Giáo án các môn học lớp 4 - Tuần 3 - Trường TH Số 2 Mường kim

Giáo án các môn học lớp 4 - Tuần 3 - Trường TH Số 2 Mường kim

Tiết 5: THƯ THĂM BẠN

I, Mục đích yêu cầu

1, Đọc thành tiếng:

- Đọc đúng các tiếng, từ khó hoặc dễ lẫn: Quách Tấn Dương, lũ lụt, xả thân, quyên góp

- Hs đọc tương đối lưu loát lá thư, giọng đọc thể hiện sự thông cảm với người bạn bất hạnh bị lũ lụt cướp mất ba ,đọc diễn cảm đoạn thể hiện sự cảm,chia sẻ với nỗi đau của bạn.

2, Đọc – hiểu:

- Hiểu nghĩa các từ khó trong bài: xả thân, quyên góp, khắc phục

- Hiểu nội dung bài: Tình cảm bạn bè của người viết thư, thương bạn, muốn chia sẻ với bạn khi gặp chuyện buồn, khó khăn trong cuộc sống.

3, Nắm được tác dụng của phần mở đầu và kết thúc bức thư.

*HS biết đc tác hại của MT khi bị lũ lut.

 

doc 31 trang Người đăng minhanh10 Lượt xem 542Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn học lớp 4 - Tuần 3 - Trường TH Số 2 Mường kim", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 3
Thứ hai ngày 7 tháng 9 năm 2009
Tiết 1 - Hoạt động tập thể
- Nhận xét hoạt động tuần 2.
- Phương hướng, kế hoạch hoạt động tuần 3.
Tiết 2 - Tập đọc
Tiết 5: THƯ THĂM BẠN
I, Mục đích yêu cầu
1, Đọc thành tiếng:
- Đọc đúng các tiếng, từ khó hoặc dễ lẫn: Quách Tấn Dương, lũ lụt, xả thân, quyên góp
- Hs đọc tương đối lưu loát lá thư, giọng đọc thể hiện sự thông cảm với người bạn bất hạnh bị lũ lụt cướp mất ba ,đọc diễn cảm đoạn thể hiện sự cảm,chia sẻ với nỗi đau của bạn.
2, Đọc – hiểu:
- Hiểu nghĩa các từ khó trong bài: xả thân, quyên góp, khắc phục
- Hiểu nội dung bài: Tình cảm bạn bè của người viết thư, thương bạn, muốn chia sẻ với bạn khi gặp chuyện buồn, khó khăn trong cuộc sống.
3, Nắm được tác dụng của phần mở đầu và kết thúc bức thư.
*HS biết đc tác hại của MT khi bị lũ lut.
II, Đồ dùng dạy học
- Bảng viết câu, đoạn hướng dẫn luyện đọc.
III, Các hoạt động dạy học chủ yếu
1, Kiểm tra bài cũ
- Đọc thuộc lòng bài thơ: Truyện cổ nước mình.
+ Bài thơ nói lên điều gì?
+ ý hai dòng thơ cuối bài nói lên điều gì?
- Nhận xét.
2, Dạy bài mới
 2.1, Giới thiệu bài 
2.2, Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài:
a, Luyện đọc:
- Chia đoạn?
+ Đ1: Từ đầu ...chia buồn với bạn.
+ Đ2: Tiếp theo ... mới như mình.
+ Đ3: Phần còn lại.
- G.v sửa đọc cho h.s, hướng dẫn h.s hiểu nghĩa một số từ khó.
- G.v đọc mẫu.
b, Tìm hiểu bài
Đoạn 1:
+ Bạn Lương có biết bạn Hồng từ trước không?
+ Bạn Lương viết thư cho bạn Hồng để làm gì?
+ Đoạn 1 cho em biết điều gì?
Đoạn 2:
+ Những câu văn nào trong đoạn 2 + 3 cho thấy bạn Lương rất thông cảm với bạn Hồng?
+ Những câu văn nào cho thấy bạn Lương biết cách an ủi bạn Hồng?
+ Nội dung đoạn 2 là gì ?
Đoạn 3 : 
+ ở nơi địa phương bạn Lương, mọi người đã làm gì để động viên, giúp đỡ đồng bào lũ lụt?
+ Riêng Lương đã làm gì để giúp đỡ Hồng?
+ Từ “ bỏ ống” nghĩa như thế nào?
+ Đoạn 3 nói lên ý gì?
+ Đọc dòng mở đầu và kết thúc bức thư. Những dòng đó có tác dụng gì?
c, Đọc diễn cảm:
- Yêu cầu đọc nối tiếp đoạn.
- Nêu giọng đọc của từng đoạn?
- GVhướng dẫn đọc diễn cảm đoạn văn 2.
- Tổ chức cho h.s thi đọc diễn cảm.
- Nhận xét, cho điểm.
+ Bức thư thể hiện nội dung gì?
3, Củng cố, dặn dò.
?Làm gì để tránh đc lũ lụt ơ địa phương ?
+ Bạn Lương là người như thế nào?
+ Em đã làm gì để giúp đỡ những người không may gặp hoạn nạn, khó khăn? 
- Chuẩn bị bài sau.
- 2 Hs đọc bài.
- 2 Hs trả lời.
- 1H.s khá đọc toàn bài
- Chia làm 3 đoan.
- H.s đọc nối tiếp đoạn 2 – 3 lượt.
- H.s đọc đoạn trong nhóm 2.
- 1 – 2 h.s đọc toàn bài.
- H.s chú ý nghe.
+ Bạn Lương không biết bạn Hồng từ trước, chỉ biết sau khi đọc báo.
+ Bạn Lương viết thư cho bạn Hồng để chia buồn với bạn.
+ Nơi bạn Lương viết thư và lí do viết thư cho Hồng.
+ Hôm nay ... vừa rồi.
 Mình gửi ... với bạn.
 Mình hiểu ... đi mãi mãi.
+ Chắc là ... dòng nước lũ.
 Mình tin rằng ... đi mãi mãi.
 Bên cạnh Hồng ... bạn mới như mình.
+ Những lời động viên, an ủi của Lương với Hồng.
+ Mọi người đang quyên góp ủng hộ đồng bào vùng lũ lụt khắc phục thiên tai. Trường Lương góp đồ dùng học tập giúp các bạn nơi bị lũ lụt.
+ Lương giúp đỡ Hồng toàn bộ số tiền bỏ ống được.
+ “ bỏ ống”: dành dụm, tiết kiệm.
+ Tấm lòng của mọi người đối với đồng bào bị lũ lụt.
- 1H.s đọc.
+ Những dòng mở đầu nêu rõ địa điểm, thời gian viết thư và lời chào hỏi người nhận thư. Những dòng kết thúc ghi lời chúc hoặc lời nhắn nhủ, cảm ơn, hứa hẹn, kí tên, ghi rõ học tên người viết thư. 
- 3H.s đọc tiếp nối bài.
- H.s nêu cách đọc hay.
- H.s luyện đọc diễn cảm theo cặp.
- H.s thi đọc diễn cảm.
*HS liên hệ thực tế của địa phương.
+ Nội dung bài: Tình cảm của Lương thương bạn, chia sẻ đau buồn cùng bạn khi bạn gặp đau thương, mất mát trong cuộc sống.
Tiết 3 - Chính tả
Tiết 3: Nghe – viết: CHÁU NGHE CÂU CHUYỆN CỦA BÀ
I, Mục đích yêu cầu
- Nghe – viết tương đối đúng đẹp, trình bày đúng dòng thơ lục bát Cháu nghe câu chuyện của bà.
- Làm đúng bài tập chính tả phân biệt ch/tr hoặc dấu ?/ ~.(BT 2..a ,b)
II, Đồ dùng dạy học
- Bảng phụ viết bài tập 2 a, 2 b.
III, Các hoạt động dạy học
1, Kiểm tra bài cũ:
- G.v đọc cho h.s viết một số từ.
Xuất sắc, năng suất, sản xuất, xôn xao, cái sào, xào rau,
- Nhận xét. 
2, Dạy bài mới.
2.1, Giới thiệu bài:
2.2, Hướng dẫn viết chính tả.
a, Tìm hiểu nội dung bài thơ
- G.v đọc bài thơ.
+ Bạn nhỏ thấy bà có điều gì khác mọi ngày?
+ Bài thơ nói lên điều gì?
b, Hướng dẫn HS viết từ khó
- Yêu cầu HS đọc thầm bài thơ và tìm những từ khó viết.
c, Hướng dân cách trình bày
+ Em hãy cho biết cách trình bày bài thơ lục bát?
d, Viết chính tả
- G.v đọc rõ ràng, chậm từng dòng thơ để h.s nghe viết bài.
 - G.v đọc để h.s soát lỗi.
- Thu chấm 4 bài. 
- Nhận xét, hướng dẫn h.s sửa lỗi.
2.3, Hướng dẫn làm bài tập.
Bài 2a: Điền vào chỗ trống tr hay ch.
- Tổ chức cho h.s làm bài.
- Chữa bài, nhận xét, chốt lại lời giải đúng:
Tre - chịu – trúc - cháy- tre – tre – chí –chiến – tre.
+ “Trúc dẫu cháy đốt ngay vẫn thẳng” em hiểu nghĩa là gì?
+ Đoạn văn muốn nói với ta điều gì?
3, Củng cố, dặn dò:
- Nhẫn xét giờ học, chữ viết của HS.
- Về tìm cá đồ vật trong gia đình có mang âm tr/ ch.
- Hs viết bảng con.
- 1 H.s đọc lại.
+ Bà vừa đi vừa chống gậy.
+ Nói về tình thương của hai bà cháu dành cho một bà cụ già bị lẫn đến mức không biết cả đường về nhà.
- Hs tìm và viết vào bảng con.
+ Dòng 6 chữ viết lùi vào 1 ô, dòng 8 chữ viết sát lề vở. Hết khổ thơ cách 1 dòng.
- HS nghe - viết bài vào vở.
- H.s soát lỗi.
- H.s chữa lỗi.
- H.s nêu yêu cầu của bài tập.
- H.s làm bài vào vở.
+ Thân trúc, tre thường có nhiều đốt. Dù trúc, tre bị thiêu cháy thì đốt nó vẫn giữ nguyên dáng thẳng như trước. 
+ Ca ngợi cây tre thẳng thắn, bát khuất, là bạn của con người. 
Tiết 4 - Toán
 Tiết 11: TRIỆU VÀ LỚP TRIỆU ( tiếp theo)
I, Mục tiêu
 Giúp Hs:
- Biết đọc, viết các số đến lớp triệu.
- Củng cố về các hàng, lớp đã học..
II, Đồ dùng dạy học
- Bảng các hàng, lớp ( đến lớp triệu)
- Nội dung bảng bài 1.
III, Các hoạt động dạy học
1, Kiểm tra bài cũ:
+ Lớp triệu có những hàng nào?
- Đọc cho Hs viết các số: 
15 000 000; 70 000 000; 
175 000 000
- Nhận xét.
2, Dạy bài mới:
2.1, Giới thiệu bài: 
2.2, Hướng dẫn đọc và viết số đến lớp triệu.
- G.v treo bảng các hàng và lớp. Gọi Hs lên bảng dựa vào các hàng đã biết để viết số.
- Gọi Hs đọc số.
- Nhận xét.
- G.v hướng dẫn lại cách đọc: Tách số thành các lớp, đọc từ trái sang phải, đọc các chữ số trong từng lớp.
2.3, Luyện tập
Bài 1: Viết và đọc số theo bảng phụ kẻ bảng như sgk 
- Yêu cầu h.s viết số vào vở.
- Gọi Hs đọc các số.
- Chữa bài, nhận xét.
Bài 2: Đọc các số sau:
- Yêu cầu h.s đọc theo nhóm 2.
- Nhận xét phần đọc của h.s
Bài 3:Viết các số sau:
- Đọc cho HS viết bảng con.
- Chữa bài, nhận xét.
- Nhận xét
3, Củng cố, dặn dò:
- Hs nhắc lại tên các hàng và lớp.
- Về làm bài trong VBT.
- Hs viết bảng con.
Trăm triệu
Chục triệu
Triệu
Trăm nghìn
Chục nghìn
Nghìn
Trăm
chục
Đơn vị
3
4
2
1
5
7
4
1
3
- 1 Hs lên bảng viết: 342 157 413
- 2- 3Hs đọc.
- Hs đọc lại: cá nhân, đồng thanh.
- H.s nêu yêu cầu.
- Hs viết số:
32 000 000; 32 516 000; 32 516 497
834291 712; 308 250 705; 500 209 037
- H.s nêu yêu cầu của bài.
- H.s đọc số theo nhóm 2.
- H.s nêu yêu cầu của bai.
- H.s viết số : 10 250 214 ; 253 564 888
 400 036 105 ; 700 000 231
Tiết 5 - Đạo đức
Tiết 3: VƯỢT KHÓ TRONG HỌC TẬP (T1) 
I, Mục tiêu
 Học xong bài này, Hs có khả năng:
1, Nhận thức được: mỗi người đều có thể gặp khó khăn trong cuộc sống và trong học tập. Cần phải có quyết tâm và tìm cách vượt qua khó khăn.Nêu được ví dụ.
2, - Biết xác định những khó khăn trong học tập của bản thân và cách khắc phục sẽ giúp em hoc tập mau tiến bộ.Có ý thức vượt khó vươn lên trong học tập
 - Biết quan tâm, chia sẻ, giúp đỡ những bạn có hoàn cảnh khó khăn.
3, Quý trọng và học tập những tấm gương biết vượt khó trong cuộc sống và trong học tập.
II, Tài liệu, phương tiện
- Các mẩu chuyện, tấm gương vượt khó trong học tập.
III, Các hoạt động dạy học chủ yếu
1, Kiểm tra bài cũ:
+ Vì sao phải trung thực trong học tập?
2, Dạy bài mới:
2.1, Giới thiệu bài:
2.2, Các hoạt động
* HĐ1: Kể chuyện: Một học sinh nghèo vượt khó
- G.v kể chuyện.
- Tóm tắt nội dung câu chuyện.
* HĐ2: Thảo luận nhóm: Câu hỏi 1 và 2.
+ Thảo đã gặp khó khăn gì trong học tập và trong cuộc sống hàng ngày?
+ Trong hoàn cảnh khó khăn như vậy, bằng cách nào Thảo vẫn học tốt?
- Nhận xét, bổ sung.
- Kết luận: Bạn Thảo đã gặp rất nhiều khó khăn trong học tập và trong cuộc sống, song bạn Thảo đã biết vượt qua, vươn lên học giỏi. Chúng ta cần học tập tinh thần vượt khó của bạn.
* HĐ3: Thảo luận nhóm đôi (Câu hỏi 3)
+ Nếu ở trong hoàn cảnh khó khăn như bạn Thảo em sẽ làm gì?
- Nhận xét, tuyên dương học sinh.
KL: Tìm mọi cách để vượt qua khó khăn.
* Ghi nhớ.
HĐ4: Làm việc cá nhân (Bài tập 1)
- Khi gặp một bài tập khó, em sẽ chọn những cách làm nào dưới đây? Vì sao?
- G.v đưa ra các cách lựa chọn.
- Yêu cầu HS đưa ra cách chọn và giải thích lí do.
* GV kết luận: a, b, d là các cách giải quyết tích cực.
3, Hoạt động nối tiếp.
- Chuẩn bị bài 3, 4.
- Thực hiện hoạt động phần thực hành.
- 1 Hs rả lời.
- H.s chú ý nghe.
- H.s thảo luận nhóm.
- Một vài nhóm trả lời.
+ Nhà nghèo, xa trường, bố mẹ đau yếu Thảo phải làm việc giúp cha mẹ.
+ ở lớp, tập trung học tập, chỗ nào không hiểu hỏi ngay thầy, cô. Chiều, giúp bố mẹ việc nhà. Tối, học và làm bài. Sáng dậy sớm ôn bài.
- H.s thảo luận theo cặp và nêu ý kiến của mình.
- 2- 3 HS đọc ghi nhớ.
- H.s nêu yêu cầu của bài tập.
- H.s đọc các cách làm đã cho.
- H.s đưa ra cách lựa chọn.
Thứ ba ngày 8 tháng 9 năm 2009
Tiết 1 - Thể dục
Tiết 5: ĐI ĐỀU, ĐỨNG LẠI, QUAY SAU
TRÒ CHƠI KÉO CƯA LỪA XẺ
I, Mục tiêu
- HS bước đầu biết cách: Đi đều, đứng lại, quay sau. Bước đầu biết cách:đi đều ,vòng phải ,vòng trái, đứng lại.
- Trò chơi: Kéo cưa lừa xẻ. Yêu cầu HS biếtchơi , hào hứng trong khi chơi.
II, Địa điểm, phương tiện
- Sân trường sạch sẽ, đảm bảo an toàn.
- Chuẩn bị 1 còi.
III, Nội dung, phương pháp
Nội dung
Định lượng
Phương pháp, tổ chức.
1, Phần mở đầu.
- Nhận lớp, phổ biến nội dung tiết học.
- Khởi động: xaoy các khớp.
- Trò chơi: làm theo hiệu lệnh.
2, Phần cơ bản:
2.1, Đội hình, đội ngũ:
- Ôn đi đều, đứng lại, quay sau:
2.2, Trò chơi vận động .
- Trò chơi: kéo cưa lừa xẻ. ...  Gv ghi bài tập lên bảng.
- Hướng dẫn h.s trình bày bài theo bảng.
- Nhận xét.
3, Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét giờ học.
- Chuẩn bị bài sau.
- 2 Hs trả lời.
- Hs đọc số và nêu chữ số ở từng hàng: 7 đơn vị, 2 chục, 3 trăm, 1 nghìn.
+ Mỗi hàng viết bằng một chữ số.
+ 10 đơn vị bằng 1 chục.
 10 chục bằng 1 trăm.
- HS nhắc lại.
+ 10 chữ số: 0; 1; 2; ....; 9
+ 7 đơn vị.
+ 3 trăm.
+ Vị trí của chữ số đó trong số.
- H.s nêu.
- Hs viết số và nêu cấu tạo của số.
VD : 5 864 gồm : 5 nghìn, 8 trăm, 6 chục và 2 đơn vị.
- HS đọc yêu cầu.
- Phân tích mẫu.
- Cả lớp làm vào vở, 1 em lên bảng.
873 = 800 + 70 + 3
4 738 = 4000 + 700 + 30 + 8
10 837 = 10 000 + 800 + 30 + 7
- Hs nêu giá trị của chữ số 5 trong hai số.
Số
45
57
561
5824
5 842 769
Gt chữ số 5
5
50
500
5 000
5 000 000
Tiết 2 - Tập làm văn
Tiết 6: VIẾT THƯ
I, Mục đích yêu cầu
- Hs nắm chắc hơn (so với lớp 3) mục đích của việc viết thư, nội dung cơ bản và kết cấu thông thường của một bức thư.
- Biết vận dụng kiến thức để viết những bức thư thăm hỏi bạn, trao đổi thông tin đúng nội dung, kết cấu, lời lẽ chân thành, tình cảm.
II, Đồ dùng dạy học
- Bảng phụ viết phần ghi nhớ.
- Bảng lớp viết sẵn đề bài phần luyện tập.
III, Các hoạt động dạy học chủ yếu
1, Kiểm tra bài cũ
- Đọc bài tập đọc: Thư thăm ban.
+ Phần đầu và cuối thư cho ta biết điều gì?
2, Dạy học bài mới
2.1, Giới thiệu bài: Viết thư.
2.2, Phần nhận xét:
- Yêu cầu Hs đọc bài Thư thăm bạn – sgk trang 25.
+ Bạn Lương viết thư cho bạn Hồng để làm gì?
+ Theo em người ta viết thư để làm gì?
+ Đầu thư bạn Lương viết gì?
+ Lương hỏi thăm (và chia buồn) tình hình gia đình và địa phương của Hồng Như thế nào?
+ Bạn Lương thông báo với Hồng tin gì?
+ Theo em nội dung bức thư cần có những gì?
+ Em có nhận xét gì về phần mở đầu và kết thúc của một bức thư?
2.3, Ghi nhớ sgk.
2.4, Luyện tập:
a, Tìm hiểu đề:
- Gv gạch chân các từ : trường khác, để thăm hỏi, kể, tình hình lớp, trường em.
- Tổ chức cho h. s thảo luận theo các nội dung:
+ Đề bài yêu cầu viết thư cho ai?
+ Mục đích viết thư là gì?
+ Thư viết cho bạn cùng tuổi cần xưng hô như thế nào?
+ Cần hỏi thăm bạn những gì?
+ Em cần kể cho bạn nghe những gì?
+ Em nên chúc, hứa hẹn điều gì với bạn?
b, Thực hành viết thư:
- Yêu cầu dựa vào gợi ý để viết.
- Gọi Hs trình bày miệng giàn ý.
- Gọi Hs đọc thư mình viết.
- Nhận xét đánh giá.
3, Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét giờ học.
- Chuẩn bị bài sau.
- Hs trả lời.
- H.s đọc bài Thư thăm bạn.
+ ... để chia buồn cùng Hồng vì gia đình Hồng vừa bị một trận lụt gây đau thương, mất mát lớn.
+ Để thăm hỏi, thông báo tin tức cho nhau, trao đổi ý kiến, chia vui, chia buồn, bày tỏ tình cảm với nhau.
+ Bạn Lương chào hỏi và nêu mục đích viết thư.
+ Lương thông cảm, chia sẻ với hoàn cảnh, nỗi đau của Hồng và bà con địa phương.
+ ... thông tin về sự quan tâm của mọi người với nhân dân vùng lũ lụt: quyên góp, ủng hộ. Lương gửi cho Hồng toàn bộ số tiền tiết kiệm.
+ Nội dung bức thư cần:
- Nêu lí do và mục đích viết thư.
- Thăm hỏi người nhận thư.
- Thông báo tình hình người viết thư.
- Nêu ý kiến cần trao đổi hoặc bày tỏ tình cảm với người nhận thư.
+ Phần mở đầu ghi địa điểm, thời gian viết thư, lời chào hỏi.
+ Phần kết thúc ghi lời chúc, kời hứa hẹn.
- H.s đọc ghi nhớ sgk.
- 1 H.s đọc đề.
- Hs xác định yêu cầu: viết thư cho bạn ở trường khác để hỏi thăm, kể tình hình lớp, trường em.
- H.s thảo luận theo các gợị ý.
+ ... một bạn trường khác.
+ ... hỏi thăm và kể cho bạn nghe tình hình của lớp, trường em hiện nay.
+ Xưng hô gần gũi, thân mật: bạn - mình, cậu - tớ.
+ Sức khoẻ, việc học hành ở trường mới, tình hình gia đình, sở thíc của bạn: đá bóng, chơi cầu,...
+ Tình hình học tập, sinh hoạt, vui chơi (văn nghệ, thể thao,...), cô giáo (thầy giáo) và các bạn bè, kế hoạch sắp tới của lớp, trường.
+ Chúc bạn khoẻ, học giỏi, hẹn thư sau.
- HS suy nghhĩ và viết ra giấy nháp.
- Hs viết vào VBT.
- 1 - 2 H.s đọc bức thư đã viết.
Tiết 3 - Địa lí
Tiết 3: MỘT SỐ DÂN TỘC Ở HOÀNG LIÊN SƠN
I, Mục tiêu
 Học xong bài này Hs biết:
- Trình bày được những đặc điểm tiêu biểu về dân cư, sinh hoạt, trang phục, lễ hội của một số dân tộc ở Hoàng Liên Sơn.(Thai,Mông,Dao...)
- Biết dựa vào tranh, ảnh, bảng số liệu để mô tả nhà sàn ,trang phục.....
- Tôn trọng truyền thống văn hoá của các dân tộc ở Hoàng Liên Sơn.
 *Cuộc sống sinh hoạt:nhà sàn có ảnh hưởng đến MT
II, Đồ dùng dạy học
- Bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam.
- Tranh, ảnh về nhà sàn, trang phục, lễ hội, sinh hoạt của một số dân tộc ở Hoàng Liên Sơn.( nếu có).
III, Các hoạt động dạy học chủ yếu
1, Kiểm tra bài cũ:
+ Nêu đặc điểm của dãy hoàng Liên Sơn?
+ Nêu tên và xác định vị trí các dãy núi khác ở phía Bắc trên bản đồ.
2, Dạy học bài mới:
2.1, Giới thiệu bài: 
2.2, Hoàng Liên Sơn – nơi cư trú của một số dân tộc ít người.
- Yêu cầu HS đọc mục 1 SGK.
+ Dân cư ở Hoàng Liên Sơn đông đúc hay thưa thớt so với đồng bằng?
+ Kể tên một số dân tộc ít người ở Hoàng Liên Sơn?
- Xếp thứ tự các dân tộc: Dao, Mông, Thái theo địa bàn cư trú từ nơi thấp đến nơi cao?
+ Người dân ở những vùng núi cao thường đi lại bằng những phương tiện gì? Vì sao?
2.3, Bản làng với nhà sàn:
- Đọc sgk, quan sát tranh, ảnh về bản làng, nhà sàn.
+ Bản làng thường nằm ở đâu?
+ Bản có nhiều nhà hay ít nhà?
+ Vì sao một số dân tộc ở Hoàng Liên Sơn sống ở nhà sàn?
+ Nhà sàn được làm bằng vật liệu gì?
+ Hiện nay nhà sàn có gì thay đổi?
 *Làm nhà sàn ảnh hưởng đến NT như thế nao ?
2.4, Chợ phiên, lễ hội, trang phục:
- Tổ chức cho h.s thảo luận nhóm 4.
+ Nêu những hoạt động trong chợ phiên?
+ Kể tên một số hàng hoá bán ở chợ phiên? Tại sao chợ lại bán hàng hoá này?
+ Kể tên một số lễ hội của các dân tộc ở Hoàng Liên Sơn? 
+ Lễ hội đó được tổ chức vào mùa nào? Trong lễ hội có những hoạt động gì?
+ Nhận xét gì về truyền thống của các dân tộc trong hình 4,5,6?
3, Củng cố, dặn dò:
+ Đặc điểm tiêu biểu về dân cư, trang phục, lễ hội, của dân tộc ở Hoàng Liên Sơn?
- Chuẩn bị bài sau.
- 2 HS thực hiện yêu cầu.
- HĐ1: Làm việc cá nhân.
- Hs đọc SGK và trả lời câu hỏi.
+ Dân cư thưa thớt.
+ H.s kể tên: Thái, Dao, Mông,
+ Thái – Dao – Mông.
+ Đi bộ hoặc ngựa, vì đường giao thông chủ yếu là đường mòn, đi lại khó khăn.
- HĐ2: Làm việc nhóm.
- H.s quan sát tranh, đọc mục 2 SGK và trả lời câu hỏi.
+ Nằm ở sườn núi cao, thung lũng.
+ Bản có ít nhà.
+ Để chống thú dữ, tránh ẩm thấp.
* HS liên hệ địa phương
+ Nhà sàn làm bằng tre, gỗ, nứa..
+ Nhiều nơi có nhà sàn lợp ngói.
- HĐ 3: Làm việc nhóm.
- H.s thảo luận nhóm.
+ Mua bán, trao đổi hàng hoá, giao lưu văn hoá và gặp gỡ , kết bạn của nam nữ thanh niên.
+ Hàng thổ cẩm, mộc nhĩ, măng,
+ Hội chơi núi mùa xuân, hội xuống đồng,...
+ Mùa xuân.
+ Thi hát, múa sạp, ném còn.
+ Được trang trí công phu, màu sắc sặc sỡ.
Tiết 4- Khoa học
Tiết 6: VAI TRÒ CỦA VITAMIN, CHẤT KHOÁNG, CHẤT XƠ
I, Mục tiêu
 Sau bài học, Hs có thể:
- Nói tên và vai trò của thức ăn chứa nhiều vitamin, chất khoáng, chất xơ.(vitamin rất cần thiết cho cơ thể ........)
- Xác định nguồn gốc của nhóm thức ăn chứa nhiều vitamin, chất khoáng, chất xơ.
II, Đồ dùng dạy học
- Hình vẽ sgk trang 14, 15 .
- Phiếu dùng cho các nhóm.
III, Các hoạt động dạy học
1, Kiểm tra bài cũ:
- Kể tên 1 số loại thức ăn chứa nhiều chất đạm và chất béo?
- Nêu vai trò của chất đạm và chất béo đối với cơ thể.
2, Dạy học bài mới:
2.1, Giới thiệu bài:
2.2, Thức ăn chứa nhiều vitamin, chất khoáng, chất xơ.
Mục tiêu: Kể tên một số loại thức ăn chứa nhiều vitamin, chất khoáng,chất xơ.
Nhận ra nguồn gốc của các thức ăn chứa nhiều vitamin, chất khoáng, chất xơ.
- Thảo luận nhóm 4.
- Hoàn thành bảng:
- Hs nêu.
- H.s thảo luận nhóm.
- Các nhóm báo cáo kết quả.
Tên thức ăn
Nguồn gốc đ.v
Nguồn gốc t.v
Chứa vitamin
Chứa chất khoáng
Chứa chất xơ.
Rau cải....
- Nhận xét.
2.3, Vai trò của vitamin, chất khoáng, chất xơ và nước.
Mục tiêu: Nêu được vai trò của vitamin, chất khoáng,chất xơ và nước.
a, Vitamin
+ Kể tên một số vitamin mà em biết. Vai trò của vitamin đó?
+ Nêu vai trò của nhóm thức ăn chứa vitamin đối với cơ thể ?
- Kết luận: V là những chất không tham gia trực tiếp vào việc xây dựng cơ thể(.SGK)
b, Chất khoáng
+ Kể tên một số chất khoáng mà em biết. Nêu vai trò của chất khoáng đó?
+ Nêu vai trò của nhóm thức ăn chứa chất khoáng đối với cơ thể.
- Kết luận: sgk.
c, Chất xơ và nước.
+ Tại sao hàng ngày ta phải ăn các loại thức ăn có chứa chất xơ?
+ Hàng ngày cần uống bao nhiêu lít nước? Tại sao cần uống đủ nước?
3, Củng cố, dặn dò:
- Đọc mục Bạn cần biết sgk.
- Dặn Hs về ăn nhiều rau, củ quả và uống đủ nước.
+ A, B, C, D,... Vitamin cần cho hoạt động sống của cơ thể, nếu thiếu có thể bị bệnh.
+ Thiếu Vitamin A : mắc bệnh khô mắt, quáng gà.
+ Thiếu Vitamin D : mắc bệnh còi xương ở trẻ.
+ Thiếu Vitamin C : mắc bệnh chảy máu chân răng.
+ Thiếu Vitamin B1 : bị phù
+ Sắt, can xi tham gia vào việc xây dựng cơ thể. Một số chất khoáng khác để tạo ra các men thúc đẩy và điều khiển hoạt động sống. Nếu thiếu các chất khoáng cơ thể sẽ bị bệnh. VD:
+ Thiếu sắt: gây thiếu máu.
+ Thiếu can xi: ảnh hưởng đến hoạt động của cơ tim, khả năng tạo huyết và đông máu, gây loãng xương ở người lớn.
+ Thiếu i - ốt: gây bướu cổ.
+ Để giúp bộ máy tiêu hoá hoạt động bình thường qua việc tạo thành phân, giúp cơ thể thải được các chất cặn bã ra ngoài.
+ Chúng ta cần uống khoảng 2 lít nước/ ngày. Vì nước chiếm 2/3 trọng lượng cơ thể. Nước còn giúp cho việc thải các chất thừa, cặn bã, độc hại ra khỏi cơ thể.
Tiết 5 – Sinh hoạt 
NHẬN XÉT TUẦN 3
1.Chuyên cần: học sinh đi học đúng giờ, chuyên cần của học sinh tương đối đầy đủ.
Một số em còn nghỉ học không lí do: Thiển, Tiên.
2. Học tập: học sinh có ý thức trong học tập, học và làm bài đầy đủ khi đến lớp và các bài tập giao về nhà. Trong lớp học sinh hăng hái phát biểu ý kiến xây dựng bài học, ý thức giúp đỡ học tập đạt kết quả tốt.
* Tiêu biểu là: một số bạn như :
- Thế Anh, Việt Hoàng, Huy Hoàng,...
* Ngoài ra một vài bạn còn học tập chưa tốt cần cố gắng hơn như:
- Hưng, Khiển, Sỉu, Hồng.
3.Vệ sinh: Học sinh thực hiện lao động vệ sinh sạch sẽ gọn gàng, biết giữ gìn môi trường xanh sạch đẹp.
4.Phương hướng: (Tuần 4)
- Chuyên cần của học sinh đều, học sinh có ý thức học tập.
- Đội viên đeo khăn quàng đầy đủ.
- Lao động, vệ sinh: sạch sẽ, gọn gàng.

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 3.doc