Giáo án các môn học lớp 4 - Tuần học 12 - Trường tiểu học Long Hữu A

Giáo án các môn học lớp 4 - Tuần học 12 - Trường tiểu học Long Hữu A

I.Mục tiêu

1.Kiến thức:

-Nghe – viết đúng bài chính tả, trình bày đúng đoạn văn Người chiến sĩ giàu nghị lực

2.Kĩ năng:

-Làm đúng các bài tập chính tả phân biệt những tiếng có vần ươn / ương dễ lẫn.

3. Thái độ:

-Trình bày bài cẩn thận, sạch sẽ.

-Có ý thức rèn chữ viết đẹp.

II.Chuẩn bị:

-Bút dạ + 4 tờ giấy khổ to phóng to nội dung BT2a

 

doc 42 trang Người đăng minhanh10 Lượt xem 549Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn học lớp 4 - Tuần học 12 - Trường tiểu học Long Hữu A", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày tháng năm 2013
Môn : Chính tả
NGƯỜI CHIẾN SĨ GIÀU NGHỊ LỰC (Nghe – Viết)
PHÂN BIỆT ươn/ ương 
I.Mục tiêu
1.Kiến thức: 
-Nghe – viết đúng bài chính tả, trình bày đúng đoạn văn Người chiến sĩ giàu nghị lực 
2.Kĩ năng:
-Làm đúng các bài tập chính tả phân biệt những tiếng có vần ươn / ương dễ lẫn.
3. Thái độ:
-Trình bày bài cẩn thận, sạch sẽ.
-Có ý thức rèn chữ viết đẹp.
II.Chuẩn bị:
-Bút dạ + 4 tờ giấy khổ to phóng to nội dung BT2a
III.Các hoạt động dạy học chủ yếu	
Hoạt đông của giáo viên
1.Ổn định 
2.Bài cũ: 
-GV kiểm tra 2 HS đọc thuộc lòng 4 câu thơ, văn ở tiết CT trước (BT3), viết lại lên bảng những câu đó cho đúng chính tả 
-GV nhận xét & chấm điểm
3.Bài mới: 
a.Giới thiệu bài 
-GV nêu nội dung và yêu cầu bài học.
-Ghi tên bài lên bảng: 
 b.Hướng dẫn HS nghe - viết chính tả 
-GV đọc bài chính tả 1 lượt
-GV yêu cầu HS đọc thầm lại đoạn văn cần viết & cho biết những từ ngữ cần phải chú ý khi viết bài
-GV viết bảng những từ HS dễ viết sai & hướng dẫn HS nhận xét
-GV yêu cầu HS viết những từ ngữ dễ viết sai vào bảng con
-GV đọc từng câu, từng cụm từ 2 lượt cho HS viết
-GV đọc toàn bài chính tả 1 lượt
-GV chấm bài 1 số HS & yêu cầu từng cặp HS đổi vở soát lỗi cho nhau
-GV nhận xét chung
 c.Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả 
Bài tập 2b:
-GV mời HS đọc yêu cầu của bài tập 2a
-GV dán 4 tờ phiếu đã viết nội dung lên bảng, mời HS lên bảng làm thi tiếp sức 
-GV mời 1 tổ trọng tài chấm điểm
-GV nhận xét kết quả bài làm của HS, chốt lại lời giải đúng.
*Lời giải đúng: vươn lên – chán chường – thương trường – khai trường – đường thuỷ – thịnh vượng. 
4.Củng cố - Dặn dò: 
-GV nhận xét tinh thần, thái độ học tập của HS.
-Nhắc những HS viết sai chính tả ghi nhớ để không viết sai những từ đã học
-Chuẩn bị bài: (Nghe – viết) Người tìm đường lên các vì sao. 
Hoạt động của học sinh
-Hát vui 
-Mỗi HS đọc 2 câu 
-HS nhận xét
-HS lắng nghe và nhắc lại tên bài : Người chiến sĩ giàu nghị lực
-HS theo dõi trong SGK
-HS đọc thầm lại đoạn văn cần viết
-HS nêu những hiện tượng mình dễ viết sai.HS nhận xét
-HS luyện viết bảng con
-HS nghe – viết
-HS soát lại bài.HS đổi vở cho nhau để soát lỗi chính tả
-HS đọc yêu cầu của bài tập
- HS lên bảng làm bài thi tiếp sức 
HS viết chữ cuối cùng thay mặt nhóm đọc lại toàn bài 
-Tổ trọng tài nhận xét kết quả làm bài
-Cả lớp sửa bài theo lời giải đúng
Rút kinh nghiệm sau tiết dạy
Ngày Tháng Năm 2013
Môn: Địa lí
ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ
I.Mục tiêu:
1.Kiến thức: 
Nêu được một số đặc điểm tiêu biểu về địa hình, sông ngòi của đồng bằng Bắc Bộ 
+Đồng bằng Bắc Bộ do phù sa của sông Hồng và Sông Thái Bình bồi nên , đây là đồng bằng lơn thứ hai của nước ta 
+Đồng bằng Bắc Bộ có dạng hình tam giác với đỉnh ở Việt Trì , cạnh đáy là đường bở biển 
+Đồng bằng Bắc Bộ có bề mặt khá bằng phẳng , nhiều sông ngòi, có hệ thống đê ngăn lũ 
+Đắp đê ven sông , sử dụng nước để tưới tiêu .
2.Kĩ năng:
-Nhận biết được vị trí của đồng bằng Bắc Bộ trên bản đồ tự nhiên Việt Nam.
-Chỉ một số sông chính trên bản đồ : sông Hồng và Sông Thái Bình
-Bước đầu biết dựa vào bản đồ, tranh ảnh để tìm kiến thức.
	3.Thái độ: Có ý thức tôn trọng, bảo vệ các thành quả lao động của con người.
* Nội dung tích hợp giáo dục SDNLTK & HQ:
	Đồng bằng Bắc Bộ có hệ thống sông ngòi dày đặc, đây là nguồn phù sa tạo ra đồng bằng châu 
thổ, đồng thời là nguồn nước tưới và nguồn năng lượng quá giá.(Mức độ: Liên hệ)
II.Chuẩn bị:
-Bản đồ tự nhiên Việt Nam.Tranh ảnh về đồng bằng Bắc Bộ, sông Hồng, đê ven sông.
III.Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt đông của giáo viên
1.Ổn định 
2.Bài mới: 
 a.Giới thiệu: 
-Các tiết Địa lí trước, chúng ta đã tìm hiểu về vùng núi Hoàng Liên Sơn, Tây Nguyên.. . Chúng ta sẽ tìm hiểu về đồng bằng Bắc Bộ, nơi có Thủ đô của cả nước, xem đồng bằng này có những đặc điểm gì về mặt tự nhiên, về các hoạt động sản xuất & việc cải tạo tự nhiên của người dân nơi đây.
 b.Đồng bằng lớn ở miềm Bắc 
*Hoạt động1: Hoạt động cả lớp
-GV chỉ trên bản đồ Việt Nam vị trí của đồng bằng Bắc Bộ.
-GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi ở mục 1, sau đó lên bảng chỉ vị trí của đồng bằng Bắc Bộ trên bản đồ.
-GV chỉ bản đồ cho HS biết đỉnh & cạnh đáy tam giác của đồng bằng Bắc Bộ.
 *Hoạt động 2: Hoạt động nhóm đôi 
-GV nêu câu hỏi 
+Đồng bằng Bắc Bộ do phù sa những con sông nào bồi đấp nên ?
+Đồng bằng có diện tích là bao nhiêu km vuông, có đặc điểm gì ?
+Địa hình (bề mặt) của đồng bằng có đặc điểm gì?
c. Sông ngòi và hệ thống đê ngăn lũ 
*Hoạt động 3: Làm việc cá nhân
-GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi ở mục 2, sau đó lên bảng chỉ trên bản đồ tự nhiên Việt Nam các sông của đồng bằng Bắc Bộ.
-Em đã nhìn thấy sông Hồng, sông Thái Bình bao giờ chưa? Khi nào? Ở đâu?
-Sông Hồng có đặc điểm gì?
-GV chỉ trên bản đồ Việt Nam sông Hồng & sông Thái Bình, đồng thời mô tả sơ lược về sông Hồng: Đây là con sông lớn nhất miền Bắc, bắt nguồn từ Trung Quốc, đoạn sông chảy qua đồng bằng Bắc Bộ chia thành nhiều nhánh đổ ra biển bằng nhiều cửa, có nhánh đổ sang sông Thái Bình như sông Đuống, sông Luộc; vì có nhiều phù sa (cát, bùn trong nước) nên nước sông quanh năm có màu đỏ, do đó sông có tên là sông Hồng. Sông Thái Bình do ba sông: sông Thương, sông Cầu, sông Lục Nam hợp thành. Đoạn cuối sông cũng chia thành nhiều nhánh & đổ ra biển bằng nhiều cửa.
-Khi mưa nhiều, nước sông ngòi, ao, hồ, thường dâng lên hay hạ xuống?
-Mùa mưa của đồng bằng Bắc Bộ trùng với mùa nào trong năm?
-Vào mùa mưa, nước các sông ở đây như thế nào?
Giáo dục SDNLTK & HQ: Đồng bằng Bắc Bộ có hệ 
thống sông ngòi dày đặc, đây là nguồn phù sa tạo ra 
đồng bằng châu thổ, đồng thời là nguồn nước tưới và 
nguồn năng lượng quá giá.
*Hoạt động 4: Thảo luận nhóm
-Người dân đồng bằng Bắc Bộ đắp đê để làm gì?
-Hệ thống đê ở đồng bằng Bắc Bộ có đặc điểm gì?
-Ngoài việc đắp đê, người dân còn làm gì để sử dụng nước các sông cho sản xuất?
4.Củng cố 
-GV yêu cầu HS lên chỉ bản đồ & mô tả về đồng bằng sông Hồng, sông ngòi & hệ thống đê ven sông
5.Dặn dò: 
-Chuẩn bị bài: Người dân ở đồng bằng Bắc Bộ.
-Sưu tầm tranh ảnh về trang phục, lễ hội của người dân đồng bằng Bắc Bộ 
Hoạt động của học sinh
-Hát vui 
-HS lắng nghe.
-HS nhắc lại tên bài: Đồng bằng Bắc Bộ.
-HS dựa vào kí hiệu tìm vị trí đồng bằng Bắc Bộ ở lược đồ trong SGK
-HS trả lời các câu hỏi của mục 1, sau đó lên bảng chỉ vị trí của đồng bằng Bắc Bộ trên bản đồ.
-HS quan sát và nhận biết 
HS dựa vào kênh chữ trong SGK để trả lời câu hỏi.
+ Đồng bằng Bắc Bộ do phù sa của sông 
Hồng và Sông Thái Bình bồi nên
+ Đồng bằng Bắc Bộ có diện tích khoảng 15 000km2 . Đồng bằng Bắc Bộ có dạng hình tam giác với đỉnh ở Việt Trì , cạnh đáy là đường bở biển
+Đồng bằng Bắc Bộ có bề mặt khá bằng phẳng , nhiều sông ngòi, có hệ thống đê ngăn lũ. Đắp đê ven sông , sử dụng nước để tưới tiêu
-HS trả lời câu hỏi của mục 2, sau đó lên bảng chỉ trên bản đồ tự nhiên Việt Nam các sông của đồng bằng Bắc Bộ.
-HS trả lời 
-HS lắng nghe 
-Dâng lên
-HS dựa vào SGK để trả lời các câu hỏi.
-HS dựa vào việc quan sát hình ảnh, kênh chữ trong SGK, vốn hiểu biết của bản thân để thảo luận theo gợi ý.
Rút kinh nghiệm sau tiết dạy
Ngày Tháng Năm 2013
Môn : Kể chuyện
KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE – ĐÃ ĐỌC 
I.Mục tiêu:
1. Rèn kĩ năng nói:
-Dưa vào gợi ý SGK biết chọn và kể lại được câu chuyện (Mẫu chuyện, đoạn chuyện )đã nghe, đã đọc , nói về một người nghị lực , có ý chí vươn lên trong cuộc sống 
-Hiểu câu chuyện và nêu được nội dung chính của truyện 
2.Rèn kĩ năng nghe:
-Chăm chú theo dõi bạn kể chuyện. Nhận xét, đánh giá đúng lời kể của bạn
3. Thái độ:
-Có ý thức rèn luyện ý chí, nghị lực, vươn lên trong cuộc sống. 
II.Chuẩn bị:
-Một số truyện viết về người có nghị lực 
-Bảng lớp viết đề bài
-Giấy khổ to viết gợi ý 3 trong SGK, tiêu chuẩn đánh giá bài kể chuyện. 
III.Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt đông của giáo viên
1.Ổn định 
2.Bài cũ: Bàn chân kì diệu 
-Yêu cầu 1 HS kể 1, 2 đoạn của câu chuyện Bàn chân kì diệu, trả lời câu hỏi: Em học được gì ở Nguyễn Ngọc Ký? 
-GV nhận xét & chấm điểm
3.Bài mới: 
 a.Giới thiệu bài 
-Tiết kể chuyện hôm nay giúp các em kể những câu chuyện mình đã sưu tầm về một người có nghị lực, có ý chí vươn lên.
-(GV kiểm tra HS đã tìm đọc truyện ở nhà như thế nào) GV mời một số HS giới thiệu nhanh những truyện mà các em mang đến lớp 
 b.Hướng dẫn HS kể chuyện 
*Hướng dẫn HS hiểu yêucầu của đề bài
-Yêu cầu HS đọc đề bài
-GV gạch dưới những chữ sau trong đề bài giúp HS xác định đúng yêu cầu, tránh kể chuyện lạc đề: Kể lại một câu chuyện em đã được nghe (nghe qua ông bà, cha mẹ hay ai đó kể lại), được đọc (tự em tìm đọc được) về một người có nghị lực 
-Yêu cầu HS tiếp nối nhau đọc lần lượt các gợi ý 1, 2, 3, 4
-Yêu cầu HS đọc thầm lại gợi ý 1
-GV nhắc HS: những nhân vật được nêu tên trong gợi ý (Bác Hồ, Bạch Thái Bưởi, Đặng Văn Ngữ, Lương Định Của ) là những nhân vật cá ... . Cả lớp làm bài vào vở
- HS trình bày kết quả
(7 - 5) x 3 = 2 x 3 
 = 6
 7 x 3 - 5 x 3 = 21 - 15 
 = 6
- Giá trị 2 biểu thức bằng nhau
- Khi nhân một hiệu với một số ta có thể lần lượt nhân số bị trừ, số trừ với số đó rồi trừ hai kết quả cho nhau
Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:
Ngày tháng năm 2013
Môn :Toán
LUYỆN TẬP
I.Mục tiêu
	1.Kiến thức : Giúp HS :
-Vận dụng tính chất giao hoán, hết hợp của phép nhân ,nhân một số với một tổng (hoặc hiệu)
Trong thực hành tính , tính nhanh
 * BT : 1( dòng 1) ; 2 a,b (dòng 1) ; 4 ( chỉ tính chu vi ) .
	2.Kĩ năng :
 -Thực hành toán, tính nhanh.
II.Chuẩn bị :
-Bảng nhóm
-Phiếu bài tập 
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt đông của giáo viên
1.Ổn định 
2.Bài cũ:: Nhân một số với một hiệu
-Yêu cầu 2 HS lên bảng giải bài 2 
-GV nhận xét , chấm điểm 
3.Bài mới: 
a.Giới thiệu:
--GV nêu nội dung và yêu cầu bài học.
-Ghi tên bài lên bảng: Luyện tập
 b. Củng cố kiến thức đã học
- GV gọi HS nhắc lại các tính chất phép nhân: tính chất giao hoán, tính chất kết hợp, nhân một tổng với một số, nhân một hiệu với một số.
 c.Thực hành
*Bài 1:
 -GV hướng dẫn cách làm,cho HS thực hành tính
- GV nhận xét 
*Bài 2:
 a) GV nêu yêu cầu và chia nhóm
-GV nhận xét
b) GV yêu cầu HS vận dụng tính chất đã học để đưa về cách thuận tiện nhất
 -GV ghi phép tính lên bảng 134 x 4 x 5
Gọi 2 HS lên tính hai cách khác nhau.
-GV chữa theo cách làm mẫu, phân tích sự thuận tiện.
-Các bài còn lại cho HS làm bài 
-GV nhận xét
*Bài 4:
 -GV gọi HS nêu cách tính chu vi, diện tích hình chữ nhật.
 -Gọi HS đọc bài toán rồi tóm tắt bài toán.
 -Gọi HS nêu cách làm, giúp HS biết cách giải.
-Cho HS tự làm bài vào vở
-GV nhận xét
4.Củng cố dặn dò:
 -GV tổng kết tiết học –Tuyên dương
 -Chuẩn bị bài sau: Nhân với số có hai chữ số
Hoạt động của học sinh
-Hát vui 
- 2 HS lên bảng giải 
-HS lắng nghe và nhắc lại tên bài: Luyện tập
-2 HS nhắc lại.
-2 HS lên bảng làm.Cả lớp làm bài vào vở
-HS trình bày kết quả
a) 135 x( 20 + 3) = 135 x 20 + 135 x 3
 = 2700 + 405
 = 3105
 b) 642 x (30 – 6) = 642 x 30 – 642 x 6
 = 19260 – 3852 
 = 15408
-HS thảo luận và ghi vào bảng nhóm 
-Đại diện nhóm trình bày 
a) 134 x 4 x 5 = 134 x 20 
 = 2680
5 x 36 x 2 = 5 x 2 x 36
 = 10 x 36 
 = 360
42 x 2 x 7 x 5 = (5 x 2 ) x (7 x 42)
 = 10 x 294 
 = 2940
-HS nêu yêu cầu 
-2 HS lên bảng làm.
-Lớp nhận xét 
-2 HS lên bảng làm. Cả lớp làm bài vào vở
-HS trình bày kết quả
b)137 x 3 + 137 x 97 = 137 x (97 + 3) 
 = 137 x 100
 = 13700
428 x 12 – 428 x 2 = 428 x (12 -2)
 =428 x 10
 = 4280 
-1HS nêu cách tính chu vi , diện tích hình chữ nhật.
-1 HS đọc bài .1HS tóm tắt bài toán.
-1 HS nêu cách làm
-Cả lớp làm bài vào vở
- HS sửa bài
 bài giải
Chiều rộng của sân vận động
180 : 2 = 90 (m)
Chu vi của sân vận động
(180 + 90) x 2 = 540 m
Diện tích của sân vận động là
180 x 90 = 16200 (m2)
Đáp số: 540 m
 16200 m2
Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:
Ngày tháng năm 2013
Môn :Toán
NHÂN VỚI SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ
I.Mục tiêu
	1.Kiến thức : Giúp HS :
- Biết cách nhân với số có hai chữ số
 - Nhận biết tích riêng thứ nhất và tích riêng thứ hai trong phép nhân với số có hai chữ số
 * BT : 1 (a,b,c) ; 3 .
	2.Kĩ năng :
-Vận dụng được vào giải bài toán có phép nhân với số có hai chữ số 
 II.Chuẩn bị :
-Bảng con 
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt đông của giáo viên
1.Ổn định 
2.Bài cũ:: Luyện tập
-Yêu cầu 3 HS lên bảng giải bài 2 a
-GV nhận xét , chấm điểm 
3.Bài mới: 
a.Giới thiệu:
-Hoõm nay các em sẽ biết cách thực hiện phép nhân với số có hai chữ số
 b. Tìm cách tính 36 x 23
-Trước tiết này HS đã biết:
 +Đặt tính và tính khi nhân với số có một chữ số.
 +Đặt tính và tính để nhân với số tròn chục từ 10 đến 90.
 - GV cho cả lớp đặt tính và tính vào bảng con.
 36 x 3 , 36 x 20
 -Ta đã biết đặt tính và tính 36 x 3 và 36 x 20 nhưng chưa học cách tính 36 x 23. ta tìm cách tính tích này như thế nào ?
 Ta nhận thấy 23 là tổng của 20 và 3.
 Do đó ta có thể thay:
 36 x 23 bằng tổng của 36 x 20 và 36 x 3
- Gợi ý cho 1 HS lên bảng viết
 c.Giới thiệu cách đặt tính và tính
- Để tìm 36 x 23 ta phải thực hiện hai phép nhân (36 x 3; 36 x 20) và một phép cộng ( 108 + 720) để không phải đặt tính nhiều lần ta có thể viết gộp lại được không ?
- GV hướng dẫn HS cách đặt và tính.
 36
 x 23
 108 
 72 
 828 
- GV giới thiệu;
 108 gọi là tích riêng thứ nhất
 72 gọi là tích riêng thứ hai. tích riêng thứ hai được viết lùi sang bên trái một cột vì nó là 72 chục, nếu viết đầy đủ phải là 720
 d.Thực hành
*Bài 1:
- Cho HS làm từng phép nhân vaứo baỷng con 
- GV nhận xét
*Bài 2
-Yêu cầu HS nêu đề bài 
- Cho HS tự làm bài rồi chữa bài
-GV nhaọn xeựt 
*Bài 3: 
-Gọi HS đọc bài toán rồi tóm tắt bài toán.
 -Gọi HS nêu cách làm, giúp HS biết cách giải.
-Cho HS tự làm bài vào vở
-GV nhận xét
4.Củng cố dặn dò
-GV nhận xét tiết học 
- Nhận xét tiết học -Tuyên dương
- Chuẩn bị bài sau: Luyện tập
Hoạt động của học sinh
-Hát vui 
- 3 HS lên bảng giải 
-HS lắng nghe và nhắc lại tên bài: Nhân với số có hai chữ số
- HS lắng nghe
- Cả lớp làm bài vào bảng con
 36 36
 x 3 x 20
 108 720
 - Cả lớp lắng nghe
- 36 x 23 = 36 x (20 + 3) 
 = 36 x 20 + 36 x 3
 = 720 + 108
 = 828
- Cả lớp lắng nghe
-1 HS lên bảng đặt tính vaứ neõu caựch tớnh 
+3 nhân 6 bằng 18 , viết 8 nhớ 1
 3 nhân 3 bằng 9 ,thêm 1 bằng 10 viết 10
+2 nhân 6 bằng 12 , viết 2 (dưới 0) nhớ 1
 2 nhân 3 bằng 6 ,thêm 1 bằng 7 viết 7
+Hạ 8 
 0 cộng 2 bằng 2 , viết 2
 1 cộng 7 bằng 8 , viết 8
-HS lắng nghe và nhận biết 
- HS làm từng phép nhân vào bảng con, 4 HS lên bảng giải 
- HS trình bày kết quả
 86 33 157 1122
 x 23 x 44 x 24 x 19
 258 132 628 10098
172 132 314 1122
1978 1452 3768 21318
- HS nêu đề bài
- Cả lớp làm bài vào vở
- Cả lớp chữa bài
* Nếu a = 13 thì 45 x a = 45 x 13 = 585
* Nếu a = 26 thì 45 x a = 45 x 26 = 1170
 + Nếu a = 39 thì 45 x 39 = 1755
-1 HS đọc bài .1HS tóm tắt bài toán.
-1 HS nêu cách làm
-Cả lớp làm bài vào vở
- HS sửa bài
Bài giải
Số trang của 25 quyển vở là
48 x 25 = 1200(trang)
 Đáp số: 1200 trang
Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:
	Ngày tháng năm 2013
Môn :Toán
LUYỆN TẬP
I.Mục tiêu
	1.Kiến thức : Giúp HS :
- Thưcï hiện được nhân với một số có hai chữ số.
 * BT : 1 ;2 ( cột 1,2 ) ;3 .
	2.Kĩ năng :
- Vận dụng được vào giải bài toán có phép nhân với số có hai chữ số.
II.Chuẩn bị :
-Bảng con, phiều ghi bài tập 2 
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt đông của giáo viên
1.Ổn định 
2.Bài cũ: Nhân với số có hai chữ số
-Yêu cầu 3 HS lên bảng giải bài 1 a, b, c
-GV nhận xét , chấm điểm 
3.Bài mới: 
a.Giới thiệu:
-GV nêu nội dung và yêu cầu bài học.
-Ghi tên bài lên bảng: 
 b. Thực hành
*Bài 1: 
-Cho HS tự đặt tính, tính rồi chữa bài
-GV nhận xét 
*Bài 2: 
-GV nêu yêu cầu và chia nhóm 
-GV nhận xét 
*Baứi 3 :
-Gọi HS đọc bài toán rồi tóm tắt bài toán.
 -Gọi HS nêu cách làm, giúp HS biết cách giải.
-Cho HS tự làm bài vào vở
-GV nhận xét
*Baứi 5 :
-Gọi HS đọc bài toán rồi tóm tắt bài toán.
 -Gọi HS nêu cách làm, giúp HS biết cách giải.
-Cho HS tự làm bài vào vở
-GV nhận xét
4.Củng cố dặn dò
-GV nhận xét tiết học 
- Nhận xét tiết học -Tuyên dương
- Chuẩn bị bài sau: Giới thiệu nhân nhaồm số có hai chữ số với 11
 Hoạt động của học sinh
-Hát vui 
- 3 HS lên bảng giải 
-HS lắng nghe và nhắc lại tên bài Luyện tập 
-HS lần lượt giải vào bảng con 
-HS trình bày 
 17 428 2057
 x 86 x 39 x 23
 102 3852 6171
 136 1284 4114
 1462 16692 47311
-HS thảo luận theo nhóm 
-Đại diện nhóm trình bày 
m
3
30
23
230
m x 78
234
2343
1794
17940
-1 HS đọc bài .1HS tóm tắt bài toán.
-1 HS nêu cách làm
-Cả lớp làm bài vào vở
- HS sửa bài
Bài giải
Trong một giờ tim người đó đập số lần là:
 75 x 60 = 4500 (lân)
Trong 24 giờ tim người đó đập số lần là;
4500 x 24 = 108000 (lần) Đáp số: 108000 lần
-1 HS đọc bài .1HS tóm tắt bài toán.
-1 HS nêu cách làm
-Cả lớp làm bài vào vở
- HS sửa bài
Bài giải
Số học sinh của 12 lớp là
30 x 12 = 360 (học sinh)
số học sinh của 6 lớp là:
35 x 6 = 210 (học sinh0
 Tổng số học sinh của trường là
 360 + 210 = 570 (học sinh) Đáp số: 570 học sinh
Rút kinh nghiệm sau tiết dạy
Ngày Tháng Năm 2013
 SINH HOẠT LỚP TUẦN 12
A. Mục tiêu:
- Đánh giá kết quả đạt được và chưa đạt.
- Đề ra phương hướng phấn đấu tuần tới và kế hoạch tuần tới; Biện pháp thực hiện.
B. Chuẩn bị:
- Giáo viên: Nhận xét chung
- Học sinh: Tổ trưởng, lớp trưởng, lớp phó học tập, lớp phó lao động, lớp phó văn thể chuẩn bị báo cáo.
C. Sinh hoạt:
- Tổ trưởng báo cáo.
- Các lớp phó báo cáo.
- Lớp trưởng tổng kết.
1/ Chuyên cần:
 - Tốt:	
 - Chưa tốt:	
2/Trang phục:
 -Tốt:	
 - Chưa tốt:	
3/Giao tiếp:
 - Tốt:	
 - Chưa tốt:	
4/ Học tập:
 * Soạn tập vở:
 -Tốt:	
 - Chưa tốt:	
 * Học thuộc bài:
 - Tốt:	
 - Chưa tốt:	
 * Bài tập:
 - Tốt:	
 - Chưa tốt:	
 * Ngoại khoá:
 - Tốt:	
 - Chưa tốt:	
 5/ Vệ sinh:
 - Tốt:	
 - Chưa tốt:	
 6/ATGT + ATTP:
 - Tốt:	
 - Chưa tốt:	
 7/ Truy bài 15’:
 - Tốt:	
 - Chưa tốt:	
 8/ Trong giờ học:
 - Tập trung:	
 - Chưa tập trung:	
 D. Dặn dò :
 Phát huy việc làm tốt
 Khắc phục việc làm chưa tốt . 

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 12 KNS moi truong.doc