Giáo án các môn khối 4 - Lê Anh Quyền - Tuần 16

Giáo án các môn khối 4 - Lê Anh Quyền - Tuần 16

Tiếng việt

Thầy thuốc như mẹ hiền

I. Mục tiêu:

- Biết đọc nhấn giọng từ ngữ cần thiết, ngắt nghỉ hơi đúng chỗ. Đọc trôi chảy, lưu loát, diễn cảm toàn bài với giọng nhẹ nhàng, chậm rãi .

- Hiểu được nội dung bài: Ca ngợi tài năng , tấm lòng nhân hậu và nhân cách cao thượng của Hải Thượng Lãn Oâng.( trả lời được câu 1,2,3)

- Giáo dục hs lòng nhân nghĩa.

II. Chuẩn bị:

 - Gv: Bảng phụ chép đoạn 2.

III. Các hoạt động dạy học.

Họat Động 1: Luyện đọc

- HS khá giỏi toàn bài 1 lần .

- Gv đọc mẫu, gợi ý hs giọng đọc. Hs chia đoạn

+ Đoạn 1: Từ đầu cho thêm gạo củi

+ Đoạn 2: Tiếp theo .càng hối hận

+ Đoạn 3: Phần còn lại

- HS đọc từng đoạn: 3 HS

Lần 1: Sửa phát âm , ngắt nghỉ & giọng đọc.

 + nhà nghèo, khuya, đầy mụn mủ

 

doc 18 trang Người đăng minhanh10 Lượt xem 689Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án các môn khối 4 - Lê Anh Quyền - Tuần 16", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 16:
Sáng Thứ hai ngày 5 tháng 12 năm 2011
Tiếng việt
Thầy thuốc như mẹ hiền
I. Mục tiêu:
- Biết đọc nhấn giọng từ ngữ cần thiết, ngắt nghỉ hơi đúng chỗ. Đọc trôi chảy, lưu loát, diễn cảm toàn bài với giọng nhẹ nhàng, chậm rãi .
- Hiểu được nội dung bài: Ca ngợi tài năng , tấm lòng nhân hậu và nhân cách cao thượng của Hải Thượng Lãn Oâng.( trả lời được câu 1,2,3)
- Giáo dục hs lòng nhân nghĩa.
II. Chuẩn bị: 
 - Gv: Bảng phụ chép đoạn 2. 
III. Các hoạt động dạy học.
Họat Động 1: Luyện đọc 
- HS khá giỏi toàn bài 1 lần .
- Gv đọc mẫu, gợi ý hs giọng đọc. Hs chia đoạn
+ Đoạn 1: Từ đầu  cho thêm gạo củi
+ Đoạn 2: Tiếp theo .càng hối hận 
+ Đoạn 3: Phần còn lại 
- HS đọc từng đoạn: 3 HS 
Lần 1: Sửa phát âm , ngắt nghỉ & giọng đọc.
	+ nhà nghèo, khuya, đầy mụn mủ
Lần 2: Giải thích từ khó: 
	+ danh lợi, bệnh đậu, tái phát, ngự y,
- HS đọc theo nhóm đôi. 
- GV đọc mẫu toàn bài. 
Họat Động 2: Tìm hiểu bài 
- HS đọc thầm từng đoạn & trả lời câu hỏi :
+ Tìm những chi tiết nói lên lòng nhân ái của Lãn Oâng trong việc ông chữa bệnh cho con người thuyền chài?
+ Điều gì thể hiện lòng nhân ái của Lãn Oâng trong việc ông chữa bệnh cho người phụ nữ?
+ Vì sao có thể nói Lãn Oâng là một người không màng danh lợi?
+ Em hiểu nội dung hai câu thơ cuối bài như thế nào?
- Nhận xét , chốt ý chính. 
Gv gợi ý hs nêu ý chính của bài , nhận xét, ghi bảng, hs nhắc lại 
Họat Động 3: Luyện đọc diễn cảm: 
- Mời 3 hs nối tiếp đọc bài, gv giúp hs cách đọc sau mỗi đoạn. Hướng dẫn hs đọc diễn cảm đoạn 2.gv đọc mẫu
- HS luyện đọc diễn cảm theo nhóm. 
- HS thi đọc diễm cảm trước lớp. 
- Nhận xét , tuyên dương học sinh .
Củng cố – Dặn dò. 
 - Hai học sinh nhắc lại ý nghĩa của bài
- Đọc trước bài “Thầy cúng đi bệnh viện”
- Về nhà kể lại cho người thân nghe
- GV nhận xét giờ học . 
.	
Đạo đức
Hợp tác với những người xung quanh
I. Mục tiêu 
- Nêu được một số biểu hiện về hợp tác với bạn bè trong làm việc học tập và vui chơi.
- Biết được hợp tác với mọi người trong công việc chung sẽ nâng cao được hiệu quả công việc, tăng niềm vui và tình cảm gắng bó giữa người với người.
- Có kĩ năng hợp tác với bạn bè trong các hoạt động của lớp, của trường
- Có thái độ mong muốn, sẵn sàng hợp tác với bạn bè, thầy cô và mọi người trong công việc, của lớp, của trường, của gia đình, của cộng đồng. Giáo dục hs kĩ năng hợp tác với bạn bè và mọi người xung quanh trong công việc chung, kĩ năng đảm nhận trách nhiệm hoàn tất một nhiệm vụ khi hoàn tất một nhiệm vụ.
* Không đồng tìnhvới những thái độ, hành vi thiếu hợp tác với bạn bè trong công việc chung của lớp, của trường
II. Chuẩn bị:
- Tranh SGK , thẻ màu- Bảng phụ,
III. Các hoạt động dạy học.
Hoạt động 1: Xử lí tình huống SGK.
- GV cho hs quan sát tranh và nêu tình huống của 2 bức tranh.
- HS thảo luận nhóm trả lời câu hỏi sgk:
+ Quan sát tranh và cho biết kết quả trồng cây ở tổ 1 và tổ 2 như thế nào?
+ Nhận xét cách trồng cây ở mỗi tổ
- Theo em trong công việc chung, để công việc đạt kết quả tốt, chúng ta phải làm việc như thế nào?
a Ghi nhớ SGK:
Hoạt động 2: Thảo luận làm bài tập số 1.
- HS thảo luận nhóm đôi làm bài tập 1 trang 20 SGK.
- HS báo cáo kết quả thảo luận. Lớp nhận xét bổ sung.
- HS kể thêm một số biểu hiện của làm việc hợp tác. Giáo dục hs kĩ năng hợp tác với bạn bè và mọi người xung quanh trong công việc chung.
Hoạt động 3: Bày tỏ thái độ BT2
- Hs đọc yêu cầu BT2, gv nêu lần lượt, từng ý kiến, hs bày tỏ thái độ tán thành hay không tán thành theo qui ước, vài hs nêu lí do vì sao? Gv kết luận từng nội dung (tán thành a,d). Giáo dục hs. Giáo dục hs kĩ năng kĩ năng đảm nhận trách nhiệm hoàn tất một nhiệm vụ khi hoàn tất một nhiệm vụ.
Củng cố dặn dò.
- Nêu ích lợi của làm việc hợp tác.( ghi nhớ)- Về học bài ,thực hành hợp tác trong công việc và hoàn thành bài tập số 5 SGK trang- Nhận xét tiết học
Toán
Giải toán về tỉ số phần trăm
I. Mục tiêu:
- Biết cách tìm tỉ số phần trăm của hai số .
- Vận dụng giải các bài toán đơn giản có nội dung tìm tỉ số phần trăm của hai số.
- Giáo dục hs cẩn thận. Hs làm được BT1,2(a,b), Hs khá giỏi làm được bt3.
II. Chuẩn bị:
- Gv: Bảng phụ ghi cách tìm tỉ số phần trăm của hai số. 
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động 1: Hình thành cách tìm tỉ số phần trăm của hai số 
* Hs nêu ví dụ a: 
-Gv hướng dẫn hs thực hiện như sgk
 Ta có:
 315 : 600 = 0,525
 0,525 x 100 : 100 = 52,5 : 100 = 52,5%
Ta nói 52,5% là tỉ số phần trăm của số HS nữ và số HS toàn trường
GV hỏi: Ta thực hiện mấy bước?
+ thông thường ta viết gọn cách tính như sau :
 315 : 600 = 0,525 = 52,5%
Gv chốt lại hai bước thực hành tính.hs nhắc lại qui tắc
Hoạt động 2: ví dụ 2
GV gọi HS đọc bài toán ở SGK:
Gv hỏi: Muốn tìm tỉ số phần trăm của lượng muối trong nước biển ta làm như thế nào?
Gọi 1 HS lên bảng làm, cả lớp làm vào vở nháp , nhận xét 
Hoạt động 3: Thực hành luyện tập.
Bài 1: HS nêu yêu cầu bài và giải thích bài mẫu.
 - HS tự làm vào vở (cá nhân), giúp đỡ hs yếu, chấm 1 số bài, 2 hs làm bảng phụ, đính bảng, chữa bài
Bài 2 (b,c): HS nêu yêu cầu bài.
GV yêu cầu 1 HS trả lời câu hỏi bài toán ( miệng)
HS cả lớp làm bài vào vở. Ba hs làm bảng phụ, nhận xét
Nhận xét sửa bài.
Bài 3: HS đọc đề bài.
- Bài toán cho biết gì?
- Bài toán yêu cầu tìm gì?
- 1 HS lên bảng làm bài – lớp làm vở.
Yêu cầu HS nêu cách viết của hai số thành dạng tỉ số phần trăm.
- Nhận xét sửa bài.
Củng cố dặn dò.
- Muốn tìm tỉ số phần trăm của 2 số ta làm thế nào?
- về nhà học bài, làm lại bài tập và chuẩn bị bài sau. 
- Nhận xét tiết học
Chiều Luyện toán 
+Mục tiêu:
- Củng cố và nâng cao lại cho hs khá giỏi về giải toán tỉ số phần trăm.
- Giúp học sinh yếu hoàn thành được vở bài tập theo yêu cầu, giúp hs thực hiện được phép chia số thập phân cho số tự nhiên.
+ Nội dung luyện:
- Gv nêu yêu cầu giờ học.
- Cho hs khá giỏi giải toán có lời văn (gv ghi bảng).
- Gv giúp hs yếu hoàn thành vở bài tập.
- Hs trình bày bài làm.
- Gv nhận xét bài làm của học sinh. chấm điểm 5 hs.
- Gv nhận xét tiết học.
Sáng Thứ ba ngày 5 tháng 12 năm 2011 
Tiếng việt
Về ngôi nhà đang xây
(Nghe viết)
I. Mục tiêu:
- Nghe và viết đúng chính tả, trình bày đúng 2 khổ thơ đầu trong bài Về ngôi nhà đang xây.
- Làm được BT 2a/b; tìm được những tiếng thích hợp để hoàn chỉnh mẫu chuyện BT3
- Giáo dục hs viết đúng chính tả khi viết văn.
II. Chuẩn bị:
- Gv: Bảng phụ bt3/155sgk. Bảng nhóm bt2a
III. Các hoạt động dạy học.
Hoạt động 1: Hướng dẫn viết chính tả
Bước1: Tìm hiểu nội dung đoạn viết 
- 1 HS đọc phần chính tả sẽ viết.
+ Hình ảnh những ngôi nhà đang xây gợi cho em điều gì?
Bước 2: Hướng dẫn viết từ khó:
- Yêu cầu HS đọc thầm, viết các từ khó, dễ lẫn khi viết chính tả vào nháp.
VD: xây dở, trụ bê tông, huơ huơ, sẫm biếc, vôi, gạch
- Gv theo dõi giúp hs ghi nhớ cách viết trên bảng lớp
Bước 3: Viết chính tả. 
- Gv nhắc nhở hs tư thế ngồi viết bài, cách trình bày bài viết 
- Gv đọc chậm rãi cho HS viết vào vở. 
- HS soát lỗi. (HS gạch chân từ viết sai – viết lại mỗi từ một dòng xuống cuối bài viết ).
- Thu bài chấm . GV nhận xét bài viết của HS.
Hoạt động 2: Hướng dẫn làm bài tập chính tả
Bài tập 2a:
- HS đọc yêu cầu và nội dung bài tập.
- HS làm theo nhóm (gv phát bảng nhóm).
- HS trình bày, nhận xét. 
Bài tập 3: HS đọc yêu cầu và nội dung bài tập.
- HS thảo luận theo nhóm bàn, HS nối tiếp điền vào bảng phụ . 
- HS đọc bài văn hoàn chỉnh. Trả lời câu hỏi của gv
- GV nhận xét ,khen ngợi nhóm làm đúng, nhanh. 
Củng cố – dặn dò.
- Trò chơi: 2 hs thi đua tìm từ, tiếng có âm đầu v, nhận xét
- Dặn HS kể lại cho người thân nghe câu chuyện cười.
- Chuẩn bị bài sau. 	
- GV nhận xét giờ học
Toán
Luyện tập
I. Mục tiêu:
- Biết tính tỉ số phần trăm của hai số và ứng dụng trong giải toán
- Rèn hs tính tỉ số phần trăm của hai số, hs làm được bt1,2. Hs khá giỏi làm được bt3
- Giáo dục hs cẩn thận khi tính toán.
II. Chuẩn bị:
- Gv: bảng phụ bt1
III. Các hoạt động dạy học.
Hoạt động 1: Thực hành, luyện tập tính Toán với các số phần trăm.
Bài 1: HS đọc đề bài và gv giải thích mẫu
6% + 15%
(Vì 6% = và 15% = nên 6% + 15% = + = = 21%)
- HS thực hiện các phép tính vào vở. Gv giúp đỡ hs yếu. 3 hs làm bảng phụ. Chấm 1 số bài. Nhận xét sửa bài.
Hoạt động 2: Thực hành BT 2. HS đọc đề Toán.
- Kế hoạch phải trồng của thôn Hoà An là bao nhiêu ha ngô? Ứng với bao nhiêu phần trăm?
- Đến tháng 9 thôn Hoà An đã trồng được bao nhiêu ha ngô?
- Muốn biết đến tháng 9 thôn Hoa An đã thực hiện được bao nhiêu phần trăm, ta phải tính tỉ số phần trăm của hai số nào?
- Hướng dẫn tương tự cho câu b.
- Một HS lên bảng trình bày bài giải vào bảng phụ. Lớp làm vở.
- Nhận xét sửa bài
Bài 3: HS đọc đề bài.hs trả lời câu hỏi của gv: để tóm tắt bài toán
- Tiền vốn : 42000 đ 
- Tiền bán: 52.500 đ 
Hướng dẫn hs khá giỏi làm bài, 1 hs làm bảng phụ, lớp làm bài vào vở, nhận xét , sửa bài
Củng cố dặn dò.
- Nêu cách tìm tỉ số phần trăm của hai số.nhận xét
- Dặn về nhà học bài, làm lại bài tập và chuẩn bị bài sau.
- Nhận xét tiết học.
Tiếng việt 
Tổng kết vốn từ
I. Mục tiêu:
- Tìm được một số từ đồng nghĩa và trái nghĩa với các từ: nhân hậu, trung thực, dũng cảm, cần cù.BT1
- Tìm được những từ ngữ miêu tả tính cách con người trong bài văn cô Chấm BT2
- Giáo dục hs chăm chỉ, siêng năng, cần cù trong lao động và trong học tập.
II. Chuẩn bị:
- Bảng phụ BT1,2
III. Các hoạt động dạy học.
Hoạt động 1: Tìm từ đồng nghĩa và trái nghĩa
Bài 1: - HS đọc nội dung bài tập 1.
	+ Thế nào là từ đồng nghĩa?
	+ Thế nào là từ trái nghĩa?
- GV chia lớp thành các nhóm theo bàn.
- Mỗi nhóm tìm những từ đồng nghĩa, trái nghĩa với các từ: nhân hậu, trung thực, dũng cảm, cần cù.
- HS ghi lại kết quả làm việc của mình vào phiếu BT. 
- Hs thi đua tiếp sức , các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
Hoạt động 2: Tìm những từ ngữ miêu tả tính cách con người
 Bài 2 : - HS đọc yêu cầu và nội dung của đề bài.
+ Bài tập có những yêu cầu gì?
+ HS đọc từng đoạn, GV hỏi tính cách của cô Chấm trong mỗi đoạn và ghi bảng.
- HS gạch chân những chi tiết và hình ảnh minh hoạ cho từng tính cách của cô Chấm.
- 4 hs HS trình bày vào bảng phụ. Mỗi hs 1 đoạn
- Nhận xét, kết luận lời giải đúng.
Củng cố, dặn dò.
- Hs tìm từ đồng nghĩa với từ: chăm chỉ. Phát biểu, nhận xét
- Dặn về nhà xem lại bài tập, chuẩn bị bài sau. 
Khoa học
Chất dẻo
I. Mục tiêu
- Nhận biết một số tính chất của ch ...  HS nêu ý chính của bài, nhận xét, ghi bảng, hs nhắc lại 
Hoạt động 3: Luyện đọc diễn cảm.
- Gv đính bảng phụ lên gọi 1 hs đọc đoạn 1-2.
- Gv gợi ý hs giọng đọc và đọc mẫu
- HS luyện đọc diễn cảm theo nhóm 2 
- HS thi đọc diễm cảm trước lớp. 
- Nhận xét , tuyên dương học sinh .
Củng cố – Dặn dò.
- Hai HS nhắc lại nội dung chính của bài
- Đọc trước bài “Ngu Công xã Trịnh Tường “
- GV nhận xét giờ học . 
.	
Chiều Luyện tiếng việt
+ Mục tiêu:
- Giúp hs tìm được một số từ ngữ thuộc chủ đề đã học. đặt được câu có chứa từ tìm được.
- Hs khá giỏi đặt ít nhất được 3 câu và viết được đoạn văn ngắn có chứa từ đã tìm được.
- Hs trung bình yếu đặt được câu có chứa từ ngữ tìm được.
+ Chuẩn bị: Gv bảng phụ (hs viết đoạn văn).
+ Nội dung luyện:
- Gv gợi ý lại cho hs các bài luyện từ và câu có dạng “ Mở rộng vốn từ...” từ tuần 1 đến tuần 15.
- Gv tổ chức cho hs thi đua tìm từ theo dãy bàn theo hình thức tiếp sức ( Gv chọn một chủ đề).
- Gv nêu cách chơi và cho hs chơi thử.
- Hs thi đua tìm từ, Gv nhận xét tuyên dương.
- Hs trung bình yếu đặt câu, hs khá giỏi viết đoạn văn.
- Hs trình bày bài làm cảu mình. gv nhận xét chấm điểm 6 hs.
Luyện toán
+ Mục tiêu:
- Giúp hs ôn lại giải toán có lời văn về tỉ số phần trăm.
- Hs khá giỏi làm được bài tập ngoài sgk.
- Hs trung bình yếu ôn lại cách tính tỉ số phần trăm của 2 số và hoàn thành được vở bài tập.( đối với hs không có vở cho hs làm bài theo yêu cầu gv vào vở toán.
+ Chuẩn bị:
- Gv Bài toán có lời văn cho hs khá giỏi, hs trung bình yếu
+ Nội dung luyện:
- Gv gọi hs nhắc lại cánh tính tỉ số phần trăn của hai số.
- Tổ chức cho hs làm vở bài tập, hs khá giỏi làm bài theo yêu cầu gv.
- Gv theo dõi và giúp hs yếu làm bài hoàn thành theo yêu cầu.
- Gv nhận xét chấm điểm bài làm của hs.
Sáng Thứ năm ngày 8 tháng 12 năm 2011
Tiếng việt
Tả người
(Kiểm tra viết)
I. Mục tiêu:
- HS viết được một bài văn tả người hoàn chỉnh
- Thể hiện kết quả quan sát chân thực và có cách diễn đạt trôi chảy.
- Giáo dục hs luôn biết yêu quý những người thân xung quanh mình.
II. Chuẩn bị:
 - Gv: Tranh, ảnh em bé, ông bà, cha mẹ, 
III. Các hoạt động dạy học.
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS làm bài kiểm tra
- Gv gọi HS đọc 4 đề kiểm tra trong SGK.
- Gọi 2 hs nhắc lại cấu tạo của bài văn tả người
- HS nêu những thắc mắc, GV giải đáp.
- Hs nêu miệng đề bài mình chọn để tả trước lớp
- GV nhắc HS: Dựa vào những tiết trước đã quan sát ngoại hình, hoạt động của nhân vật, lập dàn ý chi tiết, viết đoạn văn miêu tả hình dáng, hoạt động để từ đó viết đoạn văn tả người hoàn chỉnh.
Hoạt động 2: HS thực hành viết bài văn
- HS viết bài.
- GV thu bài .
Củng cố, dặn dò.
- Nhận xét sơ lược bài làm của hs
- Dặn dò
- Nhận xét tiết học. 
Tiếng việt
Tổng kết vốn từ
I. Mục tiêu:
- HS biết kiểm tra được vốn từ của mình theo các nhóm từ đồng nghĩa đã cho BT1.
- Đặt được câu theo yêu cầu BT2,3.
- Giáo dục hs sử dụng biện pháp nhân hoá, so sánh vào tập làm văn 
II. Chuẩn bị:
- Gv: Bảng phụ.BT1
III. Các hoạt động dạy học.
Hoạt động 1: HS tự kiểm tra vốn từ của mình
- HS đọc yêu cầu của BT1a và thảo luận theo nhóm đôi.
- 2 HS làm bảng phụ, cả lớp làm vào vở, giúp đỡ hs yếu, chấm nột số bài, nhận xét bài bảng phụ, két luận
- HS đọc yêu cấu BT1b. GV cho hs thảo luận nhóm , thi đua 2 dãy bàn tiếp sức điền tiếng vào chổ chấm, nhận xét tuyên dương
Hoạt động 2: HS tự kiểm tra được khả năng dùng từ của mình. 
Bài 2:
- 3HS nối tiếp đọc nội dung của BT2. Gv giúp hs nhắc lại những nhận định quan trọng của Phạm Hổ. 
- Hs tìm hình ảnh so sánh trong đoạn 1; hs nêu, nhận xét
- So sánh kèm theo nhân hoá ở đoạn 2, hs nêu, nhận xét.
- Trong quan sát để miêu tả, người ta phải tìm ra cái mới cái riêng. Không có cái mới cái riêng thì không có văn học. Phải có cái mới cái riêng, bắt đầu từ sự quan sát. Rồi sau đó mới đến cací mới, cái riêng trong tình cảm, trong tư tưởng. Hs tìm cái mới cái riêng trong quan sát ở đoạn 3, nhận xét. Giáo dục hs
Hoạt động 3: Tìm những từ ngữ miêu tả hình dáng của người	
- HS đọc yêu cầu BT3. hs thảo luận theo bàn, phát biểu, nhận xét, gv kết luận
Củng cố, dặn dò.
- Trò chơi: 2 bạn thi đua đặt câu ghi bảng có dùng biện pháp nhân hoá ( so sánh), nhận xét, tuyên dương. 
- Dặn về nhà làm lại các bài tập, chuẩn bị bài sau.
- Nhận xét tiết học.
Toán
Luyện tập
I. Mục tiêu:
- Biết làm 3 dạng Toán cơ bản về tỉ số %.
+ Tính tỉ số phần trăm của hai số.
+Tìm giá trị một số phần trăm của một số.
+ Tìm một số khi biết giá tri một số phần trăm của số đó.
- Hs làm được BT1(a, b), 2(b),3(a). hs khá, giỏi làm hết BTsgk
- Rèn hs làm 3 dạng toán trên.
- Giáo dục hs cẩn thậnkhi tính toán.
II. Chuẩn bị:
- Gv: Bảng phụ bt1
III. Các hoạt động dạy học.
 Hoạt động 1: Tính tỉ số phần trăm của hai số
Bài 1: HS đọc đề bài. Nêu dạng bài Toán và cách giải. Gv hướng dẫn hs làm bài a,b
- Hai HS làm bài bảng phụ. Lớp làm vở. Gv giúp đỡ hs yếu, chấm một số bài.
- Nhận xét sửa bài.
Hoạt động 2: Tìm giá trị một số phần trăm của một số
Bài 2: HS đọc đề bài, nêu dạng Toán và cách giải.gv hướng dẫn hs , giúp đỡ hs yếu
- 2HS làm bảng phụ + vở.
- Nhận xét sửa bài.
Bài 3: HS đọc đề bài, nhận dạng bài Toán và cách giải.hướng dẫn hs làm bài
- HS làm bảng phụ + vở.
- Nhận xét sửa bài.
Củng cố dặn dò.
- HS nêu lại quy tắc: 
+ Tìm tỉ số phần trăm của hai số.
+ Tìm giá trị một số phần trăm của một số.
+ Tìm một số khi biết giá trị một số phần trăm của nó.
- Dặn về nhà học bài, làm lại các bài tập và chuẩn bị bài sau.
- Nhận xét tiết học.
Sáng Thứ sáu ngày 9 tháng 12 năm 2011
Tiếng việt
Ôn luyện
+ Mục tiêu:
- Giúp hs nắm lại cấu tạo bài văn tả người và một số từ ngữ hay khi miêu tả về ngoại hình của một người.
- Hs khá giỏi viết được đoạn văn tả ngoại hình có sử dụng biện pháp nhân hóa, so sánh.
- Hs trung bình yếu viết được đoạn văn khoảng 5 câu tả ngoại hình của một người thân trong gia đình mình.
+ Chuẩn bị: Gv bảng phụ
+ Nội dung ôn luyện:
- Gv nêu yêu cầu giờ học.
- Hs nhắc lại cấu tạo trong bàivăn tả người.
- Gv tổ chức cho hs thi đua tìm từ ngữ tả ngoại hình của một người (em bé, cụ già,).
- Hs thi đua tìm từ .
- Gv nhận xét tuyên dương.
- Gv yêu cầu hs viết đoạn văn (yêu cầu như mục tiêu). 2 hs làm bảng phụ.
- Hs trình bày bài làm của mình. Gv nhận xét chấm bài 5 hs.
Toán
Giải toán về tỉ số phần trăm
( Tiếp theo)
I. Mục tiêu:
- Biết cách tìm một số khi biết giá trị một số phần trăm của nó.
- Vận dụng để giải một số bài toán dạng tìm một số khi biết giá trị một số phần trăm của nó 
- Hs làm được BT1,2. Hs khá giỏi bt3.
- Giáo dục hs cẩn thận khi tính toán
II. Chuẩn bị:
- Gv: Bảng phụ ghi quy tắc tìm một số biết một số phần trăm của nó.
III. Các hoạt động dạy học.
Hoạt động 1: Hình thành cách tìm một số khi biết giá trị phần trăm của số đó.
- Nêu ví dụ (a) SGK trang 78.
+ Số HS toàn trường ứng với bao nhiêu phần trăm?
+ 52,5% số HS toàn trường là bao nhiêu?
+ Muốn tìm số HS toàn trường ta làm như thế nào?
- Gv hướng dẫn hs làm bài
ð Nhận xét: Muốn tìm một số biết một giá trị phần trăm của số đó ta làm như thế nào?
- GV đưa bảng phụ ghi quy tắc tìm một số biết một số phần trăm của nó.
- HS nhắc lại quy tắc.
Hoạt động 2: Hình thành kĩ năng giải bài Toán tìm một số biết giá trị phần trăm của số đó.
- Bài Toán b SGK trang 78.
+ HS đọc bài Toán.
+ Số ô tô theo dự định ứng với bao nhiêu %?
+ HS nêu dạng của bài Toán và cách giải.
+ Một HS lên bảng làm bài bảng phụ – lớp làm bài vở nháp.
+ Nhận xét sửa bài.
Hoạt động 3: Thực hành luyện tập.
Bài 1: HS đọc đề bài.
- Bài Toán cho biết gì? Yêu cầu tìm gì?
- Muốn tìm số HS toàn trường ta làm như thế nào?
- Mốt HS lên bảng làm bài – lớp làm vở. Gv giúp đỡ hs yếu, chấm 1 số bài
- Nhận xét sửa bài.
Bài 2: HS đọc đề bài nêu dạng Toán.
- HS nêu cách giải.
- Một HS lên bảng làm bài vào bảng phụ – lớp làm vở.
- Nhận xét sửa bài.
Bài 3: ( hs khá, giỏi) HS đọc đề bài nêu dạng Toán và cách giải.
- GV lưu ý HS bài yêu cầu tính nhẩm
VD: 10% = 
 số gạo trong kho g 5 tấn
- Cả kho ứng với mấy phần. Vậy ta nhẩm nhanh số gạo trong kho bằng cách nào?
- 1 hs làm bảng phụ , lớp làm vào vở 
Củng cố dặn dò.
- Muốn tìm một số biết một số phần trăm của nó ta làm như thế nào?
- Dặn về nhà học bài , làm lại các bài tập và chuẩn bị bài sau. 
- Nhận xét tiết học
Khoa học
Tơ sợi
I. Mục tiêu
- Nhận biết một số tính chất của tơ sợi
- Nêu một số công dụng, cách bảo quản các đồ dùng bằng tơ sợi
- Phân biệt tơ sợi tự nhiên và tơ sợi nhân tạo
- Giáo dục hs ăn mặc sạch sẽ và có ý thức bảo quản quần áo của mình. Giáo dục hs kĩ năng quản lí thời gian trong khi thí nghiệm.
II. Đồ dùng dạy học.
- Gv: Bảng nhóm
III. Các hoạt động dạy học.
Hoạt động 1: Nguồn gốc của một số loại sợi tơ.
- HS quan sát hình minh hoạ SGK trang 66 thảo luận nhóm đôi các yêu cầu sau.
+ Những hình nào liên quan đến việc làm ra sợi đay.
+ Những hình nào liên quan đến việc làm ra to tằm, sợi bông, sợi đay.
- Các nhóm trình bày kết quả thảo luận.
- Lớp nhận xét bổ sung.
Hoạt động 2: Tính chất của tơ sợi.
- HS thảo luận nhóm làm thí nghiệm ghi lại kết quả vào phiếu bài tập
Phiếu bài tập
Loại tơ sợi
Thí nghiệm
Đặc điểm
1. Tơ sợi tự nhiên
Khi đốt lên
Khi nhúng nước
- Sợi đay
- Sợi bông
- Tơ tằm
2.Tơ sợi nhân tạo
- Sợi ni lông
- HS trình bày kết quả thảo luận. Giáo dục hs kĩ năng quản lí thời gian trong khi thí nghiệm.
- Lớp nhận xét bổ sung.
ð Kết luận: 
- HS đọc bảng thông tin SGK trang 67.
Củng cố dặn dò.
- Nêu đặc điểm và công dụng một số loại tơ tự nhiên? Giáo dục hs.
- Nêu đặc điểm và công dụng của tơ nhân tạo?
- Dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau.
- Nhận xét tiết học.
Sinh hoạt chủ nhiệm
Nội dung:
- Cho hs hát tập thể
* Lớp trưởng báo cáo: 
- Những hs vi phạm nội quy trường lớp: 
	+ Nghỉ học không phép
	+ Đi học trễ
	+ Quên đeo khăn quàng
- Những hs không học bài, làm bài
- Những hs thực hiện tốt nội quy trường lớp, tích cực phát biểu bài:
* G.v nhận xét chung:
- Hs đi học đúng giờ, không vi phạm nội quy trường lớp. 
- Hs tích cực xây dựng bài, học bài và làm bài đầy đủ.
- Không còn tình trạng hs đi dép lê tới lớp. 
- Xếp hàng ra vào lớp không còn lộn xộn. 
- Tuyên dương hs có tiến bộ trong học tập.
- Nhắc nhở hs luôn giữ vệ sinh cá nhân để phòng bệnh tay chân miệng.
- Sinh hoạt chủ điểm tháng 12: Cho hs kể chuyện thi đố vui.
- Nêu phương hướng cho tuần sau.

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 16.doc