Giáo án Khối 4 - Tuần 1 - Lương Cao Sơn

Giáo án Khối 4 - Tuần 1 - Lương Cao Sơn

Môn : Chính tả(Nghe viết) Tiết : 01

Bài : DẾ MÈN BÊNH VỰC KẺ YẾU

I. MỤC TIÊU :

1. Nghe viết đúng chính tả.

2. Làm đúng các bài tập phân biệt tiếng có âm đầu, có vần dễ lẫn.

3. Trình bày sạch đẹp.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

Viết sẵn nội dung BT 2a.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU

1. Mở đầu

§ Giáo viên nhắc lại một số điểm cần lưu ý về yêu cầu của giờ chính tả,đồ dùng cho giờ học.

2. Bài mới :

a) Giới thiệu bài Trong tiết CT hôm nay,các em sẽ nghe đọc và viết đúng CT một đoạn của bài Dế Mèn bênh vực kẻ yếu.Làm bài tập phân biệt những tiếng có âm đầu và vần dễ đọc sai, viết sai.

b) Hướng dẫn tìm hiểu bài và viết đúng :

 

doc 37 trang Người đăng lilyphan99 Ngày đăng 02/03/2022 Lượt xem 171Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Khối 4 - Tuần 1 - Lương Cao Sơn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai ngày  tháng  năm 20
Môn :	Tập đọc	Tiết : 01
Bài : DẾ MÈN BÊNH VỰC KẺ YẾU
MỤC TIÊU :
Cung cấp từ : cỏ xước, Nhà Trò, bự, lương ăn, ăn hiếp, mai phục
Hiểu và cảm thụ : tấm lòng hào hiệp, thương yêu người khác, sẵn sàng bênh vực kẻ yếu của Dế Mèn
Bồi dưỡng tìønh cảm yêu thương, giúp đỡ mọi người.
ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
Bảng phụ viết sẵn câu, đoạn hướng dẫn luyện đọc.
Tập truyện “Dế Mèn phiêu lưu kí” của Tô Hoài.
CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU
Mở đầu	GV giới thiệu khái quát nội dung chương trình phân môn Tập đọc lớp 4. Cho HS đọc tên các chủ điểm trong sách ở phần mục lục
Bài mới :
Giới thiệu bài : Giới thiệu tập truyện “Dế Mèn phiêu lưu kí” của Tô Hoài là tập truyện được đông đảo bạn đọc thiếu nhi yêu thích. Giờ học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu bài Dế Mèn bênh vực kẻ yếu. Đây là một đoạn trích trong tác phẩm Dế Mèn phiêu lưu kí.
Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài :
luyện đọc
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
GV cho HS mở SGK trang 4 gọi 3 HS đọc nối tiếp (3 lượt).
Cho HS luyện đọc nối tiếp đoạn theo cặp
GV gọi 2 HS khác đọc toàn bài.
GV yêu cầu HS tìm hiểu nghĩa từ khó ở phần chú giải.
GV đọc mẫu lần 1
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
HS đọc theo thứ tự. Lớp theo dõi ở SGK.
HS đọc nhóm 2
2HS đọc thành tiếng trước lớp.
1 HS đọc chú giải lớp theo dõi SGK
Theo dõi GV đọc mẫu.
Tìm hiểu bài
GV yêu cầu HS đọc thầm đoạn 1, tìm hiểu Dế Mèn gặp Nhà Trò trong hoàn cảnh như thế nào?
Đoạn 1 ý nói gì?
Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 2 để tìm những chi tiết cho thấy chị Nhà Trò rất yếu ớt
.
Ý đoạn 2 nói gì?
Nhà Trò bị bọn nhện ức hiếp, đe dọa như thế nào?
Cho HS đọc thầm đoạn 3 và trả lời câu hỏi: Những lời nói cử chỉ nào nói lên tấm long nghĩa hiệp của Dế Mèn?
Ý chính của đoạn này là gì?
Cho HS đọc lướt toàn bài, nêu hình ảnh nhân hóa mà em thích, cho biết vì sao em thích hình ảnh đó.
HS đọc SGK .Dế Mèn thấy Nhà Trò đang gục đầu khóc tỉ tê bên tảng đá cụi.
Hoàn cảnh Dế Mèn gặp Nhà Trò.
Chị Nhà Trò thân hình bé nhỏ, gầy yếu, người bự những phấn như mới lột. cánh chị mỏng, ngắn chùn chùn, quá yếu, lại chưa quen mở.Vì ốm yếu nên chị lâm vào cảnh nghèo túng, kiếm bửa chẳng đủ.
Hình dáng yếu ớt đến tội nghiệp của chị nhà trò.
Trước đây , mẹ Nhà Trò có vay lương ăn của bọn nhện. Sau đấy chưa trả được thì đã chết. Nhà Trò ốm yếu, kiếm không đủ ăn, không trả được nợ. Bọn nhện đã đánh Nhà Trò mấy bận. Lần này chúng chặn đường , đe bắt chị ăn thịt.
Em đừng sợ. Hãy trở về với tôi đây. Đứa độc ác không thể cậy khỏe ăn hiếp kẻ yếu.
Ca ngợi tấm lòng nghĩa hiệp của Dế Mèn
Hình ảnh Nhà Trò như cô gái đáng thương gục đầu bên tảng đá cuội. Hình ảnh Dế Mèn xòe cả hai càng ra, bảo vệ Nhà Trò.
Đọc diễn cảm
Mời 3 em đọc nối tiếp 3 đoạn của bài. GV hướng dẫn cách đọc đoạn tả hình dáng Nhà Trò, thể hiện cái nhìn ái ngại của Dế Mèn đối với Nhà Trò. Cách đọc lời kể của Nhà Trò giọng đáng thương. Đọc lời nói của Dế Mèn giọng mạnh mẽ
Hướng dẫn luyện đọc đoạn: “Năm trước, gặp khi trở trời..ăn hiếp kẻ yếu”
HS luyện đọc theo nhóm đôi.
Vài HS thi đọc diễn cảm trước lớp.
Củng cố, dặn dò :
Em học được gì qua nhân vật Dế Mèn?
Nhận xét tiết học. Yêu cầu HS về nhà tiếp tục luyện đọc bài văn,chuẩn bị đọc phần tiếp theo của câu chuyện.
Môn :	Chính tả(Nghe viết)	Tiết : 01
Bài : DẾ MÈN BÊNH VỰC KẺ YẾU
MỤC TIÊU :
 Nghe viết đúng chính tả.
Làm đúng các bài tập phân biệt tiếng có âm đầu, có vần dễ lẫn.
Trình bày sạch đẹp.
ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
Viết sẵn nội dung BT 2a.
CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU
Mở đầu
Giáo viên nhắc lại một số điểm cần lưu ý về yêu cầu của giờ chính tả,đồ dùng cho giờ học.	
Bài mới :
 Giới thiệu bài Trong tiết CT hôm nay,các em sẽ nghe đọc và viết đúng CT một đoạn của bài Dế Mèn bênh vực kẻ yếu.Làm bài tập phân biệt những tiếng có âm đầu và vần dễ đọc sai, viết sai.
Hướng dẫn tìm hiểu bài và viết đúng :
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
Gọi 1HS đọc đoạn sẽ viết.
Đoạn trích cho em biết điều gì?
Yêu cầu HS nêu các từ khó, dễ lẫn khi viết CT
Yêu cầu HS đọc và viết các từ vừa tìm được
Viết chính tả : 
Giáo viên đọc cho học sinh viết bài 
Nhắc nhở học sinh cách trình bày.
Chấm bài và chữa lỗi : Giáo viên hướng dẫn học sinh chữa lỗi trong bài viết của mình.
Luyện tập : Bài 2a: 
Bài 3: GV chấm bài. Gọi 2 HS đọc câu đố và lời giải (la bàn, hoa ban)
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1HS đọc , cả lớp lắng nghe.
hoàn cảnh Dế Mèn gặp Nhà Trò; hình dáng của Nhà Trò.
Cỏ xước, tỉ tê, chùn chùn, khỏe
3HS lên bảng viết, lớp viết vào vở nháp.
1HS làm ở bảng lớp (có che), lớp làm vào SGK(viết chì) 
- HS tự làm vào giấy nháp,giơ tay báo hiệu khi xong để 
Củng cố,dặn dò : Nhận xét tiết học,nhắc HS viết sai CT ghi nhớ đểkhông viết sai những từ đã ôn luyện, HTL 2câu đố ở BT3 để đố người khác.
Môn :	Toán	Tiết : 01
Bài : ÔN TẬP CÁC SỐ ĐẾN 100 000
MỤC TIÊU :
Giúp HS ôn tập về:
 Cách đọc, viết các số đến 100 000.
 Phân tích cấu tạo số.Ôn tập về chu vi của một hình.
ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
1. Bài mới :
Giới thiệu bài: Trong chương trình toán lớp 3, các em đã được học đến số 
100 000 . Trong giờ học này chúng ta cùng ôn tập các số đến 100 000.
Giáo viên giảng bài :
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
GV viết số 83 251, yêu cầu HS đọc số này, nêu rõ chữ số hàng đơn vị, chữ số hàng chục, chữ số hàng trăm, chữ số hàng nghìn, chữ số hàng chục nghìn là chữ số nào ?
GV cho HS nêu quan hệ giữa hai hàng kề
GV cho một vài HS nêu:
Luyện tập thực hành
Bài 1 : a) Trước tiên GV cho HS nhận xét, tìm ra quy luật viêt các số trong dãy số này ; cho biết số cần viết tiếp theo 10 000 là số nào (20000) và sau đó nữa là số nào (30 000 )... Tiếp theo đó cả lớp tự làm các phần còn lại .
HS tự tìm ra quy luật viết các số và viết tiếp; GV theo dõi và giúp một số HS ( nếu cần thiết).
 GV cho HS nêu qui luật viét và thống nhất kết quả
Bài 2: GV cho HS tự phân tích mẫu. Sau đó tự làm bài này .
Bài 3: GV cho HS tự phân tích cách làm và tự nói.
GV cho HS làm mẫu ý 1: 8723 = 8000 + 700 + 20 + 3. HS tự làm các ý còn lại.
GV hướng dẫn cho HS làm mẫu một ý. HS tự làm các ý còn lại.
Bài 4: GV cho HS tự là bài rồi chữa bài
2. Củng cố, dặn dò :
Làm bài tập 
Nhận xét tiết học
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
HS đọc tương tự như trên với các số 83 001, 80201, 80001.
+ Các số tròn chục
+ Các số tròn trăm
+ Các số tròn nghìn
+ Các số tròn chục nghìn
- HS tự tìm ra quy luật viết các số và viết tiếp.
- HS làm mẫu ý 1: 8723 = 8000 + 700 + 20 + 3. HS tự làm các ý còn lại.
- HS tự là bài
Môn :	Đạo đức	Tiết : 01
Bài : TRUNG THỰC TRONG HỌC TẬP (T1)
I. MỤC TIÊU
HS nhận thức được : 
Cần phải trung thực trong học tập.
Giá trị của trung thực nói chung và trung thực trong học tập nói riêng.
 Biết trung thực trong học tập
Biết đồng tình, ủng hộ những hành vi trung thực và phê phán những hành vi thiếu trung thực trong học tập.
ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU (Tiết 1 )
Bài cũ :
Bài mới : 
Hoạt động 1 Xử lí tình huống
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
Cho HS xem tranh ở SGK và thảo luận nhóm 4 để trả lời câu hỏi:Nếu em là bạn Long, em sẽ làm gì? Vì sao em làm thế?
Yêu cầu HS trình bày ý kiến của nhóm.
- GV kết luận Cách giải quyết © là phù hợp, thể hiện tính trung thực trong học tập và yêu cầu 2 HS nhắc lại phần ghi nhớ trong SGK.
Hoạt động 2 :Sự cần thiết phải trung thực trong học tập
- GV nêu yêu cầu bài tập.
- GV kết luận: Học tập giúp ta tiến bộ.Nếu chúng ta gian trá, giả dối, kết quả học tập là không thực chất – chúng ta sẽ không tiến bộ được .
Hoạt động 3 “Trò chơi “Đúng – Sai” Thực hiện theo nhóm; bài tập 2 SGK
 GV hướng dẫn cách chơi: Nhóm trưởng đọc từng câu hỏi tình huống cho cả nhóm nghe; các thành viên đưa thẻ màu đỏ nếu tán thành,thẻ màu xanh nếu không tán thành. Nhóm trưởng yêu cầu giải thích vì sao tán thành, vì sao không tán thành;Sau khi nhất trí thư kí ghi biên bản và chuyển sang câu khác.
 GV kết luận:Chúng ta cần thành thật trong học tập, dũng cảm nhận lỗi mắc phải. Cho 2 HS đọc phần ghi nhớ trong SGK
Hoạt động tiếp nối :
- GV yêu cầu HS sưu tầm các mẩu chuyện, tấm gương về trung thực trong học tập. Tìm 3 hành vi thể hiện sự trung thực và 3 hành vi thể hiện không trung thực trong học tập.
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
HS chia nhóm quan sát tranh và thảo luận.
Đại diện các nhóm trình bày ý kiến của nhóm (VD: Em sẽ báo cáo với cô giáo để cô biết trước hoặc Em sẽ không nói gì để cô không phạt)
Các nhóm khác bổ sung ý kiến.
- HS làm việc cá nhân: bài tập 1 SGK .
- HS làm việc cá nhân.
 - HS trình bày ý kiến, trao đổi, chất vấn lẫn nhau.
 Các nhóm thực hiện trò chơi.
 Các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm.
 Cả lớp trao đổi bổ sung.
 2 HS đọc phần ghi nhớ trong SGK .
- Các nhóm chuẩn bị tiểu phẩm theo chủ đề bài học(bài tập 5 SGK)
Thứ ba ngày  tháng  năm 20.
Môn :	Toán	Tiết : 02
Bài : ÔN TẬP CÁC SỐ ĐẾN 100 000(tt)
I. MỤC TIÊU : 
Giúp HS ôn tập về :
 1. Tính nhẩm
2. Tính cộng, trừ các số có đến năm chữ số; nhân chia số có đến năm chữ s ...  xét.
3. Củng cố, dặn dò :
- Tiếng có câu tạo như thế nào? Lấy ví dụ về tiếng có đủ 3 bộ phận và tiếng không có đủ 3 bộ phận.
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà làm bài tập và tập tra từ điển để biết nghĩa của các từ ở bài 2 trang 17
Môn : Lịch sử và Địa lí	Tiết : 02
Bài : LÀM QUEN VỚI BẢN ĐỒ
MỤC TIÊU :
 Học xong bài này, HS biết
Định nghĩa đơn giản về bản đồ.	
Một số yếu tố về bản đồ: tên, phương hướng, tỉ lệ, kí hiệu bản đồ	
Các kí hiệu của một số đối tượng địa lí thể hiện trên bản đồ.
ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
Bản đồ tự nhiên Việt Nam, thế giới, châu lục
 CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Bản đồ :
Hoạt động 1 : 
 Bước 1:
GV treo các loại bản đồ lên bảng theo thứ tự lãnh thổ tù lớn đến nhỏ.
GV yêu cầu HS đọc tên các bản đồ treo trên bảng.
GV yêu cầu HS nêu phạm vi lãnh thổ dược thể hiện trên mỗi bản đồ.
Bước 2: 
GV sửa chữa và giúp HS hoàn thiện câu trả lời.
 Kết luận: Bản đồ là hình vẽ thu nhỏ một khu vực hay toàn bộ bề mặt Trái Đất theo một tỉ lệ nhất định.
Hoạt động 2: Làm việc cá nhân
Bước 1:
HS quan sát hình 1 và 2, chỉ vị trí hồ Hoàn Kiếm, đền Ngọc Sơn trên từng hình.
Muốn vẽ bản đồ, ta phải làm thế nào? Tại sao cùng một loại bản đồ mà có cái to, cái nhỏ?
Bước 2:
GV sửa chữa và giúp HS hoàn thiện câu trả lời.
 Một số yếu tố của bản đồ:
Hoạt động 3: Làm việc theo nhóm
Các nhóm đọc sách GK, quan sát bản đồ trên bảng và thảo luận các gợi ý sau:
- Tên bảng đồ cho ta biết điều gì?
- Người ta qui định hướng trên bản đồ như thế nào?
- Tỉ lệ bản đồ cho em biết điều gì?
- Kí hiệu bản đồ được dùng để làm gì?
- GV kết luận: Một số yếu tố của bản đồ mà các em vừa tìm hiểu đó là tên của bản đồ, phương hướng, tỉ lệ và kí hiệu bản đồ.
hoạt động 4: Thực hành vẽ một số kí hiệu bản đồ
Bước 1: Làm việc cá nhân
Bước 2: Làm việc theo cặp .
Củng cố dặn dò :
- GV yêu cầu HS nhắc lại khái niệm về bản đồ, kể một số yếu tố của bản đồ.
Nhận xét tiết học .
Chuẩn bị bài “ Làm quen với bản đồ”(tiếp ) 
- Làm việc cả lớp .
- HS đọc tên các bản đồ treo trên bảng.
- HS nêu phạm vi lãnh thổ dược thể hiện trên mỗi bản đồ.
HS hoàn thiện câu trả lời.
- HS thảo luận trả lời câu hỏi theo yêu cầu của GV.
- Đại diện HS trả lời trước lớp.
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm. Các nhóm khác bổ sung và hoàn thiện.
- HS quan sát bảng chú giải ở hình 3 và vẽ kí hiệu một số đối tượng địa lí như: đường biên giới quốc gia, núi sông, thủ đô, thành phố
- Hai em thi đố cùng nhau: Một em vẽ kí hiệu, 1 em nói kí hiệu đó thể hiện cái gì.
Môn :	Tập làm văn	Tiết : 02
Bài : NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN
 MỤC TIÊU
Biết nhân vật là một đặc điểm quan trọng của văn kể chuyện.
Nhân vật trong truyện là người hay con vật, đồ vật được nhân hóa. Tính cách của nhân vật bộc lộ qua hành động, lời nói, suy nghĩ của nhân vật.
Biết xây dựng nhân vật trong bài kể chuyện đơn giản.
ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Bài văn kể chuyện khác bài văn không phải là văn kể chuyện ở những điểm nào?
Gọi 2 HS kể lại câu chuyện đã giao ở tiết trước.
Nhận xét và cho điểm từng HS
2 HS trả lời.
2 HS kể chuyện.
Lắng nghe.
Bài cũ :
2. Bài mới :
Giới thiệu bài
- Hỏi : Đặc điểm cơ bản nhất của văn kể chuyện là gì ?
- Trả lời: Là chuỗi các sự việc liên quan đến một hay nhiều nhân vật.
- Giới thiệu: Vây nhân vật trong truyện đối tượng nào? Nhân vật trong truyện có đặc điểm gì? Cách xây dựng nhân vật trong câu chuyện như thế nào? Bào học hôm nay sẽ giúp các em điều đó
- Lắng nghe.
Tìm hiểu ví dụ
Bài 1:
- Gọi HS đọc yêu cầu
- 1 HS đọc yêu cầu trong SGK
- Hỏi: Các em vừa học những câu chuyện nào?
- Truyện: Dế Mèn bênh vực kẻ yếu, Sự tích hồ Ba Bể.
- Chia nhóm, phát giấy và yêu cầu HS hoàn thành.
- Làm vieẹc trong nhóm.
- Gọi 2 nhóm dán phiếu lên bảng, các nhóm khác nhận xét, bổ sung để có lời giải đúng.
- Dán phiếu, nhận xét, bổ sung.
- Hỏi: Nhân vật trong truyện có thể là ai?
- Nhân vật trong truyện có thể là người, con vật.
- GV Các nhân vật trong truyện có thể là người hay các con vật , đồ vật, cây cối đã được nhân hóa.Để biết tính cách của nhân vật được thể hiện như thế nào, các em cùng làm bài 2 nhé
- Lắng nghe.
Bài 2:
- GV gọi 1 HS đọc yêu cầu
- 1 HS đọc yêu cầu trong SGK
- Yêu câu HS thảo luận cặp đôi
- 2 HS ngồi cùng bàn thảo luận .
- Gọi HS trả lời câu hỏi.
- HS tiếp nối nhau trả lời đến khi có câu trả lời đúng là:
+ Dế Mèn có tính cách: Khẳng khái, thương người, ghét áp bức bất công, sẵn sàng làm việc nghĩa bênh vực kẻ yếu. Căn cứ vào hành động” xòe cả hai càng ra”, “dắt Nhà Trò đi” và lời nói”em đừng sợ, Hãy trở về cùng với tôi đây.Đứa độc ác không thể cậy khỏe ăn hiếp kể yếu”.
- Hỏi: Nhờ đâu mà em biết tính cách của nhân vật?
- Nhờ hành động , lời nói của nhân vật nói lên tính cách của nhân vật ấy.
- GV Tính cách của nhân vật bộc lộ qua hành động, lời nói, suy nghĩ... của nhân vật.
- Lắng nghe.
Ghi nhớ
- Gọi HS đọc phần ghi nhớ
- 3 đến 4 HS đọc thành tiếng phần ghi nhớ.
- Hãy lấy ví dụ về tính cách của nhân vật trong những câu chuyện mà em đã được đọc hoặc nghe.
- 3 đến 5 HS lấy ví dụ theo khẩ năng ghi nhớ của mình.
Luyện tập
Bài 1:
- Gọi HS đọc nội dung.
- 2 HS đọc thành tiếng trước lớp. Cả lớp theo dõi.
- Hỏi : 
+ Câu chuyện ba anh em có những nhân vật nào?
+ Câu chuyện ba anh em có các nhân vật: Ni-ki-ta, Gô-sa, Chi-ôm-ca, bà ngoại.
+ Nhìn vào tranh minh họa em thấy ba anh em có gì khác nhau?
+ Ba anh em tuy giống nhau nhưng hành động sau bữa ăn lại rất khác nhau.
- Yêu cầu HS đọc thầm câu chuyện và trả lời câu hỏi.
- 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi, thảo luận.
+ Bà nhận xét về tính cách của từng cháu như thế nào? Dựa vào căn cứ nào mà bà nhận xét như vậy?
- HS tiếp nhối nhau trả lời , mỗi HS chỏ nói về 1 nhân vật.
Ni-ki-ta ham chơi, không nghĩ đến người khác, ăn xong là chạy tót đi chơi.
Gô-ra hợi láu vì lén hắt những mẩu bánh vụn xuống đất.
Chi-ôm-ca thì biết giúp bà và nghĩ đến chim bồ câu nữa, nhặt mẩu bánh vụn cho chim ăn.
+ Theo em nhờ đâu bà có nhận xét như vậy?
+ Nhờ quan sát hành động của ba anh em mà bà đưa ra nhận xét như vậy.
+ Em có đồng ý với những nhận xét của bà về tính cách của từng cháu không? Vì sao?
+ Em đồng ý với nhận xét của bà về tính cách từng cháu. Vì qua việc làm của từng cháu. đã bộc lộ tính cách của mình.
- GV Hành động các nhân vật đã bộc lộ tính cách của mình. Ni-ki-ta thì ích kỉ chỉ nghĩ đến ham thích của mình, ăn xong là chạy tót đi chơi, Gô-ra thì láu cá, lén hắt những mẩu bánh vụn xuống đất để không phải dọn. Còn Chi-ôm-ca thì chăm chỉ và nhặt mẩu bánh cho chim bồ câu.
- Lắng nghe
Bài 2:
- Gọi HS đọc yêu cầu
- 2 Hs đọc yêu cầu trong SGK
- Yêu cầu HS thảo luận về tình huống để trả lời câu hỏi: 
+ Nếu là người biết quan tân đến người khác bạn nhỏ sẽ làm gì?
- HS thảo luận trong nhóm nhỏ và tiếp nôis nhau phát biểu.
+ Nếu là người biết quan tâm đến người khác, bạn nhỏ sẽ: chạy lại, nâng em bé dậy, phủi bụi và bẩn trên quần áo của em, xin lỗi em, dỗ em nín khóc, đưa em về lớp, rủ em cùng chơi những trò chơi khác...
+ Nếu là người không biết quan tâm đến người khác bạn nhỏ sẽ làm gì?
+ Nếu là người khác không biết quan tâm đêns người khác bạn nhỏ sẽ bỏ chạy để tiếp tục nô đùa, cứ vui chơi mà chẳng để ý gì tới em bé cả.
- GV kết luận về hai hướng kể chuyện. Chia lớp thành 2 nhóm yêu cầu mỗi nhóm kể thao một hướng.
- Suy nghĩ và làm bài độc lập
- Gọi HS tham gia thi kể . Sau khi mỗi HS kể GV gọi HS khác nhận xét và cho điểm từng HS.
Củng cố, dặn dò :
Nhận xét tiết học, dặn HS về nhà học thuộc phần ghi nhớ, viết lại bài tập vào vở và chuẩn bị bài sau. 
- 10 HS tham gia thi kể.
Môn :	Kĩ thuật	Tiết : 02
Bài : VẬT LIỆU, DỤNG CỤ CẮT, KHÂU, THÊU
MỤC TIÊU :
1. HS biết được đặc điểm,tác dụng và cách sử dụng, bảo quản những vật liệu,dụng cụ đơn giản thường dùng để cắt, khâu, thêu.	
2. Biết cách và thực hiện được thao tác xâu chỉ vào kim và vê nút chỉ.
3. Giáo dục ý thức thực hiện an toàn lao động.
ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
Như tiết 1 
CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Kiểm tra chuẩn bị của HS	
Bài mới :
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu đặc điểm và cách sử dụng kim
Quan sát hình 4 và kim khâu mẫu,em hãy mô tả đặc điểm cấu tạo của kim khâu?
Em hãy nêu cách xâu chỉ vào kim
Theo em ,vê nút chỉ có tác dụng gì?
Hoạt động 2: HS thực hành xâu chỉ vào kim, vê nút chỉ.
GV yêu cầu HS xâu chỉ và vê nút chỉ theo nhóm 2. GVquan sát và giúp đỡ các em lúng túng.
GV gọi một số em thực hiện thao tác xâu chỉ và vê nút chỉ, lớp nhận xét dánh giá.
3. Củng cố dặn dò : 
- GV nhận xét sự chuẩn bị, tinh thần, thái độ học tập và kết quả thực hành của HS
Chuẩn bị bài “Cắt vải theo đường vạch dấu”.
Quan sát và trả lời ( làm bằng kim loại, mũi nhọn, than nhỏ, đuôi hơi dẹt, có lỗ để xâu chỉ).
Để giữ sợi chỉ khỏi tuột ra khỏi vải.
HS thực hành theo nhóm 2.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_khoi_4_tuan_1_luong_cao_son.doc