Giáo án các môn khối 4 - Tuần 14

Giáo án các môn khối 4 - Tuần 14

I. Mục tiêu :

1. Kiến thức: Hiểu và phát biểu thành lời tính chất một tổng chia cho một số. Thông qua bài tập phát hiện ra tính chất một hiệu chia cho một số.

2. Kỹ năng: Rèn kĩ năng vận dụng tính chất một tổng chia cho một số vào việc tính toán.

3. Thái độ: Giáo dục Hs tí nh chính xác, khoa học, cẩn thận.

II. Chuẩn bị :

- GV : SGK.

- Hs : SGK, vỡ bài tập.

III. Các hoạt động :

1. Khởi động :1Hát

2.Kiểm tra bài cũ 4: “Kiểm tra”.

- Nhận xét – Tuyên dương Hs giỏi.

- Nhắc nhở các bài yếu, một số lỗi sai thường mắc phải.

3. Bài mới : 30

 a. Giới thiệu:1 “Một tổng chia cho một số”.

 Ghi tựa bài.

b. Phát triển các hoạt động :29

 

doc 42 trang Người đăng hungtcl Lượt xem 1045Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn khối 4 - Tuần 14", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần :tiết:  
Toán 
MỘT TỔNG CHIA CHO MỘT SỐ. 
Ngày soạn :..// 200 Ngày dạy:..// 200
I. Mục tiêu :
Kiến thức: Hiểu và phát biểu thành lời tính chất một tổng chia cho một số. Thông qua bài tập phát hiện ra tính chất một hiệu chia cho một số.
Kỹ năng: Rèn kĩ năng vận dụng tính chất một tổng chia cho một số vào việc tính toán.
Thái độ: Giáo dục Hs tí nh chính xác, khoa học, cẩn thận.
II. Chuẩn bị :
GV : SGK.
 Hs : SGK, vỡ bài tập.
III. Các hoạt động :
1. Khởi động :1’Hát
2.Kiểm tra bài cũ 4’: “Kiểm tra”.
Nhận xét – Tuyên dương Hs giỏi.
Nhắc nhở các bài yếu, một số lỗi sai thường mắc phải.
3. Bài mới : 30’
 a. Giới thiệu:1’ “Một tổng chia cho một số”.
® Ghi tựa bài.
b.. Phát triển các hoạt động :29’
TG
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
10’
10’
6’
Hoạt động 1: Tính chất một tổng chia cho một số.
MT: Hs hiểu và phát biểu thành lời tính chất một tổng chia cho một số.
Cách tiến hành : Trực quan, giảng giải, vấn đáp.
Gv nêu phép tính.
	(35 + 21) : 7
Hs tính tiếp.
	35 : 7 + 21 : 7
So sánh hai kết quả của hai biểu thức để rút ra được:
GV nêu thêm ví dụ:
	(24 + 16) : 6
	Với 24 : 6 + 12 : 6
T gợi ý để H nói về hai đẳng thức:
Hướng dẫn Hs để rút ra tính chất:
Hoạt động 2: Luyện tập, thực hành.
MT: Rèn kĩ năng vận dụng tính chất một tổng chia cho một số vào việc tính toán.
Cách tiến hành: Luyện tập, thực hành.
Bài 1: Tính bằng hai cách.
a)Gv yêu cầu cả lớp tính (25 + 45) : 5 theo đúng thứ tự thực hiện các phép tính. Sau đó vận dụng tính chất một tổng chia cho một số.
T kết luận: Có hai cách tính 
	(25 + 45) : 5
b) H tự suy nghĩ tìm ra hai cách.
Bài 2: Toán đố (giải bằng hai cách)
GV hướng dẫn: 
	Vì 28 : 4 + 32 : 4 = (28 + 32) : 4 nên ta sẽ có một lời giải với hai phép tính 28 + 32 = 60 ; 60 : 4 = 15 (nhóm)
Hoạt động 3: Tính chất một hiệu chia cho một số.
MT: Hs hiểu và thông qua bài tập phát hiện ra tính chất một hiệu chia cho một số.
Cách tiến hành: Luyện tập, thực hành.
Bài 3: 
HS làm a , b
Gv gợi ý để Hs phát biểu được tính chất một hiệu chia cho một số.
Bài 4: Tính nhanh.
Hs xem mẫu. Gv cho Hs thi đua giữa 2 dãy.
 Hoạt động lớp.
Lớp làm nháp, 1 Hs làm bảng lớp.
	(35 + 21) : 7 = 56 : 7 = 8
	35 : 7 + 21 : 7 = 5 + 3 = 8
Þ	(35 + 21) : 7 = 35 : 7 + 21 : 7
Hs làm và rút ra:
	(24 + 12) : 6 = 24 : 6 + 12 : 6 
Biểu thức bên trái ta cộng rồi chia, hay chia một tổng cho một số.
Biểu thức bên phải ta chia rồi cộng. 
Hoạt động cá nhân.
a)	(25 + 45) : 5 	= 25 : 5 + 45 : 5
	= 5 + 9
	= 14
	(25 + 45) : 5 	= 70 : 5 = 14
	24 : 6 + 36 : 6	= 4 + 6 = 10
	24 : 6 + 36 : 6	= (24 + 36) : 6 
	= 60 : 6 = 10
Hs đọc đề, làm bài.
Hoạt động cá nhân.
- Học sinh thực hiện
4.Củng cố .
Nêu tính chất một tổng chia cho một số?
Tính: 4 ´ 8 – 6 ´ 4 + 18 ´ 4
* Hoạt động nối tiếp 
Bài: 2/ 77.
Chuẩn bị: “Chia cho số có một chữ số”
Nhận xét.
- Trình bày sản phẩm
Tuần :..tiết: .. 
Tập đọc
CHÚ ĐẤT NUNG. 
Ngày soạn :..// 200 Ngày dạy:..// 200
I. Mục tiêu :
Kiến thức: Hiểu từ ngữ trong truyện. Hiểu nội dung truyện: Chú bé Đất can đảm, muốn trở thành người khoẻ mạnh làm được nhiều việc có ích đã dám nung mình trong lửa đỏ.
Kỹ năng: Đọc trơn cả bài, đọc đúng các tiếng, từ và câu, biết đọc diễn cảm bài văn thể hiện đúng diễn biến của sự việc, tính cách các nhân vật.
Thái độ: Giáo dục Hs tính can đảm vượt qua thử thách, khó khăn.
II. Chuẩn bị :
GV : Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.
HS : SGK.
III. Các hoạt động dạy và học:
1. Ổn định : Hát
2. Bài cũ: Văn hay chữ tốt.
GV kiểm tra đọc 3 Hs.
+ Vì sao khi đi học, Cao Bá Quát thường bị điểm kém?
GV nhận xét – đánh giá.
3. Bài mới:
 a.Giới thiệu bài :
GV giới thiệu tranh minh hoạ chủ điểm Tiếng sáo diều. Trong tiết học mở đầu chủ điểm, các em sẽ được làm quen với các nhân vật đồ chơi trong truyện “ Chú Đất Nung”.
GV ghi tựa bài.
b. Phát triển các hoạt động: 
Thời lượng
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
	Hoạt động 1 : Luyện đọc
MT : Giúp Hs đọc trơn toàn bài và hiểu từ ngữ trong truyện.
Cách tiến hành Thực hành, giảng giải.
GV đọc diễn cảm toàn bài.
Chia đoạn: 3 đoạn.
Đoạn 1: 4 dòng đầu.
Đoạn 2: 6 dòng tiếp.
Đoạn 3: Phần còn lại.
GV hướng dẫn Hs luyện đọc và kết hợp giải nghĩa từ.
+ GV uốn nắn những Hs đọc sai.
+ GV giảng thêm những từ Hs thắc mắc.
 Hoạt động 2: Tìm hiểu bài.
MT: Giúp Hs hiểu nội dung truyện.
Cách tiến hành: Đàm thoại, giảng giải.
Truyện có những nhân vật nào?
Chú bé Đất, chàng kị sĩ, nàng công chúa có phải là con người không?
Đoạn 1:
Cụ Chắt có những đồ chơi gì? Chúng khác nhau như thế nào?
 ® GV : đoạn 1 giới thiệu về đồ chơi của cụ Chắt.
 Đoạn 2:
Chú bé Đất làm quen với hai người bột, kết quả ra sao?
® GV: đoạn 2 giới thiệu Chú bé Đất và hai người bột làm quen với nhau.
 Đoạn 3:
Chú bé Đất đi đâu và gặp chuyện gì?
® GV nhận xét và liên hệ giáo dục.
 Hoạt động 3: Đọc diễn cảm
MT : Rèn kĩ năng đọc diễn cảm. 
Cách tiến hành:: Thực hành, giảng giải.
GV lưu ý: giọng đọc của từng nhân vật.
+ Người kể: hồn nhiên, khoan thai.
+ Chàng kị sĩ: kênh kiệu.
+ Ông Hòn Rấm: vui, ôn tồn.
+ Chú bé Đất: ngạc nhiên, mạnh dạn, táo bạo, đáng yêu.
 Hoạt động cá nhân.
Hs nghe.
Hs đánh dấu vào SGK.
Hs nối tiếp nhau đọc từng đoạn truyện. 1, 2 Hs đọc toàn bài.
Hs đọc thầm chú giải và nói lại nghĩa các từ.
Hoạt động lớp.
Hs đọc thầm bài văn, TLCH.
Cụ Chắt, Chú bé Đất sau trở thành Đất Nung, chàng kị sĩ cưỡi ngựa, nàng công chúa bằng bột nặn, ông Hòn Rấm.
Đó là những đồ chơi của cụ Chắt nhưng biết nói năng, suy nghĩ, hành động như người?
Hs đọc và TLCH.
Chàng kị sĩ, nàng công chúa ® làm bằng bột nặn, màu sắc sặc sỡ, trông rất đẹp.
Chú bé Đất ® nặn từ đất sét. Chú chỉ là 1 hòn đất mộc mạc có hình người.
Hs đọc và TLCH.
+ Đất từ người cu Đất giây bẩn hết quần áo của hai người bột. Chàng kị sĩ phàn nàn. Cụ Chắt bỏ riêng 2 người bột vào trong lọ thuỷ tinh.
H đọc và TLCH.
Đất nhớ quê, tìm đường ra cánh đồng, gặp trời đổ mưa, chú ngấm nước, rét quá.
Hoạt động cá nhân.
Nhiều Hs luyện đọc.
Đọc cá nhân.
Đọc phân vai.
4: Củng cố
Thi đọc diễn cảm.
Nêu nội dung của câu chuyện?
Hoạt động nối tiếp :
Luyện đọc thêm.
Chuẩn bị: Phần 2 truyện “ Chú Đất Nung”.
Nhận xét tiết học.
- Trình bày sản phẩm:..
Rút kinh nghiệm:
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Tuần: tiết : .. Năm học : 2006 - 2007
Kĩ thuật
Bài: KHÂU VIỀN ĐƯỜNG GẤP MÉP VẢI BẰNG MŨI KHÂU ĐỘT (Tiết 1)
MỤC TIÊU:
* Kiến thức :HS biết cách gấp mép vải và khâu viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột thưa hoặc đột mau.
* Kĩ năng: Gấp được mép vải và khâu viền được đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột thưa hoặc đột mau đúng quy trình, đúng kĩ thuật.
* Thái độ: HS yêu thích sản phẩm mình làm được.
CHUẨN BỊ:
* GV:Mẫu đường gấp mép vải được khâu viền bằng các mũi khâu đột (quần, áo, túi xách, bao gối...).
* HS: SGK.
CÁC MẶT HOẠT ĐỘNG:
Bài cũ:4’ Khâu đột mau
- Nêu quy trình khâu đột mau.
- GV nhận xét.
B. Bài mới: 30’
* Giới thiệu bài: 1’
Thời gian
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
10’
15’
2’
+ Hoạt động 1: HS quan sát và nhận xét mẫu.
- MT: HS biết nhận xét mẫu vật 
- GV giới thiệu mẫu.
GV nhận xét, tóm tắt đặc điểm đường khâu.
- Mép vải được gấp 2 lần. Đường gấp mép ở mặt trái của mảnh vải và được khâu bằng mũi khâu đột thưa hoặc đột mau. Đường khâu được thực hiện ở mặt phải mảnh vải.
+ Hoạt động 2: Thao tác kĩ thuật
MT: HS hiểu được các bước để thực hiện
- GV hướng dẫn HS quan sát hình 1, 2, 3, 4 yêu cầu HS nêu các bước thực hiện.
- GV nhận xét thao tác của HS.
- GV hướng dẫn các thao tác trong SGK.
* Lưu ý:
- Gấp mép vải, mặt phải mảnh vải ở dưới, gấp đúng đường vạch dấu.
- Cần miết kĩ đường gấp.
- Gấp cuộn đường gấp thứ nhất vào trong đường gấp thứ hai.
- GV nhận xét chung. Hướng dẫn thao tác khâu lược, khâu viền đường gấp mép vải bằng khâu đột (khâu lược ở mặt trái của vải, còn khâu viền thì thực hiện ở mặt phải của vải.
4.. Củng cố – Dặn dò:
-* Hoạt động nối tiếp
 Chuẩn bị: Tiết 2,3.
Nhận xét tiết học
- HS quan sát và trả lời câu hỏi về đường gấp mép vải và đường khâu viền trên mẫu.
- HS đọc mục 1 nêu cách gấp mép vải.
- HS thực hiện thao tác vạch 2 đường dấu.
- 1 HS thực hiện thao tác gấp mép vải.
 HS đọc mục 2, 3 và quan sát hình 3, 4.
- Thực hiện thao tác khâu viền đường gấp mép bằng mũi khâu đột.
RKN	
Tuần :tiết:  
Luyện từ và câu 
LUYỆN TẬP VỀ CÂU HỎI. 
Ngày soạn :..// 200 Ngày dạy:..// 200
I. Mục tiêu :
Kiến thức: Luyện tập nhận biết một số từ nghi vấn và đặt câu với các từ nghi vấn ấy.
Kỹ năng: Bước đầu nhận biết dạng câu có từ nghi vần nhưng không dùng để hỏi.
Thái độ: Biết dùng câu có từ nghi vấn để đặt câu hỏi trong các bài tập làm văn.
II. Chuẩn bị :
GV : Bảng phụ viết sẵn nội dung bài tập 3.
Hs : SGK.
III. Các hoạt động :
Khởi động :
Bài cũ: Câu hỏi _ Dấu chấm hỏi.
Hs trả lời các câu hỏi sau:
Câu hỏi dùng để làm gì? Cho ví dụ?
GV nhận xét, tuyên dương.
Bài mới: 
a.Giới thiệu bài :
	Bài h ... å thành bài văn tả cái trống.
Nhận xét.
Bài 2:
Nhắc H bám sát nội dung ghi nhớ, dựa theo mẫu bài “ Chiếc áo búp bê” để lập dàn ý.
Chỉ định 1 số Hs trình bày.
GV nhận xét, đi đến 1 dàn ý chung.
 Hoạt động lớp, cá nhân.
1 Hs đọc yêu cầu.
1 Hs đọc bài chính tả “ Chiếc áo búp bê” / 146.
Lớp đọc thầm, suy nghĩ, TLCH.
Chiếc áo búp bê.
+ MB: Trời trở rét. Vậy mà bé Li, búp bê của tôi, vẫn phonh phanh chiếc váy mỏng.
® Nêu lí do may áo cho búp bê.
+ KB: Chắc bé thích chiếc áo này vì tự tay tôi đã may cho bé.
® Nêu cảm nghĩ của người may áo.
+ MB: trực tiếp.
+ KB: mở rộng, nói cảm nghĩ của người tả.
® Giống như các kiểu MB, KB đã học trong văn kể chuyện.	
Tả bao quát hình dạng chung của chiếc áo ( chiếc áo chỉ bằng bao thuốc ).
® Tả những bộ phận của áo có đặc điểm nổi bật ( cổ áo dựng cao cho ấm ngực ® tà áo loe ra 1 chút so với thân ® mép áo viền bằng vải xanh ® 3 chiếc khuy bấm như hạt cườm đính dọc mép áo ).
Đọc yêu cầu.
Dựa vào bài 1, suy nghĩ và TLCH.
Tả bao quát toàn bộ đồ vật.
® Tả những bộ phận có đặc điểm nổi bật.
Hoạt động lớp.
2, 3 Hs đọc ghi nhớ.
Lớp đọc thầm.
Hoạt động cá nhân, nhóm.
2 Hs đọc nội dung.
Lớp đọc thầm, làm việc cá nhân.
Hs trao đổi, phát biểu.
Lớp nhận xét.
Anh chàng trống này tròn như cái chum, lúc nào cũng chễm chệ trên 1 cái giá gỗ kê ở trước phòng bảo vệ.
+ Mình trống.
+ Lưng trống.
+ Hai đầu trống.
Tròn như cái chum, mình được ghép bằng những mảnh gỗ đều chằn chặn và nở ở giữa, khum nhỏ lại ở hai đầu – ngang lưng quấn 2 vành đai to bằng con rắn cạp nong, nom rất hùng dũng – 2 đầu bịt kín bằng da trâu, căng rất phẳng.
Tiếng trống ồm ồm “ Tùng! Tùng! “ – “ Cắc, tùng! “.
1 H đọc phần MB, KB.
Lớp nhận xét.
+ MB: trực tiếp.
+ MB: gián tiếp.
+ KB: tự nhiên.
+ KB: mở rộng.
1 H đọc yêu cầu.
Lập dàn ý bài văn tả chiếc áo em mặc đến lớp hôm nay.
H làm việc cá nhân, lập dàn ý vào nháp.
Trao đổi nhóm để hoàn chỉnh dàn ý.
Lớp nhận xét.
Lớp tham khảo.
4. Củng cố.
¥ 	MT: Củng cố khắc sâu kiến thức..
 ¥ 	PP: Tổng hợp.
 Nhận xét.
 Hoạt động nối tiếp
Nhận xét tiết. 
Dặn dò: Viết bài văn hoàn chỉnh.
Chuẩn bị: Luyện tập tả đồ vật.
Trình bày sản phẩm:.
Rút kinh nghiệm:
Tuần :tiết:  
Toán 
MỘT TÍCH CHIA CHO MỘT SỐ. 
Ngày soạn :..// 200 Ngày dạy:..// 200
I. Mục tiêu :
Kiến thức: Hiểu và phát biểu được thành lời tính chất một tích chia cho một số.
Kỹ năng: Rèn kĩ năng áp dụng tính chất trên vào việc tính toán, giải toán.
Thái độ: Giáo dục Hs tính chính xác, khoa học, cẩn thận.
II. Chuẩn bị :
GV : SGK.
Hs : SGK + Vở bài tập.
III. Các hoạt động dạy học :
1. Khởi động : Hát 
2. Kiểm tra bài cũ : “Một số chia một tích”.
Nêu tính chất một số chia cho một tích?
Hs sửa bài 4/ 80.
-GV chấm bài _ nhận xét.
3.Bài mới:
 a. Giới thiệu bài : “Một tích chia cho một số”.
® GV ghi bảng tựa bài.
b. Phát triển các hoạt động:	
Thời lượng
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
Hoạt động 1: Tìm hiểu bài.
MT: Giúp Hs hiểu và phát biểu được bằng lời tính chất một tích chia cho một số từ đó vận dụng vào tính toán.
Cách tiến hành Trực quan, giảng giải, vấn đáp.
* Trường hợp cả hai thừa số chia hết cho số chia:
Tính giá trị của các biểu thức.
(9 ´ 15) : 3	9 ´ (15 : 3)	(9 : 3) ´ 15
So sánh giá trị của các biểu thức:
Hướng dẫn Hs rút ra nhận xét.
Rút ra nhận xét.
* Trường hợp thừa số thứ nhất không chia hết cho số chia:
Tính giá trị hai biểu thức:
	(7 ´ 15) : 3 và 7 ´ (15 : 3)
So sánh giá trị của hai biểu thức:
Vì sao không tính (7 : 3) ´ 15 ?
* Trường hợp thừa số thứ hai không chia hết cho số chia:
Tính giá trị của hai biểu thức:
	(9 ´ 14) : 3 và (9 : 3) ´ 14
Nhận xét giá trị của hai biểu thức?
Vì sao không tính 9 ´ (14 : 3) ?
Lưu ý: GV nói cho Hs là thông thường không viết dấu ngoặc trong hai biểu thức: 9 ´ 15 : 3 và 9 : 3 ´ 15
Hoạt động 2: Luyện tập, thực hành.
MT: Rèn kĩ năng áp dụng tính chất trên vào việc tính toán.
Cách tiến hành Thực hành, luyện tập.
Bài 1: Tính bằng hai cách.
Yêu cầu Hs tính theo đúng thứ tự thực hiện các phép tính.
Khuyến khích Hs đề xuất cách tính khác.
H sửa bảng, GV nhận xét và yêu cầu Hs giải thích vì sao không tính theo cách thứ ba.
Bài 2: Tính bằng ba cách.
H sửa bài bằng cách chơi trò chuyền hoa, bài hát dừng lại bông hoa ở Hs nào thì H sửa bài, 3 Hs sửa 3 cách.
Bài 3: Toán đố.
GV chia lớp thành 6 nhóm, 2 nhóm tìm 1 cách giải. Sau đó đại diện nhóm lên giải.
 nhận xét + chấm vở.
Hoạt động lớp.
Cả lớp tính, 1 Hs lên bảng.
	(9 ´ 15) : 3 = 135 : 3 = 45
	9 ´ (15 : 3) = 9 ´ 5 = 45
	(9 : 3) ´ 15 = 3 ´ 15 = 45
Giá trị của ba biểu thức bằng nhau.
Khi tính (9 ´ 15) : 3 ta nhân rồi chia, hoặc cũng có thể nói: đã lấy tích chia cho 3.
Khi tính 9 ´ (15 : 3) và (9 : 3) ´ 15 ta chia một thừa số cho 3 rồi nhân với thừa số kia.
Khi chia một tích cho một số ta có thể lấy một thừa số chia cho số đó rồi nhân kết quả với thừa số kia.
Cả lớp tính, 1 Hs lên bảng.
	(7 ´ 15) : 3 = 105 : 3 = 35
	7 ´ (15 : 3) = 7 ´ 5 = 35
Hai biểu thứ có giá trị bằng nhau.
	(7 ´ 15) : 3 = 7 ´ (15: 3)
Vì 7 không chia hết cho 3.
Hs tính.
	(9 ´ 14) : 3 = 126 : 3 = 42
	(9 : 3) ´ 14 = 3 ´ 14 = 42
Giá trị của biểu thức bằng nhau.
Vì 14 không chia hết cho 3.
Hoạt động cá nhân.
Hs làm vở.
a) (14 ´ 27) : 7 = 378 : 7 = 54
 (14 ´ 27) : 7 = 14 : 7 ´ 27 
	 = 2 ´ 27 = 54
b) (25 ´ 24) : 6 = 600 : 6 = 100
 (25 ´ 24) : 6 = 24 : 6 ´ 25 
	 = 4 ´ 25 = 100
Hs đọc đề giải.
	(32 ´ 24) : 4 = 768 : 4 = 192
	(32 : 4) ´ 24 = 8 ´ 24 = 192
	24 : 4 ´ 32 = 6 ´ 32 = 192
Hs đọc đề, tóm tắt, Hs tìm ra một cách giải.
Cách 1: Tổng số mét vài là:
	 30 ´ 6 = 180 (m)
	 Cửa hàng đã bán được là:
	 180 : 6 = 30 (m)
	ĐS: 30 m
Cách 2: Có 6 tấm vải, đã bán được 1/6 số vải, nên tấm vải đã bán được là:
	 6 ´ 6 = 1 (tấm)
	Cửa hàng đã bán được là:
	 1 : 30 = 30 (m)
	ĐS: 30 m	
4. Củng cố.
Nêu quy tắc “Một tích chia cho một số?”
Hs tính bằng ba cách:
	(81 + 18) : 9
Hoạt động nối tiếp
Bài : 3/ 80.
Chuẩn bị: “Chia cho số có tận cùng bằng các chữ số 0”
Trình bày sản phẩm:.
Rút kinh nghiệm:
Tuần Tiết : 
Khoa học
BẢO VỆ NGUỒN NƯỚC. 
Ngày soạn :..// 200 Ngày dạy:..// 200
Mục tiêu : 
Kiến thức: Biết cách bảo vệ nguồn nước.
Kỹ năng: Nêu những việc nên và không nên làm để bảo vệ nguồn nước.
Thái độ: + Cam kết thực hiện bảo vệ nguồn nước.
 + Vẽ tranh cổ động tuyên truyền bảo vệ nguồn nước.
Chuẩn bị :
GV : Hình vẽ trong SGK trang 60, 61.
 Giấy Ao đủ cho các nhóm.
HS : SGK.
Các hoạt động :
Khởi động :
Bài cũ: Nguyên nhân làm nước bị ô nhiễm.
Nêu nguyên nhân làm nước bị ô nhiễm?
Nêu tác hại của việc sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm đối với sức khoẻ con người?
Nhận xét, chấm điểm.
Bài mới: 
a. Giới thiệu bài :
 Nước rất cần thiết cho cuộc sống vì thế ta cần “Bảo vệ nguồn nước”
b. Phát triển các hoạt động: 
Thời lượng
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
Hoạt động 1: Những việc làm để bảo vệ nguồn nước.
MT: Nêu Những việc nên làm và không nên làm để bảo vệ nguồn nước.
Cách tiến hành:Quan sát, đàm thoại, giảng giải.
Yêu cầu Hs quan sát hình vẽ và trả lời các câu hỏi trang 60 SGK.
GV gọi 1 số Hs trình bày kết quả làm việc theo cặp.
GV yêu cầu Hs liên hệ bản thân, gia đình và địa phương đã làm được gì để bảo vệ nguồn nước.
® Kết luận:
Hoạt động 2: Vẽ tranh cổ động.
MT: Bản thân Hs cam kết tham gia bảo vệ nguồn nước và tuyên truyền, cổ động người khác cùng bảo vệ nguồn nước.
Cách tiến hành:Thực hành, giảng giải. 
GV chia nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm.
+ Xây dựng bản cam kết bảo vệ nguồn nước.
+ Thảo luận để tìm ý cho nội dung tranh tuyên truyền cổ động mọi người cùng bảo vệ nguồn nước.
+ Phân công từng thành viên của nhóm vẽ hoặc viết từng phần của bức tranh.
GV đi tới các nhóm kiểm tra và giúp đỡ, đảm bảo rằng mọi Hs đều tham gia.
GV đánh giá nhận xét, chủ yếu tuyên dương các sáng kiến tuyên truyền cổ động mọi người cùng tiết kiệm nước. Tranh vẽ đẹp hay xấu không quan trọng.
 Hoạt động nhóm, lớp.
2 Hs quay lại với nhau, chỉ vào từng hình vẽ, nêu những việc nên và không nên làm để bảo vệ nguồn nước.
Hs cần nêu 
Hs nêu
Hoạt động cá nhân, lớp.
Nhóm trưởng điều khiển các bạn làm các việc như GV đã hướng dẫn.
Các nhóm treo sản phẩm của nhóm mình. Cử đại diện phát biểu cam kết của nhóm về việc thực hiện tiết kiệm nước và nêu ý tưởng của bức tranh cổ động do nhóm vẽ. Các nhóm khác có thể góp ý để nhóm đó tiếp tục hoàn thiện, nếu cần.
4.Củng cố.
MT: Củng cố lại kiến thức.
Cách tiến hành:đàm thoại.
Em sẽ làm gì bảo vệ nguồn nước?
® Giáo dục: Bảo vệ nguồn nước vừa tiết kiệm nước vừa bảo vệ sức khoẻ khi sử dụng nước  đây là việc các em nên làm và khuyến khích, tuyên truyền mọi người cùng thực hiện.
5. Hoạt động nối tiếp
Xem lại bài học, vẽ tiếp tranh cổ động.
Chuẩn bị: “ Làm thế nào để biết có không khí”.
Trình bày sản phẩm:
Rút kinh nghiệm
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • doc14.doc