Giáo án các môn khối 4 - Hoàng Thị Hồng Nhung - Tuần 8

Giáo án các môn khối 4 - Hoàng Thị Hồng Nhung - Tuần 8

I.Mục tiêu:

 -Học xong bài này, HS có khả năng nhận thức được: cần phải tiết kiệm tiền của như thế nào. Vì sao cần tiết kiệm tiền của.

 -HS biết tiết kiệm, giữ gìn sách vở, đồ dùng, đồ chơi trong sinh hoạt hằng ngày.

 -Biết đồng tình ủng hộ những hành vi, việc làm tiết kiệm; Không đồng tình với những hành vi, việc làm lãng phí tiền của.

II.Đồ dùng dạy học:

 -SGK Đạo đức 4

 -Đồ dùng để chơi đóng vai

 -Mỗi HS có 3 tấm bìa màu: xanh, đỏ, trắng.

 

doc 46 trang Người đăng hungtcl Lượt xem 975Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn khối 4 - Hoàng Thị Hồng Nhung - Tuần 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 c a b d o0oc a b d
Thứ 2
Đạo đức
Toán
Tập đọc 
Khoa học 
Kĩ thuật 
Tiết kiệm tiền của
Luyện tập
Trung thu độc lập 
Phòng bệnh béo phì
Khâu viền bằng đường gấp mép vải ...
Thứ 3
Thể dục
Toán
LTVC
Kể chuyện
Lịch sử
Bài 13
Biểu thức có chứa hai chữ
Cách viết tên riêng tên địa lí Việt Nam 
Lời ước dưới trăng 
Chùa thời Lí
Thứ 4
Tập làm văn 
Toán
Tập đọc 
Khoa học 
Mĩ thuật
Luyện tập xây dựng đoạn văn kể chuyện 
Tính chất giao hoán của phép cộng 
Ở vương quốc tương lai
Phòng một số bệnh lây qua đường tiêu hoá
Thứ 5
Thể dục
Luyện từ và câu 
Toán
Chính tả
Kĩ thuật
Bài 14
Luyện tập viết tên người tên địa lí Việt Nam 
Biểu thức có chứa 3 chữ 
Gà trống và Cáo 
Khâu viền ......vải (tiết 2)
Thứ 6
 Toán 
Địa lí 
Tập làm văn 
Hát nhạc 
Tính chất kết hợp của phép cộng 
Cuộc kháng chiến chống quân Tống lần 2
Luyện tập phát triển câu chuyện .
 Thứ hai ngày tháng năm 20
ĐẠO ĐỨC : TIẾT KIỆM TIỀN CỦA
I.Mục tiêu:
 -Học xong bài này, HS có khả năng nhận thức được: cần phải tiết kiệm tiền của như thế nào. Vì sao cần tiết kiệm tiền của.
 -HS biết tiết kiệm, giữ gìn sách vở, đồ dùng, đồ chơi  trong sinh hoạt hằng ngày.
 -Biết đồng tình ủng hộ những hành vi, việc làm tiết kiệm; Không đồng tình với những hành vi, việc làm lãng phí tiền của. 
II.Đồ dùng dạy học:
 -SGK Đạo đức 4
 -Đồ dùng để chơi đóng vai
 -Mỗi HS có 3 tấm bìa màu: xanh, đỏ, trắng.
III.Hoạt động trên lớp:
Tiết: 1	
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.Ổn định:
2.KTBC:
 -GV nêu yêu cầu kiểm tra:
 +Nêu phần ghi nhớ của bài “Biết bày tỏ ý kiến”
 +Điều gì sẽ xảy ra nếu em không được bày tỏ ý kiến về những việc có liên quan đến bản thân em?
 -GV ghi điểm.
3.Bài mới:
a.Giới thiệu bài: “Tiết kiệm tiền của”
b.Nội dung: 
*Hoạt động 1: Thảo luận nhóm (các thông tin trang 11- SGK)
 -GV chia 3 nhóm, yêu cầu các nhóm đọc và thảo luận các thông tin trong SGK/11
 +Ở Việt Nam hiện nay nhiều cơ quan có biển thông báo: “Ra khỏi phòng nhớ tắt điện”.
 +Người Đức có thói quen bao giờ cũng ăn hết, không để thừa thức ăn.
 +Người Nhật có thói quen chi tiêu rất tiết kiệm trong sinh hoạt hằng ngày.
 -GV kết luận:
 Tiết kiệm là một thói quen tốt, là biểu hiện của con người văn minh, xã hội văn minh.
*Hoạt động 2: Bày tỏ ý kiến, thái độ (Bài tập 1- SGK/12)
 -GV lần lượt nêu từng ý kiến trong bài tập 1.
 Em hãy cùng các bạn trao đổi, bày tỏ thái độ về các ý kiến dưới đây (Tán thành, phân vân hoặc không tán thanh  )
a/. Tiết kiệm tiền của là keo kiệt, bủn xỉn.
b/. Tiết kiệm tiền của là ăn tiêu dè sẻn.
c/. Tiết kiệm tiền của là sử dụng tiền của một cách hợp lí, có hiệu quả.
d/. Tiết kiệm tiền của vừa ích nước, vừa lợi nhà. 
 -GV đề nghị HS giải thích về lí do lựa chọn của mình.
 -GV kết luận:
 +Các ý kiến c, d là đúng.
 +Các ý kiến a, b là sai.
*Hoạt động 3: Thảo luận nhóm hoặc làm việc cá nhân (Bài tập 2- SGK/12)
 -GV chia 2 nhóm và nhiệm vụ cho các nhóm:
 ịNhóm 1 : Để tiết kiệm tiền của, em nên làm gì?
 ịNhóm 2 : Để tiết kiệm tiền của, em không nên làm gì?
 -GV kết luận về những việc cần làm và không nên làm để tiết kiệm tiền của.
4.Củng cố - Dặn dò:
 -Sưu tầm các truyện, tấm gương về tiết kiệm tiền của (Bài tập 6- SGK/13)
 -Tự liên hệ việc tiết kiệm tiền của của bản thân (Bài tập 7 –SGK/13)
 -Chuẩn bị bài tiết sau.
-HS thực hiện yêu cầu.
-HS khác nhận xét.
-Các nhóm thảo luận.
-Đại diện từng nhóm trình bày.
-HS bày tỏ thái độ đánh giá theo các phiếu màu theo quy ước như ở hoạt động 3- tiết 1- bài 3.
-Cả lớp trao đổi, thảo luận.
-Các nhóm thảo luận, liệt kê các việc cần làm và không nên làm để tiết kiệm tiền của.
-Đại diện từng nhóm trình bày- Lớp nhận xét, bổ sung.
-HS tự liên hệ.
-HS cả lớp thực hiện.
Tiết : 31 	 LUYỆN TẬP
I.Mục tiêu: -Giúp HS: -Củng cố kĩ năng thực hiện tính cộng, tính trừ các số tự nhiên và cách thử lại phép cộng, thử lại phép trừ các số tự nhiên.
 -Củng cố kĩ năng giải toán về tìm thành phần chưa biết của phép tính, giải toán có lời văn.
II.Đồ dùng dạy học: 
III.Hoạt động trên lớp: 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.Ổn định:
2.KTBC: 
 -GV gọi 3 HS lên bảng yêu cầu HS làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm của tiết 30, đồng thời kiểm tra VBT về nhà của một số HS khác.
 -GV chữa bài, nhận xét và cho điểm HS.
3.Bài mới : 
 a.Giới thiệu bài:
 Ghi tựa: Luyện tập.
 b.Hướng dẫn luyện tập: 
 Bài 1
 -GV viết lên bảng phép tính 2416 + 5164, yêu cầu HS đặt tính và thự hiện phép tính.
 -GV yêu cầu HS nhận xét bài làm của bạn làm đúng hay sai.
 -GV hỏi: Vì sao em khẳng định bạn làm đúng (sai) ?
 -GV nêu cách thử lại: Muốn kiểm tra một số tính cộng đã đúng hay chưa chúng ta tiến hành phép thử lại. Khi thử lại phép cộng ta có thể lấy tổng trừ đi một số hạng, nếu được kết quả là số hạng còn lại thì phép tính làm đúng.
 -GV yêu cầu HS thử lại phép cộng trên.
 -GV yêu cầu HS làm phần b.
 Bài 2
 -GV viết lên bảng phép tính 6839 – 482, yêu cầu HS đặt tính và thực hiện phép tính.
 -GV yêu cầu HS nhận xét bài làm của bạn làm đúng hay sai.
 -GV hỏi: Vì sao em khẳng định bạn làm đúng (sai) ?
 -GV nêu cách thử lại: Muốn kiểm tra một phép tính trừ đã đúng hay chưa chúng ta tiến hành phép thử lại. Khi thử lại phép trừ ta có thể lấy hiệu cộng với số trừ, nếu được kết quả là số bị trừ thì phép tính làm đúng.
 -GV yêu cầu HS thử lại phép trừ trên.
 -GV yêu cầu HS làm phần b.
 Bài 3
 -GV gọi 1 HS nêu yêu cầu của bài tập.
 -GV yêu cầu HS tự làm bài, khi chữa bài yêu cầu HS giải thích cách tìm x của mình
 x + 262 = 4848
 x = 4848 – 262
 x = 4586
-GV nhận xét và cho điểm HS.
 Bài 4
 -GV yêu cầu HS đọc đề bài.
 -GV yêu cầu HS trả lời.
 Bài 5
 -GV yêu cầu HS đọc đề bài và nhẩm, không đặt tính.
4.Củng cố- Dặn dò:
 -GV tổng kết giờ học.
 -Dặn HS về nhà làm bài tập và chuẩn bị bài sau.
-3 HS lên bảng làm bài, HS dưới lớp theo dõi để nhận xét bài làm của bạn.
-HS nghe.
-1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào giấy nháp.
-2 HS nhận xét ?
-HS trả lời.
-HS nghe GV giới thiệu cách thử lại phép cộng.
-HS thực hiện phép tính 7580 – 2416 để thử lại.
-3 HS lên bảng làm bài, mỗi HS thực hiện tính và thử lại một phép tính, HS cả lớp làm bài vào VBT.
-1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào giấy nháp.
-2 HS nhận xét.
-HS trả lời.
-HS nghe GV giới thiệu cách thử lại phép trừ.
-HS thực hiện phép tính 6357 + 482 để thử lại.
-3 HS lên bảng làm bài, mỗi HS thực hiện tính và thử lại một phép tính, HS cả lớp làm bài vào VBT.
-Tìm x.
-2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào VBT.
 x – 707 = 3535
 x = 3535 + 707
 x = 4242
-HS đọc.
-Núi Phan-xi-păng cao hơn núi Tây Côn Lĩnh và cao hơn: 3143 – 2428 = 715 (m).
-HS: Số lớn nhất có năm chữ số là 99999, số bé nhất có năm chữ số là 10000, hiệu của hai số này là 89999.
-HS cả lớp.
TẬP ĐỌC
TRUNG THU ĐỘC LẬP
I. Mục tiêu: - Đọc thành tiếng:
Đọc đúng các tiếng, từ khó hoặc dễ lẫn do ảnh hưởng các phương ngữ.
-PB: Gió núi nao la, man mác, soi sáng, mươi mười lăm năm nữa, chi chít
-PN: Trăng ngàn, man mác, vằng vặc, quyền mơ ước, đổ xuống, cao thẳm, thơm vàng,
Đọc trôi chảt được toàn bài, ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ, nhấn giọng ở các từ ngữ gợi tả, gợi cảm.
Đọc diễn cảm toàn bài, thể hiện giọng đọc phù hợp với từng đoạn.
Đọc- hiểu:
Hiểu các từ ngữ khó trong bài:Tết trung thu độc lập, trại, trăng ngàn, nông trường.
Hiểu nội dung bài: Tình thương yêu các em nhỏ của ánh chiến sĩ, mơ ước của anh về tương lai của các em trong đêm Trung thu độc lập đầu tiên của đất nước.
II. Đồ dùng dạy học: 
Tranh minh hoạ bài tập đọc trang 66, SGK (phóng to nếu có điều kiện).
HS sưu tầm một số tranh ảnh về nhà máy thuỷ điện, nhà máy lọc dầu, các khu công nghiệp lớn.
Bảng phụ viết sẵn câu, đoạn văn cần luyện đọc.
III. Hoạt động trên lớp:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. KTBC:
-Gọi 3 HS đọc phân vai chuyện Chị em tôi và trả lời câu hỏi:
+Em thích chi tiết nào trong chuyện nhất? Vì sao?
+Gọi HS đọc toàn bài và nêu nội dung chính của truyện.
-Nhận xét và cho điểm HS .
2. Bài mới:
 a. Giới thiệu bài:
-Hỏi : +Chủ điểm của tuần này là gì? Tên chủ điểm nói lên điều gì?
-Chỉ vào tranh minh hoạ chủ điểm và nói: Mơ ước là quyền của con người, giúp cho con người hình dung ra tương lai và luôn có ý thức vươn lên trong cuộc sống.
-Treo tranh minh hoạ bài tập và hỏi: Bức tranh vẽ cảnh gì?
-Điều đặc biệt đáng nhớ đây là đêm trung thu năm 1945, đêm trung thu độc lập đầu tiên của nước ta. Anh bộ đội mơ ước về điều gì? Điều mơ ước của anh so với cuộc sống hiện thực của chúng ta hiện nay như thế nào? Các em cùng học bài hôm nay để biết điều đó.
 b.Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài:
 * Luyện đọc:
-Gọi HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn của bài (3 lượt HS đọc).GV chữa lỗi phát âm, ngắt giọng cho HS (nếu có).
Chú ý các câu:
 Đêm nay, anh đứng gác ở trại. Trăng ngàn và gió núi bao la/ khiến lòng anh man mác nghĩ tới trung thu/ và nghĩ tới các em.
 Anh mừng cho các em vui Tết Trung thu độc lập đầu ... cầu chúng ta làm gì ?
 -GV viết lên bảng biểu thức:
4367 + 199 + 501
GV yêu cầu HS thực hiện.
 -GV hỏi: Theo em, vì sao cách làm trên lại thuận tiện hơn so với việc chúng ta thực hiện các phép tính theo thứ tự từ trái sang phải ?
 -GV yêu cầu HS làm tiếp các phần còn lại của bài.
 -GV nhận xét và cho điểm HS.
 Bài 2
 -GV yêu cầu HS đọc đề bài.
 -Muốn biết cả ba ngày nhận được bao nhiêu tiền, chúng ta như thế nào ?
 -GV yêu cầu HS làm bài.
 -GV nhận xét và cho điểm HS.
 Bài 3
 -GV yêu cầu HS tự làm bài.
 -GV yêu cầu HS giải thích bài làm của mình.
 +Vì sao em lại điền a vào a + 0 = 0 + a = a
 +Vì sao em lại điền a vào 5 + a = a + 5.
 +Em đã dựa vào tính chất nào để làm phần c?
 -GV nhận xét và cho điểm HS.
4.Củng cố- Dặn dò:
 -GV tổng kết giờ học.
 -Dặn HS về nhà làm bài tập và chuẩn bị bài sau.
-3 HS lên bảng làm bài, HS dưới lớp theo dõi để nhận xét bài làm của bạn.
-Đã học tính chất giao hoán của phép cộng.
-HS phát biểu.
-HS đọc bảng số.
-3 HS lên bảng thực hiện, mỗi HS thực hiện tính một trường hợp để hoàn thành bảng như sau:
-Giá trị của hai biểu thức đều bằng 15.
-Giá trị của hai biểu thức đều bằng 70.
-Giá trị của hai biểu thức đều bằng 128.
-Luôn bằng giá trị của biểu thức a + (b +c).
-HS đọc.
-HS nghe giảng.
-Một vài HS đọc trước lớp.
-Tính giá trị của biểu thức bằng cách thuận tiện nhất.
-1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào VBT.
 4367 + 199 + 501
= 4367 + (199 + 501)
= 4367 + 700
= 5067
-Vì khi thực hiện 199 + 501 trước chúng ta được kết quả là một số tròn trăm, vì thế bước tính thứ hai là 4367 + 700 làm rất nhanh, thuận tiện.
-1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào VBT.
-HS đọc.
-Chúng ta thực hiện tính tổng số tiền của cả ba ngày với nhau.
-1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào VBT.
Bài giải
Số tiền cả ba ngày quỹ tiết kiệm đó nhận được là:
75500000+86950000+14500000=176950000(đồng)
Đáp số: 176950000 đồng
-1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào VBT.
+Vì khi đổi chỗ các số hạng trong một tổng thì tổng đó không thay đổi, và khi cộng bất kì số nào với 0 cũng cho kết quả là chính số đó.
+Vì khi đổi chỗ các số hạng trong một tổng thì tổng đó không thay đổi.
+Dựa vào tính chất kết hợp của phép cộng.
-HS cả lớp.
ĐỊA LÍ : Tiết :6 MỘT SỐ DÂN TỘC Ở TÂY NGUYÊN 	
I.Mục tiêu :
 -Học xong bài này HS biết :Một số dân tộc ở Tây Nguyên .
 -Trình bày được những đặc điểm tiêu biểu về dân cư ,buôn làng ,sinh hoạt,trang phục,lễ hội của một số dân tộc ở Tây Nguyên .
 -Mô tả về nhà rông ở Tây Nguyên .
 -Dựa vào lược đồ (bản đồ), tranh, ảnh để tìm kiến thức .
 -Yêu quý các dân tộc ở Tây Nguyênvà có ý thức tôn trọng truyền thống văn hóa của các dân tộc .
II.Chuẩn bị :
 -Tranh, ảnh về nhà ở ,buôn làng ,trang phục ,lễ hội ,các loại nhạc cụ dân tộc của Tây Nguyên .
III.Hoạt động trên lớp :
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.Ổn định:
 GV kiểm tra phần chuẩn bị của HS 
2.KTBC :
 GV cho HS đọc bài : “Tây Nguyên”.
 -Kể tên một số cao nguyên ở Tây Nguyên .
 -Khí hậu ở Tây Nguyên có mấy mùa ?
 -Nêu đặc điểm của từng mùa .
 GV nhận xét, ghi điểm.
3.Bài mới :
 a.Giới thiệu bài: Ghi tựa
 b.Phát triển bài :
 1/.Tây Nguyên –nơi có nhiều dân tộc sinh sống :
 *Hoạt động cá nhân:
 -GV yêu cầu HS đọc mục 1 trong SGK rồi trả lời các câu hỏi sau :
 +Kể tên một số dân tộc ở Tây Nguyên .
 +Trong các dân tộc kể trên, những dân tộc nào sống lâu đời ở Tây Nguyên ? Những dân tộc nào từ nơi khác đến ?
 +Mỗi dân tộc ở Tây Nguyên có những đặc điểm gì riêng biệt ?
 +Để Tây Nguyên ngày càng giàu đẹp , nhà nước cùng các dân tộc ở đây đã và đang làm gì?
 GV gọi HS trả lời câu hỏi .
 GV sửa chữa và kết luận :Tây Nguyên tuy có nhiều dân tộc cùng chung sống nhưng đây lại là nơi thưa dân nhất nước ta .
 2/.Nhà rông ở Tây Nguyên :
 *Hoạt động nhóm:
 -GV cho các nhóm dựa vào mục 2 trong SGK và tranh ,ảnh về nhà ở ,buôn làng, nhà rông của các dân tộc ở Tây Nguyên để thảo luận theo các gợi ý sau :
 +Mỗi buôn ở Tây Nguyên thường có ngôi nhà gì đặc biệt ?
 +Nhà rông được dùng để làm gì ? Hãy mô tả về nhà rông . (Nhà to hay nhỏ? Làm bằng vật liệu 
gì ? Mái nhà cao hay thấp ?)
 +sự to, đẹp của nhà rông biểu hiện cho điều 
gì ?
 -GV cho đại diện các nhóm thảo luận và báo cáo kết quả trước lớp .
 -GV sửa chữa và giúp các nhóm hoàn thiện phần trình bày .
 3/.Trang phục ,lễ hội :
 * Hoạt động nhóm:
 -GV cho các nhóm dựa vào mục 3 trong SGK và các hình 1, 2, 3, 5, 6 để thảo luận theo các gợi ý sau :
 +Người dân Tây Nguyên nam, nữ thường ăn mặc như thế nào ?
 +Nhân xét về trang phục truyền thống của các dân tộc trong hình 1, 2, 3.
 +Lễ hội ở Tây Nguyên thường được tổ chức khi nào ?
 +Kể tên một số lễ hội đặc sắc ở Tây Nguyên?
 +Người dân ở Tây Nguyên thường làm gì trong lễ hội ?
 +Ở Tây Nguyên, người dân thường sử dụng những loại nhạc cụ độc đáo nào?
 -GV cho HS đại diên nhóm báo cáo kết quả làm việc của nhóm mình .
 -GV sửa chữa và giúp các nhóm hoàn thiện phần trình bày của nhóm mình .
 GV tóm tắt lại những đặc điểm tiêu biểu về dân cư ,buôn làng và sinh hoạt của người dân ở Tây Nguyên .
4.Củng cố :
 -GV cho HS đọc phần bài học trong khung .
 -Kể tên các dân tộc đã sống lâu đời ở Tây Nguyên .
 -Nêu một số nét về trang phục và sinh hoạt của người dân Tây Nguyên .
 -Hãy mô tả nhà rông .Nhà rông dùng để làm gì ?
5.Tổng kết - Dặn dò:
 -Về nhà học bài và chuẩn bị bài : “Hoạt động sản xuất của người dân ở Tây Nguyên”.
 -Nhận xét tiết học .
-HS chuẩn bị bài .
-4 HS đọc bài và trả lời câu hỏi .
-HS nhận xét ,bổ sung .
-2 HS đọc .
-HS trả lời .
-HS khác nhận xét .
-HS đọc SGK .
-HS các nhóm thảo luận và trình bày kết quả .
-Các nhóm khác nhận xét,bổ sung .
-HS dựa vào SGK để thảo luận các câu hỏi .
 +Nam thường đóng khố ; Nữ cuốn váy.
+Trang phục trong ngày hội được trang trí hoa văn nhiều màu sắc .
 +Lễ hội được tổ chức vào mùa xuân hoặc sau mỗi vụ thu hoạch .
 +Lễ hội cồng chiêng,hội đua voi, hội xuân, hội đâm trâu, lễ ăn cơm mới 
 +Thường múa hát trong lễ hội .
 +Những nhạc cụ họ thường sử dụng là:đàn tơ-rưng, đàn klông-pút, cồng, chiêng 
-HS đại diện nhóm trình bày .
-Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. 
-3 HS đọc bài và trả lời câu hỏi .
-HS cả lớp.
TẬP LÀM VĂN LUYỆN TẬP PHÁT TRIỂN CÂU CHUYỆN
I. Mục tiêu: 
Biết cách phát triển câu chuyện dựa vào nội dung cho trước.
Biết sắp xếp các sự việc theo đúng trình tự thời gian.
Dùng từ ngữ hay, giàu hình ảnh để diễn đạt.
Biết nhận xét, đánh giá bài văn của các bạn.
II. Đồ dùng dạy học: 
Bảng lớp viết sẵn đề bài, 3 câu hỏi gợi ý.
III. Hoạt động trên lớp:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. KTBC:
-Gọi HS lên bảng đọc 1 đoạn văn đã viết hoàn chỉnh của truyện Vào nghề.
-Nhận xét, cho điểm HS .
2. Bài mới:
 a. Giới thiệu bài:
-Tiết trước các em xây dựng câu truyện dựa vào cốt chuyện, hôn nay, với đề bài cho trước, lớp mình sẽ thi xem ai là người có óc tưởng tượng phong phú để nghĩ ra được câu chuyện hay nhất.
 b. Hướng dẫn làm bài tập:
-Gọi 1 HS đọc đề bài.
-GV đọc lại đề bài, phân tích đề, dùng phấn màu gạch chân dưới các từ: Giấc mơ, bà tiên cho ba điều ước, trình tự thời gian.
-Yêu cầu HS đọc gợi ý.
-Hỏi và ghi nhanh từng câu trả lời của HS dưới mỗi câu hỏi gợi ý.
1/. Em mơ thấy mình gặp bà tiêntrong hoàn cảnh nào? Vì sao bà tiên lại cho em ba điều ước?
2/. Em thực hiện 3 điều ước như thế nào?
3/. Em nghĩ gì khi thức giấc?
-Yêu cầu HS tự làm bài. Sau đó 2 HS ngồi cùng bàn kể cho nhau nghe.
-Tổ chức cho HS thi kể.
-Gọi HS nhận xét bạn kể về nội dung truyện và cách thể hiện. GV sửa lỗi câu cho HS .
3. Củng cố – dặn dò:
-Nhận xét tiết học, tuyên dương những HS có câu chuyện hay, lời kể sinh động, hấp dẫn.
-Dặn HS về nhà viết lại câu chuyện theo GV đã sửa và kể cho người thân nghe.
-3 HS lên bảng thực hiện yêu cầu.
-Lắng nghe.
-2 HS đọc thành tiếng.
-Lắng nghe.
-2 HS đọc thành tiếng.
-Tiếp nối nhau trả lời.
1/. Mẹ em đi công tác xa. Bố ốm nặng phải nằm viện. Ngoài giờ học, em vào viện chăm sóc bố. Một buổi trưa, bố em đã ngủ say. Em mết quá cũng ngủ thiếp đi. Em bỗng thấy bà tiên nắn tay em. Bà cầm tay em, khen em là đứa con hiếu thảo và cho em 3 điều ước
2/. Đầu tiên, em ước cho bố em khỏi bệnh và tiếp tục đi làm. Điều thứ 2 em mong cho người thoát khỏi bệnh tật. Điều thứ ba em mong ướn mình và em trai mình học giỏi để sau này lớn lên trở thành nhữnh kĩ sư giỏi
3/. Em tỉnh giấc và thật tiếc đó là giấc mơ. Nhưng em vẫn tự nhủ mình sẽ cố gắng để thực hiện được những điều ước đó.
-Em biết đó chỉ là giấc mơ thôi nhưng trong cuộc sống sẽ có nhiều tấm lòng nhân ái đến với những người chẳng may gặp cảnh hoạn nạn, khó khăn.
-Em rất vui khi nghĩ đến giấc mơ đó. Em nghĩ mình sẽ làm được tất cả những gì mình mong ước và em sẽ học thật giỏi
-HS viết ý chính ra vở nháp. Sau đó kể lại cho bạn nghe, HS nghe phải nhận xét, góp ý, bổ sung cho bài chuyện của bạn.
-HS thi kể trước lớp.
-Nhận xét bạn theo các tiêu chí đã nêu.
Hát nhạc .

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an 4(26).doc