Giáo án các môn khối 4 - Lê Anh Quyền - Tuần 18

Giáo án các môn khối 4 - Lê Anh Quyền - Tuần 18

Khoa học

Hỗn hợp

I. Mục tiêu:

- Nêu được một số ví dụ về hỗn hợp

- Thực hành tách các chất ra khỏi một số hỗ hợp .( tách các trắng ra khỏi hỗn hợp nước và cát trắng)

- Giáo dục hs yêu thích khoa học, thích tìm tòi và học hỏi những điều mình chưa biết, Kĩ năng tìm giải pháp để giải quyết vấn đề, kĩ năng lựa chọn phương án thích hợp.

II. Chuẩn bị:

- GV hình minh hoạ trang 75 SGK.

- Giấy khổ to, bút dạ.

- Muối tinh, bột ngọt, hạt tiêu bột, chén nhỏ, thìa nhỏ

- Cát trắng, nước, chậu nước.phễu, bông thấm nước, giấy lọc

III. Các hoạt động dạy học

Hoạt động 1: Thực hành: “ Tạo một hỗn hợp gia vị”

Bước 1: Làm việc theo nhóm

 + GV chia lớp thành 9 nhóm thảo luận các câu hỏi:

 - Để tạo ra hỗn hợp gia vị cần có những chất nào?

 - Hỗn hợp là gì?

Bước 2: Làm việc cả lớp

- Đại diện mỗi nhóm có thể nêu công thức chọn gia vị và mời các nhóm khác nếm thử gia vị của nhóm mình. Các nhóm nhận xét, so sánh xem nhóm nào tạo ra được một hỗn hợp gia vị ngon. Tiếp theo, GV cho HS phát biểu hỗn hợp là gì?

Gv kết luận. Giáo dục hs Kĩ năng tìm giải pháp để giải quyết vấn đề khi muốn tạo ra một hỗn hợp nào đó và kĩ năng lựa chọn phương án thích hợp.

 

doc 11 trang Người đăng minhanh10 Lượt xem 491Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án các môn khối 4 - Lê Anh Quyền - Tuần 18", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 18:
Sáng Thứ hai ngày 19 tháng 12 năm 2011
Thi cuối HKI
(Khoa học – Lịch sử - Địa lí)
Chiều: Chấm thi
Sáng Thứ ba ngày 20 tháng 12 năm 2011
Tiếng Anh
( Thi cuối HKI )
Khoa học
Hỗn hợp
I. Mục tiêu:
- Nêu được một số ví dụ về hỗn hợp
- Thực hành tách các chất ra khỏi một số hỗ hợp .( tách các trắng ra khỏi hỗn hợp nước và cát trắng)
- Giáo dục hs	yêu thích khoa học, thích tìm tòi và học hỏi những điều mình chưa biết, Kĩ năng tìm giải pháp để giải quyết vấn đề, kĩ năng lựa chọn phương án thích hợp.
II. Chuẩn bị:
- GV hình minh hoạ trang 75 SGK.
- Giấy khổ to, bút dạ.
- Muối tinh, bột ngọt, hạt tiêu bột, chén nhỏ, thìa nhỏ
- Cát trắng, nước, chậu nước.phễu, bông thấm nước, giấy lọc
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động 1: Thực hành: “ Tạo một hỗn hợp gia vị”
Bước 1: Làm việc theo nhóm
	+ GV chia lớp thành 9 nhóm thảo luận các câu hỏi:
	- Để tạo ra hỗn hợp gia vị cần có những chất nào?
	- Hỗn hợp là gì?
Bước 2: Làm việc cả lớp
- Đại diện mỗi nhóm có thể nêu công thức chọn gia vị và mời các nhóm khác nếm thử gia vị của nhóm mình. Các nhóm nhận xét, so sánh xem nhóm nào tạo ra được một hỗn hợp gia vị ngon. Tiếp theo, GV cho HS phát biểu hỗn hợp là gì? 
Gv kết luận. Giáo dục hs Kĩ năng tìm giải pháp để giải quyết vấn đề khi muốn tạo ra một hỗn hợp nào đó và kĩ năng lựa chọn phương án thích hợp.
Hoạt động 2: Thảo luận.
Bước 1: Làm việc theo nhóm
 	+ GV chia lớp thành 6 nhóm thảo luận
	- Theo bạn, không khí là một chất hay một hỗn hợp?
	- Kể tên một số hỗn hợp khác mà bạn biết.
Bước 2: Đại diện các nhóm trình bày
Bước 3: Cùng kiểm tra, và bổ sung
ð Kết luận.
Hoạt động 3: Trò chơi: “Tách các chất ra khỏi hỗn hợp” 
	+ Bước 1: Tổ chức và hướng dẫn
	+ Bước 2: Tổ chức cho HS chơi
(Hình 1: Làm lắng; Hình 2: Sảy; Hình 3: Lọc.
Hoạt động 4:Thực hành tách các chất ra khỏi hỗn hợp
Bước 1: Làm việc theo nhóm
Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình thực hiện theo mục thực hành trang 75 SGK
	+ GV chia lớp thành 4 nhóm và phát phiếu cho các nhóm.
Bước 2: Các nhóm làm việc và dán phiếu lên bảng
Bước 3: Cùng kiểm tra nhóm nào đúng là thắng cuộc
Củng cố dặn dò.
- Hỗn hợp là gì? Nhận xét, giáo dục hs 
- Về nhà học bài và chuẩn bị bài sau
- Nhận xét tiết học
Tiếng việt
Ôn tập cuối HKI
( Tiết 1 )
I. Mục tiêu
- Đọc trôi chảy, lưu loát bài tập đọc đã học; tốc độ khoảng 110 tiếng/ phút; biết đọc diễn cảm đoạn thơ, đoạn văn; thuộc 2-3 bài thơ, đoạn văn dễ nhớ; hiểu nội dung chính, ý nghĩa cơ bản của bài thơ, bài văn.
- Biết lập bảng thống kê các bài tập đọc trong chủ điểm Giữ lấy màu xanh theo yêu cầu của BT2. Biết nhận xét về nhân vật trong bài tập đọc.theo yêu cầu BT3.
- Giáo dục hs kĩ năng thu thập xử lí thông tin, kĩ năng hợp tác làm việc nhóm.
II. Chuẩn bị:
- Phiếu ghi tên các bài tập đọc và học thuộc lòng. Giấy Ao – Bút lông
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động 1: Kiểm tra tập đọc và học thuộc lòng 
- HS bốc thăm 1 trong những bài GV ghi sẵn trong phiếu.
- HS chuẩn bị 2 phút và đọc bài.
- GV đặt câu hỏi – HS trả lời - Nhận xét, cho điểm.
Hoạt động 2: Lập bảng thống kê các bài tập đọc trong chủ điểm Giữ lấy màu xanh 
- Gọi hs đọc yêu cầu bài tập và giúp hs hiểu yêu cầu bài tập. Gv giao nhiệm vụ cho hs.
- HS làm việc theo nhóm, 1 HS làm bảng phụ.
- Hs các nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét tuyên dương.
TT
Tên bài
Tác giả
Thể loại
1
Chuỗi ngọc lam
Phun – tơn O – xlơ
Văn
2
Tiếng vọng
Trần Đăng Khoa
Thơ
3
Mùa thảo quả
Hà Đình Cẩn
Văn
4
Hành trình của bầy ong
Đồng Xuân Lan
Thơ
5
Người gác rừng tí hon
Trần Phương Hạnh
Văn
6
Trồng rừng ngập mặn
Nguyễn Lăng
văn
- Giáo dục hs kĩ năng thu thập xử lí thông tin, kĩ năng hợp tác làm việc nhóm khi cùng bạn làm việc gì đó ta phải biết phân công nhiệm vụ cụ thể để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Hoạt động 3: Nhận xét về nhân vật
- HS nêu nhận xét về nhân vật bạn nhỏ trong truyện Người gác rừng tí hon và trao đổi với các bạn trong nhóm.
- HS trình bày, nhận xét - Nhận xét, tuyên dương học sinh.
Củng cố – dặn dò: 
- GV nhận xét giờ học .
- Dặn dò chuẩn bị bài sau.
	 .	
Chiều Chấm thi
Sáng Thứ tư ngày 21 tháng 12 năm 2011
Tiếng Việt
Thi cuối HKI
Tiếng Việt
Thi cuối HKI
Chiều Chấm thi
Sáng Thứ năm ngày 22 tháng 12 năm 2011
Tiếng việt
Ôn tập cuối HKI
(Tiết 2)
I. Mục tiêu
- Đọc trôi chảy, lưu loát bài tập đọc đã học; tốc độ khoảng 110 tiếng/ phút; biết đọc diễn cảm đoạn thơ, đoạn văn; thuộc 2-3 bài thơ, đoạn văn dễ nhớ; hiểu nội dung chính, ý nghĩa cơ bản của bài thơ, bài văn
- Biết lập bảng thống kê các bài tập đọc thuộc chủ điểm Vì hạnh phúc con người.
- Biết thể hiện cảm nhận về cái hay của những câu thơ đã được học. Giáo dục hs kĩ năng thu thập xử lí thông tin, kĩ năng hợp tác làm việc nhóm.
II. Chuẩn bị:
- Phiếu ghi tên các bài tập đọc và học thuộc lòng. Bảng phụ, phiếu học tập.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động 1: Kiểm tra tập đọc và học thuộc lòng .
- HS bốc thăm 1 trong những bài G V ghi sẵn trong phiếu.
- HS chuẩn bị 2 phút và đọc bài - GV đặt câu hỏi – HS trả lời - Nhận xét, cho điểm.
Hoạt động 2: Lập bảng thống kê các bài tập đọc trong chủ điểm “ Vì hạnh phúc con người”. 
HS điền vào phiếu bài tập – 1 HS làm bảng phụ.
TT
Tên bài
Tác giả
Thể loại
1
2
3
4
5
6
- Nhận xét. Giáo dục hs kĩ năng thu thập xử lí thông tin, kĩ năng hợp tác làm việc nhóm khi cùng bạn làm việc gì đó ta phải biết phân công nhiệm vụ cụ thể để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Hoạt động 3: Cảm nhận cái hay trong những câu thơ đã học
- HS nêu những câu thơ mình thích nhất và trình bày cái hay của những câu thơ ấy trong chủ điểmVì hạnh phúc con người và trao đổi với các bạn trong nhóm.
- HS trình bày, nhận xét - Nhận xét, tuyên dương học sinh.
Củng cố – dặn dò:
- Giáo dục hs sống vì mọi người 	
- Dặn dò chuẩn bị bài sau.
- GV nhận xét giờ học
Tiếng việt
Ôn tập cuối HKI
(Tiết 3)
I. Mục tiêu:
- Tìm và phân loại được từ đơn, từ phức; từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa; từ đồng âm, từ nhiều nghĩa theo yêu cầu của các BT trong sgk
- Rèn hs nhận biết các từ đơn, từ phức, từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa
- Giáo dục hs sử dụng từ ngữ khi nói và viết văn đúng trường hợp.
II. Chuẩn bị:
- Bảng phụ ghi bài tập1, bảng nhóm bt4/167
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động 1: Củng cố kiến thức về từ và cấu tạo từ
Bài 1: - HS đọc nội dung bài tập 1. Gv giúp hs hiểu yêu cầu bài
+ Thế nào là từ đơn? Thế nào là từ phức?
+ Từ phức gồm những loại từ nào ? gv mở bảng phụ, 2 hs đọc lại
- Hs làm bài nhóm 4: HS gạch 1 gạch dưới từ đơn và 2 gạch dưới từ phức, 3 gạch dưới từ lái’ 1 nhóm làm bảng phụ, nhóm còn lại vở nháp. Gv theo dõi và giúp đỡ các nhóm. Nhận xét.
- HS thi đua tìm thêm ví dụ minh họa.
Hoạt động 2 : Ôn về từ đồng nghĩa, từ nhiều nghĩa, từ đồng âm 
 Bài 2 : - HS đọc yêu cầu và nội dung của đề bài.
	+ Bài tập có những yêu cầu gì?
	+ Thế nào là từ đồng âm ?
	+ Thế nào là từ đồng nghĩa ?
	+ Thế nào là từ nhiều nghĩa ?
- HS thảo luận theo nhóm đôi – làm vào vở, chấm một số bài, 2 hs làm bảng phụ, đính bảng
- Nhận xét, kết luận lời giải đúng.
Bài 3: - HS đọc yêu cầu và nội dung của bài - HS tự làm bài theo nhóm 2: ghi những từ đồng nghĩa với từ: tinh ranh, dâng, êm đềm. Đính bảng 
- Hãy thay những từ đồng nghĩa em vừa tìm vào bài văn.
+ Cách dùng từ của tác giả so với những từ em vừa thay vào, bài văn nào hay hơn?
+ Vì sao nhà văn lại chon những từ in đậm mà không chọn những từ đồng nghĩa với nó?
Bài 4: - HS dọc yêu cầu của đề bài - HS làm miệng.nhận xét. Giáo dục hs 
Củng cố, dặn dò.
- Một, hai hs tìm từ đơn, từ láy, nhận xét.	
- Dặn về nhà làm lại bài tập, chuẩn bị bài sau.
- Nhận xét tiết học.
Khoa học (Địa lí)
Ôn Tập 
( Tiết 2)
I. Mục tiêu:
- Biết hệ thống hoá các kiến thức đã học về dân cư, các ngành kinh tế của nước ta ở mức độ đơn giản.
- Chỉ trên bản đồ một số thành phố , trung tâm công nghiệp, cảng biển lớn của nước ta
- Biết hệ thống hoá kiến thức đã học về địa lí tự nhiên Việt Nam ở mức độ đơn giản đặc điểm chính của các yếu tố tự nhiên như địa hình, khí hậu, sông ngòi, đất, rừng.
- Nêu tên và chỉ được vị trí một số dãy núi, đồng bằng, sông lớn, các đảo, quần đảo của nước ta trên bản đồ.
- Giáo dục hs thích tìm hiểu về tự nhiên Việt Nam
II. Chuẩn bị:
- Bản đồ Việt Nam địa lí kinh tế, Phiếu học tập.
III. Các hoạt động:
Hoạt động 1: Điền chữ Đ vào ô c trước ý đúng, chữ S vào ô c trước ý sai:
Câu 1: 
Mạng lưới sông ngòi nước ta thưa thớt.
Sông ngòi nước ta có lượng nước thay đổi theo mùa.
Sông ở miền Trung ngắn và dốc.
Sông ở nước ta chứa ít phù sa.
Câu 2:
Nước ta có 54 dân tộc, trong đó dân tộc Kinh có số dân đông nhất.
Dân cư nước ta tập đông đúc ở vùng núi và cao nguyên. 
Dân cư nước ta sống tập trung đông đúc ở đồng bằng.
Số dân sống ở thành thị chiếm ¾ tổng số dân ở nước ta.
Câu 3:
Ở nước ta, lúa gạo là loại cây được trồng nhiều nhất.
Trồng trọt đóng góp tới gần ¾ giá trị sản xuất nông nghiệp.
Trồng trọt là ngành sản xuất chính trong nông nghiệp của nước ta.
Việt Nam đã trở thành nước xuất khẩu gạo hàng dầu thế giới.
Câu 4:
Ở nước ta, ngành thủy sản phân bố chủ yếu ở vùng núi và trung du.
Nước ta có điều kiện để phát triển ngành thủy sản.
Ở nước ta ngành lâm nghiệp phân bố chủ yếu ở vùng núi và trung du.
Ngành lâm nghiệp gồm hoạt động trồng, bảo vệ rừng và khai thác gỗ, lâm sản khác.
Câu 5:
Nước ta có nhiều ngành công nghiệp và thủ công nghiệp.
Các ngành công nghiệp của nước ta đã tạo ra nhiều sản phẩm để sử dụng trong nước và xuất khẩu.
Đường sắt có vai trò quan trọng nhất trong việc vận chuyển hàng hóa và hành khách ở nước ta.
Đường ô tô có vai trò quan trọng nhất trong việc vận chuyển hàng hóa và hành khách ở nước ta.
+ Hs phát biểu, nhận xét
Hoạt động 2: Khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất :
Câu 6: Phần đất liền của nước ta giáp với các nước
 A. Lào, Thái Lan, Cam-pu-chia	B. Trung Quốc, Lào, Thái Lan
 C. Lào, Trung Quốc, Cam-pu-chia	D. Trung Quốc, Thái Lan, Cam-pu-chia
 Câu 7: Trên phần đất liền nước ta:
Đồng bằng chiếm diện tích nhiều hơn đồi núi
 diện tích là đồng bằng, diện tích là đồi núi
 diện tích là đồng bằng, diện tích là đồi núi
 diện tích là đồng bằng, diện tích là đồi núi
 Câu 8: Nước ta nằm trong đới khí hậu:
 A. Nhiệt đới gió mùa	B. Cận nhiệt đới
 C. Ôn đới	D. Hàn đới
Câu 9: Ranh giới khí hậu giữa miền Bắc và miền Nam là:
	A. Dãy Hoàng Liên Sơn	B. Dãy Trường Sơn
	C. Dãy núi Đông Triều	D. Dãy núi Bạch Mã
Câu 10: Biển Đông bao bọc phần đất liền của nước ta ở các phía:
	A. Bắc, Đông và Nam	B. Đông, Nam và Đông Nam
	C.Đông, Nam và Tây Nam	D. Đông , Nam và Tây
Câu 11: Vai trò của rừng đối với đời sống, sản xuất là:
Điều hòa khí hậu.
Che phủ đất, cho ta nhiều sản vật nhất là gỗ.
Hạn chế nước mưa tràn về đồng bằng đột ngột gây lũ lụt.
Cả 3 ý trên đều đúng
Câu 12: Năm 2004, nước ta có số dân là:
A. 76,3 triệu người	B. 82,0 triệu người
C. 80,2 triệu người	D. 81,2 tiệu người
 Câu 13: Dân tộc có số dân đông nhất là:
A. Kinh	 B. Mường
C. BaNa D. thái	
 Câu 14: Loại cây được trồng nhiều nhất ở nước ta là:
A. Ca phê	 B. Lúa gạo
C. Cao su	 D. Chè
Câu 15: Nhà máy thủy điện được xây dựng ở:
A. Vùng núi và cao nguyên	B. Vùng núi và trung du
C. Các sông ở miền núi	 D. Các sông ở đồng bằng
Câu 16: Phần đất liền của Việt Nam có diện tích khoảng:
A. 370.000 km2.	
B. 260.000 km2.
	C. 330.000 km2.
	D. 430.000 km2.
Câu 17: Hiện tượng thủy triều ở nước ta là hiện tượng
 A. Nhân dân lấy nước biển làm muối.
 B. Các tàu đánh cá ra khơi.
 C. Gió bão gây nhiều thiệt hại cho vùng ven biển.
 D. Nước biển hằng ngày dâng lên hạ xuống đều đặn.
 Câu 18: Mật độ dân số là số dân trung bình sống trên diện tích là:
1 km2
1 m2
1 cm2
D.	1hm
Câu19: Đường quốc lộ dài nhất nước ta là?
 A. Đường số 5.
 B. Đường số 1A.
 C.ĐườngHồChíMinh.
Câu 20: Việt Nam có dầu mỏ và khí đốt ở
A. Dãy Trường Sơn
B. Đồng bằng sông Cửu Long
C. Thành phố Hồ Chí Minh
D. Biển Đông
Củng cố - Dặn dò:
- Dăn hs về nhà ôn lai bài
- Chuẩn bị thi CHKI
- Gv nhận xét tiết học, chuẩn bị bài sau
Sáng Thứ sáu ngày 23 tháng 12 năm 2011
Tiếng việt
Ôn tập
(Tiết 4)
I. Mục tiêu:
- Đọc trôi chảy, lưu loát bài tập đọc đã học; tốc độ khoảng 110 tiếng/ phút; biết đọc diễn cảm đoạn thơ, đoạn văn; thuộc 2-3 bài thơ, đoạn văn dễ nhớ; hiểu nội dung chính, ý nghĩa cơ bản của bài thơ, bài văn.
- Nghe và viết đúng chính tả bài Chợ Ta- sken, viết đúng tên riêng phiên âm tiếng nước ngoài và các từ ngữ dễ viết sai, trình bày đúng bài chính tả, tốc độ viết khoảng 95 chữ/phút.
- Rèn hs viết đúng chính tả.	 
II. Chuẩn bị:
- Phiếu viết tên các bài tập đọc và học thuộc lòng.
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động 1: Ôn các bài tập đọc và học thuộc lòng
- HS bốc thăm chọn bài - HS đọc bài và trả lời câu hỏi - Nhận xét, ghi điểm.
Hoạt động 2: Hướng dẫn viết chính tả
 Bước1: Tìm hiểu nội dung đoạn viết 
- 1 HS đọc phần chính tả sẽ viết.
+ Hình ảnh nào trong bài gây ấn tượng cho em nhất trong cảnh chợ Ta- sken?
Bước 2: Hướng dẫn viết từ khó:
- Yêu cầu HS thầm ghi các từ dễ lẫn khi viết chính ta vào nháp. Gv giúp hs ghi nhớ các từ khó trên bảng lớp
	VD: trộn lẫn, nẹp thêu, xúng xính, chảy dọc, chờn vờn, thõng dài. 
- Lưu ý cho hs tư thế ngồi viết, cách trình bày đoạn văn
Bước 3: Viết chính tả. 
- Gv đọc chậm rãi cho HS viết vào vở. 
- HS soát lỗi. (HS gạch chân từ viết sai – Viết lại mỗi từ một dòng xuống cuối bài viết) 
- Thu bài chấm - GV nhận xét bài viết của HS.
Củng cố – dặn dò.
- Hai hs lên bảng viết lại những từ sai nhiều, nhận xét, giáo dục hs	
- Chuẩn bị bài sau.
- GV nhận xét giờ học.
Thể dục
Đi đều, vòng phải, vòng trái. Đổi chân khi đi sai nhịp
Trò chơi: “ Chạy tiếp sức theo vòng tròn
I. Mục tiêu:
- Ôn đi đều vòng phải, vòng trái và đổi chân khi đi đều sai nhịp. Yêu cầu thực hiện động tác tương đối chính xác.
- Chơi trò chơi “Chạy tiếp sức theo vòng tròn”. Yêu cầu biết được cách chơi và tham gia vào trò chơi ở mức tương đối chủ động. 
II. Chuẩn bị:
- Địa điểm: Trên sân trường. Vệ sinh nơi tập, đảm bảo an toàn tập luyện.
- Phương tiện: Kẻ sân chơi trò chơi. 
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động 1: Mở đầu 
- Giáo viên nhận lớp, phổ biến nhiệm vụ, yêu cầu bài học.
- Học sinh chạy chậm thành 1 hàng dọc trên địa hình tự nhiên xung quanh sân tập.
- Ôn các động tác tay, chân, vặn mình, toàn thân và nhảy của bài thể dục đã học: Mỗi động tác 2 x 8 nhịp. 
* Giậm chân tại chỗ, đếm to theo nhịp 1-2, 1-2.
- Ôn các động tác tay, chân, vặn mình, toàn thân và nhảy của bài thể dục đã học: mỗi động tác 2 x 8 nhịp.
* Trò chơi khởi động (do giáo viên chọn).
Hoạt động 2: Phần cơ bản
+Ôn tập đi đều vòng phải, vòng trá và đổi chân khi đi đều sai nhịp.
- Gv Chia lớp thành các tổ tập luyện theo khu vực đã quy định. Các tổ trưởng điểu khiển tổ của mình tập, giáo viên quan sát để sửa sai hoặc giúp đỡ những học sinh thực hiện chưa tốt.
- Thi đi đều theo 2 hàng dọc. Lần lượt từng tổ thực hiện 1 lần và đi đều trong khoảng 15 – 20m. Tổ nào tập đều, đúng, đẹp được biểu dương, tổ nào kém nhất sẽ phải chạy một vòng xung quanh sân tập.
* Chọn tổ thực hiện tốt nhất lên biểu diễn lại hoặc chọn một số em thực hiện tốt nhất lên biểu diễn: 1 lần x 10 - 15m. Giáo viên có thể tạo tình huống hô “nhầm” nhịp (đếm 1 vào nhịp bước chân phải) để buộc học sinh phải thực hiện đổi chân khi phát hiện thấy bước chân đi không đúng nhịp
+ Chơi trò chơi “Chạy tiếp sức theo vòng tròn”.
- Gv Cho học sinh khởi động thêm các khớp, nhắc lại cách chơi rồi mới chơi. Các tổ thi đua với nhau, giáo viên trực tiếp điều khiển, chú ý nhắc nhở, đề phòng không để xảy ra chấn thương cho các em. Sau mỗi lần chơi, giáo viên có thể thay đổi hình thức hoặc thêm yêu cầu khác cho thêm phần sinh động. 
Hoạt động 3: Kết thúc
- Đi thường theo nhịp và hát.
- Giáo viên cùng học sinh hệ thống bài và nhận xét, đánh giá kết quả bài học.
- Giáo viên giao bài tập về nhà: Ôn động tác đi đều.
Lịch sử
Ôn tập
I. Mục tiêu:
- Giúp học sinh ôn lại các bài đa học, nắm được một số sự kiện lịch sử tiêu biểu đã học từ tuần 1 đến tuần17.
- Hoàn thành được phiếu bài tập của giáo viên giao
- Học sinh tự hào về truyền thống hào hùng chống giặc ngoại xâm của dân tộc.
II. Chuẩn bị:
- Gv: phiếu học tập. Câu hỏi chơi trò chơi
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động 1: Hoàn thành phiếu bài tập
- Gv nêu yêu cầu và chia lớp thành các nhóm nhỏ. (giáo viên phát phiếu học tập)
- Hs trao đổi nhóm 2 hoàn thành phiếu bài tập. Giáo viên giúp đỡ nhóm gặp khó khăn.
- Đại điện nhóm trình bày kết quả ( mỗi nhóm trình bày 1 câu).
- Nhóm khác nhận xét bổ xung. giáo viên kết luận. Tuyên dương nhóm làm đúng nhiều nhất.
Hoạt động 2: Trò chơi hái hoa dân chủ.
- Gv nêu cách chơi và luật chơi.
- Hs tiết hành chơi giáo viên làm ban giám khảo.
- Tổng kết trò chơi
Củng cố dặn dò:
- Gv nhận xét tiết học
- Dặn hs về nhà xem lại bài.
- Chuẩn bị bài sau.
Sinh hoạt chủ nhiệm
Nội dung:
- Cho hs hát tập thể
* Lớp trưởng báo cáo: 
- Những hs vi phạm nội quy trường lớp: 
	+ Nghỉ học không phép
	+ Đi học trễ
	+ Quên đeo khăn quàng
- Những hs không học bài, làm bài
- Những hs thực hiện tốt nội quy trường lớp, tích cực phát biểu bài:
* G.v nhận xét chung:
- Hs đi học đúng giờ, không vi phạm nội quy trường lớp. 
- Hs tích cực xây dựng bài, học bài và làm bài đầy đủ.
- Không còn tình trạng hs đi dép lê tới lớp. 
- Xếp hàng ra vào lớp không còn lộn xộn. 
- Nhận xét về mặt mạnh và yếu của từng hs qua đợt thi CKI
- Tuyên dương hs có tiến bộ trong học tập.
- Nhắc nhở hs luôn giữ vệ sinh cá nhân để phòng bệnh tay chân miệng.
- Nêu phương hướng cho tuần sa

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 18.doc