Giáo án các môn học lớp 4 - Tuần học số 22

Giáo án các môn học lớp 4 - Tuần học số 22

KHOA HỌC

Tiết 43: ÂM THANH TRONG CUỘC SỐNG

I. MỤC TIÊU:

- Nêu đ¬ược ví dụ về ích lợi của âm thanh trong cuộc sống: âm thanh dùng để giao tiếp trong sinh hoạt, học tập, lao động, giải trí, dùng để báo hiệu(còi tàu, xe, trống trường,.).

- Biết sử dụng âm thanh hợp lí.

II. ĐỒ DÙNG DẠY-HỌC:

 - Các nhóm: 5 chai giống nhau, tranh ảnh về vai trò của âm thanh

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

 

doc 7 trang Người đăng minhanh10 Lượt xem 593Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án các môn học lớp 4 - Tuần học số 22", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 22
(Từ ngày 28/1 đến 1/2 năm 2013)
Ngày giảng: Thứ ba, ngày 29 tháng 1 năm 2013
KHOA HỌC 
Tiết 43: ÂM THANH TRONG CUỘC SỐNG 
I. MỤC TIÊU:
- Nêu được ví dụ về ích lợi của âm thanh trong cuộc sống: âm thanh dùng để giao tiếp trong sinh hoạt, học tập, lao động, giải trí, dùng để báo hiệu(còi tàu, xe, trống trường,..).
- Biết sử dụng âm thanh hợp lí.
II. ĐỒ DÙNG DẠY-HỌC:
 	- Các nhóm: 5 chai giống nhau, tranh ảnh về vai trò của âm thanh
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
NỘI DUNG
CÁCH THỨC TIẾN HÀNH
A. Kiểm tra bài cũ: (4phút) 
Sự lan truyền âm thanh 
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài: (1phút) 
2. Nội dung bài: (33 phút) 
a, Vai trò của âm thanh trong cuộc sống
* Nhờ có âm thanh chúng ta có thể học tập, làm việc, học tập, vui chơi...
b, Những âm thanh em thích và em không ưa thích
- Âm thanh quá lớn làm ô nhiễm môi trường...
c, Lợi ích của việc ghi lại âm thanh
d. Trò chơi: " Làm nhạc cụ"
3. Củng cố, dặn dò: (2phút) 
Tiếp tục tìm hiểu âm thanh trong cuộc sống
- GV hỏi: + Tại sao khi gõ trống tai ta nghe được? 
- GV : dẫn dắt từ bài trứơc
-HS theo nhóm: Quan sát các hình vẽ trang 86 ghi lại vai trò của âm thanh, nêu thêm những vai trò của âm thanh khác.
- Đại diện từng nhóm nêu kết quả nhận xét.
- GV chốt:
- GV: kẻ bảng làm hai cột; HS nối tiếp nêu những âm thanh thích và không thích( giải thích) 
- GVKL:
-HS: thảo luận nhóm đôi xem thích bài hát nào, do ai sáng tác, ai trình bày...?
 nêu ích lợi của việc ghi lại âm thanh
- HS: 3 em đọc mục bạn cần biết 
- HS: đổ nước vào chai như hình 6, gõ nhận xét âm thanh
- GVKL:
- GV: N.xét tiết học, dặn chuẩn bị tiết sau
-HS: học thuộc mục bạn cần biết 
Ngày giảng: Thứ năm, ngày 31 tháng 1 năm 2013
LỊCH SỬ
Tiết 22: TRƯỜNG HỌC THỜI HẬU LÊ
I. MỤC TIÊU:
	- Biết được sự phát triển của giáo dục thời Hậu Lê(những sự kiện cụ thể về tổ chức giáo dục, chính sách khuyến học):
	- Thời hậu Lê giáo dục có quy củ chặt chẽ: ở kinh đô có Quốc Tử Giám, ở các địa phương bên cạnh trường công còn có trường tư; ba năm có một kì thi hương, thi Hội; nội dung học tập là nho giáo,...
	- Chính sách khuyến khích học tập:đặt ra lễ xướng danh, lễ vinh quy, khắc tên tuổi người đỗ cao vào bia đá dựng ở Văn Miếu.
	- Giáo dục ý thức học tập.
II. ĐỒ DÙNG DẠY-HỌC:
 Các hình minh hoạ trong SGK
NỘI DUNG
CÁCH THỨC TIẾN HÀNH
A. Kiểm tra bài cũ: (4phút) 
Nhà Hậu Lê và việc tổ chức...
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài: (1phút) 
2. Nội dung bài: (33 phút)
 a, Tổ chức giáo dục thời Hậu Lê 
- Lập văn miếu, xây dựng và mở rộng
- Nhận cả con em thường dân
- Dạy nho giáo, lich sử các vương triều phương Bắc 
- Ba năm có một kì thi hương và thi hội.
Có kì thi kiểm tra trình độ quan lại.
b, Những biện pháp khuyến khích học tập của nhà Hậu Lê 
* Nhà Hậu Lê rất quan tâm đến vấn đề học tập. Sự phát triển của giáo dục đã góp phần quan trọng không chỉ đối với việc xây dựng nhà nước mà còn nâng cao trình độ dân trí và văn hoá người Việt.
3. Củng cố, dặn dò: (2phút) 
Bài: Văn học và khoa học thời Lê
- HS: 2 em trả lời câu hỏi cuối bài 
- HS+GV: nhận xét đánh giá
 - GV: cho HS quan sát ảnh hình 1- SGK -> giới thiệu bài
- HS: đọc SGK thảo luận theo 4 nhóm 
+ Nhà Hậu Lê tổ chức trường học Như thế nào?
+ Những ai được vào học trường Quốc Tử Giám?
+ Nội dung học tập và chế độ thi cử 
dưới thời Hậu Lê như thế nào?
- GVKL:
- HS đọc SGK và trả lời câu hỏi:(cả lớp)
+ Nhà Hậu Lê đã làm gì để khuyến khích 
việc học tập?
- HS: đọc SGK và trả lời 
- GVKL:
- HS: 3 em nêu nội dung ghi nhớ 
- GV hỏi: Qua bài em có suy nghĩ gì về giáo dục thời Lê? 
- GV: tổng kết bài, nhận xét tiết học, dặn chuẩn bị tiết sau
KHOA HỌC
Tiết 44: ÂM THANH TRONG CUỘC SỐNG ( TIẾP THEO)
I. MỤC TIÊU:
 	- Nêu được ví dụ về:
+ Tác hại của tiếng ồn: tiếng ồn ảnh hưởng đến sức khỏe(đau đầu, mất ngủ); hay mất tập trung trong công việc, học tập; ...
+Một số biện pháp chống tiếng ồn.
- Thực hiện các qui định không gây ồn nơi công cộng.
- Biết cách phòng chống tiếng ồn trong cuộc sống: bịt tai khi nghe âm thanh quá to, đóng cửa để ngăn cách tiếng ồn. 
	- Có ý thức giảm bớt tiếng ồn.
II. ĐỒ DÙNG DẠY-HỌC:
 	- Các nhóm: Tranh ảnhvề các loại tiếng ồn và việc phòng chống
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
NỘI DUNG
CÁCH THỨC TIẾN HÀNH
A. Kiểm tra bài cũ: (4phút) 
Âm thanh trong cuộc sống
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài: (1phút) 
2. Nội dung bài: (33 phút) 
 a, Nguyên nhân gây tiếng ồn: 
* Kết luận: ( Mục bạn cần biết SGK)
b, Những việc nên và không nên làm để giảm tiếng ồn cho bản thân và cộng đồng 
3. Củng cố, dặn dò: (2phút) 
Bài: ánh sáng
- 2HS: nêu tác dụng của âm thanh đối với cuộc sống 
- HS+GV: nhận xét đánh giá
- GV: dẫn dắt từ bài trứơc
- GV đặt vấn đề: Có những âm thanh ta  thích muốn ghi lại để thưởng thức. Tuy nhiên có những âm thanh ta không thích cần phòng tránh.
- HS: quan sát hình trang 88 theo nhóm đôi và tìm hiểu tiếng ồn trong cuộc sống, phân loại tiếng ồn chính do con người gây ra, tìm thêm các loại tiếng ồn ở trường và ở xóm làng.
- GVKL:
- HS: 3 em đọc mục bạn cần biết 
- HS: thảo luận nhóm về những việc các em không nên làm để góp phần chống tiếng ồn ở lớp, nhà, nơi công cộng.
- các nhóm trình bày, nhận xét.
- GV: nhận xét chung
- GV: nhận xét tiết học, yêu cầu HS thực hiện làm giảm tiếng ồn, dặn chuẩn bị tiết sau
HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ LÊN LỚP
 TÌM HIỂU TẾT CỔ TRUYỀN VÀ CÁC TRÒ CHƠI DÂN GIAN
I. MỤC TIÊU:
 	- HS hiểu biết về phong tục tập quán, ý nghĩa của tết Nguyên Đán, một số trò chơi dân tộc và cách thức thực hiện của các trò chơi dân tộc như kéo co, đu quay, ném còn... 
 	- Rèn luyện cho học sinh ý thức thành kính, trang trọng. 
 	- Có ý thức tìm hiểu về cội nguồn, lòng tự tôn dân tộc biết tự hào và yêu thích các trò chơi dân gian
III. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC:
 	- GV: Các bài hát, bài thơ và tranh ảnh về các chú bộ đội
III. Các HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
NỘI DUNG
CÁCH THỨC TIẾN HÀNH
A. Ổn định tổ chức (2 phút) 
B. Các hoạt động: 
1. Giới thiệu bài : (1phút)
2. Nội dung bài : ( 35 phút)
a) Tìm hiểu về một số phong tục ngày tết: 
- Lễ cúng tiễn ông táo.
- Lễ cúng tất niên.
- Lễ cúng giao thừa.
b, Tìm hiểu về các trò chơi của địa phương và các địa phương khác.
- Kéo co
- Đu quay
- Ném còn
- Bịt mắt bắt dê
3. Củng cố dặn dò : (2 phút) 
- GV: ổn định trật tự lớp
- GV: Giới thiệu nội dung yêu
+Tìm hiểu về các trò chơi dân tộc
- HS: Trao đổi nhóm đôi nêu các phong tục ngày tết; phát biểu(nhiều em)
- GV: Nêu ý nghĩa của từng nghi lễ.
- HS : Tiếp tục thảo luận nêu tên các trò chơi mà các em biết
- HS + GV: Khen ngợi, động viên
- HS : Nêu những hiểu biết về ý nghĩa của các trò chơi đó (được chơi trong các lễ hội gì? thuộc vùng miền nào?)
- HS: Thảo luận theo nhóm đôi về cách thức, luật chơi các trò chơi đó.
- HS: Đại diện nhóm nêu ý kiến
- HS: Thực hiện chơi thử
- HS: Thi đua chơi theo nhóm 
- HS + GV: Nhận xét, bình chọn đội chơi đúng luật và nhiệt tình nhất 
- GV: Nhận xét tiết học. Dặn dò HS
ĐẠO ĐỨC
Tiết 22: LỊCH SỰ VỚI MỌI NGƯỜI (TIẾT 2)
I. MỤC TIÊU:
 	- HS biết ý nghĩa của việc cư xử lịch sự bày tỏ thái độ lịch sự với mọi người.
- Nêu được ví dụ về cư xử lịch sự với mọi người.
- Biết cư xử lịch sự với mọi người xung quanh.
II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC:
- Các nhóm chuẩn bị đồ vật để đóng vai
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
NỘI DUNG
CÁCH THỨC TIẾN HÀNH
A. Kiểm tra bài cũ: (4phút) 
 Lịch sự với mọi người
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài: (1phút) 
2. Nội dung bài: (33 phút)
a, Bày tỏ ý kiến ( bài tập 2 - SGK)
 * ý kiến đúng: c, d
Bất kể mọi lúc, mọi nơi, trong khi ăn uống chúng ta cần phải giữ phép lịch sự
b, Đóng vai: ( Bài tập 4 - SGK)
c, Tìm hiểu ý nghĩa một số câu ca dao, tục ngữ:
 - Lời nói chẳng mất tiền mua
 Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau
 - Học ăn, học nói, học gói, học mở
 - Lời chào cao hơn mâm cỗ
3. Củng cố, dặn dò: (2phút) 
Bài: Giữ gìn các công trình công cộng
- 2HS: nêu lại ghi nhớ 
- HS+GV: nhận xét - đánh giá
- GV: dẫn dắt từ bài trước
- HS: thảo luận cặp đôi, đưa ra ý kiến nhận xét cho mỗi trường hợp và giải thích lí do
- Đại diện các cặp trình bày.
- GVKL:
- HS: 4 nhóm đóng vai 
(Hai nhóm đóng một tình huống)
- Các nhóm thể hiện, nhận xét.
- GV: nhận xét chung
- GV: đưa ra một số câu ca dao tục ngữ.
- HS: nêu ý nghĩa của từng câu, cả lớp nhận xét.
- GV: nhận xét chung
- HS: 3 em đọc lại ghi nhớ 
- GV: nhắc nhở HS thực hiện cư xử lịch sự với mọi người xung quanh trong cuộc sống; GV: nhận xét tiết học, dặn chuẩn bị tiết sau
Ngày giảng: Thứ sáu, ngày 1 tháng 2 năm 2013
ĐỊA LÍ
Tiết 22: HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT CỦA NGƯỜI DÂN
 Ở ĐỒNG BẰNG NAM BỘ 
I. MỤC TIÊU:
- Nêu được một số hoạt động sản xuất chủ yếu của người dân ở ĐB Nam bộ:
+Trồng nhiều lúa gạo, cây ăn trái.
+Nuôi trông và chế biến thủy sản.
+Chế biến lương thực.
 	- HS biết quý trọng sản phẩm nông nghiệp.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:
- GV: Bản đồ nông nghiệp Việt Nam. Tranh, ảnh về sản xuất nông nghiệp, nuôi và đánh bắt tôm cá ở đồng bằng Nam Bộ.
- HS: Tranh, ảnh về sản xuất nông nghiệp, nuôi và đánh bắt tôm cá ở đồng bằng Nam Bộ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
NỘI DUNG
CÁCH THỨC TIẾN HÀNH
A. Kiểm tra bài cũ: (4phút) 
- Người dân ở đồng bằng Nam bộ.
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài: (1phút) 
2. Nội dung bài: (33 phút)
a) Vựa lúa, vựa trái cây lớn nhất cả nước: 
- Đất đai màu mỡ, khí hậu nóng ẩm, người dân cần cù lao động.
- Cung cấp nhiều nơi trong cả nước và xuất khẩu.
b. Nơi nuôi và đánh bắt nhiều thủy sản nhất cả nước: 
- Vùng biển có nhiều cá, tôm, sông ngòi....
- Cá Tra, cá Ba sa, tôm...
- Tiêu thụ nhiều nơi trên cả nước và trên thế giới.
* Ghi nhớ: (SGK - 123) 
3. Củng cố, dặn dò: (2phút) 
- HS: 2 em nêu một số đặc điểm về nhà ở của người dân ở đồng bằng Nam bộ.
- GV+HS: nhận xét, đánh giá.
- GV: giới thiệu bài, ghi đầu bài.
- GV: Nêu vấn đề
- HS: dựa vào SGK và vốn hiểu biết để trả lời.
+ Đồng bằng Nam bộ có những điều kiện thuận lợi nào để trở thành vựa lúa, vựa trái cây lớn nhất cả nước?
+ Lúa gạo, trái cây ở đồng bằng Nam bộ được tiêu thụ ở những đâu ?
- GV+HS: nhận xét, bổ sung.
- HS: quan sát tranh, ảnh (SGK-122) và trả lời các câu hỏi SGK.
+ Đại diện nhóm nêu kết quả (2 HS).
- GV: nhận xét, bổ sung mô tả thêm về vườn cây ăn quả ở đồng bằng Nam bộ.
- GV: giải thích từ “Thủy sản”, “Hải sản”.
- HS: dựa vào SGK, tranh, ảnh để trao đổi trả lời các câu hỏi:
+ Đặc điểm nào làm cho đồng bằng Nam bộ đánh bắt được nhiều thủy sản?
+ Kể tên một số loại thủy sản được nuôi nhiều?
+ Thủy sản ở đồng bằng Nam bộ được tiêu thụ ở đâu?
- GV+HS: nhận xét, bổ sung.
- HS: 2 em đọc ghi nhớ 
- GV: nhận xét giờ học; dặn dò HS học bài, chuẩn bị bài sau
Kiểm tra của ban giám hiệu:
Ngày tháng năm 2013
Xác nhận của tổ chuyên môn:
Ngày 28 tháng 1 năm 2013
...................................................................................................................
..................................................................................................................
...................................................................................................................
..................................................................................................................
...................................................................................................................
..................................................................................................................
...............................................................................................................
...............................................................................................................
...............................................................................................................
...............................................................................................................
...............................................................................................................
...............................................................................................................
...................................................................................................................
..................................................................................................................
...................................................................................................................
..................................................................................................................
...................................................................................................................
..................................................................................................................
...............................................................................................................
...............................................................................................................
...............................................................................................................
...............................................................................................................
...............................................................................................................
...............................................................................................................
HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ LÊN LỚP
 Chủ đề: GIÁO DỤC AN TOÀN GIAO THÔNG
 *BÀI 1: BIỂN BÁO HIỆU GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ
I. MỤC TIÊU:
 	- Giúp HS có thêm hiểu biết về 12 ND biển báo giao thông phổ biến.
 - HS hiểu ý nghĩa, tầm quan trọng của biển báo giao thông.
 - Có ý thức tuân theo luật và đi đúng phần đường quy định và nhắc nhở mọi người cùng chấp hành luật giao thông.
II. ĐỒ DÙNG DẠY-HỌC:
 - GV biển báo hiệu, các tấm bìa ghi tên các biển báo giao thông
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
NỘI DUNG
CÁCH THỨC TIẾN HÀNH
A. Kiểm tra bài cũ: (4phút) 
Nêu một số biển báo mà em đã biết?
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài: (1phút) 
2. Nội dung bài: (33 phút)
 a, Ôn lại biển báo đã học:
- Biển báo cấm: Biển số 101, 102, 112.
- Biển báo nguy hiểm: Biển số 204, 210,..
- Biển chỉ dẫn: Biển số 243(a,b), 424(a),..
a, Tìm hiểu ND biển báo mới:
- Biển số: 110 (a), 122
- Hình tròn, màu: Nền trắng, viền màu đỏ; hình vẽ màu đen.
* Biển báo cấm:
* Biển báo nguy hiểm, biển số: 208, 209, 233
* Biển hiệu lệnh. Biển số: 301( a, b, c, d, e) Trò chơi:
c, Trò chơi biển báo:
- “ Nhớ tên biển báo”
- “ Gắn tên biển báo”
3. Củng cố, dặn dò: (2phút) 
- GV nêu yêu cầu - 2HS trả lời miệng 
- HS+GV: nhận xét, bổ sung
- GV: giới thiệu- ghi đầu bài
- GV: dán lên bảng một số biển báo
-HS: 3 em nêu tên các biển báo đó 
- Nhắc lại ý nghĩa các biển báo đó
-HS+GV: nhận xét
- GV: đưa ra biển báo hiệu mới
- HS: nêu nhận xét hình dáng, màu sắc
- GV? Biến báo này thuộc nhóm biển báo nào? và ý nghĩa biểu thị
- HS: trả lời, GV chốt lại ý đúng
- GV: hướng dẫn tương tự đối với các biển báo khác
- GV: nêu tên trò chơi, cách chơi, luật chơi
-HS: chơi thử, chơi thật
- GV: nhận xét tiết học, dăn các em thực hiện nghiêm túc khi tham gia giao thông

Tài liệu đính kèm:

  • docCM Tuần 22.doc