Giáo án các môn học lớp 4 - Tuần dạy 6

Giáo án các môn học lớp 4 - Tuần dạy 6

Tiết 2: Toán

LUYỆN TẬP (Tr. 33)

I. Mục tiêu:

 - Biết đọc, phân tích và sử lí số liệu trên hai loại biểu đồ.

 - Thực hành lập biểu đồ.

- Tư duy nhanh, vận dụng vào cuộc sống.

II. Đồ dùng dạy - học:

- GV : Giáo án, SGK

- HS : Sách vở, đồ dùng môn học

- Bảng phụ có vẽ sẵn biểu đồ bài 3

 

doc 40 trang Người đăng minhanh10 Lượt xem 668Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn học lớp 4 - Tuần dạy 6", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 6
Thứ hai
Ngày soạn: 11/10/2013 Ngày giảng: 14/10/2013
Tiết 1: Chào cờ
(Lớp trực tuần nhận xét)
Tiết 2: Toán
LUYỆN TẬP (Tr. 33)
I. Mục tiêu: 
	- Biết đọc, phân tích và sử lí số liệu trên hai loại biểu đồ.
 	- Thực hành lập biểu đồ.
- Tư duy nhanh, vận dụng vào cuộc sống.
II. Đồ dùng dạy - học:
- GV : Giáo án, SGK
- HS : Sách vở, đồ dùng môn học
- Bảng phụ có vẽ sẵn biểu đồ bài 3
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
Hoạt động của thầy
TG
	Hoạt động của trò
1. Ổn định tổ chức :
 - Hát, KT sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ :
- Chấm VBTcủa một số HS.
- Nhận xét chung
3. Dạy học bài mới :
a. Giới thiệu bài :
- Ghi đầu bài lên bảng 
b. Nội dung luyện tập :
 * Bài 1 : 
+ Đây là biểu đồ biểu diễn gì ?
- Nhận xét, chữa bài.
Bài 2 :
- Gọi HS nêu Y/ c của bài.
- Yêu cầu HS quan sát và trả lời câu hỏi.
+ Biểu đồ biểu diễn điều gì ?
+ Các tháng được biểu diễn là những tháng nào ?
- Gọi học sinh đọc bài trước lớp.
- Nhận xét, chữa bài.
* Bài 3 :
+ Nêu tên biểu đồ.
+ Biểu đồ còn chưa biểu diễn số cá của tháng nào ?
+ Nêu số cá bắt được của tháng 2 và tháng 3 ?
* Chúng ta sẽ vẽ cột biểu đồ biểu diễn số cá của tháng 2 và tháng 3.
- Gọi HS lên bảng vẽ.
- Y/c HS đọc biểu đồ vừa vẽ.
+ Tháng nào bắt được nhiều cá nhất ? 
- Tháng nào bắt được ít cá nhất ?
+ Tháng 3 tàu Thắng Lợi đánh bắt được nhiều hơn tháng 1, tháng hai bao nhiêu tấn cá ?
- Nhận xét chữa bài.
4. Củng cố - dặn dò : 
+ Ta làm quen với mấy loại biểu đồ ? Đó là những loại biểu đồ nào ?
+ Muốn đọc được số liệu trên biểu đồ ta phải làm gì ?
- Tổng kết tiết học (nhấn mạnh ND)
- Về nhà làm bài tập trong vở bài tập.
- Nhận xét tiết học.
1’
4’
1’
10’
10’
11’
3’
- Hát tập thể
- HS ghi đầu bài vào vở
- HS đọc đề bài.
- Biểu đồ biểu diễn số vải hoa và vải trắng đã bán trong tháng 9
- Đọc kỹ biểu đồ dùng bút chì làm vào SGK.
+ Tuần 1 : ( sai ) vì tuần 1 cửa hàng bán được 200m vải hoa và 100m vải trắng
+ Tuần 3 : ( đúng ) vì 100m x 4 = 400m.
+ Tuần 3 : ( sai).
+ Số mét vải hoa mà tuần 2 cửa hàng bán được nhiều hơn tuần 1 là 100m.( Đ )
+ Số mét vải hoa mà tuần 4 cửa hàng bán được ít hơn tuần hai là 100m. (S)
- 1-2 HS đọc
+ HS quan sát và trả lời câu hỏi
- Biểu đồ biểu diễn số ngày có mưa trong 3 tháng của năm 2004.
- Là các tháng 7, 8, 9.
- HS làm bài vào vở.
a) Tháng 7 có 18 ngày mưa.
b) Tháng 8 có 15 ngày mưa.
 Tháng 9 có 3 ngày mưa.
Số ngày mưa của tháng 8 nhiều hơn tháng 9 là :
 15 - 3 = 12 ( ngày )
c) Trung bình mỗi tháng có số ngày mưa là :
(18 + 15 + 3 ) : 3 = 12 ( ngày )
- Biểu đồ : Số cá tàu Thắng Lợi bắt được.
- Của tháng 2 và tháng 3.
- Tháng 2 tàu bắt được : 2 tấn
 Tháng 3 tàu bắt được : 6 tấn
- HS chỉ vị trí sẽ vẽ.
- Nêu cách vẽ (bề rộng, chiều cao của cột ).
- 2 HS mỗi học sinh vẽ biểu diễn 1 tháng.
- HS vừa chỉ vừa nêu.
- Tháng 3
- Tháng 2
- Nhiều hơn tháng 1 là : 
 6 – 5 = 1( tấn )
- Nhiều hơn tháng 2 là :
 6 – 2 = 4 ( tấn )
- 2 loại biểu đồ.
+ Biểu đồ tranh vẽ.
+ Biểu đồ hình cột.
- Ta phải quan sát xem biểu đồ biểu diễn nội dung gì.
.................................................................................
Tiết 3: Tập đọc
NỖI DẰN VẶT CỦA AN - ĐRÂY - CA
I. Mục tiêu :
	- Biết đọc với giọng kể chậm rãi, tình cảm, bước đầu biết phân biệt lời nhân vật với lời người kể chuyện. Đọc đúng các tiếng có âm, vần dễ lẫn như: An - đrây - ca, đá bóng, nức nở, dằn vặt,
	- Hiểu các từ ngữ trong bài: dằn vặt, chạy một mạch, oà khóc.
	- Hiểu nội dung bài : Nỗi dằn vặt của An - đrây- ca thể hiện trong tình yêu thương, ý thức trách nhiệm với người thân, lòng trung thực và sự nghiêm khắc với lỗi lầm của bản thân.
	- Giáo dục HS có ý thức trách nhiệm và nghiêm khắc với bản thân.
II. Đồ dùng dạy - học:
	- GV : Tranh minh hoạ trong SGK, bảng phụ viết sẵn đoạn cần luyện đọc.
	- HS : Sách vở môn học.
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
Hoạt động của thầy
TG
Hoạt động của trò
1. Ổn định tổ chức:
- Cho hát, nhắc nhở HS
2. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 2 HS đọc bài : “ gà Trống và Cáo” + trả lời câu hỏi
- GV nhận xét – ghi điểm 
3. Bài mới:
3.1) Giới thiệu bài:
- Ghi đầu bài lên bảng
3.2) Nội dung bài mới :
a. Luyện đọc: 
- Gọi 1 HS khá đọc bài
- GV : bài chia làm 2 đoạn
+ Đoạn 1 : Từ đầumang về nhà
+ Đoạn 2 : còn lại
- Gọi 2 HS đọc nối tiếp đoạn GV kết hợp sửa cách phát âm cho HS.
+ HS đọc từ khó
- YC HS đọc nối tiếp đoạn lần 2
+ Nêu chú giải
- Yêu cầu HS tìm câu khó đọc
- Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp
- GV hướng dẫn - đọc mẫu toàn bài.
b. Tìm hiểu bài: 
- Yêu cầu HS đọc đoạn 1 
+ Khi câu chuyện xảy ra An-đrây-ca mấy tuổi, hoàn cảnh gia đình em lúc đó như thế nào?
+ Khi mẹ bảo An-đrây-ca đi mua thuốc cho ông thái độ của cậu NTN?
+ An - đrây - ca làm gì trên đường đi mua thuốc cho ông.
- Chạy một mạch: chạy thật nhanh, không nghỉ 
+ Đoạn 1 kể với em chuyện gì?
- Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 2 
+ Chuyện gì xảy ra khi An - đrây - ca mang thuốc về nhà?
+ Thái độ của An - đrây – ca lúc đó như thế nào?
Oà khóc: khóc nức nở.
+ An - đrây – ca tự dằn vặt mình như thế nào?
+ Câu chuyện cho em thấy An - đrây - ca là một cậu bé như thế nào?
+ Nội dung đoạn 2 là gì?
+ Qua câu chuyện trên em thấy được điều gì từ An - đrây - ca?
- GV ghi nội dung lên bảng
c. Luyện đọc diễn cảm:
- Gọi HS tìm giọng đọc của bài.
- GV hướng dẫn HS luyện đọc một đoạn trong bài.
+ GV đọc mẫu đoạn
+ Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp
+ Gọi đại diện cặp đọc
- Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm
- GV nhận xét chung.
4. Củng cố – dặn dò:
? Em học tập được ở An-đrây-ca điều gì?
- Tổng kết tiết học (nhấn mạnh ND bài)
- Dặn HS về đọc bài và chuẩn bị bài sau: “ Chị em tôi”
- Nhận xét giờ học
1’
4’
1’
10’
12’
9’
3’
- Học sinh hát.
- 2 HS thực hiện yêu cầu
- HS ghi đầu bài vào vở
- Chú ý theo dõi
- HS đánh dấu từng đoạn
- 2 HS đọc nối tiếp đoạn lần 1.
- 2 em tìm từ khó và đọc 
- 2 HS đọc nối tiếp đoạn lần 2
+ 2 em nêu chú giải SGK.
- Tìm câu khó đọc
- HS luyện đọc theo cặp
- HS lắng nghe GV đọc mẫu.
- HS đọc bài và trả lời câu hỏi.
- An - đrây - ca lúc đó 9 tuổi, em sống với mẹ và ông đang bị ốm rất nặng.
- Cậu nhanh nhẹn đi mua ngay.
- An - đrây - ca gặp mấy cậu bạn đang đá bóng và rủ nhập cuộc, mải chơi nên cậu quên lời mẹ dặn. Mãi sau mới nhớ ra, cậu chạy một mạch đến cửa hàng mua thuốc mang về.
1. An - đrây - ca mải chơi quên lời mẹ dặn.
- HS đọc đoạn 2 và trả lời câu hỏi
- An - đrây - ca hoảng hốt thấy mẹ đang khóc nấc lên, ông cậu đã qua đời.
- Cậu ân hận vì mình mải chơi nên mang thuốc về chậm mà ông mất. Cậu oà khóc, dằn vặt kể cho mẹ nghe.
- Cậu oà khóc khi biết ông qua đời, cậu cho rằng đó là lỗi của mình. Cậu kể hết cho mẹ nghe, cả đêm ngồi dưới gốc cây táo do ông trồng.
- An - đrây - ca rất yêu thương ông, lại không thể tha thứ cho mình vì chuyện mải chơi mà mua thuốc về chậm, để ông mất
2. Nỗi dằn vặt của An - đrây - ca.
- Nỗi dằn vặt của An - đrây- ca thể hiện trong tình yêu thương, ý thức trách nhiệm với người thân, lòng trung thực và sự nghiêm khắc với lỗi lầm của bản thân.
- HS ghi vào vở – nhắc lại nội dung
- HS tìm giọng đọc.
- HS theo dõi tìm cách đọc hay
- HS nghe - tìm từ thể hiện đọc diễn cảm
- HS luyện đọc theo cặp.
- Cặp khác nhận xét.
- 3,4 HS thi đọc diễn cảm, cả lớp bình chọn bạn đọc hay nhất
- Lắng nghe
- Ý thức trách nhiệm, lòng trung thực,
.
Tiết 4: Kĩ thuật
KHÂU GHÉP HAI MÉP VẢI BẰNG
MŨI KHÂU THƯỜNG (tiết 1)
I. Mục tiêu:
 - Biết cách khâu ghép hai mép vải bằng mũi khâu thường 
 	- Khâu ghép được hai mép vải bằng mũi khâu thường.
- HS rèn luyện kĩ năng khâu thường để áp dụng vào cuộc sống hàng ngày.
- GD HS đôi tay khéo léo, tính cẩn thận, tỉ mỉ, biết LĐ tự phục vụ.
II. Đồ dùng dạy - học:
 	 - GV : Bài mẫu, một số sản phẩm có đường khâu ghép, vật liệu dụng cụ 
 	 - HS :Vải, kim chỉ, phấn may.
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
Hoạt động dạy của thầy
TG
Hoạt động học của trò
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
- Nhận xét chung
3. Dạy bài mới :
 a. Giới thiệu bài: 
 - Ghi đầu bài lên bảng.
 b. Nội dung bài mới :
*Hoạt động 1:
 - GV giới thiệu mẫu khâu
 - YC HS Nêu nhận xét.
- Giới thiệu sản phẩm có đường khâu ghép hai mép vải
* KL: Khâu ghép hai mảnh vải được ứng dụng nhiều trong khâu may các sản phẩm. Đường ghép mép vải có thể là đường cong như đường ráp của tay áo, cổ áo... có thể có đường thẳng như đường khâu túi, chăn gối.
*Hoạt động 2: HD thao tác kĩ thuật.
- GV treo quy trình thực hiện: H1,2,3
- Hãy nêu cách vạch đường khâu.
- Khâu lược ghép 2 mép vải có tác dụng gì ? nêu cách làm?
 - HDHS một số điểm cần lưu ý (sgk)
 - Nhận xét đánh giá 
- GV chốt=>Ghi nhớ
4. Củng cố - dặn dò:
 ? Nêu cách khâu ghép hai mảnh vải bằng mũi khâu thường?
- Tổng kết tiết học (nhấn mạnh ND) 
- Dặn dò HS về nhà thực hành
- CB bài sau.
- Nhận xét tiết học.
1’
3’
1’
12’
15’
3’
- Kiểm tra dụng cụ đồ dùng của HS.
- HS ghi đầu bài vào vở.
- HS quan sát và nhận xét vật mẫu.
- Đường khâu là các mũi khâu cách đều nhau. Mặt phải của hai mảnh úp vào nhau. Đường khâu ở mặt trái của hai mảnh vải.
- Vạch đường khâu, quan sát hình1.
- Vạch đường khâu trên mặt trái của mảnh vải thứ nhất có thể chấm các điểm cách đều nhau 5mm trên vạch dấu để khâu cho đều.
- HS nêu các bước khâu ghép 2 mép vải bằng mũi khâu thường 
- 1HS thực hành vừa nói vừa làm.
*Khâu lược mép 2 mép vải 
- Quan sát hình 2.
- Khâu lược để cố định 2 mép vải 
- Cách thực hiện 
+ Đặt mảnh vải thứ hai lên bàn, mặt phải ở trên.
+ Đặt mảnh vải thứ nhất lên mảnh vải thứ hai sao cho hai mặt phải của 2 úp vào nhau. Đường vạch dấu ở trên và 2 mép vải chuẩn bị khâu bằng nhau.
- Khâu lược các mũi khâu thường dài khoảng 1cm để cố định 2 mép vải. Đường khâu lược cách đường khâu khoảng 2mm
- 1-2 HS thực hiện thao tác.
- Nhận xét bài bạn làm.
- HS đọc phần ghi nhớ. 
- HS nêu
Tiết 5 : Đạo đức
BIẾT BÀY TỎ Ý KIẾN (tiết 2)
I. Mục tiêu:
	- Trẻ em có quyền được bày tỏ ý kiến về những việc có liên quan đến trẻ em.
 - Mạnh dạn bày tỏ ý kiến của bản thân, biết lắng nghe, tôn trọng ý kiến của 
 người khác
 - Biết nêu ý kiến, lắng nghe ý kiến bạn bè, người lớn và bày tỏ quan điểm.
	- Giáo dục HS có ý thức bày tỏ ý kiên khi cần, bảo vệ ý kiến đúng.
II. Đồ dùng dạy - học:
 	- GV: Bảng phụ ghi tình huống 2, bìa 2 mặt xanh, đỏ
 	- HS: SGK, vở, bút
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
Hoạt động dạy của thầy
TG
Hoạt động  ... ện và đề phòng bệnh do thiếu chất dinh dưỡng?
*Kết luận: Một số bệnh do thiếu chất dinh dưỡng như:
- Bệnh quáng gà, khô mắt do thiếu VitaminA.
- Bệnh phù do thiếu VitaminB1.
- Bệnh chảy máu chân răng do thiếu VitaminC.
*KL:Để phòng bệnh suy dinh dưỡng cần ăn đủ chất và đủ lượng. Đối với trẻ em cần theo dõi cân năng thường xuyên. Nếu phát hiện trẻ bị các bệnh do thiếu chất dinh dưỡng thì phải điều chỉnh thức ăn cho hợp lý đồng thời đưa trẻ đến cơ sở y tế để khám và chữa trị.
 Hoạt động 3: Trò chơi Bác sĩ
 *Mục tiêu: Củng cố những kiến thức đã học trong bài.
 - Giáo viên hướng dẫn cách chơi:
 + Tên bệnh?
 + Nêu cách phòng bệnh?
- Giáo viên yêu các nhóm khác tiếp tục chơi.
- Tiểu kết cho HS đọc mục “Bạn cần biết”
4. Củng cố – Dặn dò:
? Nêu cách đề phòng bệnh do thiếu chất dinh dưỡng? 
- Tổng kết tiết học (nhấn mạnh ND)
- Liên hệ thực tế
- Về nhà thực hiện theo ND bài đã học. và chuẩn bị bài sau
- Nhận xét tiết học
1’
4’
1’
9’
9’
8’
3’
- Lớp hát đầu giờ.
- 2 HS nêu
- Nhắc lại đầu bài, ghi vào vở.
- Thảo luận nhóm 4.
+ Dấu hiệu của bệnh còi xương, suy dinh dưỡng là: Trẻ em chậm lớn, đầu to, bụng to, chân tay nhỏ, da xanh, người gầy, chán ăn, mệt mỏi.
+ Dấu hiệu của bệnh bướu cổ là: cổ to có u, mắt lồi, khó thở, kém phát triển cả về thể chất lẫn trí tuệ ( đối với trẻ em) 
- Mắc bệnh suy dinh dưỡng là do cơ thể thiếu chất đạm, bệnh còi xương là do thiếu vi-ta-min D. Bệnh bướu cổ là do thiếu I-ốt.
- Đại diện nhóm trình bày
- Làm việc cả lớp.
 - Bệnh khô mắt, quáng gà, bệnh phù,bệnh chảy máu chân răng
 - Phải thường xuyên theo dõi cân nặng của em bé. Để đề phòng bệnh suy dinh dưỡng cần ăn đủ lượng và đủ chất.
- 1 học sinh đóng vai bác sĩ.
- 1 học sinh đóng vai bệnh nhân.
 Đại diện một nhóm trình bày
+ Nêu triệu chứng, dấu hiệu của bệnh.
+ Nêu cách phòng các bệnh đó.
- 2-3 HS đọc.
- Để đề phòng các bệnh suy dinh dưỡng cần ăn đủ lượng và đủ chất
Tiết 3: Tập làm văn
LUYỆN TẬP XÂY DỰNG ĐOẠN VĂN KỂ CHUYỆN
I. Mục tiêu:
 - Dựa vào 6 tranh minh hoạ truyện: “ Ba lưỡi rìu” và những lời dẫn giả dưới tranh, học sinh nắm được cốt truyện “ Ba lưỡi rìu”, phát triển ý dưới mỗi tranh thành một đoạn văn kể chuyện.
 - Biết phát triển ý nêu dưới 2,3 tranh để tạo thành 2,3 đoạn văn kể chuyện.
 - GDHS lòng trung thực qua câu chuyện. Mạnh dạn tự tin khi KC.
II. Đồ dùng dạy - học:
 - Sáu tranh minh hoạ truyện trong SGK.
 - Một tờ phiếu khổ to.
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
Hoạt động của thầy
TG
Hoạt động của trò
1. Ổn định tổ chức:
 - Cho học sinh hát
2. Kiểm tra bài cũ:
 - Đọc ghi nhớ: Đoạn văn trong bài văn kể chuyện.
 - Nhận xét biểu dương
3. Dạy bài mới:
a. Giới thiệu bài:
 - Ghi đầu bài lên bảng
b. Nội dung bài mới:
Bài tập 1: Dựa vào tranh kể lại cốt truyện Ba lưỡi rìu
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập
- Dán 6 tranh lên bảng 
+ Truyện có những nhân vật nào?
+ Câu chuyện kể lại chuyện gì?
+ Truỵên có ý nghĩa gì?
*G/V: Câu chuyện kể lại việc chàng trai được tiên ông thử thách tính thật thà, trung thực qua những lưỡi rìu.
- Yêu cầu học sinh đọc lời gợi ý dưới tranh.
- Yêu cầu HS kể lại cốt truyện.
*Bài tập 2: PT ý nêu dưới mỗi tranh thành một đoạn văn kể truyện
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập
- G/V: Để phát triển ý thành một đoạn văn kể chuyện, các em cần quan sát kỹ tranh minh hoạ, hình dung mỗi nhân vật trong tranh đang làm gì, nói gì, ngoại hình nhân vật như thế nào? Chiếc rìu trong tranh là rìu gì? Từ đó tìm những từ ngữ để miêu tả cho thích hợp và hấp dẫn người nghe.
*VD: Tranh 1.
+ Anh chàng tiều phu làm gì?
+ Khi đó chàng trai nói gì?
+ Hình dáng của chàng tiều phu như thế nào?
+ Lưỡi rìu của chàng trai như thế nào? 
- Yêu cầu HS nêu kết quả thảo luận
- Tổ chức cho HS thi kể.
- Nhận xét sau mỗi lượt HS kể.
( Gv đặt câu hỏi gợi ý )
- Nhận xét, cho điểm học sinh
4. Củng cố dặn - dò:
? Câu chuyện nói lên điều gì ?
- Tổng kết tiết học (nhấn mạnh ND)
- Dặn dò HS viết lại câu chuyện vào vở.
- Chuẩn bị bài sau
- Nhận xét giờ học 
1’
4’
1’
14’
17’
3’
- Hát đầu giờ.
- 2 Hs nhắc lại
- Nhắc lại đầu bài, ghi bảng.
- 2 HS Đọc yêu cầu của bài.
- HS quan sát tranh và đọc phần lời.
+ Truyện có hai nhân vật: chàng tiều phu và cụ già ( tiên ông ).
+ Kể lại việc chàng trai nghèo đi đốn củi và được tiên ông thử thách tính thật thà, trung thực qua việc mất rìu.
+ Truyện khuyên chúng ta hãy trung thực, thật thà trong cuộc sống sẽ được hưởng hạnh phúc.
- 6 HS đọc tiếp nối lời gợi ý dưới tranh
- 3 - 5 HS kể cốt truyện. 
- 2 HS đọc yêu cầu.
- Quan sát và đọc thầm.
+ Chàng tiều phu đang đốn củi thì chẳng may lưỡi rìu bị văng xuống sông.
+ Chàng trai nói: “ Cả gia tài ta chỉ có lưỡi rìu này. Nay mất rìu không biết lấy gì để sống đây?”.
+ Chàng trai nghèo, ở trần, đóng khố, người nhễ nhại mồ hôi, đầu quấn một chiếc khăn màu nâu.
+ Lưỡi rìu sắt của chàng bóng loáng.
- 2 HS kể đoạn 1.
- Nhận xét lời kể của bạn.
* Các nhóm khác nêu các tranh còn lại.
- Mỗi nhóm cử 1HS thi kể 1 đoạn.
- 1-2 HS thi kể toàn chuyện. 
* Đoạn 2: 
- Cụ già hiện lên.
- Cụ hứa vớt rìu giúp chàng trai, chàng chắp tay cảm ơn.
- Cụ già râu tóc bạc phơ, vẻ mặt hiền từ.
* Đoạn 3:
- Cụ già vớt dưới sông lên 1 lưỡi rìu, đưa cho chàng trai, chàng ngồi trên bờ xua tay.
- Cụ bảo: “ Lưỡi rìu của con đây?” chàng trai nói: “ Đây không phải là lưỡi rìu của con”.
- Chàng trai vể mặt thật thà.
- Lưỡi rìu vàng sáng loáng.
* Tương tự HS kể đoạn 4, 5 ,6.
- Chàng tiều phu thật thà trung thực được ông tiên giúp đỡ.
......................................................................................................
Tiết 3: Địa lí
TÂY NGUYÊN
I. Mục tiêu:
- Nêu được một số đặc điểm tiêu biểu về địa hình, khí hậu của Tây Nguyên:
+ Các cao nguyên xếp tầng cao thấp khác nhau Kon Tum, Đắc Lắk, Lâm Viên, Di Linh.
+ Khí hậu có hai mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô.
- Chỉ được các cao nguyên ở Tây Nguyên trên bản đồ (lược đồ) tự nhiên Việt Nam: Kon Tum, Plây Ku, Đắc Lắk, Lâm Viên, Di Linh.
- GDHS tôn trọng truyền thống văn hóa của các dân tộc Tây Nguyên
II. Đồ dùng dạy - học:
 	- GV: tranh ảnh, bản đồ, lược đồ
 	- HS: SGK , vở ghi
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
Hoạt đông của thầy
TG
Hoạt động của trò
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
? Nêu một số đặc điểm tiêu biểu về địa hình của trung du Bắc Bộ?
? Nêu một số hoạt động sản xuất chủ yếu của người dân trung du Bắc Bộ?
- Yêu cầu HS nêu bài học
- Nhận xét ghi điểm HS.
3. Bài mới:
a. Giới thiệu bài:
- Ghi đầu bài lên bảng
b. Nội dung bài mới:
1 )Tây Nguyên- xứ sở của các cao nguyên xếp tầng
*) Hoạt động 1: Quan sát theo nhóm
- GV chỉ vị trí của khu vực Tây Nguyên trên bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam và nói: Tây Nguyên là vùng đất cao, rộng lớn bao gồm các cao nguyên xếp tầng cao thấp khác nhau. 
- Tổ chức cho HS quan sát lược đồ theo nhóm
- Yêu cầu HS quan sát hình 1, đọc tên các cao nguyên (theo hướng từ Bắc xuống Nam) và chỉ vị trí của chúng trên lược đồ?
? Kể tên các cao nguyên xếp tầng ở Tây Nguyên?
- GV nhận xét kết luận.
*) Hoạt động 2: Thảo luận cặp
- Dựa vào bảng số liệu, xếp các cao nguyên theo thứ tự từ thấp đến cao?
- Gọi đại diện cặp báo cáo
? Nêu một số đặc điểm chung về địa hình của Tây Nguyên? 
- GV nhận xét kết luận
2) Tây Nguyên có hai mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô.
*) Hoạt động 3: Nhóm
- Tổ chức cho HS tiếp tục quan sát lược đồ hình 1, ND trong SGK và bảng số liệu.
- Chỉ vị trí thành phố Buôn Ma Thuột trên lược đồ?
- Dựa vào bảng số liệu cho biết ở Buôn Ma Thuột:
+ Mùa mưa vào những tháng nào?
+ Mùa khô vào những tháng nào?
- Gọi đại diện nhóm báo cáo
? Em có nhận xét gì về khí hậu ở Tây Nguyên?
? Nêu đặc điểm khí hậu của hai mùa ở Tây Nguyên?
- GV nhận xét kết luận
- Tiểu kết toàn bài:
? Nêu một số đặc điểm tiêu biểu về điạ hình và khí hậu của Tây Nguyên?
- Yêu cầu Hs nêu bài học
4. Củng cố - dặn dò:
? Tây Nguyên là một vùng đất như thế nào? 
? Ở Tây Nguyên còn có khu du lịch nghỉ mát nổi tiếng nào?
- Tổng kết tiết học (nhấn mạnh ND)
- Dặn dò Hs về nhà học bài , tìm hiểu thêm
- Chuẩn bị bài sau: Một số dân tộc ở Tây Nguyên
- Nhận xét tiết học.
1’
4’
1’
16’
10’
3’
- 2 HS nối tiếp nêu
- 1 HS nêu
- HS ghi đầu bài vào vở
- HĐ nhóm
- Chú ý theo dõi
- Quan sát lược đồ theo nhóm.
- 2 HS nối tiếp lên chỉ, HS khác theo dõi nhận xét
- Kon Tum, Đắk Lắk, Lâm Viên, Di Linh.
- Các cặp, dọc bảng số liệu thảo luận
- Đắk Lắk, kon Tum, Di Linh, Lâm Viên
- Cặp khác nhận xét
- Các cao nguyên xếp tầng cao thấp khác nhau.
- Hoạt động nhóm
- 2 HS nối tiếp lên chỉ
- Tháng 5, 6, 7, 8, 9, 10
- Tháng 1, 2, 3,4, 11, 12
- Nhóm khác nhận xét
- Có hai mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô
+ Mưa: Có những ngày mưa kéo dài liên miên, cả rừng núi bị phủ một bức màn nước trắng xoá.
+ Khô: Trời nắng gay gắt, đất khô vụn bở.
- Tây Nguyên gồm các cao nguyên xếp tầng cao thấp khác nhau,
- 2-3 Hs đọc
- Vùng đất cao, rộng lớn,
- Thành phố Đà Lạt
Tiết 5: SINH HOẠT LỚP TUẦN 6
I. Yêu cầu:
	- Qua tiết sinh hoạt HS thấy được ưu nhược điểm trong tuần, từ đó có hướng phấn đấu trong tuần tới.
 	- HS có ý thức thực hiện tốt nội quy, nề nếp học tập , chăm , ngoan
II . Nội dung sinh hoạt:
	- Các tổ tự nhận xét 
 	- GV nhận xét chung
1, Đạo đức:
	+ Đa số HS trong lớp ngoan ngoãn lễ phép với thầy cô giáo, đoàn kết với bạn bè không có hiện tượng gây mất đoàn kết. 
2, Học tập:
 + Đi học đầy đủ, đúng giờ không có HS nào nghỉ học hoặc đi học muộn.
 - Đầu giờ truy bài nghiêm túc, tự giác
	- Trong lớp hăng hái phát biểu xây dựng bài như em: Hương, Phúc, Khuyên...
	- Bên cạnh đó còn một số em đọc, viết yếu như em: Sâu, Súa
3, Công tác khác
	- Tham gia đầy đủ nhiệt tình mọi hoạt động 
	- Vệ sinh tham gia sạch sẽ. 
	- Các khoản thu nộp còn chậm
	- Ăn mặc quần , áo, đầu tóc tương đối gọn gàng. Tuy nhiên còn một số bạn thiếu trang phục trong ngày quy định: 
II, Phương Hướng:
 - Đạo đức: Giáo dục HS theo 5 điều Bác Hồ dạy - Nói lời hay làm việc tốt nhặt được của rơi trả lại người mất hoặc lớp trực tuần, không ăn quà vặt ở công trường và thực hiện ăn uống hợp vệ sinh.
 - Học tập: Đi học đầy đủ đúng giờ, học bài làm bài mang đầy đủ sách vở. Học bài làm bài ở nhà, trong lớp chú ý nghe giảng, hăng hái phát biểu ý kiến.
 - Các công tác khác: thực hiện tốt theo kế hoạch đề ra
 - Những em đọc yếu cần rèn đọc nhiều ở nhà, trong giờ truy bài
 - YC giữ gìn sách vở sạch , đẹp

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 6L. 4 NAM 2013.doc