Giáo án các môn học lớp 4 - Tuần dạy 5 năm 2012

Giáo án các môn học lớp 4 - Tuần dạy 5 năm 2012

Tiết 21

 LUYỆN TẬP (Trang 21)

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức: - Biết số ngày của từng tháng trong năm.

- Biết năm nhuận có 366 ngày và năm không nhuận có 365 ngày.

- Củng cố về mối quan hệ giữa các đơn vị đo t/g đã học, cách tính mốc thế kỉ.

2. Kỹ năng: Rèn kĩ năng cho HS chuyển đổi được đơn vị giữa ngày, giờ, phút, giây. Xác định được 1 năm cho trước thuộc thế kỷ nào

3. Thái độ: Giáo dục cho HS yêu thích môn học toán

II. Đồ dùng dạy - học

- GV: Bảng phụ bài 2.

- HS: Phiếu học tập cá nhân

III. Các hoạt đông dạy - học:

 

doc 34 trang Người đăng minhanh10 Lượt xem 479Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn học lớp 4 - Tuần dạy 5 năm 2012", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 5 
Thứ hai ngày 24 tháng 9 năm 2012
Giáo dục tập thể: 
 Chào cờ
Toán: Tiết 21
 Luyện tập (Trang 21)
I. Mục tiêu: 
1. Kiến thức: - Biết số ngày của từng tháng trong năm.
- Biết năm nhuận có 366 ngày và năm không nhuận có 365 ngày. 
- Củng cố về mối quan hệ giữa các đơn vị đo t/g đã học, cách tính mốc thế kỉ.
2. Kỹ năng: Rèn kĩ năng cho HS chuyển đổi được đơn vị giữa ngày, giờ, phút, giây. Xác định được 1 năm cho trước thuộc thế kỷ nào
3. Thái độ: Giáo dục cho HS yêu thích môn học toán
II. Đồ dùng dạy - học 
- GV: Bảng phụ bài 2.
- HS: Phiếu học tập cá nhân
III. Các hoạt đông dạy - học:
1. ổn định tổ chức: (1p) Hát, vắng: .............
2. Kiểm tra bài cũ: (3p)
- GV: gọi 2 HS lên bảng làm bài sau:
1 phút = 60 giây 2 phút = 120 giây
60 giây = 1 phút 7 phút = 420 giây
- GV nhận xét , cho điểm.
3.Bài mới: 
Hoạt động của thầy và trò
TG
Nội dung
Hoạt động 1: Giới thiệu bài.
- GV: Nhắc lại kiến thức đã học, dẫn dắt vào bài mới
Hoạt động 2: Thực hành .
- HS nêu yêu cầu bài tập. 
- GV hướng dẫn HS làm bài. 
- HS: Làm BT vào vở, đọc BT. 
- HS nêu yêu cầu bài tập. 
- GV: Treo bảng phụ và hướng dẫn HS làm bài. 
- HS: làm BT vào vở, 3HS lên bảng 
- GV: Nhận xét, sửa sai
- HS nêu yêu cầu bài tập. 
- GV hướng dẫn HS làm bài miệng. 
- HS: Làm và đọc BT .
- HS nêu yêu cầu bài tập .
- GV hướng dẫn HS làm bài phiếu học tập cá nhân. 
- HS: Làm BT vào vở. 
(1p)
(27p)
Bài 1 (26)
a) Các tháng có 31 ngày là: Tháng 1, 3, 5, 7, 8, 10, 12.
 Các tháng có 30 ngày là: Tháng 4, 6, 9, 11.
 Các tháng có 28 hoặc 29 ngày là: Tháng 2
b) Năm nhuận có: 366 mgày; năm không nhuận có: 365 ngày 
Bài 2 (26) Viết số thích hợp vào chỗ chấm:
3 ngày = 72 giờ ngày = 8 giờ
4 giờ = 240 phút giờ = 15 phút
8 phút = 480 giây phút = 30 giây
Bài 3 (26)
a) Quang Trung đại phá quân Thanh vào năm 1789, năm đó thuộc thế kỷ XVIII
b) Nguyễn Trãi sinh năm: 1320, năm đó thuộc thế kỷ thứ XIV.
Bài 5 (26) Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng:
B. 8 giờ 40 phút C. 5008g 
4. Củng cố: (2p)
+ CH: Cho biết năm nhuận có bao nhiêu ngày và năm không nhuận có bao nhiêu ngày? (Năm nhuận có 366 ngày và năm không nhuận có 365 ngày)
- GV nhận xét, giờ học.
 5. Dặn dò: (1p) Về nhà làm bài tập trong VBT và chuẩn bị bài sau. 
Tập đọc: Tiết 9
 Những hạt thóc giống (Trang 46)
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Đọc lưu loát, rành mạch, trôi chảy toàn bài.
- Phát âm đúng: chẳng nảy mầm, sững sờ, truyền ngôi, trừng phạt, gieo trồng. 
- Hiểu nghĩa các từ khó: Bệ hạ, dõng dạc, sững sờ, hiền minh.
- Hiểu ý nghĩa câu chuyện: ca ngợi chú bé Chôm trung thực, dũng cảm, dám nói lên sự thật.
2. Kĩ năng: - Biết đọc với giọng kể chậm rãi. Đọc phân biệt lời của nhân vật (Chú bé mồ côi, nhà vua) với lời người kể chuyện. Đọc đúng ngữ điệu của câu kể và câu hỏi. 
- Rèn kỹ năng cho HS đọc có cảm hứng ca ngợi đức tính trung thực của cậu bé mồ côi 
3. Thái độ: Giáo dục HS có đức tính trung thực, dũng cảm.
II. Đồ dùng dạy - học:
- GV: Tranh minh hoạ SGK -HĐ1
III. Các họat động dạy - học:
1. Ổn định tổ chức: (1p) 
2. Kiểm tra bài cũ: (3p)
+ CH: Đọc thuộc lòng bài thơ “Tre Việt Nam” và nêu nội dung bài? (Ca ngợi phẩm chất cao đẹp của con người VN: Giàu tình thương yêu, ngay thẳng, chính trực thông qua các hình tượng cây tre).
- GV nhận xét , cho điểm.
3. Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
TG
Nội dung
Hoạt động 1: Giới thiệu bài 
- GV sử dụng tranh minh họa trong SGK để giới thiệu bài.
+ CH: Bức tranh vẽ cảnh gì?
+ CH: Cảnh này em thường gặp ở đâu?
Hoạt động 2: Luyện đọc
- 1HS khá đọc. 
+ CH: Bài này chia làm mấy đoạn? 
- GV hướng dẫn giọng đọc của bài.
- HS đọc nối tiếp đoạn 
- GV kết hợp sửa lỗi phát âm 
- GV giải nghĩa từ khó. 
- HS luyện đọc theo cặp
- 1HS đọc toàn bài, nêu chú giải. 
- GV đọc diễn cảm bài 
Hoạt động 3: Tìm hiểu bài .
- GV: Nhà vua chọn người như thế nào để truyền ngôi mời HS ... đọc đoạn 1
- 1 HS đọc bài, lớp đọc thầm 
+ CH: Nhà vua làm cách nào để chọn được người trung thực ?
+ CH: Thóc đã luộc chín đem gieo còn nảy mầm được không ?
+ CH: Thóc luộc kĩ thì không nảy mầm được. Vậy mà nhà vua lại giao hẹn, nếu không có thóc nộp thì sẽ trừng trị. Theo em nhà vua có mưu kế gì trong việc này ? 
+ CH: Đoạn 1 nói lên điều gì ? 
- 1 HS đọc đoạn 2, lớp đọc thầm 
+ CH: Theo lệnh vua chú bé Chôm đã làm gì? Kết quả ra sao ?
+ CH: Đến kì nộp thóc cho vua mọi người làm gì? Chôm làm gì ?
+ CH: Hành động của cậu bé Chôm có gì khác mọi người ?
+ CH: Đoạn 2 nói lên điều gì ? 
- 1 HS đọc đoạn 3, lớp đọc thầm 
+ CH: Thái độ của mọi người ntn khi nghe Chôm nói ?
+ CH: Đoạn 3 nói lên điều gì ?
- HS đọc đoạn 4
+ CH: Nhà vua đã nói ntn?
+ CH: Vua khen cậu bé Chôm những gì?
+ CH: Cậu bé Chôm được hưởng những gì do tính thật thà, dũng cảm của mình ?
+ CH: Theo em vì sao người trung thực là người đáng quý ?
+ CH: Đoạn 4 nói lên điều gì ? 
+ CH: Nêu ND chính của bài?
Hoạt động 4: Luyện đọc diễn cảm.
- 4HS nối tiếp đọc bài.
- HS nêu cách đọc bài .
- GV hướng dẫn HS đọc diễn cảm đoạn "Chôm lo lắng ...Từ thóc giống của ta"
- HS: Đọc theo cặp 
- HS: Thi đọc diễn cảm 
- 3 HS đọc phân vai 
- GV: Nhận xét, sửa sai.
(2p)
(10p)
 (12p)
(5p)
- 1 ông vua dắt tay 1 em bé trước đám dân chúng nô nức chở hàng hoá.
- Cảnh này em thường thấy ở những câu chuyện cổ. 
- Chia 3 đoạn:
Đoạn 1: Từ đầu đến... trừng phạt 
Đoạn 2: Tiếp đến .... nảy mầm được
Đoạn 3: Tiếp đến ... của ta 
Đoạn 4 Phần còn lại 
- Vua phát cho mỗi người dân mỗi người một thúng thóc giống đã luộc kĩ mang về gieo trồng và hẹn: Ai thu được nhiều thóc nhất ... bị trừng phạt .
- ....không 
- Vua muốn tìm xem ai là người trung thực, ai là người chỉ mong làm đẹp lòng vua, tham lam quyền chức .
ý 1: Nhà vua chọn người trung thực để nối ngôi .
- Chôm gieo trồng, dốc công chăm sóc mà thóc vẫn không nảy mầm .
- ....mọi người nô nức chở thóc về kinh nộp, Chôm không có thóc em lo lắng, thành thật quỳ tâu vua ....
- Mọi người không làm trái ý vua sợ bị trừng trị. Chôm dũng cảm dám nói lên sự thật, không sợ bị trừng phạt .
ý 2: Nhà vua thử lòng trung thực của mọi người dân
- Mọi người sững sờ, ngạc nhiên, sợ hãi thay cho Chôm vì Chôm dám nói sự thật, sẽ bị trừng phạt 
ý 3: Sự ngạc nhiên của mọi người dân
- .... Mọi người có thóc nộp thì không phải là thóc giống vua ban .
- Vua khen Chôm trung thực, dũng cảm 
- Cậu được vua truyền cho ngôi báu và trở thành ông vua hiền minh .
- Người trung thực bao giờ cũng nói đúng sự thật, ..., làm hỏng việc chung 
ý 4: Kết quả nhà vua đã tìm được người trung thực để nối ngôi.
Nội dung: Câu chuyện ca ngợi cậu bé Chôm dũng cảm, trung thực dám nói lên sự thật và cậu dược hưởng hạnh phúc .
4. Củng cố: (3p)
+ CH: Em hãy nêu lại nội dung của bài? (ca ngợi cậu bé Chôm dũng cảm, trung thực dám nói lên sự thật và cậu dược hưởng hạnh phúc).
- GV nhận xét, giờ học.
5. Dặn dò: (1p) 
 - Về nhà đọc bài.
 - Chuẩn bị bài: “Gà trống và cáo”.
Đạo đức: Tiết 5
 Biết bày tỏ ý kiến (trang 8)
I) Mục tiêu 
1.Kến thức: 
- Biết các em có quyền có ý kiến ,có quyền trình bày ý kiến của mình về những vấn đề có liên quan đến trẻ em. 
- Bước đầu biết bày tỏ ý kiến của bản thân và lắng nghe, tôn trọng ý kiến của người khác. 
2.Kĩ năng: Biết thực hiện quyền tham gia ý kiến của mình trong cuộc sống ở gia đình ở nhà trường 
3. Thái độ: Giáo dục HS biết tôn trọng ý kiến của người khác .
II) Đồ dùng dạy – học: 
- GV: SGK.
- HS: Mỗi HS 3 tấm bìa nhỏ màu đỏ , xanh và trắng -HĐ4
III) Các hoạt động dạy - học: 
1. ổn định tổ chức: (1p)
2. Kiểm tra bài cũ: (3p)
CH: Trong cuộc sống mỗi người đều có những khó khăn riêng. Để học tốt các em cần phải làm gì? ( Cần phải cố gắng vượt qua những khó khăn....)
- GV nhận xét , cho điểm.
3. Bài mới :
Hoạt động của thầy và trò
TG
Nội dung
Hoạt động 1: giới thiệu bài 
Hoạt động2: Thảo luận nhóm .
-GV giao việc mỗi nhóm thảo luận về một tình huống .
- HS nhóm 4 câu hỏi 1,2(T9)
- HS: Báo cáo kết quả 
 Tình huống1.
 Tình huống 2.
 Tình huống 3.
 Tình huống 4. 
+ CH: Điều gì sẽ xảy ra khi em không được bày tỏ ý kiến của mình về những việc có liên quan đến bản thân em và lớp em?
Hoạt động 3: Thảo luận nhóm 2.
- HS nêu yêu cầu của bài tập. 
- GV chia nhóm, hướng dẫn các nhóm thảo luận
- HS 1số nhóm trình bày 
- HS: Các nhóm khác nhận xét bổ sung
Hoạt động 4: Bày tỏ ý kiến .
- GV phổ biến cách bày tỏ ý kiến thông qua các tấm bìa .
 - Màu đỏ: Tán thành 
 - Màu xanh: Phản đối 
 - Màu trắng: Phân vân ,lưỡng lự 
- GV lần lượt nêu từng ý kiến trong bài tập 
- HS: Thảo luận chung cả lớp 
- GV kết luận và rút ra ghi nhớ SGK
-2 HS đọc ghi nhớ .
(5p)
(10p)
(7p)
(6p)
- Em sẽ có ý kiến với người phân công 
- Em sẽ bày tỏ ý kiến để cô hiểu về em 
- Em có ý kiến xin mẹ cho đi xem xiếc 
- Em có ý kiến xung phong tham gia vào hoạt động đó .
-Nếu em không được bày tỏ ý kiến của mình về những công việc liên quan srx ảnh hưởng tới bản thân em và lớp em .
 Bài 1(T.9)
Kết luận:
-Việc làm của Dung là đúng .
-Việc làm của Hồng và Khánh là không đúng. 
- Các ý a, b, c, d là đúng ; ý đ là sai
Ghi nhớ: Mỗi trẻ em đều có quyền mong muốn, có ý kiến riêng về những việc liên quan đến trẻ em...với những người xung quanh một cách rõ ràng, lễ độ.
4. củng cố: (2p)
+ CH: Qua bài học hôm nay các em có thể rút ra được diều gì? (mỗi em đều có quyền mong muốn, có ý kiến riêng....em cần mạnh dạn chia sẻ bày tỏ ý kiến của mình với những người xung quanh một cách rõ ràng, lễ độ).
- GV nhận xét, giờ học.
5. Dặn dò: (1p) Về nhà ôn bài và chuẩn bị bài sau.
Tự rút kinh nghiệm sau ngày dạy
...........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
 Thứ ba ngày 25 tháng 9 năm 2012
Toán: Tiết 22 
 Tìm số trung bình cộng (Trang 26)
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: - Bước đầu hiểu biết về số trung bình cộng của nhiều số.
- Biết cách tìm số trung bình cộng của nhiều số.
2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng cho HS cách tìm số trung bình cộng của nhiều số.
3.Thái độ: Giáo dục HS say mê làm toán ... ài tập theo cặp. 
- 2HS lên bảng làm bài.
- GV chốt ý kiến đúng. 
- GV: Những từ chỉ sự vật, chỉ người, vật, hiện tượng, khái niệm và đơn vị được gọi là danh từ. 
+ CH: Danh từ là gì?
+ CH: Danh từ chỉ người là gì?
+ CH: Khi nói đến "cuộc sống" "cuộc đời" em nếm, ngửi, nhìn được không? vì sao?
+ CH: Danh từ chỉ khái niệm là gì?
+ CH: Danh từ chỉ đơn vị là gì?
- GV: Nhận xét, rút ra ghi nhớ
- 3 HS đọc ghi nhớ, lớp đọc thầm. 
Hoạt động 3: Luyện tập.
- HS: Nêu yêu cầu bài tập.
- GV: Dán 3 tờ phiếu lên và hướng dẫn HS làm bài. 
- HS làm vào vở, 1 em lên bảng làm 
- GV: Nhận xét, sửa sai.
- HS: Nêu yêu cầu bài tập.
- GV hướng dẫn HS làm miệng.
- HS: Nối tiếp nhau trình bày làm bài của mình.
- GV nhận xét.
(2p)
(13p)
(13p)
- Cái bàn, ghế, lớp học, cái bảng, bút, cây bàng, cây tre, cây xoài,...
Bài 1 (52) Tìm các từ chỉ sự vật trong đoạn thơ:
- Dòng 1: Truyện cổ.
- Dòng 2: Cuộc sống, tiếng xa
- Dòng 3: Cơn, nắng, mưa
- Dòng 4: Con, sông, rặng, dừa
- Dòng 5: Đời, cha ông
- Dòng 6: Con, sông, chân trời 
- Dòng 7: Truyện cổ 
- Dòng 8: Ông cha
Bài 2 (52) Xếp các từ tìm được vào nhóm thích hợp.
- Từ chỉ người: Ông cha, cha ông
- Từ chỉ vật: Sông, dừa, chân trời 
- Từ chỉ hiện tượng: Mưa, nắng
- Từ chỉ khái niệm: Cuộc sống, truyện cổ, tiếng, xưa, đời 
- Từ chỉ đơn vị: Cơn, con, rặng.
- Danh từ chỉ người, vật, hiện tượng, khái niệm và đơn vị.
- Là những từ dùng để chỉ người 
- Không vì nó không có hình thái rõ rệt.
- Biểu thị những cái chỉ có trong nhận thức của con người... hay ngửi nếm nhìn...được 
- Là những từ dùng để chỉ những sự vật có thể đếm, định lượng được 
Ghi nhớ: Danh từ là những từ chỉ sự vật, (người, vật, hiện tượng, khái niệm hoặc đơn vị).
Bài 1 (52) Tìm danh từ chỉ khái niệm:
Điểm, đạo đức, lòng, kinh nghiệm, cách mạng 
Bài 2 (52) Đặt câu với danh từ em vừa tìm được.
- Bạn có một điểm đáng quý là rất trung thực, thật thà.
- HS phải rèn luyện để vừa học tốt vừa có đạo đức tốt.
4. Củng cố: (2p) 
+ CH: Danh từ là gì? Danh từ là những từ chỉ sự vật, (người, vật, hiện tượng, khái niệm hoặc đơn vị).
- GV nhận xét, giờ học.
5. Dặn dò: (1p) Về nhà ôn chuẩn bị bài sau.
Điạ lý: Tiết 5 
 Trung du Bắc Bộ (Trang 79)
I.Mục tiêu
1. Kiến thức: Biết được một số đặc điểm tiêu biểu về địa hình của trung du Bắc Bộ
- Biết được tác dụng của việc trồng rừng ở trung du Bắc Bộ
2. Kĩ năng: - Xác lập được mối quan hệ địa lí giữa thiên nhiên hoạt động sản xuất của con người ở trung du Bắc Bộ. Nêu được quy trình chế biến chè.
3. Thái độ: Có ý thức bảo vệ rừng và tham gia trồng cây.
II. Đồ dùng dạy- học
- GV: Bản đồ TNVN, Bản đồ hành chính - HĐ3.
III. Các hoạt động dạy- học
1. ổn định tổ chức: (1p)
2. Kiểm tra bài cũ: (2p)
+ CH: Nêu một số hoạt động sản xuất chủ yếu của người dân Hoàng Liên Sơn? (Trồng trọt, làm các nghề thủ công, khai thác khoáng sản...)
- GV nhận xét , cho điểm.
3.Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò 
TG
Nội dung
Hoạt động 1: giới thiệu bài.
Hoạt động 2: Vùng đồi với đỉnh tròn, sườn thoải.
- HS đọc mục 1 SGK và quan sát tranh ảnh vùng trung du
+ CH: Nêu vị trí của vùng trung du Bắc Bộ ?
+ CH: Tỉnh nào có vùng trung du? 
+ CH: Vùng trung du là vùng núi, vùng đồi hay vùng đồng bằng? 
+ CH: Em có nhận xét gì về đỉnh đồi, sườn đồi, các đồi được sắp xếp như thế nào? 
+ CH: Nêu những riêng biệt của trung du Bắc Bộ?
- GV treo bản đồ. 
- HS chỉ vị trí các tỉnh có vùng đồi trung du: Thái Nguyên, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Bắc Giang.
Hoạt động 3: Chè và cây ăn quả ở trung du.
* Làm việc theo nhóm
- GV hướng dẫn hs thảo luận nhóm 
- HS: Thảo luận nhóm 2- Dựa vào kênh chữ và kênh hình SGK trả lời :
+ CH: Trung du Bắc Bộ thích hợp cho việc trồng những loại cây gì? 
+ CH: Hình 1 vẽ gì? Cho em biết điều gì?
+ CH: Hình 2 vẽ gì? Nêu nội dung bức tranh? 
+ CH: Người ta trồng chè và trồng vải thiều để làm gì ? Nêu qui trình chế biến chè ? 
+ CH: Nơi nào có chè ngon nổi tiếng? 
+ CH: Gần đây ở trung du Bắc Bộ xuất hiện trang trại chuyên trồng cây gì? ở đâu
- GV treo bản đò tự nhiên Việt nam
- HS: Chỉ vị trí của Thái Nguyên, ...
Hoạt động 4: Hoạt động trồng rừng và cây công nghiệp:
- HS: Làm việc cả lớp. Đọc mục 3 SGKvà trả lời câu hỏi .
+ CH: Vì sao ở trung du Bắc Bộ lại có những nơi đất trống đồi trọc? Hậu quả của việc khai thác rừng bừa bãi ? 
+ CH: Để khắc phục tình trạng này, người dân nơi đây đã trồng những loại cây gì?
+ CH: Nêu tác dụng của việc trồng rừng?
- GV kết luận và rút ra bài học SGK
- HS đọc ghi nhớ.
(1p)
(10p)
(10p)
(7p)
- Nằm giữa miền núi và đồng bằng Bắc Bộ.
- Thái Nguyên, Phú Thọ...
- Vùng đồi.
- Đỉnh tròn, sườn thoải xếp cạnh nhau như bát úp 
- Mang dấu hiệu vừa của đồng bằng vừa của miền núi.
- Cây ăn quả: Cam, chanh, dứa, vải...
- Cây công nghiệp ( nhất là chè)
- Hình 1: Vẽ 2 cô đang hái chè trên đồi cho em biết đồi chè ở Thái Nguyên 
- Đồi vải thiều. cho em biết trang trại trồng vải ở Bắc Giang.
- Phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu...
- Thái Nguyên
- Trang trại trồng cây vải, ỏ Bắc Giang
- Vì rừng bị khai thác cạn kiệt do đốt phá rừng làm nương rẫy để trồng trọt ... Đất bị bạc màu xấu đi.
- Tích cực trồng rừng, cây công nghiệp lâu năm: Keo,..và cây ăn quả 
- Phủ xanh đồi trọc, giữ nước ngăn lũ lụt chống sói mòn,... Tăng thu nhập cho người dân
Kết luận: Vùng trung du có các đồi xếp liền nhau, đỉnh tròn, sườn thoải. Thế mạnh ở đây là trồng cây ăn quả và cây công nghiệp....Trồng cây ăn quả.
4. Củng cố: (3p)
+ CH: Trung du Bắc Bộ thích hợp cho việc trồng những loại cây gì: ( Trồng cây ăn quả và cây công nghiệp: Như cam dứa, vải...., cây chè)
- GV nhận xét , cho điểm.
5. Dặn dò: (1p) Về nhà ôn bài và chuẩn bị bài sau.
Tập làm văn: Tiết 10
 Đoạn văn trong bài văn kể chuyện (Trang 53) 
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Có hiểu biết ban đầu về đoạn văn kể chuyện.
2. Kỹ năng: Biết vận dụng những hiểu biết đã có để tập tạo dựng một đoạn văn kể chuyện.
3. Thái độ: Giáo dục HS yêu thích môn học.
II. Đồ dùng dạy - học:
- GV: Phiếu học tập (bài 1) phần nhận xét 
III. Hoạt động dạy - học:
1. ổn định tổ chức: (1p)
2. Kiểm tra bài cũ: (3p) 
+ CH: Để viết 1 bức thư thì cần phải viết mấy phần? (Đầu thư: Phần chính: Phần cuối thư:).
- GV nhận xét , cho điểm.
3. Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
TG
Nội dung
Hoạt động 1: Giới thiệu bài. 
- GV: Nhắc lại kiến thức đã học để dẫn dắt vào bài mới.
Hoạt động 2: Phần Nhận xét.
- HS: Đọc yêu cầu bài tập.
- HS: Đọc thầm “Những hạt thóc giống”. 
- GV: Phát phiếu. Từng cặp HS trao đổi bài.
- HS: Đại diện nhóm báo cáo, NX
+ CH: Nêu sự việc 1 tạo thành cốt chuyện?
+ CH: Nêu sự việc 2 tạo thành cốt chuyện?
+ CH: Nêu sự việc 3 tạo thành cốt chuyện?
+ CH: Nêu sự việc 4 tạo thành cốt chuyện?
b) Mỗi sự việc được kể trong đoạn văn:
+ CH: Đoạn sự việc 1 được kể trong đoạn 1 ? 
+ CH: Đoạn sự việc 2 được kể trong đoạn 2 ? 
+ CH: Đoạn sự việc 3 được kể trong đoạn 3 ? 
+ CH: Đoạn sự việc 4 được kể trong đoạn 4 ? 
- HS nêu yêu cầu bài. 
- HS làm miệng 
+ CH: Dấu hiệu giúp em nhận ra chỗ mở đầu và kết thúc đoạn văn?
- GV rút ra kết luận.
- GV: Có khi chấm xuống dòng vẫn chưa kết thúc đoạn văn. VD đoạn 2 (những hạt thóc giống) có mấy lời thoại, phải mấy lần xuống dòng mới kết thúc đoạn văn. Nhưng đã hết đoạn văn thì phải xuống dòng.
- HS: Nêu yêu cầu bài tập.
- 3 HS đọc, lớp đọc thầm.
+ CH: Mỗi đoạn văn trong văn kể chuyện kể điều gì?
+ CH: Đoạn văn được nhận ra nhờ dấu hiệu nào?
- GV rút ra KL.
- 2HS: Đọc ghi nhớ.
Hoạt động 4: Phần luyện tập 
- 2HS nối tiếp đọc nội dung của BT1
+ CH: BT có mấy đoạn văn? 
+ CH: Đoạn văn nào đã viết hoàn chỉnh?
+ CH: Đoạn văn nào chưa viết hoàn chỉnh?
+ CH: Đoạn văn thứ 3 đã có phần nào? Còn thiếu phần nào?
+ CH: Đề bài yêu cầu gì?
- GV: Các em viết tiếp phần thân đoạn cho hoàn chỉnh đoạn văn
- HS: Làm bài và trình bày
- HS khác nhận xét 
- GV nhận xét, chấm điểm.
(2p)
(14p)
(12p)
Bài 1 (53) 
a) Những sự việc tạo thành cốt chuyện: “Những hạt thóc giống”
- Nhà vua muốn tìm người trung thực để truyền ngôi nghĩ ra kế: Luộc chín ... nhiều thóc thì sẽ truyền ngôi cho.
- Chú bé Chôm dốc công chăm sóc mà thóc chẳng nảy mầm.
- Chôm dám tâu vua sự thật trước sự ngạc nhiên của mọi người.
- Nhà vua khen ngợi Chôm trung thực, dũng cảm, đã quyết định truyền ngôi cho Chôm.
- (3 dòng đầu)
- (2 dòng tiếp) 
- (8 dòng tiếp) 
- (4 dòng còn lại)
Bài 2 (53)
- Chỗ đầu dòng, viết lùi vào một ô, chỗ chấm xuống dòng.
- Mỗi đoạn văn trong bài văn kể chuyện kể một sự việc trong chuỗi sự việc làm nòng cốt cho diễn biến câu chuyện.
- Hết đoạn văn cần chấm xuống dòng.
Bài 3 (53)
- Mỗi đoạn văn trong văn kể chuyện kể 1 sự việc trong 1 chuỗi sự việc làm nòng cốt cho diễn biến của truyện
- Chấm xuống dòng viết lùi vào 1 ô
Ghi nhớ: Một câu chuyện có thể gồm nhiều sự việc. Mỗi sự việc được kể thành 1 đoạn văn. Khi viết hết 1 đoạn văn cần chấm xuống dòng
Bài tập:
- 3 đoạn 
- Đoạn 1, 2
- Đoạn 3
- Có phần mở đầu và kết thúc thiếu phần thân bài 
- Viết tiếp phần còn thiếu 
4. Củng cố: (2p)
+ CH: Nêu lại ghi nhớ của bài? (Một câu chuyện có thể gồm nhiều sự việc. Mỗi sự việc được kể thành 1 đoạn văn. Khi viết hết 1 đoạn văn cần chấm xuống dòng)
- GV nhận xét, giờ học.
5. Dặn dò: (1p) Về nhà học bài và chuẩn bị bài sau.
Giáo dục tập thể:
Sinh hoạt lớp
I. Mục tiêu:
- Nhận xét rút kinh nghiệm về các hoạt động đã thực hiện trong tuần.
- Phương hướng hoạt động tuần sau.
II. Nội dung: 
Nhận xét các hoạt động trong tuần
- Đạo đức:
- Học tập:
- Lao động vệ sinh:
- Các công tác khác:
Kế hoạch tuần sau:
- Tiếp tục thực hiện tháng an toàn giao thông
- Duy trì nề nếp đạo đức, học tập, lao động vệ sinh.
 	- Thực hiện nghiêm túc giờ tự học ở nhà, chuẩn bị bài trước khi đến lớp.
 	 	- Thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả giờ truy bài, thể dục giữa giờ.
- Thực hiện tốt công tác vệ sinh
3. Múa hát tập thể.
 Tự rút kinh nghiệm sau ngày dạy:
...........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docGA. T5.doc