Giáo án các môn khối 4 - Năm 2013 - 2014 - Tuần 28

Giáo án các môn khối 4 - Năm 2013 - 2014 - Tuần 28

I. MỤC TIÊU

- Đọc rành mạch, tương đối lưu loát bài tập đọc đã học (tốc độ đọc khoảng 85 tiếng/ phút) ; bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn, đoạn thơ phù hợp với nội dung đoạn đọc.

 - Hiểu nội dung chính của từng đoạn, nội dung của cả bài ; nhận biết được một số hình ảnh, chi tiết có ý nghĩa trong bài ; bước đầu biết nhận xét về nhân vật trong văn bản tự sự.

- HS khá giỏi đọc tương đối lưu loát, diễn cảm được đoạn văn, đoạn thơ (tốc độ đọc trên 85 tiếng / phút)

 

doc 20 trang Người đăng hungtcl Lượt xem 970Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án các môn khối 4 - Năm 2013 - 2014 - Tuần 28", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 28
Ngày soạn:29/03/2014
Ngày dạy:Thứ hai, 31/03/2014
BUỔI SÁNG 
Tiết 1: Chào cờ
Tiết 2: Tập đọc
ÔN TẬP VÀ KIỂM TRA GIỮA HK II( Tiết 1)
I. MỤC TIÊU
- Đọc rành mạch, tương đối lưu loát bài tập đọc đã học (tốc độ đọc khoảng 85 tiếng/ phút) ; bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn, đoạn thơ phù hợp với nội dung đoạn đọc.
 - Hiểu nội dung chính của từng đoạn, nội dung của cả bài ; nhận biết được một số hình ảnh, chi tiết có ý nghĩa trong bài ; bước đầu biết nhận xét về nhân vật trong văn bản tự sự.
- HS khá giỏi đọc tương đối lưu loát, diễn cảm được đoạn văn, đoạn thơ (tốc độ đọc trên 85 tiếng / phút)
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
GV - 17 tờ phiếu ghi tên 17 bài tập đọc từ tuần 19 đến tuần 27.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Ổn định tổ chức: 
2. Kiểm tra bài cũ
- Đọc bài con sẻ và nêu nd chính của bài .
-GV nhận xét, cho điểm.
3. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài.
b. Kiểm tra tập đọc và HTL. 
- Gọi lần lượt HS lên bốc thăm và đọc bài theo yêu cầu của thăm.
- GV đặt câu hỏi về nội dung đoạn vừa đọc. Nhận xét và cho điểm.
c. Hướng dẫn HS làm bài tập 2.
- Cho HS đọc nội dung bài tập.
- Yêu cầu HS nêu tên các bài tập đọc là truyện kể thuộc chủ điểm Người ta là hoa đất, sau đó viết nội dung bài và tên nhân vật vào VBT.
- Cho HS trình bày, GV nhận xét và chốt lại.
- HS đọc và trả lờ câu hỏi.
- HS nghe và nhắc lại tựa bài.
- HS bốc thăm và chuẩn bị 2 phút, sau đó lên đọc bài và trả lời câu hỏi.
- 1 HS đọc, cả lớp theo dõi.
- HS làm bài và sửa bài: Các bài tập đọc là truyện kể là: Bốn anh tài, Anh hùng lao động Trần Đại Nghĩa.
- HS trình bày, cả lớp nhận xét và bổ sung.
Tên bài
Nội dung chính
Nhân vật
Bốn anh tài
Ca ngợi sức mạnh, tài năng, nhiệt thành làm việc nghĩa: Trừ ác, cứu dân bản của anh em Cẩu Khây
Cẩu Khây
Nắm Tay Đóng Cọc
Lấy Tai Tát Nước
Móng Tay Đục Máng
Anh hùng lao động Trần Đại Nghĩa
Ca ngợi anh hùng lao động Trần Đại Nghĩa đã có những cống hiến xuất sắc trong sự nghiệp quốc phòng và xây dựng nền khoa học trẻ tuổi nước nhà.
Trần Đại Nghĩa
4. Củng cố - dặn dò.
- Dặn HS đọc bài chưa đạt về nhà luyện đọc để tiết sau kiểm tra lại.
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài ôn tập tiếp theo.
-------------------------------------------------------------------------
Tiết 3: Toán:
LUYỆN TẬP CHUNG
I. MỤC TIÊU
 - Nhận biết được một số tính chất của hình chữ nhật, hình thoi.
 - Tính được diện tích hình chữ nhật, hình vuông, hình bình hành, hình thoi.
 - Bài tập cần làm bài 1, 2, 3.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:- Bảng phụ, SGK
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Ổn định tổ chức: 
2. Kiểm tra bài cũ
- Cho HS sửa bài tập sau: Một miếng bìa hình thoi có độ dài các đường chéo là 14cm và 10cm. Tính diện tích miếng bìa đó.
- GV nhận xét và cho điểm.
3. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài.
b. Hướng dẫn HS làm bài tập
Bài 1.
 - Tính được diện tích hình chữ nhật, hình vuông, hình bình hành, hình thoi.
 - HS làm bài cẩn thận chính xác. 
- Yêu cầu HS quan sát hình ABCD trong SGK và cho biết đó là hình gì? 
- Cho HS nhắc lại các đặc điểm của hình chữ nhật. Sau đó đối chiếu với các đặc điểm đó để xác định Đ/S vào SGK. GV nhận xét và chốt lại.
- GV chốt: Ôn lại tính chất của hình chữ nhật.
 Bài 2.
- Cho HS đọc nội dung bài.
- Yêu cầu HS quan sát hình thoi PQRS trong SGK và nêu các đặc điểm của hình thoi. Sau đó đối chiếu với các đặc điểm đó để xác định Đ/S vào SGK. GV nhận xét và chốt lại.
- GV chốt: Ôn lại các tính chất của hình thoi.
Bài 3.
- Cho HS đọc nội dung bài.
- Yêu cầu HS tính diện tích của từng hình. Sau đó so sánh các số đo diện tích đó và khoanh vào chữ cái đúng. GV nhận xét và chốt lại.
4. Cñng cè - dÆn dß: 
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài: Giới thiệu tỉ số
- 1 HS thực hiện trên bảng.
 Diện tích miếng bìa là:
 14 x 10 : 2 = 70 (cm2)
 Đáp số: 70 cm2
- HS nghe.
- 1 HS đọc, cả lớp theo dõi
 A B
 D C
- Hình ABCD là hình chữ nhật.
- HS nêu và điền vào ô trống trong SGK:
a/ AB và CD là hai cạnh đối diện song song và bằng nhau Đ
b/ AB vuông góc với AD Đ
c/ Hình tứ giác ABCD có 4 góc vuông Đ
d/ Hình tứ giác ABCD có 4 cạnh bằng nhau S
- HS nêu và điền vào ô trống trong SGK:
- 1 HS đọc, cả lớp theo dõi.
- HS nêu và điền vào ô trống trong SGK:
a/ PQ và SR không bằng nhau S
b/ PQ không song song với PS Đ
c/ Các cặp cạnh đối diện song song Đ
d/ Bốn cạnh đều bằng nhau. Đ
- 1 HS đọc, cả lớp theo dõi.
- HS tính diện tích của từng hình và khoanh vào ý đúng: 
Trong các hình trên, hình có diện tích lớn nhất là:
 A. Hình vuông (25 cm2)
 B. Hình chữ nhật (24 cm2)
 C. Hình bình hành (20 cm2)
 D. Hình thoi (12 cm2)
--------------------------------------------------------------------------------
Tiết 4 :Đạo đức
TÔN TRỌNG LUẬT GIAO THÔNG 
I. MỤC TIÊU
 - Nêu được một số quy định khi tham gia giao thông (những quy định có liên quan tới HS). Phân biệt được hành vi tôn trọng Luật Giao thông và vi phạm Luật Giao thông.
 - Nghiêm chỉnh chấp hành Luật Giao thông trong đời sống hằng ngày.
 - Biết nhắc nhở bạn bè cùng tôn trọng luật giao thông
* GDKNS: KN tham gia giao thông đúng luật, KN phê phán.
II . ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
 GV: Tranh minh hoạ SGK.
 HS: hoa, VBTĐĐ
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
- Hỏi: Vì sao phải tích cực tham gia các hoạt động nhân đạo?
- GV nhận xét và chốt lại.
3. Dạy bài mới.
a. Giới thiệu bài
 Các em đi học bằng phương tiện gì?
Các em đi về bên nào?
Bài học hôm nay giúp các em biết vì sao phải tôn trọng Luật Giao thông và biết tham gia giao thông an toàn.
b. HĐ1: Thảo luận nhóm thông tin trong SGK.
- GV chia nhóm, yêu cầu các nhóm đọc thông tin và thảo luận về các nguyên nhân, hậu quả về tai nạn giao thông, cách tham gia giao thông an toàn.
- Cho các nhóm trình bày.
- GV nhận xét và chốt lại. Gọi HS đọc ghi nhớ trong SGK.
c. HĐ2: Làm việc cả lớp bài tập 1.
- Cho HS đọc yêu cầu của bài tập.
- Yêu cầu HS quan sát từng tranh để tìm hiểu nội dung tranh và cho biết những việc nào đúng, những việc nào sai luật giao thông?
- GV nhận xét, chốt lại. việc làm ở tranh 2, 3, 4 là những việc làm nguy hiểm; những việc làm ở tranh 1, 5, 6 là các việc làm chấp hành đúng luật giao thông.
c. HĐ3: Làm việc theo nhóm bài tập 2.
- Chia lớp thành các nhóm, yêu cầu mỗi nhóm thảo luận 1 tình huống trong bài.
- Cho các nhóm trình bày. 
-GV nhận xét và chốt lại.
- GV nhận xét và chốt lại.
- Cho HS đọc lại ghi nhớ trong SGK.
4. Củng cố, dặn dò
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị tiết sau thực hành.
- 2 HS trả lời câu hỏi, cả lớp nghe và bổ sung
- Các em đi học bằng xe máy, xe đạp.
Các em đi về bên phải.
- HS nghe và nhắc lại tựa bài.
- HS thảo luận nhóm 4, sau đó trình bày. Cả lớp nhận xét và chốt lại: Có nhiều nguyên nhân gây ra tai nạn giao thông nhưng chủ yếu là do con người (lái nhanh, vượt ẩu,) Hậu quả là tổn thất nhiều về người và của. Mọi người dân phải có trách nhiệm tôn trọng và chấp hành tốt luật giao thông.
- 1 HS đọc, cả lớp theo dõi.
- HS làm việc theo nhóm đôi, sau đó trình bày kết quả. Cả lớp nhận xét và thống nhất: Những việc làm ở tranh 2, 3, 4 là những việc làm nguy hiểm; những việc làm ở tranh 1, 5, 6 là các việc làm chấp hành đúng luật giao thông.
- HS làm việc theo nhóm 4, thảo luận và dự đoán xem điều gì sẽ xảy ra trong trường hợp của nhóm mình. Sau đó trình bày. Cả lớp nhận xét và bổ sung.
--------------------------------------------------------------------------------
BUỔI CHIỀU 
Tiết 1: Tiếng việt (ôn)
 ÔN TẬP 
I - MUÏC TIEÂU:
- Giuùp HS oân taäp củng cố về câu đã học ở học kì II. 
- Nắm vững kiến thức về các kiểu câu kể .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
III. HOAÏT ÑOÄNG DAÏY HOÏC CHUÛ YEÁU
Hoạt động dạy
Hoạt động học
 1. Khởi động :Lớp hát 
2 . Baøi môùi: GV nêu giới thiệu bài ghi bảng 
Bài 1 : Hãy xác định các kiểu câu kể trong các câu sau ? thuộc câu kể gì ? 
Cô giáo đang chấm bài .
Lan đang chơi với chú gấu bông.
Bên đường nhà cửa san sát.
Lá xanh um, mát rượi ngon lành như lá me.
Bài 2 : Xác định chủ ngữ và vị ngữ trong các câu sau:
Hoa phượng là hoa học trò.
Cô tổng phụ trách trường em rất năng động.
Hoa sầu riêng thơm ngát như hương cau, hương bưởi.
Bài 3 : Hãy viết một đoạn văn giới thiệu với ba mẹ em về trường em đang học và các thầy cô dạy em trong ngôi trường này.Trong đó có sử dụng các kiểu câu kể đã học.
3.Củng cố- dặn dò : Hệ thống nội dung bài
- Hướng dẫn ôn luyện ở nhà chuẩn bị tiết sau .Nhận xét giờ học 
Học sinh đọc kĩ yêu cầu.
Thảo luận nhóm đôi để tìm nêu cấu tạo các kiểu câu kể 
Lớp nhận xét bổ sung 
- Học sinh tự làm – đọc bài viết của mình 
- Lớp nhận xét bổ sung. Chữa bài 
- HS viết bài vào vở ,3 em viết vào phiếu lớp nhận xét bổ sung.
---------------------------------------------------------------------------------
Tiết 2: Toán (ôn) 
LUYỆN TẬP
I . MỤC TIÊU : Tiếp tục giúp HS củng cố lại kiến thức về cách tìm diện tích hình thoi ,cách tìm phân số của một số 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :-Vở luyện toán
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Ổn định tổ chức
 2 Bài mới :
 Giới thiệu hệ thống lại kiến thức : 
Nêu cách tình diện tích của hình thoi 
Cách tìm phân số của một số 
Hướng dẫn Hs làm bài tập :
 Bài 1 :Tính diện tích hình thoi ABCD biết hai đường chéo lần lượt là 
 a/ 2m,15 dm 
 b/ 20 cm , 24cm 
Bài 2 : Khối 4 và 5 của trường Tiểu học Thành Công nhặt được 160 kg giấy vụn biết khối 4 nhặt được bằng số giấy .Tính số giấy của khối nhặt được ?
Bài 3 :Lớp 4A có 33 bạn ,số bạn học sinh khá giỏi bằng số bạn,còn lại là học sinh trung bình .Tính số bạn HS mỗi loại ?
4 Củng cố- dặn dò : 
- Hệ thống nội dung bài 
- Hướng dẫn làm bài tập ở nhà 
- Nhận xét giờ học
HS nêu lớp nhận xét bổ sung.
HS đọc yêu cầu làm bài bảng con 
1 em lên làm bảng lớp 
Nhận xét sửa sai 
KQ: a. 150dm2 b. 240 cm2
Bài 2 : H ọc sinh tự làm bài và chữa bài cả lớp nhận xét bổ sung 
KQ: Khối 4: 64 kg
 Khối 5: 96 kg
HS giải vào vở - 1 em lên bảng giải 
KQ:
Số bạn hS khá giỏi là:22 HS
Số bạn hs trung bình là: 11 HS
--------------------------------------------------------------------------------
Tiết 3: Hoạt động ngoài giờ lên lớp
PTTNTT: PHÒNG TRÁNH BỎNG
I.MỤC TIÊU : 
- HS biết cách phòng tránh bỏng do hoá chất.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Một số hình ảnh phòng tránh bỏng do hoá chất.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Ổn định tổ chức
 ... như hoa
- Đẹp người, đẹp nết.
- Tốt gỗ hơn tốt nước sơn
- Người thanh tiếng nói cũng thanh
Chuông kêu khẽ đánh bên thành cũng kêu.
- Cái nết đánh chết cái đẹp.
- Trông mặt mà bắt hình dong
- Con lợn có béo thì lòng mới ngon.
Những người quả cảm
Từ ngữ
Thành ngữ, tục ngữ
- gan dạ, anh hùng, dũng cảm, can trường, gan góc, gan lì, táo bạo, quả cảm ; nhát, nhút nhát, e lệ, nhát gan, hèn nhát, hèn mạt, nhu nhược, khiếp nhược,
- Tinh thần dũng cảm, hành động dũng cảm, dũng cảm nhận khuyết điểm, dũng cảm nói lên sự thật.
- Vào sinh ra tử.
- Gan vàng dạ sắt.
Bài 3.
- Cho HS đọc nội dung của bài tập.
- Yêu cầu HS tự làm bài vào VBT, 1 HS làm bảng phụ. GV chấm bài và sửa bài.
3. Củng cố - dặn dò.
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài ôn tập tiếp theo.
- 1 HS nêu, cả lớp theo dõi.
- HS làm bài và sửa bài: 
a. - Một người tài đức vẹn toàn.
 - Nét chạm trổ tài hoa.
 - Phát hiện và bồi dưỡng những tài năng trẻ.
b. - Ghi nhiều bàn thắng đẹp mắt.
 - Một ngày đẹp trời.
 - Những kỉ niệm đẹp đẽ.
c. - Một dũng sĩ diệt xe tăng.
 - Có dũng khí đấu tranh.
 - Dũng cảm nhận khuyết điểm.
-------------------------------------------------------------------------------
 Tiết 3: Thể dục (Giáo viên chuyên dạy)
Tiết 4:Tập đọc
ÔN TẬP VÀ KIỂM TRA GIỮA HK II( Tiết 5)
I. MỤC TIÊU
 - Đọc rành mạch, tương đối lưu loát bài tập đọc đã học (tốc độ đọc khoảng 85 tiếng / phút) ; bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn, đoạn thơ phù hợp với nội dung đoạn đọc.
 - Nắm được nội dung chính, nhân vật trong các bài tập đọc là truyện kể thuộc chủ điểm Những người quả cảm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Phiếu to kẻ bảng như VBT để HS làm bài tập 1.
 - 1 tờ phiếu viết đoạn văn ở bài tập 2.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Hoạt động d¹y
Hoạt động học
1.Ổn định tổ chức: 
2. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài.
b. Kiểm tra tập đọc và HTL. ( các HS còn lại và HS đọc trong tiết trước chưa đạt ).
- Gọi lần lượt HS lên bốc thăm và đọc bài theo yêu cầu của thăm.
- GV đặt câu hỏi về nội dung đoạn vừa đọc. Nhận xét và cho điểm.
c. Hướng dẫn HS làm bài tập 2.
- Cho HS đọc nội dung bài tập.
- Yêu cầu HS nêu tên các bài tập đọc là truyện kể thuộc chủ điểm Những người quả cảm, sau đó viết nội dung bài và tên nhân vật vào VBT.
- Cho HS trình bày, GV nhận xét, chốt lại.
- HS nghe và nhắc lại tựa bài.
- HS bốc thăm và chuẩn bị 2 phút, sau đó lên đọc bài và trả lời câu hỏi.
- 1 HS đọc, cả lớp theo dõi.
- Từng HS trình bày, cả lớp nhận xét và bổ sung:
Tên bài
Nội dung chính
Nhân vật
Khuất phục tên cướp biển
Ca ngợi hành động dũng cảm của bác sĩ Ly trong cuộc đối đầu với tên cướp biển hung hãn, khiến hắn phải khuất phục.
- Bác sĩ Ly
- Tên cướp biển
Ga-vrốt ngoài chiến lũy
Ca ngợi lòng dũng cảm của chú bé Ga-vrốt, bất chấp nguy hiểm, ra ngoài chiến lũy nhặt đạn để tiếp tế cho nghĩa quân.
- Ga-vrốt
- Ăng-giôn-ra
- Cuốc-phây-rắc
Dù sao trái đất vẫn quay
Ca ngợi hai nhà khoa học Cô-péc-ních và Ga-li-lê dũng cảm, kiên trì bảo vệ chân lí khoa học.
- Cô-péc-ních
- Ga-li-lê
Con sẻ
Ca ngợi hành động dũng cảm, xả thân cứu sẻ con của sẻ mẹ.
- Con sẻ mẹ, sẻ con
- Nhân vật “tôi”
- Con chó săn
3. Củng cố - dặn dò.
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài ôn tập tiếp theo.
Ngày soạn: 02/04/2014
Ngày dạy:Thứ sáu , 04/04/2014
Tiết 1: Toán
luyÖn tËp 
I. MỤC TIÊU
Gióp HS :
- Giải được bài toán tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó
 Bài tập cần làm: 1,3
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: VBT + SGK
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Ho¹t ®éng d¹y
Ho¹t ®éng häc
1. Ổn định tổ chức: 
2. Kiểm tra bài cũ
 - Gäi HS nªu c¸c b­íc gi¶i bµi to¸n d¹ng “T×m hai sè khi biÕt tæng vµ tØ sè cña hai sè ®ã”.
- GV nhận xét, cho điểm.
3. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài.
b. Bài tập
Bài 1: Gọi hs đọc đề bài
- Gọi hs nêu các bước giải 
- YC hs tự làm bài, gọi 1 hs lên bảng giải 
Bài 3: Gọi hs đọc đề toán
- Tổng của hai số là bao nhiêu?
- Tỉ của hai số là bao nhiêu? 
- Yc hs tự giải vào vở 
- Chấm một số bài, YC hs đổi vở nhau kiểm tra
- Nhận xét 
4. .Cñng cè - dÆn dß:
- Muốn tìm hai số khi biết tổng và tỉ của hai số đó ta làm sao?
- 2 HS nh¾c l¹i c¸c b­íc gi¶i.
 + Líp nhËn xÐt.
- 1 hs đọc đề bài 
+ Vẽ sơ đồ
+ Tìm tổng số phần bằng nhau
+ Tìm độ dài mỗi đoạn 
- 1hs lên bảng giải, cả lớp tự làm bài 
 Tổng số phần bằng nhau là:
 3 + 1 = 4 (phần)
 Đoạn thứ nhất dài là:
 28 : 4 x 3 = 21 (m)
 Đoạn thứ hai dài là: 
 28 - 21 = 7 (m) 
 Đáp số: Đoạn 1: 21m; 
 Đoạn 2: 7m 
- 1 hs đọc đề toán
- Là 72
- Vì giảm số lớn đi 5 lần thì được số nhỏ nên số lớn gấp 5 lần số nhỏ (số nhỏ bằng 1/5 số lớn)
- Tự làm bài, 1 hs lên bảng giải
 Vì số lớn giảm 5 lần thì được số bé nên số lớn gấp 5 lần số bé.
 Tổng số phần bằng nhau là:
 5 + 1 = 6 (phần)
 SB là: 72 : 6 = 12 
 SL là: 72 - 12 = 60
 Đáp số: SL: 60; SB: 12
Tiết 2: Tập làm văn 
ÔN TẬP VÀ KIỂM TRA GIỮA HK II ( Tiết 8)
 ( Kiểm tra viết)
I. MỤC TIÊU
 Kiểm tra (Viết) theo mức độ cần đạt về kiến thức, kĩ năng giữa HKII :
 - Nghe – viết đúng bài chính tả ( tốc độ viết khoảng 85 chữ/phút), không mắc quá 5 lỗi chính tả trong bài; trình bày đúng hình thức bày thơ ( văn xuôi).
 - Viết được bài văn tả đồ vật ( hoặc tả cây cối) đủ 3 phần ( mở bài, thân bài, kết bài), r nội dung miêu tả; diễn đạt thành câu, viết đúng chính tả.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:- Đề kiểm tra
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Ho¹t ®éng d¹y
Ho¹t ®éng học
1. Ổn định tổ chức: 
2. Kiểm tra 
 a). Giới thiệu bài:
 b). Nhớ viết:
 - Hướng dẫn chính tả:
 -GV nêu yêu cầu của bài chính tả.
 -Cho HS đọc thuộc lòng 3 khổ thơ.
 -GV nhắc lại về nội dung bài chính tả.
 -Cho HS luyện viết những từ dễ viết sai: thuyền, biển, luồng sáng, dệt 
- HS viết chính tả:
 -Cho HS soát lỗi. GV đưa bảng phụ đã viết 3 khổ thơ lên.
- Chấm, chữa bài:
 -Chấm bài + nhận xét chung.
 c). Làm văn:
 -Cho HS đọc yêu cầu của đề.
 -GV giao việc: Bài tập cho hai đề tập làm văn. Các em chọn một trong hai đề đó và viết lời mở bài theo kiểu gián tiếp, viết một đoạn văn tả một bộ phận của đồ vật (nếu em chọn tả đồ vật) hoặc tả một bộ phận của cây (nếu em chọn tả cây).
 -Cho HS làm bài.
 -GV nhận xét, khen những HS viết hay.
3. Củng cố, dặn dò:
 -GV nhận xét tiết học.
 -Dặn HS lưu ý những từ ngữ hay viết sai chính tả để bài sau viết chính tả cho đúng.
-HS lắng nghe.
-1 HS đọc 3 khổ thơ viết CT + cả lớp đọc thầm lại bài CT.
-HS gấp SGK. Viết chính tả.
-Viết xong tự soát lỗi, nhìn vào bảng phụ trên lớp để soát lỗi.
-1 HS đọc, lớp lắng nghe.
-HS viết mở bài + viết một đoạn miêu tả một bộ phận của đồ vật, của cây.
-Một số HS trình bày.
-Lớp nhận xét.
Tiết 3 : Lịch sử 
 NGHĨA QUÂN TÂY SƠN TIẾN RA THĂNG LONG (NĂM 1786)
I. MỤC TIÊU
- Nắm về đôi nét về việc nghĩa quân Tây Sơn tiến ra Thăng Long diệt chúa Trịnh (1786):
+ Sau khi lật đổ chính quyền họ Nguyễn, Nguyễn Huện tiến ra Thăng Long lật đổ chính quyền họ Trịnh (năm 1786).
+ Quân của Nguyễn Huệ đi đến đâu đánh thắng đến đó, năm 1786 nghĩa quân Tây Sơn làm chủ Thăng Long, mở đầu cho việc thống nhất lại đất nước.
- Nắm được công lao của Quang Trung trong việc đánh bại chúa Nguyễn, chúa Trịnh, mở đầu cho việc thống nhất đất nước.
* HS khá giỏi: Nắm được nguyên nhân thắng lợi của quân Tây Sơn khi tiến ra Thăng Long: Quân Trịnh bạc nhược, chủ quan, quân tây Sơn tiến như vũ bão, quân Trịnh không kịp trở tay, 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 - Lược đồ khởi nghĩa Tây Sơn .
 - Gợi ý kịch bản :Tây Sơn tiến ra Thăng Long.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Ổn định tổ chức: 
2. Kiểm tra bài cũ
- Trình bày tên các đô thị lớn hồi thế kỉ XVI-XVII và những nét chính của các đô thị đó .
- Theo em, cảnh buôn bán sôi động ở các thành thị nói lên tình hình kinh tế nước ta thời đó như thế nào ?
- GV nhận xét ,ghi điểm .
3. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài.
b.Hoạt động :
* Hoạt động 1: Làm việc cả lớp :
- GV dựa vào lược đồ, trình bày sự phát triển của khởi nghĩa Tây Sơn trước khi tiến ra Thăng Long. - GV cho HS lên bảng tìm và chỉ trên bản đồ vùng đất Tây Sơn.
- GV giới thiệu về vùng đất Tây Sơn trên bản đồ.
* Hoạt động 2: (Trò chơi đóng vai )
- GV cho HS đọc hoặc kể lại cuộc tiến quân ra Thăng Long của nghĩa quân ra Tây Sơn .
- GV dựa vào nội dung trong SGK để đặt câu hỏi:
+ Sau khi lật đổ chúa Nguyễn ở Đàng Trong, Nguyễn Huệ có quyết định gì ?
+ Nghe tin Nguyễn Huệ tiến quân ra Bắc,thái độ của Trịnh Khải và quân tướng như thế nào?
+ Cuộc tiến quân ra Bắc của quân Tây Sơn diễn ra thế nào ?
- Sau khi HS trả lời ,GV cho HS đóng vai theo nội dung SGK từ đầu đến đoạn  Quân Tây Sơn .
- GV theo dõi các nhóm để giúp HS tập luyện.Tùy thời gian GV tổ chức cho HS đóng tiểu phẩm “Quân Tây Sơn tiến ra Thăng Long” ở trên lớp .
 GV nhận xét .
* Hoạt động 3: Làm việc cá nhân:
 -GV cho HS thảo luận về kết quả và ý nghĩa của sự kiện nghĩa quân Tây Sơn tiến ra Thăng Long.
 -GV nhận xét ,kết luận .
4. Cñng cè - dÆn dß: 
- GV cho HS đọc bài học trong khung .
- Nghĩa quân Tây Sơn tiến ra Thăng Long nhằm mục đích gì ?
- Việc Tây Sơn lật đổ tập đoàn PK họ Trịnh có ý nghĩa gì ?
- Về xem lại bài và chuẩn bị trước bài : “Quang Trung đại phá quân thanh năm 1789”.
- Nhận xét tiết học .
- HS trả lời.
- HS nhận xét .
-HS lắng nghe, nhắc lại
- HS theo dõi .
- HS lên bảng chỉ.
- HS theo dõi.
- HS kể hoặc đọc .
- HS trả lời
-HS chia thành các nhóm,phân vai,tập đóng vai .
-HS đóng vai .
-HS đóng tiểu phẩm .
- HS thảo luận và trả lời.
- 3 HS đọc và trả lời.
- Cả lớp nhận xét, bổ sung.
- HS cả lớp. 
-----------------------------------------------------------------------------------------
Tiết 4: Sinh hoạt
SINH HOẠT LỚP TUẦN 28
I. MỤC TIÊU :
- Đánh giá các hoạt động tuần qua. 
- Triển khai kế hoạch tuần đến cả lớp. .
II. NỘI DUNG:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
HĐ1: Đánh giá các hoạt động tuần qua
- Lớp trưởng điều khiển sinh hoạt. 
- GV nhận xét chung.
- Nhận xét, bầu chọn tổ, cá nhân xuất sắc
HĐ2: Nhiệm vụ tuần tới
- Tiếp tục kiểm tra bảng nhân , chia.
- Kiểm tra sách vở và dụng cụ học tập .- -Triển khai Hội thi em yêu lịch sử Việt Nam, liên hoan dân ca, dân vũ và thắp sáng ước mơ thiếu nhi Yên Đổ II.
- Chấn chỉnh nề nếp truy bài đầu giờ.
HĐ3: Sinh hoạt
- Ôn bài múa hát tập thể
- Thực hiện chuyên hiệu 
- Các tổ trưởng lần lượt nhận xét các hoạt động tuần qua của tổ 
- Lớp nhận xét, bổ sung.
- Lắng nghe
- Lớp trưởng và tổ trưởng kiểm tra
- HĐ cả lớp
- BCH chi đội kiểm tra

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 28.doc