Toán tr112
Rút gọn phân số
I. Mục tiêu : Giúp HS nhận biết :
- Bước đầu nhận biết về rút gọn phân số và phân số tối giản. ( trường hợp đơn giản).
-Làm BT1a,2a.
II. Đồ dùng dạy học :- SGK.
III. Hoạt động dạy học :
A. KTBC : ? HS viết số thích hợp vào ô trống : =
B. Bài mới : 1 GTB : Trực tiếp.
HĐ 1 : Hình thành kiến thức mới về rút gọn phân số :
* Mục tiêu : Bước đầu nhận biết về rút gọn phân số và phân số tối giản. Biết cách rút gọn phân số (trong một số trường hợp đơn giản).
* Phương pháp, hình thức dạy học : động não, vấn đáp, cả lớp.
* Thế nào là rút gọn phân số :
- GV nêu vấn đề: Cho phân số . Hãy tìm phân số bằng phân số nhưng có tử số và mẫu số bé hơn?
- Hãy so sánh tử số và mẫu số của hai phân số trên với nhau.?
- GV hướng dẫn HS rút ra kết luận như SGK.
* Cách rút gọn phân số, phân số tối giản :
a) Ví dụ 1: GV viết bảng phân số , YC HS tìm phân số bằng phân số nhưng có tử số và mẫu số đều nhỏ hơn ?
- Khi tìm phân số bằng phân số nhưng có tử số và mẫu số đều nhỏ hơn chính là em đã rút gọn phân số . Rút gọn phân số ta được phân số nào ?
- Hãy nêu cách em làm ?
- Phân số còn có thể rút gọn được không ?
Tuần 21 Thứ hai ngày 30 tháng 1 năm 2012 Toán tr112 Rút gọn phân số I. Mục tiêu : Giúp HS nhận biết : - Bước đầu nhận biết về rút gọn phân số và phân số tối giản. ( trường hợp đơn giản). -Làm BT1a,2a. II. Đồ dùng dạy học :- SGK. III. Hoạt động dạy học : A. KTBC : ? HS viết số thích hợp vào ô trống : = B. Bài mới : 1 GTB : Trực tiếp. HĐ 1 : Hình thành kiến thức mới về rút gọn phân số : * Mục tiêu : Bước đầu nhận biết về rút gọn phân số và phân số tối giản. Biết cách rút gọn phân số (trong một số trường hợp đơn giản). * Phương pháp, hình thức dạy học : động não, vấn đáp, cả lớp. * Thế nào là rút gọn phân số : - GV nêu vấn đề: Cho phân số . Hãy tìm phân số bằng phân số nhưng có tử số và mẫu số bé hơn? - Hãy so sánh tử số và mẫu số của hai phân số trên với nhau.? - GV hướng dẫn HS rút ra kết luận như SGK. * Cách rút gọn phân số, phân số tối giản : a) Ví dụ 1: GV viết bảng phân số , YC HS tìm phân số bằng phân số nhưng có tử số và mẫu số đều nhỏ hơn ? - Khi tìm phân số bằng phân số nhưng có tử số và mẫu số đều nhỏ hơn chính là em đã rút gọn phân số . Rút gọn phân số ta được phân số nào ? - Hãy nêu cách em làm ? - Phân số còn có thể rút gọn được không ? - GVKL: Phân số không thể rút gọn được nữa .Ta nói rằng : phân số là phân số tối giản. Phân số được rút gọn thành phân số tối giản . b) Ví dụ 2: GV YC HS rút gọn phân số - GV HD HS :Tìm một số tự nhiên mà 18 và 54 đều chia hết cho số đó ? - Thực hiện chia cả tử và mẫu số của phân số cho số tự nhiên em vừa tìm được . - Kiểm tra phân số vừa rút gọn được, nếu là phân số tối giản thì dừng lại, nếu chưa là phân số tối giản thì rút gọn tiếp. - Khi rút gọn phân số ta được phân số nào? - Phân số đã là phân số tối giản chưa ? Vì sao ? c)Kết luận - GV : Dựa vào cách rút gọn phân số và phân số em hãy nêu các bước rút gọn phân số ? HĐ 2 : Thực hành : * Mục tiêu : Giúp HS rèn kĩ năng rút gọn phân số và phân số tối giản. Biết cách rút gọn phân số (trong một số trường hợp đơn giản). * Phương pháp, hình thức dạy học : động não, vấn đáp, cả lớp, thực hành, nhóm. Bài 1 : HS nêu yêu cầu, GV giúp HS hiểu yêu cầu. - GV chia lớp làm 2 nhóm, giao việc cho từng nhóm. - HS thực hành làm cá nhân vào vở, 2 HS lên bảng làm, GV + HS nhận xét. - GV chốt lại cách rút gọn phân số. Bài 2 : HS nêu yêu cầu, GV giúp HS hiểu yêu cầu. - HS thực hành làm cá nhân vào vở, HS trình bày kết quả. - GV + HS nhận xét. HĐ 3 : Củng cố, dặn dò : - GV nhận xét giờ học - Dặn HS chuẩn bị bài sau . Rútkinhnghiệm:. Tập đọc tr21 Anh hùng Lao động Trần Đại Nghĩa I. Mục đích yêu cầu : - Bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn phù hợp với nội dung tự hào, ca ngợi. - Hiểu ND: Ca ngợi AHLĐ Trần Đại Nghĩa đã có những cống hiến xuất sắc cho sự nghiệp quốc phòng và xây dựng nền khoa học trẻ của đất nước. - GDKNS: KN tư duy, sáng tạo. II. Đồ dùng dạy học :- Tranh minh họa. BP III. Các hoạt động dạy học : A. KTBC : HS đọc bài : Trống đồng Đông Sơn. Trả lời câu hỏi nội dung bài. B. Bài mới : 1. GTB : Trực tiếp . (HS quan sát tranh). HĐ1: Luyện đọc : *MT: Bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn phù hợp với nội dung tự hào, ca ngợi. *PP &HT:Cá nhân, nhóm. - 1 HS đọc toàn bài . - GV chia đoạn : 4 đoạn . - HS nối tiếp nhau đọc 4 đoạn : GV giúp HS luyện đọc đúng, kết hợp GN từ mới trong bài . - GV HD HS cách đọc ngắt nghỉ câu văn dài . - HS luyện đọc theo nhóm . - GV đọc diễn cảm toàn bài . HĐ 2 : Tìm hiểu bài : *MT: Hiểu ND: Ca ngợi AHLĐ Trần Đại Nghĩa đã có những cống hiến xuất sắc cho sự nghiệp quốc phòng và xây dựng nền khoa học trẻ của đất nước. *PP & HT: Hỏi đáp,thảo luận, nhóm, cá nhân. *Đoạn 1 (Từ đầu đến ... chế tạo vũ khí) - HS đọc thầm đoạn 1 để trả lời câu hỏi 1Trong SGK ? Đoạn 1 cho ta biết gì ? ý 1:Tiểu sử của anh hùng Trần Đại Nghĩa. - HS đọc thầm đoạn 2, 3 và trả lời các câu hỏi 2,3 trong SGK. ? Em hiểu : "nghe theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc" nghĩa là gì? ? Đoạn 2, 3 cho em biết gì ? ý 2:Nói lên những đóng góp của Giáo sư Trần Đại Nghĩa trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc) - HS đọc đoạn 4 ? Nhà nước đánh giá cao những cống hiến của ông Trần Đại Nghĩa như thế nào? ? Theo em nhờ đâu mà ông Trần Đại Nghĩa có được những cống hiến lớn như vậy? ? Đoạn cuối bài nói lên điều gì? - HS đọc lướt toàn bài tìm nội dung chính của bài, ND: Ca ngợi AHLĐ Trần Đại Nghĩa đã có những cống hiến xuất sắc cho sự nghiệp quốc phòng và xây dựng nền khoa học trẻ của đất nước. - GDKNS: KN tư duy, sáng tạo. Em sẽ làm gì để có thể cống hiến sự nghiệp cho đất nước? HĐ 3 : Hướng dẫn đọc diễn cảm *MT: Bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn phù hợp với nội dung tự hào, ca ngợi. *PP &HT:Cá nhân, nhóm. *DDDH: BP - HS đọc nối tiếp nhau đọc 4 đoạn, lớp đọc thầm tìm giọng đọc phù hợp với bài. - GV lưu ý HS cách đọc. - GV treo BP, HD HS đọc diễn cảm đoạn 2 của bài. - HS thi đọc diễn cảm đoạn văn. - GV + HS nhận xét. Củng cố, dặn dò :? Theo em nhờ đâu mà giáo sư Trần Đại Nghĩa có những cống hiến to lớn như vậy cho nhà nước? - HS liên hệ bản thân. - GV nhận xét giờ học - Dặn HS học bài . Rút kinh nghiệm: Thứ ba ngày 31 tháng 1 năm 2012 Toán tr114 Luyện tập I. Mục tiêu : Giúp HS nhận biết : - Rút gọn được phân số. - Nhận biết được tính chất cơ bản của phân số .(Làm BT1,2,4a;b). II. Đồ dùng dạy học :- SGK III. Hoạt động dạy học : A. KTBC : ? HS viết số thích hợp vào ô trống : = = B. Bài mới : 1 GTB : Trực tiếp. HĐ 1 : Củng cố kĩ năng rút gọn phân số : * Mục tiêu : Giúp HS rèn kĩ năng rút gọn phân số. * Phương pháp, hình thức dạy học : động não, vấn đáp, cả lớp, nhóm, thực hành. Bài 1 : HS nêu yêu cầu, GV giúp HS hiểu yêu cầu. - GV chia lớp làm 4 nhóm, giao việc cho từng nhóm. - HS thực hành làm cá nhân vào vở, 4 HS lên bảng làm, GV + HS nhận xét. - GV chốt lại cách rút gọn phân số. HĐ 2 : Củng cố về nhận biết hai phân số bằng nhau : * Mục tiêu : Giúp HS rèn kĩ năng nhận biết hai phân số bằng nhau. * Phương pháp, hình thức dạy học : động não, vấn đáp, cả lớp, thực hành. * Cách tiến hành : Bài 2 : HS nêu yêu cầu, GV giúp HS hiểu yêu cầu. - GV yêu cầu HS kiểm tra các phân số trong bài, sau đó trả lời câu hỏi. - HS thực hành làm cá nhân vào vở, HS trả lời miệng. - GV + HS nhận xét, chốt lại câu trả lời đúng. Bài 4 a,b: HS nêu yêu cầu, GV giúp HS hiểu yêu cầu. - GV HD HS nh mẫu. - HS thảo luận theo nhóm đôi và hoàn thành bài tập. - HS trình bày kết quả, GV + HS nhận xét, chốt lại bài làm đúng. HĐ 3 : Củng cố, dặn dò : - GV nhận xét giờ học - Dặn HS chuẩn bị bài sau . Rút kinh nghiệm: Luyện từ và câu tr23 Câu kể : Ai thế nào? I. Mục đích, yêu cầu : - Nhận biết được câu kể Ai thế nào?(ND ghi nhớ) - Xác định được bộ phận CN, VN trong câu kể tìm được (BT1,mục III) bước đầu viết được đoạn văn có dùng câu kể Ai thế nào?(BT2). II. Đồ dùng dạy học :- Bảng phụ, thẻ từ - VBT TV4. III. Hoạt động dạy học : A. KTBC : HS đặt câu thuộc kiểu câu kể : Ai làm gì? xác định bộ phận chủ ngữ, vị ngữ trong câu vừa đặt. B. Bài mới : 1. GTB : Trực tiếp : HĐ 1 : Hình thành kiến thức *MT: Nhận biết được câu kể Ai thế nào?(ND ghi nhớ). *PP & HT: Hỏi đáp,thảo luận, nhóm, cá nhân. Bài 1, 2: HS đọc yêu cầu bài tập, GV giúp HS hiểu yêu cầu. - HS thảo luận theo nhóm đôi và hoàn thành yêu cầu bài tập 2 và trình bày kết quả. ? Trong đoạn văn những câu nào thuộc kiểu câu Ai làm gì ? - GV giúp HS phân biệt 2 kiểu câu Ai thế nào ? Ai làm gì ? Bài 3: HS đọc yêu cầu bài tập, GV giúp HS hiểu yêu cầu. - HS suy nghĩ đặt câu hỏi cho các từ vừa tìm đợc - HS tiếp nối nhau trình bày, cả lớp và GV nhận xét ? Các câu hỏi trên có đặc điểm gì chung ? (đều kết thúc bằng từ : Thế nào?). Bài 4: HS đọc yêu cầu bài tập, GV giúp HS hiểu yêu cầu. - HS tự làm và trình bày kết quả. - GV + HS nhận xét, chốt lại câu trả lời đúng. Bài 5 : HS đọc yêu cầu bài tập, GV giúp HS hiểu yêu cầu. - HS thảo luận nhóm 2 và đặt câu vào giấy nháp ; HS tiếp nối nhau đọc câu của mình trước lớp. - Yêu cầu HS lên bảng xác định CN, VN của từng câu kể Ai thế nào? - ?Em hãy cho biết câu kể Ai thế nào? gồm những bộ phận nào ? chúng trả lời cho những câu hỏi nào ? - HS trả lời, GV chốt lại. - HS đọc ghi nhớ SGK, HS lấy ví dụ. HĐ2 : Luyện tập *MT: - Xác định được bộ phận CN, VN trong câu kể tìm được (BT1,mục III) bước đầu viết được đoạn văn có dùng câu kể Ai thế nào?(BT2). *PP & HT: Hỏi đáp,thảo luận, nhóm, cá nhân. *DDDH: Bảng phụ, thẻ từ - VBT TV4. Bài 1 : HS đọc yêu cầu bài tập, GV giúp HS hiểu yêu cầu. - GV chia lớp làm 5 nhóm, yêu cầu HS các nhóm xếp các câu văn vào nhóm thích hợp theo yêu cầu, sau đó gạch chân dỡi chủ ngữ và vị ngữ trong các câu kể Ai thế nào? - HS làm và trình bày kết quả. - GV + HS chốt lại. Bài 2 : HS đọc yêu cầu bài tập, GV giúp HS hiểu yêu cầu. - HS quan sát tranh. - HS hoạt động nhóm 4, thảo luận làm BT2, GVphát giấy khổ to cho 3 nhóm HS làm bài vào bảng phụ. - Yêu cầu đại diện 3 nhóm đã làm bài vào bảng phụ lên trình bày . - HS nhận xét bài của nhóm bạn. KL:Củng cố kĩ năng viết đoạn văn có sử dụng câu kể Ai thế nào ? Củng cố, dặn dò :- GV nhận xét giờ học - Dặn học sinh chuẩn bị giờ sau. Rút kinh nghiệm: Khoa họctr90 Âm thanh I. MỤC TIấU: - Nờu được ví dụ chứng tỏ âm thanh có thể truyền qua chất khí, chất lỏng, chất rắn. II. Đồ dùng dạy học Chuẩn bị theo nhúm: Ống bơ (lon sữa bũ), thước, vài hũn sỏi, trống nhỏ, ớt giấy vụn, kộo, lược đai, băng ghi õm. III. Hoạt động dạy học Hoạt động 1: Tỡm hiểu cỏc õm thanh xung quanh. * Mục tiờu: Nhận biết được những õm thanh xung quanh. * PP & HT:Thảo luận,hỏi đáp, nhóm, cá nhân. * Cỏch tiến hành: - HS nờu õm thanh mà em biết. - Thảo luận lớp: Trong số cỏc õm thanh kể trờn, õm thanh nào do con người gõy ra; những õm thanh nào thường nghe được vào sỏng sớm, ban ngày, buổi tối;? Hoạt động 2: Thực hành cỏc cỏch phỏt ra õm thanh * Mục tiờu: HS Biết và thực hiện được cỏc cỏch khỏc nhau để làm cho vật phỏt ra õm thanh. * PP & HT:Thảo luận,hỏi đáp, nhóm, cá nhân. DDDH: Ống bơ (lon sữa bũ), thước, vài hũn sỏi, ớt giấy vụn, kộo, lược đai, băng ghi õm. * Cỏch tiến hành: - B1: Làm việch theo nhúm: HS tỡm cỏch tạo ra õm thanh với cỏc vật cho trờn hỡnh 2 Tr 82 SGK(VD: Cho sỏi vào ống để lắc; gừ sỏi (hoặc thước) vào ống; cọ hai viờn sỏi vào nhau;). - B2: Làm việc cả lớp: + Cỏc nhúm ... của bài, GV hướng dẫn HS lập dàn ý miêu tả theo bố cục của bài văn miêu tả cây cối. - HS nối tiếp nhau đọc tên một số loài cây ăn quả quen thuộc - HS làm việc cá nhân, một số HS trình bày dàn ý. - Cả lớp và GV nhận xét, chữa bài . Củng cố, dặn dò : - GV nhận xét giờ học. - Dặn học sinh chuẩn bị giờ sau. Rút kinh nghiệm: Chiều thứ 3 Mĩ thuật vẽ trang trí: trang trí hình tròn. I. Mục tiêu: - Học sinh cảm nhận được vẻ đẹp của trang trí hình tròn và hiểu được ứng dụng của nó trong cuộc sống hằng ngày. - Học sinh biết cách xắp xếp hoạ tiết và trang trí được hình tròn theo ý thích. - Học sinh có ý thức làm đẹp trong học tập và cuộc sống. II. Chuẩn bị: GV: - Sách giáo khoa, sách giáo viên, - Một số đồ vật được trang trí có dạng hình tròn: Cái đĩa, khay tròn, - Hình gợi ý cách vẽ HS : - Bài vẽ của học sinh năm trước. - Sách giáo khoa, - Giấy vẽ, bút chì, tẩy, com pa, thước kẻ, màu vẽ. III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: * Giới thiệu bài: Trực tiếp * HĐ1 Quan sát nhận xét - Giới thiệu một số đồ vật để học sinh quan sát và thấy được vẻ đẹp của nó. - Cho học sinh quan sát hình 1, 2 SGK để tìm hiểu về: + Bố cục; Vị trí các hình mảng chính phụ + Những hoạ tiết thường được sử dụng + Cách vẽ màu ( HS giỏi kể, HS trung bình, khá nhắc lại) - Giáo viên bổ sung * HĐ2: Cách trang trí hình tròn - Khi hướng dẫn cách trang trí, Giáo viên có thể làm nh sau theo từng bước: + Vẽ hình tròn và kẻ đường trục + Vẽ các hình mảng chính, phụ cho cân đối, hài hoà + Tìm hoạ tiết vẽ vào các mảng cho phù hợp + Tìm và vẽ màu theo ý thích - HS nhắc lại các bước trang trí hình tròn. * HĐ3: Thực hành: - Giáo viên cho học sinh quan sát một số bài của học sinh năm trước, - GV nêu yêu cầu bài học - Quan sát và hướng dẫn bổ sung để HS hoàn thành bài tại lớp * HĐ4: Nhận xét đánh giá: - Chọn một số bài cần đánh giá - Học sinh đánh giá, nhận xét theo cảm nhận riêng về: Bố cục, Hình mảng, màu sắc. - Giáo viên tóm tắt và bổ sung đánh giá. Dặn dò : - Hướng dẫn HS hoàn thành bài tại lớp - Chuẩn bị bài sau(B22) Luyện toán Ôn: Rút gọn phân số I. Mục tiêu: Giúp học sinh: - Ôn luyện về : Phân số tối giản, rút gọn phân số. - Làm được các bài tập có liên quan . II.Các hoạt động trên lớp: 1.Giới thiệu bài: - GV nêu mục tiêu bài dạy. 2. Nội dung bài ôn luyện HĐ1: Nội dung ôn luyện: Bài1: Tìm các phân số tối giản trong các phân số sau : , , , , , . HD HS TB - yếu: - Y/C HS nêu được : Phân số như thế nào thì gọi là tối giản . - HS làm bài và nêu miệng KQ. Bài2: Rút gọn các phân số : , , , , , , , , , . * Một số HS làm bảng lớp .HS khác nhận xét .(Y/C HS rút gọn để đa phân số về tối giản). HD HS TB - yếu: - Y/C HS viết về dạng : Phân số đã cho bằng phân số có tử số(mẫu số) là ô trống và mẫu số(tử số) đã cho . - Tìm số chưa biết ở ô trống . + HS giải vào vở, 4HS làm bảng lớp . HS làm bài , chữa bài . GV nhận xét . 3/Củng cố - dặn dò : - Chốt lại nội dung và nhận xét giờ học . Luyện tiếng việt Luyện tổng hợp I. Mục tiêu: Giúp học sinh: - Luyện đọc đúng và diễn cảm bài “Anh hùng lao động Trần Đại Nghĩa” ,y/c đọc thể hiện được giọng kể rõ ràng, chậm rãi của bài . - Rèn luyện chữ viết qua việc viết bài “Chuyện cổ tích về loài người” và làm các bài tập phân biệt các tiếng có dấu hỏi/ ngã . - Cảm thụ văn học . II. Chuẩn bị: - GV: Bảng phụ viết sẵn đoạn văn ( TLV ) III. Các hoạt động trên lớp : 1/KTBC: + Y/C 2HS đọc bài “Trống đồng Đông Sơn” . + Nêu ý nghĩa của bài tập đọc “Trống đồng Đông Sơn” là gì ? 2/Dạy bài mới: * GV giới thiệu, nêu mục tiêu của bài. HĐ1: Luyện đọc bài : Anh hùng lao động Trần Đại Nghĩa . 4HS đọc nối tiếp 4 đoạn của bài :Anh hùng lao động Trần Đại Nghĩa và nêu lại cách đọc đoạn , bài: + Toàn bài đọc giọng kể rõ ràng, chậm rãi. Nhấn giọng những từ ngữ ca ngợi nhân cách và những cống hiến xuất sắc cho đất nước của nhà khoa học : Cả ba ngành, thiêng liêng, rời bỏ, miệt mài, công phá lớn, xuất sắc. - HS luyện đọc nối tiếp đoạn theo cặp , luân phiên nhau đọc, nhận xét góp ý cho nhau . + Tổ chức cho các nhóm đối tượng khác nhau thi đọc . + Lớp theo dõi và nhận xét . - Y/C 1HS nêu lại nội dung, ý nghĩa của bài tập đọc . HĐ2: Chính tả . Bài1: Nghe viết “Chuyện cổ tích về loài người”. - GV nêu y/c bài viết : + Cần viết đúng chính tả . + Nắn nét chữ theo kiểu chữ mới - GV đọc bài viết ,HS viết bài vào vở chậm để nắn nét chữ . + HS viết xong ,đổi chéo vở để soát lỗi cho nhau . Bài2: Điền vào chỗ trống : Điền dấu hỏi hoặc dấu ngã trên các chữ in đậm để hoàn chỉnh truyện sau : Có một người nôi tiếng bun xin . Một hôm anh ta có khách. Gà, vịt, ngan, ngông thì đầy sân, nhưng chu thì luôn miệng than là chăng có gì đai khách. Đến trưa vân chăng thấy động tinh gì dưới bếp , người khách nói: “Thôi bác giết quách con ngựa cua tôi đi. Ta làm bưa chén, mấy khi mình gặp nhau”. Chu nhà ngạc nhiên : “Thế lúc về bác đi bằng gì ?”. Khách than nhiên : “Bác cho tôi mượn con ngông to nhất đàn. Tôi cươi ngông về cung được”. HĐ3: Luyện tập về văn miêu tả . Đọc đoạn văn sau: Ông cụ thợ gặt tháo cái hái ở tay ra rồi đưa cho Ban. Cậu lấy để ngắm nghía.. Cái hái có một thân chính bằng gỗ dài hơn một cánh tay. Về phía giữa thân, có ghép một cái lưỡi bằng thép rất sắc. Một đầu cái thân có buộc dây vòng để luồn cánh tay giữ cho chắc, đầu kia là một thân gỗ khác cũng có khi bằng tre gập lại gần như thước thợ đối với thân chính nhưng nhỏ hơn và vuốt nhọn như một cái sừng. Người gặt dùng cái ấy để vơ lúa rồi đưa lưỡi hái ở giữa thân chính ra cắt. a. Đoạn văn trên viết về cái gì ? Hãy đặt tên cho đoạn văn . b. Đoạn văn trên ứng với phần nào trong ba phần của bài văn miêu tả đồ vật ? c. Những câu nào trong đoạn có thể tách ra để tạo thành đoạn mở bài cho bài văn tả cái hái ? ** HS làm bài rồi chữa bài , HS khác nhận xét . 3. Củng cố- dặn dò : - Chốt lại nội dung và nhận xét giờ học . Chiều thứ 5 Luyện tiếng việt Ôn: Câu kể: Ai thế nào I.Mục tiêu: Giúp HS: - Ôn luyện kĩ năng nhận biết và sử dụng dạng câu kể : Ai thế nào ? thông qua một số bài tập. - Luyện tập về văn miêu tả đồ vật . II.Các hoạt động trên lớp: 1/ktbc : - Nêu ghi nhớ của bài : Câu kể : Ai thế nào ?.(2HS nêu). 2/Nội dung bài ôn luyện : * GTB : GV nêu mục tiêu bài dạy . HĐ1: Câu kể : Ai thế nào ? Bài1: Tìm các câu kể : Ai thế nào ? trong đoạn trích dưới đây . Dùng gạch chéo để tách CN, VN của từng câu tìm được : Hoa mai cũng có năm cánh như hoa đào, nhưng cánh mai to hơn cánh đào một chút. Nụ mai không phô hồng mà ngời xanh màu ngọc bích. Sắp nở, nụ mai mới phô vàng. Khi nở, cánh mai xoè ra mịn màng như lụa. Hoa mai trổ từng chùm thưa thớt, không đơm đặc như hoa đào .Cành mai uyển chuyển hơn cành đào . * Đáp án : + Tất cả các câu đều là câu kể : Ai thế nào ? + HD HS cách tìm các sự vật chính trong câu để tách CN, VN. Bài2: Điền vị ngữ vào chỗ trống để hoàn chỉnh các câu (Ai thế nào ?) miêu tả một con búp bê: a. Gương mặt búp bê b. Mái tóc của búp bê . c. Đôi mắt búp bê . d. Những ngón tay . * HD HS : + Nắm vững ghi nhớ về câu kể: Ai thế nào ? để hoàn chỉnh các câu văn . + HS nối tiếp nêu KQ, GV theo dõi, nhận xét . Bài3. Viết đoạn văn ngắn tả cảnh vật (hoặc đồ vật, loài vật, cây cối) mà em yêu thích . Trong đoạn văn có sử dụng câu kể : Ai thế nào ? Gạch dưới các câu kể: Ai thế nào trong đoạn văn. * HD HS : + HS khá giỏi tự viết đoạn văn. + HS TB - yếu, GV gợi ý cách viết lên kết các câu theo y/c đề bài . HĐ2: Luyện tập về văn miêu tả : Đề bài : Hãy tả một đồ dùng gia đình đã từng gắn bó với em . * HDHS : + HD HS phân tích đề bài . + GV đưa ra dàn ý cho bài văn , gợi ý cho HS về đồ dùng định tả: chiếc tủ, bộ bàn ghế + HS làm bài, trình bày bài, chữa bài . * GV bao quát, HD HS làm bài ,chữa bài. 3.Củng cố - dặn dò : - Chốt lại nội dung và nhận xét giờ học . luyện đọc Bè xuôi sông La. I. Mục đích yêu cầu : - Biết đọc diễn cảm một đoạn thơ với giọng nhẹ nhàng ,tình cảm. II. Đồ dùng dạy học : - Tranh minh họa. III. Các hoạt động dạy học : A. KTBC : HS đọc bài : Anh hùng lao động Trần Đại Nghĩa. Nêu nội dung bài. B. Bài mới : 1. GTB : Trực tiếp . 2. HĐ1: Luyện đọc : *MT: Biết đọc diễn cảm một đoạn thơ với giọng nhẹ nhàng ,tình cảm. *PP & HT: Hỏi đáp,thảo luận, nhóm, cá nhân. - 1 HS đọc toàn bài . - GV chia đoạn : 3 đoạn . - HS nối tiếp nhau đọc 3 đoạn : GV giúp HS luyện đọc đúng, kết hợp giải nghĩa từ mới trong bài . - GV HD HS cách ngắt nhịp từng dòng thơ, khổ thơ. - HS luyện đọc theo nhóm . - HS nối tiếp nhau đọc toàn bài. 3. HĐ 2 : Hướng dẫn đọc diễn cảm : *MT: Biết đọc diễn cảm một đoạn thơ với giọng nhẹ nhàng ,tình cảm. *PP & HT: Hỏi đáp,thảo luận, nhóm, cá nhân. - HS đọc nối tiếp nhau đọc 3 khổ thơ, lớp đọc thầm tìm giọng đọc phù hợp với bài. - GV lu ý HS cách đọc. - GV HD HS đọc diễn cảm khổ thơ thứ 2 của bài. - HS thi đọc diễn cảm. - HS tự nhẩm và HTL bài thơ. - HS thi đọc thuộc lòng bài thơ. - GV + HS nhận xét. 5 . HĐ 4 : Củng cố, dặn dò : ? Trong bài thơ em thích nhất hình ảnh thơ nào? Vì sao? - GV nhận xét giờ học. Luyện toán I. Mục tiêu: Giúp học sinh: - Luyện kĩ năng về quy đồng mẫu số hai phân số và rút gọn phân số . - Làm các bài tập có liên quan . II.Các hoạt động trên lớp 1.Giới thiệu bài: - GV nêu mục tiêu bài dạy. 2. Nội dung bài ôn luyện HĐ1: Nội dung ôn luyện: Bài1: Rút gọn các phân số sau thành phân số tối giản : * - Y/C HS khá giỏi tự làm bài . - GV HD HS TB yếu cách rút gọn . Bài2: Trong các phân số sau, phân số nào là tối giản ? * HS cách nhận biết phân số tối giản (cả TS và MS đều không chia cho cùng một số tự nhiên nào lớn hơn 1) . Bài3: Quy đồng mẫu số các phân số sau : và ; , và ; và ; và . * HS khá, giỏi tự làm và trình bày KQ (y/c tìm MSC bé nhất) . HS TB – yếu có thể tính theo cách thông thường . Bài 4: Viết mỗi phân số sau thành các phân số có mẫu số lần lượt là : 10, 100, 1000. , , , , . * HD HS : - Y/C HS đưa về dạng phân số bằng phân số có TS là ă và MS là các số: 10, 100, 1000 . Bài5: Cho phân số . Hỏi phải thêm vào tử số bao nhiêu và bớt ở mẫu bấy nhiêu để được phân số bằng : a) , b) 1 , c) d) 4 . (Dành cho HS khá giỏi) *** HS làm bài , chữa bài . GV nhận xét . 3/Củng cố – dặn dò : - Chốt lại nội dung và nhận xét giờ học .
Tài liệu đính kèm: