Giáo án các môn khối 4 - Tuần 17

Giáo án các môn khối 4 - Tuần 17

I. Mục tiêu :

1. Kiến thức: Củng cố về phép chia và tìm số trung bình cộng.

2. Kỹ năng : Rèn kĩ năng thực hiện phép chia.

3. Thái độ: Giáo dục Hs tính chính xác, khoa học, cẩn thận.

II. Chuẩn bị :

- GV : SGK.

- Hs : SGK + bảng con.

III. Các hoạt động :

1. Khởi động :

2.Kiểm tra bài cũ : “ Chia cho số có 3 chữ số”.

- Nêu cách thữc hiện phép chia + thử lại?

- Sửa bảng bài 3/ 92.

- Chấm vở nhận xét.

3. Bài mới

a.Giới thiệu bài: “ Luyện tập”.

- Luyện tập củng cố về phép chia.

b. Phát triển các hoạt động :

 

doc 7 trang Người đăng hungtcl Lượt xem 1161Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án các môn khối 4 - Tuần 17", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần Tiết : 
Toán 
LUYỆN TẬP. 
Ngày soạn :..// 200 Ngày dạy:..// 200
I. Mục tiêu :
Kiến thức: Củng cố về phép chia và tìm số trung bình cộng.
Kỹ năng : Rèn kĩ năng thực hiện phép chia.
Thái độ: Giáo dục Hs tính chính xác, khoa học, cẩn thận.
II. Chuẩn bị :
GV : SGK.
 Hs : SGK + bảng con.
III. Các hoạt động :
1. Khởi động :
2.Kiểm tra bài cũ : “ Chia cho số có 3 chữ số”.
Nêu cách thữc hiện phép chia + thử lại?
Sửa bảng bài 3/ 92.
Chấm vở nhận xét.
3. Bài mới 
a.Giới thiệu bài: “ Luyện tập”.
Luyện tập củng cố về phép chia.
b. Phát triển các hoạt động :
Thời lượng
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
Hoạt động 1: Củng cố kiến thức.
MT : Củng cố về phép chia và tìm số trung bình cộng.
*Cách tiến hành: Vấn đáp, giảng giải.
1 Hs đứng lên đặt các câu hỏi về nội dung cần ôn tập.
Nêu cách thực hiện phép chia + thử lại?
Cách tìm số trung bình cộng?
Tính chu vi, diện tích hình chủ nhật?
T chốt ý, ghi nội dung cần ôn tập lên bảng.
Hoạt động 2: Thực hành.
MT: Rèn kĩ năng áp dụng việc thực hiện phép chia vào việc tính toán.
*Cách tiến hành: Thực hành
Bài 1: Đặt tính rồi tính.
3 Hs sửa bảng.
GV nhận xét.
Bài 2: Tìm a:
Nêu cách tìm thừa số chưa biết?
Nêu cách tìm số chia?
Bài 3: Toán đố.
Yêu cầu H nhắc lại cách tìm số trung bình cộng?
GV nhận xét.
Bài 4: Yêu cầu Hs đọc đề.
GV hướng dẫn Hs tính nhẩm:
240 : 40 = 6 từ đó tìm giá trị của a.
GV chấm vở nhận xét.
 Hoạt động lớp.
Hs trả lời nhận xét.
Hoạt động cá nhân.
Hs đọc đề, làm vở.
109408 526 810866 238
 04208 208 0968 3407
 000 1666
 000
 656565 319
 1856 2058
 2615
 063
Hs đọc đề.
Hs nêu.
Hs nêu.
2 Hs trả lời đúng lên sửa bài:
a) 517 ´ x = 151181
 x = 151481 : 517
 x = 293
b) 195906 : x = 634
 x = 195906 : 634
 x = 309
Hs đọc đề, tự tóm tắt, tìm cách giải. 
 Giải:
 Số áo phân xưởng A dệt được:
 84 ´ 144 = 12096 ( áo )
 Trung bình mỗi ngày phân xưởng B dệt: 
 12096 : 112 = 108 ( áo )
 Đáp số: 108 áo.
X là các số: 50, 60, 70, 80, 90
4. Củng cố .
GV cho Hs làm bảng con.
454545 : 101 = ?
*Hoạt động nối tiếp: 
Bài 4/ 82
Chuẩn bị: “ Kiểm tra”.
 Nhận xét tiết học.
Trình bày sản phẩm
Rút kinh nghiệm
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Tuần :tiết:.. 
Môn: Tập đọc Tuần : 17 RẤT NHIỀU MẶT TRĂNG 
 Theo Phơ-bơ
Ngày soạn :..// 200 Ngày dạy:..// 200
I - Mục đích- Yêu cầu
 1 - Kiến thức : 
- Hiểu nghĩa các từ ngữ trong bài.
- Hiểu nội dung bài : Cách nghĩ của trẻ em về thế giới , về mặt trăng rất ngộ nghĩnh , rất khác với người lớn .
2 - Kĩ năng :
- Đọc trôi chảy , lưu loát toàn bài . Biết đọc diễn cảm bài văn – giọng nhẹ nhàng , chậm rãi , đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật : cghú bé , nàng công chúa nhỏ.
3 - Giáo dục :
- HS yêu thích những câu truyện cổ, yêu sự ngây rhơ của trẻ em . 
II - Chuẩn bị
-GV: Tranh minh hoạ nội dung bài học.
+ Bảng phụ viết sẵn những câu , đoạn văn cần hướng dẫn HS luyện đọc. 
- HS: 
III - Các hoạt động dạy – học
1 – Khởi động: 
2 - Kiểm tra bài cũ : Trong quán ăn “ Ba cá bống “
- Yêu cầu HS đọc theo cách phân vai và trả lời câu hỏi trong SGK.
 3 - Bài mới: 
a Giới thiệu bài : 
- Rất nhiều mặt trăng là câu chuyện cho các em thấy cách hiểu về thế giới của trẻ em khác với người lớn như thế nào .
b. Các hoạt động: 
Thời lượng
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
- Hoạt động 1 : Hướng dẫn luyện đọc 
*Mục tiêu: HS đọc đúng 
Cách tiến hành
- Chia đoạn, giải nghĩa thêm từ khó , ngắt nghỉ hơi đúng. 
- Giới thiệu tranh minh hoạ truyện .
- Đọc diễn cảm cả bài.
 – Hoạt động2 : Tìm hiểu bài 
*Mục tiêu: Hiểu nghĩa các từ ngữ trong bài.
Cách tiến hành
* Đoạn 1 : Tám dòng đầu 
- Cô công chúa nhỏ có nguyện vọng gì ? 
- Trước yêu cầu của công chúa , nhà vua đã làm gì ? 
- Các vị đại thần và các nhà khoahọc nói với nhà vua như thế nào về đòi hỏi của công chúa ?
- Tại sao họ cho rắng đó là đòi hỏi không thể thực hiện được ? 
=> Ý đoạn 1 : Cả triều đình không biết làm cách nào tìm được mặt trang cho công chúa .
* Đoạn 2 :  Tất nhiên là bằng vàng rồi.
- Cách nghĩ của chú hề có gì khác với các vị đại thần và các nhà khoa học ?
- Tìm những chi tiết cho thấy cách nghĩ của cô công chúa nhỏ về mặt trăng rất khác với cách nghĩ của người lớn ?
+ Chú hề hiểu về trẻ em nên đã cảm nhận đùng : nàng công chúa bé nhỏ nghĩ về mặt trăng hoàn toàn khác với cách nghĩ về mặt trăng của người lớn , của các quan đại thần và các nhà khoa học .
=> Ý đoạn 2 : Chú hề hỏi công chúa nghĩ về mặt trang như thế nào ?
* Đoạn 3 : Phần còn lại 
- Sau khi biết rõ công chúa muốn có một “ mặt trăng “ thao ý nàng , chú hề đã làm gì ? 
- Thái độ của công chúa thế nào khi nhận món quà ? 
=> Ý đoạn 3 : Chú hề đã mang đến cho công chúa nhỏ “ một mặt trăng “ đúng như cô bé mong muốn.
 - Hoạt động 3 : Đọc diễn cảm 
- GV hướng dẫn HS đọc diễn cảm bài văn. 
- Hướng dẫn HS đọc diễn cảm 1 đoạn .
- HS đọc từng đoạn và cả bài.
- Đọc thầm phần chú giải.
- Công chúa nhỏ muốn có mặt trăng và nói là cô sẽ khỏi ngay nếu có mặt trăng .
- Nhà vua cho vời tất cả các vị đại thần , các nhà khoa học đến để bàn cách lấy mặt trăng cho công chúa .
- Họ nói đòi hỏi đó không thể thực hiện đó .
- Vì mặt trăng ở rất xa và to gấp hàng nghìn lần đất nước của nhà vua . 
+ Chú hề cho rằng trước hết phải hỏi xem công chúa nghĩ về mặt trăng thế nào đã .
+ Chú hề cho rằng công chúa nghĩ về mặt trăng không giống người lớn .
- Mặt trăng chỉ to hơn móng tay của công chúa . – Vì khi công chúa đặt ngón tay lên trước mặt trăng thì móng tay che gần khuất mặt trăng. 
- Mặt trăng treo ngang ngọn cây – Vì đôi khi nó đi ngang qua ngọn cây trước cửa sổ .
- Mặt trăng được làm bằng vàng – Tất nhiên là mặt trăng bằng vàng .
- Chú tức tốc đến gặp bác thợ kim hoàn , đặt làm ngay một mặt trăng bằng vàng , lớn hơn móng tay của công chúa , cho mặt trăng vào một dây chuyền vàng để công chúa đeo vào cổ.
- Công chúa thấy mặt trăng thì vui sướng ra khỏi giường bệnh , chạy tung tăng khắp vườn .
 4 - Củng cố : Câu truyện giúp em hiểu ra điều gì ?
*Hoạt động nối tiếp: 
- Nhận xét tiết học. 
- Chuẩn bị :Rất nhiều mặt trăng ( tiếp theo )
Trình bày sản phẩm:
Rút kinh nghiệm
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
@?
Tuần :tiết:  Thứ ngày tháng năm 200
Kĩ thuật
	Bài: VẬT LIỆU VÀ DỤNG CỤ TRỒNG RAU, HOA 	 
I.MỤC TIÊU:
* Kiến thức:HS biết đặc điểm, tác dụng của các vật liệu, dụng cụ thường dùng để gieo trồng, chăm sóc rau, hoa.
* Kĩ năng:Biết sử dụng 1 số dụng cụ lao động trồng rau, hoa đơn giản.
* Thái độ:Có ý thức giữ gìn, bảo quản và đảm bảo an toàn lao động khi sử dụng dụng cụ gieo trồng rau, hoa.
II.CHUẨN BỊ:
*GV: Hạt giống, 1 số loại phân hóa học, phân vi sinh, cuoc61 cào, vồ đập đất, dầm xới, bình có vòi hoa sen, bình xịt nước.
* HS: SGK.
III.CÁC MẶT HOẠT ĐỘNG:
1.Ổn định: 1’ Hát
2. Bài cũ: Lợi ích của việc trồng rau, hoa.
- HS nêu lại ghi nhớ
- GV nhận xét.
3.. Bài mới: 
a.Giới thiệu bài: Vật liệu và dụng cụ trồng rau, hoa.
b.Phát triển các hoạt động:
Thời gian
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
15’
10’
3’
1’
* Hoạt động 1: * Những vật liệu chủ yếu được sử dụng khi gieo trồng rau, hoa.
Cách tiến hành
- Nêu tên tác dụng của những vật liệu cần thiết thường được sử dụng khi trồng rau, hoa.
- GV nhận xét và bổ sung: Muốn gieo trồng bất cứ loại gieo trồng nào, trước hết phải có hạt giống (cây giống). Mỗi loại hạt giống có kích thước, hình dạng khác nhau.
- Giới thiệu 1 số hạt giống cho HS xem.
- Cây cần dinh dương để lớn lên ra hoa, kết quả. Phân bón là nguồn cung cấp chất dinh dưỡng cho cây. Sử dụng phân bón tùy thuộc vào loại cây rau, hoa chúng ta trồng.
- Giới thiệu phân bón.
- Nơi nào có đất trồng, nơi đó có thể trồng rau, hoa. Cóp thể cho đất vào chậu, thường để trồng rau hoa.
- GV chốt nội dung 1.
+ Hoạt động 2: Các dụng cụ gieo trồng, chăm sóc rau, hoa.
Cách tiến hành
- GV giới thiệu từng dụng cụ: cuốc, cào, dầm xới, bình có vòi sen, bình xịt nước. 
- GV nhắc nhở HS thực hiện các quy định về vệ sinh và an toàn lao động. Khi sử dụng các dụng cụ.
- Trong sản xuất nông nghiệp người ta còn sử dụng các công cụ khác như: cày, bừa, máy cày, máy bừa, máy làm cỏ để giúp cho công việc nhẹ nhàng hơn.
3) Củng cố 
- Nhận xét tiết học.
-* Hoạt động nối tiếp 
 Chuẩn bị bài: Điều kiện ngoại cảnh của cây rau, hoa.
- Trình bày sản phẩm
- HS đọc nội dung 1.
- HS trả lời.
- HS nhắc lại.
- Đọc mục 2 SGK và trả lời các câu hỏi về đặc điểm, hình dạng, cấu tạo, cách sử dụng 1 số dụng cụ thường dùng để gieo trồng, chăm sóc rau, hoa.
 HS vận dụng những hiểu biết của mình để trả lời câu hỏi ở từng mục trong bài.
- HS đọc ghi nhớ cuối bài.
Rút kinh nghiệm:
....

Tài liệu đính kèm:

  • doc17.doc