Giáo án các môn lớp 4 - Tuần 6 - Trường TH Kim Châu

Giáo án các môn lớp 4 - Tuần 6 - Trường TH Kim Châu

TUẦN 6 : Thứ hai ngày 23 tháng 9 năm 2013

Tập đọc ( tiết 11 ) : NỖI DẰN VẶT CỦA AN – ĐRÂY – CA

I. Mục tiêu: -Đọc rành mạch, trôi chảy toàn bài. Biết đọc với giọng kể chậm rãi, tình cảm, bước đầu phận biệt lời nhận vật với lời người kể chuyện.

- Hiểu nội dung truyện: Nỗi dằn vặt của An – đrây – ca thể hiện trong tình yêu thương, ý thức trách nhiệm với người thân, lòng trung thực và sự nghiêm khắc với lỗi lầm của bản thân.(trả lời được các câu hỏi sgk)

- Tăng cường tiếng Việt : Hướng dẫn HS hiểu thêm một số từ khó trong bài ngoài phần chú giải .

*GDKNS: -Giao tiếp: ứng xử lịch sự trong giao tiếp.

 -Thể hiện sự cảm thông.

 -Xác định giá trị.

II. Phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực: -Trải nghiệm; thảo luận nhóm

 

doc 25 trang Người đăng minhanh10 Lượt xem 642Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn lớp 4 - Tuần 6 - Trường TH Kim Châu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thanh Tùng Kính chào các bạn !
 Nay rổi rải thanh tùng xin tặng những qúy bạn nào yêu thích giáo án của thanh tùng giáo án tuần 6 soan có kĩ năng sống, có điều chỉnh và có cả tăng cường tiếng Việt đầy đủ .
TUẦN 6 : Thứ hai ngày 23 tháng 9 năm 2013 
Tập đọc ( tiết 11 ) : NỖI DẰN VẶT CỦA AN – ĐRÂY – CA
I. Mục tiêu: -Đọc rành mạch, trôi chảy toàn bài. Biết đọc với giọng kể chậm rãi, tình cảm, bước đầu phận biệt lời nhận vật với lời người kể chuyện.
- Hiểu nội dung truyện: Nỗi dằn vặt của An – đrây – ca thể hiện trong tình yêu thương, ý thức trách nhiệm với người thân, lòng trung thực và sự nghiêm khắc với lỗi lầm của bản thân.(trả lời được các câu hỏi sgk)
- Tăng cường tiếng Việt : Hướng dẫn HS hiểu thêm một số từ khó trong bài ngoài phần chú giải .
*GDKNS: -Giao tiếp: ứng xử lịch sự trong giao tiếp.
	-Thể hiện sự cảm thông.
	-Xác định giá trị.
II. Phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực: -Trải nghiệm; thảo luận nhóm .
III. Đồ dùng dạy học: - GV Tranh minh hoạ SGK ; Bảng phụ .
IV. Các hoạt động dạy học ( 40 phút ).
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Ổn định tổ chức : 
2.Bài cũ : -Đọc thuộc lòng bài thơ “Gà Trống và Cáo”, 
Trả lời câu hỏi liên quan đến nội dung bài.
3.Bài mới : Giới thiệu bài
a.Hướng dẫn luyện đọc
- HS đọc chia đoạn ( 2 đoạn )
-§ọc nối tiếp đoạn kết hợp sửa lỗi phát âm và giải nghĩa từ: “Dằn vặt”
- Luyện đọc theo nhóm
- §ọc toàn bài
- GV đọc mẫu toàn bài.
b.Tìm hiểu nội dung bài:
- HS đọc đoạn 1 – trả lời câu hỏi
+ An – đrây – ca đã làm gì trên đường đi mua thuốc cho ông? 
-HS đọc đoạn 2, trả lời câu hỏi:
+ Chuyện gì xảy ra khi An- đrây – ca mang thuốc về nhà? 
+ An – đrây – ca đã tự dằn vặt mình như thế nào? 
- HS đọc lại toàn bài, trả lời câu hỏi
+ Câu chuyện cho ta thấy An – đrây – ca là người như thế nào? 
- HS nêu nội dung 
- Nhận xét, bổ sung, ghi bảng
c. Luyện đọc diễn cảm:
- Đọc diễn cảm đoạn 2, nhắc nhở HS ngắt nghỉ, nhấn giọng.
- Tổ chức cho HS đọc diễn cảm đoạn 2 – nhận xét.
5.Củng cố, dặn dò:
- Củng cố bài, nhận xét tiết học.
- Gọi 2 HS nêu lại nội dung của bài.
2 HS đọc và trả 
- 1 HS đọc, chia đoạn
Đoạn 1: Từ đầu đến “mang về nhà”
Đoạn 2: Phần còn lại
- 2 HS đọc nối tiếp 
- Đọc theo nhóm 2
- 2 HS đọc toàn bài
- Nhận xét, lắng nghe
-Lắng nghe, lớp đọc thầm
- Lớp đọc thầm trả lời
-Nhập cuộc với các bạn chơi bãng.
- Lớp đọc thầm, trả lời
-Mẹ khóc nấc lên: Ông đã qua đời.
-Tại mình mải chơi không mua thuốc về cho ông kịp thời nên ông đã qua đời.
-Rất có ý thức trách nhiệm, trung thực và nghiêm khắc với bản thân.
- HS nêu 
- 2 HS đọc nội dung
Nội dung: Câu chuyện cho ta thấy nỗi dằn vặt của An – đrây – ca, tình cảm yêu thương và ý thức trách nhiệm đối với người thân
- Lắng nghe
- 2 HS đọc, nhận xét 
 ..
Toán ( tiết 26 ) : LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu: -Đọc được một số thông tin trên biểu đồ.
- Bài tập cần làm : Bài 1,2. HSK-G: Bài 3
- GDHS : Chăm chỉ học tập .
II. Đồ dùng dạy học: - GV: Kẻ sẵn biểu đồ bài tập 3; Sgk + thước kẻ
III. Các hoạt động dạy học ( 40 phút ) .
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Ổn định tổ chức : 
2.Bài cũ : Bài tập 2b (SGK trang 32)
3.Bài mới : - Giới thiệu, ghi đầu bài
+Luyện tập về biểu đồ
Bài 1: Dựa vào biểu đồ hãy điền Đ hoặc S vào ô trống
- HS đọc bài tập và quan sát biểu đồ
- HS tìm hiểu nội dung trong biểu đồ
- HS làm bài, 1 số HS chữa bài
- Kết luận bài làm đúng:
Bài 2: Quan sát biểu đồ trả lời câu hỏi
- HS đọc bài tập, quan sát biểu đồ
- Hướng dẫn tổ chức cho HS làm bài
- Chấm chữa bài
Bài 3: Vẽ tiếp biểu đồ
- HS nêu yêu cầu và quan sát biểu đồ
- Hướng dẫn HS vẽ tiếp biểu đồ
- Tổ chức cho HS vẽ biểu đồ hình cột về số cá đánh được ở tháng 2 và tháng 3
- Kiểm tra, nhận xét 
4.Củng cố, dặn dò:
- Củng cố bài, nhận xét tiết học.
- GV nhận xét thái độ học tập của Hs và tuyên dương một số em.
- 1HS làm
- HS đọc và quan sát biểu đồ .
- 4 HS nêu miệng kết quả
1. S ; 2. Đ ; 3. Đ ; 4. Đ
- 1 HS đọc bài, quan sát biểu đồ .
- Lắng nghe, làm bài vào vở
a) Tháng 7 có 18 ngày mưa
b) Tháng 8 mưa nhiều hơn tháng 9 số ngày là: 15 - 3 = 12 ( ngày )
c) Số ngày mưa trung bình mỗi tháng là: (18 + 15 + 3) : 3 = 12 (ngày)
 Đáp số : a, 18 ngày; 
 b, 12 ngày. c, 12 ngày.
- 1 HS nêu yêu cầu ở SGK 
- Theo dõi
- Vẽ vào SGK . 1 HS lên bảng vẽ.
- Tháng 2: 2 tấn
- Tháng 3: 6 tấn
Đạo đức ( tiết 6 ) : BIẾT BÀY TỎ Ý KIẾN (tiếp theo); ( Đ/C ).
I. Mục tiêu:: -Biết được: Trẻ em cần phải được bày tỏ ý kiến về những vấn đề có liên quan đến trẻ em.
-Bước đầu biết bày tỏ ý kiến của bản thân, lắng nghe, tôn trọng ý kiến người khác.
- Tăng cường tiếng Việt:- Hướng dẫn cho học sinh một số vốn từ khi bày tỏ ý kiến cho mọi người nghe dễ hiểu rõ nội dung muốn truyền đạt.
- GDHS : Mạnh dạn bày tỏ ý kiến và lắng nghe ý kiến hay, đúng của người khác .
*KNS:	-Kĩ năng trình bày ý kiến ở gia đình và lớp học.
	-Kĩ năng lắng nghe người khác trình bày ý kiến.
	-Kĩ năng kiềm chế cảm xúc.
	-Kĩ năng biết tôn trọng và thể hiện sự tự tin.
II.Phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực : Trình bày 1 phút, thảo luận nhóm .
III. Đồ dùng dạy học:- GV: trò chơi ( nếu có )- HS: Vở bài tập
IV. Các hoạt động dạy học: ( Đ/C Không yêu cầu học sinh lựa chọn phương án phân vân trong các tình huống bày tỏ thái độ của mình về các ý kiến: tán thành, phân vân hay không tán thành mà chỉ có tán thành hay không tán thành.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Ổn định tổ chức : 
2.Bài cũ: - Nêu phần ghi nhớ bài “Biết bày tỏ ý kiến”.
3. Bài mới : GV giới thiệu bài, ghi mục bài.
Hoạt động 1: Em sẽ nói thế nào?
Bước 1:Tiểu phẩm
“ Một buổi tối trong gia đình bạn Hoa”
- Yêu cầu các nhóm lên đóng vai tiểu phẩm
Bước 2: học sinh thảo luận, trình bày
+ Em có nhận xét gì về ý kiến của mẹ Hoa, bố Hoa về việc học tập của Hoa?
+ Hoa có ý kiến như thế nào? 
+ Ý kiến đó có phù hợp không? 
- Nhận xét, kết luận.
Hoạt động 2: Trò chơi “Phóng viên”
-Phát biểu được ý kiến của bản thân về các vấn đề BT3 đưa ra.
Bước 1:Yêu cầu HS đóng vai phóng viên lên phỏng vấn các bạn theo câu hỏi bài tập 3
- GV chia lớp làm hai nhóm.
GV kết luận:+ Trẻ em có quyền bày tỏ ý kiến 
+ Các ý kiến phù hợp của các em phải được tôn trọng
+ Trẻ em phải biết lắng nghe và tôn trọng ý kiến của người khác.
4.Củng cố, dặn dò:-Nhận xét tiết học.
- Tham gia ý kiến với cha mẹ về các vấn đề liên quan đến bản thân.
-2 HS nêu
- Cả lớp theo dõi
- 2 nhóm lên đóng vai- Bạn khác nhận xét 
- Đại diện nhóm trình bày
-Hoa không muốn bỏ học, chỉ đi học một buổi còn một buổi phụ giúp mẹ. Ý kiến của Hoa là phù hợp.
- Lắng nghe
- 3 HS lần lượt lên bảng làm phóng viên
- HS hoạt động nhóm 2
- Lắng nghe
-HS chú ý
 ......................................................................................
Thứ ba ngày 24 tháng 9 năm 2013
Kể chuyện ( tiết 6 ) : KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC
I. Mục tiêu: -Dựa vào gợi ý (sgk), biết chọn và kể lại được câu chuyện đã nghe, đã đọc, nói về lòng tự trọng.
-Hiểu câu chuyện và nêu được nội dung chính của truyện.
- Tăng cường tiếng Việt : Cung cấp cho học sinh một số vốn từ để sử dụng khi diễn ý câu chuyện làm cho nghười nghe hứng thú.
- GDHS : Mạnh dạn , tự tin trước tập thể .
II. Đồ dùng dạy học: - GV xem kĩ gợi ý kể chuyện trong SGK trang 58
III. Các hoạt động dạy học ( 40 phút ).
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Ổn định tổ chức : 
2.Bài cũ: - Kể câu chuyện đã nghe, đã đọc về tính trung thực
3.Bài mới : - Giới thiệu, ghi đầu bài
a. Hướng dẫn học sinh tìm hiểu đề
Đề bài: Kể một câu chuyện về lòng tự trọng mà em đã được nghe được đọc
- HS đọc đề bài
- HS đọc các gợi ý
- Lưu ý cho HS: Ngoài những truyện nêu ở gợi ý 2 nên chọn truyện ngoài SGK.
- HS nói tên câu chuyện sẽ kể 
- HS đọc lại gợi ý 3
b.Tổ chức cho HS kể chuyện, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện:
- Kể theo nhóm trao đổi về ý nghĩa 
+ Lưu ý: Truyện dài thì kể 1, 2 đoạn
- HS kể trước lớp
- Mỗi HS kể xong cùng với bạn trao đổi về nội dung và ý nghĩa câu chuyện
- Cùng cả lớp nhận xét, đánh giá, bình chọn bạn kể hay, nêu câu hỏi hay.
4.Củng cố, dặn dò: 
- Củng cố bài, nhận xét tiết học.
- Gọi Hs nhắc lại cách kể chuyện .
- Hát
-2 HS kể truớc lớp
- 1 HS đọc đề
- 4 HS đọc 4 gợi ý SGK, lớp đọc thầm
- Lắng nghe
- 4 – 5 HS nối tiếp nói
- Kể, trao đổi ý nghĩa theo nhóm 2
- 4 – 5 HS thi kể chuyện trước lớp.
 ......................................................................................
Toán ( tiết 27 ) LUYỆN TẬP CHUNG ( Đ/C ).
I. Mục tiêu: -Viết, đọc, so sánh được các số tự nhiên; nêu được giá trị của chữ số trong một số.
-Đọc được thông tin trên biểu đồ cột.
-Xác định được một năm thuộc thế kỉ nào.
-BT cần làm: Bài 1,2a,c; bài 3a,b,c; Bài 4.HSK-G: Bài 2b,d, Bài 3d, Bài 4c, bài 5.
- GDHS : Yêu thích học toán .
II. Đồ dùng dạy học: - HS: Bảng con
III. Các hoạt động dạy học ( 40 phút ). ( Đ/C Không làm bài tập 2 ).
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Ổn định tổ chức : 
2.Bài cũ:-Làm bài 2 – ý b (trang 34)
3.Bài mới : - Giới thiệu, ghi đầu bài
a. Hướng dẫn học sinh luyện tập.
Bài 1 - HS nêu yêu cầu bài tập 
- HS tự làm bài rồi chữa bài 
-Nhậ xét
-Hai số liền kề hơn kém nhau bao nhiêu đơn vị?
- Viết số lên bảng, gọi HS đọc số, nêu giá trị của chữ số 2 ở mỗi số
- GV nhận xét 
Bài 2: Viết số thích hợp vào ô trống
- Đ/ C Không làm bài tập 2.
Bài 3: Dựa vào biểu đồ viết vào chỗ chấm
- 1 HS nêu yêu cầu bài tập
- HS quan sát biểu đồ tìm hiểu yêu cầu rồi tự làm bài.
- HS chữa bài
- Chốt lại ý đúng
Bài 4: -HS nêu yêu cầu
-HS trả lời câu hỏi.
- GV chốt kết quả đúng .
Bài 5: Tìm số tròn trăm x, biết:
 540 < x < 870
- HS nêu yêu cầu 
- Học sinh tự làm bài
- Chấm chữa bài
4.Củng cố, dặn dò:
- Củng cố bài, nhận xét tiết học
-2 HS
- 1 HS nêu yêu cầu 
- HS viết kết quả vào bảng con.
- a) 2835918 ; b) 2835916
c) Giá trị chữ số 2 là: 2000000
+ Số 7 283 096: Giá trị của chữ số 2
 là : 200 000
+ Số 82 360 945: Giá trị của chữ số 2 
là : 2 000 000
+ Số 1 547 238: Giá trị của chữ số 2 là : 200
- 1 HS nêu yêu cầu bài tập
- Quan sát, trả lời
a) 3; 3A; 3B; 3C
b) .18.
 .27.
 .21
c) .3B.; 3A..
d) ..22..
-HS nêu yêu cầu
a, năm 2000 thuộc thế kỉ thứ XX.
B, Năm 2005 thuộc thế lỉ thứ XXI
c, Thế kỉ XXI kéo dài từ năm 2001 đến 2100.
- 1 HS nêu yêu cầu
- HS làm bài vào vở
- Theo dõi
- Các số tròn trăm lớn hơn 540 và bé hơn 870 là: 600; 700; 800
Vậy x là: 600; 700; 800
 ........................................ ... vào vở
- Lắng nghe
- Thảo luận để tìm ra cái hay của đoạn thư
 ............................................................................................
Thứ sáu ngày 27 tháng 9 năm 2013
Luyện từ và câu ( tiết 12 ) : MỞ RỘNG VỐN TỪ: 
 TRUNG THỰC – TỰ TRỌNG
I.Mục tiêu: -Biết thêm được nghĩa một số từ ngữ về chủ điểm: Trung thực – Tự trọng ( BT1, 2); bước đầu biết sắp xếp các từ hán Việt có tiếng "trung" theo hai nhóm nghĩa ( BT3) và đặt được câu với một từ trong nhóm ( BT4 ) .
- HS giải đúng các bài tập quy định
-Tăng cường tiếng Việt :- Hướng dần HS hiểu nghĩa một số từ như : trung nghĩa, trung hậu, trung thực,....
- GDHS sử dụng từ đúng, hay trong giao tiếp
II. Đồ dùng dạy học: - GV: Bảng lớp chép sẵn BT2
III. Các hoạt động dạy học ( 40 phút ).
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Ổn định tổ chức :
2.Bài cũ:-Viết 5 DT chung chỉ các đồ dùng
- Viết 3 danh từ riêng 
3. Bài mới :Giới thiệu,ghi đầu bài
 Bài tập 1: Chọn từ thích hợp cho trong ngoặc đơn để điền vào ô trống trong đoạn văn sau (SGK)
- Gọi HS nêu yêu cầu bài tập 
-HS đọc các từ để chọn và đoạn văn
- Tổ chức cho HS làm bài, nêu kết quả
- Nhận xét, chốt lại bài đúng
- 1 HS đọc lại đoạn văn
- Tóm tắt nội dung đoạn văn
Bài tập 2: Chọn từ ứng với mỗi nghĩa
- Gọi 1 HS nêu yêu cầu bài tập
-HS làm bài
- Chữa bài trên bảng lớp chốt lời giải đúng
Bài tập 3: Xếp các từ ghép 
- HS nêu yêu cầu bài tập
- Tổ chức cho HS làm bài theo nhóm
- Gọi HS trình bày
- Nhận xét, chốt lại ý đúng
Bài tập 4: Đặt câu với 1 từ đã cho ở BT3 
- Gọi 1 HS nêu yêu cầu 
- Tự đặt câu
- Gọi HS trình bày, GV nhận xét 
4.Củng cố, dặn dò:- Củng cố bài, nhận xét tiết học .Dặn học sinh về nhà xem lại các bài tập.
- HS cả lớp hát .
- 2 HS
- 1 HS nêu yêu cầu 
- Đọc thầm đoạn văn
- Làm vào vở bài tập
+ Thứ tự các từ để điền là: tự trọng, tự kiêu, tự ti, tự tin, tự ái, tự hào.
- 1 HS nêu yêu cầu 
- Làm nhóm 2
- Một lòng một dạ  nào đó là trung thành
- Trước sau  lay chuyển nổi trung kiên
- Một lòng  việc nghĩa trung nghĩa
- Ăn ở  như một trung hậu
- Ngay thẳng  trung thực
- 1 HS nêu yêu cầu 
- Làm bài theo nhóm 4
- Đại diện nhóm trình bày
a) trung thu, trung tâm, trung bình
b) trung thành, trung nghĩa, trung thực, trung hậu, trung kiên
- 1 HS nêu yêu cầu 
- Đặt câu ghi vào vở bài tập 
- Nối tiếp nhau đọc c©u
 ...........................................................................................
Tập làm văn( tiết 12 ) : LUYỆN TẬP XÂY DỰNG ĐOẠN VĂN KỂ CHUYỆN
I.Mục tiêu : - Dựa vào 6 tranh minh họa truyện: Ba lưỡi rìu và lời dẫn giải dưới tranh để kể lại được cốt truyện (BT1)
-Biết phát triển ý nêu dưới 2,3 tranh để tạo thành 2, 3 đoạn văn kể chuyện (BT2)
- Tăng cường tiếng Việt : Cung cấp cho học sinh một số vốn từ để sử dụng khi quan sát tranh - kể chuyện .
- GDHS : Chăm chỉ học tập .
II.Đồ dùng dạy học: - GV:Tranh minh hoạ truyện, bảng lớp viết sẵn câu trả lời cho tranh 2, 3, 4, 5, 6 (SGK)
III.Các hoạt động dạy học ( 40 phút ).
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Ổn định tổ chức :
2.Bài cũ: - Kể lại câu chuyện đã nghe, đã đọc về lòng tự trọng.
3.Bài mới :Giới thiệu,ghi đầu bài
a.Kể chuyện theo tranh, truyện: Ba lưỡi rìu 
Bài tập1: Dựa vào tranh và lời kể dưới tranh kể lại cốt truyện Ba lưỡi rìu.
-HS nêu yêu cầu bài tập
- HS đọc phần lời dưới mỗi tranh
- HS quan sát tranh, trả lời câu hỏi
+ Truyện có mấy nhân vật? 
+ Nội dung truyện nói điều gì? 
-HS kể lại cốt truyện “Ba lưỡi rìu” theo nhóm
- HS thi kể (sử dụng tranh)
 b.Phát triển ý thành đoạn văn
Bài 2: Phát biểu ý kiến mỗi tranh thành đoạn văn kể chuyện
- HS đọc yêu cầu 
- Hướng dẫn HS cách thực hiện
+Để thực hiện được bài tập 2 các em cần quan sát kĩ tranh, hình dung ra nhân vật trong tranh đang làm gì? nói gì? 
- Hướng dẫn HS làm mẫu tranh 1
-HS trả lời câu hỏi
+ Nhân vật làm gì? nói gì?
+ Nêu ngoại hình nhân vật?
- Nhận xét chốt lời giải đúng
- HS tập xây dựng đoạn văn, nhận xét
- Chốt ý đúng
- Hướng dẫn HS thực hành phát triển ý thành đoạn văn kể chuyện
Kết luận: như phần trả lời đã ghi ở bảng lớp
-HS kể chuyện theo nhóm
- Tổ chức cho HS thi kể chuyện
+ Kể từng đoạn
+ Kể toàn câu chuyện
-Giáo viên,cả lớp bình chọn bạn kể hay nhất
4. Củng cố, dặn dò:
- Củng cố bài, nhận xét tiết học
- Dặn học sinh về viết lại câu chuyện đã kể.
- Hát
- 2 HS kể chuyện
- Cả lớp theo dõi
- 1 HS nêu, lớp theo dõi
- 6 HS nối tiếp đọc ở SGK 
- 2 nhân vật .
- Ông tiên thử thách chàng tiều phu về tính thật thà.
- Kể theo nhóm 2
- 2, 3 học sinh kể lại cốt truyện
- Đọc SGK 
- Theo dõi
- Quan sát tranh 1 
- 1 HS đọc lời dẫn cả lớp đọc thầm, nối tiếp nhau trả lời
- Nhận xét 
- Lắng nghe
- 2 HS xây dựng, lớp nhận xét 
- Lắng nghe
- Nối tiếp nhau phát biểu ý về từng tranh
- Theo dõi
- Kể theo nhóm 2, phát triển ý, xây dựng từng đoạn văn
- 2 HS kể
- 2 HS kể
- HS thi kể chuyện .
 ..................................................................................
Toán ( tiết 30 ) : PHÉP TRỪ
I.Mục tiêu: -Biết đặt tính và biết thực hiện phép cộng các số có đến sáu chữ số không nhớ hoặc có nhớ không quá 3 lượt và không liên tiếp.
- Bài tập cần làm: Bài 1,2(dòng 1), Bài 3. HSK-G:Bài 4
- GDHS : Tính cẩn thận ,chính xác .
II.Đồ dùng dạy học: -HS: Bảng con
III.Các hoạt động dạy học ( 40 phút ).
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Ổn định tổ chức :
2.Bài cũ: - Đặt tính rồi tính: 
a) 57696 + 814 ; b) 793575 + 6425
3.Bài mới :Giới thiệu,ghi đầu bài
a.Củng cố về cách thực hiện phép trừ
 a) 865279 – 450237 = ?
- HS thực hiện phép trừ
- Nêu lại cách thực hiện
- Nhận xét, chốt kết quả đúng:
 865279 – 450237 = 415042
b.Thực hiện phép trừ các số có sáu chữ số
b) 647253 – 285749 = ?
- Tiến hành tương tự ý a
- HS tự thực hiện
 647253 – 285749 = 361504
- HS nêu lại các bước thực hiện phép trừ
HĐ4: Thực hành:
Bài tập 1:- HS nêu yêu cầu bài tập
- Tổ chức cho HS làm bài
- Kiểm tra, chốt kết quả đúng
Bài tập 2: 
- Tiến hành như bài tập 1
-Nhận xét
Bài tập 3 : 
- Gọi học sinh đọc bài toán
- Hướng dẫn HS tìm hiểu yêu cầu bài toán
Tóm tắt:
- HS làm bài vào vở
- Chấm chữa bài
Bài tập 4: HS Khá , giỏi.
- HS tìm hiểu yêu cầu bài toán, rồi giải
4:Củng cố,dặn dò:
- Củng cố bài, nhận xét tiết học
- Cả lớp hát
- 2HS Làm bài lớp nháp, nhận xét.
- Cả lớp theo dõi
- 1 HS thực hiện trên bảng lớp, lớp làm vào bảng con
-
865279
450237
415042
- Theo dõi
-
647253
285749
361504
+Đặt tính
+Tính (theo thứ tự từ phải sang trái)
- HS thùc hiÖn theo yªu cÇu
- Đặt tính sao cho các số cùng hàng thẳng cột với nhau rồi tính từ phải qua trái .
- 2 HS làm bài trên bảng lớp, lớp làm vào bảng con
-
987864
-
628450
783251
 35813
204613
 592637
-
969696
-
839084
656565
246937
313131
592147
-HS làm nhóm 4
-
65102
-
941302
13859
298764
51243
642538
-Báo cáo kêt quả thảo luận
- 1 HS đọc bài toán
- Nêu yêu cầu 
- Quan sát
- Làm bài vào vở
Bài giải
Quãng đường xe lửa từ Nha Trang đến thành phố Hồ Chí Minh dài là:
1730 – 1315 = 415 (km)
 Đáp số: 415 km
-HS giải vở
Bài giải
Năm ngoái trồng được số cây là:
 214 800 - 80 600 = 134 200 (cây)
Cả hai năm trồng được số cây là:
134 200 + 214 800 =349 000(cây)
 Đáp số: 349 000 cây
 ...................................................................................
Khoa học ( tiết 12 ) : PHÒNG MỘT SỐ BỆNH 
 DO THIẾU CHẤT DINH DƯỠNG
I. Mục tiêu: - Nêu một số bệnh phòng tránh các bệnh do ăn thiếu chất dinh dưỡng:
	+Thường xuyên theo dõi cân năng của em bé.
	+Cung cấp đủ chất dinh dưỡng và năng lượng.
	+Đưa trẻ đi khám để chữa trị kịp thời.
- GDHS : Áp dụng nội dung bài học vào cuộc sống .
II. Đồ dùng dạy học: - GV: Các hình trong SGK (Trang 26)
III. Các hoạt động dạy học ( 35 phút ).
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Ổn định tổ chức :
2.Bài cũ:-Thế nào là TP sạch, an toàn?
- Làm thế nào để thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm?
 3. Bài mới :Giới thiệu,ghi đầu bài
Hoạt động 1: Nhận biết một số bệnh do thiếu chất dinh dưỡng và nguyên nhân
-HS quan sát hình 1,2 SGK mô tả dấu hiệu bệnh còi xương, suy dinh dưỡng, biếu cổ.
- Thảo luận về nguyên nhân dẫn đến các bệnh trên
- Yêu cầu các nhóm trình bày
Hoạt động 2: Thảo luận về cách phòng bệnh do thiếu dinh dưỡng
-Nªu câu hỏi, các nhóm thảo luận, trình bày
+ Ngoài bệnh còi xương, suy dinh dưỡng biếu cổ .em còn biết bệnh nào do thiếu i-ốt và chất dinh dưỡng?
+ Cách phòng tránh bệnh còi xương, suy dinh dưỡng biếu cổ ?
Hoạt động 2:Trò chơi “Kể tên một số bệnh” 
- Chia lớp thành 3 đội 
- Hướng dẫn cách chơi
- Tổ chức cho HS chơi
4.Củng cố, dặn dò:
- Củng cố bài, nhận xét tiết học
- Dặn học sinh về nhà học bài.
- 2 HS trả lời , lớp nghe, nhận xét.
- Cả lớp theo dõi
- HS quan s¸t vµ thảo luận theo nhóm 2
- Đại diện nhóm trình bày, bạn khác nhận xét 
+ Trẻ em không được ăn uống đầy đủ sẽ bị suy dinh dưỡng
+ Thiếu i-ốt kém thông minh, bị biếu cổ
- Thảo luận theo nhóm 4
- Đại diện nhóm trình bày
(+ Bệnh quáng gà, khô mắt do thiếu vi – ta – min A
 + Chảy máu chân răng do thiếu vi – ta – min C
 + Phải ăn đủ lượng, đủ chất
 + Trẻ em phải theo dõi cân nặng thường xuyên
 + Nếu trẻ bị các bệnh do thiếu dinh dưỡng phải điều chỉnh chế độ ăn uống, đưa đi khám, điều trị.)
- Mỗi đội có 7 HS 
- Lắng nghe
- Chơi trò chơi
 .....................................................................................
SINH HOẠT LỚP TUẦN 6
I. Mục tiêu: - Học sinh thấy được ưu và nhược điểm của mình trong tuần qua.
- Từ đó sửa khuyết điểm, phát huy ưu điểm, nắm được phương hướng tuần sau.
- Giáo dục học sinh thi đua học tập.
1. Ổn định tổ chức.
2. Lớp trưởng nhận xét.
- HS ổn định và duy trì nề nếp đi học đúng giờ và bước đầu thực hiện đúng theo nội quy của lớp và nhà trường đề ra.
- Tổ trưởng nhận xét, đánh giá, xếp loại các thành viên trong lớp.
- Các tổ thảo luận, tự xếp loai tổ mình,chọn một thành viên tiến bộ tiêu biểu nhất.
- Lớp trưởng nhận xét đánh giá chung tình hình lớp tuần qua
 -Xếp loại các tổ
3. GV nhận xét chung:
-Chọn một thành viên xuất sắc nhất để nhà trường khen thưởng.
4. Phương hướng tuần tới: -Phổ biến công việc chính tuần 7
- Thực hiện tốt công việc của tuần 7
- Tiếp tục thực hiện nội qui nề nếp của trường lớp đã đề ra.
- Tiếp tục thi đua học tập tốt .
Ý kiến của người kiểm tra:
1.Ưu điểm :
2.Tồn Tai :
3.Đề nghị của người kiểm tra :
4.Xếp loại :.
Người kiểm tra kí

Tài liệu đính kèm:

  • docGA Hot.doc