Giáo án các môn học lớp 4 - Tuần 15 năm 2011

Giáo án các môn học lớp 4 - Tuần 15 năm 2011

I. Mục tiêu :

- Thực hiện phép chia hai số có tận cùng là các chữ số 0.

III. Hoạt động dạy học :

A. KTBC : HS tính : 320 : 10, 3200 : 100, 32000 : 1000 ; 60 : (10 2).

- Nhắc lại cách chia cho 10, 100, 1000, ; cách chia một số cho một tích.

B. Bài mới : 1 GTB : Trực tiếp.

HĐ 1 : Giới thiệu chia hai số có tận cùng là các chữ số 0

* Mục tiêu : Giúp HS biết cách thực hiện phép chia hai số có tận cùng là chữ số 0.

* Phương pháp, hình thức : động não, vấn đáp, cả lớp.

a. Phép chia 320 : 40 = ?

- GV viết lên bảng phép tính. Yêu cầu HS suy nghĩ và áp dụng tính chất một số chia cho 1 tích để thực hiện phép tính trên. ,HS khác nhận xét

- GV : Vậy để thực hiện 320 : 40 ta chỉ việc xóa đi 1 chữ số 0 ở tận cùng của 320 và 40 để được 32 và 4 rồi thực hiện phép chia 32 : 4.

- GV yêu cầu HS đặt tính và thực hiện tính 320 : 40, có sử dụng tính chất vừa nêu trên.

b. Phép chia : 32000 : 400 = ?

 

doc 25 trang Người đăng minhanh10 Lượt xem 559Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn học lớp 4 - Tuần 15 năm 2011", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 15:
Thứ hai ngày 5 tháng 12 năm 2011
Toán tr80
Chia hai số có tận cùng là các chữ số 0
I. Mục tiêu :
- Thực hiện phép chia hai số có tận cùng là các chữ số 0.
III. Hoạt động dạy học : 
A. KTBC : HS tính : 320 : 10, 3200 : 100, 32000 : 1000 ; 60 : (10 2)...
- Nhắc lại cách chia cho 10, 100, 1000,; cách chia một số cho một tích.
B. Bài mới : 1 GTB : Trực tiếp.
HĐ 1 : Giới thiệu chia hai số có tận cùng là các chữ số 0 
* Mục tiêu : Giúp HS biết cách thực hiện phép chia hai số có tận cùng là chữ số 0. 
* Phương pháp, hình thức : động não, vấn đáp, cả lớp.
a. Phép chia 320 : 40 = ?
- GV viết lên bảng phép tính. Yêu cầu HS suy nghĩ và áp dụng tính chất một số chia cho 1 tích để thực hiện phép tính trên. ,HS khác nhận xét
- GV : Vậy để thực hiện 320 : 40 ta chỉ việc xóa đi 1 chữ số 0 ở tận cùng của 320 và 40 để được 32 và 4 rồi thực hiện phép chia 32 : 4.
- GV yêu cầu HS đặt tính và thực hiện tính 320 : 40, có sử dụng tính chất vừa nêu trên.
b. Phép chia : 32000 : 400 = ?
- GV HD tương tự VD trên. 
? Vậy khi thực hiện chia hai số có tận cùng là các chữ số 0 chúng ta có thể thực hiện như thế nào ? – HS nêu.
GVKL : khi thực hiện phép chia hai số có tận cùng là các chữ số 0 , ta có thể cùng xóa một, hai, ba  chữ số 0 ở tận cùng của số chia và số bị chia, rồi chia như thường.
- GV lưu ý HS : xóa bao nhiêu chữ số 0 ở tận cùng của số chia thì phải xóa bấy nhiêu chữ số 0 ở tận cùng của số bị chia, sau đó thực hiện phép chia như thường.
HĐ 2 : Thực hành 
* Mục tiêu : Giúp HS vận dụng tính chất nêu trên trong thực hành và giải toán. 
* Phương pháp, hình thức : động não, vấn đáp, cả lớp, nhóm.
 Bài 1 : HS nêu yêu cầu, GV giúp HS hiểu yêu cầu.
- HS thực hành làm bài theo nhóm và trình bày kết quả.
- GV + HS nhận xét, chốt lại bài làm đúng, HS nêu cách tính.
 Bài 2 : HS nêu yêu cầu, GV giúp HS hiểu yêu cầu.
- HS xác định thành phần chưa biết của phép tính và nêu cách tìm.
- HS thực hành làm bài cá nhân, 1 HS lên bảng làm, GV + HS nhận xét
- GV chốt lại , khắc sâu cho HS cách tìm thừa số chưa biết.
Bài 3 : HS đọc bài toán.
- GV HD HS phân tích bài toán - HS suy nghĩ giải toán và trình bày bài giải.
- GV + HS nhận xét, chốt lại bài làm đúng.
Bài giải
a, Nếu mỗi toa xe chở được 20 tấn hàng thì cần số toa xe là:
180 : 20 = 90 (toa)
Đáp số: 90 toa xe
HĐ 3 : Củng cố, dặn dò: - GV nhận xét giờ học - Dặn HS chuẩn bị bài sau .
Tập đọc tr146
Cánh diều tuổi thơ
 I. Mục tiêu :
-Biết đọc với giọng vui,hồn nhiên;bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài.
- Hiểu ND : Niềm vui sướng và những khát vọng tốt đẹp mà trò chơi thả diều mang lại cho lứa tuổi nhỏ.(trả lời được các câu hỏi tong SGK)
 II Đồ dùng dạy học :- Tranh minh họa. BP
III. Các hoạt động dạy học :
 A. KTBC : GV yêu cầu HS đọc bài : Chú Đất Nung. 
? Em học tập được điều gì qua nhân vật cu Đất ?
B. Bài mới : 1. GTB : Trực tiếp . (HS quan sát tranh).
HĐ1: Luyện đọc 
MT:Biết đọc với giọng vui,hồn nhiên.
PP&HT:LTTH,nhóm ,cá nhân. 
- 1 HS đọc toàn bài .
- HS nối tiếp nhau đọc 2 đoạn , GV giúp HS luyện đọc đúng, kết hợp giải nghĩa từ mới trong bài .
- GV HD HS cách đọc ngắt nghỉ câu văn dài .
- HS luyện đọc theo nhóm .
- GV đọc diễn cảm toàn bài .
HĐ 2 : Tìm hiểu bài 
MT:Trả lời được các câu hỏi trong SGK,hiểu ND bài.
PP&HT:Hỏi đáp,cá nhân, thảo luận nhóm.
*Đoạn 1: Từ đầu đến ... vì sao sớm, HS đọc đoạn 1 để trả lời câu hỏi 1 SGK 
- GV ghi bảng từ: mềm mại, yêu cầu học sinh nêu nghĩa của từ đó.
? Đoạn 1 cho em biết gì ?
 ý1:Tả vẻ đẹp của cánh diều.
*HS đọc thầm đoạn 2: GV nêu câu hỏi để HS trả lời:
- GV ghi bảng chi tiết: huyền ảo, khát vọng, HS nhắc lại nghĩa của các từ đó.
? Đoạn 2 nói lên điều gì ? 
 ý2:Trò chơi thả diều đem lại niềm vui và những ước mơ đẹp).
- Gọi 1 HS đọc câu mở bài và kết bài.
- Yêu cầu HS đọc câu hỏi 3, SGK trao đổi nhóm 2, trả lời.
- HS đọc lướt toàn bài tìm ND bài,HS nêu,GV nhận xét.
 ND : Niềm vui sướng và những khát vọng tốt đẹp mà trò chơi thả diều mang lại cho lứa tuổi nhỏ.
HĐ 3: Hướng dẫn đọc diễn cảm 
MT:Bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài.
PP&HT:LTTH,nhóm,cá nhân.
DDDH: BP
- HS đọc nối tiếp nhau đọc 2 đoạn, lớp đọc thầm tìm giọng đọc phù hợp với bài.
- GV lưu ý HS cách đọc, nhấn giọng ở những từ ngữ gợi tả gợi cảm .
- GV HD HS đọc diễn cảm đoạn 1 của bài.
- HS luyện đọc theo nhóm - HS thi đọc diễn cảm đoạn văn - GV + HS nhận xét. 
HĐ 4 : Củng cố, dặn dò: ? Trò chơi thả diều đã mang lại cho tuổi thơ những gì ?
 - GV nhận xét giờ học - Dặn HS học bài .
 Thứ ba ngày 6 tháng 12 năm 2011
Toán tr81
Chia cho số có hai chữ số
I. Mục tiêu : 
- Biết đặt tính và thực hiện phép chia số có 3 chữ số cho số có 2 chữ số (chia hết ,chia có dư). 
II. Đồ dùng dạy học : VBT
III. Hoạt động dạy học : 
A. KTBC : HS đặt tính và tính : 250 : 5, 3452 : 2
B. Bài mới : 1 GTB : Trực tiếp.
HĐ 1 : HD cách chia :
* Mục tiêu : Giúp HS biết cách chia cho số có hai chữ số. 
* Phương pháp, hình thức : động não, vấn đáp, cả lớp, nhóm.
* Trường hợp chia hết : 
- GV viết lên bảng phép tính 672 : 21 = ?
- GV HD HS đặt tính và tính.
+ Yêu cầu HS dựa vào phép chia cho số có một chữ số để thực hiện phép chia.
+ HS thực hiện đặt tính và tính, lớp làm vào vở nháp, 1 HS lên bảng làm.
- HS nêu kết quả, cách tính.
- GV chốt lại, khắc sâu cách thực hiện phép chia hết.
- GV HD HS ước lượng tìm thương trong mỗi lần chia :
+ GV viết lên bảng phép chia : 75 : 23, 89 : 22, ...
+ Để ước lượng thương của phép chia trên, chúng ta lấy hàng chục chia cho hàng chục.
+ GV yêu cầu HS thực hành ước lượng.
+ GV yêu cầu HS lần lượt nêu cách nhẩm của từng phép tính.
* Trường hợp chia có dư :
- GV viết phép tính lên bảng : 779 : 18 = ? 
- GV HD HS như phép chia hết.
- GV HD HS ước lượng tìm thương trong mỗi lần chia.
HĐ 2 : Thực hành 
* Mục tiêu : Giúp HS vận dụng vào làm tính và giải toán. 
* Phương pháp, hình thức : động não, vấn đáp, cả lớp, nhóm.
 Bài 1 : HS nêu yêu cầu, GV giúp HS hiểu yêu cầu.
- GV HD HS phép chia thứ nhất
- HS suy nghĩ làm bài, 1 HS lên bảng làm, GV + HS nhận xét, chốt lại bài làm đúng.
- HS nhắc lại cách thực hiện phép tính 
- Các bài còn lại HS làm tương tự vào vở, 3 HS lên bảng làm.
 Bài 2 : HS nêu yêu cầu, GV giúp HS hiểu yêu cầu.
- HS xác định bài toán thuộc dạng toán nào đã học.
- HS suy nghĩ gải toán và trình bày bài giải - GV chốt lại bài làm đúng. 
HĐ 3 : Củng cố, dặn dò : - GV nhận xét giờ học - Dặn HS chuẩn bị bài sau .
 Luyện từ và câu tr147
 Mở rộng vốn từ : Đồ chơi, trò chơi
I. Mục tiêu:
- Biết thêm tên một số đồ chơi, trò chơi(BT1,2) ;phân biệt được những đồ chơi có lợi. những đồ chơi có hại(BT3);nêu được một vài từ ngữ miêu tả tình cảm ,thái độ của con người khi tham gia các trò chơi.(BT4)
II. Đồ dùng dạy học : - Bảng phụ, tranh minh họa - VBT TV4, đồ chơi.
III. Hoạt động dạy học 
A. KTBC : ? HS đặt câu hỏi để thể hiện thái độ khen, chê sự khẳng định, phủ định hoặc yêu cầu, mong muốn...
B. Bài mới : 1. GTB : Trực tiếp :
HĐ 1 : HD HS làm bài tập BT1,2.
MT:- Biết thêm tên một số đồ chơi, trò chơi(BT1,2) 
PP&HT:LTTH,nhóm,cá nhân.
DDDH: tranh minh họa - VBT TV4, đồ chơi.
 Bài 1 : Một HS đọc yêu cầu của BT.
- HS quan sát tranh, thảo luận theo nhóm 2 nói tên đồ chơi hoặc trò chơi trong tranh.
- HS lên thi hỏi đáp trước lớp.
? Những đồ chơi nào được kể đến trong bài, những trò chơi nào được kể đến trong bài? 
- HS kể thêm một số đồ chơi, trò chơi khác mà các em biết.
- HS + GV nhận xét và chốt kết quả đúng.
 Bài 2 : HS đọc yêu cầu của bài tập 2.
- HS thảo luận theo nhóm 4 và hoàn thành bài tập.
- HS các nhóm trình bày kết quả - GV + HS nhận xét, bổ sung. 
- HS đọc kết quả.
HĐ2:Hướng dẫn làm BT3,4.
MT:Phân biệt được những đồ chơi có lợi. những đồ chơi có hại(BT3);nêu được một và từ ngữ miêu tả tình cảm ,thái độ của con người khi tham gia các trò chơi.(BT4)
PP&HT:LTTH,nhóm,cá nhân.
DDDH: Bảng nhóm-BT4, tranh minh họa - VBT TV4, đồ chơi.
Bài 3 : Gọi HS đọc yêu cầu, GV giúp HS hiểu yêu cầu.
- HS thảo luận theo nhóm 2 và trình bày kết quả.
- GV + HS nhận xét, chốt lại kết quả đúng.
- GV chốt lại, khắc sâu cho HS ghi nhớ những đồ chơi, trò chơi có ích và ích lợi của chúng khi chơi. Những đồ chơi, trò chơi có hại và tác hại của chúng.
Bài 4 : HS nêu yêu cầu, GV giúp HS hiểu yêu cầu. GV fát bảng nhóm.
- Hs HĐ nhóm 6 
- GV + HS nhận xét. 
HĐ 2 : Củng cố, dặn dò : - GV nhận xét giờ học - Dặn học sinh chuẩn bị giờ sau.
Khoa học tr60
Tiết kiệm nước
I/Mục tiêu:
-Thực hiện tiết kiệm nước.
-Tích hợp BVMT: Mức độ toàn phần: Giáo dục tiết kiệm nguồn nước, bảo vệ nguồn nước.
- Giáo dục KNS: Giúp Hs có các KN:
 + KN xác định giá trị bản thân(trong việc tiết kiệm, tránh lãng fí nước).
 + Kn đảm nhận trách nhiệm (trong việc tiết kiệm, tránh lãng fí nước).
 +KN bình luận(về việc sử dụng nước-quan điểm khác nhau về tiết kiệm nước).
II/Đồ dùng dạy học
 - Hình vẽ trang 60, 61 SGK. tranh ảnh; bảng nhóm, bút màu.
III/Hoạt động dạy học
 Hoạt động 1: Tìm hiểu tai sao phải tiết kiệm nước và làm thế nào để tiết kiệm nước.
Mục tiêu: HS nêu những việc nên và không nên làm để tiết kiệm nước. Giải thích được lí do phải tiết kiệm nước.
PP&HT:Thảo luận cặp,cá nhân.
DDDH: Hình vẽ trang 60, 61 SGK. tranh ảnh.
Bước1: Làm việc theo cặp
HS quan sát hình vẽ và trả lời câu hỏi trong SGK( tr 60, 61) 
HS thảo luận về lí do cần phải tiết kiệm nước.
Bước 2 : Làm việc cả lớp 
- GV gọi đại diện các nhóm lên trình bày. Các nhóm nhận xét, bổ sung.
*Lưu ý tích hợp BVMT:
 + Gia đình , trường học và địa phương em có đủ nước dùng không?
 + Gia đình và địa phương em đã có ý thức tiết kiệm nước chưa?
HS trả lời ,lớp +GV nhận xét.
* GV kết luận: Nước sạch không phải tự nhiên mà có. Nhà nước phải chi phí nhiều công sức, tiền của để xây dựng các nhà máy sản xuất nước sạch. Trên thực tế không phải địa phương nào cũng được dùng nước sạch. Mặt khác các nguồn nước trong thiên nhiên có thể dùng được là có hạn. Vì vậy chúng ta cần phải tiết kiệm nước.
Hoạt động 2: Vẽ tranh cổ động tuyên truyền tiết kiệm nước.
Mục tiêu:HS biết Vẽ tranh cổ động tuyên truyền tiết kiệm nước.
PP&HT:LTTH,nhóm,cá nhân.
DDDH: bảng nhóm, bút màu.
Bước1:- Tổ chức và hướng dẫn 
GV chia nhóm, giao nhiệm vụ cho các nhóm.
Bước 2: Nhóm trưởng điều khiển các bạn làm việc theo hướng dẫn của GV.
Gv đi đến các nhóm kiểm tra và giúp đỡ.
 Bước 3: Đại diện các nhóm treo kết quả là ... iết lập dàn ý để tả một đồ chơi quen thuộc(mục III) 
PP&HT:Thảo luận cả lớp,cá nhân.
- HS nêu yêu cầu, GV giúp HS hiểu yêu cầu.
- HS làm vào VBT, sau đó HS tiếp nối nhau đọc dàn ý đã lập. GV nhận xét, bình chọn bạn lập được dàn ý tốt nhất.
HĐ 3 : Củng cố, dặn dò :- GV nhận xét giờ học - Dặn học sinh chuẩn bị giờ sau.
Chiều Thứ 3 
Mĩ thuật tr
Vẽ tranh: vẽ chân dung
I-Mục tiêu
 -HS nhận biết được đặc điểm của một số khuôn mặt người.
 -HS biết cách vẽ và vẽ được tranh chân dung theo ý thích.
 -HS biết quan tâm đến mọi người.
II-Chuẩn bị:
1-GV:-SGK, SGV, một số ảnh chân dung của HS và tranh ảnh của đề tài khác để so sánh, hình vẽ gợi ý cách vẽ.
2-HS: -Vở tập vẽ, bút chì, tẩy, màu vẽ.
III-Các HĐ DH chủ yếu
 Giới thiệu bài: GV giới thiệu trực tiếp.
 *Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét
*MT: HS nhận biết được đặc điểm của một số khuôn mặt người.
*PP&HT: Quan sát, cá nhân
*DDDH: một số ảnh chân dung của HS và tranh ảnh của đề tài khác để so sánh, hình vẽ gợi ý cách vẽ.
 -GV giới thiệu ảnh và tranh chan dung cho HS quan sát để nhận ra sự khác nhau của tranh và ảnh chân dung.
 -GV cho HS quan sát một số tranh chân dung với các tranh vẽ theo các đề tài khác để HS so sánh phân biệt các thể loại.
 -GV yêu cầu HS quan sát khuôn mặt của các bạn trong lớp để nhận ra khuôn mặt có nhiều hình dáng khác nhau, tỉ lệ dài ngắn, to nhỏ, rộng hẹp của trán, mắt, mũi, miệng, cằm, ... 
 *Hoạt động 2: Cách vẽ
*MT: HS nhận biết được đặc điểm của một số khuôn mặt người.
*PP&HT: Quan sát, cá nhân
 -GV gợi ý HS cách vẽ hình ( xem hình ở trang 37 SGK.
 -GV gợi ý cách vẽ màu ( H ở trang 37 SGK ) 
 *Hoạt động 3: Thực hành.
*MT: -HS biết cách vẽ và vẽ được tranh chân dung theo ý thích.
 -HS biết quan tâm đến mọi người.
*PP&HT: Quan sát, thực hành, cá nhân
 -GV tổ chức cho HS vẽ theo nhóm ( quan sát và vẽ bạn trong nhóm )
 -GV gợi ý cho HS vẽ theo trình tự đã hướng dẫn.
 * Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá
 -GV cùng HS chọn tranh đã hoàn thành, treo lên bảng theo từng nhóm đề tài
 -HS nhận xét, xếp loại theo các tiêu chí:
 	+Bố cục cân đối
	+Hình vẽ
	+Màu sắc
	+HS xếp loại tranh theo ý thích ( Tranh nào đep ? Chưa đẹp ? Tại sao ? )
 *Dặn dò: Dặn HS chuẩn bị đồ dùng cho tiết học sau
Toán : 
 Ôn tập về phép chia, các tính chất của phép chia. 
I Mục tiêu : Giúp HS :
- Củng cố kiến thức về phép chia, các tính chất của phép chia.
- Rèn kĩ năng vận dụng các tính chất của phép chia vào tính nhanh, tính giá trị của biểu thức, tìm thành phần chưa biết của phép tính và giải toán có liên quan.
III. Hoạt động dạy học :
A KTBC : HS tính nhanh : 350 75 + 350 20 + 350 + 4 350. 
B Bài mới : 1 GTB : Trực tiếp.
2 HĐ 1 : Củng cố kiến thức về phép chia :
 * Mục tiêu : Củng cố, những kiến thức đã học về phép chia, các tính chất của phép chia.
* Phương pháp, hình thức : động não, vấn đáp, cả lớp.
- GV HD HS củng cố một số kiến thức về : 
+) Khi chia một tổng cho một số, nếu số các số hạng của tổng đều chia hết cho số chia thì ta có thể chia từng số hạng cho số chia, rồi cộng các kết quả lại với nhau.
	(a + b) : c = a : c + b : c
+) Khi chia một số cho một tích, ta có thể chia số đó cho thừa số rồi lấy kết quả tìm được chia tiếp cho thừa số kia.
	a : (b c) = a : b : c 
+) Muốn chia một số chẵn chục, chẵn trăm, ... cho 10, 100, ... ta chỉ việc bỏ bớt đi 1, 2, ... chữ số 0 tận cùng bên phải số đó.
3 HĐ 2 : Thực hành luyện tập : 
* Mục tiêu : Rèn kĩ năng thực hiện các phép tính chia, vận dụng vào tính nhanh, tính giá trị của biểu thức, tìm thành phần chưa biết của phép tính và giải toán có liên quan.
* Phương pháp, hình thức : Nhóm, động não, vấn đáp, cả lớp.
 Bài 1: Đặt tính rồi tính : 
 a) 29572 : 2 ; 126045 : 7 b) 535 165 : 5 ; 270829 : 4
- HS nêu yêu cầu, GV giúp HS hiểu yêu cầu.
- HS suy nghĩ làm bài và trình bày kết quả.
- GV + HS nhận xét, chốt lại bài làm đúng.
 Bài 2 : Tính bằng hai cách : 
a) (272 + 128) : 4 b) (275 - 125) : 5 
 324 : (2 3) 368 : (8 2)
 (18 25) : 6 (36 15) : 5
- HS nêu yêu cầu.
- HS suy nghĩ làm bài và trình bày kết quả.
- GV + HS nhận xét, Gv chốt lại khắc sâu cho HS. 
 Bài 3 : Tính bằng các thuận tiện nhất :
a) 375 : 5 + 125 : 5 b) 624 : 3 - 324 : 3
(1637 + 363) : 100 450 : 1000 (125 36) : (5 9).
- HS nêu yêu cầu, GV giúp HS hiểu yêu cầu.
- HS suy nghĩ làm và trình bày bài giải.
- GV nhận xét, chốt lại kiến thức.
4 HĐ 3 : Củng cố, dặn dò : 
- GV nhận xét giờ học.
- Dặn HS chuẩn bị giờ sau.
Chiều thứ 5 
Luyện Tiếng Việt
Cấu tạo bài văn miêu tả đồ vật
I- Mục tiêu
1. HS luyện nhận biết cấu tạo của bài văn miêu tả đồ vật, các kiểu mở bài, kết bài,trình tự miêu tả trong phần thân bài.
2. Luyện cách vận dụng kiến thức đã học để viết mở bài, kết bài cho một bài văn miêu tả đồ vật.
I- Đồ dùng dạy- học
	- Một số đề văn; bài văn miêu tả đồ vật.
III- Các hoạt động dạy học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Hướng dẫn luyện 
Bài tập 1: Cho đoạn văn:
Ông cụ thợ gặt tháo cái hái ở tay ra rồi đưa cho Ban. Cậu lấy để ngắm nghía. Cái hái có một thân chính bằng gỗ dài hơn một cánh tay. Về phía giữa thân, có ghép một cái lưỡi bằng thép rất sắc. Một đầu cái thân có buộc dây vòng để luồn cánh tay giữ cho chắc, đầu kia là một thân gỗ khác cũng có khi bằng tre gập lại gần như thước thợ đối với thân chính nhưng nhỏ hơn và vút nhọn như một cái sừng. Người gặt dùng cái ấy để vơ lúa rồi đưa lưỡi hái ở giữa thân chính ra cắt.
a) Đoạn văn trên viết về cái gì ?Hãy đặt tên cho đoạn văn.
b) Đoạn văn trên ứng với phần nào trong ba phần của bài văn miêu tả đồ vật ?
c) Những câu nào trong đoạn có thể tách ra để tạo thành đoạn mở bài cho bài văn tả cái hái ?
Bài tập 2: Hãy lập dàn ý cho đề sau:
Những đồ vật quanh em tuy nhỏ bé nhưng rất có ích: chiếc đồng hồ báo thức, cây bút, cái thước kẻ, quyển sách,Em hãy tả một trong các đồ vật đó.
2. Củng cố - Dặn dò
- Củng cố: Dàn bài chung của văn miêu tả đồ vật?
- Dặn dò: Viết hoàn chỉnh vào vở bài tập 2
- HS đọc đoạn văn
- Thảo luận nhóm đôi về nội dung đoạn văn.
- Đại diện nhóm trả lời câu hỏi:
+ Đoạn văn viết về cái hái. Có thể đặt tên cho đoạn văn là Cái hái
+ Đoạn văn ứng với phần thân bài.
+ Hai câu đầu có thể tách ra thành thành đoạn mở bài.
- HS lập dàn ý ra vở
- Vài em nêu dàn ý của mình
- Lớp nhận xét
Luyện đọc :
 Tuổi Ngựa. 
I. Mục tiêu : 
-Biết đọc với giọng vui,nhe nhàng ;đọc đúng nhịp thơ ,bước đầu biết đọc với giọng có biểu cảm một khổ thơ trong bài.
Hiểu ND:Cậu bé tuổi Ngựa thích bay nhảy ,thích du ngoạn nhiều nơi nhưng rất yêu mẹ ,đi đâu cũng nhớ tìm đường về với mẹ 
II. Các hoạt động dạy học :
 A. KTBC : Gọi HS đọc nối tếp nhau đọc bài : Cánh diều tuổi thơ. 
- Cánh diều đã mang đến cho tuổi thơ điều gì ?
 B. Bài mới : 1. GTB : Trực tiếp.
2. HĐ1: HD HS luyện đọc :
MT:-Biết đọc với giọng vui,nhe nhàng ;đọc đúng nhịp thơ ,
PP&HT:LTTH,nhóm,cá nhân.
- 1 HS đọc toàn bài .
- HS nối tiếp nhau đọc 4 khổ thơcủa bài. GV kết hợp sửa lỗi phát âm, giải nghĩa từ. 
- GV HD HS cách đọc ngắt nghỉ giữa các dòng thơ. 
- HS luyện đọc theo nhóm .
- GV đọc diễn cảm toàn bài .
4. HĐ 3 : Luyện đọc diễn cảm :
MT:bước đầu biết đọc với giọng có biểu cảm một khổ thơ trong bài.
PP&HT:LTTH,nhóm,cá nhân.
- HS đọc nối tiếp nhau đọc 4 khổ thơ của bài, lớp đọc thầm tìm giọng đọc phù hợp với bài.
- GV lưu ý HS cách đọc, nhấn giọng ở những từ ngữ gợi tả, gợi cảm .
- GV HD HS đọc diễn cảm khổ thơ thứ 2.
- HS thi đọc diễn cảm. 
- HS nhẩm và HTL bài thơ. 
- HS thi đọc thuộc lòng bài thơ.rút ra ND bài.
 ND:Cậu bé tuổi Ngựa thích bay nhảy ,thích du ngoạn nhiều nơi nhưng rất yêu mẹ ,đi đâu cũng nhớ tìm đường về với mẹ 
 GV + HS nhận xét. 
 5 . HĐ 4 : Củng cố, dặn dò : 
? Cậu bé trong bài thơ có nét tính cách gì đáng yêu ?
- GV nhận xét giờ học.
- Dặn HS học bài .
Luyện Toán
Luyện về phép chia.
A.Mục tiêu: Giúp HS rèn kỹ năng
- Thực hiện phép chia số có bốn chữ số cho số có ba chữ số.
- Giải toán có lời văn.
- Chia một số cho một tích
B.Đồ dùng dạy học:
- Thớc mét
C.Các hoạt động dạy học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. ổn định:
2.Kiểm tra: Tính:6420 : 321 =?
3.Bài mới:
Cho cả lớp tự làm các bài tập trong SGK
- Đặt tính rồi tính?
 708 :354 =? (2)
 7552 : 453 =? (16 d 304)
- Giải toán:
- Đọc đề- tóm tắt đề?
- Bài toán cho biết gì ? hỏi gì?
- Nêu các bớc giải bài toán?
- GV chấm bài nhận xét:
- Tính bằng hai cách:
- Nêu quy tắc chia một số cho một tích?
Bài 1:Cả lớp làm vào vở- 2 em lên bảng 
Bài2 :Cả lớp làm vào vở-đổi vở kiểm tra
Số kẹo trong 24 hộp là:
 120 *24 = 2880 (gói)
 Nếu mỗi hộp chứa 160 gói thì cần số hộp là:
 2880 : 160 = 18(hộp)
 Đáp số: 18(hộp)
Bài 3: Cả lớp làm vở 2 em lên bảng chữa bài
a. 2205 :(35 * 7)
Cách 1:
 2205 :(35 * 7) =22050: 245 = 9
Cách 2:
 2205 :(35 * 7) =2205 : 35 : 7
 63 : 9 = 7.
b.(Làm tơng tự nh phần a)
D.Các hoạt động nối tiếp:
1.Củng cố: 8770 :234 =? ; 6260 : 156 =?
hà ôn lại bài 2.Dặn dò: Về n
Luyện Tiếng việt
Luyện tập mở rộng vốn từ: Đồ chơi- Trò chơi
I- Mục tiêu
1. Biết lựa chọn, phân biệt các từ ngữ thuộc chủ đề
1. Vận dụng làm bài tập tốt
II- Đồ dùng dạy- học
Các bài tập về vốn từ: Trò chơi- Đồ chơi
III- Các hoạt động dạy- học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Hướng dẫn HS làm bài tập
Bài 1: Cho các từ ngữ: ..
Xếp các từ ngữ đó vào 2 nhóm: Từ ngữ chỉ đồ chơi và từ ngữ chỉ trò chơi
- Nhận xét?
- GV chốt ý đúng.
Bài 2: Đặt câu với mỗi từ ngữ sau:
- đá cầu, nhảy dây, rước đèn
- GV chấm chữa 1 số bài
Bài 3: Các câu đố dưới đây nói về những đồ chơi, trò chơi nào?
Quả gì không ở cây nào
Không chân, không cánh bay cao, chạy dài
Là gì?
Mọi đêm quen ở trên trời
Vui Trung thu, bạn rước tôi đi cùng.
Là cái gì?
Khi thế thủ, khi tấn công
Có sông, có nước mà không có đò.
Ngựa xe đi lại tự do
Đôi voi thì chỉ quanh co giữ nhà.
Là trò chơi gì?
3. Củng cố, dặn dò
 - Kể tên 1 trò chơi có ích mà em thích
 - Tập đặt câu với từ tìm được.
- HS đọc các từ ngữ
- Kẻ thành 2 cột vào vở
- Vài HS lên bảng điền:
Từ chỉ đồ chơi
Từ chỉ trò chơi
quả cầu, quân cờ, cầu trượt, que chuyền, viên bi, búp bê, đầu sư tử, đèn ông sao, diều, bộ xếp hình, chong chóng, trống ếch, ngựa gỗ.
đồ hàng, đá cầu, đá bóng, đấu kiếm, đấu vật, chơi chuyền, chơi bi, kéo co, xếp hình, thả diều, múa sư tử, rước đèn, nhảy dây.
 - HS đặt câu vào vở
 - Học sinh nêu yêu cầu 
 - Trả lời miệng:
+ Quả bóng
+ Đèn ông sao
+ Chơi cờ tướng

Tài liệu đính kèm:

  • doc15.doc