Giáo án các môn học lớp 4 - Tuần học 3 năm 2013

Giáo án các môn học lớp 4 - Tuần học 3 năm 2013

Tập đọc

THƯ THĂM BẠN

I - MỤC TIÊU

- Biết đọc diễn cảm một đoạn thư thể hiện sự thông cảm, chia sẻ với nỗi đau của bạn.

- Hiểu tình cảm của người viết thư: thương bạn, muốn chia sẻ đau buồn cùng bạn (trả lời được các câu hỏi trong SGK; nắm được tác dụng của phần mở đầu, kết thúc bức thư.

-Biết đọc lá thư lưu loát, giọng đọc thể hiện sự thông cảm với người bạn bất hạnh bị trận lũ lụt cướp mất ba.

- HS có thái độ thương yêu, thông cảm chia sẻ những niềm vui, nỗi buồn cùng bạn; biết an ủi, giúp đỡ bạn bè khi gặp cảnh khó khăn đau buồn.

 

doc 34 trang Người đăng minhanh10 Lượt xem 471Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn học lớp 4 - Tuần học 3 năm 2013", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ ngày tháng năm 2013
Tập đọc
THƯ THĂM BẠN
I - MỤC TIÊU
- Biết đọc diễn cảm một đoạn thư thể hiện sự thông cảm, chia sẻ với nỗi đau của bạn.
- Hiểu tình cảm của người viết thư: thương bạn, muốn chia sẻ đau buồn cùng bạn (trả lời được các câu hỏi trong SGK; nắm được tác dụng của phần mở đầu, kết thúc bức thư.
-Biết đọc lá thư lưu loát, giọng đọc thể hiện sự thông cảm với người bạn bất hạnh bị trận lũ lụt cướp mất ba.
- HS có thái độ thương yêu, thông cảm chia sẻ những niềm vui, nỗi buồn cùng bạn; biết an ủi, giúp đỡ bạn bè khi gặp cảnh khó khăn đau buồn.
II - ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
-Tranh minh học bài đọc.
-Bảng phụ viết câu cần hướng dẫn đọc.
III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1.Bài cũ
2.Bài mới
3.Các hoạt động chính
HOẠT ĐỘNG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
ĐỒ DÙNG
v Hoạt động1:Hướng dẫn luyện đọc 
v Hoạt động 2:
Tìm hiểu bài 
v Hoạt động 3 : Luyện dẫn đọc diễn cảm
Hướng dẫn luyện đọc. 
- Chia đoạn?
- Tổ chức cho h.s đọc nối tiếp đoạn.
- Sửa cách đọc, phát âm, giải nghĩa số từ khó.
- Hs đọc đoạn trong nhóm.
- G.v đọc mẫu.
Tìm hiểu bài:
Đoạn 1:
- Bạn Lương có biết bạn Hồng từ trước không?
- Bạn Lương viết thư cho bạn Hồng để làm gì?
- Bạn Hồng đã mất mát đau thương như thế nào?
- Em hiểu “ hi sinh” nghĩa như thể nào?
- Đặt câu với từ “ hi sinh”.
- Đoạn 1 nói lên điều gì?
Đoạn 2 + 3:
- Những câu văn nào trong đoạn 2 + 3 cho thấy bạn Lương rất thông cảm với bạn Hồng?
- Những câu văn nào cho thấy bạn Lương biết cách an ủi bạn Hồng?
- Gọi hs nhận xét, gv nhận xét
- Ở nơi địa phương bạn Lương, mọi người đã làm gì để động viên, giúp đỡ đồng bào lũ lụt?
- Riêng Lương đã làm gì để giúp đỡ Hồng?
- Đoạn 2 + 3 nói lên ý gì?
- Đọc dòng mở đầu và kết thúc bức thư. Những dòng đó có tác dụng gì?
- Bức thư thể hiện nội dung gì?
 Đọc diễn cảm:
- Nêu giọng đọc của từng đoạn?
- Luyện đọc diễn cảm.
- Yêu cầu đọc nối tiếp đoạn.
- Tìm cách đọc diễn cảm đoạn văn 2.
- Tổ chức cho h.s thi đọc diễn cảm.
- Chia làm 3 đoan.
- H.s đọc nối tiếp đoạn 2 – 3 lượt.
- H.s đọc đoạn trong nhóm 2.
- 1 – 2 hs khá, giỏi đọc toàn bài.
- H.s chú ý nghe.
- Bạn lương không biết bạn Hồng từ trước, chỉ biết sau khi đọc báo.
- Bạn Lương viết thư cho bạn Hồng để động viên, chia sẻ cùng bạn Hồng.
- Cha bạn Hồng đã hi snh trong khi giúp đỡ mọi người thoát khỏi cơn nước lũ.
- “ Hi sinh”: chết vì nghĩa vụ, vì lí tưởng cao đẹp, tự nhận lấy cái chết cho mình để giành lại sự sống cho người khác.
- ý 1: Nơi bạn Lương viết thư cho bạn Hồng.
- Hs:“Mình hiểu... ra đi mãi mãi”.
- Hs nhận xet bổ sung.
- Hs: Nhưng chắc là Hồng bạn mới như mình. 
- Hs nhận xét.
- Mọi người đang quyên góp giúp đỡ đồng bào gặp hoạn nạn.
- Lương giúp đỡ Hồng toàn bộ số tiền bỏ ống có được.
- Lời an ủi động viên của Lương đối với Hồng và tấm lòng của mọi người đối với đồng bào bị lũ lụt.
- H.s đọc.
- Dòng mở đầu cho biết nơi chốn của người viết thư; dòng kết thúc thư là lời chúc, nhắn nhủ, họ tên của người viết thư.
- Nội dung bài: Tình cảm bạn bè, sự chia sẻ đau buồn cùng với bạn khi bạn gặp đau thương mất mát trong cuộc sống.
- Hs lăng nghe, theo dõi cách đọc
.
- H.s đọc nối tiếp đoạn theo nhóm.
- H.s luyện đọc diễn cảm.
- H.s thi đọc diễn cảm.
Tranh minh hoạ
4.Củng cố - Dặn dò
-Yêu cầu HS nêu lại nội dung bài
-Nhận xét tiết học.
-Tuyên dương học sinh đọc tốt và mạnh dạn phát biểu,chuẩn bị bài tiếp theo
Toán
TRIEÄU VAØ LÔÙP TRIEÄU (Tieáp theo)
I.MỤC TIÊU
HS biết:
-Đoïc, vieát caùc soá ñeán lôùp trieäu.
-Cuûng coá veà caùc haøng, lôùp ñaõ hoïc.
-Cuûng coá baøi toaùn veà söû duïng baûng thoáng keâ soá lieäu.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
-Bảng phụ,VBT,SGK
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1.Bài cũ
2.Bài mới
3.Các hoạt động chính
HOẠT ĐỘNG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
ĐỒ DÙNG
v Hoạt động 1 :
Viết và đọc số trong bảng
v Hoạt động 2 : Luyện tập thực hành.
Hướng dẫn viết và đọc số đến lớp triệu trong bảng: 
 - GV treo bảng các hàng, lớp đã nói ở đồ dùng dạy học lên bảng.
 - GV vừa viết vào bảng trên vừa giới thiệu: thầy có 1 số gồm 3 trăm triệu, 4 chục triệu, 2 triệu, 1 trăm nghìn, 5 chục nghìn, 7 nghìn, 4 trăm, 1 chục, 3 đơn vị.
 - Bạn nào có thể lên bảng viết số trên.
 - Bạn nào có thể đọc số trên.
 - GV hướng dẫn lại cách đọc.
 + Tách số trên thành các lớp thì được 3 lớp lớp đơn vị, lớp nghìn, lớp triệu. GV vừa giới thiệu vừa dùng phấn gạch chân dưới từng lớp để được số 
342 157 413
 Tr ng đv
 + Đọc từ trái sang phải. Tại mỗi lớp, ta dựa vào cách đọc số có ba chữ số để đọc, sau đó thêm tên lớp đó sau khi đọc hết phần số và tiếp tục chuyển sang lớp khác.
 + Vậy số trên đọc là Ba trăm bốn mươi hai triệu (lớp triệu) một trăm năm mươi bảy nghìn (lớp nghìn) bốn trăm mười ba (lớp đơn vị).
 - GV yêu cầu HS đọc lại số trên.
 - GV có thể viết thêm một vài số khác cho HS đọc.
 Bài 1
 - GV treo bảng có sẵn nội dung bài tập, trong bảng số GV kẻ thêm một cột viết số.
 - GV yêu cầu HS viết các số mà bài tập yêu cầu.
 - GV yêu cầu HS kiểm tra các số bạn đã viết trên bảng.
 - GV yêu cầu 2 HS ngồi cạnh nhau cùng đọc số.
 - GV chỉ các số trên bảng và gọi HS đọc số.
 Bài 2
 -Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ?
 -GV viết các số trong bài lên bảng, có thể thêm một vài số khác, sau đó chỉ định vài hs đọc số.
 Bài 3
-Bài tập y/c làm gì?
-GV lần lượt đọc các số trong bài và một số số khác, yêu cầu HS viết số theo đúng thứ tự đọc.
 -GV nhận xét và cho điểm HS.
- Hs quan sát nội dung bảng phụ.
-1 HS lên bảng viết số, HS cả lớp viết vào giấy nháp.
-Một số HS đọc trước lớp, cả lớp nhận xét đúng/ sai.
-HS thực hiện tách số thành các lớp theo thao tác của GV.
- Một số HS đọc 
- HS đọc đề bài.
- 1 HS lên bảng viết số, HS cả lớp viết vào VBT. Lưu ý viết số theo đúng thứ tự các dòng trong bảng.
- HS kiểm tra và nhận xét bài làm của bạn.
- Làm việc theo cặp, 1 HS chỉ số cho HS kia đọc, sau đó đổi vai.
- Mỗi HS được gọi đọc từ 2 đến 3 số.
- Đọc số.
- Đọc số theo yêu cầu của GV.
Giải:-Bảy triệu ba trăm mười hai nghìn tám trăm ba sáu
-Năm mươi bảy triệu sáu trăm linh hai nghìn năm trăm mười một
-Ba trăm năm mươi mốt triệu sáu trăm nghìn ba trăm linh bảy
- Hs khác nhận xét.
- Viết số.
- 4 HS lên bảng viết số, hs cả lớp viết vào vở.
-10 250 214
-253 564 888
-400 036 105
-700 000 231
- Hs nhận các số bạn viết số.
Nháp
VBT
VBT
VBT
4.Củng cố - Dặn dò
-Nhận xét tiết học.
-Dặn dò HS về làm bài tập
-Chuẩn bị bài sau
Chính Tả 
CHÁU NGHE CÂU CHUYỆN CỦA BÀ
I - MỤC TIÊU
- Nghe – viết lại đúng chính tả bài thơ Cháu nghe câu chuyện của bà. Biết trình bày đúng đẹp các dòng thơ lục bát và các khổ thơ.
- Làm đúng các bài tập (2) a / b hoặc bài tập do GV soạn.
II - ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Ba, bốn tờ phiếu khổ to viết sẵn nội dung BT 2a hoặc 2b.
- Vở BT Tiếng Việt, tập 1, bảng con.
III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
1.Bài cũ
2.Bài mới
3.Các hoạt động chính
HOẠT ĐỘNG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
ĐỒ DÙNG
v Hoạt động 1 : Hướng dẫn nghe viết chính tả 
v Hoạt động 2 : Luyện tập thực hành 
 Hướng dẫn hs viết chính tả: 
- G.v đọc bài thơ.
- Bạn nhỏ thấy bà có điều gì khác mọi ngày?
- Bài thơ nói lên điều gì?
- Trình bày bài thơ như thế nào?
- Cho HS luyện viết từ khó vào bảng con: mỗi, gặp, dẫn, lạc, về, bỗng
- Nhắc cách trình bày bài.
- G.v đọc rõ ràng, chậm từng dòng thơ để h.s nghe viết bài.
 - G.v đọc để h.s soát lỗi.
- Thu một số bài chấm. 
- Nhận xét, hướng dẫn h.s sửa lỗi,chấm điểm
 Hướng dẫn làm bài tập.
(2b) Đặt trên chữ in đậm dấu hỏi hay dấu ngã? 
Triển lãm, bảo, thử, vẽ cảnh, cảnh hoàng hôn, vẽ cảnh hoàng hôn, khẳng định, bởi vì, hoạ sĩ, vẽ tranh, ở cạnh, chẳng bao giờ
-Nhận xét chấm điểm
- H.s chú ý nghe.
- Bà vừa đi vừa chống gậy.
- Nói lên tình thương của hai bà cháu dành cho một bà cụ già bị lẫn đến mức không biết cả đường về nhà.
- HS viết bảng con 
- H.s chú ý nghe để viết bài.
- H.s soát lỗi.
- H.s chữa lỗi.
- H.s nêu yêu cầu của bài tập.
- HS trình bày kết quả bài làm.
Vở
Bảng phụ
4.Củng cố -Dặn dò.
-Nhận xét tiết học, chữ viết của HS.
-YC HS về nhà viết vào vở bài tập.
-Chuẩn bị bài sau.
Đạo đức
VƯỢT KHÓ TRONG HỌC TẬP (T1)
I - MỤC TIÊU
- Nêu được ví dụ về sự vượt khó khăn trong học tập.
- Biết được vượt khó trong học tập sẽ giúp em học tập mau tiến bộ.
- Có ý thức vượt khó vươn lên trong học tập.
- Yêu mến, noi theo những tấm gương HS nghèo vượt khó.
-HS cần biết thế nào là vượt khó trong học tập và vì sao phải vượt khó trong học tập.
- Quý trọng và học tập những tấm gương vượt khó trong cuộc sống và trong học tập .
II - ĐỒ DÙNG HỌC TẬP:
GV : - SGK
- Một số mẫu chuyện ,tấm gương vượt khó trong học tập.
HS : - SGK
III – CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1.Bài cũ
2.Bài mới
3.Các hoạt động chính
HOẠT ĐỘNG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
ĐỒ DÙNG
v Hoạt động 1 : Tìm hiểu truyện
v Hoạt động 2: Thực hành
.Hướng dẫn hs tìm hiểu nội dung truyện.
 - GV kể chuyện: Một học sinh nghèo vượt khó.
- Tóm tắt nội dung câu chuyện.
- Tổ chức cho h.s thảo luận nhóm đôi:
+ Thảo đã gặp khó khăn gì trong học tập và trong cuộc sống hàng ngày?
+ Trong hoàn cảnh khó khăn như vậy, bằng cách nào Thảo vẫn học tốt?
- Nếu ở trong hoàn cảnh khó khăn như bạn Thảo, em sẽ làm gì ?
- Ghi tóm tắt lên bảng .
- Kết luận về cách giải quyết tốt nhất .
- Nhận xét, bổ sung.
- Kết luận: Bạn Thảo đã gặp rất nhiều khó khăn trong học tập và trong cuộc sống, song bạn Thảo đã biết vượt qua, vươn lên học giỏi. Chúng ta cần học tập tinh thần vượt khó của bạn.
* Cho hs đọc ghi nhớ SGK
 Luyện tập :
Bài tập 1 : cho hs làm việc cá nhân.
- GV nêu từng ý trong bài tập 1: Khi gặp bài tập khó, em sẽ chọn cách làm nào dưới đây? Vì sao?
a/. Tự suy nghĩ, cố gắng làm bằng được.
b/. Nhờ bạn giảng giải để tự làm.
c/. Chép luôn bài của bạn.
d/. Nhờ người khác làm bài hộ.
đ/. Hỏi thầy giáo, cô giáo hoặc người lớn.
e/. Bỏ không làm.
 -GV kết luận: Cách a, b, d là những cách giải quyết tích cực.
- HS lắng nghe.
- H.s thảo luận nhóm đôi.
- Nhà Thảo ở xa trường, hoàn cảnh gia đình nghèo, bố mẹ lại luôn đau yếu, phải thường xuyên làm việc nhà giúp bố mẹ.
- Ở lớp, Thảo tập trung học tập. Chỗ nào không hiểu thì hỏi lại cô giáo hoặc các bạn, tối học bài, làm bài. Sang dậy sớm ôn lại và học thuộc bài.
- HS nêu cách sẽ chọn và giải quyết lí do.
- Hs lắng nghe.
- 1- 2 HS đọc câu ghi nhớ trong SGK/6
 - HS làm bài tập 1
- HS trả lời.
Mẫu chuyện
VBT
4.Củng cố -Dặn dò
- GV hỏi: Qua bài  ...  nhiên bất kì ta được số nào ?
 + Có bớt 1 ở 0 được không 
 + Vậy trong dãy số tự nhiên, số 0 có số liền trước không ?
 + Có số nào nhỏ hơn 0 trong dãy số tự nhiên không 
 + Vậy 0 là số tự nhiên nhỏ nhất, không có số tự nhiên nào nhỏ hơn 0, số 0 không có số tự nhiên liền trước.
 + GV hỏi tiếp: 7 và 8 là hai số tự nhiên liên tiếp. 7 kém 8 mấy đơn vị ? 8 hơn 7 mấy đơn vị ?
 +1000 hơn 999 mấy đơn vị ? 999 kém 1000 mấy đơn vị ?
 + Vậy hai số tự nhiên liên tiếp thì hơn hoặc kém nhau bao nhiêu đơn vị ?
*Luyện tập, thực hành :
 Bài 1
 -GV yêu cầu HS nêu đề bài. -Muốn tìm số liền sau của một số ta làm như thế nào ?
 -GV cho HS tự làm bài.
 -GV chữa bài và cho điểm HS.
 Bài 2
 - Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ?
 - Muốn tìm số liền trước của một số ta làm như thế nào ?
 - GV yêu cầu HS làm bài.
 - GV chữa bài và cho điểm HS.
 Bài 3
 - GV yêu cầu HS đọc đề bài, sau đó hỏi: Hai số tự nhiên liên tiếp hơn hoặc kém nhau bao nhiêu đơn vị ?
 - GV yêu cầu HS làm bài.
-GV gọi HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng, sau đó cho điểm HS.
 Bài 4
 - GV yêu cầu HS nêu đặc điểm của từng dãy số.
-Yêu cầu HS làm bài
-Nhận xét chấm điểm
- 1 HS lên bảng viết: 0 ; 1 ; 2 ; 3 ; 4 ; 5 ; 6 ;7 ; 8 ; 9 ;10 ;  - HS cả lớp viết vào giấy nháp.
- Dãy số trên là các số tự nhiên, được sắp xếp theo thứ tự từ bé đến lớn, bắt đầu từ số 0.
- HS nhắc lại kết luận.
- HS quan sát từng dãy số và trả lời.
- HS Dãy số (d) là dãy số tự nhiên. Các dãy số a, b, c không phải là dãy số tự nhiên mà chúng là các số tự nhiên.
- HS quan sát hình.
- Số 0.
- Ứng với một số tự nhiên.
- Số bé đứng trước, số lớn đứng sau.
- Cuối tia số có dấu mũi tên thể hiện tia số còn tiếp tục biểu diễn các số lớn hơn.
- HS lên vẽ.
-Trả lời câu hỏi của GV.
+ Số 1.
+ Đứng liền sau số 0.
+ Số 2, số 2 là số liền sau của số 1.
+ Số 101 là số liền sau của số 100.
+ HS nghe và nhắc lại đặc điểm.
+ Được 4 đứng liền trước 5 trong dãy số tự nhiên.
+ Số 3, là số liền trước 4 trong dãy số tự nhiên.
+ Số 99, là số đứng liền trước 100 trong dãy số tự nhiên.
+ Ta được số liền trước của số đó.
+ Không.
+ Số 0 không có số liền trước.
+ Không có.
+ 7 kém 8 là 1 đơn vị, 8 hơn 7 là 1 đơn vị.
+ 1000 hơn 999 là 1 đơn vị, 999 kém 1000 là 1 đơn vị.
+ Hơn hoặc kém nhau 1 đơn vị.
- HS đọc đề bài.
- Ta lấy số đó cộng thêm 1.
- 2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài tập vào VBT.
-Giải
6
7
29
30
99
100
100
101
1000
1001
- Tìm số liền trước của một số rồi viết vào ô trống.
- Ta lấy số đó trừ đi 1.
-1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào VBT.
-Giải
11
12
99
100
999
1000
1001
1002
9999
10000
-Hơn hoặc kém nhau 1 đơn vị.
-2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào VBT.
-a)4;5;6 - b)86;87;88
-c)896;897;898
-d)9;10;11
-e)99;100;101
-g)9998;9999;10000
- Một HS nêu đặc điểm của dãy số trước lớp:
a) Dãy số tự nhiên liên tiếp bắt đầu từ số 909
-909;910;911;912;913; 914; 915;916
˜–˜™—˜™
Tập làm văn
VIẾT THƯ 
I - MỤC TIÊU
- Học sinh nắm chắc mục đích của việc viết thư ,nội dung cơ bản và kết cấu thông thường của một bức thư (ND ghi nhớ).
- Vận dụng kiến thức đã học để viết được bức thư thăm hỏi ,trao đổi thông tin với bạn (mục III)
II.CHUẨN BỊ:
-Phong bì, tem.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1.Bài cũ.
2.Bài mới.
3.Các hoạt động chính.
HOẠT ĐỘNG
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
Đ D
v Hoạt động1: Tìm hiểu nhận xét
v Hoạt động 2: Luyện tập thực hành 
Tìm hiểu bài tập phần nhận xét. 
- Yêu cầu HS đọc lại bài Thư thăm bạn trang 25 , SGK .
- Hỏi :+ Bạn Lương viết thư cho bạn Hồng để làm gì ?
+ Theo em, người ta viết thư để làm gì?
+ Đầu thư bạn Lương viết gì 
+ Lương thăm hỏi tình hình gia đình và địa phương của Hồng như thế nào ?
+ Bạn Lương thông báo với Hồng tin gì?
+ Theo em, nội dung bức thư cần có những gì?
+ Qua bức thư , em nhận xét gì về phần Mở đầu và phần Kết thúc ?
 * Ghi nhớ 
- Treo bảng phụ và yêu cầu HS đọc .
 *Luyện tập 
- Yêu cầu HS đọc đề bài .
- Gạch chân dưới những từ : trường khác để thăm hỏi , kể , tình hình lớp , trường em 
- Phát giấy và bút dạ cho từng nhóm .
- Yêu cầu HS trao đổi , viết vào phiếu nội dung cần trình bày .
- Gọi các nhóm hoàn thành trước dán phiếu lên bảng , nhóm khác nhận xét , bổ sung .
- Nhận xét để hoàn thành phiếu đúng :
+ Đề bài yêu cầu em viết thư cho ai ?
+ Mục đích viết thư là gì ?
+Thư viết cho bạn cùng tuổi cần xưng hô như thế nào ?
+ Cần thăm hỏi bạn những gì ?
+ Em cần kể cho bạn những gì về tình hình ở lớp, trường mình ?
+ Em nên chúc, hứa hẹn với bạn điều gì? 
 * Viết thư 
- Yêu cầu HS dựa vào gợi ý trên bảng để viết thư .
- Yêu cầu HS viết . Nhắc HS dùng những từ ngữ thân mật , gần gũi , tình cảm bạn bè chân thành .
- Gọi HS đọc lá thư mình viết 
- Nhận xét và cho điểm HS viết tốt .
- 1 HS đọc thành tiếng .
+ Bạn Lương viết thư cho bạn Hồng để chia buồn cùng Hồng vì gia đình Hồng vừa bị trận lụt gây đau thương mất mát không gì bù đắp nổi .
+ Để thăm hỏi , động viên nhau , để thông báo tình hình , trao đổi ý kiến , bày tỏ tình cảm .
+ Bạn Lương chào hỏi và nêu mục đích viết thư cho Hồng .
+ Lương thông cảm , sẻ chia hòan cảnh , nỗi đau của Hồng và bà con địa phương .
+ Lương báo tin về sự quan tâm của mọi người với nhân dân vùng lũ lụt : quyên góp ủng hộ . Lương gửi cho Hồng toàn bộ số tiền tiết kiệm .
+ Nội dung bức thư cần :Nêu lí do và mục đích viết thư. Thăm hỏi người nhận thư. Thông báo tình hình người viết thư.
	Nêu ý kiến cần trao đổi hoặc bày tỏ tình cảm .
+ Phần Mở đầu ghi địa điểm , thời gian viết thư , lời chào hỏi .
+ Phần Kết thúc ghi lời chúc , lời hứa hẹn .
- 3 đến 5 HS đọc thành tiếng .
- 1 HS đọc yêu cầu trong SGK .
- Nhận đồ dùng học tập .
- Thảo luận , hoàn thành nội dung .
- Dán phiếu , nhận xét , bổ sung .
+ Viết thư cho một bạn trường khác.
+Hỏi thăm và kể cho bạn nghe tình hình ở lớp , trường em hiện nay 
+Xưng bạn – mình , cậu – tớ
+Hỏi thăm sức khỏe , việc học hành ở trường mới , tình hình gia đình , sở thích của bạn
+Tình hình học tập , sinh hoạt , vui chơi , văn nghệ , tham quan , thầy cô giáo , bạn bè , kế hoạch sắp tới của trường , lớp em 
+Chúc bạn khỏe, học giỏi, hẹn thư sau 
- HS suy nghĩ và viết ra nháp .
- Viết bài .
- 3 đến 5 HS đọc 
SGK
SGK
Vở
4.Củng cố - Dặn dò
-Nhận xét tiết học.
-Dặn dò HS về nhà viết lại lá thư vào vở và chuẩn bị bài sau.
Toán:
VIẾT SỐ TỰ NHIÊN TRONG HỆ THẬP PHÂN
I - MỤC TIÊU:
- Biết sử dụng 10 chữ số để viết số tự nhiên trong hệ thập phân.
-Nhận biết được giá trị của mỗi chữ số theo vị trí của nó trong mỗi số.
- HS làm được các bài tập: Bài 1; bài 2 bài 3: Viết giá trị của chữ số 5 của hai số.
II - ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
-Bảng con; vở bài tập
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1.Bài cũ.
2.Bài mới.
3.Các hoạt động chính
HOẠT ĐỘNG
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
Đ D
v Hoạt động1: Tìm hiểu đặc điểm của hệ thập phân.
v Hoạt động2: Cách viết số tự nhiên trong hệ thập phân.
v Hoạt động 3: Luyện tập thực hành:
Đặc điểm của hệ thập phân:
 -GV viết lên bảng bài tập sau và yêu cầu HS làm bài .
 10 đơn vị =  chục
 10 chục =  trăm
 10 trăm =  nghìn
 nghìn = 1 chục nghìn
 10 chục nghìn =  trăm nghìn
 - GV hỏi: qua bài tập trên bạn nào cho biết trong hệ thập phân cứ 10 đơn vị ở một hàng thì tạo thành mấy đơn vị ở hàng trên liền tiếp nó ?
 - GV khẳng định: Chính vì thế ta gọi đây là hệ thập phân.
Cách viết số trong hệ thập phân:
 -GV hỏi: hệ thập phân có bao nhiêu chữ số, đó là những chữ số nào ?
 -Hãy sử dụng các chữ số trên để viết các số sau:
 +Chín trăm chín mươi chín.
 +Hai nghìn không trăm linh năm.
 +Sáu trăm sáu mươi lăm triệu bốn trăm linh hai nghìn bảy trăm chín mươi ba.
 -GV giới thiệu : như vậy với 10 chữ số chúng ta có thể viết được mọi số tư nhiên .
 -Hãy nêu giá trị của các chữ số trong số 999.
 -GV: cũng là chữ số 9 nhưng ở những vị trí khác nhau nên giá trị khác nhau. Vậy có thể nói giá trị của mỗi chữ số phụ thuộc vào vị trí của nó trong số đó.
 * Luyện tập thực hành:
 Bài 1:	
- GV yêu cầu HS đọc bài mẫu sau đó tự làm bài.
 - GV gọi 1 HS đọc bài làm của mình trước lớp để các bạn kiểm tra theo. 
- GV nhận xét cho điểm HS.
 Bài 2:
- GV viết số 387 lên bảng và yêu cầu HS viết số trên thành tổng giá trị các hàng của nó .
- GV nêu cách viết đúng, sau đó yêu cầu HS tự làm bài.
- GV nhận xét sửa bài
 Bài 3:
- GV hỏi : Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ?
- Giá trị của mỗi chữ số trong số phụ thuộc vào điều gì ?
- GV viết số 45 lên bảng và hỏi : nêu giá trị của chữ số 5 trong số 45, vì sao chữ số 5 lại có giá trị như vậy ?
- GV yêu cầu HS làm bài .	
- GV nhận xét và cho điểm.
-1 HS lên bảng điền.
-Cả lớp làm vào giấy nháp.
-Tạo thành 1 đơn vị ở hàng trên liền tiếp nó.
-Vài HS nhắc lại kết luận.
-Có 10 chữ số. Đó là các số : 0,1,2,3,4,5,6,7,8,9.
-HS nghe GV đọc số và viết theo .
-1 HS lên bảng viết.
-Cả lớp viết vào giấy nháp.
(999, 2005, 665402793)
-9 đơn vị , 9 chục và 9 trăm .
-HS lặp lại .
- HS cả lớp làm bài vào VBT .
- Kiểm tra bài.
-1 HS lên bảng viết, HS cả lớp làm vào VBT
-387 = 300 + 80 + 7
-873 = 800 + 70 + 3
-4738=4000+700+30+8
-10837=10000+800+30+7
- Ghi giá trị của chữ số 5 trong mỗi số ở bảng sau.
-Phụ thuộc vào vị trí của nó trong số đó .
-Trong số 45 , giá trị của chữ số 5 là 5 đvị , vì chữ số 5 thuộc hàng đvị , lớp đvị.
-1 HS lên bảng làm bài , HS cả lớp làm bài vào VBT.
+Trong số 57 giá trị của chữ số 5 là 50
+Trong số 561giá trị của chữ số 5 là 500
+Trong số 5824 giá trị của chữ số 5 là 5000
+Trong số 5842769giá trị của chữ số 5 là 5000000
Bảng
VBT
VBT
VBT
4.Củng cố - Dặn dò.
-Tổng kết tiết học
-Dặn dò HS về nhà làm bài tập.
-Chuẩn bị bài sau.
Địa lí
 DAÕY HOAØNG LIEÂN SÔN
I.MỤC TIÊU:
-HS bieát daõy nuùi Hoaøng Lieân Sôn laø daõy nuùi cao & ñoà soä nhaát Vieät Nam.
-HS bieát ôû daõy nuùi Hoaøng Lieân Sôn khí haäu laïnh quanh naêm
-HS chæ ñöôïc treân löôïc ñoà & baûn ñoà Vieät Nam vò trí cuûa daõy nuùi Hoaøng Lieân Sôn. 
-Trình baøy moät soá ñaëc ñieåm cuûa daõy nuùi Hoaøng Lieân Sôn (vò trí, ñòa hình, khí haäu)
-Moâ taû ñænh nuùi Phan – xi – paêng.
-Böôùc ñaàu bieát döïa vaøo löôïc ñoà (baûn ñoà), tranh aûnh, baûng soá lieäu ñeå tìm ra kieán thöùc.
-Töï haøo veà caûnh ñeïp thieân nhieân cuûa ñaát nöôùc Vieät Nam.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
-SGK
-Baûn ñoà ñòa lí töï nhieân Vieät Nam.
-Tranh aûnh veà daõy nuùi Hoaøng Lieân Sôn & ñænh nuùi Phan-xi-paêng.
III.CAÙC HOAÏT ÑOÄNG DAÏY HOÏC :

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an 4 tuan 3.doc