Giáo án các môn khối 4 - Tiểu học Lan Mẫu - Tuần 13

Giáo án các môn khối 4 - Tiểu học Lan Mẫu - Tuần 13

I-Mục tiêu:

- Đọc đúng: Xi- ôn-cốp-xki. Đọc đúng và đọc trôi chảy toàn bài, nhấn mạnh ở các bài chỉ nghị lực.

Nội dung: Ca ngợi nhà khoa học vĩ đại Xi- ôn-cốp- xki nhờ khổ công nghiên cứu kiên trì, bền bỉ suốt 40 năm, đã thực hiện thành công mơ ước tìm đường lên các vì sao.

II- Đồ dùng dạy học: - GV: tranh SGK + bảng phụ.

 

doc 23 trang Người đăng hungtcl Lượt xem 828Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn khối 4 - Tiểu học Lan Mẫu - Tuần 13", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 13 
Thứ hai ngày 3 tháng 12 năm 2007
Tập đọc
Người tìm đường lên các vì sao
I-Mục tiêu:
Đọc đúng: Xi- ôn-cốp-xki. Đọc đúng và đọc trôi chảy toàn bài, nhấn mạnh ở các bài chỉ nghị lực. 
Nội dung: Ca ngợi nhà khoa học vĩ đại Xi- ôn-cốp- xki nhờ khổ công nghiên cứu kiên trì, bền bỉ suốt 40 năm, đã thực hiện thành công mơ ước tìm đường lên các vì sao. 
II- Đồ dùng dạy học: - GV: tranh SGK + bảng phụ.
III-Hoạt động dạy học:
Hoạt động của thày
TG
Hoạt động của trò
A-Kiểm tra bài cũ:
- GV gọi HS đọc bài : Vẽ trứng và trả lời câu hỏi.
 B-Bài mới:
1- Giới thiệu bài: Ghi đầu bài.
2-Luyện đọc và tìm hiểu bài 
a-Luyện đọc:
- Gọi HS đọc to toàn bài.
- Hướng dẫn chia đoạn: 4 đoạn.
- Tổ chức cho HS đọc nối tiếp từng đoạn
- Luyện đọc theo cặp.
- Gọi HS đọc chú giải.
- Hướng dẫn đọc: Toàn bài đọc với giọng chậm rãi, cảm hứng ngợi ca. Đoạn cuối đọc với giọng sảng khoái. 
- GV đọc diễn cảm toàn bài.
b- Tìm hiểu nội dung:10
Gọi HS đọc trả lời câu hỏi:
+Xi-ôn- cốp- xki mơ ước điều gì? 
+Ông thực hiện ước mơ đó như thế nào? +Nguyên nhân chính giúp ông thành công là gì? 
+ Em hãy đặt tên khác cho truyện.
Yêu cầu HS nêu nội dung của bài- GV tóm lại.
c- Đọc diễn cảm: 12
Gọi 4 HS nối tiếp toàn bài.
Cho HS chọn đoạn đọc diễn cảm.
Các nhóm thi đọc..
3. Củng cố- Dặn dò: 
 - 1 HS đọc lại bài và trả lời câu hỏi: Câu chuyện có ý nghĩa gì?
3
35
3
 -2HS đọc, lớp nhận xét.
1 HS đọc bài, cả lớp theo dõi đọc.
Đoạn 1: 4 dòng đầu.
Đoạn 2: Bảy dòng tiếp
Đoạn 3: Sáu dòng tiếp theo..
Đoạn 4: còn lại.
 - HS đọc, lớp nhận xét, sửa sai.
 - 2 HS đọc. 
HS đọc thầm và trả lời câu hỏi
+ Từ nhỏ đã mơ ước được bay lên trời. 
+ Sống kham khổ, để dành tiền để mua sách, vở và dụng cụ thí nghiệm. . +Ông có mơ ước chinh phục các vì sao, có nghị lực, quyết tâm thực hiện ước mơ.
2HS đọc nội dung
 - 4 HS đọc nối tiếp - cả lớp theo dõi.
 - HS luyện đọc 
Toán
Tiết 61 : Giới thiệu nhân nhẩm số có hai chữ số với 11.
I – Mục tiêu : Giúp HS :
-Biết cách thực hiện nhân nhẩm số có hai chữ số với 11 .
-áp dụng nhân nhẩm số có 2 chữ số với 11 để giải các bài toán có liên quan .
II - Đồ dùng dạy – học .-Bảng phụ , phấn màu .
III – Hoạt động dạy – học .
Hoạt động dạy
T
Hoạt động học
A – Kỉêm tra bài cũ :
-Gọi HS chữa bài 5 (70)
-Nhận xét cho điểm .
B – Bài mới :
1 – Giới thiệu bài :Ghi bảng .
2 – Trường hợp tổng 2 chữ số bé hơn 10 .
-GV nêu phép tính : 27 x 11.
-Yêu cầu HS đặt tính và thực hiện 
+Em có NX gì về KQ của phép nhân 27 x11=297 so với số 27.
-Vậy ta có cách nhẩm 27 với 11 :
-Yêu cầu HS nhẩm 41 x 11 .
3 – Trường hợp tổng 2 chữ số lớn 
hơn hoặc bằng 10.
-GV nêu phép tính 48 x 11 
-Yêu cầu HS đặt tính và thực hiện 
Vậy ta có cách nhẩm như sau :
.Vậy 48 x 11 = 528.
-Yêu cầu nêu lại cách nhân nhẩm 48 x 11 
-Yêu cầu HS thực hiện 75 x11.
4 – Thực hành :
*Bài 1 (71)
-GV yêu cầu HS tự nhẩm và ghi KQ 
-Gọi HS chữa bài .
*Bài 3 (71)
-GVyêu cầu HS đọc đề .
-Cho HS làm bài .
-GV nhận xét cho điểm .
*Bài 4 (71)-Gọi HS đọc đề .
-GV HD HS làm bài
-Cho các nhóm trao đổi ...
-Chữa bài .
C – Củng cố - Dặn dò : 
 -GV tổng kết giờ học .
-Bài 2 (71)giảm tải cho HS làm ở nhà .
-CB bài sau . 
3’
40’
2’
-HS chữa bài 
-HS nhận xét .
-1 HS làm bảng , HS lớp làm nháp .
+Số 297 chính là số 27 sau khi được viết thêm tổng 2 chữ số của nó (2+7=9) vào giữa .
+HS nhẩm :
 41 x 11 = 451
-HS đặt tính thực hiện .
 48
 x 11
 48
 48
 528
-HS nêu cách nhẩm .
-HS nhẩm :
 75 x 11 = 825.
-HS nhẩm và ghi KQ :
 34 x 11 = 374
 11 x 95 =925 
 82 x 11 = 902
-HS đọc , tóm tắt .
-2 HS giải = 2 cách , HS lớp làm vở
Bài giải :
 Đáp số : 352 HS 
-HS đọc tóm tắt .
-HS nghe HD làm bài .
KQ là :
Vậy câu b đúng ; câu a , c , d sai .
Lịch sử
 Cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược lần thứ hai
(1075 – 1077 )
I – Mục tiêu : Sau bài HS có thể :
-Nêu được nguyên nhân , diễn biến , kết quả của cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược lần thứ 2.
-Kể đôi nét về anh hùng dân tộc Lý Thường Kiệt .
-Tự hoà về truyền thống chống giặc ngoại xâm kiên cường , bất khuất của dân tộc ta .
II - Đồ dùng dạy - học .Lược đồ trận chiến tại phòng tuyến sông Như Nguyệt .
III – Hoạt động dạy – học 
A – Kiểm tra bài cũ :
+Vì sao thời Lý nhiều chùa được XD
GV nhận xét cho điểm .
B Bài mới :
1 Giới thiệu bài : Ghi bảng .
2 Phát triển bài :
*HĐ 1 GV giới thiệu về Lý Thường Kiệt 
+Khi biết quân Tống có ý định xâm lược nước ta ông có chủ trương gì ?
+Việc chủ động cho quân sang đánh Tống có tác dụng gì ?
*HĐ 2 :Trận chiến trên sông Như Nguyệt 
-GV treo LĐ cuộc kháng chiến.
- GV trình bày tóm tắt diễn biến của cuộc kháng chiến trên LĐ.
-GV XD ý chính của diễn biến ...
+Lý Thường Kiệt làm gì để CB chiến đấu với giặc ?
+Quân Tống XL nước ta khi nào
+Lực lượng của quân Tống khi
sang XL nước ta ?Ai chỉ huy ?
+Trận quyết chiến giữa ta và giặc diễn ra ở đâu ? Vị trí quân ta và quân giặc ?
-Gọi HS trình bày .
*HĐ 3 :Kết quả của cuộc kháng chiếnvà nguyên nhân thăng lợi.
-GV yêu cầu HS đọc SGK.
+Em hãy trình bày kết quả của cuộc kháng chiếnchống quân Tống xâm lược lần thứ 2 ?
C – Củng cố – Dặn dò :.
-GV cho HS đọc ghi nhớ SGK.
-Dặn dò HS học ở nhà và chuẩn bị bài sau.
3’
1’
8’
12’
7’
4’
-2HS trả lời . 
-HS nhận xét bổ xung .
-HS nghe.
-Ông chủ trương tấn công đánh trước để chặn mũi tấn công của giặc .
-Ông chia 2 mũi tấn công đánh vào nơi tập trung quân lương của nhà Tống , rồi rút về nước .
-Ông chủ động tấn công không phải để XL Tống mà phá âm mưu XL nước ta của nhà Tống .
-HS quan sát .
-HS nghe .
+Xây dựng phòng tuyến sông Như
Nguyệt ( nay là sông Cầu )
+Vào cuối năm1076.
+10 vạn bộ binh, 10 vạn ngựa,20vạn 
dân phu dưới sự chỉ huy Quách Quỳ.
+Diễn ra trên phòng tuyến sông Như Nguyệt, quân ta ở phía nam , quân giặc ở phía bờ bắc .
-HS đọc SGK .
+Quân Tống chết quá nửa và phải rút về nước , nền độc lập của nước Đại Việt được giữ vững .
+Vì nhân dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước , tinh thần dũng cảm , ý chí quyết tâm đánh giặc , bên cạnh đó lại có sự lãnh đạo tài giỏi của Lý T K
..
Thứ ba ngày 4 tháng 12 năm 2006
Chính tả ( Nghe viết)
Người tìm đường lên các vì sao
 I-Mục tiêu:
- HS nghe - viết đúng, đẹp đoạn của bài: Người tìm đường lên các vì sao..
-. Làm đúng bài tập chính tả phân biệt l/n 
- Giáo dục HS ý thức rèn viết cẩn thận, đẹp 
 II-Đồ dùng dạy học:
GV: 2 tờ phiếu khổ to viết sẵn BT 2. 
 III-Hoạt động dạy học:
Hoạt động của thày
TG
Hoạt động của trò
A-Kiểm tra bài cũ:
- GV đọc cho HS viết: vườn tược, thịnh vượng, vay mượn, mương nước.
- GV nhận xét .
B-Bài mới:
 1- Giới thiệu bài: Ghi đầu bài.
 2- Hướng dẫn HS viết:
- Yêu cầu HS đọc bài cần viết chính tả.
 + Đoạn văn viết về ai?
- Hướng dẫn HS viết từ khó.
- GV đọc- HS viết bảng.
- Nhận xét , sửa chữa.
*Lưu ý cách trình bày , ngồi viết đúng tư thế, cách để vở, cầm bút.
- GV nhắc nhở HS gấp SGK
- Viết bài chính tả:
- GV đọc cho HS viết. 
 - GV đọc soát lỗi.
 - GV thu 1/3 số bài chấm , còn những HS khác đổi vở cho nhau để chữa. 
- GV nhận xét chung bài viết.
3-Hướng dẫn làm bài tập:
 - GV gọi HS đọc yêu cầu bài tập 2.
- Cho HS làm bài trong phiếu học tập Sau đó dán bài lên bảng- HDHS nhận xét, sửa sai 
Bài tập 3: HD HS thực hiện cá nhân
- Gọi học sinh trình bày.
- Nhận xét , đánh giá.
c.Củng cố- Dặn dò:
- GV nhận xét tiết học
- Về nhà làm BT 2.
3
30
2
- HS viết vở và bảng lớp.
- Lớp nhận xét, bổ sung.
- HS chú ý theo dõi.
- 1 HS đọc bài, cả lớp theo dõi đọc.
HS trả lời câu hỏi- lớp nhận xét, bổ sung. 
- Các từ khó: Xi - ôn- cốp- xki, nhảy, rủi ro, non nớt... 
 - HS nghe và tiếp thu.
- HS viết cẩn thận, nắn nót từng chữ theo đúng tốc độ.
 - HS dùng bút chì chấm lỗi
HS mang bài cho GV chấm, còn lại trao đổi bài và tự sửa cho nhau. 
- 1 HS đọc yêu cầu bài tập 2
- HS làm bài ra Phiếu học tập - Lớp nhận xét, sửa sai.
- HS làm bài và chữa bài.
 HS nghe và về nhà thực hiện.
- HS về viết lại cho đẹp hơn
..
Toán
tiết 62 : Nhân với số có ba chữ số .
I – Mục tiêu : Giúp HS :
-Biết thực hiện nhân với số có 3 chữ số .
-Nhận biết tích riêng thứ nhất và tích riêng thứ hai, tích riêng thứ ba trong phép nhân với số có 3 chữ số .áp dụng phép nhân với số có 3 chữ số để giải các bài toán có liên quan .
II - Đồ dùng dạy – học .
III – Hoạt động dạy – học .
Hoạt động dạy
T
Hoạt động học
A – Kiểm tra bài cũ 
-Gọi HS chữa bài tập 2 (71)
-Nhận xét cho điểm .
B – Bài mới :
1 – Giới thiệu bài : Ghi bảng 
2 – Tìm cách tính 164 x 123
-GV, yêu cầu HS áp dụng tính chất 1 số nhân với 1 tổng để tính KQ .
b . HD đặt tính và tính :
+Cho HS đặt tính .
-GV HD HS thực hiện 
 -GV giới thiệu :như sgk
-Yêu cầu HS nêu lại các bước nhân 
3 – Thực hành :
*Bài 1 (73)
-Gọi HS nêu yêu cầu ,
-Yêu cầu HS làm bài .
-GV chữa bài , HS nêu cách tính .
-GV nhận xét .
*Bài 2 (73)
-GV treo bảng phụ ghi đầu bài .
-Cho HS làm bài .
-GV chữa bài .
-GV nhận xét .
*Bài 3 (73)
-Gọi HS đọc đề , tóm tắt .
-Gọi HS trình bày .
-GV nhận xét cho điểm .
C – Củng cố – Dặn dò :
-GV tổng kết giờ học .
-Dặn dò HS học ở nhà . CB bài sau .
3’
40’
2’
-HS thực hiện .
-HS nhận xét .
-HS tính :
 164 x 123 
 = 164 x (100+20+3)
 =164 x 100 +164 x 20 +164 x3
 =16400 +3280 +492
 =20172
-HS nêu : 164 x 123 = 20172 
-HS đặt tính 
 164
 x 123 
 492
 328
 164
 20172 -HS nêu như SGK .
-HS nêu .
-3 HS làm bảng , HS lớp làm vở .
 248 1163 3124
 x 321 x 125 x 213
 248 5815 9372
 496 2326 3124
744 1163 6248
79608 145375 765412
-1 HS làm bảng , HS lớp làm vở .
a
262
262
263
b
130
131
131
a x b 
34060
34322
33453
-HS đọc tóm tắt .
-1 HS trình bày , HS lớp làm vở .
Bài giải :
Diện tích của mảnh vườn là :
125 x 125 = 15625 ( m2 ) 
 Đáp số : 15625 m2
Luyện từ và câu
Mở rộng vốn từ: ý chí- nghị lực
 I-Mục tiêu:
Mở rộng, hệ thống hoá các từ nói về ý chí và nghị lực về chủ đề này.
Luyện tập mở rộng vốn từ thuộc chủ điểm trên, hiểu sâu hơn các từ ngữ thuộc chủ điểm. 
II-Đồ dùng dạy học:
GV: Bìa có viết sẵn nội dung BT1, BT2.
 III-Hoạt động dạy học:
Hoạt động của thày
Hoạt động của trò
A-Kiểm tra bài cũ:
Hỏi: Gọi HS đọc ghi nhớ về 3cách thể hiện mức độ của đặc điểm, tính chất của Tính từ. 
GV nhận xét và ghi điểm.
B-Bài mới:
 1-Giới thiệu bài: Ghi đầu bài.
2-Luyện tập:
Bài 1: Gọi HS đọc yêu cầu.
 - Yêu cầu HS làm việc nhóm. 
Lớp nhận xét về các từ.  ... ểm địa hình đồng bằng Bắc Bộ?
Nhận xét , đánh giá.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài, ghi bảng.
2. Hướng dẫn nội dung.
a. Người dân vùng ĐBBB.
- Yêu cầu HS đọc SGK và trả lời câu hỏi.
b.Cách sinh sống của người dân ở ĐBBB
Y/c HS thảo luận nhóm.
+ Nêu đặc điểm nhà ở của người dân ở ĐBBB?
+ Nêu đặc điểm xóm làng của ĐBBB?
Gọi HS trình bày.
Nhận xét bổ sung. GV kết luận.
c. Trang phục và lễ hội của người dân ở ĐBBB.
Y/c HS thảo luận nhóm bàn.
+ Nêu thời điểm thường diễn ra lễ hôi của người dân ĐBBB?
+ Mục đích tổ chức lễ hội là gì?
+ Nêu trang phục trong lễ hội?
+ Các hoạt động trong lễ hội?
Gọi đại diện trình bày.
Nhận xét , bổ sung.
C. Củng cố , dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị tiết học sau.
3,
10,
10,
10,
2,
- HS trình bày – Nhận xét 
HS đọc sgk và trả lời câu hỏi.
+Người dân ở ĐBBB chủ yếu là người kinh , họ sống từ lâu đời. Dân cư tập trung đông nhất cả nước.
HS thảo luận , trình bày.
+ Nhà thường xây bằng gạch vững chắc, sung quanh nhà có sân, vườn , ao,...Hiện nay nhà thường có thêm nhiều đồ dùng tiện nghi.
+ Sống quây quần thành xóm làng,..
- Hs thảo luận nhóm bàn.
+Vào mùa xuân ( sau tết nguyên đám)
Vào mùa thu trước và sau vụ gặt
+ Cầu cho năm mới mùa màng bội thu. 
+Trang phục truyền thống.
+ Choị gà, cờ người, thổi cơm, rước kiệu,...
Tập làm văn
Trả bài văn kể chuyện
 I-Mục tiêu:
Hiểu được nhận xét chung của cô giáo về kết quả bài viết của mình và của cả lớp.
Biết tham gia sửa lỗi chung và tự sửa lỗi trong bài viết của mình. 
Giáo dục học sinh có tinh thần học hỏi những câu văn hay, những đoạn văn hay.
 II-Đồ dùng dạy học:
Bảng phụ viết sẵn một số lỗi trong bài viết. 
 III-Hoạt động dạy học:
Nhận xét chung: 
Một HS đọc đề bài, phát biểu yêu cầu của từng đề.
GV Nhận xét chung: ưu điểm và nhược điểm.
GV nêu tên những HS viết bài đúng yêu cầu; lời kể hấp dẫn sinh động; có sự liên kết giữa các phần ...
HD HS chữa bài:
HS đọc thầm bài của mình và lời phê của cô giáo.
GV giúp HS nhận ra lỗi và tự sửa lỗi.
Trong nhóm kiểm tra và sửa lỗi cho bạn.
Học tập những đoạn văn hay, bài văn hay.
GV chọn và đọc vài đoạn văn hay, bài làm tốt của HS.
Trao đổi và tìm cái hay , cái tốt của đoạn.
HS chọn viết lại đoạn viết chưa tốt trong bài viết của mình.
HS chọn đoạn viết lại.
So sánh 2 đoạn văn mới và cũ.
Củng cố- Dặn dò: 
Nhận xét tiết học.
 Luyện từ và câu
Câu hỏi và dấu chấm hỏi
 I-Mục tiêu:
Hiểu được tác dụng của câu hỏi, nhận biết được hai dấu hiệu chính của câu hỏi là từ nghi vấn và dấu chấm hỏi.
Xác định được câu hỏi trong một văn bản, đặt được câu hỏi thông thường. 
II-Đồ dùng dạy học: Bảng phụ
 III-Hoạt động dạy học:
Hoạt động của thày
TG
Hoạt động của trò
A-Kiểm tra bài cũ:
Hỏi: Gọi HS làm BT 1.
Lớp nhận xét, bổ sung.
B-Bài mới:
1- Giới thiệu bài: Ghi đầu bài.
2-Tìm hiểu bài.
Bài 1: Gọi HS đọc yêu cầu và ND của bài.
Cho HS thảo luận nhóm 2.
HS trình bày kết quả thảo luận.
Gọi HS nhận xét 
Bài tập 2:
Gọi HS đọc yêu cầu và ND.
Cho HS làm BT và nhận xét.
GV chốt lại kiến thức. Ghi nhớ 
3-Luyện tập:
Bài 1: Gọi HS đọc yêu cầu của bài.
HD HS thực hiện và chữa bài.
GV nhận xét và kết luận.
Bài 2: GV gọi HS đọc yêu cầu của bài.
- Thực hiện nhóm.
- Gọi các nhóm lên trình bày bài của nhóm mình.
GV nhận xét và kết luận.
Bài 3:
Gọi HS nêu yêu cầu của bài.
HS làm bài và chữa bài.
GV nhận xét, đánh giá.
4- Củng cố- dặn dò:
- GV hệ thống nội dung 
- Nhận xét giờ học.
2,
6,
7,
5,
7,
6,
2,
-1HS - lớp thực hiện trong vở.
.
- 2 HS đọc.
- HS thực hiện.
- HS lần lượt trả lời câu hỏi
- Lớp nhận xét. 
- HS thực hiện.
- HS lần lượt trả lời câu hỏi- Tìm từ nghi vấn 
- HS đọc 
- 3 HS đọc.
- 2 HS đọc yêu cầu.
- Các nhóm làm theo mẫu vào bảng phụ .
- Các nhóm trình bày bài trên bảng. 
- Lớp nhận xét bổ sung.
- HS nối tiếp đặt câu .
VD :+ Sao học mãi mà không thuộc bài nhỉ ? 
+ Bạn thuộc bài chưa ? 
- HS về nhà làm bài tập.
..
Ngày soạn 18.11 Thứ sáu ngày 21 tháng 11 năm 2008 
Toán 
Luyện tập chung .
I – Mục tiêu : Giúp HS :
- Củng cố về đổi các đơn vị đo khối lượng , diện tích đã học .
- Kỹ năng thực hiện tính nhân với số có hai chữ số , ba chữ số .
- Các tính chất của phép nhân đã học .Lập công thức tính diện tích hình vuông .
II - Đồ dùng dạy học .
III – Hoạt động dạy học .
Hoạt động dạy
T
Hoạt động học
A – Kiểm tra bài cũ :
- Gọi HS chữa bài 
- GV nhận xét cho điểm .
B – Bài mới :
Bài 1 (T75)
-Yêu cầu HS tự làm bài .
- Chữa bài .
- Cho HS nêu cách tính .
- GV nhận xét cho điểm .
Bài 2 (T75)
- GV yêu cầu HS làm bài .
- Chữa nhận xét .
Bài 3 (T75)
- Gọi HS đọc yêu cầu .
- Cho HS làm bài .
- GV chữa bài nhận xét .
Bài 5 (T75)
+Nêu cách tính diện tích hình vuông ?
+Gọi cạnh hình vuông là a thì diện tích của hình vuông tính như thế nào ?
Vậy ta có công thức tính diện tích hình vuông : S = a x a .
- Yêu cầu HS tính phần a .
- GV nhận xét bài của HS .
C – Củng cố – Dặn dò :
- GV tổng kết giờ học 
- CB bài sau .
3’
6’
9’
8’
7’
2’
- HS chữa bài 
- HS nhận xét .
- 3 HS làm bảng , lớp làm nháp .
a) 10 kg =1 yến 100kg =1tạ
50 kg =5 yến 300kg =3 tạ 
80 kg =8 yến 1200kg=12 tạ 
-3 HS làm bảng , HS lớp làm vở .
a) 268 324 475	 309
 x 235 x 250 x 205 x 207
 1340 000 2375 2163
 804 1620 950 618
 536 648 97375 63963
 62980 8100
b) 45 x12+8=540+8 45x(12+8) = 45x20
 = 548 = 900
-3 HS làm bảng , HS lớp làm vở .
a) 2 x 39 x 5 =(2 x 5 ) x 39 
 =10 x 39 =390
b) 302 x16+302 x 4 =302 x (16+4)
 = 302 x 20 
 =6040
- HS nêu .
- Diện tích hình vuông có cạnh a : a x a 
- HS ghi nhớ công thức .
- HS tính :
Nếu a = 25m thì :S = 25 x25 = 625 (m2 )
- HS đổi vở kiểm tra . 
- HS về làm BTTN
Tập làm văn
ôn tập văn kể chuyện
 I-Mục tiêu:
HS thực hành củng cố một đặc điểm của văn kể chuyện. 
Kể được một câu chuyện theo đề tài cho trước. Trao đổi với bạn bè về đặc điểm, tính cách nhân vật và ý nghĩa của câu chuyện, kiểu mở đầu và kết thúc câu chuyện.
 II-Đồ dùng dạy học:
Bảng phụ ghi vắn tắt một số kiến thức về văn kể chuyện.
 III-Hoạt động dạy học:
1- Kiểm tra bài cũ:
2. Hướng dẫn ôn tập: 
Bài tập 1: 
GV gọi HS đọc yêu cầu của bài.
Yêu cầu HS thảo luận và nhận biết đề thuộc loại nào.
Đề 2: thuộc loại văn kể chuyện. 
Đề 1: thuộc văn viết thư. 
Đề 3: thuộc văn miêu tả. 
Bài tập 2,3: 
HS đọc yêu cầu của bài.
Một số HS nói yêu cầu của bài mình chọn kể.
Hs viết nhanh dàn ý câu chuyện.
Từng cặp HS thực hành kể chuyện, trao đổi về câu chuyện vừa kể theo yêu cầu Bài tập 3.
Cho HS thi kể trước lớp.
2.Củng cố- dặn dò:
Nhận xét tiết học và dặn dò về nhà.
 .....................................................................................
khoa học bài 26 : Nguyên nhân làm nước bị ô nhiễm
I – Mục tiêu : Giúp HS : -
- Nêu những nguyên nhân làm nước bị ô nhiễm .
- Biết những nguyên nhân gây ra tình trạng ônhiễm nước ở địa phưong .
- Nêu được tác hại của nguồn nước bị ô nhiễm đối với sức khoẻ của con người .
- Có ý thức hạn chế những vịêc làm gay ô nhiễm nguồn nước .
II - Đồ dùng dạy – học : Hình minh hoạ SGK .
- Sưu tầm thông tin về nguyên nhân gây ra tình trạng ô nhiễm nước ở địa phương. 
III – Hoạt động dạy – học .
Hoạt động dạy
TG
Hoạt động học
A – Kiểm tra bài cũ : 
- Gọi HS lên trả lời câu hỏi :
- Nhận xét cho điểm .
B – Bài mới : 
1 – Giới thiệu bài : ghi bảng 
2 – Tìm hiểu nội dung bài : 
*HĐ1:Tìm hiểu 1số nguyên nhân làm nước bị ô nhiễm .
Mục tiêu: Phân tích các nguyên nhân làm nước ở sông , hồ , kênh , rạch...bị ô nhiễm .
 - Sưu tầm về thông tin về nguyên nhân gây ra tình trạng ô nhiễm nước ở địa phương .
- GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm .
- Yêu cầu HS các nhóm quan sát hình minh hoạ , trả lời câu hỏi :
+Hãy mô tả những gì thấy trong hình vẽ ?
+ Theo em việc làm đó sẽ gây ra điều gì?
GV nhận xét tổng hợp ý kiến .
+Theo em những nguyên nhân nào dẫn đến nước ở nơi em ở bị ô nhiễm ? 
*HĐ2:T.luận về tác hại của sự ô nhiễm nước 
Mục tiêu: Nêu tác hại của việc sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm đối với sức khoẻ của con người .
+ Cách tiến hành : HS thảo luận TL: -
- Nguồn nước bị ô nhiễm có tác hại gì đối với cuộc sống của con người và động, thực vật ?
GV giảng : Nguồn nước bị ô nhiễm là nơi các loại vi sinh vật sống và gây bệnh 
Có tới 80% các bệnh là do sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm .
C – Củng cố dặn dò : 
- Liên hệ thực tế ở địa phương .
- Nhận xét giờ học .
3’
30’
2’
- 2HS trả lời câu hỏi .
- HS nhận xét bổ xung .
- HS thảo luận nhóm và trả lời : 
Hình 1 : hình vẽ nước thải từ nhà máy chảy....
Hình 2 : hình vẽ 1 ống nước sạch bị vỡ , các chất bẩn ....
- HS tự do phát biểu : 
+Do nước thải từ các chuồng trại của các hộ gia đình đổ trực tiếp xuống sông .
+ Do nước thải từ nhà máy chưa được sử lý đổ trực tiếp xuống sông .
+ Do khói , khí thải từ nhà máy chưa được sử lý thải lên trời , nước mưa có màu đen .
+ Do đổ rác bẩn .....
- HS phát biểu ...
- HS nhắc lại .
- HS thảo luận trả lời : 
+ Nguồn nước bị ô nhiễm là môi trường tốt để các loại vi sinh vật sống như : rong , rêu , tảo , bọ gậy ...Chúng phát triển và là nguyên nhân gây bệnh và lây lan các bệnh :tả , lỵ , viêm gan đau mắt
- HS đọc mục bạn cần biết SGK 55. 
Sinh hoạt
Kiểm điểm tuần 13
I.Mục tiêu:
- ổn định tổ chức lớp
- Giúp học sinh nhận được ưu khuyết điểm trong tuầu.
- Rèn học sinh có tinh thần phê,tự phê.
- Giáo dục học sinh có tinh thần đoàn kết giúp đỡ nhau trong học tập.
II.Chuẩn bị: Nội dung sinh hoạt.
III.Hoạt động lên lớp:
1.Kiểm điểm trong tuần:
- Các tổ kiểm điểm các thành viên trong tổ.
- Lớp trưởng nhận xét chungcác hoạt động của lớp trong tuần.
- Giáo viên đánh giá chung theo các mặt hoạt động: .
 + Về ý thức tổ chức kỷ luật: Đa số các em đều ngoan ,chấp hành tốt nội quy ,quy định Tuy nhiên còn có một số em chưa ngoan như :
 + Học tập: Nhìn chung có ý thức học song còn nhiều em chưa có ý thức học tập ở nhà cũng như trên lớp.
Các em có tiến bộ như: Hương , Cường, Hạnh, Giang.
Bên cạnh đó còn một số em chưa tiến bộ :
 + Lao động: Các em có ý thức lao động 
 +Thể dục vệ sinh: Có ý thức vệ sinh cá nhân sạch sẽ.
 + Các hoạt động khác: Đa số các em đều ngoan, thực hiẹn đầy đủ nhiệm vụ của học sinh.
- Bình chọn xếp lọai tổ ,thành viên:
2.Phương hướng tuần sau:
- Khắc phục nhược điểm trong tuần. Phát huy ưu điểm đã đạt được.
- Ôn tập kiến thức chuẩn bi thi định kì 
3.Sinh hoạt văn nghệ
Lớp trưởng điều khiển
.

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 13.doc