sự, lễ độ, vui vẻ. - Nhận xét tuyên dương cá nhân, nhóm. + Bài tập 2: ( miệng ) - Tình huống: một người lạ mà em chưa bao giờ gặp, đến nhà em gõ cửa và tự giới thiệu là bạn của bố em đến thăm bố em. Em sẽ nói như thế nào, xử sự như thế nào? (trường hợp bố mẹ có ở nhà và trường hợp không có bố mẹ ở nhà). - Khuyến khích hs nói lời đối thoại đa dạng. - Nhận xét cho điểm + Bài tập 3: (viết) nêu yêu cầu bài. - Gợi ý cần đáp lại lời chào, lời tự giới thiệu của mẹ hiền thể hiện thái độ lịch sự, niềm nở, lễ độ. - Nhận xét – bình chọn lời đáp đúng, hay. + 1 em đọc yêu cầu, cả lớp đọc thầm. - Nhóm quan sát từng tranh, đọc lời chào của chị phụ trách (tranh 1), lời tự giới thiệu của chị (tranh 2). - Mỗi nhóm làm bài thực hành. - Nhận xét – bổ sung. + 1 hs đọc yêu cầu bài, lớp đọc thầm lại. - 3, 4 cặp hs thực hành tự giới thiệu – đáp lại lời tự giới thiệu theo tình huống. - Nhận xét – bổ sung. - Lớp bình chọn lời ứng xử hay nhất. + Điền lời đáp của Nam vào vở BT - Vài em đọc bài viết - Cả lớp nhận xét chọn lời đáp đúng, hay. Củng cố: Nhận xét tiết học tuyên dương. IV. HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP: Về tập tự giới thiệu trước anh, chị, em trong gia đình. Chuẩn bị bài tới ‘Tả ngắn về bốn mùa’. TOÁN LUYỆN TẬP I. MỤC TIÊU: + Củng cố việc ghi nhớ bảng nhân 2 qua thực hành tính. + Giải bài toán đơn về nhân 2. + Giúp học sinh tăng khả năng tư duy học toán. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: + GV: Bảng nhân 2. - HS : Vở bài tập. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Khởi động (1’): Hát vui Bài kiểm (3’): gọi hs đọc thuộc lòng bảng nhân 2. Bài mới (1’): luyện tập. a. Giới thiệu bài: nêu yêu cầu tiết học, ghi tựa bài. b. Các hoạt động: TL HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC 30’ * HĐ 1: Thực hành luyện tập. + MT: Củng cố việc ghi nhớ bảng nhân 2 qua thực hành tính. Thực hịên theo yêu cầu giáo viên. + Bài tập 1: viết lên bảng 2 x 3 - Các phần còn lại học sinh tự làm. - Nhận xét chữa bài. + Bài tập 2: tính (theo mẫu) - Nhận xét chữa bài. + Bài tập 3: cho hs đọc thầm bài toán nêu tóm tắt bằng lời rồi giải. - Nhận xét chữa bài. + Bài tập 4: HDHS lấy 2 nhân với số ở hàng trên được tích là bao nhiêu thì viết vào ô trống thích hợp ở hàng dưới (theo mẫu). - Chấm chữa bài. + Bài 5: cho hs thi đua gắn nhanh số thích hợp vào ô trống. - Viết phép nhân vào vở rồi tính theo mẫu: 2cm x 5 = 10cm. 2kg x 4 = 8kg. 2kg x 6 = 12kg - Đọc phép nhân viết số thích hợp + Vài em lên bảng làm, lớp làm bảng con. - Nhận xét kết quả, bổ sung. + HS tự làm. Nêu kết quả. + Gọi 1 em lên bảng. Lớp làm vào nháp. - Nhận xét bổ sung. + HS tự làm vào vở. Giải Số bánh xe của 8 chiếc là: 2 x 8 = 16 ( bánh xe ) ĐS: 16 bánh xe + Lần lượt lên bảng gắn nhanh tích thích hợp. - Nhận xét bổ sung. Củng cố: Nhận xét tiết học tuyên dương. IV. HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP: Về làm lại các bài tập. Chuẩn bị bài tới ‘Luyện tập’. THỦ CÔNG CẮT, GẤP, TRANG TRÍ THIỆP CHÚC MỪNG I. MỤC TIÊU: + Biết cách cắt, gấp trang trí thiếp chúc mừng. + cắt, gấp được thiếp chúc mừng đúng, nhanh, đẹp. + Hứng thú làm thiếp chúc mừng để sử dụng, tiết kiệm được tiền mua. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: + GV: vật mẫu, bảng qui trình. - HS: dụng cụ môn học III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Khởi động (1’): Hát vui Bài kiểm (3’): kiểm tra dụng cụ của hs. Bài mới (1’): Cắt, gấp, trang trí thiệp chúc mừng. a. Giới thiệu bài: nêu yêu cầu tiết học, ghi tựa bài. b. Các hoạt động: TL HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC 30’ * HĐ 1: Hướng dẫn quan sát và nhận xét. + MT: nhận xét về cách ghép thiệp chúc mừng. Thực hịên theo yêu cầu giáo viên. + Giới thiệu hình mẫu, nêu câu hỏi gợi ý. . Thiệp chúc mừng có hình gì? Mặt thiệp có trang trí và ghi nội dung chúc mừng ngày gì? . Kể những loại thiệp chúc mừng mà em biết? - Nêu các loại thiệp thông thường: thiệp chúc mừng năm mới, chúc mừng sinh nhật, chúc mừng kỉ niệm một ngày nào đó. + Thiệp chúc mừng gởi tới người nhận luôn được để trong phong bì. + HS quan sát mẫu trả lời. - Nêu nhận xét. Lớp bổ sung. - HS kể ra. - Quan sát từng loại thiếp (nếu hs có mang thiệp chúc mừng theo càng tốt) * HĐ 2: Hướng dẫn mẫu. + MT: biết cắt, gấp trang trí thiếp chúc mừng. Thực hịên theo yêu cầu giáo viên. + Treo tranh Qui trình. Hướng dẫn từng bước. - Bước 1: Cắt gấp thiệp chúc mừng - Bước 2: Trang trí thiệp chúc mừng + Tuỳ thuộc vào ý nghĩa của thiệp chúc mừng mà người ta trang trí khác nhau - Để trang trí thiệp có thể vẽ hình, xé, dán hoặc cắt dán hình lên mặt ngoài thiệp và chữ viết chúc mừng bằng tiếng việt. + Quan sát tranh, thực hành theo các bước. - Tập cắt, gấp trang trí thiệp chúc mừng theo sở thích (không gập khuôn). - Trình bày sản phẩm, quan sát đánh giá sẩm phẩm của nhau. Củng cố: Nhận xét tiết học tuyên dương. IV. HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP: Về tập gấp lại Thiệp chúc mừng để nhớ. Chuẩn bị bài tới ‘Cắt, gấp thiệp chúc mừng. T 2’. KT DUYỆT BGH DUYỆT
Tài liệu đính kèm: