KHOA HỌC
Tiết 39: KHÔNG KHÍ BỊ Ô NHIỄM
I. MỤC TIÊU:
- Nêu những nguyên nhân gây ô nhiễm không khí; khói khí độc, các loại bụi, vi khuẩn,.
- Phân biệt không khí sạch(trong lành) và không khí bẩn (không khí bị ô nhiễm).
- Có ý thức gữ gìn không khí trong sạch.
II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC:
- Hình trang 78 - 79 ( SGK)
TUẦN 20 (Từ ngày 14/1 đến 18/1 năm 2013) Ngày giảng: Thứ ba, ngày 15 tháng 1 năm 2013 KHOA HỌC Tiết 39: KHÔNG KHÍ BỊ Ô NHIỄM I. MỤC TIÊU: - Nêu những nguyên nhân gây ô nhiễm không khí; khói khí độc, các loại bụi, vi khuẩn,.. - Phân biệt không khí sạch(trong lành) và không khí bẩn (không khí bị ô nhiễm). - Có ý thức gữ gìn không khí trong sạch. II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC: - Hình trang 78 - 79 ( SGK) III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: NỘI DUNG CÁCH THỨC TIẾN HÀNH A. Kiểm tra bài cũ: (4phút) Gió nhẹ, gió mạnh- phòng chống bão B. Bài mới 1. Giới thiệu bài: (1phút) 2. Nội dung bài: (33 phút) a, Tìm hiểu về không khí bị ô nhiễm và không khí sạch * Không khí sạch là không khí trong suốt, không màu, không mùi, không vị chỉ chứa một tỉ lệ thấp các chất khói bụi..không hại đến sức khoẻ * Không khí bẩn là chứa các loại bụi, khói... quá tỉ lệ cho phép b, Nguyên nhân gây ô nhiễm không khí - Do bụi(bụi tự nhiên, do hoạt động của con người); - Do khí độc... 3. Củng cố, dặn dò: (2phút) Bài: " bảo vệ bầu không khí trong lành" -HS: nêu tác động của các cấp gió -HS+GV: nhận xét đánh giá -GV: dẫn dắt từ bài trước -HS: làm việc theo cặp, quan sát các hình trang 78 - 79 và cho biết hình nào thể hiện bàu không khí trong sạch, hình nào thể hiện bầu không khí bị ô nhiễm - Các nhóm nêu kết quả, nhận xét. -GV chốt: -HS: nhắc lại một số tính chất của không khí. -GVKL: - Các nhóm tìm hiểu nguyên nhân gây ô nhiễm không khí. -GVKL: -HS: 3 em đọc mục bạn cần biết -GV: nhận xét tiết học, Dặn chuẩn bị tiết sau Ngày giảng: Thứ năm, ngày 17 tháng 1 năm 2013 LỊCH SỬ Tiết 20: CHIẾN THẮNG CHI LĂNG I. MỤC TIÊU: - Nắm được một sơ sự kiện về khởi nghĩa Lam Sơn(tập trung vào trận Chi Lăng - Nêu được diễn biến, ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa. - Cảm phục sự thông minh, sáng tạo trong cách đánh giặc của cha ông ta qua trận Chi Lăng. II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC: Hình trong SGK; phiếu học tập của HS III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: NỘI DUNG CÁCH THỨC TIẾN HÀNH A. Kiểm tra bài cũ: (4phút) Nước ta cuối thời Trần B. Bài mới 1. Giới thiệu bài: (1phút) 2. Nội dung bài: (33 phút) a, Ải Chi Lăng và bối cảnh dẫn đến ải Chi Lăng: -Ải Chi Lăng là vùng rừng núi hiểm trở, đường nhỏ, hẹp, nhiều khe sâu, rừng um tùm, quân ta giả vờ thua để nhử địch vào ải b, Trận Chi Lăng: - Quân địch do Liễu Thăng chỉ huy đến Ải Chi Lăng quân ta nghênh chiến c, Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa của chiến thắng Chi Lăng: *ý nghĩa: - Đập tan mưu đồ chi viện thành Đông Quan của quân Minh, quân Minh phải xin hàng để rút về nước. - Lập nên nhà Hậu Lê 3. Củng cố, dặn dò: (2phút) Trả lời 3 câu hỏi cuối bài Nhà Hậu Lê và việc quản lí đất nước -HS: 2 em trình bày tình hình nước ta cuối thời Trần; do đâu nhà Hồ không chống nổi quân Minh xâm lược? - GV: cho HS quan sát hình 2( 46) hỏi: Đền thờ ai?; người đó có công lao gì đối với dân tộc ta? GV dẫn dắt vào bài. -HS : quan sát lược đồ trận Chi Lăng - GV hỏi: + Thung lũng Chi Lăng ở tỉnh nào? có hình như thế nào? hai bên là gì? lòng có gì đặc biệt? quân địch có hại gì? -HS : trả lời, nhận xét - GV chốt: * Làm theo 6 nhóm -HS : quan sát lược đồ nêu diễn biến. -GV : định hướng...( Mỗi nhóm trình bày một ý) - Các nhóm nêu kết quả, nhận xét. - GV chốt: -HS: thảo luận nhóm đôi -HS: nêu lại kết quả của trận Chi Lăng và ý nghĩa. - 3HS: nêu phần bài học - GV: tóm tắt ND - GV: nhận xét tiết học, Dặn chuẩn bị tiết sau KHOA HỌC Tiết 40: BẢO VỆ BẦU KHÔNG KHÍ TRONG LÀNH I. MỤC TIÊU: - Nêu được mộ số biện pháp bảo vệ bầu không khí trong sạch: thu gom, xử lí phân, rác hợp lí; giảm khí thải, bảo vệ rừng và trồng cây,... - Cam kết thực hiện bảo vệ bầu không khí trong sạch. - Vẽ tranh cổ động bảo vệ bầu không khí trong sạch. II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC: - Hình trang 80 - 81 ( SGK); hình vẽ, tranh ảnh III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: NỘI DUNG CÁCH THỨC TIẾN HÀNH A. Kiểm tra bài cũ: (4phút) không khí bị ô nhiễm B. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: (1phút) 2. Nội dung bài: (33 phút) a, Những biện pháp bảo vệ bầu không khí trong sạch. Chống ô nhiễm bằng cách: - Thu gom và xử lí phân, rác thải. - Giảm lượng khí thải độc hại... - Bảo vệ rừng và trồng nhiều cây xanh... b, Vẽ tranh cổ động bảo vệ bầu không khí trong sạch. 3. Củng cố, dặn dò: (2phút) Bài: " Âm thanh" -HS: 2 em nêu những nguyên nhân làm nhiễm bầu không khí -HS+GV: nhận xét đánh giá -GV: dẫn dắt từ bài trứơc -GV: hướng dẫn H quan sát các hình trang 80 - 81 (SGK) và trả lời câu hỏi: +Nêu những việc nên và không nên làm để bảo vệ bầu không khí trong sạch? -HS : 1 số em trình bày -GV KL: -HS: làm việc theo 6 nhóm + Các nhóm xây dựng bản cam kết bảo vệ bầu không khí trong sạch. + Thảo luận tìm ý cho ND tranh -GV: kiểm tra và giúp đỡ - Các nhóm treo sản phẩm, cử đại diện phát biểu cam kết của nhóm -HS: 3 em đọc mục bạn cần biết -HS+GV: hệ thống bài, dặn HS học thuộc mục bạn cần biết - GV: nhận xét tiết học, dặn chuẩn bị bài Dạy chiều ĐẠO ĐỨC Tiết 20: KÍNH TRỌNG, BIẾT ƠN NGƯỜI LAO ĐỘNG I. MỤC TIÊU: - Biết vì sao cần phải kính trọng và biết ơn người lao động. - Biết cư xử lễ phép với những người lao động, giữ gìn thành quả LĐ của họ - Giáo dục ý thức tôn trọng nghề nghiệp; có hành vi đúng đắn với người LĐ II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC: - Một số câu ca dao tục ngữ, bài thơ về người lao động. - Nội dung ô chữ III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: NỘI DUNG CÁCH THỨC TIẾN HÀNH A. Kiểm tra bài cũ: (4phút) B. Bài mới 1. Giới thiệu bài: (1phút) 2. Nội dung bài: (33 phút) "kính trọng và biết ơn người lao động" a, Bày tỏ ý kiến + Với người lao động chúng ta đều phải chào hỏi lễ phép. + Giữ gìn đồ dùng và đồ chơi. + Những người LĐ chân tay không cần phải tôn trọng như những người lao động khác. b, Trò chơi: " ô chữ kì diệu" Câu 1: ( 7 chữ cái): Nông dân Đây là bài ca dao ca ngợi những người LĐ này: ... Câu 2: ( 7 chữ cái) Lao công Bài thơ nổi tiếng của nhà thơ Tố Hữu, nói về người lao động luôn gắn bó với cái chổi tre Câu 3: ( 8 chữ cái): Giáo viên Vì lợi ích 10 năm...trồng người c, Kể về người lao động: 3. Củng cố, dặn dò: (2phút) Bài: " Lịch sự với mọi người" - GV hỏi: + Tại sao em phải kính trọng và biết ơn người lao động? -GV: dẫn dắt từ bài trứơc - HS thảo luận nhóm đôi: Giải thích về các ý kiến nhận định sau: - Các nhóm nêu kết quả, nhận xét. - GV chốt: - GV: nêu cách chơi và luật chơi: - Đại diện 3 dãy chọn câu hỏi 1, 2, 3. sau 1 phút nếu dãy nào không trả lời được thì các dãy khác được trả lời... - GVKL: - HS; làm việc theo 6 nhóm trong 5' kể về một người LĐ mà em kính phục nhất - HS: 2 em đọc lại ghi nhớ - GV: nhận xét tiết học, hướng dẫn chuẩn bị bài sau HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ TÌM HIỂU VỀ VĂN HÓA QUÊ HƯƠNG(CÁC TRÒ CHƠI DÂN TỘC) I. MỤC TIÊU: - HS tiếp tục tìm hiểu về nét văn hóa lâu đời của dân tộc(các trò chơi dân gian) - Giáo dục HS ý thức bảo tồn các nét văn hóa truyền thống của dân tộc. II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC: - Tranh ảnh về bộ đội III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: NỘI DUNG CÁCH THỨC TIẾN HÀNH A. Kiểm tra bài cũ: (4phút) tìm hiểu văn hóa quê hương B. Bài mới 1. Giới thiệu bài: (1phút) 2. Nội dung bài: (33phút) a, Tìm hiểu các trò chơi dân gian của Việt Nam: b, Tìm hiểu các trò chơi dân gian của địa phương; thực hiện các trò chơi: ném còn, cồng chiêng, múa sạp, kéo co, đu quay.. 3. Củng cố, dặn dò: (2phút) - GV: ổn định lớp, nêu yêu cầu kiểm tra -2 HS: trả lời, nhận xét - GV: nêu yêu cầu hoạt động ngoài giờ, cách thức tổ chức. - HS:(nối tiếp) + nêu tên một số trò chơi dân gian mà em biết(ở các nơi) + Nêu cách chơi. - HS:(nối tiếp) + nêu tên một số trò chơi dân gian mà em biết( ở địa phương) + Nêu cách chơi. +Thực hiện chơi(nhóm, cá nhân) - HS+GV: nhận xét, bổ sung, KL : - HS+GV: hệ thống ND bài. - GV: nhận xét tiết học, dặn chuẩn bị tiết sau Ngày giảng: Thứ sáu, ngày 18 tháng 1 năm 2013 ĐỊA LÝ Tiết 19: ĐỒNG BẰNG NAM BỘ. I. MỤC TIÊU: - HS biết vị trí đồng bằng Nam Bộ trên bản đồ Việt Nam: Sông Tiền, sông Hậu, sông Đồng Nai, Đồng Tháp Mười, Kiên Giang, Mũi Cà mau. - Trình bày những đặc điểm tiêu biểu về thiên nhiên đồng bằng Nam Bộ. - Ham thích học môn Địa lí. II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: - GV: Bản đồ: Địa lí tự nhiên Việt Nam. - GV+HS: Tranh, ảnh về thiên nhiên của đồng bằng Nam Bộ. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: NỘI DUNG CÁCH THỨC TIẾN HÀNH A. Kiểm tra bài cũ: (4phút) - Thành phố Hải Phòng B. Bài mới 1. Giới thiệu bài: (1phút) 2. Nội dung bài: (33 phút) a) Đồng bằng lớn nhất của nước ta: - Đồng bằng Nam Bộ nằm ở phía Tây nam của nước ta. - Đồng bằng Nam Bộ do phù xa hệ thống sông Mêkông và sông Đồng Nai bồi đắp nên. Diện tích lớn gấp 3 lần Đồng bằng Bắc Bộ, có nhiều vùng trũng dễ ngập nước như đồng Tháp mười, Kiên giang, Cà mau... * Tìm và chỉ trên bản đồ Đồng bằng Nam Bộ: Đồng Tháp Mười, Kiên Giang, Cà Mau, kênh rạch b, Mạng lưới sông ngòi, kênh rạch chằng chịt: - Đoạn hạ lưu sông chảy trên đất Việt Nam chỉ dài 200km và chia thành 2 nhánh: sông Tiền, sông Hậu. Do 2 nhánh sông đổ ra biển bằng 9 cửa nên có tên là Cửu Long (chín con Rồng). - Vì mùa lũ nước sông lên cao ngập diện tích rộng, đem lượng phù xa lớn bồi đắp cho đồng bằng. * Ghi nhớ (SGK-118) 3. Củng cố, dặn dò: (2phút) “Người dân ở Đồng bằng Nam Bộ”. -GV?: Hải Phòng có những điều kiện thuận lợi nào để phát triển ngành du lịch? -GV: giới thiệu bài, ghi đầu bài. -HS: đọc thầm SGK và vốn hiểu biết để trả lời một số câu hỏi: +Đồng bằng Nam Bộ nằm ở phía nào của nước ta? +Đồng bằng Nam Bộ có những đặc điểm gì tiêu biểu? -HS: trả lời miệng. -HS+GV :nhận xét, bổ sung -GV: treo bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam. -HS: quan sát, sau đó lên bảng chỉ. Nhận xét, sửa sai (nếu cần). -HS: quan sát hình SGK và TLCH mục 2 (SGK). -GV?: Nêu những đặc điểm của sông Mêkông? Giải thích ở nước ta sông lại có tên là Cửu Long. -HS: 2 em trả lời miệng 2 em chỉ vị trí của các sông lớn, kênh rạch -GV: nêu một số câu hỏi: +Vì sao ở Đồng bằng Nam Bộ không đắp đê? + Sông ở Đồng bằng Nam Bộ có tác dụng gì? -HS: suy nghĩ và trả lời -GV: mô tả thêm về cảh lũ lụt ở Nam Bộ. -HS: nêu sự khác biệt giữa Đồng bằng Bắc Bộ và Đồng bằng Nam Bộ về khí hậu, địa hình, sông ngòi, đất đai. - 3HS: đọc ghi nhớ SGK - GV: tóm tắt nội dung bài; nhận xét giờ học, dặn HS học bài chuẩn bị bài Kiểm tra của ban giám hiệu: Ngày tháng năm 2013 Duyệt của tổ chuyên môn: Ngày 14 tháng 1 năm 2013 ................................................................................................................... .................................................................................................................. ................................................................................................................... .................................................................................................................. ................................................................................................................... .................................................................................................................. ............................................................................................................... ............................................................................................................... ............................................................................................................... ............................................................................................................... ............................................................................................................... ............................................................................................................... ................................................................................................................... .................................................................................................................. ................................................................................................................... .................................................................................................................. ................................................................................................................... .................................................................................................................. ............................................................................................................... ............................................................................................................... ............................................................................................................... ............................................................................................................... ............................................................................................................... ...............................................................................................................
Tài liệu đính kèm: