Giáo án các môn học lớp 4 - Tuần 11 - Trường tiểu học Long Hữu A

Giáo án các môn học lớp 4 - Tuần 11 - Trường tiểu học Long Hữu A

Môn : Chính tả

NẾU CHÚNG MÌNH CÓ PHÉP LẠ( Nhớ – Viết)

PHÂN BIỆT s / x, dấu hỏi / dấu ngã

I.Mục tiêu:

1.Kiến thức:

-Nhớ – viết đúng bài chính tả, trình bày đúng các khổ 6 chữ của bài thơ Nếu chúng mình có phép lạ

2.Kĩ năng

-Làm đúng BT 3 (Viết lại chữ sai chính tả trong các câu đã cho ).Làm được bài tập 2 a

3. Thái độ:

-Trình bày bài cẩn thận, sạch sẽ.

-Có ý thức rèn chữ viết đẹp.

II.Chuẩn bị:

-Phiếu khổ to viết sẵn nội dung BT2a

 

doc 44 trang Người đăng minhanh10 Lượt xem 519Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn học lớp 4 - Tuần 11 - Trường tiểu học Long Hữu A", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày tháng năm 2013
Môn : Chính tả
NẾU CHÚNG MÌNH CÓ PHÉP LẠ( Nhớ – Viết)
PHÂN BIỆT s / x, dấu hỏi / dấu ngã 
I.Mục tiêu:
1.Kiến thức: 
-Nhớ – viết đúng bài chính tả, trình bày đúng các khổ 6 chữ của bài thơ Nếu chúng mình có phép lạ 
2.Kĩ năng
-Làm đúng BT 3 (Viết lại chữ sai chính tả trong các câu đã cho ).Làm được bài tập 2 a
3. Thái độ:
-Trình bày bài cẩn thận, sạch sẽ.
-Có ý thức rèn chữ viết đẹp.
II.Chuẩn bị:
-Phiếu khổ to viết sẵn nội dung BT2a
III.Các hoạt động dạy học chủ yếu	
Hoạt đông của giáo viên
1.Ổn định 
2.Bài mới: 
 a.Giới thiệu bài 
-GV nêu mục tiêu ,yêu cầu tiết học 
 b.Hướng dẫn HS nhớ - viết chính tả 
-GV mời HS đọc yêu cầu của bài
-Yêu cầu 2 HS đọc thuộc lòng đoạn thơ cần viết
-GV nhắc HS cách trình bày đoạn thơ, chú ý những chữ cần viết hoa, những chữ dễ viết sai chính tả
-Yêu cầu HS viết tập
-GV chấm bài 1 số HS & yêu cầu từng cặp HS đổi vở soát lỗi cho nhau
-GV nhận xét chung
 c.Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả 
Bài tập 2a:
-GV mời HS đọc yêu cầu của bài tập 2a
-GV dán 4 tờ phiếu đã viết nội dung truyện lên bảng, mời HS lên bảng làm thi
-GV nhận xét kết quả bài làm của HS, chốt lại lời giải đúng.
Bài tập 3:
-GV mời HS đọc yêu cầu của bài tập 3
-GV dán 4 tờ phiếu đã viết nội dung lên bảng, mời HS lên bảng làm thi 
-GV nhận xét kết quả làm bài
-GV lần lượt giải thích nghĩa của từng câu 
+ Tốt gỗ hơn tốt nước sơn: nước sơn là vẻ ngoài. Nước sơn đẹp mà gỗ xấu đồ vật chóng hỏng. Con người tâm tính tốt còn hơn chỉ đẹp mã vẻ ngoài.
+ Xấu người đẹp nết: Người vẻ ngoài xấu nhưng tính nết tốt.
+ Mùa hè cá sông, mùa đông cá bể: Mùa hè cá sống ở sông thì ngon. Mùa đông ăn cá sống ở biển thì ngon. 
+ Trăng mờ còn tỏ hơn sao / Dẫu rằng núi lở còn cao hơn đồi: Người ở địa vị cao, giỏi giang hay giàu có dù sa sút thế nào cũng còn hơn những người khác (Quan niệm này không hoàn toàn đúng đắn) 
4.Củng cố - Dặn dò: 
-GV nhận xét tinh thần, thái độ học tập của HS.
-Nhắc những HS viết sai chính tả ghi nhớ để không viết sai những từ đã học
-Chuẩn bị bài: Người chiến sĩ giàu nghị lực 
Hoạt động của học sinh
-Hát vui
-HS lắng nghe và nhắc lại tên bài 
-1 HS đọc to yêu cầu của bài, cả lớp đọc thầm
-2 HS đọc thuộc lòng bài thơ, các HS khác nhẩm theo
-HS luyện viết những từ ngữ dễ viết sai vào bảng con
-HS gấp SGK, nhớ lại đoạn thơ, tự viết bài
-HS đổi vở cho nhau để soát lỗi chính tả
-HS đọc yêu cầu của bài tập
-Cả lớp đọc thầm đoạn văn, làm bài vào vở 
+4 HS lên bảng làm vào phiếu
+Từng em đọc lại đoạn thơ đã hoàn chỉnh 
-Cả lớp nhận xét kết quả làm bài
+Cả lớp sửa bài theo lời giải đúng
-HS đọc yêu cầu của bài tập
-Làm bài vào vở 
+4 HS lên bảng thi làm vào phiếu
+Từng em đọc lại đoạn văn đã hoàn chỉnh 
-Cả lớp nhận xét kết quả làm bài
Cả lớp sửa bài theo lời giải đúng
-HS lắng ngh e
-HS lắng ngh e
Rút kinh nghiệm sau tiết dạy
Ngày Tháng Năm 2013
Môn: Địa lí
ÔN TẬP
I.Mục tiêu:
1.Kiến thức , Kĩ năng
-HS chỉ được dãy Hoàng Liên Sơn , đỉnh Phan –xi-păng , các cao Nguyên ở Tây nguyên , thành phố Đà Lạt trên bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam 
- Nêu một số đặc điểm tiêu biểu về thiên nhiên , địa hình , khí hậu , sông ngòi,của Hoàng Liên Sơn , Tây Nguyên , trung du Bắc Bộ 
 * Giảm tải : chỉ nêu một số đặc điểm tiêu biểu về thiên nhiên , địa hình , khí hậu , sông ngòi của Hoàng Liên Sơn , Tây Nguyên , Trung du Bắc Bộ .
	 3.Thái độ:
-Tự hào và yêu thích cảnh đẹp thiên nhiên của đất nước Việt Nam.
II.Chuẩn bị:
-Bản đồ tự nhiên Việt Nam.
-Phiếu học tập (Lược đồ trong SGK)
Đặc điểm
Hoàng Liên Sơn
Tây Nguyên
Thiên nhiên
-Địa hình
-Khí hậu
-Địa hình
-Khí hậu
Con người và các
Hoạt động sinh
Hoạt , sản xuất
-Dân tộc
-Trang phục
-Lễ hội
+Thời gian
+Tên một số lễ hội
+Hoạt động trong lễ hội
-Trồng trọt
-Nghề thủ công
-Khai thác khoáng sản
-Dân tộc
-Trang phục
-Lễ hội
+Thời gian
+Tên một số lễ hội
+Hoạt động trong lễ hội
-Trồng trọt
-Chăn nuôi 
-Khai thác sức nước và rừng 
III.Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt đông của giáo viên
1.Ổn định 
2,Kiểm tra : Thành phố Đà Lạt
-Đà Lạt nằm ở cao nguyên nào?
-Đà Lạt ở độ cao bao nhiêu?
-Với độ cao đó, Đà Lạt sẽ có khí hậu như thế nào?
-Kể tên các loại hoa, trái & rau xanh ở Đà Lạt?
-GV nhận xét , chấm điểm 
3.Bài mới: 
 a.Giới thiệu: 
-GV nêu nội dung và yêu cầu bài học.
-Ghi tên bài lên bảng: 
 b.Hoạt động1: Hoạt động cá nhân
-GV phát phiếu học tập cho HS 
-GV điều chỉnh lại phần làm việc của HS cho đúng.
 c.Hoạt động 2: Thảo luận nhóm
-GV yêu cầu HS thảo luận & hoàn thành câu 2,3
-GV nhận xét.
-GV kẻ sẵn bảng thống kê để HS lên bảng điền
-GV nhận xét 
4.Củng cố:
-GV cùng HS hệ thống lại bài 
-GV nhận xét tiết học 
5.Dặn dò: 
-Chuẩn bị bài: Đồng bằng Bắc Bộ.
Hoạt động của học sinh
-Hát vui
-HS trả lời 
-HS lắng nghe và nhắc lại tên bài :Ôn tập 
-HS tô màu da cam vào vị trí miền núi & trung du trên lược đồ.
-HS điền tên dãy núi Hoàng Liên Sơn, các cao nguyên ở Tây Nguyên & thành phố Đà Lạt.
-Đại diện vài HS báo cáo kết quả làm việc trước lớp
-HS lên bảng điền đúng các kiến thức vào bảng thống kê.
-HS thảo luận theo nhóm 
-Đại diện nhóm báo cáo kết quả làm việc trước lớp
-HS lần lược lên bảng điền 
-Lớp nhận xét 
Rút kinh nghiệm sau tiết dạy
Ngày Tháng Năm 2013
Môn : Kể chuyện
BÀN CHÂN KÌ DIỆU 
I.Mục tiêu:
1. Rèn kĩ năng nói:
-Dựa vào lời kể của GV & tranh minh hoạ, HS kể lại được câu chuyện Bàn chân kì diệu, phối hợp lời kể với điệu bộ, nét mặt một cách tự nhiên.
-Hiểu được ý nghĩa câu chuyện.:ca ngợi tấm gương Nguyễn Ngọc Ký (bị tàn tật nhưng khao khát học tập, giàu nghị lực, có ý chí vươn lên trong học tập và rèn luyện ) 
2.Rèn kĩ năng nghe
-Nghe , quan sát tranh để kể lại được từng đoạn , kể tiếp toàn bộ câu chuyện Bàn chân kì diệu 
-Chăm chú theo dõi bạn kể chuyện. Nhận xét, đánh giá đúng lời kể của bạn.
3. Thái độ:
-Có ý thức học tập tinh thần vươn lên của Nguyễn Ngọc Ký. 
II.Chuẩn bị:
-Tranh minh hoạ 
III.Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt đông của giáo viên
1Oån định 
2.Bài mới: 
 a.Giới thiệu bài 
-Trong tiết kể chuyện hôm nay, các em sẽ được nghe kể câu chuyện về tấm gương Nguyễn Ngọc Ký – một người nổi tiếng về nghị lực vượt khó ở nước ta. Bị liệt cả hai tay, bằng ý chí vươn lên, Nguyễn Ngọc Ký đã đạt được những điều mình mơ ước.
 b.HS nghe kể chuyện 
*GV kể lần 1
-GV kết hợp vừa kể vừa giải nghĩa từ 
-Giọng kể thong thả, chậm rãi. Chú ý nhấn giọng những từ ngữ gợi cảm, gợi tả về hình ảnh, hành động, quyết tâm của Nguyễn Ngọc Ký (thập thò, mềm nhũn, buông thõng, bất động, nhoè ướt, quay ngoắt, co quắp) 
*GV kể lần 2
-GV vừa kể vừa chỉ vào tranh minh hoạ 
*GV kể lần 3
 c.Hướng dẫn HS kể chuyện, trao đổi ý nghĩa câu chuyện 
* Hướng dẫn HS kể chuyện 
-GV mời HS đọc yêu cầu của từng bài tập 
*Yêu cầu HS kể chyện theo nhóm
 * Yêu cầu HS thi kể chuyện trước lớp
* Trao đổi ý nghĩa câu chuyện
-Yêu cầu HS trao đổi cùng bạn về nội dung, ý nghĩa câu chuyện 
-GV nhận xét, chốt lại 
-GV cùng cả lớp bình chọn bạn kể chuyện hay nhất, hiểu câu chuyện nhất 
4.Củng cố - Dặn dò: 
-GV nhận xét tiết học, khen ngợi những HS kể hay, nghe bạn chăm chú, nêu nhận xét chính xác
-Yêu cầu HS về nhà tập kể lại câu chuyện cho người thân.
-Chuẩn bị bài: Kể chuyện đã nghe, đã đọc 
Hoạt động của học sinh
-Hát vui 
-HS xem tranh minh hoạ, đọc thầm các yêu cầu của bài kể chuyện trong SGK
-HS nghe & giải nghĩa một số từ khó 
-HS nghe, kết hợp nhìn tranh minh hoạ 
-HS nghe
-HS đọc lần lượt từng yêu cầu của bài tập 
-HS kể từng đoạn câu chuyện theo nhóm tư (4 HS)
-Mỗi HS kể lại toàn bộ câu chuyện 
+Vài tốp HS thi kể chuyện từng đoạn theo tranh trước lớp
+Vài HS thi kể lại toàn bộ câu chuyện
-HS trao đổi, phát biểu
-HS nhận xét
-HS cùng GV bình chọn bạn kể chuyện hay nhất, hiểu câu chuyện nhất 
Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:
Ngày Tháng Năm 2013
Môn: Khoa học
BA THỂ CỦA NƯỚC 
I.Mục tiêu:
1.Kiến thức - Kĩ năng:
-Nêu được nước tồn tại ở ba thể :lỏng , khí , rắn 
-Làm thí nghiệm về sự chuyển thể của nước từ thể lỏng sang thể khí và ngược lại 
2.Thái độ:
-Tự giác thực hiện các thí nghiệm vệ sinh, an toàn cho bản thân & cho các bạn xung quanh.
 * BVMT : Một số đặc điểm chính của MT và tài nguyên thiên nhiên .( liên hệ bộ phận )
II.Đồ dùng dạy học:
-Hình vẽ trong SGK.Chai và một số vật chứa nước.
-Nguồn nhiệt (nến, đèn cồn,) và vật chịu nhiệt (chậu thuỷ tinh, ấm,).Nước đá, khăn lau bằng vải 
III.Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt đông của giáo viên
1.Ổn định 
2.Bài cũ: Nước có những tính chất gì?
-Yêu cầu HS nêu tính chất của nước & một số ứng dụng của những tính chất đó? 
-GV nhận xét, chấm điểm 
3.Bài mới:
a.Giới thiệu bài
-GV nêu nội dung và yêu cầu bài học.
-Ghi tên bài lên bảng: 
 b.Hoạt động 1: Tìm hiểu hiện tượng nước từ thể lỏng chuyển thành thể khí & ngược lại 
Mục tiêu: HS 
- Nêu ví dụ về nước ở thể lỏng hoặc thể khí.
- Thực hành chuyển nước từ thể lỏng sang thể khí, ngước lại ... 0
1324 x 20 = 1324 x (2 x 10) 
 = (1324 x 2) x 10
+Kết luận; Viết thêm chữ số 0 vào bên phải của tích 1324 x 2 (theo qui cách nhân một số với 10)
Vậy t có 1324 x 20 = 26480
-Từ đó: có cách đặc tính rồi tính như sau:
*Viết chữ số 0 vào hàng đơn vị của tích
* 2 nhân 4 bằng 8, viết 8 vào bên trái 0
* 2 nhân 2 bằng 4, viết 4 vào bên trái 8
* 2 nhân 3 bằng 6, viết 6 vào bên trái 4
* 2 nhân 1 bằng 2, viết 2 vào bên trái 6
x
 1324 
 20
----------
 26480
 c.Nhân các số só tận cùng là chữ số 0
- GV ghi lên bảng phép tính : 230 x 70
- GV nêu câu hỏi: Có thể nhân 230 với 70 như thế nào ? Hướng dẫn HS làm tương tự như ở trên.
230 x 70 =(23 x 10) x (7 x 10)
 = (23 x 7) x ( 10 x 10)
 = (23 x 7) x 100
Viết thêm 2 chữ số 0 vào bên phải tích của
 23 x 7 (theo quy tắc nhân một số với 100)
Vậy ta có: 230 x 70 = 16100
Từ đó có cách đặt tính rồi tính như sau:
 230 
*Viết 2 chữ số 0 vào hàng đơn vị và hàng chục của tích
* 7 nhân 3 bằng 21, viết 1 vào bên trái 0, nhớ hai.
* 7 nhân 2 bằng 14, thêm 2 bằng 16 , viết 16 vào bên trái 1
x 70 
-------
16100
 d.Thực hành
*Bài 1: Gọi HS phát biểu cách nhân một số với số có tận cùng là chữ số 0.
- Cho HS tự làm bài vào vở
- Cho HS nêu cách làm và kết quả
- GV nhận xét
*Bài 2: 
-Gọi HS phát biểu cách nhân các số có tận cùng là chữ số 0
- Cho HS làm bài
- Gọi HS nêu cách làm và kết quả.
- Cả lớp và GV nhận xét
*Bài 3: Gọi HS đọc bài toán rồi tóm tắt bài toán.
- Cho HS tự làm bài, chữa bài
- GV nhận xét
*Bài 4: Gọi HS đọc bài toán rồi tóm tắt bài toán.
- Cho HS tự làm bài, chữa bài
- Cả lớp và GV nhận xét
4. Củng cố dặn dò:
 - GV nhận xét tiết học - tuyên dương
 - Chuẩn bị tiết sau: Đề xi mét vuông
Hoạt động của học sinh
-Hát vui 
-2 HS lên bảng giải , lớp giải vào bảng con 
-HS lắng nghe và nhắc lại tên bài: “Nhân với số tận cùng là chữ số 0”
- Cả lớp theo dõi
+HS trảlời 
- 1 HS lên bảng làm
- Cả lớp thực hiện làm giấy nháp
1324 x (2 x 10) = (1324 x 2) x 10
 = 2648 x 10
 = 26480
- Cả lớp theo dõi
- 1 HS lên bảng tính
- Cả lớp làm vào giấy nháp.
230 x 70 =(23 x 10) x (7 x 10)
 = (23 x 7) x (10 x 10)
 = 161 x 100
 = 16100
-1 HS phát biểu cách nhân một số với số có tận cùng là chữ số 0.
- Cả lớp làm vào vở
- HS nêu cách làm
- HS nêu kết quả
 1342 13546 5642
x 40 x 30 x 200
53680 406380 1128400
- 1 HS phát biểu
- Cả lớp làm bài vào vở
- HS nêu cách làm
-HS trình bày kết quả
 1326 3450 1450
 x 300 x 20 x 800 
 397800 69000 1160000 
- 1 HS đọc to
- Cả lớp làm bài vào vở
- HS chữa bài
Bài giải
Ô-tô chở số gạo là:
50 x 30 = 1500 (kg)
Ô-tô chở số ngô là:
60 x 40 = 2400 (kg)
 Ô-tô chở số gạo và ngô là;
 1500 + 2400 = 3900 (kg)
 Đáp số: 3900 kg gạo và ngô
- 1 HS đọc to
- 1 HS làm bài trên bảng lớp
- Cả lớp làm bài vào vở
- HS chữa bài
Bài giải
Chiều dài tấm kính là:
30 x 2 = 60 (cm)
Diện tích của tấm kính là;
60 x 30 = 1800cm2
 Đáp số : 1800 cm2
Rút kinh nghiệm sau tiết dạy
Ngày tháng năm 2013
Môn :Toán
 ĐỀ-XI- MÉT VUÔNG
I.Mục tiêu;
	1.Kiến thức :Giúp HS 
-Biết đề-xi-mét vuông là đơn vị đo diện tích 
-Đọc viết đúng các số đo diện tích theo đơn vị đề-xi-mét vuông
-Biết được 1dm2 = 100 cm2.Bước đầu biết chuyển đổi từ dm2 sang cm2 và ngược lại 
 * BT : 1,2,3.
	2.Kĩ năng 
-Biết vận dụng để chuyển đổi từ dm2 sang cm2 và ngược lại 
II.Chuẩn bị :
-Bảng con 
- Hình vuông cạnh 1dm đã chia thành 100 ô vuông, mỗi ô vuông có diện tích 1cm2 
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt đông của giáo viên
1.Ổn định 
2.Bài cũ: “Nhân với số tận cùng là chữ số 0”
--Yêu cầu 2 HS lên bảng giải , lớp giải vào bảng con bài 1 
-GV nhận xét , chấm điểm 
3.Bài mới: 
a.Giới thiệu:
 -Các em sẽ được làm quen với 1 đơn vị đo diện tích khác và lớn hơn cm2 
 b. Giới thiệu đề-xi-mét vuông.
- GV giới thiệu: Để đo diện tích người ta còn dùng đơn vị đề-xi-mét vuông.
- HS lấy hình vuông cạnh 1 dm2 đã chuẩn bị, quan sát hình vuông, đo cạnh thấy đúng 1 dm .
- GV nói và chỉ vào bể mặt hình vuông: đề -xi - mét vuông là diện tích hình vuông có cạnh dài 1dm, ủãy là đề-xi-mét vuông.
- GV giới thiệu cách đọc và viết đề-xi-mét vuông: đề-xi-mét vuông viết tắt là: dm2 
- Cho HS quan sát để nhận biết: hình vuông cạnh 1dm được xếp đầy bởi 100 hình vuông nhỏ (diện tích 1cm2 ) từ đó nhận biết mối quan hệ: 1dm2 = 100 cm2 
 c.Thực hành
*Bài 1, 2:
- Luyện đọc và viết số đo diện tích theo đề-xi-mét vuông.
- Yêu cầu HS đọc và viết đúng các số đo diện tích và ký hiệu đề-xi-mét vuông
*Bài tập 3:
- GV yêu cầu HS quan sát.
- Cho HS nhắc lại mối hệ giữa dm2 và cm2 .
- Chú ý khi đổi đơn vị lớn ra đơn vị bé: 
 48 dm2 = ... cm2 
- Cho HS dựa vào nhận xét:
-Cho HS làm bài vào vở
-Cho HS chữa bài
4.Củng cố dặn dò:
 - GV tổng kết tiết học –tuyên dương
 - Về nhà làm lại các bài tập.
 - Chuẩn bị tiết sau: Mét vuông 
Hoạt động của học sinh
Hát vui 
-2 HS lên bảng giải , lớp giải vào bảng con 
-HS lắng nghe và nhắc lại tên bài: Đề xi mét vuông
- Cả lớp lắng nghe
- Cả lớp lấy hình vuông có cạnh là 1 dm2.
-HS lắng nghe 
-2 HS đọc: đề-xi-mét vuông viết tắt là: dm2
- Cả lớp quan sát và theo dõi
- Cả lớp luyện đọc và viết số đo diện tích dm2.
- HS quan sát
- 1 HS nhắc lại mối quan hệ
- Cả lớp lắng nghe
- 1 HS nhận xét
 48 dm2 = 1 dm2 x 48 = 100 cm2 x 48 = 4800. Khi đổi từ đơn vị bé ra đơn vị lớn.
2000 cm2 =...dm2
HS dựa vào cách chia nhẫm cho 100
- Cả lớp làm bài vào vở
- HS chữa bài
 1 dm2 = 100 cm2 
 100 cm2 =... dm2 
 48 dm2 = 4800 cm2 
2000 cm2 = 200 dm2
1997 dm2 = 199700 cm2 
9900 cm2 = 99 dm2
Rút kinh nghiệm sau tiết dạy
Ngày tháng năm 2013
Môn :Toán
 MÉT VUÔNG
I.Mục tiêu;
 	 1.Kiến thức :Giúp HS
 -Mét vuông là đơn vị đo diện tích. Đọc viết được “mét vuông “ “m2 “
- Biết được 1 m2 = 100 dm2 và ngược lại. Bước đầu biết chuyển đổi từ m2 sang cm2 , dm2
 * BT : 1,2 (cột 1) ,3 .
2.Kĩ năng 
-Biết vận dụng để chuyển đổi từ từ m2 sang cm2 , dm2
II.Chuẩn bị :
-GV chuẩn bị hình vẽ biểu diễn hình vuông có cạnh bằng 1 m (kẻ ô vuông gồm 100 hình vuông 1dm2)
-HS chuẩn bị giấy kẻ ô vuông (1cm x 1cm) & các đồ dùng học tập khác (thước, ê ke)
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt đông của giáo viên
1.Ổn định 
2.Bài cũ: Đề xi mét vuông
-Yêu cầu 3 HS lên bảng giải , lớp giải vào bảng con bài 3 
-GV nhận xét , chấm điểm 
3.Bài mới: 
a.Giới thiệu:
- Các em sẽ được làm quen với một đơn vị đo diện tích khác, lớn hơn các đơn vị đo diện tích đã học, Đó là mét vuông.
 b. Giới thiệu mét vuông
- GV giới thiệu: cùng với cm2 và dm2, để đo diện tích người ta còn dùng đơn vị m2 .
- GV chỉ hình vuông đã chuẩn bị, yêu cầu tất cả HS quan sát.
- GV nói: m2 là diện tích của hình vuông có cạnh dài 1 mét.
- GV giới thiệu cách đọc và viết mét vuông:
Mét vuông viết tắt là m2 .
- HS quan sát hình vuông. 
-Cho HS đếm số ô vuông 1 dm2 có trong hình vuông
c. Thực hành
*Bài 1:
-GV yêu cầu HS hiểu đề bài và tự làm bài
- GV yêu cầu HS đọc kết quả từng câu và các HS khác nhận xét
- GV chữa bài và kết luận chung
*Bài 2:
-GV yêu cầu HS hiểu đề bài và tự làm bài
- GV yêu cầu HS đọc kết quả từng câu và các HS khác nhận xét
- GV chữa bài và kết luận chung
*Bài 3:
- GV yêu cầu HS đọc kĩ bài toán
- HS làm bài
-GV nhận xét bài làm
4.Củng cố dặn dò:
 -GV nhận xét - tuyên dương
- Chuẩn bị bài sau: Nhân mốt số với một tổng
Hoạt động của học sinh
-Hát vui 
-3 HS lên bảng giải , lớp giải vào bảng con 
-HS lắng nghe và nhắc lại tên bài:Mét vuông 
- Cả lớp lắng nghe
- Cả lớp quan sát hình vuông.
- Cả lớp lắng nghe.
- 1 HS lập lại
- Cả lớp quan sát hình vuông
-HS đếm số ô vuông 1 dm2 có trong hình vuông và phát hiện mối quan hệ:
 1m2 = 100dm2 và ngược lại
- HS làm bài
- HS nêu kết quả
- HS làm bài
- HS nêu kết quả
 1 m2 = 100 dm2
100 dm2 = 1 m2
 1 m2 = 10000 cm2 
10000 cm2 = 1 m2
400 dm2 = 4 m2
2110 m2 = 211000 dm2
15 m2 = 150000 cm2 
10 dm2 2 cm2 = 1002 cm2 
- HS đọc bài toán
- Cả lớp làm bài vào vở
- HS chữa bài
Bài giải
Diện tích của một viên gạcg lát nền
 30 x 30 = 900 (cm2)
Diện tích căn phòng bằng diện tích số viên gạch lát nền, vậy diện tích của căn phòng là:
 900 x 200 = 180000(cm2)
 180000cm2 = 18m2
 Đáp số; 18m2
Rút kinh nghiệm sau tiết dạy
Ngày Tháng Năm 2013
 SINH HOẠT LỚP TUẦN 11
A. Mục tiêu:
- Đánh giá kết quả đạt được và chưa đạt.
- Đề ra phương hướng phấn đấu tuần tới và kế hoạch tuần tới; Biện pháp thực hiện.
B. Chuẩn bị:
- Giáo viên: Nhận xét chung
- Học sinh: Tổ trưởng, lớp trưởng, lớp phó học tập, lớp phó lao động, lớp phó văn thể chuẩn bị báo cáo.
C. Sinh hoạt:
- Tổ trưởng báo cáo.
- Các lớp phó báo cáo.
- Lớp trưởng tổng kết.
1/ Chuyên cần:
 - Tốt:	
 - Chưa tốt:	
2/Trang phục:
 -Tốt:	
 - Chưa tốt:	
3/Giao tiếp:
 - Tốt:	
 - Chưa tốt:	
4/ Học tập:
 * Soạn tập vở:
 -Tốt:	
 - Chưa tốt:	
 * Học thuộc bài:
 - Tốt:	
 - Chưa tốt:	
 * Bài tập:
 - Tốt:	
 - Chưa tốt:	
 * Ngoại khoá:
 - Tốt:	
 - Chưa tốt:	
 5/ Vệ sinh:
 - Tốt:	
 - Chưa tốt:	
 6/ATGT + ATTP:
 - Tốt:	
 - Chưa tốt:	
 7/ Truy bài 15’:
 - Tốt:	
 - Chưa tốt:	
 8/ Trong giờ học:
 - Tập trung:	
 - Chưa tập trung:	
 D. Dặn dò :
 Phát huy việc làm tốt
 Khắc phục việc làm chưa tốt . 

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 11 KNS moi truong.doc