Giáo án các môn học lớp 4 - Tuần 6 năm 2013 (chuẩn)

Giáo án các môn học lớp 4 - Tuần 6 năm 2013 (chuẩn)

TOÁN

Tiết 26 : LUYỆN TẬP

I. Mục tiêu: -Đọc được một số thông tin trên biểu đồ.

- Bài tập cần làm : Bài 1,2. HSK-G: Bài 3

- GDHS : Chăm chỉ học tập .

II. Đồ dùng dạy học: - GV: Kẻ sẵn biểu đồ bài tập 3; Sgk + thước kẻ

 

doc 26 trang Người đăng minhanh10 Lượt xem 668Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn học lớp 4 - Tuần 6 năm 2013 (chuẩn)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 6 :
Thứ hai ngày 7 tháng 10 năm 2013
TOÁN
Tiết 26 : LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu: -Đọc được một số thông tin trên biểu đồ.
- Bài tập cần làm : Bài 1,2. HSK-G: Bài 3
- GDHS : Chăm chỉ học tập .
II. Đồ dùng dạy học: - GV: Kẻ sẵn biểu đồ bài tập 3; Sgk + thước kẻ
III. Các hoạt động dạy học 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Bài cũ : Bài tập 2b (SGK trang 32)
2.Bài mới :
 Hoạt động 1:Giới thiệu,ghi đầu bài
Hoạt động 2:
 +Luyện tập về biểu đồ
Bài 1: Dựa vào biểu đồ hãy điền Đ hoặc S vào ô trống
- HS đọc bài tập và quan sát biểu đồ
- HS tìm hiểu nội dung trong biểu đồ
- HS làm bài, 1 số HS chữa bài
- Kết luận bài làm đúng:
Bài 2: Quan sát biểu đồ trả lời câu hỏi
- HS đọc bài tập, quan sát biểu đồ
- Hướng dẫn tổ chức cho HS làm bài
- Chấm chữa bài
Bài 3: Vẽ tiếp biểu đồ
- HS nêu yêu cầu và quan sát biểu đồ
- Hướng dẫn HS vẽ tiếp biểu đồ
- Tổ chức cho HS vẽ biểu đồ hình cột về số cá đánh được ở tháng 2 và tháng 3
- Kiểm tra, nhận xét 
Hoạt động nối tiếp:
- Củng cố bài, nhận xét tiết học.
- GV nhận xét thái độ học tập của Hs và tuyên dương một số em.
- 1HS làm
- HS đọc và quan sát biểu đồ .
- 4 HS nêu miệng kết quả
1. S ; 2. Đ ; 3. Đ ; 4. Đ
- 1 HS đọc bài, quan sát biểu đồ .
- Lắng nghe, làm bài vào vở
a) Tháng 7 có 18 ngày mưa
b) Tháng 8 mưa nhiều hơn tháng 9 số ngày là: 15 - 3 = 12 ( ngày )
c) Số ngày mưa trung bình mỗi tháng là: (18 + 15 + 3) : 3 = 12 (ngày)
 Đáp số : a, 18 ngày; 
 b, 12 ngày. c, 12 ngày.
- 1 HS nêu yêu cầu ở SGK 
- Theo dõi
- Vẽ vào SGK . 1 HS lên bảng vẽ.
- Tháng 2: 2 tấn
- Tháng 3: 6 tấn
TẬP ĐỌC 
Tiết 11 : NỖI DẰN VẶT CỦA AN – ĐRÂY – CA
I. Mục tiêu: -Đọc rành mạch, trôi chảy toàn bài. Biết đọc với giọng kể chậm rãi, tình cảm, bước đầu phận biệt lời nhận vật với lời người kể chuyện.
- Hiểu nội dung truyện: Nỗi dằn vặt của An – đrây – ca thể hiện trong tình yêu thương, ý thức trách nhiệm với người thân, lòng trung thực và sự nghiêm khắc với lỗi lầm của bản thân.(trả lời được các câu hỏi sgk)
- Tăng cường tiếng Việt : Hướng dẫn HS hiểu thêm một số từ khó trong bài ngoài phần chú giải .
*GDKNS: -Giao tiếp: ứng xử lịch sự trong giao tiếp, thể hiện sự cảm thông, xác định giá trị, thảo luận nhóm .
III. Đồ dùng dạy học: - GV Tranh minh hoạ SGK ; Bảng phụ .
IV. Các hoạt động dạy học 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Ổn định tổ chức : 
2.Bài cũ : -Đọc thuộc lòng bài thơ “Gà Trống và Cáo”, 
Trả lời câu hỏi liên quan đến nội dung bài.
3.Bài mới : 
Hoạt động 1:Giới thiệu,ghi đầu bài
Hoạt động 2:
a.Hướng dẫn luyện đọc
- HS đọc chia đoạn ( 2 đoạn )
-§ọc nối tiếp đoạn kết hợp sửa lỗi phát âm và giải nghĩa từ: “Dằn vặt”
- Luyện đọc theo nhóm
- §ọc toàn bài
- GV đọc mẫu toàn bài.
b.Tìm hiểu nội dung bài:
- HS đọc đoạn 1 – trả lời câu hỏi
+ An – đrây – ca đã làm gì trên đường đi mua thuốc cho ông? 
-HS đọc đoạn 2, trả lời câu hỏi:
+ Chuyện gì xảy ra khi An- đrây – ca mang thuốc về nhà? 
+ An – đrây – ca đã tự dằn vặt mình như thế nào? 
- HS đọc lại toàn bài, trả lời câu hỏi
+ Câu chuyện cho ta thấy An – đrây – ca là người như thế nào? 
- HS nêu nội dung 
- Nhận xét, bổ sung, ghi bảng
c. Luyện đọc diễn cảm:
- Đọc diễn cảm đoạn 2, nhắc nhở HS ngắt nghỉ, nhấn giọng.
- Tổ chức cho HS đọc diễn cảm đoạn 2 – nhận xét.
Hoạt động nối tiếp:
- Củng cố bài, nhận xét tiết học.
- Gọi 2 HS nêu lại nội dung của bài.
2 HS đọc và trả 
- 1 HS đọc, chia đoạn
Đoạn 1: Từ đầu đến “mang về nhà”
Đoạn 2: Phần còn lại
- 2 HS đọc nối tiếp 
- Đọc theo nhóm 2
- 2 HS đọc toàn bài
- Nhận xét, lắng nghe
-Lắng nghe, lớp đọc thầm
- Lớp đọc thầm trả lời
-Nhập cuộc với các bạn chơi bãng.
- Lớp đọc thầm, trả lời
-Mẹ khóc nấc lên: Ông đã qua đời.
-Tại mình mải chơi không mua thuốc về cho ông kịp thời nên ông đã qua đời.
-Rất có ý thức trách nhiệm, trung thực và nghiêm khắc với bản thân.
- HS nêu 
- 2 HS đọc nội dung
Nội dung: Câu chuyện cho ta thấy nỗi dằn vặt của An – đrây – ca, tình cảm yêu thương và ý thức trách nhiệm đối với người thân
- Lắng nghe
- 2 HS đọc, nhận xét 
 ..
Thứ ba ngày 8 tháng 10 năm 2013
TOÁN
Tiết 27 : LUYỆN TẬP CHUNG ( Đ/C ).
I. Mục tiêu: -Viết, đọc, so sánh được các số tự nhiên; nêu được giá trị của chữ số trong một số.
-Đọc được thông tin trên biểu đồ cột.
-Xác định được một năm thuộc thế kỉ nào.
-BT cần làm: Bài 1,2a,c; bài 3a,b,c; Bài 4.HSK-G: Bài 2b,d, Bài 3d, Bài 4c, bài 5.
- GDHS : Yêu thích học toán .
II. Đồ dùng dạy học: 
III. Các hoạt động dạy học ( Đ/C Không làm bài tập 2 ).
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Ổn định tổ chức : 
2.Bài cũ:-Làm bài 2 – ý b (trang 34)
3.Bài mới : 
Hoạt động 1:Giới thiệu,ghi đầu bài
Hoạt động 2:
a. Hướng dẫn học sinh luyện tập.
Bài 1 - HS nêu yêu cầu bài tập 
- HS tự làm bài rồi chữa bài 
-Nhậ xét
-Hai số liền kề hơn kém nhau bao nhiêu đơn vị?
- Viết số lên bảng, gọi HS đọc số, nêu giá trị của chữ số 2 ở mỗi số
- GV nhận xét 
Bài 2: Viết số thích hợp vào ô trống
- Đ/ C Không làm bài tập 2.
Bài 3: Dựa vào biểu đồ viết vào chỗ chấm
- 1 HS nêu yêu cầu bài tập
- HS quan sát biểu đồ tìm hiểu yêu cầu rồi tự làm bài.
- HS chữa bài
- Chốt lại ý đúng
Bài 4: -HS nêu yêu cầu
-HS trả lời câu hỏi.
- GV chốt kết quả đúng .
Bài 5: Tìm số tròn trăm x, biết:
 540 < x < 870
- HS nêu yêu cầu 
- Học sinh tự làm bài
- Chấm chữa bài
Hoạt động nối tiếp:
- Củng cố bài, nhận xét tiết học
-2 HS
- 1 HS nêu yêu cầu 
- HS viết kết quả vào bảng con.
- a) 2835918 ; b) 2835916
c) Giá trị chữ số 2 là: 2000000
+ Số 7 283 096: Giá trị của chữ số 2
 là : 200 000
+ Số 82 360 945: Giá trị của chữ số 2 
là : 2 000 000
+ Số 1 547 238: Giá trị của chữ số 2 là : 200
- 1 HS nêu yêu cầu bài tập
- Quan sát, trả lời
a) 3; 3A; 3B; 3C
b) .18.
 .27.
 .21
c) .3B.; 3A..
d) ..22..
-HS nêu yêu cầu
a, năm 2000 thuộc thế kỉ thứ XX.
B, Năm 2005 thuộc thế lỉ thứ XXI
c, Thế kỉ XXI kéo dài từ năm 2001 đến 2100.
- 1 HS nêu yêu cầu
- HS làm bài vào vở
- Theo dõi
- Các số tròn trăm lớn hơn 540 và bé hơn 870 là: 600; 700; 800
Vậy x là: 600; 700; 800
 .............................................................................................. 
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
 Tiết 11 : DANH TỪ CHUNG VÀ DANH TỪ RIÊNG
I. Mục tiêu: -Hiểu được khái niệm danh từ chung và danh từ riêng (ND ghi nhớ)
-Nhận biết được DT chung DT riêng dựa trên dấu hiệu về ý nghĩa khái quát của chúng (BT1 mục III); nắm được quy tắc viết hoa DT riêng và bước đầu vận dụng quy tắc đó vào thực tế (BT2).
- GDHS : Sử dụng từ đặt câu đúng, hay trong giao tiếp .
- Tăng cường tiếng việt : Hướng dẫn HS năm chắc danh từ riêng, DT chung.
II. Đồ dùng dạy học: - GV: Bản đồ tự nhiên, bảng lớp chép sẵn nội dung bài tập
III. Các hoạt động dạy học 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Ổn định tổ chức : 
2.Bài cũ : - Danh từ là gì?
- Lấy 2 ví dụ về danh từ chỉ người 
3.Bài mới : 
Hoạt động 1:Giới thiệu,ghi đầu bài
Hoạt động 2:
a.Phần nhận xét:
Bài 1: - HS nêu yêu cầu 1
- HS thảo luận về các ý của nhận xét 1
- Gọi các nhóm trình bày
- Nhận xét, chốt lại câu trả lời đúng
Bài 2: So sánh cách viết các từ trên có gì khác nhau?
- HS nêu yêu cầu 2
- HS suy nghĩ rồi trả lời
- Gọi HS trả lời
-Giáo viên kết luận :
- Nêu: Những tên chung của 1 loại sự vật gọi là danh từ chung. Những tên chỉ 1 loại sự vật nhất định gọi là danh từ riêng.
Bài 3: Cách viết các từ trên có gì hác nhau?
 - HS nêu yêu cầu 2
- HS suy nghĩ rồi trả lời
- Nhận xét, chốt lại câu trả lời đúng
- Chốt lại phần nhận xét
+Ghi nhớ: (SGK)
- Gọi HS đọc lại phần ghi nhớ
b.Phần luyện tập:
Bài tập 1: Tìm các danh từ chung danh từ riêng trong đoạn văn
- HS đọc yêu cầu rồi đọc đoạn văn
- Tóm tắt nội dung đoạn văn
- HS làm bài cá nhân rồi trình bày
- Nhận xét, chốt lời giải đúng
Bài tập 2: Viết họ và tên của 3 bạn nam; 3 bạn nữ trong lớp
- HS nêu yêu cầu bài tập
- HS tự làm bài
- Nhận xét, chốt lại cách viết đúng.
- Đặt câu hỏi: Họ tên các bạn là danh từ chung hay riêng? Cách viết như thế nào?
Hoạt động nối tiếp
- Củng cố bài, nhận xét tiết học.
- 2 HS đọc lại ghi nhớ 
- Dặn học sinh về nhà học bài. Xem lại các bài tập đã làm ở trên lớp.	
-2 HS thực hiện
-1HS nêu yêu cầu .
HS thảo luận nhóm đôi .
- Đại diện nhóm trình bày 
- Lắng nghe
a) (từ) sông ; b) (sông) Cửu Long
c) vua ; d) Lê Lợi
- 1 HS nêu, lớp theo dõi
- So sánh rồi trả lời miệng
So sánh a với b
- Sông: tên chung chỉ dòng nước chảy lớn
- Cửu Long: Tên riêng một dòng sông
So sánh c với d
- Vua: tên chung chỉ người đứng đầu nhà nước phong kiến
- Lê Lợi: Tên riêng một vị vua.
- HS Lắng nghe
- HS nêu
- Trả lời
- Lắng nghe
+ sông: không viết hoa
+ Cửu Long: Tên riêng một dòng sông cụ thể viết hoa
+ vua: không viết hoa
+ Lê Lợi: tên riêng của một vị vua viết hoa
- 2 HS đọc, lớp đọc thầm
- 1 HS đọc yêu cầu 
- Lắng nghe
- Làm bài vào VBT, nối tiếp nhau trình bày
- Lắng nghe
+ Danh từ chung: núi, dòng sông, dãy, mặt, sông, ánh, nắng, đường, dãy, nhà, trái, phải, giữa, trước.
+ Danh từ riêng: Chung, Lam, Thiên Nhẫn, Đại Huệ, Trác, Bác Hồ.
- 1 HS nêu yêu cầu 
- Làm bài vào vở
- 2 HS làm trên bảng lớp
- Lắng nghe
- 1 sè HS trả lời
 ...........................................................................................
Lịch sử ( tiết 6 ) : KHỞI NGHĨA HAI BÀ TRƯNG (Năm 40)
I. Mục tiêu: -Kể ngắn gọn cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng ( Chú ý nghuuyeen nhân khởi nghĩa, người lãnh đạo, ý nghĩa):
+Nguyên nhân khởi nghĩa: Do căm thù quân xâm lược, Thi Sách bị Tô Định giết hại (trả nợ nước, thù nhà)
+Diễn biến: Mùa xuân năm 40 tại cửa sông hát, Hai Bà Trưng phất cờ khởi nghĩa... Nghĩa quân làm chủ Mê Linh, chiếm Cổ Loa rồi tấn công Luy Lâu, trung tâm của chính quyền đô hộ.
+Ý nghĩa: Đây là cuộc khởi nghĩa đàu tiên sau 200 năm nước ta bị các triều đại phong kiến phương Bắc đô hộ; thể hiện tinh thần yêu nước của nhân dân ta.
-Sử dụng lược đồ để kể lại nét chính về diễn biến cuộc khởi nghĩa.
- GDHS : Lòng yêu nước , truyền thống dũng cảm của dân tộc ta .
II. Đồ dùng dạy học: - GV: Lược đồ khởi nghĩa Hai Bà Trưng . HS: SGK
III. Các hoạt động dạy học ( 35 phút ) .
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
2.Bài cũ : - Nêu ghi nhớ của bài ở tuần 5
3. Bài mới : 
Hoạt động 1:Giới thiệu,ghi đầu bài
Hoạt động 2: Nguyên nhân khởi nghĩa
Bước 1:Thảo luận nhóm
- Tổ chức cho HS thảo luận 2 ý
+ Khởi nghĩa Hai Bà Trưng nổ ra là do dân ta căm thù quân xâm lược, đ ...  kêt quả thảo luận
- 1 HS đọc bài toán
- Nêu yêu cầu 
- Quan sát
- Làm bài vào vở
Bài giải
Quãng đường xe lửa từ Nha Trang đến thành phố Hồ Chí Minh dài là:
1730 – 1315 = 415 (km)
 Đáp số: 415 km
-HS giải vở
Bài giải
Năm ngoái trồng được số cây là:
 214 800 - 80 600 = 134 200 (cây)
Cả hai năm trồng được số cây là:
134 200 + 214 800 =349 000(cây)
 Đáp số: 349 000 cây
 ...................................................................................
TẬP LÀM VĂN
 Tiết 12 : LUYỆN TẬP XÂY DỰNG ĐOẠN VĂN KỂ CHUYỆN
I.Mục tiêu : - Dựa vào 6 tranh minh họa truyện: Ba lưỡi rìu và lời dẫn giải dưới tranh để kể lại được cốt truyện (BT1)
-Biết phát triển ý nêu dưới 2,3 tranh để tạo thành 2, 3 đoạn văn kể chuyện (BT2)
- Tăng cường tiếng Việt : Cung cấp cho học sinh một số vốn từ để sử dụng khi quan sát tranh - kể chuyện .
- GDHS : Chăm chỉ học tập .
II.Đồ dùng dạy học: - GV:Tranh minh hoạ truyện, bảng lớp viết sẵn câu trả lời cho tranh 2, 3, 4, 5, 6 (SGK)
III.Các hoạt động dạy học ( 40 phút ).
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Ổn định tổ chức :
2.Bài cũ: - Kể lại câu chuyện đã nghe, đã đọc về lòng tự trọng.
3.Bài mới :
Hoạt động 1:Giới thiệu,ghi đầu bài
Hoạt động 2 :a.Kể chuyện theo tranh, truyện: Ba lưỡi rìu 
Bài tập1: Dựa vào tranh và lời kể dưới tranh kể lại cốt truyện Ba lưỡi rìu.
-HS nêu yêu cầu bài tập
- HS đọc phần lời dưới mỗi tranh
- HS quan sát tranh, trả lời câu hỏi
+ Truyện có mấy nhân vật? 
+ Nội dung truyện nói điều gì? 
-HS kể lại cốt truyện “Ba lưỡi rìu” theo nhóm
- HS thi kể (sử dụng tranh)
 b.Phát triển ý thành đoạn văn
Bài 2: Phát biểu ý kiến mỗi tranh thành đoạn văn kể chuyện
- HS đọc yêu cầu 
- Hướng dẫn HS cách thực hiện
+Để thực hiện được bài tập 2 các em cần quan sát kĩ tranh, hình dung ra nhân vật trong tranh đang làm gì? nói gì? 
- Hướng dẫn HS làm mẫu tranh 1
-HS trả lời câu hỏi
+ Nhân vật làm gì? nói gì?
+ Nêu ngoại hình nhân vật?
- Nhận xét chốt lời giải đúng
- HS tập xây dựng đoạn văn, nhận xét
- Chốt ý đúng
- Hướng dẫn HS thực hành phát triển ý thành đoạn văn kể chuyện
Kết luận: như phần trả lời đã ghi ở bảng lớp
-HS kể chuyện theo nhóm
- Tổ chức cho HS thi kể chuyện
+ Kể từng đoạn
+ Kể toàn câu chuyện
-Giáo viên,cả lớp bình chọn bạn kể hay nhất
Hoạt động nối tiếp:
- Củng cố bài, nhận xét tiết học
- Dặn học sinh về viết lại câu chuyện đã kể.
- Hát
- 2 HS kể chuyện
- Cả lớp theo dõi
- 1 HS nêu, lớp theo dõi
- 6 HS nối tiếp đọc ở SGK 
- 2 nhân vật .
- Ông tiên thử thách chàng tiều phu về tính thật thà.
- Kể theo nhóm 2
- 2, 3 học sinh kể lại cốt truyện
- Đọc SGK 
- Theo dõi
- Quan sát tranh 1 
- 1 HS đọc lời dẫn cả lớp đọc thầm, nối tiếp nhau trả lời
- Nhận xét 
- Lắng nghe
- 2 HS xây dựng, lớp nhận xét 
- Lắng nghe
- Nối tiếp nhau phát biểu ý về từng tranh
- Theo dõi
- Kể theo nhóm 2, phát triển ý, xây dựng từng đoạn văn
- 2 HS kể
- 2 HS kể
- HS thi kể chuyện .
 ..................................................................................
ĐẠO ĐỨC
Tiết 6: BIẾT BÀY TỎ Ý KIẾN (tiếp theo)
I. Mục tiêu: -Biết được: Trẻ em cần phải được bày tỏ ý kiến về những vấn đề có liên quan đến trẻ em.
-Bước đầu biết bày tỏ ý kiến của bản thân, lắng nghe, tôn trọng ý kiến người khác.
- Tăng cường tiếng Việt:- Hướng dẫn cho học sinh một số vốn từ khi bày tỏ ý kiến cho mọi người nghe dễ hiểu rõ nội dung muốn truyền đạt.
- GDHS : Mạnh dạn bày tỏ ý kiến và lắng nghe ý kiến hay, đúng của người khác .
*GDKNS:	-Trình bày ý kiến ở gia đình và lớp học, lắng nghe người khác trình bày ý kiến, kiềm chế cảm xúc, biết tôn trọng và thể hiện sự tự tin, 
II. Đồ dùng dạy học:- GV: trò chơi ( nếu có )- HS: Vở bài tập
III. Các hoạt động dạy học: ( Đ/C Không yêu cầu học sinh lựa chọn phương án phân vân trong các tình huống bày tỏ thái độ của mình về các ý kiến: tán thành, phân vân hay không tán thành mà chỉ có tán thành hay không tán thành.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Ổn định tổ chức : 
2.Bài cũ: - Nêu phần ghi nhớ bài “Biết bày tỏ ý kiến”.
3. Bài mới : 
Hoạt động 1:GV giới thiệu bài, ghi mục bài.
Hoạt động 2: Em sẽ nói thế nào?
Bước 1:Tiểu phẩm
“ Một buổi tối trong gia đình bạn Hoa”
- Yêu cầu các nhóm lên đóng vai tiểu phẩm
Bước 2: học sinh thảo luận, trình bày
+ Em có nhận xét gì về ý kiến của mẹ Hoa, bố Hoa về việc học tập của Hoa?
+ Hoa có ý kiến như thế nào? 
+ Ý kiến đó có phù hợp không? 
- Nhận xét, kết luận.
Hoạt động 3: Trò chơi “Phóng viên”
-Phát biểu được ý kiến của bản thân về các vấn đề BT3 đưa ra.
Bước 1:Yêu cầu HS đóng vai phóng viên lên phỏng vấn các bạn theo câu hỏi bài tập 3
- GV chia lớp làm hai nhóm.
GV kết luận:+ Trẻ em có quyền bày tỏ ý kiến 
+ Các ý kiến phù hợp của các em phải được tôn trọng
+ Trẻ em phải biết lắng nghe và tôn trọng ý kiến của người khác.
Hoạt động nối tiếp:
Nhận xét tiết học.
- Tham gia ý kiến với cha mẹ về các vấn đề liên quan đến bản thân.
-2 HS nêu
- Cả lớp theo dõi
- 2 nhóm lên đóng vai- Bạn khác nhận xét 
- Đại diện nhóm trình bày
-Hoa không muốn bỏ học, chỉ đi học một buổi còn một buổi phụ giúp mẹ. Ý kiến của Hoa là phù hợp.
- Lắng nghe
- 3 HS lần lượt lên bảng làm phóng viên
- HS hoạt động nhóm 2
- Lắng nghe
-HS chú ý
 ......................................................................................
ĐỊA LÍ
Tiết 6 : TÂY NGUYÊN
I. Mục tiêu: -Nêu được một số đặc điểm tiêu biểu về địa hình, khí hậu Tây Nguyên:
+Các cao nguyên xếp cao thấp khác nhau Kon Tum, Đăk Lắk, Lâm Viên, Di Linh.
+Khí hậu có hai mùa rõ rệt: Mùa mưa, mùa khô.
-Chỉ được các cao nguyên ở Tây Nguyên trên bản đồ ( lược đồ) tự nhiên Việt Nam: Kon Tum, Đăk Lắk, Lâm Viên, Di Linh.
-HS Khá, giỏi: Nêu được đặc điểm của mùa mưa, mùa khô ở Tây nguyên.
- Giáo dục học sinh yêu mến quê hương .
II. Đồ dùng dạy học: - GV: Bản đồ địa lý tự nhiên Việt Nam .HS: Sgk 
III. Các hoạt động dạy học 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Ổn định tổ chức :
2.Bài cũ:- Nêu tác dụng của việc trồng rừng ở Trung du Bắc Bộ ?
3.Bài mới :
Hoạt động 1Giới thiệu,ghi đầu bài
Hoạt động 2:Tây Nguyên – xứ sở của các cao nguyên xếp tầng
- Giới thiệu Tây Nguyên trên bản đồ(Tây Nguyên là vùng đất cao, rộng lớn gồm các cao nguyên tầng cao, tầng thấp khác nhau)
-HS quan sát lược đồ để chỉ vị trí các cao nguyên trên lược đồ.
- Gọi HS đọc tên các cao nguyên đó
- 1 HS chỉ trên lược đồ
- HS chỉ trên bản đồ địa lý Việt Nam vị trí và đọc tên các cao nguyên
-HS dựa vào bảng số liệu ở mục 1 (SGK) xếp các cao nguyên theo thứ tự từ thấp đến cao.
- Giới thiệu về một số đặc điểm chính của 4 cao nguyên vừa nêu.
Hoạt động 3:Tây Nguyên có hai mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô
-HS đọc mục 2 SGK Thảo luận nhóm 2
+ Ở Buôn Ma Thuật mùa mưa gồm những tháng nào? Mùa kh« gồm những tháng nào? 
- Khí hậu có mấy mùa? là những mùa nào?
+Ghi nhớ: SGK - HS đọc ghi nhớ.
Hoạt động nối tiếp
- Củng cố bài, nhận xét tiết học.
- Dặn học sinh về nhà học bài.
- 2 HS nêu
- Thực hiện theo yêu cầu của GV
- Quan sát H1 SGK trang 82, nêu vị trí các cao nguyên
- Đọc theo hướng từ Bắc xuống Nam
- Thực hiện
Cao nguyên
Độ cao
Đắc Lắc
Kon Tum
Di Linh
Lâm Viên
400 m
500 m
1000 m
1500m
- 2 HS đọc trong SGK thảo luận
- Mùa mưa vào tháng 5; 6; 7; 8; 9; 10. Mùa khô vào tháng 1; 2; 3; 4; 11; 12)
- Hai mùa là mùa mưa và mùa khô
- HS đọc ghi nhớ trong sgk.
Buổi chiều :
Chính tả ( tiết 6 ). NGHE – VIẾT : NGƯỜI VIẾT TRUYỆN THẬT THÀ
I. Mục tiêu: - Nghe -viết đúng và trình bày bài chính tả sạch sẽ; không mắc quá 5 lỗi. Trình bày đúng lời đối thoại của nhâ vật trong bài. 
-Làm đúng BT2, Bài 3a/b.
- GDHS : Viết đúng, trình bày đẹp .
II. Đồ dùng dạy học: - GV: Bảng lớp viết sẵn yêu cầu bài tập . HS: Vở bài tập .
III. Các hoạt động dạy học ( 40 phút ).
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Ổn định tổ chức : 
2.Bài cũ : - Viết các từ: lặng lẽ, nặng nề.
3.Bài mới : - Giới thiệu, ghi đầu bài
a. Hướng dẫn học sinh nghe – viết
- GV đọc 1 lượt bài chính tả
- 1 HS đọc lại truyện
- Tóm tắt nội dung câu chuyện: Ban – dắc là nhà văn nổi tiếng thế giới, không bao giờ ông biết nói dối.
- Đọc cho HS viết những từ dễ sai
- Hướng dẫn HS cách trình bày
-GV ®ọc chính tả
- Đọc lại để HS soát lỗi
- Chấm chữa bài: chấm 5 bài, nhận xét 
b. Hướng dẫn học sinh làm bài tập:
Bài tập 2: Phát hiện, sửa lỗi trong bài chính tả của em. Ghi lỗi và tự sửa.
- HS đọc nội dung bài tập
- Gọi học sinh chữa bài
- Nhận xét, kết luận
Lỗi nhầm lẫn s/x; dấu hỏi, dấu ngã
Bài tập 3: Tìm các từ láy
- HS nêu yêu cầu bài tập
- Có tiếng chứa âm s/x
- Lấy ví dụ làm mẫu
- Hướng dẫn HS làm bài tập
- Tổ chức cho HS làm bài
- HS trình bày bài
- Kiểm tra, nhận xét 
4.Củng cố,dặn dò:
- Củng cố bài, nhận xét tiết học, ghi nhớ hiện tượng chính tả.
- Dặn học sinh về tìm thêm từ ở bài tập 3a.
-2 HS viết
- Theo dõi
- 1 HS đọc, lớp đọc thầm
- Lớp lắng nghe
- Viết vào bảng con
- Lắng nghe
- Viết bài vào vở
- Tự soát lỗi. 
-HS đổi vở cho bạn để soát lỗi
- Làm vào vở bài tập
- Đọc bài, tự sửa lỗi
- 2 HS chữa bài trên bảng lớp
- Lắng nghe
Viết sai : xắp lên xe;Tưỡng tượng.
Viết đúng:Sắp lên xe; Tưởng tượng
- 1 HS nêu yêu cầu 
- Lắng nghe
- Làm bài vào vở bài tập
- Nêu miệng kết quả
Đáp án:
- Sàn sạt, san sát, sáng suốt 
-xa xa, xinh xinh, xanh xao 
 .......................................................................................... 
SINH HOẠT LỚP TUẦN 6
I. Mục tiêu: - Học sinh thấy được ưu và nhược điểm của mình trong tuần qua.
- Từ đó sửa khuyết điểm, phát huy ưu điểm, nắm được phương hướng tuần sau.
- Giáo dục học sinh thi đua học tập.
1. Ổn định tổ chức.
2. Lớp trưởng nhận xét.
- HS ổn định và duy trì nề nếp đi học đúng giờ và bước đầu thực hiện đúng theo nội quy của lớp và nhà trường đề ra.
- Tổ trưởng nhận xét, đánh giá, xếp loại các thành viên trong lớp.
- Các tổ thảo luận, tự xếp loai tổ mình,chọn một thành viên tiến bộ tiêu biểu nhất.
- Lớp trưởng nhận xét đánh giá chung tình hình lớp tuần qua
 -Xếp loại các tổ
3. GV nhận xét chung:
-Chọn một thành viên xuất sắc nhất để nhà trường khen thưởng.
4. Phương hướng tuần tới: -Phổ biến công việc chính tuần 7
- Thực hiện tốt công việc của tuần 7
- Tiếp tục thực hiện nội qui nề nếp của trường lớp đã đề ra.
- Tiếp tục thi đua học tập tốt .
Ý kiến của người kiểm tra:
1.Ưu điểm :
2.Tồn Tai :
3.Đề nghị của người kiểm tra :
4.Xếp loại :.
Người kiểm tra kí

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an tuan 6 chuan.doc