Tiểu luận môn Nghiệp vụ sư phạm - Lê Thị Thanh Tùng

Tiểu luận môn Nghiệp vụ sư phạm - Lê Thị Thanh Tùng

Vẽ theo mẫu có vị trí rất quan trọng đối với quá trình học tập mỹ thuật của học sinh. Vì vậy thông qua những bài học cụ thể của phân môn này đã trang bị cho học sinh những kiến thức cơ bản về mĩ thuật. Hình thành cho mỗi học sinh những kỹ năng tạo điều kiện cho học sinh rèn luyện khả năng quan sát, phân tích mẫu. Nó là môn học cơ bản, là môn học có mối quan hệ tác động bổ sung, hỗ trợ cho các phân môn học khác trong mỹ thuật. Học sinh có khả năng vẽ theo mẫu tốt sẽ có khả năng học tốt các môn khác trong mĩ thuật như : Ký hoạ, trang trí, vẽ tranh. Do đó học sinh phải học vẽ mĩ thuật thật tốt để từ đó mới tạo tiền đề vững chắc cho các môn học khác.

Tuy nhiên trong thực tế không phải học sinh nào cũng học tốt vẽ theo mẫu do vướng mắc nhiều nhược điểm, nhất là những nhược điểm trong quá trình vẽ theo mẫu. Nhược điểm trong bước quan sát, nhận xét xác dịnh bố cục, bước phác và sửa hình vẽ, bước đẩy sâu, bước hoàn chỉnh bài vẽ nên dẫn đến tình trạng sau khi vẽ xong bài vẽ có bố cục chưa cân đối, hài hoà hợp lý, hình bị méo mó, xộc xệch chưa diễn tả được tương quan hình, đậm nhạt, chưa tả được chất ( như : Nhựa, sành sứ, gốm, thủy tinh ). Nguyên nhân dẫn đến nhược điểm đó xuất phát từ các yếu tố chủ quan như : khả năng của học sinh và yếu tố khách quan như : điều kiện cơ sở vật chất, thời gian vẽ trên lớp, sự hướng dẫn của giáo viên từ đó làm giảm hiệu quả của bài vẽ. Do đó tôi muốn nghiên cứu về những nhược điểm của học sinh Trung học cơ sở khi thực hiện các bài vẽ theo mẫu, tìm hiểu sâu hơn các vấn đề để từ đó đề xuất các biện pháp phù hợp nhằm hạn chế những nhược điểm đó và nâng cao chất lượng bài vẽ ngày một tốt hơn đáp ứng yêu cầu của môn học và đặc biệt là tạo điều kiện cho học sinh hứng thú với môn học này hơn và đó cũng là lý do tôi chọn đề tài này.

 

doc 29 trang Người đăng lilyphan99 Ngày đăng 02/03/2022 Lượt xem 171Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tiểu luận môn Nghiệp vụ sư phạm - Lê Thị Thanh Tùng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN I: MỞ ĐẦU
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI :
Vẽ theo mẫu có vị trí rất quan trọng đối với quá trình học tập mỹ thuật của học sinh. Vì vậy thông qua những bài học cụ thể của phân môn này đã trang bị cho học sinh những kiến thức cơ bản về mĩ thuật. Hình thành cho mỗi học sinh những kỹ năng tạo điều kiện cho học sinh rèn luyện khả năng quan sát, phân tích mẫu. Nó là môn học cơ bản, là môn học có mối quan hệ tác động bổ sung, hỗ trợ cho các phân môn học khác trong mỹ thuật. Học sinh có khả năng vẽ theo mẫu tốt sẽ có khả năng học tốt các môn khác trong mĩ thuật như : Ký hoạ, trang trí, vẽ tranh. Do đó học sinh phải học vẽ mĩ thuật thật tốt để từ đó mới tạo tiền đề vững chắc cho các môn học khác. 
Tuy nhiên trong thực tế không phải học sinh nào cũng học tốt vẽ theo mẫu do vướng mắc nhiều nhược điểm, nhất là những nhược điểm trong quá trình vẽ theo mẫu. Nhược điểm trong bước quan sát, nhận xét xác dịnh bố cục, bước phác và sửa hình vẽ, bước đẩy sâu, bước hoàn chỉnh bài vẽnên dẫn đến tình trạng sau khi vẽ xong bài vẽ có bố cục chưa cân đối, hài hoà hợp lý, hình bị méo mó, xộc xệch chưa diễn tả được tương quan hình, đậm nhạt, chưa tả được chất ( như : Nhựa, sành sứ, gốm, thủy tinh). Nguyên nhân dẫn đến nhược điểm đó xuất phát từ các yếu tố chủ quan như : khả năng của học sinh và yếu tố khách quan như : điều kiện cơ sở vật chất, thời gian vẽ trên lớp, sự hướng dẫn của giáo viên từ đó làm giảm hiệu quả của bài vẽ. Do đó tôi muốn nghiên cứu về những nhược điểm của học sinh Trung học cơ sở khi thực hiện các bài vẽ theo mẫu, tìm hiểu sâu hơn các vấn đề để từ đó đề xuất các biện pháp phù hợp nhằm hạn chế những nhược điểm đó và nâng cao chất lượng bài vẽ ngày một tốt hơn đáp ứng yêu cầu của môn học và đặc biệt là tạo điều kiện cho học sinh hứng thú với môn học này hơn và đó cũng là lý do tôi chọn đề tài này.
II. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU :
1.Phân tích đánh giá nhược điểm thường gặp trong khi thực hiện các bài vẽ theo mẫu của học sinh trong trường Trung học cơ sở.
2.Đề xuất biện pháp nằm đẩy lùi nhược điểm hay mắc phải trong khi thực hiện các bài vẽ theo mẫu nhằm nâng cao chất lượng bài vẽ của học sinh.
 III. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU :
Tổng hợp những vấn đề cơ sở lý luận của những nhược điểm của học sinh Trung học cơ sở khi thực hiện vẽ theo mẫu.
Tìm hiểu quá trình thực hiện các bài vẽ theo mẫu cuả học sinh trong trường Trung học cơ sở.
Phân tích đánh giá những nhược điểm thường gặp trong khi thực hiện các bài vẽ theo mẫu của học sinh trong trường Trung học cơ sở.
Kết luận đề xuất giải pháp nhằm nâng cao chất lượng bài vẽ vẽ theo mẫu của học sinh trường Trung học cơ sở.
IV.PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU : 
Đọc sách
Nghiên cứu phân tích tổng hợp tài liệu
- Tổng hợp kết quả quá trình quan sát tiến trình thực hiện các bài vẽ theo mẫu của học sinh trong trường Trung học cơ sở.
Phỏng vấn.
- Điều tra.
Nghiên cứu bài vẽ đã hoàn thành của học sinh.
- Tổng hợp các kết quả thu được qua quá trình nghiên cứu.
V.PHẠM VI NGHIÊN CỨU :
- Quy mô do điều kiện giới hạn nên chỉ nghiên cứu những nhược điểm thường gặp khi thực hiện các bài vẽ theo mẫu của học sinh trong trường Trung học cơ sở.
PHẦN 2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 1 : ĐẶC TRƯNG NGÔN NGỮ TẠO HÌNH LỨA TUỔI HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ
Sự hình thành và phát triển ngôn ngữ tạo hình của trẻ em.
Sự hình thành và phát triển ngôn ngữ tạo hình của trẻ em có tính quy luật. Tính quy luật đó ứng với từng giai đoạn phát triển của trẻ em. Các giai đoạn này phù hợp với độ tuổi của các bậc học nhà trẻ, mẫu giáo và phổ thông. Tuy nhiên chia ra các giai đoạn hay nhận xét về khả năng tạo hình của trẻ đều dựa trên cơ sở chung, không có ý áp đặt cho tất cả. Vì ở đó bất cứ lĩnh vực nào, nhất là môn mỹ thuật - môn nghệ thuật đều có những ngoại lệ.
Giai đoạn tiểu học từ 6 đến 11 tuổi : chương trình tiểu học có nhiều môn học. Môn Mĩ thuật học mỗi tuần 1 tiết từ 30 đến 40 phút, học sinh có sách giáo khoa, có vở bài tập.
Học sinh tiểu học phát triển về mọi mặt, tạo điều kiện thuận lợi cho các em học mĩ thuật, thể hiện ở : các em có cách cầm bút đúng, dễ dàng hơn, hoạt động của các khớp linh hoạt, thần kinh tương đối vững vàng, giúp cho việc điều khiển nét vẽ , hình vẽ theo ý muốn. Học sinh tiểu học quan sát có chủ định, tập trung , có ý thức học tập rõ hơn. Nhận thức phong phú đã tạo cơ sở cho các em diễn tả được những gì đã thấy và thích thú. Nét vẽ mạch lạc, rõ ràng. Hình vẽ nhiều về số lượng, nhiều chi tiết làm rõ đối tượng, nhiều dáng vẻ và thực hơn - gần với mẫu, khác với cách diễn tả chung chung ở mẫu giáo . Màu sắc tươi sáng, đặc biệt là học sinh tiểu học đã mạnh dạn dùng các màu đậm: đen, nâu, và biết pha màu, chồng màu làm cho bài vẽ đẹp hơn, khác với vẻ đẹp tự nhiên và rực rỡ của mẫu giáo. Bố cục của bài vẽ chặt chẽ, hình vẽ to nhỏ, trước sau, che khuất nhau đã xuất hiện nhiều, có nhiều chi tiết phù hợp với đề tài, sát với thực tế cuộc sống hơn.
Tuy nhiên, ở tiểu học hằng ngày học sinh phải rèn viết chữ, chữ số theo hình mẫu, trong khuôn khổ nhất định, các em phải vẽ hình bằng thước, bằng com-pa, yêu cầu nét thẳng thật thẳng, cong, tròn đâu ra đấy. Cách tính toán phải đúng và chính xác Nhũng yêu cầu đó là đúng là cần thiết của các môn học như văn, toán, nhưng phần nào nó cũng ảnh hưởng đến cách vẽ nét, vẽ hình, đến cách học mĩ thuật của học sinh. Đa số học sinh tiểu học dùng thước để vẽ nét thẳng. Cách vẽ của các em thường gò bó, thận trọng, thiếu phóng khoáng làm cho hình vẽ khô vì công thức, thiếu vắng dần vẻ ngây thơ hồn nhiên của lứa tuổi. Hơn nữa, ở tiểu học, dạy và học mĩ thuật thật sự chưa được chú ý, chất lượng giảng dạy chưa cao, học sinh bị cuốn hút vào các môn học chính, do vậy phần nào làm cho các em giảm đi sự hứng thú mĩ thuật, nhất là ở các lớp cuối cấp - lớp 4, 5.
1.2 Một số nét đặc trưng của ngôn ngữ tạo hình ở học sinh Trung học cơ sở 
1.2.1 Những nét chung :
Học sinh Trung học cơ sở tuổi từ 11- 14 là lứa tuổi ham thích những hoạt động nghệ thuật nói chung , hoạt động tạo hình nói riêng. Một số học sinh Trung học cơ sở có nhu cầu thưỏng thức các tác phẩm hội họa, điêu khắc, các công trình kiến trúcMột bộ phận cần có kiến thức mĩ thuật cho những ngành nghề của mình hiện nay và trong tương lai như xây dựng, kiến trúc, sư phạm mĩ thuật
Chương trình học ở Trung học cơ sở về khoa học tự nhiên, khoa học xã hội, rồi kinh nghiệm sống của học sinh đảm bảo cho các em tiếp thu được kiến thức mĩ thuật. Đồng thời kiến thức mĩ thuật sẽ giúp cho các em học các môn văn, lịch sử hấp dẫn hơn. Cách nhìn cách tư duy của mĩ môn mĩ thuật sẽ tạo điều kiện cho các em học các môn khoa học tự nhiên có hiệu quả hơn.
Tuy nhiên ở học sinh Trung học cơ sở học sinh chưa học mĩ thuật có nền nếp, bị cuốn hút vào các môn chính, cơ sở vật chất cho các bộ môn còn thiếu, nghèo nàn, thiếu môi trường văn hóacũng có nhẵng hạn chế nhất định đến chất lượng học mĩ thuật của học sinh.
Những nét đặc trưng của ngôn ngữ tạo hình ở học sinh Trung học cơ sở 
Vẽ theo mẫu : 
Học sinh Trung học cơ sở có khả năng quan sát, phân tích và nhận xét, biết nhìn ra hình dáng của mẫu và những tỉ lệ, cấu trúc và vẻ đẹp của chúng. Các em đã vẽ được các bài tĩnh vật có từ 2- 3 đồ vật : bố cục vừa với trang giấy, đảm bảo tính cân đối cho bài vẽ. Hình tương đối sát mẫu, đã tả được nét riêng của mẫu. Một số em đã nhìn ra khối và tả được tương quan đậm nhạt, làm rõ chất liệu và tạo cho bài vẽ có không gian.
Tuy nhiên học sinh Trung học cơ sở còn bộc lộ điểm yếu của mình là cách vẽ nét, thường chưa chú ý đến đậm nhạt, nét vẽ và hình còn còn viền đều làm cho bài vẽ cứng, thiếu vẻ uyển chuyển. Vẽ bóng chưa để ý đến cấu trúc của mẫu ( mặt cong, mặt phẳng, mặt phẳng nghiêng hay đứng) chỉ đưa nét một chiều như vẽ bóng ở mặt phẳng đứng. 
CHƯƠNG 2 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ SỞ LÝ LUẬN 
 Ý nghĩa của phân môn vẽ theo mẫu đối với chương trình học
 Đối với học sinh trong trường THCS thì việc học mỹ thuật là điều bắt buộc trong đó phân môn vẽ theo mẫu là phân môn có ỳ nghĩa hết sức quan trọng đối với chương trình học. Ngay từ tiểu học, học sinh đã làm quen với phân môn này do những kiến thức và kỹ năng từ môn học mang lại sẽ tạo tiền đề và điều kiện cho học sinh học tốt các phân môn khác cụ thể như :
Với ký hoạ : việc nắm vững cấu trúc hình dáng, đậm nhạt trong khi thực hiện vẽ theo mẫu sẽ giúp cho ký hoạ rất nhièu bởi ở thực tế mọi cảnh vật, con người đều chuyển động và người ký hoạ cần phải ghi chép ngay được hình dáng, đường nét, đặc điểm chính của mẫu trong thời gian ngắn. Nếu học sinh không học tốt phân môn vẽ theo mẫu thì khi ký hoạ sẽ không thể hiện đúng cấu tạo hình dáng của mẫu trong mối tương quan sáng tối, đậm nhạt chung, cấu trúc trở nên xộc xệch, méo mó. Việc học tốt phân môn vẽ theo mẫu giúp học sinh có thể chủ động hơn khi ghi chép, lấy tài liệu từ thực tế để tạo nên những bức tranh phản ánh đề tài muôn sắc màu của xã hội.
Còn với phân môn vẽ tranh : vẽ tranh là sự tổng hoà các yếu tố tạo hình trong đó con người và cảnh vật là những đối tượng không thể thiếu trong mỗi tác phẩm. Việc nắm vững bài vẽ theo mẫu sẽ giúp cho việc sắp xếp các nhân vật kết hợp với phong cảnh hài hoà, hợp lý hơn, còn tả được hình dáng, động tác, tình cảm của nhân vật với các hoạt động khác nhau do vậy việc nắm vững và học tốt phân môn vẽ theo mẫu sẽ góp phần làm nên thành công cho bài vẽ tranh.
Với môn trang trí, vẽ hình tốt sẽ hỗ trợ nhiều cho việc học trang trí thông qua các bài vẽ trang trí cơ bản, nắm bắt được đặc điểm của hoạ tiết một cách nhanh chóng chính xác sẽ giúp cho bài trang trí sinh động, sáng tạo hơn.
Từ đó ta thấy rằng - Vẽ theo mẫu có vai trò rất quan trọng, giúp cho học sinh có thể phát triển khả năng sáng tạo. Vậy nên nó là phân môn không thể thiếu trong chương trình học. Học sinh cần nhận thức được vai trò quan trọng của phân môn vẽ theo mẫu này mà có sự đầu tư, say mê, không xem nhẹ cố gắng đạt kết quả cao.
 Nội dung chương trình phân môn vẽ theo mẫu mục đích – yêu cầu.
Trong một thời gian ngắn không ai có thể hiểu được bản chất hay nắm rõ đặc điểm của một sự vật. Phân môn vẽ theo mẫu đòi hỏi cần có nhiều thời gian không chỉ để học sinh thực hiện bài vẽ mà còn để xem xét, phát hiện và sửa chửa kịp thời các sai sót mà mình mắc phải trong quá trình thực hiện bài vẽ vẽ theo mẫu. Nếu thời gian cho bài vẽ ít quá thì học sinh sẽ không thể làm xong bài và dẫu có vẻ xong thì cũng trong tình trạng hấp tấp, vội vã nên bài vẽ ấy cũng thiếu sự đầu tư sơ ...  đó học sinh cần cố gắng để khắc phục những nhược điểm của mình, từ đó làm bài vẽ đạt hiểu quả, có chất lượng hơn.
3.3.1.2 Thực hiện bài vẽ không theo quy trình hợp lý.
Quá trình thực hiện bài vẽ theo mẫu là một quá trình thống nhất bởi nhiều bước. Việc phân chia các bước chỉ mang tính tưong đối nhưng vẩn còn đòi hỏi học sinh tiến hành hợp lý các bước này vì chúng điều có liên quan tới như: quan sát nhận xét, bố cục bài vẽ phác và sửa hình 
vẽ phân diện đậm nhạt sáng tối lớn đẩy sâu chi tiết hoàn chỉnh bài vẽ. Mặt khác, khả năng của học sinh còn hạn chế nên cần tránh thực hiện việc “nhảy cóc” lược bỏ một vài bước. Tuy nhiên qua điều tra cho thấy phần lớn học sinh vẫn chưa thực hiện theo đúng quy trình cụ thể :
Quy trình các bước
Tổng số
Tỉ lệ
Quan sát - dựng hình - chỉnh và sửa hình - phân diện đậm nhạt lớn - đẩy sâu chi tiết.
7/51
13,73%
Quan sát, nhận xét, bố cục bài vẽ - phác và chỉnh sửa hình vẽ - phân diện đậm nhạt lớn - đẩy sâu chi tiết - hoàn chỉnh bài vẽ.
19/51
37,25%
Quan sát, lựa chọn góc vẽ, bố cục bài vẽ - vẽ hình, phân diện đậm nhạt lớn - đẩy sâu chi tiết - hoàn chỉnh bài vẽ.
23/51
45,1%
Bố cục bài vẽ - phác hình - chỉnh hình và sửa hình - phân diện đậm nhạt lớn - đẩy sâu bài vẽ.
2/51
3,92%
Điều đó cho thấy chỉ có học sinh thực hiện bài vẽ một cách hợp lý. Có tới học sinh còn lại là khi thực hiện bài vẽ không đúng theo quy trình, dẫn đến trong khi thực hiện bài vẽ theo mẫu gặp nhiều khó khăn và làm cho bài vẽ có nhiều sai sót.
Ý thức của học sinh trong giờ học.
Thời gian cho mỗi bài vẽ theo mẫu không nhiều chỉ có 1 tiết 45 phút,còn bài nào 2 tiết thì được 90 phút. Thời gian này chỉ đủ với những học sinh có năng khiếu vẽ tốt, vẽ nhanh tay và sẽ không đủ cho những học sinh vẽ bài còn chậm. Tuy nhiên vẫn có một vài học sinh không ý thức điều đó nên vẫn chưa chú tâm vào vẽ, còn ngồi nói chuyện.
+ Với giáo viên: Một số học sinh chưa tích cực, chủ động hỏi giáo viên, chỉ khi nào giáo viên đi xem từng học sinh thì mới hỏi. Còn không thì rất ít hỏi.
Các yếu tố bên ngoài.
Cơ sở vật chất.
Qua kết quả điều tra về cơ sở vật chất ở trường có thuận lợi cho học sinh khi thực hiện bài vẽ theo mẫu.
 + Thuận lợi : 54,9%
 + Không thuận lợi : 45,1%
Qua đó cho thấy rằng: Điều kiện cơ sở vật chất ở trong nhà trường đã đầy đủ, giúp cho phần lớn học sinh có điều kiện thực hiện bài vẽ dễ dàng. Tuy nhiên bên cạnh đó còn có một vài yếu tố về cơ sở vật chất ở một số trường gây một phần khó khăn cho hoc sinh. Chẳng hạn như không có phòng vẽ riêng, không có chỗ ngồi, trong lớp bị khuất tầm nhìn. Do đó làm cho học sinh tâm lí không thoải mái.
Kết luận chương 3:
Qua thống kê kết quả điều tra về những nhược điểm thường gặp khi thực hiện bài vẽ theo mẫu. Kết quả đó vẫn chưa là kết quả tốt nhất vì trong quá trình thực hiện bài vẽ, học sinh còn mắc phải những nhược điểm ảnh hưỏng không tốt đến kết quả, bài vẽ một số học sinh còn lúng túng khi giải quyết các khó khăn. Thực hành bài vẽ không theo quy trình hợp lý hay ý thức học tập của hoc sinh chưa cao và các yếu tố bên ngoài như: cơ sở vật chất, mẫu vẽ  Do đó, tôi nhận thấy rằng cần phải đề xuất phương pháp, biện pháp cụ thể để góp phần khắc phục những nhược điểm mà học sinh thường hay mắc phải trong khi thực hiện bài vẽ theo mẫu, đồng thời phát huy được tính tích cực, chủ động trong học tập của học sinh nhằm mang lại hiệu quả cao cho bài vẽ cũng như nâng cao chất lượng học tập.
Phần 3: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
 3.1 Kết luận:
	Qua quá trình nghiên cứu đề tài, tìm hiểu về mặt lý luận và thực tiễn của vấn đề thực trạng những nhược điểm. Khi thực hiện bài vẽ theo mẫu cùa học sinh trong trường THCS tôi rút ra những kết luận như sau:
Về lý luận:
 Phân môn vẽ theo mẫu là một phân môn học có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong chương trình Mĩ thuật. Việc học tốt phân môn này sẽ là điều kiện, là cơ sở để học tập các phân môn khác, góp phần hình thành kỹ năng cho học sinh học tốt phân môn vẽ theo mẫu này. Mặc khác học sinh cần nắm rõ của phân môn vẽ theo mẫu, đối với bản thân và thực hiện tốt các yêu cầu đó thì kết quả học tập mới cao.
Về thực tiễn:
 Qua quá trình nghiên cứu, tôi nhận thấy rằng kết quả học tập phân môn vẽ theo mẫu của học sinh là tương đối tốt. Tuy nhiên, đó chưa phải là kết quả tốt nhất. Qua điều tra kết hợp quan sát thực tế tôi nhận thấy.
 + Học sinh điều nắm rõ tầm quan trọng của môn Mĩ thuật đối với chương trình học nên phần lớn học sinh có sự cố gắng trong học tập.
 + Hầu hết học sinh điều nắm được các yêu cầu, đặc điểm của mẫu cũng như các bước bài vẽ theo mẫu.
 + Tuy nhiên trong khi thực hiện bài vẽ theo mẫu học sinh còn mắc phải những nhược điểm, từ đó còn làm cho học sinh lúng túng trong khi vẽ bài và kết quả bài vẽ chưa cao. Các nhược điểm đó thể hiện qua các bước từ quan sát - nhận xét, xác định bố cục cho đến bước hoàn thành bài vẽ và một số học sinh vẫn chưa tháo gỡ được các nhược điểm đó.
3.2 Đề xuất - kiến nghị:
 - Qua nghiên cứu những nhược điểm bài vẽ theo mẫu của học sinh trong trường THCS, tôi nhận thấy rằng trong khi thực hiện bài vẽ của học sinh cỏn tồn tại nhiều mặt hạn chế. Để phát huy những mặt mạnh, giảm bớt những tồn tại đó, tôi xin đưa ra những giải pháp và kiến nghị sau:
- Về phía giáo viên: trong giờ học giáo viên cần nhận xét, xem xét cho tất cả các học sinh trong lớp để học sinh biết được bài vẽ của mình có những ưu thế gì cần phát huy và sửa những sai sót nào mắc phải cần chỉnh sửa.Hướng dẫn thêm cho học sinh kỹ năng vẽ và cách chỉnh sửa những nhược điểm đó để khi làm bài học sinh không còn lúng túng nữa. Giáo viên còn dựa vào khả năng của học sinh mà hướng dẫn, khuyến khích, động viên hơn nữa.
Mặc khác, trong quá trình nhận xét- đánh giá bài vẽ đã hoàn thành của học sinh- học sinh thường không chủ động nhận xét bài nên giáo viên cần phát huy tính tự giác, tích cực của học sinh bằng cách giao nhiệm vụ cho học sinh . Cụ thể là sau khi học sinh dán bài lên bảng xong, giáo viên yêu cầu học sinh nhận xét ( bài nào đẹp, bài nào chưa đẹp về bố cục, hình, đậm nhạt, màu sắc) khi đó học sinh không chỉ tự tin hơn mà có thể nhận ra và nói lên các mặt hạn chế trong bài.
Về phía học sinh:
+ Cần phải tranh thủ vẽ tiết kiệm thời gian.
 + Phải mạnh dạn hơn, tích cực hơn trong việc trao đổi với giáo viên cũng như bạn học những vấn đề vướng mắc trong bài vẽ cũng như trong kỹ năng vẽ.
 + Tính tích cực hơn nữa tham gia nhận xét, đánh giá bài của bạn một cách tự giác, không đùn đẩy, rụt rè để qua đó tự thân rút kinh nghiệm và rèn luyện kỹ năng, năng lực tạo hình. Hơn nữa, khi tham gia đánh giá nhận xét bài vẽ sẽ giúp học sinh nâng cao được kiến thức và thị hiếu thẩm mỹ.
 + Thực hiện bài vẽ đúng phương pháp, không bỏ qua giai đoạn nếu khả năng có hạn. Có sự đo đạc cẩn thận trong các bước, không được đo qua loa, sơ sài.
 + Khi thực hiện bài vẽ phải có cái nhìn bao quát rồi đi sâu vào chi tiết phải chú ý đến tổng thể, không phá vỡ tương quan chung.
 + Luôn nắm chắc kiến thức của các môn học có liên quan như: kí hoạ, vẽ trang trí, vẽ tranh  để vận dụng vào bài vẽ để bài vẽ không mắc phải các hạn chế cơ bản cấu trúc, hình vẽ không méo mó, xộc xệch.
 + Luôn chuẩn bị tốt dụng cụ học tập như que đo, bút chì, bút màu. tẩy, giấy A3, bản vẽ
 + Khi học, học sinh cần chịu khó quan sát các đặc điểm của mẫu, điều đó giúp học sinh khả năng quan sát và khi vẽ bài dễ nắm bắt đặc điểm của mẫu hơn.
* Một yếu tố quan trọng hơn nữa làm nên thành công cho bài vẽ, góp phần làm giảm những nhược điểm khi thực hiện bài vẽ của học sinh đó là ý thức học tập nghiên túc. Học sinh nên cố gắng hơn nữa trong mỗi bài học, không tự ti vào bản thân vì việc này không dành riêng cho ai cả, không dành riêng cho những người mà bạn cho rằng có năng khiếu và cần phải tự tin, không có tài năng cho tình cờ, không có cái may nào "sinh ra đã là hoạ sĩ” mà cái may lớn nhất phải được tìm trong năng khiếu mà những danh họa đã có đó là ý chí và kiên tâm trong học tập và làm việc.
CÂU HỎI ĐIỀU TRA VỀ NHỮNG NHƯỢC ĐIỂM KHI THỰC HIỆN BÀI VẼ THEO MẪU CỦA HỌC SINH TRONG TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ
Câu 1 : Các em nghĩ như thế nào về tầm quan trọng của phân môn vẽ theo mẫu đối với chương trình học?
 Câu 2: Các em có nắm được đặc điểm của mẫu không?
Câu 3: Khi thực hiện phân môn vẽ theo mẫu ( lên đậm nhạt) em thường tiến hành theo quy trình nào dưới đây? (HS chỉ chọn 1 đáp án)
a) Quan sát dựng hình chỉnh và sửa hình phân mảng đậm nhạt đẩy sau chi tiết.
b)Quan sát, nhận xét, xác định bố cục phác và sửa hình vẽ phân mảng đậm nhạt lớn đẩy sau chi tiết hoàn chỉnh bài vẽ.
c)Bố cục bài vẽ phác hình chỉnh và sửa hình phân mảng đậm nhạt lớn đẩy sâu bài vẽ.
d)Quan sát, lựa chọn góc vẽ, bố cục bài vẽ vẽ hình phân mảng đậm nhạt lớn đẩy sâu chi tiết hoàn chỉnh bài vẽ.
 Câu 4: Trong khi thực hiện bài vẽ theo mẫu, em gặp phải nhược điểm trong bước nào nhất, trong số các bước dưới đây? (HS chỉ chọn 1 đáp án)
a) Quan sát - nhận xét, bố cục bài vẽ .
b) Phác và sửa hình vẽ.
c) Phân mảng đậm nhạt lớn.
d) Đẩy sâu chi tiết và hoàn chỉnh bài vẽ.
 Câu 5: Em có thường xuyên tham gia nhận xét, đánh giá bài vẽ theo mẫu của các bạn không? (HS chỉ chọn 1 đáp án)
a) Thường xuyên
 b) Thỉnh thoảng.
 c) Không bao giờ.
 Câu 6: Trong các yếu tố sau, yếu tố làm ảnh hưởng lớn nhất đến bài vẽ của em?
a) Cơ sở vật chất b) Thời gian học trên lớp.
c) Mẫu vẽ d) Sự hướng dẫn của giáo viên
e) Các yếu tố khác.
Câu 7: Em có thường gặp phải khó khăn trong bước quan sát, nhận xét bố cục bài vẽ khi tiến hành bài vẽ không? Và đó là khó khăn gì ( nếu có)?
Em có thường gặp phải khó khăn trong bước phác và sửa hình khi tiến hành bài vẽ không? Và đó là khó khăn gì ( nếu có)?
Câu 8: Em có thường gặp phải khó khăn trong bước phân mảng đậm nhạt lớn khi tiến hành bài vẽ không? Và đó là khó khăn gì ( nếu có)?
Câu 9: Em có thường gặp phải khó khăn trong bước hoàn chỉnh bài vẽ không? Và đó là khó khăn gì ( nếu có)?
 Câu 10: Theo các em, trong quá trình làm bài giáo viên hướng dẫn tận tình chưa? Nếu chưa thì em hãy đưa ra ý kiến đóng góp?
Câu 11: Trong quá trình đánh giá- nhận xét bài em thấy giáo viên nhận xét đã cụ thể chưa?
 Câu 12: Điều kiện cơ sở vật chất ở trường có thuận lợi cho các em tiến hành thực hiện bài vẽ không? Nếu không thì em hãy đưa ra ý kiến đề xuất?
 Câu 13: Hầu hết trong các giờ vẽ theo mẫu, giáo viên chuẩn bị mẫu vẽ đã phù hợp với từng bài chưa? Có ảnh hưởng tới bài làm các em không?

Tài liệu đính kèm:

  • doctieu_luan_mon_nghiep_vu_su_pham_le_thi_thanh_tung.doc