Giáo án các môn học lớp 4 - Tuần dạy 16 năm 2012

Giáo án các môn học lớp 4 - Tuần dạy 16 năm 2012

Toán Tiết 76

 LUYỆN TẬP (Trang 84)

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức: Thực hiện phép chia cho số có hai chữ số.

- Giải bài toán có lời văn.

2. Kỹ năng: Rèn kĩ năng chia cho số có hai chữ số.

3. Thái độ: Yêu thích môn học

II- Đồ dùng dạy học:

- HS: Bảng con.

III. Các hoạt động dạy học:

1. Ổn định tổ chức: (1p) Hát, vắng: .

2. Kiểm tra bài cũ: (3p)

- 2HS lên bảng đặt tính và tính

 18510 15 42546 37

 35 1234 55 1149

 51 184

 60 366

 0 33

 

doc 26 trang Người đăng minhanh10 Lượt xem 475Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn học lớp 4 - Tuần dạy 16 năm 2012", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 16
Thứ hai ngày 17 tháng 12 năm 2012
Giáo dục tập thể:
 Chào cờ
Toán Tiết 76
 Luyện tập (Trang 84)
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Thực hiện phép chia cho số có hai chữ số.
- Giải bài toán có lời văn.
2. Kỹ năng: Rèn kĩ năng chia cho số có hai chữ số.
3. Thái độ: Yêu thích môn học
II- Đồ dùng dạy học:
- HS: Bảng con.
III. Các hoạt động dạy học:
1. ổn định tổ chức: (1p) Hát, vắng: .............
2. Kiểm tra bài cũ: (3p)
- 2HS lên bảng đặt tính và tính 
 18510 15 42546 37
 35 1234 55 1149
 51 184
 60 366
 0 33 
- GV nhận xét, cho điểm.
3. Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
TG
Nội dung
Hoạt động 1: Giới thiệu bài.
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS làm bài tập.
- HS: Nêu yêu cầu bài 1.
- GV: Hướng dẫn thực hiện tính.
- HS: Làm bảng con.
- GV nhận xét
- HS: Nêu yêu cầu bài 2
- GV hướng dẫn hs làm 
- HS: Đọc đề, phân tích đề và làm bài vào vở
- HS lên bảng chữa bài
- GV nhận xét
- HS: Nêu yêu cầu bài 3. 
- HS: Đọc đề.
- GV: Phân tích và hướng dẫn làm bài.
 - HS làm bài vào vở, 1 em lên bảng chữa bài.
- GV: Chấm chữa bài.
- HS: Nêu yêu cầu bài 4
- HS: Thực hiện tính và tìm ra chỗ sai
- GV nhận xét
(1p)
(27p)
Bài 1(T.84): Đặt tính rồi tính
4725 15 
 22 315 
 75
 0 
4674 82 
 574 57 
 00
4935 44 
 53 112 
 95
 7
35136 18 171 1952 
 93
 36
 0
Bài 2(T.84): Giải toán 
 Tóm tắt.
 25 viên gạch : 1m2 
 1050 viên gạch :....m2? 
 Bài giải
Số mét vuông nền nhà lát được là:
1050 : 25 = 42 (m2)
 Đáp số: 42 m2
Bài 3(T.84): Giải toán
 Bài giải
 Trong 3 tháng đội đó làm được là:
855 + 920 + 1350 = 3125 ( sản phẩm)
 Trung bình mỗi người làm được là:
 3125 : 25 = 125 (sản phẩm)
 Đáp số: 125 sản phẩm
Bài 4(T.84): Sai ở đâu?
a. 12345 67	b. 12345 67
 564 1714	 564 184
 95	 285
 285	 47
 17
a. Sai ở lần chia thứ 2: 564 : 67 = 7
Do đó có số dư 95 lớn hơn số chia 67 kết quả của phép chia sai.
b. Sai ở số dư cuối cùng của phép chia ( 47).
- Thương là 184 và dư 17 là đúng.
4. Củng cố: (2p) 
- GV củng cố lại cách chia cho số có hai chữ số.
- GV nhận xét giờ học.
5. Dặn dò: (1p) Về nhà ôn và chuẩn bị bài giờ sau học Thương có chữ số 0.
Tập đọc: Tiết 31
 Kéo co (Trang 155)
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn diễn tả trò chơi kéo co sôi nổi trong bài.
- Hiểu nội dung: Kéo co là một trò chơi thể hiện tinh thần thượng võ của dân tộc ta cần được gìn giữ, phát huy
2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng đọc trôi chảy toàn bài, đọc diễn cảm một đoạn trong bài 
3. Thái độ: Yêu mến cuộc sống biết thể hiện những khát vọng của mình 
II. Đồ dùng dạy học:
 - GV: Tranh minh hoạ SGK. 
III. Các hoạt động dạy học:
1. ổn định tổ chức: (1p) 
2. Kiểm tra bài cũ: (2p)
- 2HS: Đọc thuộc lòng bài Tuổi Ngựa và nêu nội dung bài? (Cậu bé tuổi ngựa thích bay nhảy, thích du ngoạn nhiều nơi nhưng cậu yêu mẹ, đi đâu cũng nhớ đường về với mẹ.)
- GV nhận xét, cho điểm.
3. Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
TG
Nội dung
Hoạt động 1: Giới thiệu bài 
Hoạt động 2: Luyện đọc. 
- 1HS đọc chia đoạn
+ CH: Bài chia làm mấy đoạn?
- GV hướng dẫn giọng đọc toàn bài
- HS đọc nối tiếp đoạn
- GV theo dõi sửa phát âm
- 1HS đọc phần chú giải
- HS luyện đọc theo cặp
- 1HS đọc toàn bài
- GV đọc mẫu
Hoạt động 3: Tìm hiểu bài.
- HS: Đọc thầm từng đoạn, TLCH: 
+ CH: Qua phần đầu bài văn, em hiểu cách chơi kéo co như thế nào? 
+ CH: Nêu ý của đoạn 1
- HS: Thi giới thiệu cách chơi keo co của làng Hữu Trấp	
- HS cả lớp và GV bình chọn bạn giới thiệu tự nhiên, sinh động 
+ CH: Nêu ý của đoạn 2
+ CH: Cách kéo co ở làng Hữu Sơn có gì đặc biệt?
+ CH: Nêu ý của đoạn 3
+ CH: Vì sao trò chơi kéo co bao giờ cũng vui? 
+ CH: Ngoài kéo co em còn biết những trò chơi dân gian nào? 
+ CH: Nêu nội dung bài
Hoạt động 4: Luyện đọc diễn cảm
- HS: Đọc nối tiếp 3 đoạn của bài
- GV đọc mẫu đoạn 2
- HS: Luyện đọc diễn cảm
- HS: Thi đọc trước lớp.
- GV nhận xét, đánh giá.
(1p)
(12p)
(10p)
(6p)
Bài chia 3 đoạn
+ Đoạn 1: Năm dòng đầu
+ Đoạn 2: Bốn dòng tiếp
+ Đoạn 3: Sáu dòng còn lại
- Kéo co phải có 2 đội...ngã sang vùng đất của đội mình nhiều keo hơn là thắng.
* Đoạn 1: Giới thiệu trò chơi kéo co
- VD: Cuộc thi kéo co của làng Hữu Trấp rất đặc biệt ... tiếng reo hò, cổ vũ rất náo nhiệt
* Đoạn 2: Giới thiệu cách chơi kéo co của làng Hữu Trấp
- Đó là cuộc thi giữa trai tráng..thế là chuyển bại thành thắng
* Đoạn 3: Giới thiệu cách chơi kéo co của làng Tích Sơn
- Vì có rất đông người tham gia, vì không khí..., vì những tiếng hò reo khích lệ của rất nhiều người xem
- đấu vật, múa võ, đá cầu, đu bay, thổi cơm thi...
Nội dung: Kéo co là một trò chơi thể hiện tinh thần thượng võ của dân tộc ta cần được gìn giữ, phát huy.
4. Củng cố: (2p)
- Hệ thống lại giờ học.
- GV nhận xét giờ học.
5. Dặn dò: (1p) Về nhà kể lại cách chơi kéo co rất đặc biệt trong bài.
Đạo đức: Tiết 16
 Yêu lao động (Trang 23)
I. Mục tiêu
1. Kiến thức: Biết được ích lợi của lao động
2. Kỹ năng: Tích cực tham gia các công việc lao động ở lớp, ở trường, ở nhà phù hợp với khả năng của bản thân.
3. Thái độ: Biêt phê phán những biểu hiện chây lời lao động.
II. Đồ dùng dạy học:
- GV: Tranh minh hoạ SGK. 
III. Các hoạt động dạy học:
1. ổn định tổ chức: (1p)
2. Kiểm tra bài cũ: (2p) 
+ CH: Kể những việc làm thể hiện lòng kính trọng biết ơn thầy giáo, cô giáo 
3. Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
TG
Nội dung
Hoạt động 1: GV giới thiệu bài 
Hoạt động 2: Đọc truyện: Một ngày của Pê - chi - a.
- GV đọc truyện (1lần)
- 1HS đọc lại truyện.
- HS: Thảo luận nhóm 3 TLCH
- HS: Đại diện nhóm trình bày.
- GV kết luận
- HS đọc phần ghi nhớ
Hoạt động 3: Làm bài tập 
- HS nêu yêu câu bài 1
- GV chia 2 nhóm, giao nhiệm vụ
- HS các nhóm thảo luận
- HS đại diện nhóm trình bày
- GV kết luận
- HS nêu yêu câu bài 2
- GV chia 2 nhóm nêu yêu cầu: Mỗi nhóm đóng vai 1 tình huống.
- HS các nhóm thảo luận, chuẩn bị đóng vai
- HS: Lên đóng vai.
- HS: Thảo luận: Cách ứng xử đã phù hợp chưa? Ai có cách ứng xử khác.
- GV nhận xét và kết luận về cách ứng xử trong mỗi tình huống.
(1p)
(15p)
(13p)
* Kết luận: Cơm ăn, áo mặc, sách vở ....đều là sản phẩm của lao động. Lao động đem lại cho con người niềm vui và giúp cho con người sống tốt hơn.
* Ghi nhớ: Lao động giúp con người phát triển lành mạnh và đem lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Mỗi người đều phải biết yêu lao động phù hợp với khả năng của mình.
Lười lao động là đáng chê trách. 
Bài 1: Tìm những biểu hiện yêu lao động và lười lao động
Bài 2: Đóng vai theo tình huống
4. Củng cố: (2p)
- GV cùng HS hệ thống lại bài
5. Dặn dò: (1p) Về nhà chuẩn bị bài tập 3, 4, 5, 6. 
Thứ ba ngày 18 tháng 12 năm 2012
Toán Tiết 77
 Thương có chữ số 0 (Trang 85)
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: - Thực hiện được phép chia cho số có hai chữ số trong trường hợp có chữ số 0 ở thương.
- Làm được các bài tập có liên quan.
2. Kỹ năng: Rèn luyện phép chia cho số có hai chữ số trong trường hợp có chữ số 0 ở thương.
3. Thái độ: Yêu thích môn học
II. Đồ dùng dạy học:
- HS: Bảng con
III- Các hoạt dạy học:
1. ổn định tổ chức: (1p) Hát, vắng: .......
2. Kiểm tra bài cũ: (4p)
- 2HS lên bảng làm bài
 4935 44 35136 18
 53 112 171 1952
 95 93
 7 36
 0
- GV nhận xét, cho điểm.
3. Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
TG
Nội dung
Hoạt động 1: Giới thiệu bài
Hoạt động 2: Giới thiệu phép chia
a) Trường hợp thương có chữ số 0 ở hàng đơn vị 
9450 : 35 =?
b) Trường hợp thương có chữ số 0 ở hàng chục.
2448 : 24 = ?
Hoạt động 2: Thực hành
- HS: Nêu yêu cầu bài 1.
Thực hiện phép tính.
- GV hướng dẫn HS làm bảng con.
- HS: Làm bảng con.
- HS nêu yêu cầu bài 2.
- GV hướng dẫn HS làm vở
- HS làm bài và chữa bài
- GV nhận xét
- HS nêu yêu cầu bài 3.
- HS: Đọc đề, phân tích và làm bài.
- GV hướng dẫn hs làm 
- HS làm bài vào vở và chữa bài
- GV: Nhận xét, cho điểm
(1p)
(10p)
(17p)
* Thực hiện phép chia.
 9450 35
 245 270
 000
ở lần chia thứ 3 ta có 0 : 35 = 0 phải viết chữ số 0 ở vị trí thứ 3 của thương.
* Thực hiện phép chia.
2448 24
0048 102
 00
 ở lần lần chia thứ 2 ta có 4 : 24 = 0 phải viết 0 ở vị trí thứ 2 của thương.
Bài 1(T.85): Đặt tính rồi tính 
8750 35 175 250 
 00
23520 56 112 420 
 00 
 2996 28
 196 107
 000
 2420 12
 0020 201
 08 
Bài 2(T.85): Giải toán
Tóm tắt
1 giờ 12 phút : 97 200 lít
 1 phút : ...lít ?
Bài giải
Đổi : 1 giờ 12 phút = 72 phút
Trung bình mỗi phút bơm được là: 97200 : 72 = 1350 (lít)
 Đáp số: 1350 lít nước
Bài 3(T.85): Giải toán
 Bài giải:
Chu vi mảnh đất là:
 307 x 2 = 614 (m)
Chiều rộng mảnh đất là:
 (307 - 97) : 2 = 105 (m)
Chiều dài mảnh đất là:
 105 + 97 = 202 (m)
Diện tích mảnh đất là:
 202 x 105 = 21210 (m2)
 ĐS : a. 614 m
 b. 21210 m2
4. Củng cố: (2p)
- GV củng cố về phép chia cho số có hai chữ số trong trường hợp có chữ số 0 ở thương .
- GV nhận xét giờ học.
5. Dặn dò: (1p) Về nhà ôn và chuẩn bị bài sau Luyện tập
Tập đọc Tiết 32
 Trong quán ăn "Ba cá bống" (Trang 158)
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: - Đọc rõ ràng. Đọc được các tên riêng nước ngoài. Đọc diễn cảm truyện, đọc phân biệt lời các nhân vật.
- Hiểu các từ ngữ trong bài.
- Hiểu ý nghĩa truyện: Chú bé gỗ thông minh đã biết dùng mưu để chiến thắng kẻ ác đang tìm cách hại mình
2. Kiến thức: Rèn kĩ năng đọc lưu loát. Đọc diễn cảm truyện, đọc phân biệt lời các nhân vật.
3. Thái độ: Giáo dục HS học tập tính cách thông minh của chú bé gỗ
II. Đồ dùng dạy học:
- GV: Sử dụng tranh trong SGK
III. Các hoạt động dạy học:
1. ổn định tổ chức: (1p)
2. Kiểm tra bài cũ: (3p)
- 2HS: Đọc bài kéo co và nêu nội dung? (Kéo co ở mỗi nơi một khác, thể hiện tinh thần thượng võ của dân tộc)
- GV nhận xét, cho điểm.
3. Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
TG
Nội dung
Hoạt động 1: Giới thiệu bài 
- GV giới thiệu tranh SGK dẫn dắt vào bài mới .
Hoạt động 2: Luyện đọc.
- 1HS đọc bài. Chia đoạn.
+ CH: Bài chioa mấy đoạn?
- GV hướng dẫn giọng đọc từng đoạn
- HS: Nối tiếp đọc theo đoạn
- GV theo dõi sửa phát âm
-1HS đọc chú giải
- HS luyện đọc theo cặp
- 1HS đọc toàn bài
- GV đọc mẫu và nêu cách đọc 
Hoạt động 3: Tìm hiểu bài.
- HS đọc thầm từng đoạn và TLCH
+ CH: Bu-ra-ti-nô cần moi bí mật gì ở lão Ba-ra-ba?
+ CH:Chú bé gỗ làm cách nào để Ba-ra-ba nói ra bí mật?
+ CH: Chú bé gỗ gặp nguy hiểm gì....?
+ CH: Tìm các hình ảnh ngộ nghĩnh...?
- HS nối tiếp nhau phát biểu.
+ CH: Nội dung bài là gì?
Hoạ ... ng học sinh đã chuẩn bị dàn ý cho bài.
Hoạt động 4: Thực hành kể, trao đổi về ND, ý nghĩa câu chuyện.
- HS: Tạo cặp kể cho nhau nghe câu chuyện về đồ chơi.
- HS: Kể chuyện theo cặp.
- HS: Thi kể trước lớp. 
- HS: Nói ý nghĩa câu chuyện.
- GV: Nhận xét, bình chọn bạn để kể hay nhất, có câu chuyện hay nhất.
(2p)
(6p)
(7p)
(12p)
Đề bài: Kể một câu chuyện liên quan đến đồ chơi của em hoặc của các bạn xung quanh.
4. Củng cố: (3p)
- GV hệ thống lại giờ học.
5. Dặn dò: (1p) Về kể lại câu chuyện cho người thân nghe.
 Thứ sáu ngày 21 tháng 12 năm 2012
Toán Tiết 80 
 Chia cho số có ba chữ số (Tiếp) (Trang 87)
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: - Biết thực hiện phép chia số có 5 chữ số cho số có 3 chữ số.( chia hết, chia có dư)
2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng chia số có 5 chữ số cho số có 3 chữ số.
3. Thái độ: Yêu thích toán học
II. Đồ dùng dạy - học:
- HS: Bảng con.
III. Các hoạt động dạy học:
1. ổn định tổ chức: (1p) Hát , vắng: .................................
2. Kiểm tra bài cũ: (3p)
- 2HS lên bảng chữa Bài 3 ýb. 3332: (4 49)
 Cách 1: 3332: (4 49) = 3332 : 4: 49 = 833 : 49 = 17
 Cách 2: 3332: (4 49) = 3332 : 49: 4 = 68 : 4 = 17 
- GV nhận xét, cho điểm.
3. Bài mới: 
Hoạt động của thầy và trò
TG
Nội dung
Hoạt động 1 Giới thiệu bài 
Hoạt động 2 Giới thiệu phép chia:
a. Trường hợp chia hết
 41535 : 195 = ?
- HS: Thực hiện phép tính
b. Trường hợp chia có dư:
 80120 : 245 = ?
- GV hướng dẫn HS làm chia
- HS: Thực hiện phép chia.
Hoạt động 3 Thực hành:
- HS nêu yêu cầu của bài 1
- HS làm bài vào bảng con
- HS nêu yêu cầu của bài 2
- HS nhắc lại tìm thừa số chưa biết, tìm số chia chưa biết
- GV hướng dẫn hs làm bảng lớp
- HS nêu yêu cầu của bài 3
- GV treo bảng phụ tóm tắt bài lên bảng
- 2HS đọc đề, phân tích đề, làm bài
- GV hướng dẫn HS 
- 1HS lên bảng làm, lớp làm vào vở. 
- GV: Chấm, chữa bài. 
(1p)
(10p)
(17p)
* Đặt tính	
 Tính từ trái sang phải
41535	 195 0253	 213 
 0585
 000
* Đặt tính	
 Tính từ trái sang phải	
80120 245 
0662 327
 1720
 005
Bài 1: Đặt tính rồi tính
62321 307
203
 00
81350 178
0655 435
 0940
 005
Bài 2: Tìm x
a. x 405 = 86 265
 x = 86 265 : 405
 x = 213
b. 89658 : x = 293
 x = 89658 : 293
 x = 306
Bài 3: Giải toán
 Tóm tắt: 
 305 ngày: 49410 sản phẩm
 1 ngày: ....sản phẩm? 
 Bài giải:
Trung bình mỗi ngày nhà máy sản xuất là: 
 49410 : 305 = 162 (sản phẩm)
 Đáp số: 162 sản phẩm
4. Củng cố: (2p)
- GV cùng HS hệ thống lại bài
5. Dặn dò: (1p) Về nhà ôn và chuẩn bị bài sau
Luyện từ và câu Tiết 32
 Câu kể (Trang161)
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: - HS hiểu thế nào là câu kể, tác dụng của câu kể.
- Biết tìm câu kể trong đoạn văn; biết đặt một vài câu kể để kể, tả, trình bày ý kiến.
2. Kỹ năng: Rèn sử dụng câu kể đúng.
3. Thái độ: Yêu thích môn học
II. Đồ dùng dạy học:
- GV :Tranh trong sách giáo khoa.
III. Các hoạt động dạy học:
1. ổn định tổ chức: (1p)
2. Kiểm tra bài cũ: (3p)
+ CH: Kể tên một số trò chơi, lễ hội ở quê hương?
- GV nhận xét, cho điểm.
3. Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
TG
Nội dung
Hoạt động 1: Gv giới thiệu bài. 
Hoạt động 2: Phần Nhận xét.
- HS: Nêu yêu cầu.
- GV: Hướng dẫn trả lời
+ CH: Câu in đậm dùng làm gì?
Cuối câu có dấu gì?
- HS: Đọc yêu cầu của bài.
+ CH: Dùng để làm gì?
Cuối câu có đấu gì.
- GV kết luận: Đó là các câu kể.
- HS: Nêu yêu cầu của bài.
+ CH: Các câu kể này được dùng làm gì?
- GV nhận xét và rút ra ghi nhớ trong SGK
- 2HS đọc ghi nhớ SGK
Hoạt động 3: Phần Luyện tập.
- GV hướng dẫn hs nêu yêu cầu
- HS: Đọc yêu cầu của bài.
- HS: Trao đổi theo cặp.
 1. Chiều chiều....thả diều thi
 2. Cánh diều.....cánh bướm.
 3. Chúng tôi....lên trời.
 4. Tiếng sáo...trầm bổng
 5. Sáo đơn....những vì sao sớm.
- HS: Nêu yêu cầu của bài.
- HS: Làm bài cá nhân.
- HS: Nối tiếp nhau đọc câu của mình.
- GV: nhận xét, đánh giá.
(1p)
(10p)
(17p)
Bài 1: Nhận xét câu in đậm
- Hỏi về 1 điều cha biết.
- Dấu chấm hỏi.
Bài 2: Nhận xét những câu còn lại
- Dùng để giới thiệu về Ba-ra-ba
- Có dấu chấm
Bài 3: Nhận xét về câu kể
1. Kể về Ba-ra-ba.
2. Kể về Ba-ra-ba.
3. Nêu suy nghĩ của Ba-ra-ba.
Bài 1: Tìm câu kể
- Kể sự việc
- Tả cánh diều
- Kể về sự việc và nói lên t/c'
- Tả tiếng sáo diều.
- Nêu ý kiến, nhận định.
Bài 2: Đặt câu.
VD: Hằng ngày đi học về em thường làm giúp mẹ nấu cơm.
- VD: em luôn mong ước có nhiều đồ chơi.
4. Củng cố: (2p)
- GV nhận xét giờ học.
5. Dặn dò: (1p) Về nhà ôn và chuẩn bị bài sau câu kể ai làm gì?
Địa lý: Tiết 16
 Thủ đô Hà Nội ( Trang109)
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức : Nêu được một số đặc điểm chủ yếu của thành phố Hà Nội 
- Biết một số dấu hiệu thể hiện Hà Nội là thành phố cổ, là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học
2. Kỹ năng: Xác định được vị trí của thủ đô Hà Nội trên bản đồ Việt Nam.
3. Thái độ: Có ý thức tìm hiểu về thủ đô Hà Nội.
II. Đồ dùng dạy học:
- GV: Bản đồ ,Tranh, ảnh về Hà Nội.
III. Các hoạt động dạy học:
1. ổn định tổ chức: (1p)
2. Kiểm tra bài cũ: (2p)
+ CH: Kể tên một số nghề thủ công ở dồng bằng Bắc Bộ ( dệt lụa, gốm , chiếu...)
- GV nhận xét, cho điểm.
3. Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
TG
Nội dung
Hoạt động 1: Giới thiệu bài .
Hoạt động 2: Hà Nội - thành phố lớn ở trung tâm Đồng Bằng Bắc Bộ.
- GV treo bản đồ
- HS: Chỉ vị trí của thủ đô Hà Nội.
+ CH: Hà Nội giáp những tỉnh nào?
+ CH: Từ Lào Cai có thể đến Hà Nội bằng những diện phương tiện giao thông nào.
Hoạt động 3: Thành phố cổ đang ngày càng phát triển 
- HS: Làm việc theo nhóm.
+ CH: Thủ đô Hà Nội còn có những tên gọi nào khác.
+ CH: Khu phố cổ có đặc điểm gì?
- HS đại diện các nhóm báo cáo
Hoạt động 4: Hà Nội - trung tâm chính trị, văn hóa, khoa học và kinh tế lớn của nước ta.
- HS làm việc theo nhóm
+ CH: Nêu những dẫn chứng thể hiện Hà Nội là trung tâm chính trị
 - Trung tâm kinh tế lớn: 
 - Trung tâm văn hóa, khoa học:
+ CH: Kể tên 1 số trường đại học, viện ... ở Hà Nội.
- GV kết luận và rút ra bài học sgk
- 2HS đọc bài học
(1p)
(11p)
(7p)
(10p)
- Thái Nguyên, Bắc Giang, Bắc Ninh, Hưng Yên, Hà Tây, Vĩnh Phúc.
- Tàu hoả, ô tô.
- Đại La, Thăng Long, Đông Đô, Đông Quan......
- Nơi làm việc của các cơ quan lãnh đạo cao nhất của đất nước.
- Công nghiệp, thương mại, ......
- Viện nghiên cứu, trờng đại học, viện bảo tàng, nhà hát...
- Trường đại học Bách Khoa, nhà bảo tàng Hồ Chí Minh....
Bài học: Thủ đô Hà Nội nằm ở trung tâm đồng bằng Bắc Bộ, nơi có sông hồng chảy qua...........khoa học hàng đầu của nước ta.
4. Củng cố: (2p) 
- GV cùng HS hệ thống lại bài
- GV nhận xét giờ học.
5. Dặn dò: (1p) Về nhà ôn và chuẩn bị bài sau.
Tập làm văn Tiết 32
 Luyện tập miêu tả đồ vật (Trang 162)
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: - Dựa vào dàn ý đã lập trong bài Tập làm văn tuần 15, viết được bài văn miêu tả đồ chơi mà em thích với đủ 3 phần: mở bài, thân bài, kết bài.
2. Kỹ năng: Rèn luyện viết được bài văn miêu tả đồ chơi mà em thích với đủ 3 phần: mở bài, thân bài, kết bài.
3. Thái độ: Yêu thích môn học
II. Đồ dùng dạy học:
- GV: Bảng phụ viết đề bài và gợi ý
III. Các hoạt động dạy học:
1. ổn định tổ chức: (1p)
2. Kiểm tra bài cũ: (2p)
+ CH: Bài văn miêu tả gồm mấy phần? (Gồm 3 phần: Mở bài, thân bài, kết bài).
- GV nhận xét, cho điểm.
3. Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
TG
Nội dung
Hoạt động 1: Giới thiệu bài. 
- GV: Nêu mục đích, yêu cầu tiết học
- HS: Đọc bài, giới thiệu một trò chơi hoặc lễ hội ở quê em.
Hoạt động 2: Hướng dẫn viết bài.
- GV: Đọc đề bài.Treo bảng phụ
- HS: Đọc gợi ý trong SGK
- HS: Đọc dàn ý bài văn tả đồ chơi (tiết trước)
- HS: Chọn cách mở bài.
- HS: Dựa vào dàn ý nói thân bài
Chọn cách kết bài.
 Hoạt động3: HS viết bài.
 1 HS trình bày kiểu mở bài trực tiếp và mở bài gián tiếp.
- HS: Làm bài cá nhân.
- GV: Thu bài viết của học sinh.
(2p)
(7p)
(20p)
- VD: Trong các đồ chơi em thích nhất là chú gấu bông...
4. Củng cố: (2p)
- GV nhận xét giờ học.
5. Dặn dò: (1p) Về nhà ôn và chuẩn bị bài sau.
Giáo dục tập thể:
 Sinh hoạt lớp
I. Mục tiêu:
- Nhận xét rút kinh nghiệm về các hoạt động đã thực hiện trong tuần.
- Phương hướng hoạt động tuần sau.
II. Nội dung: 
Nhận xét các hoạt động trong tuần.
- Đạo đức:
- Học tập:
- Lao động vệ sinh:
- Các công tác khác:
Kế hoạch tuần sau:
- Duy trì nề nếp đạo đức, học tập.
 - Thực hiện nghiêm túc giờ tự học ở nhà, chuẩn bị bài trước khi đến lớp.
- Thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả giờ truy bài, thể dục giữa giờ.
- Giữ gìn sức khoẻ, vệ sinh cá nhân, vệ sinh trường lớp.
- Thực hiện đúng các nội quy , quy định của trường, lớp.
- Duy trì nề nếp lao động, vệ sinh.
- Thực hiện tốt công tác vệ sinh
 3. Múa hát tập thể.
 Nhận xét của Tổ chuyên môn:
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
 Tổ phó
 Phạm Thị Huệ
 Nhận xét của Ban giám hiệu:
.............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
	 P.Hiệu trưởng
 Nguyễn Thị Thu Phương

Tài liệu đính kèm:

  • docGA. T16.doc