Giáo án các môn khối 4 - Tuần 11 năm 2014

Giáo án các môn khối 4 - Tuần 11 năm 2014

I. MỤC TIÊU:

- Biết đọc bài văn với giọng kể chậm rãi; bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn.

- Hiểu nội dung: Ca ngợi chú bé Nguyễn Hiền thông minh, có ý chí vượt khó nên đã đỗ Trạng nguyên khi mới 13 tuổi (trả lời được câu hỏi trong SGK).

II. CHUẨN BỊ:

Tranh minh hoạ bài tập đọc trang 104, SGK (phóng to nếu có điều kiện).

Bảng phụ viết sẵn đoạn văn cần luyện đọc.

 

doc 31 trang Người đăng hungtcl Lượt xem 1273Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn khối 4 - Tuần 11 năm 2014", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 11
Thứ hai, ngày 28 tháng 10 năm 2013
TẬP ĐỌC (Tiết 21)
ÔNG TRẠNG THẢ DIỀU
 (Trinh Đường)
I. MỤC TIÊU: 
- Biết đọc bài văn với giọng kể chậm rãi; bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn.
- Hiểu nội dung: Ca ngợi chú bé Nguyễn Hiền thông minh, có ý chí vượt khó nên đã đỗ Trạng nguyên khi mới 13 tuổi (trả lời được câu hỏi trong SGK).
II. CHUẨN BỊ: 
Tranh minh hoạ bài tập đọc trang 104, SGK (phóng to nếu có điều kiện). 
Bảng phụ viết sẵn đoạn văn cần luyện đọc. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1. Khởi động: 1’
2. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài: 2’
+ Chủ điểm hôm nay chúng ta học có tên là gì? Tên chủ điểm nói lên điều gì?
+ Hãy mô tả những gì em nhìn thấy trong tranh minh họa. 
- Chủ điểm Có chí thì nên sẽ giới thiệu các em những con người có nghị lực vươn lên trong cuộc sống. 
** Câu chuyện về một chú bé thần đồng Nguyễn Hiền – thích chơi diều mà ham học, đã đỗ Trạng nguyên khi mới 13 tuổi, là vị Trạng nguyên trẻ nhất nước ta. 
 b. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài: 
HĐ1: Luyện đọc: 8’
+ GV hoặc HS chia đoạn: 4 đoạn (Mỗi chỗ xuống dòng là một đoạn). *Toàn bài đọc với giọng kể chuyện: chậm rãi, cảm hứng ca ngợi, nhấn giọn những từ ngữ nói về đặc điểm tính cách, sự thông minh, tính cần cú, chăm chỉ. . của Nguyễn Hiền. Đoạn cuối bài đọc với giọng sảng khoái. 
+ GV ghi từ khó sau khi HS đọc lần 1. Kết hợp hướng dẫn đọc câu văn dài khó. 
+ GV đọc mẫu (hướng dẫn cách đọc bài)
HĐ2: Tìm hiểu bài: 13’
+ Những chi tiết nào nói lên tư chất thông minh của Nguyễn Hiền?
+ Nguyễn Hiền ham học và chịu khó như thế nào?
+ Vì sao chú bé Hiền được gọi là “Ông trạng thả diều”?
Yêu cầu HS thảo luận trả lời câu 4?
- Cả ba câu tục ngữ, thành ngữ trên đều có nét nghĩa đúng với nội dung truyện. Nguyễn Hiền là người tuổi trẻ, tài cao, là người công thành danh toại . Những điều mà câu chuyện muốn khuyên chúng ta là có chí thì nên. Câu tục ngữ có chí thì nên nói đúng ý nghĩa của câu chuyện nhất. 
HĐ3: Đọc diễn cảm: 4’
+ GV hướng dẫn HS luyện đọc diễn cảm đoạn tiêu biểu: đoạn 3. 
+ Gv đọc mẫu. 
+ Nhận xét, ghi điểm. 
4. Củng cố: 5’
Truyện đọc giúp em hiểu điều gì?
Liên hệ giáo dục: (liện hệ đến một số HS còn lười học, ham chơi. . . )
Nêu ý nghĩa bài học?
5. Dặn dò: 1’
+ HS học bài và chuẩn bị bài mới “Có chí thì nên”. Nhận xét tiết học. 
- Chủ điểm: Có chí thì nên. Tên chủ điểm nói lên con người có nghị lực, ý chí thì sẽ thành công. 
+ Tranh minh hoạ vẽ những em bé có ý chí cố gắng trong học tập: các em chăm chú nghe thầy giảng bài, những em bé mặc áo mưa đi học, những em bé chăm chỉ học tập, nghiên cứu và thành những người tài giỏi, có ích cho xã hội. 
- Lắng nghe. 
 + HS quan sát tranh minh hoạ. 
+ HS đọc nối tiếp lần 1. 
+ HS đọc từ khó. 
+ HS đọc nối tiếp lần 2. 
- HS đọc chú giải. 
+ HS đọc nhóm đôi. (báo cáo kết quả đọc)
- HS đọc toàn bài. 
+ HS đọc thầm đoạn 1,2 . . . 
+ Nguyễn Hiền đọc đến đâu hiểu ngay đến đó và có trí nhớ lạ thường, cậu có thể thuộc hai mươi trang sách trong ngày mà vẫn có thì giờ chơi diều. 
- HS đọc đoạn 3 và . . . 
+ Nhà nghèo, Hiền phải bỏ học nhưng ban ngày đi chăn trâu, Hiền đứng ngoài lớp nghe giảng nhờ. Tối đến, đợi bạn học thuộc bài rồi mượn vở của bạn. Sách của Hiền là lưng trâu, nền đất, bút là ngón tay, mảnh gạch vỡ, đèn là vỏ trứng thả đom đóm vào trong. Mỗi lần có kì thi, Hiền làm bài vào lá chuối khô nhờ bạn xin thầy chấm hộ. 
- HS đọc đoạn còn lại. 
+ Vì cậu đỗ trạng Nguyên năm 13 tuối, lúc ấy cậu vẫn thích chơi diều. 
*Câu trẻ tuổi tài cao nói lên Nguyễn Hiền đỗ trạng nguyên năm 13 tuổi. Ông còn nhỏ mà đã có tài. 
*Câu có chí thì nên nói lên Nguyễn Hiền còn nhỏ mà đã có chí hướng, ông quyết tâm học khi gặp nhiều khó khăn. 
 *Câu công thành danh toại nói lên Nguyễn Hiền đỗ trạng nguyên, vinh quang đã đạt được. 
+ Câu chuyện khuyên ta phải có ý chí, quyết tâm thì sẽ làm được điều mình mong muốn. 
+ HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn. 
+ HS đọc nhóm đôi. 
- Vài em thi đọc diễn cảm trước lớp. 
- Bình chọn người đọc hay. 
+ Làm việc gì cũng phải chăm chỉ, chịu khó mới thành công. 
Nội dung: Câu chuyện ca ngợi Nguyễn Hiền thông minh, có ý chí vượt khó nên đã đỗ trạng nguyên khi mới 13 tuổi. 
TOÁN (Tiết 51)
NHÂN VỚI 10, 100, 1000, . . .
CHIA CHO 10, 100, 1000, . . .
I. MỤC TIÊU: 
Biết cách thực hiện phép nhân một số tự nhiên với 10, 100, 1000, và chia số tròn chục, tròn trăm, tròn nghìn cho 10, 100, 1000,
* Bài 1: a) cột 1, 2; b) cột 1, 2, bài 2 (3 dòng đầu)
II. CHUẨN BỊ:
GV: Kế hoạch bài học – SGK
HS: Bài cũ – bài mới
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1. Khởi động: 1’
2. Kiểm tra bài cũ: 5’
+ GV gọi HS lên bảng làm bài 4
- GV chữa bài, nhận xét và cho điểm HS. 
3. Bài mới: 
 a. Giới thiệu bài: 1’
 - Trong giờ học này các em sẽ biết cách nhân một số tự nhiên với 10, 100, 1000,  và chia các số tròn chục, tròn trăm, tròn nghìn,  cho 10, 100, 1000,  
b. Tìm hiểu bài: 
HĐ1: Cả lớp: 15’
 1. Hướng dẫn nhân một số tự nhiên với 10, chia số tròn chục cho 10: 
 * Nhân một số với 10 
 - GV viết lên bảng phép tính 35 x 10. 
+ Dựa vào tính chất giao hoán của phép nhân, bạn nào cho biết 35 x 10 bằng gì?
 - 10 còn gọi là mấy chục?
 - Vậy 10 x 35 = 1 chục x 35. 
 - 1 chục nhân với 35 bằng bao nhiêu?
 - 35 chục là bao nhiêu?
 - Vậy 10 x 35 = 35 x 10 = 350. 
 - Em có nhận xét gì về thừa số 35 và kết quả của phép nhân 35 x 10?
- Vậy khi nhân một số với 10 chúng ta có thể viết ngay kết quả phép tính như thế nào?
 - Hãy thực hiện: 
 12 x 10
 457 x 10
 * Chia số tròn chục cho 10 
 - GV viết lên bảng phép tính 350: 10 và yêu cầu HS suy nghĩ để thực hiện phép tính. 
 - GV: Ta có 35 x 10 = 350, Vậy khi lấy tích chia cho một thừa số thì kết quả sẽ là gì?
 - Vậy 350 chia cho 10 bằng bao nhiêu?
 - Có nhận xét gì về số bị chia và thương trong phép chia 350: 10 = 35?
+ Vậy khi chia số tròn chục cho 10 ta có thể viết ngay kết quả của phép chia như thế nào?
 - Hãy thực hiện: 
 70: 10
 2 170: 10
 c. Hướng dẫn nhân một số tự nhiên với 100, 1000,  chia số tròn trăm, tròn chục, tròn nghìn,  cho 100, 1000, : 
 - GV hướng dẫn HS tương tự như nhân một số tự nhiên với 10, chia một số tròn trăm, tròn nghìn,  cho 100, 1000, 
 d. Kết luận: 
 - GV hỏi: Khi nhân một số tự nhiên với 10, 100, 1000,  ta có thể viết ngay kết quả của phép nhân như thế nào?
 - Khi chia số tròn chục, tròn trăm, tròn nghìn,  cho 10, 100, 1000,  ta có thể viết ngay kết quả của phép chia như thế nào?
 4. Luyện tập, thực hành: 
HĐ2: Cá nhân: 15’
 Bài 1: Tính nhẩm: 
 - GV yêu cầu HS tự viết kết quả của các phép tính trong bài, sau đó nối tiếp nhau đọc kết quả trước lớp. 
+ Nhận xét, ghi điểm. 
 Bài 2: 
 - GV viết lên bảng 300 kg =  tạ và yêu cầu HS thực hiện phép đổi. 
 - GV yêu cầu HS nêu cách làm của mình, sau đó lần lượt hướng dẫn HS lại các bước đổi như SGK: 
- GV chữa bài và yêu cầu HS giải thích cách đổi của mình, nhận xét và cho điểm HS. 
4. Củng cố- Dặn dò: 3’
- GV gọi HS nhắc lại cách thực hiện phép nhân một số tự nhiên với 10, 100, 1000, và chia số tròn chục, tròn trăm, tròn nghìn cho 10, 100, 1000,
- GV tổng kết giờ học, dặn HS về nhà làm bài tập và chuẩn bị bài sau. 
- Nhận xét tiết học. 
* Bài 4: Số?
a x 1 = 1 x a = a a x 0 = 0 x a = 0
+ Nhận xét, bổ sung. 
- HS nghe. 
- HS đọc phép tính. 
- HS nêu: 35 x 10 = 10 x 35
- Là 1 chục. 
- Bằng 35 chục. 
- Là 350. 
- Kết quả của phép tính nhân 35 x 10 chính là thừa số thứ nhất 35 thêm một chữ số 0 vào bên phải. 
- Khi nhân một số với 10 ta chỉ việc viết thêm một chữ số 0 vào bên phải số đó. 
- HS nhẩm và nêu: 
12 x 10 = 120
457 x 10 = 4570
- HS suy nghĩ. 
- Là thừa số còn lại. 
- HS nêu 350: 10 = 35. 
- Thương chính là số bị chia xóa đi một chữ số 0 ở bên phải. 
- Ta chỉ việc bỏ đi một chữ số 0 ở bên phải số đó. 
- HS nhẩm và nêu: 
 70: 10 = 7
 2 170: 10 = 217
- Ta chỉ việc viết thêm một, hai, ba,  chữ số 0 vào bên phải số đó. 
- Ta chỉ việc bỏ bớt đi một, hai, ba,  chữ số 0 ở bên phải số đó. 
- Làm bài vào VBT, sau đó mỗi HS nêu kết quả của một phép tính, đọc từ đầu cho đến hết. 
a. 18 x 10 = 180 19 x 10 = 190
 18 x 100 = 1800 256 x 1000 = 256000
 18 x 1000 = 18000 302 x 10 = 3020
 82 x 100 = 8200 400 x 100 = 40000
 75 x 1000 = 75000
b. 9000: 10 = 900 2000: 1000 = 2
 9000: 100 = 90 20020: 10 = 2002
 9000: 1000 = 9 200200: 100 = 2002
 6800: 100 = 68 2002000: 1000 = 2002
 420: 10 = 42
+ Nhận xét, bổ sung. 
- HS đọc yêu cầu bài tập. 
- HS nêu: 300 kg = 3 tạ. 
- 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào VBT. 
 70 kg = 7 yến 120 tạ = 12 tấn
 800 kg = 8 tạ 5000 kg = 5 tấn
300 tạ = 30 tấn 4000 g = 4 kg
+ Nhận xét, bổ sung. 
ĐẠO ĐỨC (Tiết 11)
THỰC HÀNH KĨ NĂNG GIỮA HỌC KÌ
I. MỤC TIÊU: 
+ Giúp HS củng cố các kĩ năng giao tiếp hằng ngày với bạn bè, thầy cô. Biết lắng nghe và bày tỏ ý kiến với người thân, thầy cô các việc xảy ra đối với mình. 
+ Có kĩ năng sống tốt hơn. 
II. CHUẨN BỊ: 
GV: Kế hoạch bài học – SGK. 
HS: Bài cũ – bài mới. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1. Khởi động: 1’
2. Bài cũ: 5’
 + Nêu phần ghi nhớ của bài “Tiềt kiệm thời giờ”. 
 + Hãy trình bày thời gian biểu hằng ngày của bản thân. 
 - GV nhận xét. 
3. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài: 1’
Biết lắng nghe và bày tỏ ý kiến với người thân, thầy cô các việc xảy ra đối với mình là điều rất cần thiết đối với chúng ta trong giao tiếp hằng ngày với bạn bè, thầy cô. Chúng ta tìm hiểu bài học: “Thực hành. . . ”. GV ghi đề. 
b. Hướng dẫn ôn tập: 
HĐ1: Cả lớp: 15’
+ Hãy nêu một số việc làm thể hiện tính trung thực trong học tập mà chính bản thân em đã thực hành?
+ Trong học tập và cuộc sống em đã gặp những khó khăn gì và đã vươn lên như thế nào. Hãy kể cho cả lớp cùng nghe. 
+ Để tiết kiệm tiền của em cần làm gì? Vì sao?
+ Tai sao em và mọi người cần phải tiết kiệm thời giờ?
+ Trong cuộc sống khi gặp những việc có liên quan đến mình mà không giải quyết được , em cần làm gì để mọi người giúp đỡ?
HĐ2: Nhóm: 10’
+ Yêu cầu HS thảo luận theo nhóm, trả lới các câu hỏi sau. 
+ Em hãy kể lại một mẫu chuyện hoặc tấm gương về trung thực trong học tập mà em biết?
+ Hãy kể lại một tấm gương vượt khó trong học tập mà em cảm phục?
+ Em hãy kể về một tấm gương biết vươn lên vì hoàn cảnh gia đình nghèo mà vẫn học giỏi (trên báo, sách, ti vi) mà em đã được đọc, xem? 
+ GV nhận xét và khen. 
HĐ3: Cá nhân: 
+ Hãy trình ...  chí vươn lên trong cuộc sống. 
- Gọi HS nhận xét cuộc trao đổi. 
3. Bài mới: 
 a. Giới thiệu bài: 1’
Tiết tập làm văn hôm nay sẽ giúp các em biết mở đầu câu chuyện theo 2 cách: gián tiếp và trực tiếp. 
 b. Tìm hiểu bài: 
HĐ1: Cả lớp: 15’
- Em biết gì qua bức tranh này?
- Để biết nội dung truyện tình tiết truyện chúng ta cùng tìm hiểu. 
 Bài 1: Đọc truyện sau: 
- Gọi HS tiếp nối nhau đọc truyện. Cả lớp đọc thầm theo và thực hiện yêu cầu. Tìm đoạn mở bài trong truyện trên. 
Bài 2: 
- Nêu phần mở bài của câu chuyện?
- Nhận xét, chốt lại lời giải đúng. 
Bài 3: 
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung. HS trao đổi trong nhóm. 
+ Hãy so sánh hai cách mở bài?
* *Đó là hai cách mở bài trong bài văn KC. 
+ Thế nào là mở bài trực tiếp, mở bài gián tiếp?
 c. Ghi nhớ: 
4. Luyện tập- thực hành: 
HĐ2: Nhóm. 15’
 Bài 1: Đọc các mở bài sau và . . 
- HS cả lớp trao đổi và trả lời câu hỏi. 
+ Đó là những cách mở bài nào? Vì sao em biết?
- Nhận xét chung, kết luận về lời giải đúng. 
Bài 2: 
+ Câu chuyện Hai bàn tay mở bài theo cách nào?
- Nhận xét chung, kết luận câu trả lời đúng. 
 Bài 3: 
- Hỏi: Có thể mở bài gián tiếp cho truyện bằng lời của những ai?
- Nhận xét, cho điểm những bài viết hay. 
4. Củng cố – dặn dò: 3’
- Có những cách mở bài nào trong bài văn kể chuyện?
Dặn HS về nhà viết lại cách mở bài gián tiếp cho truyện Hai bàn tay. 
- Nhận xét tiết học. 
- Báo cáo sĩ số. 
- HS lên bảng trình bày. 
- Nhận xét bạn trao đổi. 
- Lắng nghe
+ HS quan sát tranh. 
- Đây là chuyện rùa và thỏ. Câu chuyện kể về cuộc thi chạy giữa rùa và thỏ. Kết quả rùa đã về đích trước thỏ trong sự chứng kiến của nhiều muông thú. 
- Lắng nghe. 
- HS tiếp nối nhau đọc truyện. 
- HS đọc thầm theo dùng bút chì đánh dấu đoạn mở bài của truyện và SGK. 
+ Mở bài: Trời mùa thu mát mẻ. Trên bờ sông. Một con rùa đang cố sức tập chạy. 
- Đọc thầm đoạn mở bài. 
- HS đọc thành tiếng và yêu cầu nội dung. 
+ 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi để trả lời câu hỏi. 
- Cách mở bài thứ nhất: Kể ngay vào sự việc đầu tiên của câu chuyện. 
- Còn cách mở bài thứ hai là: Không kể ngay vào sự việc bắt đầu câu chuyện mà nói chuyện khác để dẫn vào chuyện mình định kể. 
 + Mở bài trực tiếp: kể ngay vào sự việc mở đầu câu chuyện. 
+ Mở bài gián tiếp: nói chuyện khác để dẫn vào câu chuyện định kể. 
- HS đọc thành tiếng, cả lớp đọc theo để thuộc ngay tại lớp. 
- HS đọc yêu cầu bài tập. 
+ HS nối tiếp nhau đọc từng cách mở bài. 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi, trả lời câu hỏi. 
+ Cách a: Là mở bài trực tiếp vì đã kể ngay vào sự việc mở đầu câu chuyện rùa đang tập chạy bên bờ sông. 
+ Cách b/. c/ d/. là mở bài gián tiếp vì không kể ngay sự việc đầu tiên của câu chuyện mà nêu ý nghĩa hay những truyện khác để vào chuyện. 
+ HS đọc yêu cầu và ND bài tập. Cả lớp theo dõi, 
+ HS thảo luận nhóm đôi. 
- Truyện Hai bàn tay mở bài theo kiểu mở bài trực tiếp - kể ngay sự việc ở đầu câu chuyện. Bác Hồ hồi ở Sài Gòn có một người bạn tên là Lê. 
- Nhận xét, bổ sung. 
- 1 HS đọc yêu cầu trong SGK. 
- Có thể mở bài gián tiếp cho truyện bằng lới của người kể chuyện hoặc là của Bác Lê . 
- HS tự làm bài: 4 HS ngồi 2 bàn trên dưới thành một nhóm đọc cho nhau nghe phần bài làm của mình. Các HS trong nhóm cùng lắng nghe, nhận xét, sửa cho nhau. 
- HS trình bày bài trước lớp. 
+ Có hai cách mở bài. . . 
TOÁN (Tiết 55)
MÉT VUÔNG
I. MỤC TIÊU: 
- Biết mét vuông là đơn vị đo diện tích; đọc, viết được mét vuông, " m2".
- Biết được 1m2 = 100d m2. Bước đầu biết chuyển đổi từ m2 sang d m2 , c m2.
* Bài 1, bài 2 (cột 1), bài 3
II. CHUẨN BỊ: 
- GV vẽ sẵn trên bảng hình vuông có diện tích 1m2 được chia thành 100 ô vuông nhỏ, mỗi ô vuông có diện tích là 1dm2. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1. Khởi động: 1’
2. Kiểm tra bài cũ: 5’
 - GV gọi HS lên bảng và kiểm tra VBT
- GV chữa bài, nhận xét và cho điểm HS. 
3. Bài mới: 
 a. Giới thiệu bài: 1’
 - Trong giờ học toán hôm nay các em sẽ được làm quen với một đơn vị đo diện tích khác, lớn hơn các đơn vị đo diện tích đã học. Đó là mét vuông. 
 b. Tìm hiểu bài: 
HĐ1: Cả lớp: 15’
1. Giới thiệu mét vuông 
 - GV treo lên bảng hình vuông có diện tích là 1m2 và được chia thành 100 hình vuông nhỏ, mỗi hình có diện tích là 1 dm2. 
 - GV nêu các câu hỏi yêu cầu HS nhận xét về hình vuông trên bảng. 
 + Hình vuông lớn có cạnh dài bao nhiêu?
 + Hình vuông nhỏ có độ dài bao nhiêu?
 + Cạnh của hình vuông lớn gấp mấy lần cạnh của hình vuông nhỏ?
+ Mỗi hình vuông nhỏ có diện tích là bao 
nhiêu?
+ Hình vuông lớn bằng bao nhiêu hình vuông nhỏ ghép lại?
 + Vậy diện tích hình vuông lớn bằng bao 
nhiêu?
 - GV nêu: Vậy hình vuông cạnh dài 1 m có diện tích bằng tổng diện tích của 100 hình vuông nhỏ có cạnh dài 1 dm. 
 - Ngoài đơn vị đo diện tích là cm2 và dm2 người ta còn dùng đơn vị đo diện tích là mét vuông. Mét vuông chính là diện tích của hình vuông có cạnh dài 1 m. (GV chỉ hình)
 - Mét vuông viết tắt là m2. 
 - 1m2 bằng bao nhiêu đề- xi- mét vuông?
 - GV viết lên bảng: 1m2 = 100dm2
 - 1dm2 bằng bao nhiêu xăng- ti- mét vuông?
 - Vậy 1 m2 bằng bao nhiêu xăng- ti- mét vuông?
 - GV viết lên bảng: 1m2 = 10 000cm2
 4. Luyện tập, thực hành: 
HĐ2: Cá nhân: 10’
 Bài 1: Viết theo mẫu: 
+ GV hướng dẫn bài tập mẫu. 
- GV gọi HS đọc và viết các số đo. 
- GV chỉ bảng, yêu cầu HS đọc lại các số đo vừa viết. 
 Bài 2: Viết số thích hợp vào chỗ chấm
 - GV yêu cầu HS tự làm bài. 
- Nhận xét, ghi điểm. 
Bài 3
 - GV yêu cầu HS đọc đề bài. 
- GV đặt câu hỏi gợi mở để hướng dẫn HS. 
- Gọi HS lên bảng, lớp làm VBT. 
- GV nhận xét và cho điểm HS. 
4. Củng cố- Dặn dò: 3’
- GV tổng kết giờ học, dặn dò HS về nhà làm bài tập hướng dẫn luyện tập thêm và chuẩn bị bài sau. Nhận xét tiết học
+ HS lên bảng. 
Bài 4: , =?
210 cm2 = 2dm210 cm2 1954 cm2 > 19 dm2 50 cm2
 210 cm2 1950 cm2
6 dm2 3 cm2 = 603 cm2 2001 cm2 < 20dm210 cm2
 603 cm2 2010 cm2
+ Nhận xét, bổ sung. 
- HS nghe. 
- HS quan sát hình. 
+ Hình vuông lớn có cạnh dài 1m (10 dm). 
+ Hình vuông nhỏ có độ dài là 1dm. 
+ Gấp 10 lần. 
+ Mỗi hình vuông nhỏ có diện tích là 1dm2. 
+ Bằng 100 hình. 
+ Bằng 100dm2. 
- HS dựa vào hình trên bảng và trả lời: 
 1m2 = 100dm2. 
- 1dm2 =100cm2
- 1m2 =10 000cm2
- HS nêu: 1m2 =100dm2 ; 1m2 = 10 000cm2 
- HS nêu yêu cầu bài tập. 
- HS làm bài vào VBT, sau đó hai HS ngồi cạnh nhau đổi chéo vở để kiểm tra bài lẫn nhau. 
990 m2: Chín trăm chín mươi chín mét vuông. 
2005 m2: Hai nghìn không trăm linh năm m2
1980 m2: Một nghìn chín trăm tám mươi m2
8600 dm2 ; Tám nghìn sáu trăm dm2
28911 cm2;Hai mươi tám nghìn chín trăm mười một cm2. 
+ Nhận xét, bổ sung. 
+ HS đọc yêu cầu bài tập. 
- HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào VBT. 
1m2 = 100dm2 
100dm2 = 1m2 
1m2 = 1000 cm2 
10 000 c m2 = 10 1m2 
+ Nhận xét, bổ sung. 
- HS đọc đề toán. 
 Giải: 
 Diện tích của một viên gạch là: 
 30cm2 x 30cm2 = 900cm2
 Diện tích của căn phòng là: 
 900cm2 x 200 = 180 000cm2 
 180 000cm2 = 18m2
 Đáp số: 18m2
ĐỊA LÝ (Tiết 11)
ÔN TẬP
I. MỤC TIÊU: 
- Chỉ được dãy Hoàng Liên Sơn, đỉnh Phan-xi-păng, các cao nguyên ở Tây Nguyên, thành phố Đà Lạt trên bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam.
- Nêu một số đặc điểm tiêu biểu về thiên nhiên, địa hình, khí hậu, sông ngòi,... của Hoàng Liên Sơn, Tây Nguyên, trung du Bắc Bộ.
II. CHUẨN BỊ: 
- Bản đồ tự nhiên Việt Nam .
- Phiếu học tập (Lược đồ trống) .
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1. Khởi động: 1’
2. Kiểm tra bài cũ: 5’ Thành phố Đà Lạt
- Đà Lạt nằm trên cao nguyên nào?
- Kể tên một số địa danh ở Đà Lạt?
- Vì sao Đà Lạt thích hợp với việc trồng các cây rau và hoa xứ lạnh?
 GV nhận xét ghi điểm. 
3. Bài mới: 
 a. Giới thiệu bài: 1’
 Chúng ta đã tìm hiểu về thiên nhiên, hoạt động sản xuất của con người ở miền núi và trung du . Hôm nay chúng ta cùng nhau ôn tập lại . 
 - GV ghi tựa. 
 b. Tìm hiểu bài: 
Hoạt động: Cả lớp: 5’
 - GV yêu cầu HS lên chỉ vị trí dãy núi Hoàng Liên Sơn, đỉnh Phan- xi- păng, các cao nguyên ở Tây Nguyên và thành phố Đà Lạt trên bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam. 
 - GV nhận xét và điều chỉnh lại phần làm việc của HS cho đúng . 
Hoạt động 2: Nhóm: 15’
 - GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm hoànthành bài tập 2 - SGK
 *Nêu đặc điểm thiên nhiên và hoạt động của con người ở vùng núi Hoàng Liên Sơn và Tây Nguyên theo những gợi ý ở bảng 
+ Nhóm 1: Địa hình, khí hậu ở Hoàng Liên Sơn, Tây Nguyên . 
+ Nhóm 2: Dân tộc, trang phục, lễ hội ở Hoàng Liên Sơn và Tây Nguyên . 
+ Nhóm 3: Trồng trọt, chăn nuôi, nghề thủ công . 
+ Nhóm 4: Khai thác khoáng sản, khai thác sức nước và rừng . 
- GV nhận xét và giúp các em hoàn thành phần việc của nhóm mình . 
Hoạt động2: Cả lớp: 10’
+ Hãy nêu đặc điểm địa hình trung du Bắc Bộ? 
+ Người dân nơi đây đã làm gì để phủ xanh đất trống, đồi trọc?
 GV hoàn thiện phần trả lời của HS. 
4. Củng cố - Dặn dò: 3’
- GV củng cố bài học
- HS học bài và Chuẩn bị bài“Đồng bằng Bắc Bộ”. 
- GV nhận xét tiết học . 
- HS hát . 
- Cao nguyên Lâm Viên
- Thác Cam Li , hồ Xuân Hương
- Vì Đà Lạt có khí hậu lạnh và mát mẻ quanh năm nên thích hợp với các loài cây xứ lạnh. 
- Cả lớp nhận xét, bổ sung . 
- 2 HS nhắc lại . 
- HS lên chỉ vị trí các dãy núi và đỉnh Phan- xi- păng và cao nguyên trên bản đồ. 
- HS cả lớp nhận xét, bổû sung. 
- HS thảo luận nhóm. 
- Báo cáo kết quả. 
Nhóm1: + Hoàng Liên Sơn là một dãy núi cao, đồ sộ, có nhiều đỉnh nhọn, sườn núi dốc. . . . . Khí hậu lạnh quanh năm. . . . 
+ Tây Nguyên là vùng đát cao, rộng lớn bao gồm các cao nguyên xếp tầng cao, thấp khác nhau. Khí hậu có hai mùa rõ rệt. . . 
Nhóm 2: Hoàng Liên Sơn: Gồm nhiều dân tộc như Thái, Dao, Mông. Mỗi dân tộc có cách ăn mặc riêng, trang phục được may thêu, trang trí rất cầu kì. . . . 
+ Tây Nguyên; Gồm dân tộc Ê- đê, Gia rai, Xơ đăng, Ba- na. Trang phục thì con trai mặc khố, con gái thì mặc áo váy,. . . 
Nhóm 3: Hoàng Liên Sơn: Trông trọt trên đất dốc, và chủ yếu là lúa, ngô,. . . 
+ Tây Nguyên: Cây trồng chủ yếu là Cà phê, tiêu, chè,. . . 
Nhóm 4: Hoàng Liên Sơn: Khai thác a- pa- tít, đồng, chì,. . 
Tây Nguyên: Khai thác sức nước là ngăn sông, đắp đập để tạo hồ dùng sức nước chảy từ trên cao . . . 
- Nhận xét, bổ sung. 
+ Là một vùng đồi với các đỉnh tròn, sườn thoải, xếp cạnh nhau như cái bát úp. 
+ Người dân đã tích cực trồng rừng, cây công nghiệp lâu năm. 

Tài liệu đính kèm:

  • docGA LOP 4 TUAN 11.doc