Giáo án các môn học lớp 4 - Tuần dạy 24

Giáo án các môn học lớp 4 - Tuần dạy 24

Tiết 2: Toán

LUYỆN TẬP (tr. 128)

I. Mục tiêu:

 + Thực hiện được phép cộng hai phân số, cộng một số tự nhiên với phân số, cộng một phân số với số tự nhiên.

 + Rèn kỹ năng thực hiện phép cộng phân số.

 + Có ý thức học toán.

II. Đồ dùng dạy - học:

 - GV: Giáo án, SGK

 - HS: SGK, vở ghi

 

doc 44 trang Người đăng minhanh10 Lượt xem 556Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn học lớp 4 - Tuần dạy 24", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 24
THỨ HAI
Ngày soạn: 28/2/2014 Ngày giảng: 03/3/2014
Tiết 1: Chào cờ
Lớp trực tuần nhận xét
.
Tiết 2: Toán
LUYỆN TẬP (tr. 128)
I. Mục tiêu:
 	+ Thực hiện được phép cộng hai phân số, cộng một số tự nhiên với phân số, cộng một phân số với số tự nhiên.
 	+ Rèn kỹ năng thực hiện phép cộng phân số.
 	+ Có ý thức học toán.
II. Đồ dùng dạy - học:
	- GV: Giáo án, SGK
	- HS: SGK, vở ghi
 III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu
Hoạt động của thầy
TG
Hoạt động của trò
1. Ổn định tổ chức:
2. Bài cũ:
- Muốn cộng 2 PS ta làm thế nào?
- GV nhận xét và ghi điểm HS
3. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài
- Trong giờ học này, các em sẽ tiếp tục làm các bài toán luyện tập về phép cộng phân số.
b. Nội dung bài
Bài 1: Tính ( theo mẫu)
- GV viết bài mẫu lên bảng, yêu cầu HS viết thành 3 phân số có mẫu số là 1 sau đó thực hiện quy đồng và cộng các phân số.
- GV giảng : Ta nhận thấy mẫu số của phân số thứ 2 trong phép cộng là 5, nhẩm 3 = 15 : 5 vậy 3 = nên có thể viết ..
- Muốn cộng một số tự nhiên với một phân số ta làm thế nào?
- GV yêu cầu HS làm tiếp các phần còn lại của bài.
- GV nhận xét bài làm của HS trên bảng, sau đó cho điểm HS.
Bài 2 
- Nêu tính chất kết hợp của phép cộng các số tự nhiên?
- GV nêu : Phép cộng các phân số cũng có tính chất kết hợp. Tính chất này như thế nào ? Chúng ta cùng làm một số bài toán để nhận biết tính chất này.
- GV yêu cầu HS tính và viết vào các chỗ chấm đầu tiên của bài .
- Hãy so sánh?
- Vậy khi thực hiện cộng một tổng hai phân số với phân số thứ ba chúng ta làm như thế nào ?
- GV kết luận : Đó chính là tính chất kết hợp của phép cộng các phân số.
- GV : Em có nhận xét gì về tính chất kết hợp của phép cộng các số tự nhiên và tính chất kết hợp của phép cộng các phân số.
Bài 3:
- Gv gọi 1 HS đọc đề bài trước lớp, sau đó yêu cầu HS tự làm bài
Tóm tắt
Chiều dài: m
Chiều rộng : m
Nửa chu vi : ? m
- GV nhận xét bài làm của HS.
4 . Củng cố - dặn dò: 
- Muốn công một số tự nhiên với một phân số làm TN?
- Nêu tính chất kết hợp của phép cộng phân số?
 - Dặn dò HS về nhà học thuộc quy tắc và chuẩn bị bài sau.
- Nhận xét giờ học
1’
3’
1’
10’
11’
11’
3’
- 2 Hsatr lời
- HS nghe giảng
- HS làm bài.
a.
- Viết số tự nhiên có mẫu số là 1 sau đó quy đồng rồi cộng bình thường.
- 3 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở bài tập.
- 1 HS nêu, HS cả lớp theo dõi để nhận xét : Khi cộng một tổng hai số với số thứ ba ta có thể cộng sô thứ nhất với tổng của số thứ hai và số thứ ba.
- Khi thực hiện cộng một tổng hai phân số với phân số thứ 3 chúng ta có thể cộng phân số thứ nhất với tổng phân số thứ hai và phân số thứ ba.
- Tính chất kêt hợp của phép cộng các phân số cũng giống như tính chất kết hợp của phép cộng các số tự nhiên.
- HS làm bài vào vở bài tập.
Bài giải
Nửa chu vi của hình chữ nhật là :
 (m)
 Đáp số: m
- 1 em nêu
- 1 em nêu
........................................................................
Tiết 3: Tập đọc
VẼ VỀ CUỘC SỐNG AN TOÀN
I. Mục tiêu:
 	+ Biết đọc đúng bản tin với giọng hơi nhanh, phù hợp với nội dung thông báo tin vui.
 	+ Hiểu nội dung bài: Cuộc thi vẽ Em muốn sống an toàn được thiếu nhi cả nước hưởng ứng bằng những bức tranh thể hiện nhận thức đúng đắnvề an toàn, đặc biệt là an toàn giao thông. 
 	+ GD HS biết thể hiện nhận thức của mình bằng ngôn ngữ hội hoạ.
II. Đồ dùng dạy - học:
	- GV: Tranh minh hoạ bài tập đọc về an toàn giao thông ( do HS vẽ) 
 Bảng phụ ghi sẵn đoạn thơ cần hướng dẫn luyện đọc.
	- HS: SGK, vở ghi
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu:
Hoạt động của thầy
TG
Hoạt động của trò
1. Ổn định tổ chức:
2. Bài cũ: 
- Đọc nối tiếp bài: Khúc hát ru những em bé lớn lên trên lưng mẹ
- Nêu nội dung bài
- Nhận xét và ghi điểm HS.
3. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài
- Cho HS quan sát tranh minh hoạ 
- Bản tin Vẽ về cuộc sống an toàn đăng trên báo Đại Đoàn kết, thông báo về tình hình thiếu nhi cả nước tham dự cuộc thi vẽ tranh. Vậy thế nào là một bản tin, cách tóm tắt bản tin bài đọc hôm nay giúp các em hiểu điều đó.
b. Nội dung bài
1. Luyện đọc:
- Bài chia 5 đoạn
- Đọc nối tiếp bài. (2 lần) GV chú ý sửa lỗi phát âm, ngắt giọng cho từng HS.
- Yêu cầu HS tìm các từ khó 
- Yêu cầu HS đọc tiếp nối theo cặp.
- Đọc phần chú giải.
- Yêu cầu 2 HS đọc lại toàn bài
- GV đọc mẫu toàn bài
2. Tìm hiểu bài:
- YC HS đọc bài
- Chủ đề cuộc thi vẽ là gì?
- Cuộc thi vẽ tranh về chủ điểm Em muốn sống an toàn nhằm mục đích gì?
- Thiếu nhi hưởng ứng cuộc thi như thế nào?
- Đoạn 1 và đoạn 2 nói gì?
- YC HS đọc thầm đoạn còn laị
- Điều gì cho thấy các em nhận thức tốt về chủ đề cuộc thi?
- Những nhận xét nào thể hiện sự đánh giá cao khả năng thẩm mĩ của các em?
- GV: Đưa tranh
- Em hiểu " thể hiện bằng ngôn ngữ hội hoạ " nghĩa là gì?
- Những dòng in đậm ở bản tin có tác dụng gì?
- Đoạn cuối cho biết điều gì?
* GV: tiểu kết
- Nội dung chính của bài cho biết gì?
3. Luyện đọc diễn cảm và HTL: 
- Đọc nối tiếp toàn bài
- Hãy chọn giọng đọc cho bản tin?
* Toàn bài đọc với giọng 
 Nhấn giọng ở những từ ngữ: Nâng cao, đông đảo, 50 000, 4 tháng, phong phú tươi tắn, rõ ràng, hồn nhiên, trong sáng sâu sắc bất ngờ..
 * Hướng dẫn đọc diễn cảm đoạn 2
- Treo bảng phụ ghi sẵn khổ thơ .
- GV đọc mẫu 
- Yêu cầu HS luyện đọc theo hướng dẫn.
4 . Củng cố - dặn dò:
- Nếu em được vẽ tranh em sẽ vẽ theo đề tài gì?
- Đọc ND chính của bài
- Dặn về đọc lại bài và chuẩn bị bài sau: Đoàn thuyền đánh cá
- Nhận xét tiết học
1’
3’
1’
11’
13’
8’
3’
- 3 HS đọc và trả lời câu hỏi theo yêu cầu.
 - 2 em
- Quan sát tranh và trả lời câu hỏi
- 5 em (đọc cả phần in đậm)
+ Đoạn 1: Từ đầukhích lệ
+ Đoạn 2:50000bức tranh.sống an toàn
+ Đoạn 3: Được phát độngKiên Giang
+ Đoạn 4: Chỉ cần.giải ba
+ Đoạn 5: Còn lại
- Từ khó: UNICEF, Đăk Lăk, triển lãm, rõ ràng.
- Câu khó: UNICEFan toàn.
- 2 em ngồi cùng bàn đọc
- H/s đọc
- 1 em
- Lắng nghe
- Đọc thầm
- Em muốn sống an toàn
- Nhằm năng cao ý thức phòng tránh tai nạn cho trẻ em
- Chỉ trong vòng 4 tháng đã có tới 50 000 bức tranh của thiếu nhi từ khắp mọi nơi miền đất nước giửi về ban tổ chức
- Ý nghĩa và sự việc hưởng ứng của thiếu nhi cả nướcvới cuộc thi
- HS đọc và trao đổi thảo luận trả lời câu hỏi
- Kiến thức về an toàn, đặc biệt là an toàn GT rất phong phú đội mũ bảo hiểm là tốt nhất gia đình em đực bảo vệ an toàn, trẻ em không đi xe đạp ra đường chở 3 người là không được..
- Tranh đẹp, màu sắc tươi tắn, bố cục rõ rang, ý tưởng hồn nhiên, trong sáng mà sâu sắc, các hoạ sĩ nhỏ tuổi chẳng những có nhận thức đúng về phòng tránh tai nạn mà còn biết thể hiện bằng ngôn ngữ hội hoạ sáng tạo đến bất ngờ
- Là thể hiện điều mình muốn nói qua những nét vẽ, mùa sắc, hình khối trong tranh
+ Gây ấn tượng nhằm hấp dẫn người đọc
+ Tóm tắt thật gọn bằng số liệu và những từ ngữ nổi bật giúp người đọc nắm nhanh thông tin.
- Cho thấy nhận thức của các em nhỏ vẽ về cuộc sống an toàn bằng ngôn ngữ hội hoạ
- Bài đọc nói về sự hưởng ứng của thiếu nhi cả nước với cuộc thi vẽ tranh theo chủ đề Em muốn sống an toàn .
- 5 em
- Luyện đọc theo nhóm 2
- Thi đọc to ( 8 em)
- Nhận xét bạn đọc.
- H/s trả lời
- 2 em 
.
Tiết 4: Kĩ thuật
CHĂM SÓC RAU, HOA (tiết 1)
I. Mục tiêu:
	- HS biết mục đích, tác dụng, cách tiến hành 1 số công việc chăm sóc rau hoa.
	- Biết cách tiến hành 1 số công việc chăm sóc rau, hoa.Làm được một số công việc chăm sóc rau, hoa.
	- Có ý thức chăm sóc bảo vệ cây rau, hoa.
II. Đồ dùng dạy - học:
	- GV: đồ dùng như SGK
	- HS cuốc, dầm, rổ, bình tưới nước
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
Hoạt động của thầy
TG
Hoạt động của trò
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
- KT sự chuẩn bị của HS
- Gv nhận xét chung
3. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: Nêu mục đích của bài học
- Ghi đầu bài lên bảng
b. Nội dung bài:
* Hoạt động 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu mục đích, cách tiến hành và thao tác kĩ thuật chăm sóc cây
a) Tưới cây
- HS quan sát hình 1 ( SGK) trả lời câu hỏi
- Ở gia đình em tưới nước cho rau, hoa vào lúc nào? bằng dụng cụ gì?
- Trong hình 1 người ta tưới nước cho rau bằng cách nào?
- GV làm mẫu cách tưới 
b) Tỉa cây
- Cho HS quan sát hình 2( SGK) 
- Thế nào là tỉa cây?
- Tỉa cây nhằm mục đích gì?
- Em có nhận xét gì về khoảng cách và sự phát triển của cây cà rốt ở hình 2?
c) Làm cỏ
- Ở gia đình em thường làm cỏ rau, hoa bằng cách nào?
- Tại sao phải diệt cỏ dại vào ngày nắng?
- Làm cỏ bằng dụng cụ gì?
d) Vun xới đất cho rau, hoa
- HS quan sát hình 3 - Hãy nêu dụng cụ vun xới đất cho rau
- Theo em vun xới đất cho rau có tác dụng gì?
- Vun đất quanh gốc cây có tác dụng gì?
* GV chốt
- Ghi nhớ: SGk
4. Củng cố - dặn dò:
? Nêu cách chăm sóc cây rau, hoa?
? Ở GĐ em đã chăm sóc rau, hoa như thế nào?
- Về học bài và thực hành làm ở nhà
- Nhận xét giờ học
1’
3’
1’
27’
3’
- Các tổ báo cáo sự chuẩn bị của tổ mình
- Nghe
- HS ghi đầu bài vào vở.
- HS quan sát và trả lời câu hỏi
- Trả lời tuỳ ý
- Bằng vòi phun, dùng bình có vòi hoa sen
- Quan sát- 2 em làm lại thao tác của GV
- Quan sát 
- Là nhổ loại bỏ bớt 1 số cây trên luống để đảm bảo khoảng cách cho những cây còn lại sinh trưởng phát triển. 
- Giúp cho cây đủ ánh sáng, chất dinh dưỡng
- Cây ở hình a dày cây , cây gầy củ bé.
+ hình b cây thưa củ to cây phát triển tốt.
- HS trả lời
- Cỏ mau khô
- cuốc hoặc dầm xới
- Giữ cho cây không bị đổ, rễ cây phát triển mạnh
- 2 em đọc 
- 1 Hs nêu
- Liên hệ thực tế.
......................................................................
Tiết 5: Đạo đức
GIỮ GÌN CÔNG CỘNG (tiết 2)
Tích hợp GDBVMT - Mức độ : Bộ phận
I. Mục tiêu:
 	+ Biết được vì sao phải bảo vệ, giữ gìn các công trình công cộng. 
	+ Nêu được một số việc cần làm để bảo vệ các công trình công cộng.
	+ Có ý thức bảo vệ, giữ gìn các công trình công cộng ở địa phương.
 	+ Tuyên truyền để mọi người cùng tham gia tích cực vào việc bảo vê giữ gìn các công trình công cộng bằng những việc làm phù hợp với khả năng của bản thân.. 
II. Đồ dùng dạy - học:
	- GV: Ô chữ kì diệu
	- HS:Một câu chuyện về tấm gương giữ gìn các công trình công cộng
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
Nội dung GDBVMT được lồng ghép tích hợp ở HĐ3
Hoạt động của thầy
TG
Hoạt động của trò
1. Ổn định tổ chức:
2. Bài cũ: 
- Để giữ gìn các công trình công cộng em cần phải làm gì?
- Nhận xét-đánh giá
3. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài
Hôm nay chúng ta sẽ học  ... uyện tập về phép cộng và phép trừ các phân số.
b. Nội dung bài
Bài 1: Tính ( Làm phần b,c )
- GV hỏi : Muốn thực hiện phép cộng hay phép trừ hai phân số khác mẫu số chúng ta làm như thế nào ?
- GV yêu cầu HS làm bài.
- GV yêu cầu HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng, sau đó nhận xét bài làm và ghi điểm HS.
Bài 2: Làm phần b,c.
- Lưu ý : Yêu cầu khi làm phần c, HS phải viết 1 thành phân số có mẫu số là 3 rồi tính ; khi làm phần d phải viết 3 thành phân số có mẫu số là 2 rồi tính.
Bài 3: Tìm x
- GV yêu cầu HS cả lớp làm bài.
- GV yêu cầu HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng, sau đó chữa bài và ghi điểm HS.
4. Củng cố - dặn dò:
+ Muốn tìm số trừ chưa biết ta làm như thế nào?
+ Nhăc lại ND bài 
- GV tổng kết giờ học, dặn dò HS về nhà làm các bài tập hướng dẫn luyện thêm và chuẩn bị bài sau.
1’
3’
1’
11’
10’
11’
3’
- 2 HS lên bảng thực hiện yêu cầu, HS dưới lớp theo dõi để nhận xét bài làm của bạn.
- Nghe GV giới thiệu bài.
- Chúng ta quy đồng mẫu số các phân số sau đó thực hiện phép cộng hay trừ các phân số cùng mẫu số.
- 4 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở 	a) += + = 	b) + = + = 
	c) - = - = 	d) - = - = 
- HS làm bài vào vở
- HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
- 3 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập. Kết quả bài làm đúng như sau :
 x + = x - = 
 x = - x = + 
 x = x = 
 - x = 
 x = - 
 x = 
- H/s trả lời.
.
Tiết 2: Khoa học
ÁNH SÁNG CẦN CHO SỰ SỐNG (tiếp theo)
I. Mục tiêu:
 	+ Nêu được vai trò của ánh sáng: 
 	- Đối với đời sống của con người: có thức ăn, sưởi ấm, sức khoẻ.
 	- Đối với động vật: di chuyển, kiếm ăn, tránh kẻ thù.
 	+ Có ý thức tìm hiểu khoa học.
II. Đồ dùng dạy - học:
	- GV: Khăn tay, bảng phụ ghi sẵn câu hỏi thảo luận
	- HS SGK, Vở ghi 
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
Hoạt động của thầy
TG
Hoạt động của trò
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
 - Nêu nhu cầu về ánh sáng của thực vật ?
3. Bài mới:
a. Giới thiệu bài – Viết đầu bài.
b. Nội dung bài
* Hoạt động 1: 
 * Mục tiêu: Nêu được ví dụ về vai trò của ánh sáng đối với sự sống của con người.
+ Tìm ví dụ về vai trò của ánh sáng đối với sự sống của con người ?
* GV: Tất cả các sinh vật trên trái đất đều sống nhờ vào năng lượng từ ánh sáng mặt trời
- Cuộc sống của con người sẽ ra sao nếu không có ánh sáng mặt trời?
- Ánh sáng mặt trời có vai trò như thế nào đối với sự sống của con người?
*GV: Con người không thể sống được nếu không có ánh sáng, cò động vật thì sao ? các em cùng tìm hiểu tiếp bài.
 Hoạt động 2: 
* Mục tiêu : Hiểu và biết được vai trò của ánh sáng đối với đời sống động vật.
- Gv treo bảng phụ ghi các câu hỏi thảo luận
+ Kể tên các loài động vật mà em biết. Chúng cần ánh sáng để làm gì ?
+ Kể tên một số loài động vật kiếm ăn vào buổi tối, ban ngày ? 
+ Nêu nhu cầu về ánh sáng của động vật.
+ Trong chăn nuôi người ta đã làm gì để kích thích cho gà ăn nhiều, chóng tăng cân và đẻ nhiều trứng.
* GV: Loài vật cần ánh sáng để di chuyển, tìm thức ăn phát hiện ra những nguy hiểm cần tránh,
4. Củng cố - Dặn dò:
- Ánh sáng có vai trò như thế nào đối với đời sống con người?
- Ánh sáng cần cho đời sống động vật như thế nào?
- Về học kỹ bài và CB bài sau
- Nhận xét tiết học
1’
3’
1’
14’
13’
3’
- Lớp hát đầu giờ.
- 2 em
- Nhắc lại đầu bài.
1. Vai trò của ánh sáng đối với đời sống con người
- HS trao đổi thảo luận trả lời câu hỏi:
- HS viết ý kiến của mình vào 1 tấm bìa
- Dán lên bảng.
+ Vai trò của ánh sáng đối với việc nhìn, nhận biết thế giới màu sắc, hình ảnh.
+ Vai trò của ánh sáng đối với sức khoẻ của con người.
- Trái đất sẽ tối đen, con người sẽ không nhìn thấy mọi vật, không tìm được thức ăn nước uống, động vật sẽ tấn công con người, bệnh tật, sẽ làm cho con người yếu đuối và có thể chết
- Ánh sáng tác động lên mỗi chúng ta trong suất cả cuộc đời. Nó giúp chúng ta có thức ăn, sưởi ấm và cho ta sức khoẻ. Nhờ có ánh sáng mà chúng ta cảm nhận được tất cả vẻ đẹp của thiên nhiên 
2. Vai trò của ánh sáng đối với đời sống động vật
- Hs kể
- Ban đêm: Chuột, mèo, sói,
- Ban ngày: Gà, vịt, chim, 
- Kể ra vai trò của ánh sáng đối với đời sống động vật.
- Mỗi loài động vật có nhu cầu về ánh sáng để phát triển và sinh sản.
* Mắt của ĐV kiếm ăn ban ngày có khả năng nhìn và phân biệt được hình ảnh, kích thước, màu sắc,. Vì vậy chúng cần ánh sáng để tìm kiếm thức ăn và phát hiện nguy hiểm cần tránh.
* Mắt của ĐV kiếm ăn ban đêm không phân biệt được màu sắc chỉ phân biệt được sáng tối để phát hiện con mồi trong bóng tối.
- Dùng ánh điện để kéo dài thời gian chiếu sáng trong ngày, kích thích cho gà ăn được nhiều, chóng tăng cân và đẻ nhiều trứng
- 2 em đọc phần bài học
Tiết 3: Tập làm văn
ÔN TẬP ĐOẠN VĂN 
TRONG BÀI VĂN MIÊU TẢ CÂY CỐI
I. Mục tiêu:
 	+ Nắm được đặc điểm nội dung và hình thức của đoạn văn trong bài văn miêu tả cây cối
 	+ Nhận biết và bước đầu biết cách xây dựng một đoạn văn nói về lợi ích của loài cây em biết. 
 	+ Có ý thức bảo vệ cây xanh.
II. Đồ dùng dạy - học:
 	- Tranh ảnh minh hoạ cho bài
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
Hoạt động của thầy
TG
Hoạt động của trò
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
- Đọc đoạn văn tả 1 loài hoa hay thứ quả mà em yêu thích
- Nói về cách tả của tác giả trong đoạn văn đọc thêm: Hoa mai vàng; Trái vải tiến vua
- Nhận xét, bổ sung
3. Bài mới:
a. Giới thiệu bài:
b. Nội dung:
 1. Nhận xét:
Bài 1: Đọc lại bài Cây gạo
Bài 2: Tìm các đoạn trong bài văn
- Cho HS làm bài cá nhân. Và phát biểu ý kiến
- GV nhận xét
Bài 3: Nêu nội dung chính của mỗi đoạn
- GV chốt lại cách xác định đoạn văn, nội dung của mỗi đoạn văn => rút ra ghi nhớ
 2. Ghi nhớ :
 3. Luyện tập :
Bài 1: Viết 1 đoạn văn nói về lợi ích của 1 loài cây mà em biết
- Gợi ý
+ Viết về cây gì, suy nghĩ về loại cây đó mang lại lợi ích gì cho con người
+ GV đọc 1 số đoạn cho HS tham khảo
- HS viết đoạn văn
- Chấm chữa 1 số bài viết
4. Củng cố - dặn dò :
- Nêu nội dung của mỗi đoạn văn? Khi hết đoạn cần lưu ý điều gì?
- Tại sao chúng ta phải bảo vệ cây xanh?
- Chuẩn bị bài sau: Quan sát cây chuối tiêu ở nơi em ở hoặc qua tranh, ảnh.
- Nhận xét tiết học.
1’
3’
1’
13’
2’
17’
3’
- Hát
- 2 HS đọc bài
+ Hoa mai vàng: tả hoa từ khi còn là nụ đến khi nở xoè ra mịn màng...
+ Trái vải tiến vua: tả trái vải từ vỏ ngoài đến khi bóc vỏ...
- 1 HS đọc bài Cây gạo ( Vũ Tú Nam) - trang 32 - TV tập 2
- Làm bài cá nhân. Phát biểu ý kiến:
- Bài có 3 đoạn ( mỗi chỗ xuống dòng là một đoạn)
- Mỗi đoạn tả 1 thời kì phát triển của cây gạo
Đ1: thời kì ra hoa
Đ2: lúc hết mùa hoa
Đ3: thời kì ra quả
- 3, 4 HS đọc ghi nhớ
- 1 HS nêu yêu cầu
- Viết bài vào vở
- Đọc bài trước lớp
- Nhận xét, đánh giá bài bạn
- 1 HS nhắc lại
- 1 – 2 HS nêu
Tiết 4: Địa lí
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 
I. Mục tiêu:
 + Nêu được một số đặc điểm chủ yếu của Thành phố Hồ Chớ Minh : Vị trí, trung tâm kinh tế
 + Chỉ được thành phố Hồ Chí Minh trên bản đồ ( lược đồ)Việt Nam. Trình bày đặc điểm tiêu biểu của TP Hồ Chí Minh. Dựa vào tranh ảnh, bản đồ tìm kiến thức
	HS có kĩ năng chỉ bản đồ.
	+ HS yêu quê đất nước, xây dựng đất nước ngày càng giàu mạnh.
II. Đồ dùng dạy – học:
	- Tranh, ảnh minh hoạ cho bài.
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
Hoạt động của thầy
TG
Hoạt động của trò
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi hs đọc bài học tiết trước.
- GV nx, ghi điểm.
3. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài:
b. Nội dung
1. Thành phố lớn nhất cả nước:
- GV chỉ vị trí của TP HCM trên bản đồ Việt Nam.
- HĐ nhóm: GV phát phiếu.
? TP nằm bên sông nào ?
? TP đã có bao nhiêu tuổi?
? TP được mang tên Bác từ khi nào?
+ Thành phố Hồ Chí Minh tiếp giáp những tỉnh nào?
+ Từ thành phố đi tới các tỉnh khác bằng những loại phương tiện giao thông nào?
+ So sánh diện tích và dân số của thành phố với các tỉnh khác?
* KL: TPHCM là thành phố lớn nhât cả nước. TP nằm bên sông sài gòn và là thành phố trẻ.
2. Trung tâm kinh tế văn hoá, khoa học lớn.
- GV cho HS quan sát tranh ảnh, bản đồ.
 - Kể tên các ngành công nghiệp của TP HCM?
- Nêu những dẫn chứng thể hiện TP HCM là trung tâm kinh tế lớn nhất của cả nước ?
- Nêu những dẫn chứng thể hiện TP HCM là trung tâm văn hoá, khoa học lớn ?
- GV chốt bài.
4. Củng cố - dặn dò:
- Thành phố HCM giáp với những tỉnh nào?
- Hãy nêu những dẫn chứng, chứng tỏ TP HCM là trung tâm kinh tế, văn hoá, khoa học lớn?
- NX chung tiết học.
- Ôn và hoc bài. Chuẩn bị bài sau.
1’
3’
1’
13’
14’
3’
- 3 - 4 em.
- Các nhóm thảo luận 
- Đại diện các nhóm trả lời.
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
+ Nằm bên sông Sài Gòn
+ Cú lịch sử tròn 300 năm
+ Từ năm 1976 thành phố được mang tên Bác 
+ Tây Ninh, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa -Vũng Tàu, Tiền Giang, Long An.
+ Đường sắt, Đường ô tô, đường không,đường biển, đường thuỷ
+ Thành phố Hồ Chí Minh có số dân đông nhất và diện tích lớn nhất.
- Điện, luyện kim, cơ khí, điện tử, hoá chất, SX vật liệu xây dựng, dệt may.
- TP HCM có nhiều chợ, siêu thị lớn, sân bay, cảng biển lớn nhất cả nước.
- TP HCM có nhiều viện nghiên cứu, trường đại học
- 2, 3 học sinh đọc phần ghi nhớ
Hs nêu
- Hs nêu dẫn chứng
TIẾT 5: SINH HOẠT TUẦN 24
I. Mục tiêu:
 	- HS nhận ra những ưu khuyết điểm của bản thân ở trong tuần để từ đó biết rút kinh nghiệm. 
 	- Phương hướng tuần 25
II. Nhận xét chung:
	1. Đạo đức: Đa số các em đều ngoan ngoãn lễ phép với thầy cô, đoàn kết với bạn bè, không có hiện tượng đánh chửi nhau, đã khắc phục được tình trạng đi học muộn.
 	2. Học tập:
 	- Đi học đầy đủ, đúng giờ. 
	- Các em đã có ý thức học bài song bên cạnh đó một số em chưa chịu làm bài tập ở nhà.
 	- Tuyên dương: ......................................................có ý thức học bài và làm bài đầy đủ, trong lớp hăng hái phát biểu ý kiến xây dựng bài.
 	- Phê bình: .........................................................còn chưa cố gắng.
 	3. Các hoạt động khác:
 	+ TD – VS: Tham gia đầy đủ, tự giác.
 Trang phục đúng quy định và gọn gàng.
III. Phương hướng tuần 25:
	1. Đạo đức: Nói lời hay, làm việc tốt. Thực hiện tốt năm điều Bác Hồ dạy.
	- Thực hiện tốt nội quy, quy chế của nhà trường, của lớp.
	2. Học tập: 
 	- Duy trì học bài và làm bài ở nhà trước khi đến lớp.
 	- Ổn định mọi nề nếp học tập sau thời gian nghỉ tết. 
	- Nêu cao ý thức học ở trường.
	3. Các hoạt động khác:
 	- Tham gia đầy đủ , có tinh thần trách nhiệm cao.

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 24L.4 NAM 2014.doc