Giáo án các môn học lớp 5 - Tuần 25 - Trường Tiểu học Dương Quang A

Giáo án các môn học lớp 5 - Tuần 25 - Trường Tiểu học Dương Quang A

 NHÂN SỐ ĐO THỜI GIAN VỚI MỘT SỐ (tr. 135)

 I. MỤC TIÊU

 - Thực hiện phép nhân số đô thời gian với một số.

 - Vận dụng để giải một số bài toán có nội dung thực tế.

 Bài tập cần thực hiện: Bài 1.

 II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

 Bảng nhóm

 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

 1. Kiểm tra bài cũ: (4’)

 Gọi 2 em làm bài tập sau:

 Trong 5 giờ 30 phút một chú công nhân làm được 3 chi tiết máy. Chi tiết máy thứ nhất làm hết 1 giờ 30 phút, chi tiết máy thứ hai làm hết 1 giờ 40 phút. Hỏi chi tiết máy thứ ba làm hết bao nhiêu phút.

 

doc 22 trang Người đăng minhanh10 Lượt xem 399Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn học lớp 5 - Tuần 25 - Trường Tiểu học Dương Quang A", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai ngày 3 tháng 3 năm 2014
Tiết 1 – Buổi sáng – Chào cờ
Tiết 1 – Buổi sáng – Toán
 NHÂN SỐ ĐO THỜI GIAN VỚI MỘT SỐ (tr. 135)
	I. MỤC TIÊU 
 	- Thực hiện phép nhân số đô thời gian với một số.
	- Vận dụng để giải một số bài toán có nội dung thực tế.
	Bài tập cần thực hiện: Bài 1.
 	II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 	Bảng nhóm
	III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
 	1. Kiểm tra bài cũ: (4’)
	Gọi 2 em làm bài tập sau: 
	Trong 5 giờ 30 phút một chú công nhân làm được 3 chi tiết máy. Chi tiết máy thứ nhất làm hết 1 giờ 30 phút, chi tiết máy thứ hai làm hết 1 giờ 40 phút. Hỏi chi tiết máy thứ ba làm hết bao nhiêu phút.
	- Nhận xét, chấm điểm. 
	2. Dạy học bài mới. (30’)
	2.1. Giới thiệu bài:
 	 Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
2.2 Bài mới
a) Hướng dẫn hình thành kĩ năng
Ví dụ 1:Nêu ví dụ 1
-Thảo luận nhóm đôi, tìm cách đặt tính và tính vào vở nháp.
- Đánh giá, kết luận về cách đặt tính và tính phép nhân nêu trên.
- Trình bày trên bảng, các Hs khác nhận xét.
 Ví dụ 2:Nêu ví dụ 2.
- Nêu phép tính tương ứng.
-Kết luận: Khi nhân số đo thời gian với 1 số cần thực hiện phép nhân theo từng đơn vị đo. Nếu phần số đo theo đơn vị phút, giây lớn hơn hoặc bằng 60 thì cần đổi sang đơn vị hàng lớn hơn liền kề. Mở rộng với đơn vị đo thời gian khác.
1Hs lên bảng đặt tính và tính.
Hs khác nhận xét kết quả rồi nêu ý kiến cần đổi: 75 phút = 1 giờ 15 phút.
b) Luyện tập.
Bài 1.
- 2- 3 em đọc yêu cầu 
-Chấm, sửa bài, nhận xét.
Cá nhân làm bài vào vở, 2 em làm bào vào bảng nhóm.
 a) 3 giờ 12 phút x 3 = 9 giờ 36 phút
 4 giờ 23 phút x 4 = 16 giờ 92 phút = 17 giờ 32 phút
 12 phút 25 giây x 5 = 60 phút 125 giây = 1 giờ 2 phút 5 giây
 b) 4,1 giờ x 6 = 24,6 giờ
 3,4 phút x 4 = 13,6 phút
 9,5 giây x 3 = 28,5 giây
3.Củng cố - Dặn dò:
 -Chuẩn bị bài cho tiết sau.
 Tiết 4 – Buổi sáng – Tập đọc
NGHĨA THẦY TRÒ
 Theo Hà Ân
	I. MỤC TIÊU 
	-Biết đọc diễm cảm bài văn với giọng ca ngợi, tôn kính tấm gương cụ giáo Chu.
-Hiểu ý nghĩa: Ca ngợi truyền thống tôn sư trọng đạo của nhân dân ta, nhắc nhở mọi người cần giữ gìn, phát huy truyền thống tốt đẹp đó. (Trả lời được các câu hỏi trong SGK).
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 - Tranh minh hoạ sách giáo khoa, bảng phụ viết sẵn đoạn văn đọc diễn cảm.
	III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
 	1. Kiểm tra bài cũ: (4’)
	Gọi 2 em đọc thuộc lòng bài thơ Cửa sông và trả lời về nội dung bài.
	- Nhận xét, chấm điểm. 
	2. Dạy học bài mới. (30’)
	2.1. Giới thiệu bài:
 Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
2.2 Bài mới
a) Luyện đọc.
- 1 em khá, giỏi đọc bài.
-Chia đoạn.
- Đ1: ... rất nặng.
- Đ2: ... tạ ơn thầy.
- Đ3: ... phần còn lại.
- Đọc nối tiếp đoạn
3 em đọc nối tiếp đoạn lần 1.
- Luyện đọc từ, tiếng khó đọc
- tề tựu, ngay ngắn, dạ ran, sáng sủa,..
- Đọc nối tiếp đoạn
- Đọc nối tiếp đoạn trong nhóm đôi
1 em đọc chú giải.
- Đọc nhóm đôi.
- 3 em đọc nối tiếp đoạn lần 2.
- Luyện đọc câu dài
- Bây giờ, nhân có đông đủ môn sinh, thầy muốn mời tất cả các anh theo thầy tới thăm một người mà thầy mang ơn rất nặng.
- Đọc mẫu và hướng dẫn đọc bài: giọng nhẹ nhàng trang trọng; lời thầy Chu với học trò ôn tồn thân mật, với cụ đồ già thì kính cẩn.
b) Tìm hiểu bài.
- Cá nhân đọc thầm toàn bài, trao đổi thảo luận nhóm đôi , trả lời câu hỏi.
- Các môn sinh của cụ giáo Chu đến nhà thầy để làm gì?
- Mừng thọ thầy.
-Việc làm đó thể hiện điều gì?
- yêu quý, kính trọng thầy.
- Tìm những chi tiết cho thấy học trò rất tôn kính cụ giáo Chu.
- Từ sáng sớm, dâng biếu...
- Tình cảm của cụ giáo Chu đối với người thầy đã dạy mình thủa học vỡ lòng như thế nào? Tìm những chi tiết biểu hiện tình cảm đó.
- Tôn kính cụ đồ, “Lạy thầy! ..”
- Những thành ngữ, tục ngữ nào dưới đây nói lên bài học mà các môn sinh nhận được trong ngày mừng thọ cụ?
a) Tiên học lễ, hậu học văn.
b) Uống nước nhớ nguồn.
c) Tôn sư trọng đạo.
d) Nhất tự vi sư, bán tự vi sư.
- Em hiểu các câu thành ngữ, tục ngữ trên như thế nào?
- Trả lời theo ý hiểu
- Em còn biết câu thành ngữ, tục ngữ, ca dao nào có nội dung như vậy nữa không?
- Không thầy đố mày làm nên; Kính thầy yêu bạn; Cơm cha, áo mẹ, chữ thầy. Làm sao cho bõ những ngày ước ao?...
- Dựa vào nội dung tìm hiểu, em hãy nêu nội dung chính của bài.
- Nêu nội dung
c) Luyện đọc diễn cảm:
 3 học sinh đọc toàn bài.
Nhận xét, tìm giọng đọc phù hợp.
- Giáo viên đọc mẫu.
- Khi đọc cần nhấn giọng ở những từ ngữ nào?
- 3 - 4 em nêu
- Luyện đọc diễn cảm
- Đọc diễn cảm trong nhóm đôi.
- Tổ chức thi đọc diễn cảm.
- 3 em thi đọc diễn cảm đoạn 3.
- Nhận xét, đánh giá.
3.Củng cố - Dặn dò:
 -Chuẩn bị bài cho tiết sau.
 ********************************************************************
Thứ ba ngày 04 tháng 3 năm 2014
Tiết 1 – Buổi sáng – Toán
 CHIA SỐ ĐO THỜI GIAN CHO MỘT SỐ
	I. MỤC TIÊU 
 	- Thực hiện phép chia số đo thời gian cho một số.
	- Vận dụng để giải một số bài toán có nội dung thực tế.
	Bài tập cần thực hiện: Bài 1.
 	II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 	Bảng nhóm
	III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
 	1. Kiểm tra bài cũ: (4’)
	Gọi 2 em làm bài tập sau: Tính:
a. 5 giờ 4 phút x 6= b. 4,3 giờ x 4= c. 2,5 phút x 6= 
d. 2 giờ 23 phút x 5 = e. 3 phút 5 giây x 7=
	- Nhận xét, chấm điểm. 
	2. Dạy học bài mới. (30’)
	2.1. Giới thiệu bài:
 	 Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
2.2 Bài mới
a) Hướng dẫn thực hiện phép chia số đo thời gian cho một số.
Ví dụ 1:Nêu ví dụ 1
- Hs nêu phép tính tương ứng.
Thảo luận nhóm đôi, tìm cách đặt tính và tính vào nháp.
- Đánh giá, kết luận về cách đặt tính và tính phép chia nêu trên.
1Hs trình bày trên bảng, các Hs khác nhận xét
42 phút 30 giây 3
12 14 phút 10 giây
 0 30 giây
 00
42 phút 30 giây : 3 = 14 phút 10 giây
Ví dụ 2: Nêu ví dụ 2, 
-Hs nêu phép tính tương ứng.
1Hs lên bảng đặt tính và tính
Lưu ý: Cho Hs nhận xét kết quả rồi nêu ý kiến cần đổi: 3 giờ ra phút, cộng với 40 phút rồi chia tiếp.Yêu cầu Hs tiếp tục thực hiện phép chia.
7 giờ 40 phút 4
3 giờ = 180 phút 1 giờ 55 phút
 220 phút
 20
 0
7 giờ 40 phút : 4 = 1 giờ 55 phút
-Kết luận: Khi chia số đo thời gian cho 1 số cần thực hiện phép chia từng số đo theo từng đơn vị cho số chia. Nếu phần dư khác không thì ta chuyển đổi sang đơn vị hàng nhỏ hơn liền kề rồi chia tiếp. 
Hs nêu nhận xét về cách chia số đo thời gian cho một số
b) Luyện tập.
Bài 1.
2- 3 em đọc yêu cầu 
-Lưu ý giúp Hs yếu cách đặt tính và tính, chú ý phần đổi đơn vị đo thời gian. 
Cá nhân đặt tính và tính vào vở. 4 em làm bài vào bảng nhóm
-Chấm, sửa bài, nhận xét.
a) 24 phút 12 giây 4
 24 6 phút 3 giây
 0 12 giây
 0
24 phút 12 giây : 4 = 6 phút 3 giây
b)35 giờ 40 phút 5
 35 7 giờ 8 phút
 0 40 phút
 0
35 giờ 40 phút : 5 = 7 giờ 8 phút
c) 10 giờ 48 phút 9
 1 giờ = 60 phút 1 giờ 12 phút
 108 phút
 18
 0
10 giờ 48 phút : 9 = 1 giờ 12 phút
d) 18,6 phút 6
 0 6 3,1 phút
 0
18,6 phút : 6 = 3, 1 phút
3.Củng cố - Dặn dò:
- Nhận xét tiết học. 
 -Chuẩn bị bài cho tiết sau.
*******************************
Tiết 2 – Buổi sáng – Chính tả- Nghe - viết:
LỊCH SỬ NGÀY QUỐC TẾ LAO ĐỘNG
	I. MỤC TIÊU 
 	-Nghe-viết đúng bài CT; không mắc quá 5 lỗi trong bài, trình bày đúng hình thức bài văn.
	-Tìm được các tên riêng theo yêu cầu của BT2 và nắm vững quy tắc viết hoa tên riêng nước ngoài, tên ngày lễ.
	II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 - Như sách thiết kế.
	III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
 	1. Kiểm tra bài cũ: (4’)
	Gọi 2 em lên bảng lớp, dưới lớp viết vào nháp 4 tên riêng: Nguyễn Văn Trỗi, Võ Thị Sáu, Cù Chính Lan, Bế Văn Đàn 
	- Nhận xét, chấm điểm. 
	2. Dạy học bài mới. (30’)
	2.1. Giới thiệu bài:
	 Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
2.2 Bài mới
- 2 em đọc nối tiếp đoạn viết .
- Đoạn văn nói về điều gì?
- Giải thích lịch sử ra đời của Ngày Quốc tế Lao động 1-5.
- Đọc và viết các từ khó.
- Chi-ca-gô, Niu Y-oóc, Ban-ti-mo, Pit-sbơ-nơ.
- Đọc mẫu lần 1.
- Viết bài vào vở.
- Đọc lần 2.
- Soát lỗi.
- Thu vài bài chấm, nhận xét bài viết
- Nộp vở.
b) Bài tập
- 2 em nối tiếp đọc thành tiếng yêu cầu và nội dung bài tập 2.
- 1 em đọc chú giải.
- Lớp làm bài theo nhóm đôi, 2 học sinh đại diện làm bảng nhóm.
- Nêu các tên riêng
Tên riêng: Ơ-gien Pô-chi-ê, Pi-e Đơ-gây-tê, Pa-ri. Pháp
- Nêu quy tắc viết hoa tên người, tên địa lý nước ngoài.
- 2 em nêu quy tắc viết hoa tên người, tên địa lý nước ngoài.
- Kết luận lời giải đúng.
- Trình bày, nhận xét
3.Củng cố - Dặn dò:
 -Chuẩn bị bài cho tiết sau.
******************************
Tiết 2 – Buổi chiều – Kể chuyện
KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC
	I. MỤC TIÊU 
	-Kể lại được câu chuyện đã nghe, đã đọc về truyền thống hiếu học hoặc truyền thống đoàn kết của dân tộc Việt Nam; hiểu nội dung chính của câu chuyện.
	II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 - Một số câu chuyện
	III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
	1. Kiểm tra bài cũ: (4’)
	Gọi 3 em nối tiếp nhau kể lại truyện Vì muôn dân.
	- Nhận xét, chấm điểm. 
	2. Dạy học bài mới. (30’)
	2.1. Giới thiệu bài:
 	 Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
2.2 Bài mới
a) Tìm hiểu đề bài
- Dùng phấn màu gạch chân các từ quan trọng.
Đọc đề bài: Em hãy kể một câu chuyện em đã nghe, đã đọc nói về truyền thống hiếu học hoặc truyền thống đoàn kết của dân tộc Việt Nam.
- 4 học sinh nối tiếp nhau đọc phần gợi ý sách giáo khoa.
- Nối tiếp nhau giới thiệu những câu chuyện mà em sẽ kể cho các bạn nghe.
b) Kể chuyện trong nhóm:
- Xếp HS có cùng câu chuyện ngồi vào một nhóm
- Kể chuyện, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện, nhận xét từng bạn kể trong nhóm đôi.
- Gợi ý cho học sinh câu hỏi để trao đổi:
- Chi tiết nào trong truyện làm bạn nhớ nhất?
- Trả lời trong nhóm
- Hành động nào của nhân vật làm bạn nhớ nhất?
- Câu chuyện muốn nói với chúng ta điều gì?
- Bạn hiểu điều gì qua câu chuyện?
c) Thi kể chuyện và trao đổi về ý nghĩa của truyện:
- Nối tiếp nhau kể, lớp theo dõi, nhận xét, trao đổi với bạn.
- Nhận xét, tuyên dương.
- Bình chọn bạn có giọng kể hay, hấp dẫn nhất.
- Theo em truyền thống hiếu học mang lại lợi ích gì cho dân tộc?
- Theo em truyền thống đoàn kết có nghĩa là gì?
3.Củng cố - Dặn dò:
 -Chuẩn bị bài cho tiết sau.
**********************************
Tiết 3 – Buổi chiều – Luyện từ và câu
MỞ RỘNG VỐN TỪ: TRUYỀN THỐNG 
	I. MỤC TIÊU 
	- Biết một số từ liên quan đến Truyền thống dân tộc.
	-Hiểu nghĩa từ ghép Hán Việt: Truyền thống gồm từ truyền (trao lại, để lại cho người sau, đời sau) và từ thống (nối tiếp nhau không dứt); làm được cá ... bài, nhận xét.
Bài 2 (a).
-Yêu cầu Hs nhắc lại cách tính giá trị biểu thức có dấu ngoặc đơn, không có dấu ngoặc đơn.
-Nhắc lại cách tính giá trị biểu thức có dấu ngoặc đơn, không có dấu ngoặc đơn.
Cá nhân làm bài vào vở, 2 em làm bảng nhóm.
a) (2 giờ 30 phút + 3 giờ 15 phút) x 3 = 5 giờ 45 phút x 3 = 17 giờ 15 phút
b) 2 giờ 30 phút + 3 giờ 15 phút x 3 = 2 giờ 30 phút + 9 giờ 45 phút
 = 12 giờ 15 phút 
-Chấm, sửa bài, nhận xét.
Bài 3.
2- 3 em đọc yêu cầu 
-Thảo luận nhóm 4 tìm kết quả.
-Gọi Hs báo cáo kết quả, yêu cầu Hs trình bày lại cách làm của mình để đi đến kết quả đó.
Bài 4.
-3 Hs đọc và tìm hiểu đề bài.
- Để tính được thời gian tàu đi từ ga này đến ga kia ta làm thế nào?
Lưu ý : từ ga HN đi từ 22 giờ đêm hôn trước, tời ga Lào Cai 6 giờ sáng hôm sau.
- Ta lấy thời gian tới trừ đi thời gian khởi hành.
-Chấm, sửa bài, nhận xét.
-Thảo luận nhóm 4 tìm kết quả.
 HN - HP: 8 giờ 10 phút - 6 giờ 05 phút = 2 giờ 5 phút 
 HN- LC: (6 giờ + 24 giờ) - 22 giờ = 8 giờ
 HN - QT: 17 giờ 25 phút - 14 giờ 20 phút = 3 giờ 5 phút
 HN- ĐĐ: 11 giờ 30 phút - 5 giờ 45 phút = 5 giờ 45 phút
3.Củng cố - Dặn dò:
 -Chuẩn bị bài cho tiết sau.
****************************
Tiết 3 – Buổi sáng – Luyện từ và câu
LUYỆN TẬP THAY THẾ TỪ NGỮ 
ĐỂ LIÊN KẾT CÂU
	I. MỤC TIÊU 
 -Hiểu và nhận biết được những từ chỉ nhân vật Phù Đổng Thiên Vương và những từ dùng để thay thế trong BT1; thay thế được những từ ngữ lặp lại trong hai đoạn văn theo yêu cầu của BT2.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 - Như sách thiết kế.
	III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
	1. Kiểm tra bài cũ: (4’)
	Gọi 2 em lên bảng đặt câu với chủ điểm truyền thống.
	- Nhận xét, chấm điểm. 
	2. Dạy học bài mới. (30’)
	2.1. Giới thiệu bài:
 	 Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
2.2 Bài mới
Bài 1
1- 2 em đọc yêu cầu của bài tập 1.
Lớp tự làm bài.
1 học sinh trình bày kết quả làm việc, các bạn khác theo dõi, nhận xét, bổ sung
.- Những từ chỉ nhân vật Phù Đổng Thiên Vương 
- trang nam nhi, tráng sĩ ấy, người trai làng Phù Đổng
- Việc dùng các từ ngữ khác thay thế cho nhau như vậy có tác dụng gì?
- Tránh lặp và rút gọn văn bản.
Bài 2.
2- 3 em đọc yêu cầu 
- Giáo viên gợi ý:
- Cá nhân tự làm bài, 1 học sinh làm bảng nhóm.
+ Đọc kĩ đoạn văn, gạch chân những từ bị lặp.
+ Tìm từ thay thế.
+ Viết lại đoạn văn đã sử dụng từ thay thế.
- Kết luận lời giải đúng.
– Người thiếu nữ họ Triệu; Nàng; nàng; Người con gái vùng núi Quan Yên.
3.Củng cố - Dặn dò:
 -Chuẩn bị bài cho tiết sau.
************************************
Tiết 4 - Buổi sáng - Đạo đức
EM YÊU HOÀ BÌNH (Tiết 1)
	I. MỤC TIÊU 
 	Học xong bài này, HS biết :
- Nêu được những điều tốt đẹp do hòa bình đem lại cho trẻ em.
- Nêu được các biểu hiện của hòa bình trong cuộc sống hằng ngày.
- Yêu hòa bình, tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ hòa bình phù hợp với khả năng do nhà trường, địa phương tổ chức.
	II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
	 - Tranh ảnh về cuộc sống của trẻ em và nhân dân những nơi có chiến tranh
 - Thẻ màu cho HĐ 2 
	III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
 	 Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
2.2 Bài mới
* Khởi động: HS hát bài Trái đất này là của chúng em, nhạc: Trương quang Lục, thơ Định Hải 
- Lớp hát 
- Bài hát nói lên điều gì?
- Trái đất này đều là của chúng ta 
- Để trái đất mãi mãi tươi đẹp yên bình, chúng ta cần phải làm gì?
- HS trả lời theo ý hiểu
a) Tìm hiểu thông tin
- Quan sát tranh
- Quan sát các tranh ảnh về cuộc sống của nhân dân và trẻ em các vùng có chiến tranh, về sự tàn phá của chiến tranh và hỏi:
- 2 em đọc thông tin trang 37, 38 SGK và thảo luận theo nhóm đôi 3 câu hỏi trong SGK
- Em thấy những gì trong tranh, ảnh đó?
- Trả lời theo ý hiểu
KL: Chiến tranh chỉ gây ra đổ nát, đau thương, chết chóc, bệnh tật, đói nghèo, thất học...vì vậy chúng ta phải cùng nhau bảo vệ hoà bình, chống chiến tranh 
b) Bày tỏ thái độ( bài tập 1 SGK)
- HS đọc thông tin và thảo luận
- Lần lượt đọc từng ý kiến trong bài tập 1
- Bày tỏ các ý kiến bằng cách giơ thẻ màu theo quy ước 
- Gọi vài HS giải thích lí do tại sao em đồng ý hay không đồng ý 
- Đại diện nhóm trả lời 
KL: các ý kiến a,d là đúng. Các ý kiến b, c là sai. Trẻ em có quyền được sống trong hoà bình và có trách nhiệm tham gia bảo vệ hoà bình
c) Làm bài tập 2
2-3 em đọc yêu cầu
- Trao đổi nhóm đôi
KL: Để bảo vệ hoà bình, trước hết mỗi người phải có lòng yêu hoà bình và thể hiện điều đó ngay trong cuộc sống hằng ngày, trong các mối quan hệ giữa con người với con người, giữa các dân tộc quốc gia này với các dân tộc quốc gia khác như các hành động, việc làm b, c trong bài tập 2
- Một số hS trình bày ý kiến trước lớp 
3.Củng cố - Dặn dò:
 -Chuẩn bị bài cho tiết sau.
Tiết 1 – Buổi chiều – Luyện viết 
HỘI THỔI CƠM THI Ở ĐỒNG VÂN
	I. MỤC TIÊU 
 	Luyện viết đều nét, đẹp đoạn 4 trong bài Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân.
	II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 	Chữ mẫu
	III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
 	 Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Luyện viết chữ hoa
Viết vào nháp các chưa: S, B, M, C, viết liền nét: cơm, rưỡi, lượt, trình, 2 chữ một dòng
Nhận xét, chữa nét chưa đạt
2. Viết bài vào vở
Viết bài vào vở
Chấm bài, nhận xét chữ viết
3.Củng cố - Dặn dò:
 -Chuẩn bị bài cho tiết sau.
***********************
Tiết 2 – Buổi chiều – Ôn Tiếng Việt
LUYỆN TẬP THAY THẾ TỪ NGỮ 
ĐỂ LIÊN KẾT CÂU
	I. MỤC TIÊU 
 	Củng cố kĩ năng thay thế từ ngữ để liên kết câu
	II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 	Vở bài tập
	III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
 	 Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Làm các bài tập trong VBT
- CN làm các bài tập trong VBT
QUan sát, giúp đỡ học sinh yếu
2. Bài tập bổ sung.
Viết 1 đoạn văn ngắn kể về một tấm gương hiếu học, trong đó có sử dụng phép thay thế từ ngữ để liên kết câu (BT3 - trang 87)
Viết bài vào vở
VD: Nguyễn Hiền nhà nghèo nhưng rất hiếu học. Không được đến lớp học như bạn bè cùng trang lứa, ngày ngày, dù mưa gió thế nào cậu vẫn đứng ngoài lớp nghe giảng nhờ. Những lần có kì thi, chú viết bài vào lá chuối khô rồi gửi bạn nhờ thầy chấm hộ. Bài của chú văn hay, chữ tốt vượt xa các học trò của thầy. Thế rồi, nhà vua mở khoa thi, cậu bé thả diều ấy đã đỗ Trạng Nguyên, khi ấy cậu mới vừa tròn 12 tuổi và là Trạng Nguyên trẻ tuổi nhất nước Nam ta.
Chấm bài, nhận xét bài làm.
3.Củng cố - Dặn dò:
 -Chuẩn bị bài cho tiết sau.
Thứ sáu ngày 7 tháng 3 năm 2014
Tiết 2 – Buổi sáng – Toán
 VẬN TỐC
	I. MỤC TIÊU 
 	- Có khái niệm ban đầu về vận tốc, đơn vị đo vận tốc.
	- Biết tính vận tốc của một chuyển động đều.
	Bài tập cần thực hiện: Bài 1, Bài 2.
	II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 	Mô hình chuyển động
	III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
 	1. Kiểm tra bài cũ: (4’)
	Gọi 2 em làm bài tập sau: Tính:
(2 giờ 10 phút + 1 giờ 35 phút) x 3
9 phút 36 giây : 4 - 2 phút 24 giây : 4
	- Nhận xét, chấm điểm. 
	2. Dạy học bài mới. (30’)
	2.1. Giới thiệu bài:
 	 Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
2.2 Bài mới
a) Giới thiệu khái niệm vận tốc.
Khở động: “Một ô tô đi mỗi giờ được 50km, một xe máy đi mỗi giờ được 40km và cùng đi một quãng đường từ A đến B, nếu khởi hành cùng một lúc từ A thì xe nào đến B trước?”
- Xe ô tô đến B trước, vì xe ô tô đi nhanh hơn.
Bài toán1: Một ô tô đi được quãng đường 170 km hết 4 giờ. Hỏi trung bình mỗi giờ ô tô đó đi được bao nhiêu km?
- Nêu cách giải:
170 : 4 = 42,5 (km)
KL: Trung bình mỗi giờ ô tô đi được 42,5km. Ta nói vận tốc trung bình hay nói vắn tắt vận tốc của ô tô là bốn mươi hai phẩy năm kilômét giờ, viết tắt là 42,5km/giờ.
-Nêu cách tính vận tốc.
- 3-4 em nêu cách tính vận tốc.
-Giới thiệu các kí hiệu, gọi Hs nêu công thức tính vận tốc.
- 2 -3 em nhắc lại cách tìm vận tốc và công thức tính.
Bài toán 2:
-Nêu bài toán, 
 Hs suy nghĩ nêu cách giải.
-Gọi Hs nêu cách tính và trình bày lời giải.
Bài giải:
Vận tốc của người đó là:
60 : 10 = 6 (m/giây)
Đáp số: 6 m/ giây
-Nhấn mạnh: Đơn vị vận tốc ở đây là m/s.
-Gọi Hs 
- Nhắc lại cách tính vận tốc và công thức.
b) Thực hành.
Bài 1.
2- 3 em đọc yêu cầu 
-Yêu cầu Hs làm bài vào vở. 
- Cá nhân làm bài vào vở
-Chấm, sửa bài, nhận xét.
Bài giải:
Vận tốc của người đi xe máy đó là:
105 : 3 = 35 (km/giờ)
Đáp số: 35 km/ giờ
Bài 2.
2- 3 em đọc yêu cầu 
-Yêu cầu Hs làm bài vào vở. 
- Cá nhân làm bài vào vở
-Chấm, sửa bài, nhận xét.
Bài giải:
Vận tốc của máy bay đó là:
1800 : 2,5 = 720 (km/giờ)
Đáp số: 720 km/ giờ
3.Củng cố - Dặn dò:
 -Chuẩn bị bài cho tiết sau.
*************************
Tiết 4 – Buổi sáng – Tập làm văn
TRẢ BÀI VĂN TẢ ĐỒ VẬT
	I. MỤC TIÊU 
 -Biết rút kinh nghiệm và sửa lỗi trong bài; viết lại được một đoạn văn trong bài cho đúng hoặc hay hơn.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 VBT, các ý văn hay, các lỗi
	III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
	 Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
2.2 Bài mới
Nhận xét chung bài làm của học sinh:
- 12- học sinh đọc lại đề tập làm văn.
- Ưu điểm:
+ Các em hiểu bài, viết đúng được yêu cầu của đề bài mình lựa chọn.
- Theo dõi
+ Bố cục bài văn hợp lí, có đủ ba phần rõ ràng.
+ Diễn đạt câu ý trong sáng, dễ hiểu, gần gũi.
+ Dùng từ chính xác.
+ Trình bày bài làm sạch đẹp.
- Tuyên dương các bạn:
- Tồn tại:
+ Lỗi chính tả: Còn bị lẫn giữa gi/r/d; ch/tr; s/x ...
+ Lỗi dùng từ:
+ Lỗi đặt câu:
- Giao bài cho học sinh.
- Trao đổi theo nhận xét của giáo viên.
- Giáo viên đi giúp đỡ những học sinh yếu.
- Viết lại .
- Một số học sinh có bài viết tốt đọc trước lớp.
- Hướng dẫn học sinh viết lại.
- Nhận xét tiết học.
3.Củng cố - Dặn dò:
 -Chuẩn bị bài cho tiết sau.
************************
Tiết 5 – Buổi sáng –`Sinh hoạt lớp
	I. MỤC TIÊU 
 	Đánh giá hoạt động trong tuần vừa qua, biểu dương những bạn thực hiện tốt các nhiệm vụ và nhắc nhở những bạn còn vi phạm. Đề ra phương hướng tuần sau.
	II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
 	 Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Cán sự lớp báo cáo
Lớp trưởng, lớp phó, tổ trưởng lần lượt báo cáo tình hình của lớp trong tuần .
Tổng hợp, kiểm tra các sự việc.
Biểu dương những em thực hiện tốt, nhắc nhở những em vi phạm.
- Một số em mắc lỗi tự hứa sửa chữa.
2. Bình bầu thi đua cuối tuần.
3. Phương hướng tuần sau:
- Duy trì nề nếp rèn luyện, học tập và các hoạt động của lớp.
- Tăng cường kiểm tra việc làm bài, học bài trước khi đến lớp.
- Tiếp tục thi giải toán qua mạng và thi Giao thông thông minh
- Bồi dưỡng học sinh khá giỏi và phụ đạo học sinh yếu
- Kiểm tra VSCĐ

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an lop 5 2014 2014 tuan 26.doc