Giáo án các môn học lớp 4 - Tuần học số 3 - Trường tiểu học Long Hữu A

Giáo án các môn học lớp 4 - Tuần học số 3 - Trường tiểu học Long Hữu A

Môn : Chính tả

CHÁU NGHE CÂU CHUYỆN CỦA BÀ (Nghe – Viết)

PHÂN BIỆT tr / ch

I.Mục tiêu:

1.Kiến thức:

-Nghe – viết đúng chính tả, trình bày bài chính tả sạch sẽ , biết trình bày đúng các dòng thơ lục bát , các khổ thơ

2.Kĩ năng:

-Làm đúng các bài tập phân biệt những tiếng có âm đầu ch/tr .

3. Thái độ:

-Trình bày bài cẩn thận, sạch sẽ.

-Có ý thức rèn chữ viết đẹp.

II.Chuẩn bị:

-Viết bài tập lên bảng

 

doc 45 trang Người đăng minhanh10 Lượt xem 575Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn học lớp 4 - Tuần học số 3 - Trường tiểu học Long Hữu A", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày tháng năm 2013
Môn : Chính tả
CHÁU NGHE CÂU CHUYỆN CỦA BÀ (Nghe – Viết)
PHÂN BIỆT tr / ch
I.Mục tiêu:
1.Kiến thức: 
-Nghe – viết đúng chính tả, trình bày bài chính tả sạch sẽ , biết trình bày đúng các dòng thơ lục bát , các khổ thơ 
2.Kĩ năng:
-Làm đúng các bài tập phân biệt những tiếng có âm đầu ch/tr .
3. Thái độ:
-Trình bày bài cẩn thận, sạch sẽ.
-Có ý thức rèn chữ viết đẹp.
II.Chuẩn bị:
-Viết bài tập lên bảng 
III.Các hoạt động dạy học chủ yếu	
1.Ổn định 
2.Bài cũ: 
GV mời 1 HS đọc cho các bạn viết những tiếng có âm đầu là s / x hoặc vần ăn / ăng trong BT2, tiết CT trước 
GV nhận xét & chấm điểm
3.Bài mới: 
a.Giới thiệu bài 
-GV nêu nội dung và yêu cầu bài học.
-Ghi tên bài lên bảng
 b. Hướng dẫn HS nghe - viết chính tả 
GV đọc đoạn văn cần viết chính tả 1 lượt
Nội dung bài này là gì? 
GV yêu cầu HS đọc thầm lại đoạn văn cần viết & cho biết những từ ngữ cần phải chú ý khi viết bài
GV viết bảng những từ HS dễ viết sai & hướng dẫn HS nhận xét
GV yêu cầu HS viết những từ ngữ dễ viết sai vào bảng con
GV đọc từng câu, từng cụm từ 2 lượt cho HS viết
GV đọc toàn bài chính tả 1 lượt
GV chấm bài 1 số HS & yêu cầu từng cặp HS đổi vở soát lỗi cho nhau
GV nhận xét chung
 c.Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả 
Bài tập 2a:
GV mời HS đọc yêu cầu của bài tập 2a
-Yêu cầu cả lớp đọc thầm đoạn văn, làm bài vào vở 
GV dán 4 tờ phiếu đã viết nội dung truyện lên bảng, mời HS lên bảng làm thi
GV nhận xét kết quả bài làm của HS, chốt lại lời giải đúng, kết luận bạn thắng cuộc.
GV giải thích cho HS hiểu: Trúc dẫu cháy, đốt ngay vẫn thẳng nghĩa là thân trúc, tre đều có nhiều đốt, dù trúc, tre bị thiêu cháy thì đốt của nó vẫn giữ nguyên dáng thẳng như trước. Đoạn văn này muốn ca ngợi cây tre thẳng thắn, bất khuất, là bạn của con người. 
4.Củng cố - Dặn dò: 
GV nhận xét tinh thần, thái độ học tập của HS.
Yêu cầu mỗi HS về nhà tìm 5 từ chỉ tên các con vật bắt đầu bằng chữ tr / ch 
Chuẩn bị bài: (Nhớ – viết) Truyện cổ nước mình 
2 HS viết bảng lớp, cả lớp viết bảng con
HS nhận xét
-HS lắng nghe.
-HS nhắc lại tên bài.
HS theo dõi trong SGK
HS đọc thầm lại đoạn văn cần viết
HS nêu những hiện tượng mình dễ viết sai: mỏi, gặp, dẫn, lạc, về, bỗng 
HS nhận xét
HS luyện viết bảng con
HS nghe – viết
HS soát lại bài
HS đổi vở cho nhau để soát lỗi chính tả
HS đọc yêu cầu của bài tập
Cả lớp đọc thầm đoạn văn, làm bài vào vở 
4 HS lên bảng làm vào phiếu
Từng em đọc lại đoạn văn đã hoàn chỉnh 
Cả lớp nhận xét kết quả làm bài
Cả lớp sửa bài theo lời giải đúng
*Lời giải đúng: 
tre – không chịu – Trúc dẫu 
cháy – Tre – tre – đồng chí – chiến đấu – Tre
RÚT KINH NGHIỆM SAU TIẾT DẠY:
Ngày tháng năm 2013
Môn: Địa lí
MỘT SỐ DÂN TỘC Ở HOÀNG LIÊN SƠN
I.Mục tiêu:
1.Kiến thức: 
-Nêu được tên số dân tộc ít người ở Hoàng Liên Sơn :Thái , Mông , Dao 
-Biết Hoàng Liên Sơn là nơi dân cư thưa thốt 
 2.Kĩ năng:
HS biết: Sử dụng tranh ảnh để mô tả nhà sàn và trang phục, lễ hội của một số dân tộc ở vùng núi Hoàng Liên Sơn.
+Trang phục : mỗi dân tộc có cách ăn mặc riêng Trang phục các dân tộc được may, thêu trang trí rất công phu và thường có màu sắc sặc sỡ 
+Nhà sàn : làm bằng các vật liệu tự nhiên như gỗ, tre , nứa .Làm nhà sàn để tránh ẩm thấp , thú dữ 
3.Thái độ:
-Có ý thức tôn trọng truyền thống văn hoá của các dân tộc ở vùng núi Hoàng Liên Sơn.
 BVMT : Sư thích nghi và cải tạo MT của con người ở miền núi và trung du .
 + Làm nhà sàn 
 +Trồng trên đất dốc
 +Khai thác khoáng sản 
 +Trồng cây công nghiệp 
II.Chuẩn bị:
SGK
Tranh ảnh về nhà sàn, trang phục, lễ hội, sinh hoạt của một số dân tộc ở vùng núi 
 Hoàng Liên Sơn
III.Các hoạt động dạy học chủ yếu
1.Ổn định 
2.Bài cũ: Dãy núi Hoàng Liên Sơn
Hãy chỉ vị trí của dãy núi Hoàng Liên Sơn trên bản đồ tự nhiên Việt Nam & cho biết nó có đặc điểm gì?
Khí hậu ở vùng núi cao Hoàng Liên Sơn như thế nào?
GV nhận xét
3.Bài mới: 
a.Giới thiệu: 
-GV nêu nội dung và yêu cầu bài học.
-Ghi tên bài lên bảng: Một số dân tộc ở Hoàng Liên Sơn .
*Hoạt động1: Hoạt động cá nhân
Dân cư ở vùng núi Hoàng Liên Sơn đông đúc hơn hay thưa thớt hơn so với vùng đồng bằng?
Kể tên các dân tộc ít người ở vùng núi Hoàng Liên Sơn.
Xếp thứ tự các dân tộc (Dao, Thái, Mông) theo địa bàn cư trú từ nơi thấp đến nơi cao.
Hãy giải thích vì sao các dân tộc nêu trên được gọi là các dân tộc ít người?
Người dân ở khu vực núi cao thường đi bằng phương tiện gì? Vì sao?
GV sửa chữa & giúp HS hoàn thiện câu trả lời.
*Hoạt động 2: Thảo luận nhóm
Bản làng thường nằm ở đâu?
Bản có nhiều nhà hay ít nhà?
Nhà sàn được làm bằng vật liệu gì?
Hiện nay nhà sàn ở vùng núi đã có gì thay đổi so với trước đây?
GV sửa chữa & giúp HS hoàn thiện câu trả lời.
*Hoạt động 3: Làm việc cả lớp
Chợ phiên là gì? Nêu những hoạt động trong chợ phiên?
Kể tên một số hàng hoá bán ở chợ? Tại sao chợ lại bán nhiều hàng hoá này? (dựa vào hình 3)
Lễ hội của các dân tộc ở vùng núi Hoàng Liên Sơn được tổ chức vào mùa nào? Trong lễ hội có những hoạt động gì?
Mô tả trang phục truyền thống của các dân tộc trong hình 3, 4, 5
GV sửa chữa & giúp HS hoàn thiện câu trả lời.
4.Củng cố 
GV yêu cầu HS trình bày lại những đặc điểm tiêu biểu về dân cư, sinh hoạt, trang phục, lễ hội của một số dân tộc vùng núi Hoàng Liên Sơn.
5.Dặn dò: 
-GV cùng HS hệ thống nội dung bài học.
-Nhận xét tiết học
-Chuẩn bị bài: Hoạt động sản xuất của người dân ở vùng núi Hoàng Liên Sơn 
HS trả lời
HS nhận xét
-HS lắng nghe.
-HS nhắc lại tên bài.
HS trả lời kết quả trước lớp
HS hoạt động nhóm
Nhà sàn làm bằng các vật liệu tự nhiên như gỗ, tre , nứa .Làm nhà sàn để tránh ẩm thấp , thú dữ
Đại diện nhóm trình bày kết quả làm việc trước lớp
HS trả lời
HS trình bày lại những đặc điểm tiêu biểu về dân cư, sinh hoạt, trang phục, lễ hội của một số dân tộc vùng núi Hoàng Liên Sơn.
RÚT KINH NGHIỆM SAU TIẾT DẠY:
Ngày tháng năm 2013
Môn : Kể chuyện
KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE – ĐÃ ĐỌC
I.Mục tiêu:
1. Rèn kĩ năng nói:
-Biết kể chuyện tự nhiên, bằng lời của mình một câu chuyện (mẩu chuyện, đoạn truyện) đã nghe, đã đọc có nhân vật, có ý nghĩa, nói về lòng nhân hậu, tình cảm thương yêu, đùm bọc lẫn nhau giữa người với người. 
2.Rèn kĩ năng nghe:
-Chăm chú theo dõi bạn kể chuyện. Nhận xét, đánh giá đúng lời kể của bạn, kể tiếp được lời kể của bạn .Lời kể rõ ràng , rành mạch , bước đầu biểu lộ tình cảm qua giọng kể 
3. Thái độ:
-Luôn sống nhân hậu, thương yêu đồng loại. 
II.Chuẩn bị:
-Một số truyện viết về lòng nhân hậu
-Bảng lớp viết đề bài
-Giấy khổ to viết gợi ý 3 trong SGK, tiêu chuẩn đánh giá bài kể chuyện. 
III.Các hoạt động dạy học chủ yếu	
1.Ổn định 
2.Bài cũ: Kể chuyện đã nghe – đã đọc 
Yêu cầu HS kể lại câu chuyện thơ Nàng tiên Ốc 
GV nhận xét & chấm điểm
3.Bài mới: 
a) Giới thiệu bài 
Mỗi em, theo lời dặn của cô chắc đều đã chuẩn bị một câu chuyện mình đã nghe từ ai đó hoặc đã đọc ở đâu đó nói về lòng nhân hậu, tình cảm thương yêu, đùm bọc lẫn nhau giữa người với người. Trong tiết học này, các em sẽ kể cho nhau nghe những câu chuyện đó. Qua tiết học, các em sẽ biết ai chọn được câu chuyện hay nhất, ai kể chuyện hấp dẫn nhất. 
(GV kiểm tra HS đã tìm đọc truyện ở nhà như thế nào) GV mời một số HS giới thiệu những truyện mà các em mang đến lớp 
b) Hướng dẫn HS kể chuyện 
*Hướng dẫn HS hiểu yêu cầu của đề bài
GV gạch dưới những chữ sau trong đề bài giúp HS xác định đúng yêu cầu, tránh kể chuyện lạc đề: Kể lại một câu chuyện em đã được nghe (nghe qua ông bà, cha mẹ hay ai đó kể lại), được đọc (tự em tìm đọc được) về lòng nhân hậu.
GV nhắc HS: những bài thơ, truyện đọc được nêu làm ví dụ (Mẹ ốm, Các em nhỏ và cụ già, ) là những bài trong SGK, giúp các em biết những biểu hiện của lòng nhân hậu. Em nên kể những câu chuyện ngoài SGK. Nếu không tìm được câu chuyện ngoài SGK, em có thể kể một trong những truyện đó. Khi ấy, em sẽ không được tính điểm cao bằng những bạn tự tìm được truyện.
GV dán bảng tờ giấy đã viết sẵn dàn bài kể chuyện, nhắc HS:
+ Trước khi kể, các em cần giới thiệu với các bạn câu chuyện của mình (Tên truyện; Em đã nghe câu chuyện từ ai hoặc đã đọc truyện này ở đâu?)
+ Kể chuyện phải có đầu có cuối, có mở đầu, diễn biến, kết thúc.
GV lưu ý: Với những truyện khá dài mà HS không kể hết được, GV cho phép HS chỉ cần kể 1, 2 đoạn – chọn đoạn có sự kiện nổi bật, có ý nghĩa. Nếu có bạn tò mò muốn nghe tiếp câu chuyện, các em có thể kể lại cho các bạn nghe hết câu chuyện vào giờ ra chơi hoặc sẽ cho bạn muợn truyện để đọc. 
*HS thực hành kể chuyện, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện 
Yêu cầu HS kể chyện theo nhóm 
 b) Yêu cầu HS thi kể chuyện trước lớp
- GV mời những HS xung phong lên trước lớp kể chuyện
- GV dán lên bảng tiêu chuẩn đánh giá bài kể chuyện
- GV cùng HS nhận xét, tính điểm thi đua.
3.Củng cố, dặn dò: 
GV nhận xét tiết học, khen ngợi những HS kể hay, nghe bạn chăm chú, nêu nhận xét chính xác, biết đặt câu hỏi ...  cho HS tự xem bảng
 - HS trả lời câu hỏi
a) Số trường THCS: 9 873
b) Số HS tiểu học là: 8 350 191
c) Số GV THPT là: 97 714
- 1 HS đọc đề bài
- Cả lớp làm vào vở
- HS làm bảng viết số
- HS trình bày kết quả
32 000 000, 32 516 000, 32 516 497, 834 291 712, 308 250 705,500 209 037
-HS đọc
- 3 HS lên bảng viết số
- HS cả lớp làm vào vở
-3 HS lần lượt trả lời
-Cả lớp nhận xét
 3.Củng cố - dặn dò:
- GV tổng kết tiết học
- Chuẩn bị bài “Luyện tập”
RÚT KINH NGHIỆM SAU TIẾT DẠY:
Ngày tháng năm 2013
Môn: Toán
Luyện tập
I/Mục tiêu: Giúp HS
 - Đọc, viếtt được 1 số đến lớp triệu
 - Bước đầu nhận biết được giá trị của mỗi chữ số theo vị trí của nó trong mỗi số
 BT : 1,2,3( a,b,c), 4 ( a,b ).
II/Đồ dùng dạy học:
-Viết bài 1 vào giấy khổ to 
III/Các hoạt động dạy- học:
1)/Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 3 HS lên bảng giải bài 3
- GV nhận xét và chấm điểm 
2)Dạy bài mới
 a.Giới thiệu bài
 Hôm nay, các em sẽ luyện tập về đọc, viết số, thứ tự so các số có nhiều chữ số
 b.Hướng dẫn luyện tập
*Bài 1:
 GV yêu cầu HS quan sát mẫu và viết vào 6 tiếng
 -Cho HS làm bài
 -Cho HS kiểm tra bài làm của mình
*Bài 2:
 - GV viết các số lên bảng
 32 640 507
 8 500 658
830 402 960
 85 000 120
178 320 005
 1 000 001
*Bài 3: 
 - GV cho HS viết số vào vở
 - GV nhận xét phần viết và thống nhất kết quả
-Toàn HS đọc to và làm mẫu, nêu cụ thể cách viết
-HS đọc từng số
- Cả lớp viết vào vở
a) 613 000 000
 b) 131 405 000 
 c) 512 326 103 
 d) 816 004 702
 e) 800 004 720
- HS nhận xét
*Bài 4:
 - HS đọc yêu cầu BT 4
 - GV hướng dẫn HS cách làm
 - GV viết số 571 638 yêu cầu HS chỉ vào chữ số 5 trong số 571 683
 - Các số còn lại làm tương tự
 b) 571 638
 c) 836 571
-1 HS đọc to
-HS nêu chữ số 5 thuộc hàng trăm nghìn nên giá trị của nó là năm trăm nghìn
b)500 000
c) 500
3.Củng cố - dặn dò:
 -GV nhận xét tiết học
 -Chuẩn bị bài sau”Luyện tập”
RÚT KINH NGHIỆM SAU TIẾT DẠY:
Ngày tháng năm 2013
Môn : Toán
Luyện tập
I/Mục tiêu: Giúp HS cũng cố
 -Đäc, viÕt thành thạo số đến lớp triệu
 -Nhận biết được giá trị của từng chữ số theo hàng và lớp
 BT : 1( chỉnêu giá trị chữ số 3), 2 (a,b),3 (a), 4 . 
II/Đồ dùng dạy học:
-Viết bài 4, 5 vào giấy khổ to 
III/Các hoạt động dạy- học:
1)Giới thiệu bài: 
Luyện tập
2)Hướng dẫn luyện tập
*Bài 1; 
GV viết các số lên bảng
 -HS đọc, nêu giá trị của chữ số 3
 -HS tự làm bài
 -GV chữa bài nhận xét
a)35 627 449 đọc: ba mươi lăm triệu sáu trăm hai mươi bảy nghìn bốn trăm bốn mươi chín
 -Chữ số 3 là 30 000 000
b) 123 456 789
c) 82 175 263
d) 850 003 200
*Bài 2: 
-GV cho HS đọc yêu cầu BT
 -GV cho HS tự phân tích
 -GV và HS nhận xét kết quả
 a)5 760 342 ; c) 50 076 342
 d)5 706 342 ; e) 50 634 002
*Bài 3: 
-GV cho -HS đọc yêu cầu đề
 -Trả lời câu hỏi SGK
*Bài 4:
 -GV cho HS đọc yêu cầu bài
 -Yêu cầu HS đếm thêm 100 triệu từ 100 triệu đến 900 triệu
GV hỏi: Nếu ủeỏm thêm thì được số tiếp theo 900 triệu là số nào ? (1 000 triệu) còn gọi là 1 tỉ. 
 + 1 tỉ viết là 1 000 000 000
-HS làm bài tập 4
*Bài 5: 
 -HS đọc yêu cầu BT 5
 -Cho HS quan sát lược đồ nêu số dân của một số tỉnh, thành phố
-HS làm bài theo cặp
-HS làm vào vở
-Cả lớp chữa bài
b)50 000
c) 5 000
d) 50 000 000
-1 HS đọc to
-HS viết vào vở
-HS chữa bài
-1 HS đọc đề
-HS trả lời
- HS đọc yêu cầu bài
-HS nêu cách viết vào chỗ chấm
- HS quan sát lược đồ nêu số dân của một số tỉnh, thành phố
3)Củng cố - dặn dò:
 -GV nhận xét tiết học
 -Chuẩn bị bài sau: Dãy số tự nhiên
RÚT KINH NGHIỆM SAU TIẾT DẠY:
Ngày tháng năm 2013
Môn : Toán
Dãy số tự nhiên
I/Mục tiêu:
 Giúp hS
 -Bước đầu nhận biết về số tự nhiên, dãy số tự nhiên 
 -Tự nêu được một số đặc điểm của dãy số tự nhiên
 BT :1,2,3,4 (a) .
II/Đồ dùng dạy học:
 Vẽ sẵn tia số vào bảng
III/Các hoạt động dạy- học:
1)/Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 4 HS lên bảng giải bài 2
- GV nhận xét và chấm điểm 
2)Dạy bài mới
 a.Giới thiệu bài:
 Hôm nay các em sẽ được biết về số tự nhiên và dãy số tự nhiên
 b.Giới thiệu sốtự nhiên và dãy số tự nhiên:
 -GV gợi ý cho HS nêu một vài số đã học
 -GV giới thiệu số tự nhiên
 -Cả lớp nhận xét
 -GV hướng dẫn HS viết lên bảng các số tự nhiên theo thứ tự từ bé đến lớn bắt đầu 0
 -HS nêu lại đặc điểm dãy số tự nhiên
Kết luận: Tất cả các số tự nhiên viết theo thứ tự từ bé đến lớn tạo thành dãy số tự nhiên
 -GV nêu lần lượt từng dãy số
 -Cho HS nhận xét
 0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7 , 8, 9, 10
 ba dấu chấm chỉ chữ các số tự nhiên lớn hơn 10
 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7 , 8, 9, 10
 0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7 , 8, 9, 10 
-GV nêu:Đây cũng là một bộ phận của dãy số tự nhiên
 -GV cho HS quan sát tia số
15, 368, 10, 1, 1999
-2 HS đọc
-4-5 em kể thêm về số tự nhiên 0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7 , 8, 9, 10100
-HS nhắc lại
-HS nhận xét
 -Là dãy số tự nhiên
-Không phải là số tự nhiên vì thiếu số 0
-Không phải là số tự nhiên vì thiếu 3 dấu chấm
-HS nhắc lại
 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
-GV nêu: Đây là tia số, trên tia số này mỗi số của dãy số tự nhiên ứng với một điểm của tia số, ta đã biểu diễn dãy số tự nhiên trên tia số
-HS laộng nghe
 c.Giới thiệu một số đặc điểm của dãy số tự nhiên
 -GV hướng dẫn HS nhận xét đặc điểm của dãy số tự nhiên
 -Thêm một vào bất cứ số nào cũng được số tự nhiên liền sau, như thế số tự nhiên có thể kéo dài mãi, điều đó chứng tỏ không có số tự nhiên lớn nhất
 VD: 100 thêm 1 được 101
 Bớt 1 ở bát kỳ số nào (khác 0) cũng được số tự nhiên liền trước số đó, không thể bớt 1 ở số 0 để được số tự nhiên nên không có số tự nhiên nào liền trước số 0 và số 0 là số tự nhiên bé nhất
GV nhận xét:
Kết luận: Trong dãy số tự nhiên, hai số liên tiếp thì hơn hoặc kém nhau 1 đơn vị
 c.Thực hành
*Bài 1 và bài 2:
 -Cho -HS đọc yêu cầu BT
 -GV tổ chức cho HS tự làm bài
 -GV nêu câu hỏi
 +Muốn tìm số liền sau của một số ta làm như thế nào ?
 +Muốn tìm số liền trước của 1 số ta làm gì ?
 -GV chữa bài
*Bài 3:
 -Cho HS đọc yêu cầu đề
 -GV hỏi: Hai số tự nhiên liên tiếp hơn hoặc kém nhau bao nhiêu đơn vị ?
 -Cho HS làm bài
 -Cho HS chữa bài và nêu kết quả
a) 4, 5 ; b) 86, 87, 88; c) 806, 807, 898 
*Bài 4
 -Cho -HS đọc yêu cầu bài
 -Cho HS làm bài
 -HS chữa bài
-HS nêu :0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7 , 8, 9, 10
-HS nhắc lại đặc điểm
VD: 5 và 6, 120 và 121
VD: 121 - 1 = 120
 -HS cho vài ví dụ khác
-1 HS đọc to
-2 HS làm bài lên bảng
-Cả lớp làm bài vào vở
-HS trả lời
-Ta lấy số đó cộng 1
-Ta lấy số đó trừ đi 1
-Cả lớp cùng chữa bài
-HS đọc yêu cầu đề
-Hai số tự nhiên liên tiếp hơn hoặc kém nhau 1 đơn vị 
-2 HS lên bảng làm
-Cả lớp làm bài
-1 HS đọc to
-HS làm vào vở
-HS nêu kết quả
909, 911, 912, 913, 914, 915, 916
0, 2, 4, 6, 8, 10, 12, 14, 16, 18, 20
1, 3, 5, 7, 9, 11, 13, 15, 17, 19, 21
3.Củng cố - dặn dò:
 -GV tổng kết tiết học
 -Chuẩn bị bài sau: Viết số tự nhiên trong hệ thập phân
RÚT KINH NGHIỆM SAU TIẾT DẠY:
Ngày tháng năm 2013
Môn : Toán
Viết số tự nhiên trong hệ thập phân
I/Mục tiêu:
 -Biết sử dụng mười chữ số để viết số trong hệ thập phân 
 -Nhận biết được giá trị cũa chữ số phụ thuộc vào vị trí của chữ số đó trong một số cụ thể
 BT : 1,2,3( Viết giá trị chữ số 5 )
II/Đồ dùng dạy học:
 Giấy khổ to viết sẵn nội dung của BT 1, BT 3
III/Các hoạt động dạy- học:
 1)/Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 3 HS lên bảng giải bài 4
- GV nhận xét và chấm điểm 
 2)Dạy bài mới
 a.Giới thiệu bài:
 Hôm nay các em sẽ được nhận biết một số đặc điểm đơn giản của hệ thập phân
 b.Đặc điểm của hệ thập phân
 -GV viết bảng bài tập và yêu cầu HS làm
10 đơn vị = 1 chục
10 chục = 1 trăm
10 trăm = 10 nghìn
10 nghìn = 1 chục nghìn
10 chục nghìn = 1 trăm nghìn
-với mười chữ số: 0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9 có thể viết được mọi số tự nhiên
GV hỏi: Trong hệ thập phân cứ 10 đơn vị ở một hàng thì tạo thành mấy đơn vị ở hàng trên liên tiếp nó ?
 -GV khẳng định chính vì thế ta gọi đây là hệ thập phân
GV nêu: Viết số tự nhiên với các đặc điểm như trên được gọi là viết số tự nhiên trong hệ thập phân
 c.Luyện tập thực hành
*Bài 1: 
-HS đọc yêu cầu đề
 -GV đọc số
 -GV cho HS chữa bài
-1 HS lên bảng làm
-HS cả lớp làm bài vào giấy nháp 
-Trong hệ thập phân cứ 10 đơn vị ở một hàng thì tạo thành 1 đơn vị ở hàng trên liên tiếp nó 
-1 HS đọc to
 -HS viết số rồi nêu số đó
Đọc số
Viết số
Số gồm có
Tám mươi nghìn bảy trăm mười hai
Năm nghìn tám trăm sáu mươi tư
Hai nghìn không trăm hai mươi
Năm mươi lăm nghìn năm trăm
Chín triệu năm trăm linh chín
80 712
5 864
2 020
55 500
9 000 509
8 chục nghìn, 7 trăm, 1 chục, 2 đơn vị
5 nghìn, 8 trăm . 6 chục, 4 đơn vị
2 nghìn, 2 chục
5 chục nghìn, 5 nghìn, 5 trăm
9 triệu, 5 trăm, 9 đơn vị
-GV nhận xét và cho điểm
*Bài 2: 
-Cho HS làm bài theo mẫu
 -GV chữa bài và nhận xét
*Bài 3:
 -HS đọc yêu cầu BT
 -Cho HS nêu giá trị của chữ số 5 trong từng số.
 -GV nhận xét
 5, 50, 500, 5 000, 5000 000 
-Cả lớp làm bài vào vở
 387 = 300 + 80 + 7
-1 HS đọc to
-Cả lớp làm vào vở
-HS trình bày kết quả
3.Củng cố - dặn dò:
 -GV tổng kết tiết học
 -Chuẩn bị bài sau: “So sánh và xếp thứ tự các số tự nhiên
RÚT KINH NGHIỆM SAU TIẾT DẠY:

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 3 CKTKN moi truong.doc