Giáo án các môn khối 4 năm 2009 - Tuần 5

Giáo án các môn khối 4 năm 2009 - Tuần 5

I. MỤC TIÊU:

 1- Đọc trơn toàn bài.Chú ý:

 - Đọc đúng các từ ngữ có âm,vần HS địa phương dễ phát âm sai.

 - Biết đọc với giọng kể chậm rãi,phân biệt lời các nhân vật và lời người kể chuyện;đọc đúng ngữ điệu câu kể và câu hỏi.

 2- Hiểu nghĩa các từ ngữ trong bài.Biết tóm tắt câu chuyện và nêu ý chính của câu chuyện.

 Hiểu ý nghĩa của câu chuyện: ca ngợi chú bé Chôm trung thực,dũng cảm dám nói sự thật.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

 - Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

 

doc 40 trang Người đăng hungtcl Lượt xem 1327Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn khối 4 năm 2009 - Tuần 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai, ngày 23 tháng 9năm 2009
Tập đọc
Những hạt thóc giống
I. MỤC TIÊU:
	1- Đọc trơn toàn bài.Chú ý:
	- Đọc đúng các từ ngữ có âm,vần HS địa phương dễ phát âm sai.
	- Biết đọc với giọng kể chậm rãi,phân biệt lời các nhân vật và lời người kể chuyện;đọc đúng ngữ điệu câu kể và câu hỏi.
	2- Hiểu nghĩa các từ ngữ trong bài.Biết tóm tắt câu chuyện và nêu ý chính của câu chuyện.
	Hiểu ý nghĩa của câu chuyện: ca ngợi chú bé Chôm trung thực,dũng cảm dám nói sự thật.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
	- Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên (GV)
Hoạt động của HS
Hoạt động 1:Kiểm tra bài cũ
HS 1 +2: đọc thuộc lòng bài tre Việt Nam + trả lời câu hỏi sau.
H:Em thích những hình ảnh nào về cây tre và búp măng non?Vì sao?
HS 3: đọc thuộc lòng bài tre Việt Nam + trả lời câu hỏi sau:
H:Bài thơ nhằm ca ngợi những phẩm chất gì,của ai?
GV nhận xét + cho điểm.
-HS trả lời theo ý thích + giải thích đúng.
-HS trả lời.
Hoạt động2: Giới thiệu bài
Hoạt động 3 Luyện đọc
a)Cho HS đọc.
GV chia đoạn: 2 đoạn (Đ1: Từ đầu đến trừng phạt, Đ2 là phần còn lại).
Cho HS đọc nối tiếp đoạn.
Luyện đọc những từ ngữ dễ đọc sai: gieo trồng, truyền, chẳn,g thu hoạch, sững sờ, dõng dạc 
Cho HS đọc cả bài.
Cho HS đọc phần chú giải + giải nghĩa từ.
GV đọc diễn cảm toàn bài 1 lần.
-Đoạn 2 dài cho 2 em đọc.
-HS luyện đọc từ theo sự hướng dẫn của GV.
-1 HS đọc chú giải.
-2 HS giải nghĩa từ.
Hoạt động4 :Tìm hiểu bài
 * Đoạn 1
Cho HS đọc thành tiếng đoạn 1.
Cho HS đọc thầm + trả lời câu hỏi.
H: Nhà vua chọn người như thế nào để truyền ngôi?
H: Nhà vua làm cách nàp để tìm được người trung thực?
H: Theo em, thóc đã luộc chín có nảy mầm được không?
H: Tại sao vua lại làm như vậy?
 * Đoạn còn lại
Cho HS đọc thành tiếng.
Cho HS đọc thầm + trả lời câu hỏi.
H: Hành động của chú bé Chôm có gì khác mọi người?
H: Thái độ của mọi người thế nào khi nghe Chôm nói thật?
H: Theo em, vì sao người trung thực là người quý?
(GV đưa tranh minh họa cho HS quan sát)
H: Em thử kể tóm tắt nội dung câu chuyện bằng 3, 4 câu.
-1 HS đọc, cả lớp đọc thầm theo.
-Nhà vua muốn tìm một người trung thực để truyền ngôi.
-Vua phát cho mỗi người một thúng thóc giống đã luộc kĩ và hẹn: ai thu được nhiều thóc sẽ được truyền ngôi, ai không có thóc nộp sẽ bị trừng phạt.
-Thóc đã luộc không thể nảy mầm được.
-Vua muốn tìm người trung thực. Đây là mưu kế chọn người hiền của nhà vua.
-1 HS đọc thành tiếng, lớp lắng nghe.
-Lớp đọc thầm.
-Chôm dám nói sự thật, không sợ bị trừng phạt.
-Mọi người sững sờ, sợ hãi thay cho Chôm vì Chôm là người dám nói sự thật, không sợ bị trừng phạt.
HS có thể trả lời:
-Vì người trung thực là người đáng tin cậy, bao giờ cũng nói thật, đặt quyền lợi của dân của nước lên trên hết.
-Là người yêu sự thật, ghét dối trá 
-Là người dũng cảm, dám nói thật 
-Là người khảng khái, dũng cảm 
-1, 2 HS kể tóm tắt nội dung.
 Hoạt động 5: Đọc diễn cảm
 * GV đọc diễn cảm toàn bài văn. Cần đọc giọng chậm rãi.
Lời Chôm tâu vua: ngây thơ, lo lắng.
Lời nhà vua lúc giải thích thóc giống đã luộc thì ôn tồn, lúc ca ngợi đức tính trung thực của Chôm thì dõng dạc.
Nhấn giọng ở một số từ ngữ: ra lệnh, truyền ngôi, trừng phạt, không làm sao, nảy mầm, trung thực, quý nhất, dũng cảm.
Luyện đọc câu dài, khó đọc ghi trên bảng phụ hoặc giấy đính lên bảng lớp
* Cho HS luyện đọc.
-HS luyện đọc câu: “Vua ra lệnh phát cho mỗi người dân  trừng phạt.”
-HS đọc phân vai (người dẫn chuyện, nhà vua, bé Chôm).
Hoạt động 6: Củng cố, dặn dò
H: Câu chuyện này muốn nói với em điều gì?
GV nhận xét tiết học.
Câu chuyện muốn nói:
-Trung thực là 1 đức tính đáng quý.
-Trung thực là một phẩm chất đáng ca ngợi.
-Người trung thực là người dũng cảm nói sự thật.
Toán:
Luyện tập
I.MỤC TIÊU: Giúp HS: 
 - Củng cố về số ngày trong các tháng của năm. Biết năm thường: 365 ngày, năm nhuận: 366 ngày.
 - Củng cố môí quan hệ giữa các đơn vị đo thời gian đã học.
 - Củng cố bài toán tìm một phần mấy của một số.
 - Hs chuyển đổi được đơn vị đo giữa ngày, giờ, phút, giây.Xác định được một năm cho trước thuộc thế kỉ nào.
II.ĐỒ DÙNG DẠY-HỌC: - Nội dung BT 1-VBT kẻ sẵn trên bảng
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên (GV)
Hoạt động của HS
Hoạt động 1:Kiểm tra bài cũ: 
- GV: Gọi 3HS lên sửa BT ltập thêm ở tiết trc, đồng thời kiểm tra VBT của HS.
- GV: Sửa bài, nhận xét, cho điểm HS.
Dạy-học bài mới:
*Giới thiệu: Củng cố các kiến thức đã học về các đơn vị đo thời gian.
*Hướng dẫn luyện tập:
Bài 1: - Yêu cầu HS tự làm bài.
- Yêu cầu HS: Nhận xét bài làm của bạn, sau đó GV nhận xét cho điểm HS.
- Yêu cầu HS nêu lại:những tháng nào có 30 ngày? những tháng nào có 31 ngày? Tháng 2 có bao nhiêu ngày?
- Giới thiệu: những năm tháng 2 có 28 ngày là năm thường, những năm tháng 2 có 29 ngày là năm nhuận. 1 năm nhuận có 366 ngày. Cứ 4 năm thì có 1 năm nhuận. 
Bài 2: - GV: Yêu cầu HS tự đổi đơn vị đo, sau đó gọi một số HS giải thích cách đổi của mình.
Bài 3: - GV: Yêu cầu HS đọc đề, tự làm BT
- Yêu cầu HS: Nêu cách tính số năm từ khi vua Quang Trung đại phá quân Thanh đến nay.
- Yêu cầu HS tự làm các phần b và sửa bài.
Bài 4: Bài tập nâng cao-
 Yêu cầu HS đọc đề bài.
- Muốn biết bạn nào chạy nhanh hơn ta phải làm gì?
- GV: Yêu cầu HS làm BT, GV sửa bài và cho điểm HS.
Củng cố-dặn dò:
- BT về nhà: bài 5
- GV: Tổng kết giờ học
- 3HS lên bảng làm bài, HS dưới lớp theo dõi, nhận xét bài làm của bạn.
- HS: Nhắc lại đề bài.
- 1HS lên bảng làm, cả lớp làm vở
- HS: Nhận xét bài của bạn đổi chéo bài kiểm tra nhau.
- HS: Trả lời theo câu hỏi.
- HS: Nghe giới thiệu sau đó làm tiếp phần b
- 3HS lên bảng làm BT, mỗi HS làm 1 dòng, cả lớp làm vở
- Năm 1789, thuộc TK thứ XVIII
- HS: Thực hiện phép trừ: 
2005 -1789 = 216 năm
- HS: Làm tương tự và sửa bài.
- 1HS đọc đề.
- Đổi thời gian chạy của 2 bạn ra đơn vị giây rồi so sánh, không so sánh ¼ và 1/5.
+Bạn Nam chạy hết: ¼phút = 15giây
+Bạn Bình chạy hết:1/5phút = 12 giây
12 giây < 15 giây. 
=> Vậy Bình chạy nhanh hơn Nam
- 8 giờ 40 phút.
- 9 giờ kém 20 phút.
Đạo đức:
Biết bày tỏ ý kiến
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức : Giúp HS hiểu :
- Mọi trẻ em đều có quyền được bày tỏ ý kiến về những việc có liên quan đến trẻ em.
2. Thái độ :
Bước đầu biết bày tỏ ý kiến của bản thân và lắng nghe, tôn trọng ý kiến của người khác.
3. Hành vi :
 -Biết nêu ý kiến của mình đúng lúc, đúng chỗ.
 - Mạnh dạn bày tỏ ý kiến của bản thân, biết lắng nghe tôn trọng ý kiến của người khác.
 -HS biết bày tỏ ý kiến của mình với mọi người xung quanh về môi trường sống của em trong gia đình, ở trường, ở lớp, ở địa phương.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
Bảng phụ ghi tình huống (HĐ1, 2 – tiết 2) (HĐ2 - tiết 2)
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên (GV)
Hoạt động của HS
Hoạt động 1:Nhận xét tình huống
- GV tổ chức cho HS làm việc cả lớp.
+ Nêu tình huống : Nhà bạn Tâm đang rất khó khăn. Bố Tâm nghiện rượu, mẹ Tâm phải đi làm xa nhà. Hôm qua bố Tâm bắt em phải nghỉ học mà không cho em nói bất kì điều gì. Theo em bố Tâm làm đúng hay sai ? Vì sao ?
Gv kết luận
+ Hỏi : Điều gì sẽ xảy ra nếu như các em không được bày tỏ ý kiến về những việc có liên quan đến em ?
GV ghi lại các ý kiến – dựa trên các ý kiến tổng hợp lại và kết luận : khi không được nêu ý kiến về những việc có liên quan đến mình có thể các em sẽ phải làm những việc không đúng, không phù hợp.
+ Hỏi : Vậy, đối với những việc có liên quan đến mình, các em có quyền gì ?
+Kết luận : Trẻ em có quyền bày tỏ ý kiến về những việc có liên quan đến trẻ em. 
- HS lắng nghe tình huống.
HS trả lời, chẳng hạn :
Như thế là sai vì việc học tập của Tâm, bạn phải được biết và tham gia ý kiến.
Sai, vì đi học là quyền của Tâm.
+ HS động não trả lời.
+ HS động não trả lời.
+ HS trả lời : Chúng em có quyền bày tỏ quan điểm, ý kiến.
+ HS nhắc lại (2 – 3 HS).
Hoạt động 2: Em sẽ làm gì ?
- GV tổ chức cho HS làm việc theo nhóm.
+ Yêu cầu các nhóm đọc 4 tình huống.
1. Em được phân công làm một việc không phù hợp với khả năng hoặc không phù hợp với sức khỏe của em. Em sẽ làm gì ?
2. Em bị cô giáo hiểu lầmvà phê bình.
3. Em muốn chủ nhật này được bố mẹ cho đi chơi.
4. Em muốn được tham gia vào một hoạt động của lớp, của trường.
- GV tổ chức cho HS làm việc cả lớp :
+ Yêu cầu đại diện mỗi nhóm trả lời câu hỏi tình huống của mình, các nhóm khác bổ sung và nhận xét cách giải quyết.
+ Hỏi : Vì sao các em chọn cách đó ? 
- HS đọc các câu tình huống.
- HS thảo luận theo hướng dẫn.
- HS làm việc cả lớp :
+ Đại diện các nhóm trình bày và nhận xét.
- Các nhóm trả lời :
Hoạt động 3:Bày tỏ thái độ 
- GV tổ chức cho HS làm việc theo nhóm.
+ Phát cho các nhóm 3 miếng bìa màu xanh – đỏ – vàng.
+ Yêu cầu các nhóm thảo luận về các câu sau :
1. Trẻ em có quyền có ý kiến riêng về các vấn đề có liên quan đến trẻ em. 
2. Trẻ em cần lắng nghe, tôn trọng ý kiến của người khác.
3. Người lớn cần lắng nghe ý kiến trẻ em.
4. Mọi trẻ ...  bảng), em hãy cho biết: 
+ Biểu đồ có mấy cột?
+ Dưới chân của các cột ghi gì?
+ Trục bên trái của biểu đồ ghi gì?
+ Số được ghi trên đầu mỗi cột là gì?
- GV: Hdẫn HS đọc biểu đồ: 
+ Biểu đồ biểu diễn số chuột đã diệt được của các thôn nào?
+ Hãy chỉ trên biểu đồ cột biểu diễn số chuột đã diệt được của từng thôn?
+ Thôn Đông diệt được bao nhiêu con chuột? 
+ Vì sao em biết?
+ Hãy nêu số chuột đã diệt được của các thôn Đoài, Trung, Thượng?
+ Như vậy cột cao hơn sẽ biểu diễn số con chuột nhiều hơn hay ít hơn?
+ Thôn nào diệt được nhiều / ít chuột nhất?
+ Cả 4 thôn diệt được bao nhiêu con chuột? 
+ Thôn Đoài diệt được nhiều hơn thôn Đông bao nhiêu con chuột?
+ Thôn Trung diệt được ít hơn thôn Thượng bao nhiêu con chuột?
+ Có mấy thôn diệt được trên 2000 con chuột? Là những thôn nào?
- 3HS lên bảng làm bài, HS dưới lớp theo dõi, nhận xét bài làm của bạn.
- HS: Nhắc lại đề bài.
- HS: Quan sát biểu đồ.
- HS: Quan sát biểu đồ và trả lời câu hỏi.
- Có 4 cột.
- Dưới chân các cột ghi tên của 4 thôn.
- Ghi số con chuột đã diệt
- Là số con chuột được b/diễn ở cột đó.
- HS: Trả lời câu hỏi
 -2000+2200+1600+2750=8550con chuột
- 2200-2000=200 con chuột
- 2750-1600=1150 con chuột
- 2 thôn: Đoài & Thượng
*Luyện tập-thực hành:
Bài 1: - Y/c HS quan sát biểu đồ trong VBT và hỏi: Biểu đồ này là biểu đồ hình gì? Biểu diễn về cái gì?
+ Có những lớp nào tham gia trồng cây? 
+ Hãy nêu số cây trồng được của mỗi lớp?
+ Khối lớp 5 có mấy lớp tham gia trồng cây, đó là những lớp nào?
+ Lớp nào trồng được nhiều cây nhất?
+ Số cây trồng được của cả khối lớp 4 và khối lớp 5 là bao nhiêu cây?
Bài 2: - GV: Y/c HS đọc số lớp Một của trường tểu học Hòa Bình trong từng năm học.
+ Bài toán y/c cta làm gì?
- GV: Treo biểu đồ như SGK và hỏi:
+ Cột đầu tiên trong biểu đồ biễu diễn gì?
+ Trên đỉnh cột này có chỗ trống, em điền gì vào đó? Vì sao?
+ Cột thứ hai trong bảng biễu diễn mấy lớp? 
+ Năm học nào thì trường Hòa Bình có 3 lớp Một?
+ Vậy ta điền năm học 2002-2003 vào chỗ trống dưới cột thứ 2.
- Y/c HS làm tương tự với 2 cột còn lại.
- GV: Ktra bài làm của 1số HS rồi chuyển phần b.
- Y/c Hs khá, giỏi:Tự làm phần b, GV sửa bài, cho điểm. 
Củng cố-dặn dò:
 - GV: T/kết giờ học, dặn : r Làm BT & CBB sau.
.
- HS: Biểu đồ hình cột biễu diễn số cây của khối lớp 4 và lớp 5 trồng.
- 4A, 4B, 5A, 5B, 5C.
- HS: Nêu theo yêu cầu
- 35+28+45+40+23=171 (cây)
- HS: Nhìn SGK và đọc.
- HS: Trả lời câu hỏi 
- 1HS lên bảng làm, cả lớp điền SGK.
- 3 HS lên bảng làm bài, mỗi em làm 1 ý, cả lớp làm VBT.
:
Tập làm văn:
Tập làm văn:
Đoạn văn trong bài văn kể chuyện
I. MỤC TIÊU
	1- Có hiểu biết đầu về đoạn văn kể chuyện.
	2- Biết vận dụng những hiểu biết đã có để tập dựng một đoạn văn kể chuyện.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
	- Bút dạ + một số tờ giấy khổ to viết nội dung bài tập 1,2,3 để khoảng trống cho HS làm bài theo nhóm.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
Hoạt động của giáo viên (GV)
Hoạt động của HS
Hoạt động1: Giới thiệu bài
-HS lắng nghe.
Hoạt động2:Phần nhận xét (3 bài tập)
Cho HS đọc yêu càu của BT1.
GV giao việc: BT yêu cầu các em phải hiểu được những sự việc tạo thành cốt truyện Những hạt thóc giống (đã học) và cho biết mỗi sự việc được kể trong đoạn văn nào?
Cho HS làm bài: GV phát các tờ giấy khổ to đã chuẩn bị cho HS.
GV nhận xét + chốt lại lời giải đúng.
a/Những sự việc tạo thành cốt truyện Những hạt thóc giống là:
Sự việc 1: Nhà vua muốn tìm người trung thực để truyền ngôi,nghĩ ra kế luộc chín thóc giống rồi giao cho dân chúng giao hẹn: ai thu hoạch được nhiều thóc thì sẽ truyền ngôi cho.
Sự việc 2: Chú bé Chôm dốc công chăm sóc mà thóc chẳng nảy mầm,dám tâu vua sự thật trước sự ngạc nhiên của mọi người.
Sự việc 3: Nhà vua khen ngợi Chôm trung thực và dũng cảm nên đã truyền ngôi cho Chôm.
b/Mỗi sự việc được kể trong các đoạn văn:
Sự việc 1 được kể trong đoạn 1 (3 dòng đầu).
Sự việc 2 được kể trong đoạn 2 (10 dòng tiếp).
Sự việc 3 được kể trong đoạn 3 (4 dòng còn lại).
-1 HS đọc,lớp lắng nghe.
-HS đọc thầm lại truyện Những hạt thóc giống.
-HS làm bài vào tờ giấy GV phát sau khi trao đổi theo cặp.
-Đại diện nhóm trình bày.
-Lớp nhận xét.
-HS ghi lời giải đúng vào vở hoặc VBT.
Cho HS đọc yêu cầu của BT2.
GV giao việc: BT2 yêu cầu các em phải chỉ ra được dấu hiệu nào giúp em nhận ra chỗ mở đầu và chỗ kết thúc của đoạn văn.
GV nhận xét + chốt lại lời giải đúng.
 Dấu hiệu để nhận biết ra chỗ mở đầu và kết thúc đoạn văn:
Chỗ mở đầu đoạn văn là chỗ đầu dòng,viết lùi vào một ô.
Chỗ kết thúc đoạn là chỗ chấm xuống dòng.
Lưu ý HS: Có khi xuống dòng vẫn chưa hết đoạn văn (VD đoạn 2 của bài Những hạt thóc giống,có mấy lời thoại phải xuống dòng từng ấy lần).Nhưng đã hết đoạn văn thì phải xuống dòng.
-1 HS đọc,lớp lắng nghe.
-HS làm bài theo cặp: các em quan sát các đoạn văn trong bài đọc.
-HS trao đổi với nhau.
-Đại diện các cặp trình bày.
-Lớp nhận xét.
Cho HS đọc yêu cầu của BT3.
GV giao việc: BT3 yêu cầu: sau khi làm bài tập 1 +2,các em tự rút ra hai nhận xét:
a/Mỗi đoạn văn trong bài văn kể chuyện kể điều gì?
b/Đoạn văn được nhận ra nhờ dấu hiệu nào?
GV nhận xét + chốt lại lời giải đúng.
a/Mỗi đoạn văn trong bài kể chuyện kể một sự việc trong một chuỗi sự việc làm nòng cốt cho diễn biến của truyện.
b/Đoạn văn được nhận ra nhờ dấu hiệu: hết một đoạn văn là chấm xuống dòng.
-1 HS đọc to,lớp lắng nghe.
-HS làm việc cá nhân.
-Một số HS trình bày trước.
-Lớp nhận xét.
Hoạt động3: Ghi nhớ
Cho HS đọc lại ghi nhớ trong SGK.
Cho HS nhắc lại ghi nhớ.
-3 HS nhìn sách đọc ghi nhớ.
-3 HS nhắc lại ghi nhớ 
Hoạt động4:Phần luyện tập (2 câu a,b)
Cho HS đọc yêu cầu của bài tập + câu a,b.
GV giao việc: Đoạn 1 đã viết hoàn chỉnh đoạn 2 mới viết phần mở đoạn,kết đoạn,chưa viết phần thân đoạn.Các em phải viết bổ sung phần thân đoạn còn thiếu để hoàn chỉnh đoạn 2.
GV nhận xét những bài viết hay.
-1 HS đọc yêu cầu,1 HS đọc câu a,1 HS đọc câu b.
-HS làm bài cá nhân.
-Một số Hs trình bày.
-Lớp nhận xét.
Hoạt động5: Củng cố, dặn dò
Yêu cầu HS về nhà học thuộc lòng nội dung cần ghi nhớ của bài học.
GV nhận xét tiết học.
Chính tả(nghe-viết)
Những hạt thóc giống
I. MỤC TIÊU
1- Nghe – viết đúng chính tả, trình bày đúng một đoạn văn trong bài Những hạt thóc giống. Biết phát hiện và sữa lỗi chính tả trong bài viết của mình và của bạn.
2- Luyện viết đúng các chữ có âm đầu hoặc vần dễ lẫn: l / n, en / eng.(BT2a,b)
 3-HS khá giỏi giải dược câu đố ở bài tập 3
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Phấn màu để chữa lỗi chính tả trên bảng. 
- Bảng phụ viết sẵn nội dung bài tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên (GV)
Hoạt động của HS
Hoạt động 1:Kiểm tra bài cũ
GV đọc cho HS viết
cần mãn,thân thiết,vầng trăng,nâng đỡ
GV nhận xét + cho điểm.
-2 HS viết trên bảng lớp.
-HS còn lại viết vào giấy nháp.
Hoạt động2: Giới thiệu bài
Hoạt động3: Nghe-viết
a/Hướng dẫn
GV đọc toàn bài chính tả một lượt.
GV lưu ý HS:.
-ời nói trực tiếp của nhân vật phải viết sau dấu hai chấm,xuống dòng,gạch ngang đầu dòng.
Luyện viết những từ dễ sai: dõngdạc,truyền,giống.
b/GV đọc cho HS viết: GV đọc từng câu hoặc từng bộ phận ngắn trong câu cho HS viết.Mỗi câu (hoặc bộ phận câu)đọc 2,3 lượt.
GV đọc toàn bài chính tả một lượt.
c/Chấm,chữa bài
Cho HS đọc lại bài chính tả vừa viết.
GV chấm 7-10 bài + nêu nhận xét chung.
-HS lắng nghe.
-HS luyện viết những từ khó.
-HS viết chính tả.
-HS rà lại bài.
-HS đọc lại bài chính tả,tự phát hiện lỗi và sửa các lỗi đó.
Hoạt động4:Bài tập chính tả
Bài tập 2: Lựa chọn câu a (hoặc b)
Câu a:
Cho HS đọc yêu cầu bài tập + đọc đoạn văn.
GV giao việc: Bài tập cho đoạn văn,trong đó bị nhoè mất một số chữ bắt đầu bằng l hoặc n.Nhiệm vụ của các em là viết lại các chữ đó sao cho đúng.
GV nhận xét + chốt lại lời giải đúng.
lời,nộp,này,lâu,lông,làm 
Câm b: Cách tiến hành như câu a.Lời giải đúng: chen,len,kèn,leng keng,len,khen.
-1 HS đọc to,cả lớp đọc thầm theo.
-HS làm bài cá nhân.
-HS lên điền vào những chỗ còn thiếu bằng phấn màu các chữ còn thiếu.
-Lớp nhận xét.
BT3: Giải câu đố
Câu a:
Cho HS đọc đề bài + đọc câu đố.
Cho HS giải câu đố.
Cho HS trình bày.
GV nhận xét + chốt lại lời giải đúng.
 Bầy nòng nọc
Câu b: Cách tiến hành như câu a.
Lời giải đúng: Chim én
-HS làm bài.
-Hs trình bày.
-Lớp nhận xét.
-HS chép lời giải đúng vào vở (VBT).
Hoạt động5:Củng cố,dặn dò
Biểu dương những HS tốt
 -GV nhận xét tiết học..
SINH HOẠT LỚP
 I.S¬ kÕt c«ng t¸c tuÇn qua:
	- §¸nh gi¸ nh÷ng c«ng t¸c ®· lµm ®ưỵc.
	- Tuyªn dư¬ng nh÷ng em ®· cã thµnh tÝch tèt trong häc tËp cịng như rÌn luyƯn h¹nh kiĨm.
 II.C«ng t¸c tuÇn ®Õn:
 1/ VỊ nỊn nÕp häc tËp : 
	- CÇn chĩ ý viƯc ph¸t biĨu x©y dùng bµi.
	- Ph©n c«ng ph©n nhiƯm cho c¸c bé phËn.
	- Nªu l¹i 1 sè quy t¾c ®¹o ®øc cÇn thùc hiƯn.
	- Tổng kết VSCĐ tháng 9
	2/ C«ng t¸c kh¸c :
 -Chăm sãc bån hoa chi ®éi
 -Xanh hãa phßng häc tèt; trang trí lớp học thân thiện
 - Gi÷ m«i trêng líp häc xanh, s¹ch, ®Đp
III/ Sinh ho¹t v¨n nghƯ.
	- Líp phã v¨n thĨ mü phơ tr¸ch
a & b

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 5.doc