Giáo án các môn khối 4 - Tuần 21

Giáo án các môn khối 4 - Tuần 21

I .MỤC TIÊU:

- Bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn phù hợp với nội dung tự hào , ca ngợi .

 - Hiểu nội dung bài : Ca ngợi Anh hùng lao động Trần Đại Nghĩa đã có những cống hiến xuất sắc cho sự nghiệp quốc phòng và xây dựng nền khoa học trẻ của đất nư-ớc) ( trả lơi được các câu hỏi trong SGK ).

- GDKN xác định giá trị cá nhân .

 II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC :

Ảnh chân dung Trần Đại Nghĩa trong SGK

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :

 

doc 59 trang Người đăng hungtcl Lượt xem 930Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn khối 4 - Tuần 21", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 TUẦN 21
 Thứ hai, ngày 26 tháng 01 năm 2015 
Chào cờ
 ___________________________
Tập đọc
ANH HÙNG LAO ĐỘNG TRẦN ĐẠI NGHĨA
I .MỤC TIÊU:
- Bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn phù hợp với nội dung tự hào , ca ngợi .
 - Hiểu nội dung bài : Ca ngợi Anh hùng lao động Trần Đại Nghĩa đã có những cống hiến xuất sắc cho sự nghiệp quốc phòng và xây dựng nền khoa học trẻ của đất nước) ( trả lơi được các câu hỏi trong SGK ).
- GDKN xác định giá trị cá nhân .
 II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC :
Ảnh chân dung Trần Đại Nghĩa trong SGK 
III.. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
 A ,Kiểm tra bài cũ : (5’).
 Cho 2 h/s đọc bài : " Trống đồng Đông Sơn "
 G/V ? Nổi bật trên hoa vănTrống Đồng là gì ?
? Vì sao có thể nói Trống Đồng là niềm tự hào chính đáng của người Việt Nam ?
G/V nhận xét - Ghi điểm 
B,Bài mới :
 Hoạt động 1:Giới thiệu bài : (1’).
 - G/V cho h/s xem chân dung nhà khoa học Trần Đại Nghĩa và hỏi : Em biết gì về Trần đại Nghĩa ? Bài học hôm nay chúng ta sẽ tìm hiêủ . GV ghi mục bài lên bảng .
Hoạt động 2 : Luyện đọc : (9’).
 -Mời ,4 h/s tiếp nối nhau đọc từng đoạn của bài .
 - G/V hướng dẫn h/s đọc đúng 1 số từ khó . 
 - Một h/s đọc chú giải - lớp đọc thầm .
 - H/s đọc theo cặp .
 - GV đọc mẫu toàn bài .
Hoạt động 3 : Tìm hiểu bài : (9’).
H/s đọc thầm đoạn 1 : " Trần Đại Nghĩa ... chế tạo vũ khí "
 ? Nêu tiểu sử của anh hùng Trần Đại Nghĩa trước khi Bác Hồ về nước .
 H/s trả lời - G/v kết luận .
 H/s nêu ý chính của đoạn 1 -h/s khác nhận xét .
 G/v kết luận ghi bảng - một số học sinh nhắc lại 
 Giới thiệu tiểu sử nhà ,khoa học Trần Đại Nghĩa trước năm 1946 .
G/v :Trần Đại Nghĩa là một nhà khoa học có tài. Ông đã đóng góp những tài năng của mình vào công cuộc bảo vệ xây dựngTổ quốc như thế nào? Các em cùng đọc thầm đoạn2 - H/s đọc thầm đoạn 2, 3 - trả lời câu hỏi .
+Em hiểu nghe theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ Quốc nghĩa là gì ?
+Giáo sư Trần Đại Nghĩa đã có đóng góp gì to lớn cho kháng chiến?
+ Nêu đóng góp của ông Trần Đại Nghĩa cho sự nghiệp xây dựng Tổ quốc?
- H/S trả lời G/V kết luận ghi bảng- h/s nhắc lại.
ý 2: Những đóng góp to lớn của Trần Đại Nghĩa trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
G/V chuyển đoạn 4: Mời h/s đọc thầm đoạn 4 và trả lời.
+Nhà nước đánh giá cao những cống hiến của ông Trần Đại Nghĩa như thế nào?
+Theo em nhờ đâu ông Trần Đại Nghĩa có được những công hiến lớn như vậy?
- H/s trả lời - G/V kết luận.
? Đoạn cuối bài nói lên điều gì?
H/S trả lời - G/V kết luận ghi bảng.
ý 3: Nhà nước đánh giá cao những cống hiến của ông Trần Đại Nghĩa.
- Mời một h/s đọc toàn bài. Cả lớp đọc thầm tìm nội dung của bài.
- H/S trả lời- h/s khác nhận xét - g/v kết luận ghi bảng.
Nội dung : Ca ngợi anh hùng lao động Trần Đại Nghĩa đã có những cống hiến xuất sắc cho sự nghiệp quốc phòng và xây dựng nền khoa học trẻ của Đất nước.
Hoạt động4: Luyện đọc lại : (8’).
-GV mời 4 h/s tiếp nối nhau đọc toàn bài.
 - G/V treo bảng phụ hướng dẫn h/s đọc diễn cảm một đoạn " Năm 1946... tiêu diệt xe tăng và lô cốt của giặc" 
 -G/v đọc mẫu - h/s theo dõi
 -Một h/s đọc cả lớp theo dõi và sữa lỗi để bạn đọc hay hơn.
 -H/S luyện đọc theo cặp.
 *3- 5 h/s thi đọc- h/s theo dõi bình chọn bạn đọc hay.
 G/V tuyên dương h/s đọc tốt.
- Mời một h/s đọc toàn bài.
*Củng cố dặn dò: (3’).
? Theo em, nhờ đâu giáo sư Trần Đại Nghĩa lại có những cống hiến to lớn như vậy cho nước nhà?
 -Nhận xét tiết học
 - H/S chuẩn bị bài sau: " Bè xuôi Sông La"
 __________________________________ 
 Toán
RÚT GỌN PHÂN SỐ
 I. MỤC TIÊU:
- Bước đầu nhận biết cách rút gọn phân số và nhận biết đươc phân số tối giản ( trường hợp đơn giản ) 
- Bài tập : 1 ( a ) 2 ( a).
II. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
A,Kiểm tra : (5’).
- G/v gọi 2 h/s lên bảng 
- HS 1 :nêu tính chất cơ bản của phân số:
- HS 2: Làm bài tập sau:Viết số thích hợp vào ô trống.
a. 50 10 
 75 3
b. 3 
 5 
- G/v nhận xét- ghi điểm.
B , Dạy bài mới:
*Giới thiệu bài: (1’).
 Dựa vào tính chất cơ bản. của phân số người ta xét sẽ rút gọn được phân số. giờ học hôm nay sẽ giúp các em biết cách thực hiện rút gọn phân số 
Hoạt động 1 : Hình thành kiến thức- thế nào là rút gọn phân số (10’). 
 G/v nêu vấn đề: cho phân số 10 . 
 15
Hãy tìm phân số bằng phân số 10 
 15
Nhưng có TS và MS bé hơn.
G/V: hãy so sánh tử số và mẫu số của hai phân số trên với nhau.
G/V nhắc lại: TS và MS của phân số 2
 3
đều nhỏ hơn TS và MS của phân số 10
 15
Phân số: 2 lại bằng phân số 10 . 
 3 15
Khi đó ta nói phân số :10 Đã được rút gọn Thành phân số 2 Hay phân số 
 3
là phân số rút gọn của phân số 10 
 15
 - G/v nêu và ghi bảng kết luận có thể rút gọn phân số để được một phân số có tử số và mẫu số bé đi mà phân số mới bằng phân số đã cho.
HĐ 2: Cách rút gọn phân số. phân số tối giản. (5’). 
a. Giáo viên viết lên bảng phân số 6
 8
Yêu cầu h/s tìm phân số bằng phân số 6
 Nhưng có TS và Ms bé hơn 8 
G/V: khi tìm phân số bằng phân số 6
 8
nhưng có TS và MS bé hơn chính là em đã rút gọn phân số 6
 8
Rút gọn phân số 6
 8
 Ta được phân số nào?
Hãy nêu cách em làm để rút gọn phân số 6 được phân số 3 ?
 8 4
? Phân số 3 có thể rút gọn được nữa không? Vì sao?
 4
G/V kết luận: Phân số 3 không thể rút gọn 
 4
được nữa. Ta nói rằng phân số 3 là phân số tối giản.
 4
VD 2: G/V ghi VD 2 lên bảng 
Rút gọn phân số 18 G/V đặt câu hỏi ý cho h/s.
 54
Tìm một số tự nhiên mà 18 và 54 đều chia hết cho số đó.
Thực hiện chia cả TS và MS của phân số 18 cho số tự nhiên em vừa tìm được
 54
Kiểm tra phân số vừa rút gọn được, nếu là phân số tối giản thì dừng lại, nếu chưa là phân số tối giản thì rút gọn tiếp.
G/V? khi rút gọn phân số 18 ta được phân số nào tối giản?
 54
? Phân số 1 là phân số tối giản chưa? Vì sao?
 3 
G/V kết luận: dựa vào cách rút gọn phân số 6 và phân số 18 em hãy nêu 
 8 54
các bước rút gọn phân số. 
G/v yêu cầu h/s mở SGK và đọc kết luận của phần bài học.
G/V ghi bảng.
Hoạt động 2 :Luyện tập. (13’)
G/V gọi h/s đọc yêu cầu bài tập 1a g/v hướng dẫn học sinh rút gọn đến khi được phân số tối giản thì mới dừng lại.
Bài2 a : 
- Gọi h/s đọc yêu cầu bài tập 
G/V? Để biết phân số nào bằng phân số 2 Chúng ta làm thế nào ?
 3
- Yêu cầu h/s làm bài.
-Giáo viên chấm bài nhận xét chung
*Củng cố dặn dò (2’).
G/V- Yêu cầu h/s nêu cách rút gọn phân số. Hs chữa các bài tập trước lớp , dặn về nhà ôn lại kiến thức bài
 ______________________________
Chính tả ( nhớ -viết)
 CHUYỆN CỔ TÍCH VỀ LOÀI NGƯỜI.
 I. MỤC TIÊU:
 -Nhớ - viết đúng bài chính tả ; trình bày đúng các khổ thơ , dòng thơ 5 chữ .
 -Làm đúng bài tập 3 ( Kết hợp đọc bài văn sau khi đã hoàn chỉnh )
 II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC:
 - Bài tập 2a,b viết hai lần trên bảng lớp.
 - Bài tập 3: Viết vào giấy khổ to và bút dạ.
 - Giấy viết sẵn các từ kiểm tra bài cũ.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
A,Kiểm tra: (5’). Một học sinh cầm giấy đọc cho 2 h/s lên bảng viết các từ sau:
 Bóng chuyền, truyền hình, trung phong, nhem nhuốc, buốt giá.
 G/V nhận xét - ghi điểm
B,Bài mới: 
* Giới thiệu bài: (2’).
 - Giờ chính tả hôm nay các em sẽ nhớ và viết lại 4 khổ thơ đầu trong bài thơ chuyện cổ tích về loài ngời và làm bài tập chính tả phân biệt r/d/gi và dấu?/~.
Hoạt động 1 :Hướng dẫn viết chính tả: (15’).
 - Một h/s đọc đoạn thơ.
? Khi trẻ con sinh ra phải cần có những ai? vì sao lại phải như vậy?
 H/S trả lời- G/V kết luận.
- Hướng dẫn viết từ khó:
- H/S tìm các từ khó, dễ lẫn.
- Một số học sinh lên bảng viết - Lớp viết vào vở nháp các từ sau: Trụi trần, sáng lắm,cho trẻ, lời ru, ngoạn nghỉ, bế bồng.
- Nhớ viết chính tả:
- G/V lu ý cách trình bày bài thơ.
- H/s gấp SGK nhớ và viết bài vào vở.
- G/V đọc bài thơ h/s đổi vở cho bạn để soát lỗi.
- G/V. chấm một số bài nhận xét.
Hoạt động 2 :Hướng dẫn làm bài tập chính tả: (10’)
+ Bài tập 3: ( Phần B)
- H/S đọc yêu cầu bài tập - suy nghĩ làm bài vào vở bài tập.
- Mời một em lên bảng làm - lớp và G/v nhận xét chữa bài. mời một h/s đọc lại đoạn văn.
+ Bài tập 3: H/S đọc yêu cầu nội dung của bài.
G/V chia lớp thành 4 nhóm. dán 4 tờ phiếu khổ to lên bảng.
- G/V phổ biến luật chơi.
- H/S dùng bút gạch bỏ tiếng không thích hợp.
- các nhóm tiếp sức làm bài.
- H/S nhận xét chữa bài .
- G/V kết luận lời giải đúng: Dáng- đần- điểm- rắn- thẫm- dài- rỡ- mẫn.
- Một h/s đọc lại đoạn văn.
- H/S tiếp nối nhau đặt một số câu để phân biệt các từ: dáng/giáng/ ráng. giần/dần/rần. rắn/dài, thãm/ thẩm.
- H/s đặt câu- H/s khác nhận xét.giáo viên nhận xét, chữa câu cho h/s.
3. Củng cố dặn dò:(5’).
- Nhận xét tiết học.
- H/S về nhà làm lại bài tập cho 
 _____________________________________
Thứ ba, ngày 27 tháng 01 năm 2015
Toán
 LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU: 
- Rút gọn được phân số .
- Nhận biết được tính chất cơ bản của phân số 
- Bài tập 1 , 2 4 ( a, b ).
II. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1.Bài cũ : (5’).
G/V gọi 2 H/S lên bảng nêu cách rút gon phân số và mỗi em rút gọn 2 phân số sau :
18	 12 75 24
27 18 100 32
Cả lớp theo dõi và nhận xét .
G/V đánh giá điểm .
2.Bài mới : 
a.Giới thiệu bài . (2’): G/V nêu mục đích yêu cầu nhiêm vụ tiết học .
b.Các hoạt động:
Hoạt động 1: Hướng dẫn luyện tập . (15phút).
G/V tổ chức cho H/S tìm hiểu yêu cầu bài tập và tự hoàn thành bài tập vào vở bài tập ô-li.
Gọi 3 em lên bảng làm bảng phụ 3 bài 1, 2, 4 .
Hoạt động 2:Nhận xét chấm và chữa bài .(10phút).
Bài 1 : Khi chữa bài , G/V cho H/S trao đổi ý kiến để tìm cách rút gọn phân số nhanh nhất .
Một H/S giỏi nêu cách rút gon phân số 81 nhanh nhất .
 54
( cùng chia cả TS và MS cho 27 ) 
Bài 2 : G/V lu ý H/S để làm các bài tập các em phải rút gọn từng phân số rồi trả lời theo yêu cầu bài tập .
H/S nhận xét bài làm của bạn trên bảng phụ .
Bài 4 : G/V treo bảng phụ . 
.Vài H/S nêu cách tính từng bài .
Các bạn khác nhận xét và nhắc lại cách tính .
3.Củng cố dặn dò : (5’).
GV nhận xét giờ học .Dặn H/S chuẩn bị bài sau : Quy đồng mẫu số các phân số 
 Luyện từ và câu
 CÂU KỂ AI THẾ NÀO ?
I. MỤC TIÊU: 
 -Nhận biết được câu kể Ai thế nào? ( ND ghi nhớ)
- Xác định được bộ phận chủ ngữ, vị ngữ trong câu kể tìm được ( BT1, mục III); bước đầu viết được đoạn văn có dùng câu kể ai thế nào?( BT2)
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Bảng phụ viết đoạn văn ở phần nhận xét bài tập 1.
- Các băng giấy viết riêng từng câu văn ở bài tập 1 Luyện tập.
- Bút dạ và 3 tờ giấy khổ to.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1.Bài cũ (5’): Giáo viên gọi 2 học sinh lên ... lớp nhận xét.
3 Củng cố, dặn dò (3’): GV nhận xét giờ học, về nhà xem lại bài.
 Toán
QUY ĐỒNG MẪU SỐ CÁC PHÂN SỐ(TIẾP THEO)
I.MỤC TIÊU:
- Biết quy đồng mẫu số hai phân số ., 2 ( a ,b , c )
- Bài tập 1 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
- Bảng phụ ghi sẵn bài tập 2.
III.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1.Bài cũ (5’): GV gọi 2 HS trả lời :
+ Muốn quy đồng mẫu số hai phân số ta làm thế nào?
+ GV gọi HS làm bài tập tiết 103.
-GV nhận xét, cho điểm.
2.Bài mới : 
a.Giới thiệu bài (1’): GV nêu nội dung, mục tiêu của bài học
b.Các hoạt động:
Hoạt động 1: Hướng dẫn quy đồng mẫu số hai phân số 7/6 và 5/12 (10’)
GV cho HS nêu nhận xét về mối quan hệ giữa hai mẫu số 6 và 12 để nhận ra 6 x 2 = 12 hay 12 : 6 = 2, tức là 12 chia hết cho 6. GV nêu câu hỏi:
+ Có thể chọn 12 là MSC được không?
HS nhận xét: 12 chia hết cho 6 (12 : 6 = 2) và chia hết cho 12 (12 : 12 = 1). Vậy có thể chọn 12 là MSC
GV cho HS tự quy đồng mẫu số để có:
= = và giữ nguyên phân số 
Như vậy quy đồng mẫu số hai phân số 7/6 và 5/12 được hai phân số 14/12 và 5/12
Tương tự GV nêu các câu hỏi để tìm hiểu rút ra cách quy đồng mẫu số 2 phân số dạng trên (Khi quy đồng MS hai phân số, trong đó MS của một trong hai phân số là MSC ta làm như sau:
+ Xác định MSC
+ Tìm thương của MSC và MS của phân số kia
+ Lấy thương tìm được nhân với TS và MS của phân số kia. Giữ nguyên phân số có mẫu số là MSC.
GV nhận xét, kết luận.
Hoạt động 2: Thực hành (16’)
Bài1a,b: GV gọi HS đọc yêu cầu đề bài
Gv: Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
Yêu cầu HS phát hiện ra dạng 2 phân số có mẫu số này chia hết cho mẫu số kia và tự làm bài vào vở. GV gọi 2 HS lên bảng làm
GV chữa bài sau đó HS đổi vở kiểm tra. 
a)7/9 và 2/3
Ta có: = = Giữ nguyên phân số 
b) 4/10 và 11/20
Ta có : = = Giữ nguyên phân số 
Bài 2 (a,b): GV gọi HS đọc yêu cầu đề bài
GV: Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
Yêu cầu HS tự làm bài vào vở. GV gọi 2 HS lên bảng làm
GV chữa bài sau đó HS đổi vở kiểm tra. 
a) 4/7 và 5/12
= = = = 
b) 3/8 và 19/24
= = Giữ nguyên phân số 
3.Củng cố, dặn dò (5’)
GV: Muốn quy đồng mẫu số hai phân số ta làm thế nào? Dặn HS về làm bài tập còn lại, tìm hiểu trước tiết học sau.
 ______________________________
Thể dục
NHẢY DÂY KIỂU CHỤM HAI CHÂN. 
 TRÒ CHƠI " LĂN BÓNG BẰNG TAY"
I. MỤC TIÊU:
-Thực hiện cơ bản đúng động tác nhảy dây kiểu chụm hai chân. Biết cách so dây, quay dây và bật nhảy mỗi khi dây đến. 
- Biết cách chơi và tham gia chơi được trò chơi “Lăn bóng bằng tay”
II. ĐỊA ĐIỂM, PHƯƠNG TIỆN:
- Địa điểm: Trên sân trường. Vệ sinh nơi tập, bảo đảm an toàn tập luyện.
- Phương tiện: Chuẩn bị 2-4 quả bóng, hai em một dây nhảy, sân chơi cho trò chơi.
II. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP:
1. Phần mở đầu: (5’)
 - GV nhận lớp, phổ biến nội dung yêu cầu tập
 - Chấn chỉnh trang phục trước khi tập luyện.
 - Tổ chức cho HS khởi động : Xoay các khớp cổ tay, cổ chân, đầu gối, hông.
2. Phần cơ bản (25’)
a. Ôn nhảy dây kiểu chụm 2 chân (15’).
- Cho 3-4 HS lên trước lớp làm mẫu, nhận xét, hướng dẫn sửa chữa, khắc phục .
- Cả lớp luyện tập theo các nhóm 4. Gv quan sát, giúp đỡ .
-Thi nhảy dây cá nhân.
*Trò chơi vận động: “Lăn bóng bằng tay”(10’)
GV cho HS khởi động kỹ các khớp.
GV nêu tên trò chơi, giải thích và làm mẫu cách lăn bóng.
GVchia lớp thành 2 đội. Mỗi đội tập hợp 1 hàng dọc, đứng sau vạch xuất phát và thẳng hướng với cờ đích.
GV nhắc nhở những trường hợp phạm quy.
GV ra hiệu lệnh cho HS tiến hành chơi
GV nhận xét, kết luận nhóm thắng cuộc.
3. Phần kết thúc (5’)
- Tập hợp lớp, cho HS làm động tác thả lỏng.
- GV cùng HS hệ thống bài và nhận xét
- GV giao bài về nhà ôn lại động tác đi đều.
 Thứ tư ngày 01 tháng 02 năm 2012.
( Buổi chiều)
 Thứ năm ngày 02 tháng 02 năm 2012.
Địa lí
HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT CỦA NGƯỜI DÂN
ĐỒNG BẰNG NAM BỘ.
I.MỤC TIÊU:
Nắm được một số hoạt động chủ yếu của người dân ở Đồng bằng Nam Bộ.
+Trồng nhiều lúa gạo, cây ăn trái, 
+ Nuôi trồng và chế biến thuỷ sản .
+ Chế biến lương thưc..
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: 
- Bản đồ nông nghiệp Việt Nam, tranh, ảnh...
III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
1.Bài cũ .(4’). Cho Hs lên bảng chỉ vị trí, giới hạn của đồng bằng Nam Bộ ? Nêu tên một số dân tộc sống ở đồng bằng Nam Bộ ?
 Hs nêu, lớp nhận xét bổ sung .
2 . Bài mới .
a.Giới thiệu bài.(2’).GV giới thiệu bài và ghi mục bài lên bảng.
b.Các hoạt động:
Hoạt động 1: Làm việc cả lớp (10’).
 Hs quan sát bản đồ nông nghiệp Việt Nam, đọc mục 1 SGK trả lời câu hỏi .
 Nêu những điều kiện thuận lợi để đồng bằng Nam bộ trở thành vựa lúa lớn nhất của cả nớc ? Vựa trái cây lớn nhất nớc ?
 Lúa và trái cây ở đây đợc tiêu thụ nh thế nào?
 Hs nêu trớc lớp, cả lớp nghe, nhận xét, bổ sung .
 Gv nhận xét, giải thích thêm .
Hoạt động 2 : Làm việc theo nhóm 4.(15’).
Gv chia nhóm 4, đặt vấn đề, giao nhiệm vụ cho các nhóm .
Dựa vào tranh ảnh, vốn hiểu biết để:
Mô tả một số nét của các vờn cây ăn trái ở đồng bằng Nam Bộ ?
Vì sao nói ở đây là nơi nuôi trồng và đánh bắt thuỷ hải sản lớn nhất cả nớc?
Nêu những điều kiện thuận lợi cho việc nuôi trồng và đánh bắt và nuôi trồng thuỷ hải sản ở đây?
Kể tên một số sản phẩm đánh bắt và nuôi trồng thuỷ hải sản? Thuỷ hải sản ở đây được tiêu thụ nh thế nào ?
Các nhóm làm việc, trình bày trớc lớp. Hs nghe, nhận xét, góp ý bổ sung .
Trình bày tranh ảnh minh hoạ.
Gv kết luận. Cho Hs đọc phần tóm tắt ở SGK .
3 . Củng cố, tổng kết .(5’).
 Gv tổng kết nội dung, yêu cầu của tiết học . Dặn Hs ôn tập ở nhà các đặc điểm tự nhiên và hoạt động sản xuất của ngời dân ở đồng bằng Nam Bộ
Luyện Tiếng Viêt
LUYỆN VIẾT : BÈ XUÔI SÔNG LA
I. Mục tiêu:
+HS luyện viết chính tả 1 trang bài: Bè xuôI Sông La
+Hoàn thành bài tập ở vở luyện Tiếng Việt.
II. Các hoạt động dạy- học:
1. Giới thiệu bài : (1’)
2 . Các hoạt động:
Hoạt động 1:Hướng dẫn HS nghe viết:(20’)
GV đọc một lượt bài : Bè xuôI Sông La. HS theo dõi.
-Gv mời 1 HS đoc lại bài.Cả lớp lắng nghe , suy nghĩ nói về nội dung câu chuyện(Ca ngợi vẻ đẹp của dòng Sông La và sức sống mạnh mẽ của con người Việt Nam
- Cảlớp đọc thầm lại truyện , chú ý những từ ngữ mình dễ viết sai , cách trình bày.
- Gv nhắc nhở HS tước khi viét bài.
GV đọc đoạn từng câu cho Hs viết bài Bè xuôI Sông La để HS viết.
-Gv đọc bài .HS soát bài.
- Gv chấm bài,nêu nhận xét chung.
Hoạt động 2: HS hoàn thành BT vào vở: (10’)
HS lần lượt đọc các BT trong vở .GV hướng dẫn HS làm bài.
HS làm bài vào vở.
Gọi một số HS nêu kết quả bài làm . GV cùng cả lớp nhận xét.
3 Củng cố- dặn dò:GV nhận xét giờ học, về nhà xem lại bài.
Luyện toán
 LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU:
Luyện tập rút gọn phân số và nhận biết đượcphân số tối giản (trường hợp đơn giản) II. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1.Giới thiệu bài (1’)
2.Các hoạt động:
Hoạt động1: Củng cố kiến thức (5’)
GV gọi 1 HS nêu cách rút gọn phân số. Cho ví dụ?
GV nhận xét, kết luận.
Hoạt động 2 : Hướng dẫn HS luyện tập (26’)
Bài 1: Rút gọn các phân số sau:
12/ 42 50/75 48/54 72/90
2 HS lên bảng làm. HS cả lớp làm vào vở.
Bài 2: Khoanh vào phân số tối giản:
4/10 2/7 4/9 22/55 64/65.
Cả lớp làm vào vở. GV gọi một số HS trình bày.
Bài 3: Tính:
a) 7x3x5 b) 2x9x4
 8x7x3 12x2x9
GV gọi 2 HS lên bảng làm . Cả lớp làm vào vở.
Bài 4 ( HS khá, giỏi): Tìm x là số tự nhiên biết:
a) Phân số x/33 có giá trị là 4 x=132
b) Phân số 5/x có giá trị là 1/2 x=10
HS làm bài cá nhân vào vở. GV gọi 2 HS khá giỏi lên bảng làm.
3.Củng cố , dặn dò (3’): GV nhận xét giờ học. Yêu cầu HS về nhà xem lại bài.
 Thứ sáu ngày 03 tháng 02 năm 2012.
 ____________________
III.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1.Bài cũ (5’): Em hãy nêu một số việc làm để bảo vệ bầu không khí trong sạch?
GV nhận xét, ghi điểm.
2.Bài mới:
a.Giới thiệu bài (1’): GV nêu mục đích yêu cầu nhiêm vụ tiết học 
b.Các hoạt động:
Hoạt động 1: Tìm hiểu các âm thanh xung quanh (5 phút)
GVyêu cầu h/s quan sát hình 1 SGK, Trang 82 và bằng vốn hiểu biết của bản thân, HS nêu một số âm thanh mà em biết.
HS thảo luận theo cặp và nêu: Tiếng còi, tiếng nhạc, gõ trống...
GV:Trong số các âm thanh kể trên những âm thanh nào do con người gây ra? Những âm thanh nào thường nghe được vào ban ngày, buổi tối ,...?
HS trả lời. HS khác nhận xét. GV kết luận.
Hoạt động 2: Thực hành các cách phát ra âm thanh (7’)
Bước 1: HS làm việc theo nhóm.
-HS tìm ra cách tạo âm thanh với các vật trên hình 2 trang 82 SGK (VD :Cho sỏi vào ống để lắc, gõ thước vào ống, cọ hai viên sỏi vào nhau,) 
Bước 2: Làm việc cả lớp
Các nhóm báo cáo kết quả làm việc
Thảo luận về các cách làm để phát ra âm thanh.
HS trình bày,lớp nhận xét. GV kết luận.
Hoạt động 3: Tìm hiểu khi nào vật phát ra âm thanh (10’)
Bước 1: GV nêu vấn đề: Ta thấy âm thanh phát ra từ nhiều nguồn với những cách khác nhau. Vậy có điểm nào chung khi âm thanh được phát ra hay không?
- GV hướng dẫn HS làm thí nghiệm "gõ trống" theo hướng dẫn ở trang 83 (SGK). HS sẽ thấy được mối liên hệ giữa rung động của trống và âm thanh do trống phát ra (khi rung mạnh thì kêu to hơn; khi đặt tay lên trống rồi gõ thì trống ít rung nên kêu nhỏ,..)
Bước 2: HS các nhóm báo cáo kết quả
- GV đặt câu hỏi: Rắc ít vụn giấy lên mặt trống. Gõ trống và quan sát ta thấy trống có rung động không?
? Em thấy có gì khác khi gõ mạnh hơn?
? Khi đặt tay lên mặt trống rồi gõ thì hiện tượng gì xảy ra?
GV cho HS quan sát một số hiện tượng khác về vật rung động phát ra âm thanh ( như sợi dây chun, sợi dây đàn...) GV giúp HS nhận ra khi đây đàn đang rung và đang phát ra âm thanh nếu ta đặt tay lên thì dây đàn không rung nữa và âm thanh cũng mất
Bước 3: Làm việc cá nhân: để tay vào yết hầu để phát hiện ra sự rung động của dây thanh quản khi nói.
- HS đặt tay vào cổ GV hỏi một số học sinh:
? Khi nói tay em có cảm giác gì?
- HS trả lời. GV kết luận và giải thích:
 Khi nói không khí từ phổi đi lên khí quản, qua dây thanh quản làm cho các dây thanh rung động, rung động này tạo ra âm thanh.
GV: Từ các thí nghiệm trên em nào có thể nêu được âm thanh do đâu mà có?
HS trả lời. GV kết luận, ghi bảng: Am thanh do các vật rung động phát ra
Một số HS nhắc lại kết luận trên.
Hoạt động 4: Trò chơi tiếng gì? Ở phía nào thế? (6’)
GV chia HS thành các nhóm 
G/V nêu tên trò chơi, hướng dẫn HS thực hiện.
Mỗi nhóm gây tiếng động một lần, nhóm khác cố nghe xem tiếng động do những vật nào gây ra và viết vào giấy.
HS thực hiện trò chơi. GV theo dõi tổng kết trò chơi.
Nhận xét tuyên dương nhóm nào đúng nhiều hơn.

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 21(2).doc