Giáo án các môn học Tuần 26 - Lớp 4

Giáo án các môn học Tuần 26 - Lớp 4

Buổi sáng:

Tiết 1: CHÀO CỜ

Tiết 2: THỂ DỤC

 (GV bộ môn)

Tiết 3: Toán

LUYỆN TẬP

I. Mục tiêu:Giúp HS:

 -Rèn luyện kĩ năng thực hiện phép tính nhân với phân số, chia cho phân số.

 -Tìm thành phần chưa biết trong phép tính.

 -Củng cố về diện tích hình bình hành.

II. Đồ dùng dạy học:

III. Hoạt động dạy học:

 

doc 23 trang Người đăng haiphuong68 Lượt xem 590Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn học Tuần 26 - Lớp 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 26
 Ngày soạn: 13/3/2010
 Ngày giảng: Thứ 2./15/3/2010
Buổi sáng:
Tiết 1: CHÀO CỜ
Tiết 2: THỂ DỤC
 (GV bộ môn)
Tiết 3: Toán
LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu:Giúp HS:
 -Rèn luyện kĩ năng thực hiện phép tính nhân với phân số, chia cho phân số.
 -Tìm thành phần chưa biết trong phép tính.
 -Củng cố về diện tích hình bình hành.
II. Đồ dùng dạy học:
III. Hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.KTBC:
 -GV gọi 2 HS lên bảng, yêu cầu các em làm các BT hướng dẫn luyện tập thêm của tiết 126.
 -GV nhận xét và cho điểm HS. 
2. Bài mới:
a) Giới thiệu bài:
b) Hướng dẫn luyện tập: 
 Bài 1 
 * Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
 -GV nhắc cho HS khi rút gọn phân số phải rút gọn đế khi được phân số tối giản.
 -GV yêu cầu cả lớp làm bài.
 -GV nhận xét bài làm của HS.
 Bài 2
 * Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
 -Trong phần a, x là gì của phép nhân?
 * Khi biết tích và một thừa số, muốn tìm thừa số chưa biết ta làm như thế nào?
 * Hãy nêu cách tìm x trong phần b.
 -GV yêu cầu HS làm bài.
a). Í x = 
 x = : 
 x = 
 -GV chữa bài của HS trên bảng lớp, sau đó yêu cầu HS dưới lớp tự kiểm tra lại bài của mình.
 Bài 3
 -GV yêu cầu HS tự tính.
 Bài 4
 -GV yêu cầu HS đọc đề bài sau đó hỏi: Muốn tính diện tích hình bình hành chúng ta làm như thế nào?
- Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
 -Biết diện tích hình bình hành, biết chiều cao, làm thế nào để tính được độ dài đáy của hình bình hành?
 -GV yêu cầu HS làm bài.
3.Củng cố-dặn dò
 -GV tổng kết giờ học.
-2 HS lên bảng thực hiện yêu cầu, HS dưới lớp theo dõi để nhận xét bài của bạn.
-HS lắng nghe. 
-Tính rồi rút gọn.
-Lắng nghe.
-2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào VBT. 
-Tìm x.
-x là thừa số chưa biết.
-Ta lấy tích chia cho thừa số đã biết.
-x là số chưa biết trong phép chia. Muốn tìm số chia chúng ta lấy số bị chia chia cho thương.
-2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào VBT.
b). : x = 
 x = : 
 x = 
-HS làm bài vào VBT.
-1 HS đọc đề bài trước lớp.
-1 HS: Muốn tính diện tích hình bình hành chúng ta lấy độ dài đáy nhân với chiều cao.
-Tính độ dài đáy của hình b.hành
-Lấy diện tích hình bình hành chia cho chiều cao.
-1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào VBT.
Bài giải
 Chiều dài đáy của hình bình hành là:
 : = 1 (m)
 Đáp số: 1m
Tiết 4: Tập đọc
THẮNG BIỂN
I. Mục tiêu:
 - Biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài với giọng sôi nổi, bước đầu biết nhấn giọng các từ ngữ gợi tả.
 - Ca ngợi lòng dũng cảm, ý chí quyết thắng của con người trong cuộc đấu tranh chống thiên tai, bảo vệ con đê, giữ gìn cuộc sống bình yên.
 - HS khá, giỏi trả lời được câu hỏi 1 SGK.
 - Giáo dục HS có ý thức bảo vệ môi trường.
II. Đồ dùng dạy học:
 -Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.
III. Hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. KTBC: -Kiểm tra 2 HS.
 + Những hình ảnh nào trong bài thơ nói lên tinh thần dũng cảm và lòng hăng hái của các chiến sĩ lái xe ?
 + Em hãy nêu ý nghĩa của bài thơ?
 -GV nhận xét, cho điểm.
2. Bài mới:
a) Giới thiệu bài:
b) Luyện đọc:
 * Cho HS đọc nối tiếp.
 -GV chia đoạn: 3 đoạn.
 -Luyện đọc những từ ngữ khó đọc: nuốt tươi, mỏng manh, dữ dội, rào rào, quật, chát mặn 
 * Cho HS đọc chú giải và giải nghĩa từ.
 -Cho HS luyện đọc.
 * GV đọc diễn cảm cả bài.
c)Tìm hiểu bài:
 -Cho HS đọc lướt cả bài.
 * Cuộc chiến đấu giữa con người với cơn bão biển được miêu tả theo trình tự như thế nào?
 -Cho HS đọc đoạn 1.
 * Tìm từ ngữ, hình ảnh nói lên sự đe doạ của cơn bão biển trong đoạn 1.
 -Cho HS đọc đoạn 2.
 * Cuộc tấn công dữ dội của cơn bão biển được miêu tả như thế nào ở đoạn 2 ?
 * Trong Đ1+Đ2, tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật gì để miêu tả hình ảnh của biển cả?
 * Các biện pháp nghệ thuật này có tác dụng gì ?
 -HS đọc đoạn 3.
 * Những từ ngữ, hình ảnh nào thể hiện lòng dũng cảm sức mạnh và chiến thắng của con người trước cơn bão biển ?
 d) Đọc diễn cảm:
 -Cho HS đọc nối tiếp.
 -GV luyện cho cả lớp đọc đoạn 3.
 -Cho HS thi đọc diễn cảm đoạn 3.
 -GV nhận xét, khen những HS đọc hay.
3. Củng cố, dặn dò:
 * Em hãy nêu ý nghĩa của bài này?
-GV nhận xét tiết học.
-Dặn HS về nhà đọc trước bài TĐ tới.
-HS1: đọc thuộc bài thơ Tiểu đội xe không kính.
-Đó là các hình ảnh:
+Bom giật, bom rung, kính vỡ đi rồi.
+Ung dung buồng lái ta ngồi 
-HS2: Đọc thuộc lòng bài thơ.
* Bài thơ ca ngợi tinh thần dũng cảm, lạc quan của các chiến sĩ lái xe trong những năm tháng chống Mĩ cứu nước.
-HS lắng nghe.
-HS dùng viết chì đánh dấu đoạn trong SGK.
-HS luyện đọc từ ngữ theo sự hướng dẫn của GV.
-1 HS đọc chú giải. 2 HS giải nghĩa từ.
-Từng cặp HS luyện đọc, 1 HS đọc cả bài.
-HS đọc lướt cả bài 1 lượt.
* Cuộc chiến đấu được miêu tả theo trình tự: Biển đe doạ (Đ1); Biển tấn công (Đ2); Người thắng biển (Đ3).
-HS đọc thầm Đ1.
* Những từ ngữ, hình ảnh đó là: “Gió bắt đầu mạnh”; “nước biển càng dữ  nhỏ bé”.
-HS đọc thầm Đ2.
* Cuộc tấn công được miêu tả rất sinh động. Cơn bão có sức phá huỷ tưởng như không gì cản nổi: “như một đàn cá voi  rào rào”.
* Cuộc chiến đấu diễn ra rất dữ dội, ác liệt: “Một bên là biển, là gió  chống giữ”.
* Tác giả sử dụng biện pháp so sánh và biện pháp nhân hoá.
* Có tác dụng tạo nên hình ảnh rõ nét, sinh động, gây ấn tượng mạnh mẽ.
-HS đọc thầm đoạn 3.
* Những từ ngữ, hình ảnh là: “Hơn hai chục thanh niên mỗi người vác một vác củi .. sống lại”.
-3 HS đọc nối tiếp 3 đoạn, lớp lắng nghe.
-Cả lớp luyện đọc.
-Một số HS thi đọc.Lớp nhận xét.
* Bài văn ca ngợi lòng dũng cảm, ý chí quyết thắng của con người trong cuộc đấu tranh chống thiên tai, bảo vệ đê biển.
Buổi chiều: (Đ/c Long dạy)
 Thứ 3, ngày 16 tháng 3 năm 2010 
 (Đ/c Long dạy) 
 Ngày soạn: 15/3/2010
 Ngày giảng: Thứ 4, 17/3/2010
Buổi sáng:
Tiết 1: Toán
LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu:
 -Rèn luyện kĩ năng thực hiện phép chia phân số.
 -Biết cách tính và viết gọn phép chia một phân số cho một số tự nhiên.
III. Hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.KTBC:
 -GV gọi 2 HS lên bảng, yêu cầu các em làm các BT hướng dẫn luyện tập thêm của tiết 128.
 -GV nhận xét và cho điểm HS. 
2.Bài mới:
a).Giới thiệu bài:
b).Hướng dẫn luyện tập 
Bài 1 
 -GV yêu cầu HS tự làm bài, sau đó chữa bài trước lớp. 
Bài 2
 -GV viết bài mẫu lên bảng : 2 sau đó yêu cầu HS: viết 2 thành phân số có mẫu số là 1 và thực hiện phép tính.
 -GV giảng cách viết gọn như trong SGK đã trình bày, sau đó yêu cầu HS làm tiếp các phần còn lại của bài.
-GV chữa bài và cho điểm HS.
Bài 3
 -GV yêu cầu HS đọc đề bài, sau đó hỏi: Một biểu thức có các dấu phép tính cộng, trừ, nhân, chia thì chúng ta thực hiện tính giá trị theo thứ tự như thế nào ?
 -GV yêu cầu HS làm bài. 
 -GV gọi HS nhận xét bài làm trên bảng của bạn, sau đó nhận xét và cho điểm HS.
 Bài 4
 -GV yêu cầu HS đọc đề bài.
 -GV hướng dẫn HS tìm lời giải bài toán:
+Bài toán cho ta biết gì ?
+Bài toán yêu cầu chúng ta tìm gì ?
+Để tính được chu vi và diện tích của mảnh vườn chúng ta phải biết được những gì ?
+Tính chiều rộng của mảnh vườn như thế nào ?
-GV yêu cầu HS thực hiện tính chiều rộng, sau đó tính chu vi và diện tích của mảnh vườn.
-GV gọi HS đọc bài làm của mình trước lớp.
-GV chữa bài và cho điểm HS.
3. Củng cố-dặn dò:
 -GV tổng kết giờ học.
 -Dặn dò HS về nhà làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm và chuẩn bị bài sau.
-2 HS lên bảng thực hiện yêu cầu, HS dưới lớp theo dõi để nhận xét bài của bạn.
-HS lắng nghe. 
-HS thực hiện phép tính:
 : 2 = : = Í = 
-3 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào VBT.
Kết quả làm bài đúng:
a). : 3 = = 
b). : 5 = = 
c). : 4 = = = 
-Chúng ta thực hiện các phép tính nhân, chia trước, thực hiện các phép tính cộng, trừ sau.
-2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào VBT.
-1 HS đọc trước lớp, HS cả lớp đọc thầm đề bài.
-Trả lời các câu hỏi của GV để tìm lời giải bài toán:
+Biết chiều dài của mảnh vườn là 60m, chiều rộng là chiều dài.
+Tính chu vi và diện tích của mảnh vườn.
+Chúng ta phải biết được chiều rộng của mảnh vườn.
+Chiều rộng của mảnh vườn là: 60 Í 
-HS làm bài vào VBT.
Bài giải
 Chiều rộng của mảnh vườn là:
 60 Í = 36 (m)
Chu vi của mảnh vườn là:
 (60 + 36) Í 2 = 192 (m)
Diện tích của mảnh vườn là:
 60 Í 36 = 2160 (m2)
 Đáp số: Chu vi: 192m
 Diện tích : 2160m2
-1 HS đọc, cả lớp theo dõi để nhận xét bài làm của bạn.
-HS cả lớp.
Tiết 2: Luyện từ và câu
LUYỆN TẬP VỀ CÂU KỂ AI LÀ GÌ?
I. Mục tiêu:
 - Nhận biết được câu kể Ai là gì? trong đoạn văn, nêu được tác dụng của câu kể tìm được. Biết xác định CN, VN trong mỗi câu kể Ai là gì? đã tìm được. 
 - Viết được đoạn văn ngắn có dùng câu kể Ai là gì?
 - HS khá, giỏi viết được đoạn văn ít nhất 5 câu theo yêu cầu của bài tập 3.
II. Đồ dùng dạy học:
 -Bảng phụ hoặc tờ giấy viết lời giải BT1.
 -4 bảng giấy, mỗi câu viết 1 câu kể Ai là gì? ở BT1.
III. Hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. KTBC:
 -Kiểm tra 2 HS.
 -GV nhận xét và cho điểm.
2. Bài mới:
a) Giới thiệu bài:
b) Luyện tập
 * Bài tập 1
 -Cho HS đọc yêu cầu BT.
 -Cho HS làm bài.
 -Cho HS trình bày.
 -GV nhận xét và chốt lại lời giải đúng.
Câu kể Ai là gì?
 * Bài tập 2:
 -Cho HS đọc yêu cầu của BT2.
 -Cho HS làm bài.
 -Cho HS trình bày kết quả bài làm.
 -GV dán 4 băng giấy viết sẵn 4 câu kể Ai là gì? lên bảng lớp.
 -GV chốt lại lời giải đúng.
 * Bài tập 3:
 -Cho HS đọc yêu cầu BT3.
 -GV giao việc: Các em cần tưởng tượng tình huống xảy ra. Đầu tiên đến gia đình, các em phải chào hỏi, phải nói lí do các em thăm nhà. Sau đó mới giới thiệu các bạn lần lượt trong nhóm. Lời giới thiệu có câu kể Ai là gì?
 -Cho HS làm mẫu.
 -Cho HS viết lời giới thiệu, trao đổi từng cặp.
 -Cho HS trình bày trước lớp. Có thể tiến hành theo hai cách: Một là HS trình bày cá nhân. Hai là HS đóng vai.
 -GV nhận xét, khen những HS hoặc nhóm giới thiệu hay.
3. Củng cố, dặn dò:
 -GV nhận xét tiết học.
 -Yêu cầu những HS viết đoạn giới thiệu chưa đạt về nhà viết lại vào vở.
-HS1: Tìm 4 từ cùng nghĩa với từ dũng cảm.
-HS2: Làm BT 4 (trang 74).
-HS lắng nghe.
-HS đọc thầm nội dung BT.
-HS làm bài cá nhân.
-Một số HS phát biểu ý kiến.
-Lớp nhận xét.
-1 HS đọc, lớp lắng nghe.
-HS làm bài cá nhân.
-Một số HS phát biểu ý kiến.
-4 HS lên bảng làm bài.
-Lớp nhận xét.
-1 HS đọc, lớp lắng nghe.
-1 HS giỏi làm mẫu. Cả lớp theo dõi, lắng nghe bạn giới thiệu.
-HS viết lời giới thiệu vào vở, từng cặp đổi bài sửa lỗi cho nh ... âu
MỞ RỘNG VỐN TỪ : DŨNG CẢM
I. Mục tiêu:
 - Mở rộng được một số từ ngữ thuộc chủ điểm Dũng cảm qua việc tìm từ cùng nghĩa, từ trái nghĩa. 
 - Biết dùng từ theo chủ điểm để đặt câu hay kết hợp với từ ngữ thích hợp.
 - Biết được một số thành ngữ nói về lòng dũng cảm và đặt được một câu với thành ngữ theo chủ điểm.
II.Đồ dùng dạy học:
 -Bảng phụ viết sẵn nội dung các BT1, 4.
 -Từ điển, 5 -6 tờ phiếu khổ to.
III. Hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. KTBC:
 -Kiểm tra 2 HS.
 -GV nhận xét và cho điểm.
2. Bài mới:
 a). Giới thiệu bài:
 b) Luyện tập
 Bài tập 1:
 -Cho HS đọc yêu cầu BT1.
 -GV giao việc: Một là tìm những từ cùng nghĩa với từ Dũng cảm. Hai là tìm những từ trái nghĩa với từ Dũng cảm.
 -Cho HS làm bài. GV phát giấy cho các nhóm làm bài.
 -Cho HS trình bày kết quả.
 -GV nhận xét, chốt lại những từ HS tìm đúng.
 * Từ cùng nghĩa với Dũng cảm: can đảm, can trường, gan dạ, gan góc, anh hùng, anh dũng, quả cảm, 
 * Từ trái nghĩa với Dũng cảm: nhát gan, nhút nhát, đớn hèn, hèn hạ, bạc nhược, 
 Bài tập 2:
 -Cho HS đọc yêu cầu của BT2.
 -GV giao việc: Các em có nhiệm vụ chọn một từ trong các từ đã tìm được, xem từ đó có nghĩa như thế nào? thường được sử dụng trong trường hợp nào? nói về pjẩm chất gì? của ai? Sau đó em đặt câu với từ đó.
 -Cho HS làm bài.
 -Cho HS đọc câu mình vừa đặt.
 -GV nhận xét, khẳng định những câu HS đọc đúng, đặt hay.
 Bài tập 3:
 -Cho HS đọc yêu cầu của BT3.
 -GV giao việc: Các em chọn từ thích hợp trong 3 từ anh dũng, dũng cảm, dũng mãnh để điền vào chỗ trống đã cho sao cho đúng.
 -Cho HS làm bài.
 -Cho HS trình bày bài làm
 -GV nhận xét và chốt lại lời giải đúng.
 * Dũng cảm bênh vực lẽ phải.
 * Khí thế Dũng mãnh.
 * Hi sinh anh dũng.
 Bài tập 4:
 -Cho HS đọc yêu cầu của BT4.
 -GV giao việc.
 -Cho HS làm bài.
 -Cho HS trình bày.
 -GV nhận xét và chốt lại.
 Trong các thành ngữ đã cho có 2 thành ngữ nói về lòng dũng cảm. Đó là:
 * Vào sinh ra tử (trải qua nhiều trận mạc, đầy nguy hiểm, kề bên cái chết).
 * Gan vàng dạ sắt (gan dạ dũng cảm, không nao núng trước khó khăn nguy hiểm).
 Bài tập 5:
 -Cho HS đọc yêu cầu của BT5.
 -GV giao việc.
 -Cho HS đặt câu.
 -Cho HS trình bày trước lớp.
 -GV nhận xét, khen những HS đặt câu hay.
3. Củng cố, dặn dò:
 -GV nhận xét tiết học.
-Dặn HS về nhà HTL các thành ngữ.
-2 HS đóng vai để giới thiệu với bố mẹ bạn Hà về từng người trong nhóm đến thăm Hà.
-HS lắng nghe.
-1 HS đọc, lớp lắng nghe.
-Các nhóm làm bài vào giấy.
-Đại diện các nhóm dán kết quả lên bảng lớp.
-Lớp nhận xét.
-1 HS đọc, lớp lắng nghe.
-Mỗi em chọn 1 từ, đặt 1 câu.
-Một số HS lần lượt đọc câu mình đã đặt.
-Lớp nhận xét.
-1 HS đọc to, lớp lắng nghe.
-HS điền vào chỗ trống từ thích hợp.
-HS lần lượt đọc bài làm.
-Lớp nhận xét.
-1 HS đọc to, lớp lắng nghe.
-HS làm bài theo cặp. Từng cặp trao đổi để tìm câu thành ngữ nói về lòng dũng cảm.
-Một số HS phát biểu.
-Lớp nhận xét
-HS nhẩm HTL các thành ngữ và thi đọc.
-1 HS đọc, lớp lắng nghe.
-HS chọn 1 thành ngữ, đặt câu với thành ngữ đã chọn.
-Một số HS đọc câu vừa đặt.
-Lớp nhận xét.
Tiết 3: Tập làm văn
LUYỆN TẬP MIÊU TẢ CÂY CỐI
I. Mục tiêu:
 - Lập được dàn ý sơ lược bài văn tả cây cối nêu trong đề bài.
 - Dựa vào dàn ý đã lập, bước đầu viết được các đoạn thân bài, kết bài, mở bài. cho bài văn miêu tả cây cối đã xác định.
II. Đồ dùng dạy học;
 -Bảng lớp chép sẵn đề bài và dàn ý.
 -Tranh ảnh một số loài cây.
III. Hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. KTBC:
 -Kiểm tra 2 HS.
 -GV nhận xét và cho điểm.
2. Bài mới:
 a). Giới thiệu bài:
 b). Hướng dẫn HS hiểu yêu cầu của bài tập:
 -Cho HS đọc đề bài trong SGK.
 -GV gạch dưới những từ ngữ quan trọng trên đề bài đã viết trước trên bảng lớp.
 Đề bài: Tả một cây có bóng mát (hoặc cây ăn quả, cây hoa) mà em yêu thích.
 -GV dán một số tranh ảnh lên bảng lớp, giới thiệu lướt qua từng tranh.
 -Cho HS nói về cây mà em sẽ chọn tả.
 -Cho HS đọc gợi ý trong SGK.
 -GV nhắc HS: Các em cần viết nhanh ra giấy nháp dàn ý để tránh bỏ sót các ý khi làm bài.
 c). HS viết bài:
 -Cho HS viết bài.
 -Cho HS đọc bài viết trước lớp.
 -GV nhận xét và khen ngợi những HS viết hay.
3. Củng cố, dặn dò:
 -GV nhận xét tiết học.
 -Yêu cầu những HS viết bài chưa đạt về nhà viết lại vào vở.
-2 HS lần lượt đọc đoạn kết bài kiểu mở rộng đã viết ở tiết TLV trước.
-HS lắng nghe.
-1 HS đọc, lớp đọc thầm theo.
-HS quan sát và lắng nghe GV nói.
-HS lần lượt nói tên cây sẽ tả.
-4 HS lần lượt đọc 4 gợi ý.
-Viết ra giấy nháp à viết vào vở.
-Một số HS đọc bài viết của mình.
-Lớp nhận xét.
-Về ôn tập để chuẩn bị kiểm tra.
Tiết 4: Mĩ thuật 
XEM TRANH CỦA THIẾU NHI
I. Mục tiêu:
- HS tiếp xúc và làm quen với tác phẩm của thiếu nhi
- HS nhận xét sơ lược về hình ảnh và màu sắc trong tranh
- HS cảm nhận được vẽ đẹp của bức tranh.
II. Đồ dùng dạy học:	 Như SGV
III. Các hoạt động dạy học: 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Giới thiệu bài mới: 
2. Các hoạt động: 
v	Hoạt động 1: Giới thiệu vài nét về Thu Vân,Thu Hà, Phương Thảo
- GV yêu cầu HS xem mục 1 trang 77/SGK và gợi ý để các em tìm hiểu về tác giả VD:
+ Nơi sinh
+ Những tác phẩm nổi tiếng
- GV bổ sung: SGV
v Hoạt động 2: Xem tranh
- GV cho HS xem tranh và đặt câu hỏi gợi ý tìm hiểu nội dung tranh như :
+Hình chính trong tranh là gì?
+Bố cục không cân đối với tờ giấy không?
+Dáng vẽ trong từng nhân vật thế nào?
+Màu sắc bức tranh thế nào?...
- Dựa vào nhữg ý trả lời của HS GV bổ sung làm rõ nội dung bức tranh: SGV
v Hoạt động 4: Nhận xét đánh giá
- GV nhận xét tiết học
- GV khen một số em có ý kiến xây dựng bài tốt
Dặn dò: 
- Sưu tầm một số bài kẻ chữ nét thanh, nét đậm chuẩn bị cho tiết sau
- HS xem mục 1 SGK và nói về tác giả
- HS khác nhận xét bổ sung
- Quan sát và nhận xét
- HS tiếp nối trình bày ý kiến về nội dung của bức tranh
- HS khác nhận xét, bổ sung
- HS nhận xét đánh giá theo cảm nhận
Buổi chiều: 
Tiết 1: Luyện tiếng việt
LUYỆN VIẾT BÀI VĂN MIÊU TẢ CÂY CỐI
I. Mục tiêu: 
 -Củng cố để HS nắm được cách viết bài văn miêu tả cây cối; vận dụng kiến thức để viết bài văn tả cây cối mà em thích.
III. Hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Bài cũ: 
+ Bài văn miêu tả cây cối gồm mấy phần?
2. Dạy bài mới:
2.1. Giới thiệu bài:
 - Ghi tên bài và nêu mục tiêu yêu cầu tiết học. 
2.2. Luyện tập:
 Đề bài: Hãy tả một cây bóng mát ở trường em.
- Gọi HS đọc đề bài.
- Yêu cầu HS xác định trọng tâm của đề bài.
- Cho cả lớp làm vào vở. 
- Gọi 5-7 em trình bày bài viết của mình.
- Nhận xét, sửa lỗi dùng từ, viết câu.
3. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Dặn những HS viết chưa đạt về nhà viết lại cho hay hơn.
-HS trả lời câu hỏi.
- Lắng nghe.
- 2 HS đọc đề bài, cả lớp đọc thầm.
- Nêu yêu cầu của đề bài.
- Viết bài văn vào vở.
- Một số em trình bày bài của mình.
- Về nhà viết lại cho hay hơn.
Tiết 2: Luyện lịch sử
CUỘC KHẨN HOANG Ở ĐÀNG TRONG
I.Mục tiêu:
 - HS biết :Từ thế kỉ XVI, các chúa Nguyễn đã đẩy mạnh việc khẩn hoang từ sông Gianh trở vào Nam bộ ngày nay.
 - Cuộc khẩn hoang từ thế kỉ XVI đã dần dần mở rộng diện tích SX ở các vùng hoang hóa.
 - Nhân dân các vùng khẩn hoang sống hòa hợp với nhau.
 - Làm hết bài tập ở phần vở bài tập.
 - Tôn trọng sắc thái văn hóa của các dân tộc.	
II. Đồ dùng dạy học: 
 - Bản đồ Việt Nam Thế kỉ XVI- XVII.
 - PHT của HS.
III Hoạt động dạy học: 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1Bài cũ:
- Nêu kết quả của cuộc khẩn hoang và ý nghĩa của nó?
- GV nhận xét ghi điểm.
2.Bài mới:
 a.Giới thiệu bài: 
 b.Phát triển bài:
 *Hoạt động cả lớp:
 GV treo bản đồ VN thế kỉ XVI- XVII lên bảng và giới thiệu.
 - GV yêu cầu HS đọc SGK, xác định trên bản đồ địa phận từ sông Gianh đến Quảng Nam và từ Quảng Nam đến Nam bộ ngày nay. 
 - GV yêu cầu HS chỉ vùng đất Đàng Trong tính đến thế kỉ XVII và vùng đất Đàng Trong từ thế kỉ XVIII.
 *Hoạt động cá nhân:
 + Cuộc sống chung giữa các tộc người ở phía Nam đã đem lại kết quả gì?
 - GV cho HS trao đổi để đi đến kết luận: 
- Cho HS đọc bài học ở trong khung.
+ Nêu những chính sách đúng đắn, tiến bộ của triều Nguyễn trong việc khẩn hoang ở Đàng Trong?
 + Nêu kết quả của cuộc khẩn hoang và ý nghĩa của nó?
* Luyện tập:
- GV hướng dẫn HS làm bài tập ở sách bài tập.
- GV cho đại diện HS lên bảng chữa bài.
3.Củng cố- Dặn dò
 * Cuộc khẩn hoang ở Đàng trong có ý nghĩa rất lớn :ruộng đất được khai phá, xóm làng phát triển, tình đoàn kết giữa các dân tộc ngày càng bền chặt.
 - Về nhà làm bài tập còn lại và chuẩn bị bài: “Thành thị ở thế kỉ XVI- XVII”.
 - Nhận xét tiết học.
- HS đọc bài và trả lời câu hỏi.
- HS khác nhận xét.
- HS theo dõi.
- 2 HS đọc và xác định.
- HS lên bảng chỉ :
 +Vùng thứ nhất từ sông Gianh đến Quảng Nam.
 +Vùng tiếp theo từ Quảng Nam đến hết Nam Bộ ngày nay.
- HS trao đổi và trả lời.
- Cả lớp nhận xét, bổ sung.
- 3 HS đọc.
- HS khác trả lời câu hỏi.
- HS cả lớp lấy vở bài tập ra làm.
- Lớp theo dõi nhận xét bài làm của bạn.
- HS cả lớp.
 Tiết 3: Sinh hoạt
ĐỘI
I. Mục tiêu:
- Đánh giá các hoạt động tuần 26 phổ biến các hoạt động tuần 27.
- HS biết được các ưu khuyết điểm trong tuần để có biện pháp khắc phục hoặc phát huy.
II. Chuẩn bị:
- GV: Những hoạt động về kế hoạch tuần 27.
- HS: Các báo cáo về những hoạt động trong tuần vừa qua.
III. Các hoạt động dạy học :	
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Đánh giá hoạt động tuần qua :
- GV yêu cầu lớp chủ trì tiết sinh hoạt.
- GV ghi chép các công việc đã thực hiện tốt và chưa hoàn thành.
- Đề ra các biện pháp khắc phục những tồn tại còn mắc phải.
 2. Phổ biến kế hoạch tuần 27 :
- GV phổ biến kế hoạch hoạt động cho tuần tới :
+Duy trì mọi hoạt động : Học tập, các nề nếp khác
+Ổn định tư tưởng để học tập tốt, vừa học vừa ôn tập chuẩn bị KTGKII
+Vệ sinh các nhân, môi trường tốt
- GV cho HS bổ sung phần đánh giá và kế hoạch 
- Dặn dò HS về nhà học bài và làm bài xem trước bài mới.
- Lớp truởng yêu cầu các tổ lần lượt lên báo cáo các hoạt động của tổ mình.
- Các lớp phó : phụ trách học tập, phụ trách lao động, chi đội trưởng báo cáo hoạt động đội trong tuần qua.
- Lớp trưởng báo cáo chung về hoạt động của lớp trong tuần qua.
- Các tổ trưởng và các bộ phận trong lớp ghi kế hoạch để thực hiện theo kế hoạch.
- HS góp ý bổ sung
- Ghi nhớ những gì GV dặn dò và chuẩn bị tiết học sau.

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN LOP 4 TUAN 26 Luong LTT.doc