Giáo án các môn học lớp 4 - Tuần 15 - Vi Thị Phú

Giáo án các môn học lớp 4 - Tuần 15 - Vi Thị Phú

TẬP ĐỌC - KỂ CHUYỆN

 HŨ BẠC CỦA NGƯỜI CHA

I)MỤC ĐÍCH , YÊU CẦU

- Tập đọc: Bước đầu biết đọc phân biệt đựơc lời kể chuyện với lời của nhân vật.

- Hiểu nội dung : Câu chuyện cho ta thấy bàn tay và sức lao động của con người chính là nguồn tạo nên của cải vật chất không bao giờ cạn (Trả lời CH 1,2,3,4)

Kể chuyện: Biết sắp xếp các tranh minh hoạ theo đúng trình tự nội dung truyện , dựa vào trí nhớ và tranh kể lại được từng đoạn và toàn bộ câu chuyện.

- Giáo dục học sinh chăm chỉ lao động.

II) ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC

- G: Bảng phụ ghi sẵn nội dung hướng dẫn luyện đọc

III) CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC

doc 26 trang Người đăng minhanh10 Lượt xem 728Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn học lớp 4 - Tuần 15 - Vi Thị Phú", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 15
 Thứ hai ngày tháng năm 2013	
Tập đọc - Kể chuyện
 Hũ bạc của người cha
I)Mục đích , yêu cầu
- Tập đọc: Bước đầu biết đọc phân biệt đựơc lời kể chuyện với lời của nhân vật. 
- Hiểu nội dung : Câu chuyện cho ta thấy bàn tay và sức lao động của con người chính là nguồn tạo nên của cải vật chất không bao giờ cạn (Trả lời CH 1,2,3,4)
Kể chuyện: Biết sắp xếp các tranh minh hoạ theo đúng trình tự nội dung truyện , dựa vào trí nhớ và tranh kể lại được từng đoạn và toàn bộ câu chuyện.
- Giáo dục học sinh chăm chỉ lao động.
II) Đồ dùng dạy- học
- G: Bảng phụ ghi sẵn nội dung hướng dẫn luyện đọc
III) Các hoạt động dạy – học
 Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ:
- KT bài “ Nhớ Việt Bắc“.
- Nêu nội dung bài thơ?
- Giáo viên nhận xét, ghi điểm. 
3.Bài mới: 
a) Phần giới thiệu :
b) Luyện dọc kết hợp giải nghĩa từ 
* Đọc diễn cảm toàn bài giọng hồi hộp, chậm rải , nhẹ nhàng.
* Hướng dẫn luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ .
- Yêu cầu HS đọc từng câu. GV theo dõi sửa sai.
- Gọi năm em đọc tiếp nối nhau 5 đoạn trong bài .
- giải nghĩa từ: (dúi , thản nhiên , dành dụm  ).
- Yêu cầu HS đọc từng đoạn trong nhóm.
- Mời 5 nhóm nối tiếp nhau đọc đồng thanh 5 đoạn. 
- Mời một học sinh đọc lại cả bài.
c) Hướng dẫn tìm hiểu bài : 
 - Yêu cầu 1 em đọc đoạn1, cả lớp đọc thầm theo và trả lời nội dung bài: 
+ Ông lão người Chăm buồn vì chuyện gì ?
+ Ông muốn con trai mình trở thành người như thế nào ? 
 - Yêu cầu 1 em đọc thành tiếng đoạn 2, cả lớp đọc thầm, trao đổi và trả lời câu hỏi ho
+ Ông lão vứt tiền xuống ao để làm gì ?
- Mời một học sinh đọc đoạn 3.
+ Người con đã làm lụng vất vả và tiết kiệm như thế nào ? 
- Yêu cầu 1 em đọc đoạn 4 và 5, cả lớp đọc thầm: 
+ Khi ông lão vứt tiền vào bếp lửa, người con trai đã làm gì ?
+Vì sao người con trai phản ứng như vậy ? 
+ Thái độ của ông lão như thế nào khi thấy con đã thay đổi như vậy ?
+ Tìm những câu trong truyện nói lên ý nghĩa của truyện này.
 d) Luyện đọc lại : 
- Đọc diễn cảm đoạn 4 và 5, nhắc nhở HS cách đọc. 
- Mời 3 em thi đọc diễn cảm đoạn văn.
- mời 1 em đọc cả truyện. 
- Giáo viên nhận xét, tuyên dương.
4.Củng cố:
- Em thích nhất nhân vật nào trong truyện này ? Vì sao?
5.Dặn dò:
- Dặn về nhà tập kể lại truyện. 
- 2 em đọc thuộc lòng bài thơ và TLCH.
- Cả lớp theo dõi, nêu nhận xét.
- Lắng nghe.
- Lớp lắng nghe GV đọc mẫu.
- Nối tiếp nhau, mỗi em đọc 1 câu, kết hợp luyện dọc các từ ở mục A.
- Học sinh đọc từng đoạn trước lớp. 
- Học sinh nối tiếp nhau đọc đoạn trong bài, giải thích các từ mới (mục chú giải) và đề xuất cách đọc.
- Đọc theo nhóm.
- Đọc từng đoạn trước lớp .
- 5 nhóm nối tiếp đọc đồng thanh 5 đoạn của bài.
- Một em đọc lại cả bài.
- 1 em đọc đoạn 1, cả lớp đọc thầm.
+ Ông rất buồn vì con trai mình lười biếng .
+ Ông muốn con mình siêng năng, chăm chỉ, biết tự mình kiếm lấy bát cơm.
- Một em đọc đoạn 2, cả lớp theo dõi và trả lời :
+ Ông muốn thử xem những đồng tiền đó có phải do tự tay anh con trai làm ra không. Nếu đúng thì anh ta sẽ tiếc và ngược lại anh sẽ không tiếc gì cả .
- 1 em đọc đoạn 3, lớp đọc thầm.
+ Anh phải xay thóc thuê để kiếm ngày 2 bát cơm, chỉ dám ăn 1 bát để dành một bát 
- Một học sinh đọc đoạn 4 và 5.
+ Người con vội thọc tay vào lửa để lấy tiền mà không sợ bị bỏng 
+ Vì anh phải vất vả cả 3 tháng trời mới tiết kiệm được nên anh quý và tiếc những đồng tiền mình làm ra.
+ Ông lão cười chảy nước mắt vì vui mừng và cảm động trước sự thây đổi của con trai .
+ "Có làm lụng vất vả mới quý đồng tiền. Hũ bạc ... bàn tay con".
- Lớp lắng nghe giáo viên đọc mẫu. 
- 3 em lên thi đọc diễn cảm đoạn văn. 
- 1HS đọc lại cả truyện.
- Lớp lắng nghe bình chọn bạn đọc hay nhất.
- 3 hs nêu
------------------------------------------------------------
Toán
Chia số có ba chữ số cho số có một chữ số ( tiết 1 )
I-Mục tiêu: 
	- Biết đặt tính và tính chia số có ba chữ số cho số có một chữ số (Chia hết và chia có dư).
	- Vận dụng vào thực hành tính và giải toán có lời văn
	- Giáo dục HS có ý thức ham học toán.
II-Đồ dùng dạy học:
- G : Bảng nhóm
- H : Bảng con 
III- Các hoạt động dạy -học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.ổn định tổ chức.
 2.Kiểm tra bài cũ : 
- Đặt tính rồi tính:
 87 : 3 92 : 5 
 - Nhận xét ghi điểm
3.Bài mới: 
a) Giới thiệu bài: 
b) Khai thác :
* Ghi phép tính 648 : 3 = ? lên bảng.
+ Em có nhận xét về số chữ số của SBC và SC?
- KL: Đây là phép chia số có 3CS cho số có 1 chữ số.
- Hướng dẫn thực hiện qua các bước như trong sách giáo khoa.
- Yêu cầu vài em nêu lại cách chia.
- Mời hai em nêu cách thực hiện phép tính.
- GVghi bảng như SGK.
* Giới thiệu phép chia : 236 : 5
- Ghi lên bảng phép tính: 236 : 5 = ?
- Em nào có thể thực hiện được phép chia này?
- Nhận xét, chữa bài.
- Gọi HS nhắc lại cách thực hiện.
- Ghi bảng như SGK.
 c) Luyện tập
Bài 1: 
- Gọi nêu bài tập 1.
- Yêu cầu 4 HS thực hiện trên bảng
- Lớp làm bảng con.
- Nhận xét chữa bài.
* GV củng cố về phép chia số có 3 chữ số cho số có 1 chữ số
Bài 2 : (Cột 1,2,3)
- Gọi học sinh nêu yêu cầu bài .
- Yêu cầu tl nhóm đôi làm bài vào vở.
- Gọi 1 em lên bảng giải bài. 
- Nhận xét bài làm của học sinh. 
* Củng cố cách giải bài toán có lời văn vận dụng chia số có ba chữ số cho số có một chữ số
Bài 3: 
- Gọi học sinh đọc bài tập 3.
- Yêu cầu học sinh cả lớp đọc thầm.
+ Muốn giảm đi 1 số lần ta làm thế nào?
- Yêu cầu cả lớp thực hiện nhóm 2 bàn làm vào vở. 
- nhận xét chữa bài.
* Củng cố về giảm một số đi nhiều lần
4.Củng cố:
- Muốn giảm đi 1 số lần ta làm thế nào?
5.Dặn dò:
- Dặn về nhà xem lại các BT đã làm..
- 2 em lên bảng làm bài.
- Cả lớp theo dõi, nhận xét.
- Lớp theo dõi giới thiệu bài
- SBC là số có 3 chữ số ; số chia là số có 1 chữ số.
- Lớp thực hiện phép tính theo cặp. 
 648 3 
 6 216 
 04 
 3
 18
 18
 0
- Hai em nêu cách chia.
- 1 em xung phong lên bảng, lớp thực hiện trên bảng con. 
 236 5
 36 47
 1 
 236 : 5 = 47 (dư 1)
- Một em nêu yêu cầu bài.
- Cả lớp thực hiện làm vào bảng con.
 872 4 375 5 390 6 
 07 218 25	75	30 65
 32	0	 0 
 0
457 4 578 5 489 6 
05 114 07 115	 09 81
 17 28 3
 1 3
- Một học sinh nêu yêu cầu bài. 
- HĐ cặp thực hiện làm bài vào vở 
- Một học sinh lên bảng giải, lớp bổ sung. 
Giải :
Số hàng có tất cả là :
234 : 9 = 26 (hàng)
Đáp số: 26 hàng
- Đổi chéo vở để kiểm tra bài nhau .
- Một em đọc đề bài 3, lớp đọc thầm.
+ Ta chia số đó cho số lần. 
- Cả lớp làm vào vở.
- 1 nhóm giải bài vào phiếu ht, lớp nhận xét chữa bài:
Số đã cho
432m
888 kg
600 giờ
Giảm 8 lần
432 : 8 = 54 m
888 : 8 = 111 kg
600 : 8 = 75 giờ
Giảm 6 lần
432 : 6 = 72 m
888 : 6 = 148 kg
600 : 6 = 100 giờ
- 2 Hs nêu
---------------------------------------------------------
Đạo đức
Quan tâm giúp đỡ hàng xóm láng giềng ( Tiết 2 )
I Mục tiêu: 
- Nêu được một số việc cần làm thể hiện sự quan tâm giúp đỡ hàng xóm láng giềng.
- HS biết quan tâm giúp đỡ hàng xóm láng giềng bằng những việc làm phù hợp với khả năng.
- Giáo dục HS luôn luôn có thái độ tôn trọng quan tâm hàng xóm láng giềng
II-Tài liệu và phương tiện:
- G: Thẻ trắc nghiệm , tranh SGK
III-Các hoạt động dạy học:
Giáo viên
Học sinh
A. Ôn bài cũ:
- Cho cả lớp thi kể về việc làm thể hiện sự quan tâm giúp đỡ hàng xóm láng giềng.
- GV dẫn dắt vào bài
B. Bài mới.
1. Giới thiệu bài.
2. kể về một số việc liên quan đến tình làng nghĩa xóm.
- GV hướng dẫn theo phần thực hành của giờ học trước
- GV yêu cầu các nhóm thể hiện 
- GV kết luận chung ,Yêu cầu HS nhắc lại
3. Đánh giá hành vi
- GV hướng dẫn hướng dẫn như bài tập 4 VBT
- Yêu cầu HS đánh giá
- GV cùng HS đánh giá nhận xét 
4. Xử lí tình huống
- GV nêu các tình huống bài tập 5 hướng dẫn 
- GV nhận xét chung
5. Củng cố -dặn dò 
- Biểu hiện của quan tâm giúp đỡ làng xóm, láng giềng là gì?
- Về nhà thực hành thao yêu cầu của bài học
- HS hoạt động động cá nhân trả lời
* HS thảo luận nhóm đôi 
- kể những mẩu chuyện câu thơ ,tranh ảnh thể hiện sự quan tâm đến tình làng nghĩa xóm 
- HS lần lượt các nhóm trả lời
* Kết luận : HS rút ra KL
- HS nhắc lại
* HS hoạt động nhóm 5 
- HS nhận xét ,bổ xung
*kết luận: a,d,e,g là việc làm tốt
b,c,đ là việc làm ko tốt
* HS hoạt động cá nhân dùng các tấm thẻ để đánh giá từng hành vi ( có giải thích )
+ Kết luận : HS rút ra KL
- 2 học sinh nêu.
	------------------------------------------------------------- 	
Chào cờ
(Tập trung dưới cờ)
	------------------------------------------------------------- 	
 Thứ ba ngày tháng năm 2013
Tập đọc
 Nhà rông ở tây nguyên 
I. Mục đích, yêu cầu:
- Đọc đúng ,rành mạch ,bước đầu biết đọc bài với giọng kể , nhấn giọng một số TN tả đặc điểm của nhà rông Tây Nguyên
- Hiểu đặc điểm của nhà rông Tây Nguyên và những sinh hoạt cộng đồng của người Tây Nguyên gắn với nhà rông.( TLcác CH SGK).
- Giáo dục học sinh biết giữ gìn truyền thống dân tộc.
II. Đồ dùng dạy - học:
- HS,GV: Tranh SGK.
III. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 3 HS tiếp nối kể 3 đoạn ( đoạn 3, 4, 5) của câu chuyện Hũ bạc của người cha và TLCH: Câu chuyện có ý nghĩa gì?
- Nhận xét đánh giá.
3.Bài mới:
a) Giới thiệu bài:
b) Luyện đọc :
* Đọc diễn cảm toàn bài.
* Hướng dẫn luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ:
- Yêu cầu HS đọc nối tiếp từng câu. GV sửa sai cho các em.
- Yêu cầu nối tiếp nhau đọc từng đoạn trước lớp .
- Kết hợp hướng dẫn đọc đúng các câu và kết hợp giải nghĩa thêm các từ như : rông chiêng , nông cụ  
- Yêu cầu đọc từng đoạn trong nhóm .
- Yêu cầu lớp đọc đồng thanh toàn bài . 
 c/ Hướng dẫn tìm hiểu bài
- Yêu cầu lớp đọc thầm đoạn 1 .
+ Vì sao nhà rông phải chắc cao ? 
- 1HS đọc đoạn 2, lớp đọc thầm.
+ Gian đầu của nhà rông được trang trí như thế nào?
- Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 3 và 4.
+ Vì sao nói gian giữa là trung tâm của nhà rông ?
+ Từ gian thứ 3 dùng để làm gì?
+ Em nghĩ gì về nhà rông Tây Nguyên sau khi đã xem tranh, đọc bài giới thiệu nhà rông? 
- Giáo viên tổng kết nội dung bài.
 d) Luyện đọc lại :
- Đọc diến cảm bài văn. 
- Mời 4 HS tiếp nối nhau thi đọc 4 đoạn của bài. 
- Mời 2HS thi đọc lại cả bài. 
- Nhận xét, bình chọn em đọc hay nhất. 
4.Củng cố:
- Sau khi học bài này em có suy nghĩ gì?
5.Dặn dò:
- Dặn d ...  nhiệm vụ của các cơ sở thông tin liên lạc.
- Nhận xét đánh giá.
3.Bài mới:
a) Giới thiệu bài:
b) Khai thác: 
* Hoạt động 1 : Làm việc theo nhóm 
Bước 1: 
- chia lớp thành các nhóm, mỗi nhóm 4 học sinh.
- Yêu cầu các nhóm quan sát trả lời các câu hỏi gợi ý: 
+ Kể tên các hoạt động được giói thiệu trong các tranh ? 
 + Các hoạt động đó mamg lại lợi ích gì 
Bước 2 : 
- Mời đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận.
- KL: Các hoạt động: trồng trọt, chăn nuôi, đánh bắt và nuôi trồng thủy sản, trồng rừng ... được gọi là hoạt động nông nghiệp.
* Hoạt động 2 .
 Bước 1 : Làm việc theo cặp .
- Yêu cầu từng cặp học sinh trao đổi theo gợi ý :
- Hãy kể cho nhau nghe về các hoạt động nông nghiệp nơi bạn đang ở ?
Bước2 
- Mời đại diện một số cặp lên trình bày trước lớp .
- KL.
* Hoạt động 3: Triển lãm góc hoạt động nông nghiệp. 
Bước 1: - Chia lớp thành 4 nhóm phát cho mỗi nhóm một tờ giấy.
- Yêu cầu các nhóm thảo luận và trình bày tranh ảnh sưu tầm được trên tờ giấy.
Bước 2: 
- Mời từng nhóm treo tranh ở bảng lớp, bình luận tranh của từng nhóm.
- Nhận xét, đánh giá.
 4.Củng cố - Dặn dò
- Cho hs liên hệ với cuộc sống hàng ngày.
- Về nhà xem lại bài và chuẩn bị bài mới.
- 2 em trả lời câu hỏi.
- lớp theo dõi, nhận xét ý kiến của bạn.
- Lớp theo dõi.
- Ngồi theo nhóm.
- Các nhóm cử ra nhóm trưởng để điều khiển nhóm thảo luận và hoàn thành bài tập trong phiếu.
- Lần lượt đại diện từng nhóm lên trình bày trước lớp, các nhóm khác bổ sung.
 trồng ngô , khoai , sắn , chè , chăn nuôi trâu bò  
- Tiến hành thảo luận theo từng cặp trao đổi và nói cho nhau nghe về các hoạt động nông nghiệp nơi mình đang ở .
- Lần lượt một số cặp lên trình bày trước lớp. 
- Lớp theo dõi nhận xét, bổ sung.
- Lớp chia ra các nhóm để thảo luận , trao đổi và trình bày các bức tranh lên tờ giấy lớn.
- Các nhóm cử đại diện lên trình bày và giới thiệu về các hoạt động nông nghiệp trước lớp.
- Lớp quan sát nhận xét và bình chọn.
- 3 hs liên hệ 
	---------------------------------------------------------
Thể dục
bài thể dục phát triển chung
I-Mục tiêu:
	- Biết cách tập hợp hàng ngang, dóng thẳng hàng ngang, điểm đúng số của mình.
	- Trò chơi: “Đua ngựa”. Biết cách chơi và tham gia chơi được.
	- HS có ý thức luyện tập thường xuyên
II-Địa điểm phương tiện
	- Địa điểm: Sân trường vệ sinh sạch sẽ.
	- Phương tiện: Kẻ sân cho trò chơi ,còi.
III- Nội dung và phương pháp lên lớp:
 ND
1-Phần mở đàu:
- GV nhận lớp phổ biến ND yêu cầu giờ học.
2-Phần cơ bản:
- Ôn luyện bài thể dục PTC
- Kiểm tra bài TD
- Trò chơi ( Chim về tổ )
3-Phần kết thúc:
-HS đứng tại chỗ vỗ tay và hát
 Thời gian 
5'
17'
8'
5'
p2tổ chức
-Lớp trưởng tập trung lớp và thực hiện theo yêu cầu của GV.Giáo viên quan sát ,hướng dẫn .
-GV tổ chức hướng dẫn
-Lần đầu GV hô,lần sau lớp trưởng điều khiển
- GV gọi từng tổ kiểm tra ,đánh giá nhận xét 
- GV tổ chức cho HS đứng theo đội vòng tròn .GV hướng dẫn lại 
- HS thực hành ,GV quan sát HD
-GV hệ thống bài ,về nhà ôn tập
theo nội dung bài học
------------------------------------------------------------
Thứ sáu ngày tháng năm 2013
Toán
Luyện tập
I-Mục tiêu: 
	- Biết làm tính nhân, chia ( Bước đầu làm quen cách viết gọn và giải toán có 2 phép tính )
	- Vận dụng vào thực hành tính và giải toán.
	- Rèn HS có ý thức ham học toán.
II-Đồ dùng dạy học:
	- G + H: Thước thẳng
III- Các hoạt động dạy -học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
 1.ổn định tổ chức.
2.Kiểm tra bài cũ::
- Gọi 2HS lên bảng làm BT.
- Giáo viên nhận xét ghi điểm.
 3.Bài mới: 
a) Giới thiệu bài: 
b) Luyện tập:
2.Luyện tập
-Bài 1(76): (a,c) Đặt tính rồi tính.
- Gọi học sinh đọc yêu cầu bài tập 
- Cho học sinh làm bảng con
- Nhận xét, sửa sai.
* GV củng cố về nhân số có 3 chữ số với số có 1 chữ số ( trường hợp có nhớ và không nhớ ) 
Bài 2(76): (a,b,c) Đặt tính rồi tính (Theo mẫu)
- Gọi học sinh đọc yêu cầu bài tập 
- Cho học sinh làm bảng con
- Nhận xét, sửa sai.
* Củng cố kĩ thuật đặt tính
Bài 3 (76): Giải toán
- Yêu cầu HS đọc bài toán.
- Phân tích, tóm tắt bài, lập cách giải.
- Cho học sinh làm vào vở nháp
- Nhận xét, sửa sai
* Củng cố giải bài toán văn gấp một số lên nhiều lần
Bài 4 (76): Giải toán
- Yêu cầu HS đọc bài toán.
- Phân tích, tóm tắt bài, lập cách giải.
- Cho học sinh làm vào vở 
- Nhận xét, sửa sai
* Củng cố cách giải bài toán tìm một trong các phần bằng nhau của một số
C.Củng cố – dặn dò 
- Nêu các bước thực hiện phép tính chia
5.Dặn dò:
- Dặn về nhà xem lại các bài tập đã làm .
- Hai học sinh lên bảng làm bài 2 và 4 tiết trước.
- Lớp theo dõi nhận xét.
- Lớp theo dõi giới thiệu bài.
- Một em nêu yêu cầu đề.
- Cả lớp thực hiện làm vào bảng con
- 2 học sinh thực hiện trên bảng
 213 208
 x 3 x 4
 639 832
- Một học sinh nêu yêu cầu bài. 
- Cả lớp thực hiện vào bảng con. 
- 3 học sinh lên bảng thực hiện . 
 396 3 630 7 457 4
 09 132 00 90 05 114 
 06 0 17
 0 1 
- Một học sinh đọc đề bài .
- Nêu dự kiện và yêu cầu đề bài .
- Cả lớp làm vào vở nháp.
- Một em giải bài trên bảng, lớp nhận xét bổ sung.
 Giải :
Quãng đường BC dài là :
172 x 4 = 688 (m)
Quãng đường AC dài :
172 + 688 = 860 (m)
Đấp số: 860 m
- Học sinh đổi chéo vở để kiểm tra 
- Một em đọc đề bài 4. 
- Cả lớp làm vào vào vở.
- Một học sinh lên bảng giải bài, lớp bổ sung:
Giải :
Số chiếc áo len đã dệt:
450 : 5 = 90 (chiếc)
Số chiếc áo len còn phải dệt :
450 – 90 = 360 (chiếc)
Đáp số : 360 chiếc áo
- 2 hs nêu
-------------------------------------------------------
Tập làm văn
 Nghe - kể:  Giấu cày - Giới thiệu tổ em 
I. Mục đích, yêu cầu:
- Nghe - kể lại đúng nội dung truyện vui Giấu cày. 
- Dựa vào bài TLV miệng tuần 14, viết được một đoạn văn ngắn (khoảng 5 câu) giới thiệu về tổ em. 
- Giáo dục học sinh cách dùng từ, đặt câu ngắn gọn rõ ràng, đủ ý khi viết văn.
II. Đồ dùng dạy - học: 
- H+ G: Tranh SGK
III. Các hoạt động dạy - học: 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 3HS đọc đoạn văn đã viết ở tiết trước.
- Nhận xét ghi điểm.
3.Bài mới: 
a/ Giới thiệu bài :
b) Hướng dẫn làm bài tập :
Bài tập 2 :
- Gọi 1 học sinh đọc đề bài 2.
- Nhắc học sinh dựa vào bài tập nói tiết trước để viết bài.
- Gọi hs đọc nối tiếp gợi ý
- Gọi 1 số hs nói miệng bài giới thiệu tổ em
- Lưu ý hs cần chuyển văn nói về văn viết ngắn gọn rõ ràng
- Yêu cầu hs lớp cá nhân viết bài vào vở. 
- Mời 5 – 7 em thi đọc bài văn của mình trước lớp.
 - Nhận xét, chấm điểm. 
4.Củng cố:
- đọc lại đề bài tập làm văn.
5.Dặn dò:
- Dặn về nhà chuẩn bị tốt cho tiết sau .
- 3HS đọc bài văn của mình.
- lớp theo dõi bạn trình bày, nhận xét.
- Hs nghe
- Một học sinh đọc đề bài tập 2.
- Nêu nội dung yêu cầu của bài tập . Quan sát mẫu các câu hỏi gợi ý và dựa vào tiết làm văn trước để viết vào vở đoạn văn giới thiệu về tổ của mình.
- 5 - 7 em thi nói trước lớp .
- Hoạt động cá nhân làm bài
- 5 - 7 em thi đọc đoạn văn trước lớp .
- Lớp theo dõi nhận xét bình chọn bạn giới thiệu hay nhất .
- 2 hs đọc
----------------------------------------------------------
Thủ công
Cắt, dán chữ V
I/ Mục tiêu:
- HS biết các kẻ cắt, dán chữ V đúng quy trình kĩ thuật.
- Kẻ, cắt dán được chữ V. Các nét chữ tương đối thẳng và đều nhau. Chữ dán tương đối phẳng.
- Giáo dục học sinh tính cẩn thận
II/ Đồ dùng dạy học:
mẫu chữ V được cắt từ giấy màu hoặc giấy trắng 
- Tranh quy trình kẻ, cắt, dán chữ V. Giấy màu, kéo, thước kẻ, bút chì....
III/ Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ:
- Kiểm tra dụng cụ học tập của học sinh. 
- Giáo viên nhận xét đánh giá .
3.Bài mới:
a) Giới thiệu bài:
b) Khai thác:
* Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh quan sát. 
- Cho học sinh quan sát mẫu chữ V và nêu nhận xét: 
+ Nét chữ rộng mấy ô?
+ Hãy so sánh nửa bên phải và nửa bên ytais của chữ V?
+ Nếu gấp đôi chữ V theo chiều dọc thì nửa bên phải và nửa bên trái của chữ V sẽ như thế nào?
- GV dùng mẫu chữ V chưa dán thao tác cho HS quan sát
* Hoạt động 2 : Hướng dẫn mẫu 
Bước 1: Kẻ chữ V
- Hướng dẫn các quy trình kẻ, cắt và dán chữ V như trong sách giáo viên .
- Sau khi hướng dẫn xong giáo viên cho học sinh tập kẻ , cắt và dán chữ V vào giấy nháp .
* Hoạt động 3: HS thực hành.
- Gọi HS nhắc lại cách kẻ, cắt, dán chữ V.
- GV nhận xét và nhắc lại các bước thực hiện theo quy trình.
- Theo dõi giúp đỡ các em.
- Tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm theo nhóm.
- Đánh giá sản phẩm thực hành của HS, biểu dương những em làm sản phẩm đẹp
4.Củng cố:
- Nêu quy trình kẻ, cắt và dán chữ V
5.Dặn dò:
- Chuẩn bị giấy TC, kéo ... giờ sau học
- Các tổ trưởng báo cáo về sự chuẩn bị của các tổ viên trong tổ mình.
- Lớp theo dõi giới thiệu bài .
- Cả lớp quan sát mẫu chữ V. 
+ Nét chữ rộng 1ô.
+ Giống nhau.
+ Trùng khít nhau.
- Lớp quan sát GV thao tác mẫu.
- Theo dõi GV hướng dẫn.
- Tiến hành tập kẻ, cắt và dán chữ V theo hướng dẫn của giáo viên vào nháp.
- Thực hành cắt trên giấy thủ công theo nhóm.
- Các nhóm trưng bày sản phẩm.
- Cả lớp nhận xét, bình nhóm, CN làm sản phẩm đẹp. 
- 2 hs nêu
------------------------------------------------------
Sinh hoạt lớp
Kiểm điểm tuần 15
I. Mục tiêu.
- Đánh giá các hoạt động của lớp trong tuần qua.
- Đề ra nội dung phương hướng, nhiệm vụ trong tuần tới.
- Giáo dục ý thức chấp hành nội quy trường lớp.
II. Chuẩn bị.
 - Giáo viên: nội dung buổi sinh hoạt.
 - Học sinh: ý kiến phát biểu.
III. Tiến trình sinh hoạt.
1. Đánh giá các hoạt động của lớp trong tuần qua.
a. Các tổ thảo luận, kiểm điểm ý thức chấp hành nội quy của các thành viên trong tổ.
- Tổ trưởng tập hợp, báo cáo kết quả kiểm điểm.
- Lớp trưởng nhận xét, đánh giá chung các hoạt động của lớp.
- Báo cáo giáo viên về kết quả đạt được trong tuần qua.
- Đánh giá xếp loại các tổ. 
- Giáo viên nhận xét đánh giá chung các mặt hoạt động của lớp .
+ Về học tập:.....................
+ Về đạo đức:
+ Về duy trì nề nếp: .
+ Về các hoạt động khác...
- Tuyên dương.
Phê bình..
2. Đề ra nội dung phương hướng, nhiệm vụ trong tuần tới.
- Rèn chữ viết.
- Bồi dưỡng học sinh giỏi:
- Phụ đạo học sinh yếu.
- Khắc phục khó khăn, duy trì tốt nề nếp lớp.
- Phát huy những ưu điểm, thành tích đã đạt được.
3. Củng cố - dặn dò.
- Nhận xét chung . Dặn chuẩn bị cho tuần sau.

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 15 chuan.doc