Giáo án các môn học lớp 4 - Trường TH Quang Trung - Tuần 4

Giáo án các môn học lớp 4 - Trường TH Quang Trung - Tuần 4

Tập đọc (tiết 7) MỘT NGƯỜI CHÍNH TRỰC

I. MỤC TIÊU :

 Hiểu nội dung , ý nghĩa truyện : Ca ngợi sự chính trực , thanh liêm , tấm lòng vì dân vì nước của Tô Hiến Thành – vị quan nổi tiếng cương trực ngày xưa .

 Đọc lưu loát , trôi chảy toàn bài . Biết đọc truyện với giọng kể thong thả , rõ ràng . Đọc phân biệt lời các nhân vật , thể hiện rõ sự chính trực , ngay thẳng của Tô Hiến Thành .

 * KNS: Học tập tấm gương chính trực của Tô Hiến Thành .

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :

 - Tranh minh họa bài đọc trong SGK .

 

doc 40 trang Người đăng minhanh10 Lượt xem 756Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn học lớp 4 - Trường TH Quang Trung - Tuần 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tập đọc (tiết 7) MỘT NGƯỜI CHÍNH TRỰC
I. MỤC TIÊU :
 Hiểu nội dung , ý nghĩa truyện : Ca ngợi sự chính trực , thanh liêm , tấm lòng vì dân vì nước của Tô Hiến Thành – vị quan nổi tiếng cương trực ngày xưa .
 Đọc lưu loát , trôi chảy toàn bài . Biết đọc truyện với giọng kể thong thả , rõ ràng . Đọc phân biệt lời các nhân vật , thể hiện rõ sự chính trực , ngay thẳng của Tô Hiến Thành .
 * KNS: Học tập tấm gương chính trực của Tô Hiến Thành .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
	- Tranh minh họa bài đọc trong SGK .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
 1. Khởi động : (1’) Hát .
 2. Bài cũ : 	- 3 em nối tiếp nhau đọc truyện “ Người ăn xin ” và trả lời câu hỏi 2 , 3 , 4 .
 - Nhận xét bài cũ .
 3. Bài mới : a) Giới thiệu bài :
 b) Các hoạt động : 
Hoạt động 1 : Luyện đọc .
MT : Giúp HS đọc đúng bài văn .
 - GV cho hs khá đọc mẫu lần 1
GV chốt : 3 đoạn .
 + Đoạn 1 : Từ đầu  Lý Cao Tông .
 + Đoạn 2 : Tiếp theo  Tô Hiến Thành được 
 + Đoạn 3 : Phần còn lại .
GV yêu cầu HS luyện đọc :
 + Lần 1 : HS đọc từng đoạn ,nêu từ khó , câu khó , phân tích cách đọc => GV chốt ,ghi bảng
 + Lần 2 : HS đọc và kết hợp đọc phần chú giải trong SGK 
GV đọc mẫu lần 2
Hoạt động lớp .
- 1 HS khá đọc ,cả lớp đọc thầm
- HS chia đoạn ,bạn nhận xét ,bổ sung
- Tiếp nối nhau đọc 3 đoạn truyện theo hàng dọc. Đọc 2 – 3 lượt .HS nêu từ khó và cách đọc
- Đọc phần chú thích các từ mới ở cuối bài đọc , giải nghĩa các từ đó . 
- Vài em đọc cả bài .
Hoạt động 2 : Tìm hiểu bài .
MT : Giúp HS cảm thụ bài văn .
 - Yêu cầu HS trả lời câu hỏi:
Đọc đoạn 1 .
 + Tô Hiến Thành làm quan triều nào? 
 +Mọi người đánh giá ông là người như thế nào ?
 +Trong việc lập ngôi vua , sự chính trực của Tô Hiến Thành thể hiện như thế nào ?
 - Nêu ý đoạn 1 ?
 - Đọc đoạn 2 
 + Khi Tô Hiến Thành ốm nặng , ai thường xuyên chăm sóc ông ?
 - Nêu ý đoạn 2 ?
Đọc đoạn 3 .
 + Tô Hiến Thành tiến cử ai thay ông đứng đầu triều đình ?
 + Vì sao Thái hậu ngạc nhiên khi Tô Hiến Thành tiến cử Trần Trung Tá ?
 + Trong việc tìm người giúp nước , sự chính trực của Tô Hiến Thành thể hiện như thế nào ?
* KNS: Vì sao nhân dân ca ngợi những người chính trực như ông Tô Hiến Thành ?
 => GV chốt : Những người chính trực bao giờ cũng đặt lợi ích của đất nước lên trên lợi ích riêng . Họ làm được nhiều điều tốt cho dân , cho nước .
 - Nêu ý đoạn 3 ?
Cho 1 em đọc toàn bài , cả lớp đọc thầm và nêu ý chính đoạn văn
Hoạt động nhóm .
- Đọc thầm , đọc lướt , trao đổi , thảo luận các câu hỏi cuối bài .
- 1em đọc
 Hs suy nghĩ thảo luận trả lời câu hỏi.
- Ý1 : Thái độ chính trực của Tô Hiến Thành đối với chuyện lập ngôi vua .
- 1 em đọc thảo luận trả lời các câu hỏi .
- Ý 2 : Tô Hiến Thành lâm bệnh có Vũ Tán Đường hầu hạ.
- 1 em đọc đoạn 3 . trả lời.
- Ý 3 : Tô Hiến Thành tiến cử người giỏi giúp nước.
- Nội dung chính : Ca ngợi sự chính trực , tấm lòng vì dân ,vì nước của ông Tô Hiến Thành.
Hoạt động 3 : Hướng dẫn đọc diễn cảm 
MT : Giúp HS đọc diễn cảm bài văn .
Hướng dẫn cả lớp luyện đọc diễn cảm 1 đoạn tiêu biểu trong bài theo lối phân vai : Một hôm  Trần Trung Tá .
 + Đọc mẫu đoạn văn .
Lời Tô Hiến Thành cương trực, thẳng thắn.
Lời Thái Hậu ngạc nhiên.
 + Sửa chữa , uốn nắn .
Hoạt động lớp , nhóm đôi .
3 em đọc tiếp nối nhau 3 đoạn của bài .
+ Luyện đọc diễn cảm theo cặptheo lối phân vai..
+ Vài em thi đọc diễn cảm trước lớp .
 4. Củng cố : (3’)
	- Giáo dục HS học tập tấm gương chính trực của Tô Hiến Thành .
 - Nhận xét tiết học.
 5. Dặn dò : (1’)
	- Tiếp tục về nhà luyện đọc truyện trên theo lối phân vai .
 - Chuẩn bị : Đọc trước bài Tre Việt Nam , chia đoạn , tập trả lời câu hỏi.
GÓP Ý BỔ SUNG
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Chính tả (tiết 4) TRUYỆN CỔ NƯỚC MÌNH
I. MỤC TIÊU : 
 Hiểu nội dung bài viết “ Truyện cổ nước mình ” .
 Nhớ– viết lại đúng chính tả 14 dòng đầu bài thơ “ Truyện cổ nước mình ” . Tiếp tục nâng cao kĩ năng viết đúng các từ có âm đầu r/d/gi hoặc có vần ân/ăng .
 II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
	- Bút dạ và một số tờ phiếu khổ to viết nội dung BT2b.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
 1.Bài cũ : 	- Kiểm tra 2 nhóm thi tiếp sức viết đúng , viết nhanh tên các con vật bắt đầu bằng ch / tr , tên các đồ đạc trong nhà có thanh hỏi / thanh ngã . Nhóm nào viết đúng nhiều từ sẽ được điểm cao .
 - Nhận xét bài viết tuần trước.- Nhận xét bài cũ.
 2. Bài mới : a) Giới thiệu bài :
 b) Các hoạt động :
Hoạt động 1 : Hướng dẫn nghe – viết .
MT : Giúp HS nghe để viết đúng đoạn thơ .
 - GV đọc mẫu lần 1 
 - Tìm hiểu nội dung :
 + Vì sao tác giả lại yêu truyện cổ nước nhà 
 + Qua những truyện cổ , cha ông muốn khuyên con cháu điều gì ?
 - Hướng dẫn viết từ khóù 
 - Viết chính tả:
 + Nhắc HS chú ý cách trình bày đoạn thơ lục bát , những chữ cần viết hoa , những chữ dễ viết sai .
 + HS nhắc lại cách cầm bút , tư thế ngồi viết 
 + GV yêu cầu HS tự nhẩm và viết vở
 - Chấm , chữa 7 – 10 bài .
 - Nhận xét chung .
Hoạt động lớp , nhóm đôi .
- 1 em đọc thuộc lòng đoạn thơ cần nhớ – viết trong bài “Truyện cổ nước mình” .
- Cả lớp đọc thầm để ghi nhớ đoạn thơ .
- HS trả lời ,bạn bổ sung.
- HS tìm ,nêu và phân tích các từ khó viết trong bài :truyện cổ , sâu xa ,nghiêng soi=> viết bảng con.
- HS nêu
- Gấp SGK , nhớ lại đoạn thơ , tự viết bài vào vở .
- Từng cặp đổi vở , soát lỗi cho nhau .
- Đối chiếu SGK tự sửa những chữ viết sai bên lề trang vở .
Hoạt động 2 : HD làm bài tập chính tả .
MT : Giúp HS làm đúng các bài tập .
- Bài 2 b : Điền vào chỗ trống ân hay âng
 + Phát phiếu khổ to cho một số em .
 - GV chốt lời giải đúng : nghỉ chân , Dân dâng , một vầng trên sân , tiễn chân.
Hoạt động lớp .
- Nêu yêu cầu bài tập .
- Đọc đoạn văn , làm bài vào vở 
- Những em làm bài trên phiếu trình bày kết quả bài làm 
- Cả lớp nhận xét , chốt lại lời giải đúng .
- Cả lớp sửa bài theo lời giải đúng .
 4. Củng cố : (3’)	- Giáo dục HS yêu thích truyện cổ tích VN .
 - Nhận xét tiết học . 
 5. Dặn dò : (1’)	- Về nhà đọc lại những đoạn văn trong BT2 . Ghi nhớ để không viết sai những từ ngữ vừa học .
 - Chuẩn bị : Đọc kỹ bài Những hạt thóc giống xem trước các từ khó viết 
GÓP Ý BỔ SUNG
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Luyện từ và câu (tiết 7)
TỪ GHÉP VÀ TỪ LÁY
I. MỤC TIÊU :
 Nắm được hai cách chính cấu tạo từ phức của tiếng Việt : ghép những tiếng có nghĩa lại với nhau ; phối hợp những tiếng có âm hay vần giống nhau 
Bước đầu biết vận dụng kiến thức đã học để phân biệt từ ghép với từ láy ; tìm được các từ ghép và từ láy đơn giản ; tập đặt câu với các từ đó.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
	- Từ điển tiếng Việt , Sổ tay từ ngữ .
	- Bảng phụ viết 2 từ làm mẫu để so sánh 2 kiểu từ : ngay ngắn – ngay thẳng .
	- Bút dạ và một số tờ phiếu kẻ bảng để HS làm BT1 , 2 .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 
 1. Khởi động : (1’) Hát .
 2. Bài cũ : - Đọc thuộc lòng các thành ngữ , tục ngữ ở BT3 , 4 .
	- Từ phức khác từ đơn ở điểm nào ? Nêu ví dụ 
 - Nhận xét bài cũ .
 3. Bài mới : a) Giới thiệu bài : 
 b) Các hoạt động : 
Hoạt động 1 : Nhận xét .
MT : Giúp HS nắm được cách cấu tạo của từ phức trong tiếng Việt .
GV treo bảng phụ có ví dụ trong SGK yêu cầu HS đọc và suy nghĩ thảo luận cặp đôi theo gợi ý sau :
 + Từ phức nào do những tiếng có nghĩa tạo thành ?
 + Từ phức nào do những tiếng có âm đầu hoặc vần lặp lại nhau tạo thành ?
Giúp HS kết luận :
Hoạt động nhóm
Hs thảo luận theo yêu cầu của giáo viên.
HS nhắc lại 
Vài em đọc ghi nhớ SGK . Cả lớp đọc thầm lại .
Hoạt động 2 : Luyện tập .
MT : Giúp HS làm được các bài tập .
 - Bài 1 :Xếp từ phức được in nghiêng trong các câu sau thành loại : từ ghép và từ láy.
 - Nhắc HS :
 + Chú ý những chữ in nghiêng , những chữ vừa in nghiêng vừa in đậm .
 - Phát giấy cho các nhóm 
 - GV chốt lời giải đúng : 
 * Từ ghép : ghi nhớ , đền thờ , bờ bãi , tưởng nhớ , dẻo dai , vững chắc , thanh cao.
 * Từ láy : nô nức , mộc mạc , nhũn nhặn , cứng cáp .
 - Bài 2 : Tìm từ ghép, tứ láy chứa các tiếng sau 
 a) Ngay
 b) Thẳng 
 c) Thật 
 + Phát phiếu cho các nhóm thi làm bài . – Nhắc HS có thể tra từ điển nếu không tự nghĩ ra từ .
Hoạt động lớp , nhóm .
1 em đọc yêu cầu bài tập .
- HS làm trên giấy 
- 3 nhóm làm nhanh dán kết quả lên bảng, trình bày kết quả.
- Nhóm khác nhận xét ,bổ sung.
Đọc yêu cầu của bài , suy nghĩ , trao đổi theo nhóm 4.
- Đại diện mỗi nhóm dán bài lên bảng lớp , đọc kết quả .
- Cả lớp nhận xét , tính điểm , kết luận nhóm thắng cuộc .
 4. Củng cố : (3’)
	- Đọc lại ghi nhớ SGK .
 - Nhận xét tiết học .
 5. Dặn dò : (1’)
	- Yêu cầu mỗi em về nhà tìm 5 ... g từ dó giáo dục ý thức sử dụng tiết kiêm, hiệu quả của các nguồn tài nguyên đó
 II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
	- Bản đồ Địa lí tự nhiên VN .
	- Tranh , ảnh một số mặt hàng thủ công , khai thác khoáng sản .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 
 1. Khởi động : (1’) Hát . 
 2. Bài cũ : HS trả lời các câu hỏi SGK bài ‘ Một số dân tộc  ở HLS”
 3. Bài mới : a) Giới thiệu bài 
 b) Các hoạt động :
Hoạt động 1 : Trồng trọt
MT : Giúp HS nắm các đặc điểm về hoạt động sản xuất của các dân tộc ở Hoàng Liên Sơn .
 - Yêu cầu HS dựa vào nội dung mục 1 , các nhóm thảo luận :
 + Cho biết người dân ở Hoàng Liên Sơn thường trồng những cây gì ? Ở đâu ?
 + Tại sao họ có lại có cách thức trồng trọt như vậy ?
 - Yêu cầu HS tìm vị trí của địa điểm ghi ở hình 1 trên bản đồ Địa lí tự nhiên VN .
 - Yêu cầu HS quan sát hình 1 và trả lời câu hỏi sau :
 + Ruộng bậc thang thường được làm ở đâu ? 
 + Tại sao phải làm ruộng bậc thang ? 
 + Người dân ở Hoàng Liên Sơn trồng gì trên ruộng bậc thang ?
Hoạt động lớp , nhóm.
- 2 em cùng bàn trao đổi , tiếp nối trả lời bạn nhận xét , bổ sung.
- HS tìm vị trí trên bản đồ 
- Quan sát hình 1 trả lời các câu hỏi :
Hoạt động 2 : Nghề thủ công cổ truyền 
MT : Giúp HS nêu được một số sản phẩm của các dân tộc ở Hoàng Liên Sơn .
 - Dựa vào tranh , ảnh , vốn hiểu biết thảo luận theo các gợi ý sau :
 + Kể tên một số sản phẩm thủ công nổi tiếng của một số dân tộc ở vùng núi Hoàng Liên Sơn .
 + Nhận xét về màu sắc của hàng thổ cẩm 
 + Hàng thổ cẩm thường được dùng để làm gì ?
 - Sửa chữa và giúp HS hoàn thiện câu trả lời .
Hoạt động nhóm .
- Đại diện các nhóm trả lời câu hỏi .
- HS khác bổ sung .
 + hàng thổ cẩm , đan gùi ,sọt ,rèn rìu , cuốc , xẻng ,
 + có màu sắc sặc sỡ
 + dùng làm thảm ,khăn,mũ ,túi ,
Hoạt động 3 : Khai thác khoáng sản
MT : Giúp HS nắm về việc khai thác khoáng sản của các dân tộc ở Hoàng Liên Sơn .
 - Quan sát hình 3 và đọc mục 3 SGK để trả lời các câu hỏi : 
 + Kể tên một số khoáng sản có ở Hoàng Liên Sơn .
 + Ở vùng núi Hoàng Liên Sơn hiện nay khoáng sản nào được khai thác nhiều nhất ?
 + Mô tả quy trình sản xuất phân lân .
 *NL: Tại sao chúng ta phải bảo vệ , giữ gìn và khai thác khoáng sản hợp lí ?
 + Ngoài khai thác khoáng sản , người dân miền núi còn khai thác gì ? 
 - Tổng kết lại những nghề nghiệp của người dân ở vùng núi Hoàng Liên Sơn và hỏi HS :
 + Người dân ở Hoàng Liên Sơn làm những nghề gì ? Nghề nào là nghề chính?
Hoạt động cá nhân .
- HS trả lời các câu hỏi trên ,bạn nhận xét ,bổ sung.
 + Nghề nông , nghề thủ công và khai thác khoáng sản . Trong đó , nghề nông là nghề chính .
4. Củng cố : (3’)
	- Giáo dục HS tự hào về kinh tế của các dân tộc ở Hoàng Liên Sơn .
 - Nhận xét tiết học .
 5. Dặn dò : (1’)
	- Học thuộc ghi nhớ 
 - Chuẩn bị : Xem trứơc bài Trung Du Bắc Bộ 
GÓP Ý BỔ SUNG
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Đạo đức (tiết 4)
VƯỢT KHÓ TRONG HỌC TẬP (tt)
I. MỤC TIÊU :
 1. Kiến thức : Nhận thức được : Mỗi người đều có thể gặp khó khăn trong cuộc sống và học tập . Cần phải có quyết tâm và tìm cách vượt qua khó khăn .
 2. Kĩ năng : Biết xác định những khó khăn trong học tập của bản thân và cách khắc phục . Biết quan tâm , chia sẻ , giúp đỡ những bạn có hoàn cảnh khó khăn .
 3. Thái độ : Quý trọng và học tập những tấm gương biết vượt khó trong cuộc sống và học tập .
II. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN :
	Các mẩu chuyện , tấm gương vượt khó trong học tập .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
 1. Khởi động : (1’) Hát . 
 2. Bài cũ : 
	- Nêu lại ghi nhớ bài học trước .
 - Nhận xét bài cũ .
 3. Bài mới : 
 a) Giới thiệu bài : 
 b) Các hoạt động : 
Hoạt động 1 : Gương sáng vượt khó 
MT : Giúp HS biết kể các tấm gương vượt khó trong học tập.
 - GV tổ chức cho HS kể những tấm gương vượt khó tronghọc tập mà em biết 
 - GV hỏi :
 + Khi gặp khó khăn trong học tập ,các bạn đó đã làm gì ?
 + Thế nào là vượt khó trong học tập ?
 + Vượt khó trong học tập giúp ta điều gì ?
 - GV kể cho HS câu chuyện vượt khó của bạn Lan – bạn nhỏ bị chất độcda cam để nêu gương.
Hoạt động cả lớp 
- HS kể những tấm gương vượt khó mà em biết.
- HS trả lời ,bạn nhận xét ,bổ sung .
 + Các bạn đã khắc phục kho khăn ,tiếp tục học tập.
 + Là biết khắc phục khó khăn ,tiếp tục học và phấn đấu đạt kết qủa tốt .
 + Giúp ta tự tin hơn , được mọi người quý mến .
Hoạt động 2 : Xử lý tình huống 
MT : Giúp HS rút ra được bài học qua việc trình bày các tư liệu .
 Yêu cầu các nhóm thảo luận giải quyết các tình huống sau :
 + Bố hứa với em nếu được điểm 10 , em sẽ được đi chơi công viên . Nhưng bài kiểm tra có bài 5 khó quá , em không làm được , em sẽ làm gì ?
 + Chẳng may ,hôm nay , em đánh mất sách vở , đồ dùng , em sẽ làm gì ?
 + Nhà em ở xa trường , hôm nay trời mưa rất to , đường trơn , em sẽ làm gì ?
 + Sáng nay , em bị sốt , lại có giờ kiểm tra học kì môn toán , em làm sao ?
 + Sắp đến giờ hẹn đi chơi , bài tập vẫn chưa xong , em làm thế nào ?
Hoạt động nhóm
- Các nhóm tiến hành thảo luận .
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả , nhóm khác nhận xét ,bổ sung .
 + Em chấp nhận không được điểm 10 và trung thực không nhìn bài của bạn, về nhà em sẽ đọc thêm sách vở .
 + Em sẽ báo với cô giáo , mượn các bạn hoặc xem chung và sẽ mua đồ dùng khác .
 + Em sẽ mặc áo mưa đến trường 
 + Em sẽ viết giấy phép gửi cô giáo và sẽ làm lại sau .
 + Em sẽ báo với bạn và hoãn lại vì cần phải làm xong bài tập	
Hoạt động 3 : Trò chơi Đ , S 
MT : Giúp HS trình bày được các tiểu phẩm đã chuẩn bị .
 - GV nêu luật chơi : 
 + Cô lần lượt đưa ra các câu tình huống , các em lắng nghe và nếu Đ giơ bảng đỏ, nếu S giơ bảng xanh.
 - GV dán băng giấy có các câu tình huống lên bảng :
 + Giờ học vẽ , Nam không có bút màu, Nam lấy của Mai để dùng 
 + Hôm nay , em xin nghỉ học vì làm cho xong bài tập 
 + Em làm bài dễ trước, bài khó sẽ suy nghĩ kỹ rồi làm sau 
 + Tuy trời rét nhưng vẫn thức dậy mặc áo ấm đi học 
 - GV nhận xét cách giải quyết tình huống tốt nhất.
 => Chốt : Vượt khó trong họctập là đức tính rất quý . Vì vậy , cô mong rằng các em sẽ khắc phục được mọi khó khăn học 
tập tốt hơn.
Hoạt động lớp
Hs thể hiện yư kiến qua thẻ.
 4. Củng cố : 
	- Giáo dục HS biết quý trọng , học tập những tấm gương vượt khó .
 - Nhận xét tiết học.
 5. Dặn dò :
GÓP Ý BỔ SUNG
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Tuần 4 : Khâu thường
I/ Mục tiêu :Cho HS biết cách cầm kim, lên kim , xuống kim khi khâu và đặc mũi khâu , dường khâu thường . HS biết cách khâu và khâu được các mũi hâu thường theo đường vạch dấu .
+ Rèn kĩ năng khâu thành thạo ; khâu đẹp và phát huy sự khéo léo của đôi tay
II/ Chuẩn bị : Tranh quy trình khâu thường 
III/ Hoạt động : Ổn định.Kiểm tra : KT dụng cụ tiết học 
Giáo viên 
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS quan sát và nhận xét mẫu 
 Cho HS xem bài mẫu chuẩn mực và cho HS biết được khâu thường còn được gọi là khâu tới, khâu luôn
Cho HS quan sát mặt phải ; mặt trái của của mẫu khâu thường kết hợp quan sát hình 3a; 3bvà nêu nhận xét
 Kết luận :Tóm lại : Khâu thường là kiểu khâu thế nào ?
Hoạt động 2: Hướng dẫn thao tác kĩ thuật 
 1/ Hướng dẫn một số thao tác khâu, thêu cơ bản
Gợi ý và giao việc :
 2/ Hướng dẫn kĩ thuật khâu thường 
Gợi ý quan sát và thực hiện :_ Hãy quan sát hình 3/12
_ Hãy quan sát hình 4và nêu cách vạch dấu đường khâu thường 
+ Hướng dẫn HS vạch đường khâu theo hai cách :
 _ Dùng thước kẻgạch trên vải ; Rút một sợi vải . . .
++ Tóm lại : _ Khâu thường được thực hiện thế nào?
 ** GV hướng dẫn :
+ Lần 1 : Hướng cẫn từng thao tác kết hợp với giải thích
+ Lần 2: hướng dẫn nhanh hơn. . .
 Hướng dẫn lại mũi và nút chỉ cuối đường khâu .
 ** Chú ý : _ Khâu từ phải sang trái
 _ Trong khi khâu hai tay phải hoạt động nhịp nhàngvới sự lên xuống của kim. . .
 _ Dùng kéo để cắt chỉ sau khi khâu.( Không dứt hoặc cắn. . .)
Học sinh
+ Chú ý quan sát và theo dõi hướng dẫn gợi ý của giáo viên
+ Quan sát và neu nhận xét 
 Ghi nhớ ( mục 1)
+ HS thực hiện theo Y/C 
 HS thực hiện theo Y/C 
+ Trình bày trước lớp 
+ Nhận xét góp ý . . .
+ Chú ý theo dõi 
+ Ghi nhớ mục 2
+ Chú ý theo dõi 
+ Khâu thử trên giấy . . .
Củng cố : Nhắc lại phần ghi nhớ (SGK)
Dặn dò : Chuẩn bị chu đáo ; tiết sau thực hành. . .
GÓP Ý BỔ SUNG
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 04.doc