Giáo án các môn học lớp 4 - Tuần 7 - Trường tiểu học Long Hữu A

Giáo án các môn học lớp 4 - Tuần 7 - Trường tiểu học Long Hữu A

Môn : Chính tả

GÀ TRỐNG VÀ CÁO

PHÂN BIỆT tr / ch, ươn / ương

I.Mục tiêu:

1.Kiến thức:

-Nhớ – viếtđúng bài chính tả , trình bày đúng các dòng thơ lục bát trong bài thơ Gà Trống & Cáo

2.Kĩ năng:

-Tìm & viết đúng chính tả những tiếng bắt đầu bằng tr / ch hoặc có vần ươn / ương để điền vào chỗ trống hợp với nghĩa đã cho.

3. Thái độ:

-Trình bày bài cẩn thận, sạch sẽ.

-Có ý thức rèn chữ viết đẹp.

II.Chuẩn bị:

-Phiếu viết sẵn nội dung BT2b

-Băng giấy nhỏ để HS chơi trò chơi viết từ tìm được khi làm BT3

III.Các hoạt động dạy học chủ yếu

 

doc 42 trang Người đăng minhanh10 Lượt xem 449Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn học lớp 4 - Tuần 7 - Trường tiểu học Long Hữu A", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày tháng năm 2013
Môn : Chính tả
GÀ TRỐNG VÀ CÁO 
PHÂN BIỆT tr / ch, ươn / ương 
I.Mục tiêu:
1.Kiến thức: 
-Nhớ – viếtđúng bài chính tả , trình bày đúng các dòng thơ lục bát trong bài thơ Gà Trống & Cáo 
2.Kĩ năng:
-Tìm & viết đúng chính tả những tiếng bắt đầu bằng tr / ch hoặc có vần ươn / ương để điền vào chỗ trống hợp với nghĩa đã cho.
3. Thái độ:
-Trình bày bài cẩn thận, sạch sẽ.
-Có ý thức rèn chữ viết đẹp.
II.Chuẩn bị:
-Phiếu viết sẵn nội dung BT2b
-Băng giấy nhỏ để HS chơi trò chơi viết từ tìm được khi làm BT3
III.Các hoạt động dạy học chủ yếu	
1.Ổn định 
2.Bài cũ: 
GV kiểm tra 2 HS làm lại BT3, cả lớp làm bài vào nháp 
GV nhận xét & chấm điểm
3.Bài mới: 
a.Giới thiệu bài 
-GV nêu nội dung và yêu cầu bài học.
-Ghi tên bài lên bảng
 b.Hướng dẫn HS nhớ - viết chính tả 
GV mời HS đọc yêu cầu của bài
Yêu cầu 2 HS đọc thuộc lòng đoạn thơ cần viết
GV đọc lại đoạn thơ 1 lần
GV nhắc HS cách trình bày đoạn thơ, chú ý những chữ cần viết hoa, những chữ dễ viết sai chính tả
GV yêu cầu HS nêu cách trình bày bài thơ
Yêu cầu HS viết tập
GV chấm bài 1 số HS & yêu cầu từng cặp HS đổi vở soát lỗi cho nhau
GV nhận xét chung
 c.Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả 
Bài tập 2b:
GV mời HS đọc yêu cầu của bài tập 2b
Yêu cầu cả lớp đọc thầm đoạn văn, làm bài vào vở
GV dán 4 tờ phiếu đã viết nội dung lên bảng, mời HS lên bảng làm thi tiếp sức 
GV nhận xét kết quả bài làm của HS, chốt lại lời giải đúng.
Lời giải đúng:
+ bay lượn – vườn tược – quê hương – đại dương – tương lai – thường xuyên – cường tráng 
+ Nói về mơ ước trở thành phi công của bạn Trung 
Bài tập 3a:
GV mời HS đọc yêu cầu của bài tập 3a
GV tổ chức cho HS chơi trò Tìm từ nhanh. Cách chơi:
+ Mỗi HS được phát 2 băng giấy. HS ghi vào mỗi băng giấy 1 từ tìm được ứng với một nghĩa đã cho. Sau đó từng em dán nhanh băng giấy vào cuối mỗi dòng trên bảng (mặt chữ quay vào trong để đảm bảo bí mật)
+ Khi tất cả đều làm bài xong, các băng giấy được lật lại. GV cùng cả lớp nhận xét, chốt lại lời giải đúng. 4.Củng cố - Dặn dò: 
GV nhận xét tinh thần, thái độ học tập của HS.
Nhắc những HS viết sai chính tả ghi nhớ để không viết sai những từ đã học
Chuẩn bị bài: Trung thu độc lập 
2 HS viết bảng lớp, cả lớp viết nháp 
HS nhận xét
-HS lắng nghe.
-HS nhắc lại tên bài.
1 HS đọc to yêu cầu của bài, cả lớp đọc thầm
2 HS đọc thuộc lòng bài thơ, các HS khác nhẩm theo
HS nghe 
HS luyện viết những từ ngữ dễ viết sai vào bảng con
HS nêu cách trình bày bài thơ:
+ Ghi tên bài vào giữa dòng
+ Dòng 6 chữ viết lùi vào 3 ô li. Dòng 8 chữ viết lùi vào 1 ô li.
+ Chữ đầu các dòng thơ phải viết hoa.
+ Viết hoa tên riêng của hai nhân vật trong bài thơ là Gà Trống & Cáo 
+ Lời nói trực tiếp của Gà Trống & Cáo phải viết sau dấu hai chấm, mở ngoặc kép
HS gấp SGK, nhớ lại đoạn thơ, tự viết bài
HS đổi vở cho nhau để soát lỗi chính tả
HS đọc yêu cầu của bài tập
Cả lớp đọc thầm đoạn văn, làm bài vào vở
4 nhóm HS lên bảng thi làm vào phiếu (tiếp sức: mỗi HS trong nhóm chuyền bút dạ cho nhau điền nhanh tiếng tìm được) 
Đại diện nhóm đọc lại đoạn văn đã hoàn chỉnh, sau đó nói về nội dung đoạn văn 
Cả lớp nhận xét kết quả làm bài
Cả lớp sửa bài theo lời giải đúng
HS đọc yêu cầu của bài tập
HS tham gia trò chơi Tìm từ nhanh 
HS thi đua
Rút kinh nghiệm sau tiết dạy
Ngày Tháng Năm 2013
Môn: Địa lí
MỘT SỐ DÂN TỘC Ở TÂY NGUYÊN
I.Mục tiêu:
1.Kiến thức: 
-HS biết Tây Nguyên là nơi tập trung nhiều dân tộc cùng sinh sống ( Gia –rai, ê- đê, Ba-na , kinh ) nhưng lại là nơi thưa dân nhất nước ta 
-HS biết Tây Nguyên là nơi có bản làng với nhà rông; biết một số trang phục & lễ hội của các dân tộc
2.Kĩ năng:
-Sử dụng được tranh ảnh để mô tả trang phục, lễ hội của một số dân tộc ở Tây Nguyên : Trang phục truyền thống : Nam thường đóng khố, Nữ thường quấn váy 
	 3.Thái độ:
-Yêu quý các dân tộc ở Tây Nguyên & có ý thức tôn trọng truyền thống văn hoá của các dân tộc.
II.Chuẩn bị:
-Tranh ảnh về nhà ở, buôn làng, trang phục, lễ hội, các loại nhạc cụ dân tộc của Tây Nguyên
III.Các hoạt động dạy học chủ yếu
1.Ổn định 
2.Bài cũ: Tây Nguyên
Tây Nguyên có những cao nguyên nào? Chỉ vị trí các cao nguyên trên bản đồ Việt Nam?
Khí hậu ở Tây Nguyên có mấy mùa? Đó là những mùa nào?
Chỉ & nêu tên những cao nguyên khác của nước ta trên bản đồ Việt Nam?
GV nhận xét
3.Bài mới: 
a.Giới thiệu: 
-GV nêu nội dung và yêu cầu bài học.
-Ghi tên bài lên bảng: Một số dân tộc ở Tây Nguyên 
b.Hoạt động1: Hoạt động cá nhân
Quan sát hình 1 & kể tên một số dân tộc sống ở Tây Nguyên?
Trong các dân tộc kể trên, những dân tộc nào sống lâu đời ở Tây Nguyên?
Những dân tộc nào từ nơi khác mới đến sống ở Tây Nguyên? Họ đến Tây Nguyên để làm gì?
Mỗi dân tộc ở Tây Nguyên có những đặc điểm gì riêng biệt?
GV sửa chữa giúp HS hoàn thiện phần trả lời.
GV kết luận: Tây Nguyên tuy có nhiều dân tộc cùng chung sống nhưng đây lại là nơi thưa dân nhất nước ta.
c.Hoạt động 2: Thảo luận nhóm
Làng của các dân tộc ở Tây Nguyên gọi là gì?
Làng ở Tây Nguyên có nhiều nhà hay ít nhà?
Nhà rông được dùng để làm gì? Hãy mô tả về nhà rông? (nhà to hay nhỏ? Làm bằng vật liệu gì? Mái nhà cao hay thấp?)
GV sửa chữa giúp HS hoàn thiện phần trình bày.
d.Hoạt động 3: Thảo luận nhóm đôi
Trang phục của các dân tộc ở Tây Nguyên có đặc điểm gì khác với các dân tộc ở vùng núi Hoàng Liên Sơn?
Lễ hội ở Tây Nguyên thường được tổ chức khi nào? Ở đâu?
Kể các hoạt động lễ hội của người dân ở Tây Nguyên?
Đồng bào ở Tây Nguyên có những loại nhạc cụ độc đáo nào?
GV sửa chữa giúp HS hoàn thiện phần trình bày.
4.Củng cố 
GV yêu cầu HS trình bày tóm tắt lại những đặc điểm tiêu biểu về dân cư, buôn làng & sinh hoạt của người dân ở Tây Nguyên.
5.Dặn dò: 
-GV cùng HS hệ thống nội dung bài học.
-Nhận xét tiết học
-Chuẩn bị bài: Hoạt động sản xuất của người dân ở Tây Nguyên.
HS trả lời
HS nhận xét
-HS lắng nghe.
-HS nhắc lại tên bài.
HS kể
HS đọc mục 1 để trả lời các câu hỏi.
Vài HS trả lời câu hỏi trước lớp.
Các nhóm dựa vào mục 2 trong SGK & tranh ảnh về nhà ở, buôn làng, nhà rông của các dân tộc ở Tây Nguyên để thảo luận theo gợi ý của GV
Đại diện nhóm báo cáo kết quả làm việc trước lớp
Các nhóm dựa vào mục 3 trong SGK & tranh ảnh về trang phục, lễ hội & nhạc cụ của các dân tộc ở Tây Nguyên để thảo luận theo các gợi ý.
Đại diện nhóm báo cáo kết quả làm việc trước lớp
Rút kinh nghiệm sau tiết dạy
Ngày Tháng Năm 2013
Môn : Kể chuyện
LỜI ƯỚC DƯỚI TRĂNG
I.Mục tiêu:
1. Rèn kĩ năng nói:
-Dựa vào lời kể của GV & tranh minh hoạ, HS kể lại được từng đoạn câu chuyện theo tranh minh hoạ (SGK ) kể nối tiếp toàn bộ câu chuyện Lời ước dưới trăng, phối hợp lời kể với điệu bộ, nét mặt một cách tự nhiên.
-GV kết hợp khai thác vẽ đẹp ánh trăng để thấy được giá trị của môi trường thiên nhiên với cuộc sống con người ( Đem đến niềm hi vọng tốt đẹp )
-Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Những điều ước cao đẹp mang lại niềm vui, niềm hạnh phúc cho mọi người. 
2.Rèn kĩ năng nghe:
-Có khả năng tập trung nghe cô kể chuyện, nhớ chuyện.
-Chăm chú theo dõi bạn kể chuyện. Nhận xét, đánh giá đúng lời kể của bạn, kể tiếp được lời kể của bạn. 
3. Thái độ:
-Luôn có những ước mơ cao đẹp góp phần mang lại hạnh phúc cho mình & cho mọi người. 
II.Chuẩn bị:
-Tranh minh hoạ 
III.Các hoạt động dạy học chủ yếu	
1.Ổn định 
2.Bài cũ: Kể chuyện đã nghe – đã đọc 
Yêu cầu HS kể lại một câu chuyện về lòng tự trọng mà em đã được nghe, được đọc
GV nhận xét & chấm điểm
3.Bài mới: 
a) Giới thiệu bài 
Trong tiết Kể chuyện hôm nay các em sẽ được nghe câu chuyện Lời ước dưới trăng. Câu chuyện kể về lới ước mơ dưới ánh trăng của một cô gái mù. Cô gái đã ước gì? Các em nghe câu chuyện sẽ rõ.
Trước khi nghe kể chuyện, các em hãy quan sát tranh minh hoạ, đọc thầm nhiệm vụ của bài kể chuyện trong SGK
b) HS nghe kể chuyện 
*GV kể lần 1
GV kết hợp vừa kể vừa giải nghĩa từ 
Giọng chậm rãi, nhẹ nhàng. Lời cô bé trong truyện tò mò, hồn nhiên. Lời chị Ngàn hiền hậu, dịu dàng. 
* GV kể lần 2
GV vừa kể vừa chỉ vào tranh minh hoạ 
* GV kể lần 3
c) Hướng dẫn HS kể chuyện, trao đổi ý nghĩa câu chuyện 
*Hướng dẫn HS kể chuyện 
GV mời HS đọc yêu cầu của từng bài tập 
Yêu cầu HS kể chyện theo nhóm
 b) Yêu cầu HS thi kể chuyện trước lớp
*Trao đổi ý nghĩa câu chuyện
Yêu cầu HS trao đổi cùng bạn về nội dung, ý nghĩa câu chuyện, trả lời câu hỏi: Qua câu chuyện, em hiểu điều gì? 
GV nhận xét, chốt lại 
GV cùng cả lớp bình chọn bạn kể chuyện hay nhất, hiểu câu chuyện nhất 
3.Củng cố, dặn dò: 
GV nhận xét tiết học, khen ngợi những HS kể hay, nghe bạn chăm chú, nêu nhận xét chính xác
Yêu cầu HS về nhà tập kể lại câu chuyện cho người thân.
Chuẩn bị bài: Kể chuyện đã nghe, đã đọc.
-Hát vui 
HS kể 
HS nhận xét
-HS lắng nghe.
-HS quan sát, nhận xét.
-HS nghe & giải nghĩa một số từ khó 
-HS nghe, kết hợp nhìn tranh minh hoạ 
-HS nghe
HS đọc lần lượt từng yêu cầu của bà ...  chỗ các số hạng của tổng a + b cho nhau thì ta được tổng nào?
 + Khi đổi chỗ các số hạng của tổng a + b thì giá trị của tổng này có thay đổi không ?
-Cho HS kết luận: Khi đổi chỗ các số hạng trong một tổng thì tổng không thay đổi
-Cho HS nhắc lại
-Nếu a = 20, b = 30 thì a + b 
 = 20 + 30 = 50 và b + a
 = 30 + 20 = 50
-Ta thấy a + b = 50 và b + a = 50
-Neõn: a + b = b + a
-1 HS đọc
-Ta được tổng b + a
-Giá trị của tổng không thay đổi
-2 HS nhắc lại
 c.Thực hành
*Bài tập 1:
-Cho HS đọc yêu cầu bài tập
-HS nối tiếp nhau nêu kết quả của các phép tính cộng trong bài
 *Bài tập 2:
-Cho HS đọc yêu cầu bài tập
-GV viết lên bảng 48 + 12 = 12 +.....
-Em viét gì vào chỗ chấm trên, vì sao?
-Cho HS làm các bài tương tự
-GV cho HS sửa bài
-GV nhận xét
*Bài tập 3:
-Cho HS đọc yêu cầu đề
-Cho HS làm bài
-Cho HS sửa bài
-GV nhận xét
-1 HS đọc to
-Mỗi HS nêu kết quả của một phép tính
a) 847; b) 9385; c) 4344
a) -Viết số 48 để có 48 + 12 = 12 + 48. Vì khi ta đổi chỗ các số hạng của tổng 48 + 12 thành 12 + 48 thì tổng không thay đổi
-Cả lớp làm bài vào vở
-HS trình bày kết quả: 
 65 + 297 = 297 + 65
177 + 89 = 89 + 177
b) m + n = n + m
 84 + 0 = 0 + 84
 a + 0 = 0 +a = a
-HS nhận xét
-1 HS đọc to
-Cả lớp làm bài
-HS trình bày kết quả
a) 2975 + 4017 = 4017 + 2975
 2975 + 4017 < 4017 + 3000
 2975 + 4017 > 4017 + 2900
b)8264 + 927 < 927 + 8300
 8264 + 927 > 900 + 8264
 927 + 8264 = 8264 + 927
- HS nhận xét
 3. Cuỷng cố dặn dò
-HS nhắc lại công thức và qui tắc của tính chất giao hoán của phép cộng
 -GV nhận xét tiết học - Tuyên dương
- Chuẩn bị tiết sau :Biểu thức có chứa ba chữ
Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:
	Ngày tháng năm 2013
Môn: Toán
BIỂU THỨC CÓ CHỨA BA CHỮ
I/ Mục tiêu:
 Giúp HS:
 - Nhận biết một số biểu thức đơn giản có chứa ba chữ.
 - Biết tính giá trị của một số biểu thức đơn giản có chứa ba chữ
 * BT:1,2 .
II/ Đồ dùng day học:
 - Viết sẵn ví dụ trên bảng lớp và kẻ một bảng theo mẫu SGK (chưa ghi các số ở mỗi cột)
III/ Các hoạt động dạy học
 1.Kiểm tra bài cũ: Tính chất giao hoán của phép cộng.
 - 1,2 HS nêu quy tắc tính chất giao hoán của phép cộng.
 2. Day bài mới:
 a.Giới thiệu bài 
 Hôm nay các em sẽ được làm quen với biểu thức có chứa ba chữ và thực hiện tính giá trị của biểu thức theo các giá trị cụ thể của chữ.
 b.Giới thiệu biểu thức có chứa ba chữ
-GV yêu cầu HS đọc bài toán ví dụ
-GV hỏi: Muốn biết cả ba bạn câu được bao nhiêu con cá ta làm thế nào?
Nếu An câu được 2 con cá, Bình câu được 3 con cá, Cường câu được 4 con cá thì cả ba bạn câu được bao nhiêu con cá?
-GV nghe HS trả lời và viết 2 vào cột số con cá của An, viết 3 vào cột số con cá của Bình, viết 4 vào cột số con cá của Cường, viết 2 + 3 + 4 vào cột số cá của cả ba người.
 -GV làm tương tự các trường hợp khác.
- 1HS đọc to
- Ta thực hiện phép cộng số con cá của ba bạn
- Cả ba bạn câu được 2 + 3 + 4 con cá
- HS nêu tổng số cá của cả ba người trong mỗi trường hợp để có bảng số có nội dung như sau:
Số cá của An
Số cá của Bình
Số cá của Cường
Số cá của cả ba người
2
3
4
2 + 3 + 4
5
1
0
5 + 1 +0
1
0
2
1 + 0 + 2
...........
..........
..............
..........
a 
b
C
a + b + c
 -GV nêu : Nếu An câu được a con cá, Bình câu được b con cá, Cường câu được con cá thì cả ba người câu được bao nhiêu con cá
-GV giới thiệu: a+ b + c là biểu thức có chứa ba chữ
- Cho HS nhắc lại
- Cả ba người câu được: a + b + c con cá
- 1 ,2 HS nhắc lại
c.Giới thiệu giá trị của biểu thức có chứa ba chữ
 -GV nêu:Nếu a = 2, b = 3 và c = 4 
 thì a + b + c bằng bao nhiêu?
-Tương tự các trường hợp a = 5, b = 1, c = 0
 hoặc:a = 1, b = 0, c = 2
-GV hướng dẫn để HS tự nhận xét 
-Cho HS nhắc lại
- Nếu a = 2, b = 3 và c = 4 thì 
 a + b + c = 2 + 3 + 4 = 9; 9 là một biểu thức a + b + c
- HS nêu nhận xét “Mỗi lần thay chữ bằng số, ta tính được một giá trị của biểu thức a + b + c
- 1,2 HS nhắc lại
d, Thực hành
*Bài tập 1:
-Cho HS đọc yêu cầu đề
-Cho HS làm bài
-Cho HS sửa bài
- GV nhận xét
*Bài tập2:
- GV giới thiệu a x b x c là biểu thức có chứa ba chữ
- Cho HS tính giá trị của biểu thức a x b x c trong phần a và b
- Cho HS sửa bài
- GV nhận xét
*Bài tập 3
- Cho HS đọc yêu cầu đề
- Cho HS làm bài a, b, c
- Cho HS trình bày kết quả và sửa bài
- GV nhận xét
*Bài tập 4:
- Cho HS nêu yêu cầu của bài
- Muốn tính chu vi của một hình tam giác ta làm thế nào?
- Cho HS làm bài
- Cho HS sửa bài
- GV nhận xét
- Một HS đọc to
- Cả lớp làm bài vào vở
- HS trình bày kết quả
- Nếu a = 5, b = 7 và c = 10 thì 
 a + b + c = 5 + 7 +10 = 22
- Nếu a = 12, b = 15 và c = 9 thì 
 a + b + c = 12 + 15 + 9 = 36
- Cả lớp nhận xét
 - Cả lớp làm bài
- Cả lớp sửa bài
- Nếu a = 9, b = 5 và c = 2 thì 
 a x b x c = 9 x 5 x 2 = 90
- Nếu a = 15, b = 0 và c = 37 thì 
 a x b x c = 15 x 0 x 37 = 0
- Cả lớp nhận xét
- 1HS đọc to
- Cả lớp làm bài
- HS trình bày kết quả
 a) m + n + p = 10 + 5 + 2 = 17
 m + (n + p)= 10+ (5 + 2) = 17
 b) m – n – p = 10 – 5 – 2 = 3
 m – (n + p) = 10- (5 + 2) = 3
 c) m + n x p = 10 + 5 x 2 = 20
 (m + n) x p = (10 + 5) x 2)= 30
- Cả lớp nhận xét
- 1 HS đọc to
- Muốn tính chu vi của một hình tam giác ta lấy 3 cạnh của tam giác cộng với nhau
- 1 HS nêu công thức: p= a + b + c
- Cả lớp làm bài
-HS sửa bài
a) p = 5 + 4 + 3 = 12(cm)
b) p = 10 + 10 + 5 = 25(cm)
c) p = 6 + 6 + 6 = 18 (dm)
- Cả lớp nhận xét
3.Củng cố dặn dò:
-GV tổng kết giờ học
-Về nhà học lại quy tắc
-Chuẩn bị tiết sau : “ Tính chất kết hợp của phép cộng”
Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:
Ngày tháng năm 2013
Môn : Toán
TÍNH CHẤT KẾT HỢP CỦA PHÉP CỘNG
I/ Mục tiêu:
 Giúp HS ;
- Biết tính chất kết hợp của phép cộng.
- Bước đầu sử dụng tính chất giao hoán và kết hợp của phép cộng để tính bằng thuận tiện nhất
 * BT : 1( a/ dòng 2,3 ; b/ dòng 1,3) , 2 .
II/ Đồ dùng day học:
- Kẻ sẵn bảng có nội dung (như SGK)
III/ Các hoạt động dạy học
 1.Kiểm tra bài cũ:
 - Nêu cách tính giá trị biểu thức có chứa ba chữ 
 2. Day bài mới:
 a.Giới thiệu bài 
 - Chúng ta đã học tính chất nào của phép cộng hãy phát biểu qui tắc về tính chất này?
- Bài học hôm nay sẽ giới thiệu với các em một tính chất khác của phép cộng, đó là tính chất kết hợp của phép cộng.
 b.Nhận biết tính chất kết hợp của phép cộng
 - GV kẻ bảng như SGK lên bảng lớp
a
b
c
(a + b) + c
a + (b + c)
5
4
6
35
15
20
28
49
51
 - GV yêu cầu HS thực hiện tính giá trị của các biểu thức (a + b)+ c và a + (b + c) trong từng trường hợp để điền vào bảng
- HS đọc bảng số
- 3 HS lên bảng thực hiện
- Mỗi HS thực hiện tính một trường hợp
a
b
c
(a + b) + c
a + (b + c)
5
4
6
(5 + 4) + 6 = 9 + 6 = 15
5 + ( 4 + 6) = 5 +10 = 15
35
15
20
(35 + 15) + 20 = 50 + 20 = 70
35 + (15 + 20) = 35 + 35 = 70
28
49
51
(28 + 49) + 51 = 77 + 51 = 128
28 + (49 + 51) = 28 + 100 = 128
- Cho HS so sánh:
 + Giá trị của biểu thức (a + b) + c với 
 + Giá trị của biểu thức a + (b + c)
- Khi a = 5, b = 4, c = 6
- Khi a = 35, b =15, c = 20
- Khi a = 28, b = 49, c = 51
- Vậy ta có thể viết:
 (a + b) + c = a + (b + c)
- GV ghi bảng
- Cho HS nhắc lại kết luận
- Giá trị của hai biểu thức đều bằng 15
- Giá trị của hai biểu thức đều bằng 70
- Giá trị của hai biểu thức đều bằng 128
- Khi ta thay chữ bằng số thì giá trị của biểu thức (a + b) + c luôn bằng giá trị của biểu thức a + (b + c)
- HS đọc:
 (a + b) + c = a + (b + c)
- 1 vài HS đọc
c.Thực hành
*Bài 1;
- Cho HS tự làm cả bài 1
- Cho HS sửa bài
*Bài 2
- Cho HS tự làm bài và sửa bài
- GV nhận xét
- HS cả lớp làm bài vào vở
- HS sửa bài
a) 3254 + 146 + 1698 = 3400 + 1698 
 = 5098
 4367 + 199 + 501 = 4367 + 700
 = 5067
 4400 + 2148 + 252 = 4400 + 2400
 = 6800
b) 921 + 898 + 2079 = 3000 + 898
 = 3898
 1255 + 436 + 145 = 1400 + 436
 = 1836
 467 + 999 + 9533 = 10 000 + 999
 = 10 999
- Cả lớp làm bài vào vở
- HS sửa bài
Bài giải
 Số tiền cả ba ngày quỹ tiết kiệm nhận được:
75 500 000 + 86 950 000 + 14 500 000 
 = 176 950 0009 (đồng)
Đáp số: 176 950 000 đồng
*Bài 3:
- Cho HS tự làm bài và sửa bài
-GV nhận xét
- Cả lớp làm bài
- HS sửa bài
a) a + 0 = 0 + a = a
b) 5 + a = a + 5 
c) (a + 28) + 2 = a + (28 + 2) 
 = a + 30
 3.Củng cố dặn dò
-GV nhận xét tiết học 
-Chuẩn bị tiết sau : luyện tập
Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:
Ngày Tháng Năm 2013
 SINH HOẠT LỚP TUẦN 7
A. Mục tiêu:
- Đánh giá kết quả đạt được và chưa đạt.
- Đề ra phương hướng phấn đấu tuần tới và kế hoạch tuần tới; Biện pháp thực hiện.
B. Chuẩn bị:
- Giáo viên: Nhận xét chung
- Học sinh: Tổ trưởng, lớp trưởng, lớp phó học tập, lớp phó lao động, lớp phó văn thể chuẩn bị báo cáo.
C. Sinh hoạt:
- Tổ trưởng báo cáo.
- Các lớp phó báo cáo.
- Lớp trưởng tổng kết.
1/ Chuyên cần:
 - Tốt:	
 - Chưa tốt:	
2/Trang phục:
 -Tốt:	
 - Chưa tốt:	
3/Giao tiếp:
 - Tốt:	
 - Chưa tốt:	
4/ Học tập:
 * Soạn tập vở:
 -Tốt:	
 - Chưa tốt:	
 * Học thuộc bài:
 - Tốt:	
 - Chưa tốt:	
 * Bài tập:
 - Tốt:	
 - Chưa tốt:	
 * Ngoại khoá:
 - Tốt:	
 - Chưa tốt:	
 5/ Vệ sinh:
 - Tốt:	
 - Chưa tốt:	
 6/ATGT + ATTP:
 - Tốt:	
 - Chưa tốt:	
 7/ Truy bài 15’:
 - Tốt:	
 - Chưa tốt:	
 8/ Trong giờ học:
 - Tập trung:	
 - Chưa tập trung:	
 D. Dặn dò :
 Phát huy việc làm tốt
 Khắc phục việc làm chưa tốt . 

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 7 CKTKN moi truong.doc