Giáo án các môn khối 4 - Tuần 31 năm 2010

Giáo án các môn khối 4 - Tuần 31 năm 2010

I. MỤC TIÊU: - Giúp HS:

- Biết cách làm tính cộng (không nhớ) các số trong phạm vi 1000, cộng có nhớ trong phạm vi 100.

- Biết giải toán bài toán về nhiều hơn

- Biết tính chu vi hình tam giác.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

* HĐ1: (5) Củng cố kỹ năng cộng số có ba chữ số.

- 2HS lên bảng làm: 462 + 315 = 627 + 131 =

? Nêu cách đặt tính và cách tính.

- GV nhận xét, cho điểm.

* HĐ2: (29) Luyện tập

Bài 1: - 1HS nêu yêu cầu bài tập.

- HS cách tính và tính vào vở, Từmg cá nhân lên bảng chữa bài.

- HS khác nhận xét, GV nhận xét.

* Chốt: Củng cố kỹ năng tính cộng các số có 3 chữ số.

 

doc 13 trang Người đăng hungtcl Lượt xem 1067Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án các môn khối 4 - Tuần 31 năm 2010", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 31 Ngày soạn: 2010
 Ngày dạy: Thứ hai ngày 2010
Toán
Luyện tập
I. Mục tiêu: - Giúp HS:
- Biết cách làm tính cộng (không nhớ) các số trong phạm vi 1000, cộng có nhớ trong phạm vi 100.
- Biết giải toán bài toán về nhiều hơn
- Biết tính chu vi hình tam giác.
II. Đồ dùng dạy học
III. Các hoạt động dạy học
* HĐ1: (5’) Củng cố kỹ năng cộng số có ba chữ số.
- 2HS lên bảng làm: 462 + 315 = 627 + 131 =
? Nêu cách đặt tính và cách tính.
- GV nhận xét, cho điểm. 
* HĐ2: (29’) Luyện tập 
Bài 1: - 1HS nêu yêu cầu bài tập.
- HS cách tính và tính vào vở, Từmg cá nhân lên bảng chữa bài.
- HS khác nhận xét, GV nhận xét.
* Chốt: Củng cố kỹ năng tính cộng các số có 3 chữ số.
Bài 2: - 1HS nêu yêu cầu bài tập.
- HS làm bài vào vở. HS chữa bài trên bảng.
* Chốt: Củng cố kỹ năng đặt tính và tính kết quả.
Bài 4: - 1HS đọc đề bài.
- Nêu cách giải.
- HS tóm tắt và giải bài toán.
- HS giải vào vở VBT.
- GV nhận xét
* Chốt: Củng cố về giải toán.
Bài 5: - 1HS đọc đề bài 
- HS tự nêu tóm tắt và cách giải.
- Hướng dẫn HS giải vào VBT
- 1HS chữa bài trên bảng
- GV nhận xét
* Chốt: Củng cố về cách tính chu vi hình tam giác.
* HĐ nối tiếp: (1’) - Nhận xét tiết học.
Tập đọc
Chiếc rễ đa tròn
I. Mục tiêu: - Giúp HS:
- Biết nghỉ hơi sau đúng dấu câu và cụm từ rõ ý; đọc rõ lời nhân vật trong bài.
- Hiểu ND: Bác Hồ có tình thương bao la đối với mọi người, mọi vật. (trả lời được các câu hỏi 1,2,3,4).
II. Đồ dùng dạy học
III. Các hoạt động dạy học
Tiết 1
1. Bài cũ: (5’) - 2HS đọc bài Cây dừa và trả lời câu hỏi 
- Gv nhận xét, cho điểm.
2. Giới thiệu bài: (1’)
3. Luyện đọc: (29’)
- GV đọc mẫu toàn bài, HS theo dõi. 
- HS tiếp nối nhau đọc từng câu.
- GV theo dõi giúp HS phát âm một số từ ngữ. 
- HS tiếp nối nhau đọc đoạn.
- HD chú ý đọc đúng 1 số câu 
- Giúp HS hiểu nghĩa các từ cuối bài 
- Đọc từng đoạn trong nhóm
+ Đoạn 1: Từ đầu đến nó mọc tiếp nhé.
+Đoạn 2: Tiếp đến rồi chú sẽ biết.
+ Đoạn 3: Còn lại
- HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn trong nhóm
- Thi đọc giữa các nhóm.
Tiết 2
4. Tìm hiểu bài: (20’)
- HS đọc thầm đoạnvà trả lời câu hỏi SGK.
? Thấy chiếc rễ đa nằm trên mặt đất, Bác bảo chú cần vụ làm gì? (cuốn chiếc rễ lại, rồi trồng cho nó mọc tiếp). 
? Bác hướng dẫn bác cần vụ trồng chiếc lá đa ntn?
- Cuốn chiếc lá thành vòng tròn, buộc tựa vào 2 cái cọc sau đó vùi 2 đầu rễ xuống đất. 
? Chiếc rễ đa ấy trở thành cây đa có hình dáng ntn? (Thành 1 cây đa to có vòng lá tròn) 
? Các bạn nhỏ thích chơi trò gì bên cây đa? (chui qua, chui lại vòng lá tròn được tạo lên từ cây đa)
? (Dành cho HS khá giỏi) Nói 1 câu về tình cảm của Bác Hồ với thiếu nhi, 1 câu về tình cảm thái độ của Bác đối với vật xung quanh.
- Bác rất yêu quý thiếu nhi./ Bác luôn luôn nhớ đến thiếu nhi. 
5. Luyện đọc lại: (13’)
- HS đọc theo vai
- 2,3 nhóm HS tự phân vai thi đọc truyện.
- GV nhận xét
6. Củng cố - dặn dò: (2) - Nhận xét giờ học.
 Ngày soạn: 2010
 Ngày dạy: Thứ ba ngày 2010
Toán
Phép trừ (không nhớ) trong phạm vị 1000
I. Mục tiêu: - Giúp HS:
- Biết cách làm tính trừ (không nhớ) các số trong phạm vi 1000.
- Biết trừ nhẩm các số tròn trăm.
- Biết giải toán bài toán về ít hơn.
II. Đồ dùng dạy học: 
III. Các hoạt động dạy học
* HĐ1: (5’) Củng cố về giải toán.
- 1HS chữa bài 4 (SGK).
- GV nhận xét, cho điểm.
* HĐ2: (12’) Hình thành kiến thức
- Trừ các số có 3 chữ số: 635 - 214
- HS HS đặt tính và tính như SGK.
+ Để thực hiện phép trừ ta gạch bớt các đơn vị, chục, trăm 
+ Viết số thứ nhất 635, viết dấu trừ, viết số thứ hai là 214 sao cho hàng trăm thẳng hàng trăm, hàng đơn vị thẳng hàng đơn vị.
- Trừ đơn vị: 5 trừ 4 bằng 1 viết 1.
- Trừ chục: 2 trừ 1 bằng 2 viết 2.
- Trừ trăm: 6 trừ 2 bằng 4 viết 4.
- Đặt tính viết trăm dưới trăm, chục dưới chục, đơn vị dưới đơn vị.
- Tính từ phải sang trái đơn vị trừ đơn vị, chục trừ chục, trăm trừ trăm.
* HĐ3: (17’) Luyện tập - thực hành
Bài 1: - 1HS nêu yêu cầu bài tập.
- HS làm vào vở. 1 số HS lên chữa bài. Lớp nhận xét.
- GV nhận xét, chốt kết quả đúng.
* Chốt: Củng cố kỹ năng trừ không nhớ trong phạm vi 1000.
Bài 2: - 1HS nêu yêu cầu bài tập.
- HS làm vào vở và lần lượt từng cá nhân lên bảng chữa bài.
- HS khác nhận xét.
* Chốt: Củng cố cách đặt tính và tính kết quả.
Bài 3: - 1HS nêu yêu cầu bài tập.
- HS tự nhẩm điền kết quả vào VBT. HS nêu miệng.
- HS khác nhận xét.
* Chốt: Củng cố cách trừ nhẩm số tròn trăm.
Bài 4: - 1HS đọc đề bài.
- HDHS tìm hiểu đề và cách giải.
- 1 HS lên bảng giải, ở dưới làm vào vở bài tập.
- HS khác theo dõi nhận xét.
* Chốt: Củng cố về giải toán. 
* HĐ nối tiếp: (1’) - GV tóm tắt nội dung tiết học.
- Nhận xét tiết học. 
Tự nhiên và xã hội
Mặt trời
I. Mục tiêu: - Giúp HS:
- Nêu được hình dạng, đặc điểm và vai trò của Mặt Trời đối với sự sống trên Trái Đất.
- HS khá giỏi: Hình dung được điều gì xảy ra nếu Trái Đất không có Mặt Trời.
II. Đồ dùng dạy học: Giấy vẽ, bút màu
III. Các hoạt động dạy học
* HĐ1: (4’) Hãy kể tên một số cây cối và loài vật sống dưới nước.
- HS khác nhận xét, GV nhận xét.
* HĐ2: (15’) Vẽ và giới thiệu tranh về mặt trời
* Bước 1: Làm việc cá nhân
- HS tô mặt trời
(HS vẽ theo trí tưởng tượng của các em vẽ mặt trời - vẽ riêng mặt trời hoặc vẽ mặt trời cùng cảnh vật xung quanh)
* Bước 2: Hoạt động cả lớp 
- 1 số HS giới thiệu về mặt trời (bài vẽ tranh của mình)
? Tại sao em vẽ mặt trời như vậy?
- HS trả lời 
? Theo các em mặt trời có hình gì?
- HS quan sát các hình vẽ và chú giải SGK để nói về ông mặt trời.
? Tại sao khi đi nắng các em phải đội mũ nón hay che ô?
? Tại sao chúng ta không bao giờ được quan sát ông mặt trời trực tiếp. 
- Để khỏi hỏng mặt
* (muốn quan sát dùng loại kính đặc biệt hoặc dùng 1 chậu nước ) 
* KL: Mặt trời tròn giống như 1 quả bóng lửa khổng lồ chiếu sáng và sửa ấm trái đất. Mặt trời ở rất xa trái đất 
Chú ý: Khi đi nắng phải đội nón mũ và không được nhìn trực tiếp vào mặt trời.
* HĐ3: (15’) Tại sao chúng ta cần mặt trời ?
- Hãy nói về vai trò của mặt trời đối với mọi vật trên trái đất.
- Người, động vật, thực vật, đều cần đến mặt trời (HS tưởng tượng nếu không có mặt trời chiếu sáng và toả nhiệt trái đất của chúng ta sẽ ra sao?)
(trái đất có đêm tối, lạnh lẽo không có sự sống, người vật cây cỏ dễ chết)
* HĐ nối tiếp: (1’) - Nhận xét tiết học.
Kể chuyện
Chiếc rễ đa tròn
I. Mục tiêu: - Giúp HS:
- Sắp xếp đúng trật tự các tranh theo nội dung câu chuyện và kể lại được từng đoạn của câu chuyện. (BT1, BT2).
- HS khá giỏi kể được toàn bộ câu chuyện.
- Giáo dục HS làm theo tấm gương của Bác.
II. Đồ dùng dạy học
III. Các hoạt động dạy học
1. Bài cũ: (5’) 3HS nối tiếp nhau kể 3 đoạn của câu chuyện: Ai ngoan sẽ được thưởng.
? Tại sao bác khen bạn Tộ ngoan?
- HS khác nhận xét bạn kể, GV nhận xét.
2. Giới thiệu bài: (1’) 
3. Hướng dẫn kể chuyện: (28)
Bài 1: - 1HS nêu yêu cầu bài tập.
- GV cho HS quan sát tranh minh hoạ
- HS quan sát 3 tranh minh hoạ, nói vắn tắt từng tranh.
Tranh 1: Bác Hồ đang HD chú cần vụ cách trồng chiếc rễ đa.
Tranh 2: Các bạn thiếu nhi thích thú chui qua vòng lá tròn, xanh tốt của cây đa con.
Tranh 3: Bác Hồ chỉ vào chiếc lá đa nhỏ nằm trên mặt đất và bảo chú cần vụ đem trồng nó.
- HS suy nghĩ sắp xếp lại từng tranh theo đúng diễn biến câu chuyện.
- HS nêu cách sắp xếp của mình.
Bài 2: - 1HS nêu yêu cầu bài tập.
- HDHS kể theo nhóm từng đoạn theo tranh.
- HS tập kể từng đoạn câu chuyện theo nhóm.
- Đại diện các nhóm thi kể, nhóm khác nhận xét.
Bài 3: (Dành cho HS khá giỏi)
- HS kể toàn bộ câu chuyện
- 3,4 HS đại diện nhóm thi kể toàn bộ câu chuyện trước lớp.
- Nhận xét, chọn HS kể chuyện hay nhất.
4. Củng cố - dặn dò: (1’) - Nhận xét tiết học.
- Về nhà tập kể lại câu chuyện cho người thân nghe.
Chính tả
Tiết 1 - tuần 31
I. Mục tiêu: - Giúp HS:
- Nghe viết đúng bài chính tả, trình bày đúng bài thơ lục bát Việt Nam có Bác. 
- Làm được bài tập 2
II. Đồ dùng dạy học: - Bảng phụ ghi bài tập 2a, 3a
III. Các hoạt động dạy học
1. Bài cũ: (5’) - 1HS viết bảng lớp. Cả lớp viết bảng con: chói trang, trập trùng, chân thật, học trò, chào hỏi.
- GV nhận xét.
2. Giới thiệu bài: (1’)
3. Hướng dẫn nghe viết: (18’)
- GV đọc bài chính tả, HS theo dõi.
- 1HS đọc lại, lớp đọc thầm.
? Nội dung bài thơ nói gì?
- Bài thơ ca ngợi Bác là người tiêu biểu cho dân tộc Việt Nam.
? Tìm các tên riêng được viết hoa trong chính tả? (Bác, Việt Nam, Trường Sơn)
- HS viết bảng con những từ ngữ: non nước, lục bát.
- GV đọc cho HS viết bài vào vở.
- GV đọc lại HS soát sửa lỗi chính tả.
- Chấm, chữa bài 10 bài và nhận xét.
4. Hướng dẫn làm bài tập: (10’)
Bài 2: - 1HS nêu yêu cầu bài tập.
- HS làm bài vào VBT, 1 HS chữa bài. lớp nhận xét
* Chốt: Củng cố cách phân biệt r,d,gi dấu hỏi, dấu ngã.
5. Củng cố - dặn dò: (1’) Nhận xét tiết học
 Ngày soạn: 2010
 Ngày dạy: Thứ tư ngày 2010
Toán
Luyện tập
I. Mục tiêu: - Giúp HS:
- Biết cách làm tính trừ (không nhớ) các số trong phạm vi 1000, trừ có nhớ trong phạm vi 100.
- Biết giải toán bài toán về ít hơn.
II. Đồ dùng dạy học
III. Các hoạt động dạy học
* HĐ1: (5’) Củng cố về phép trừ trong phạm vi 1000
- HS làm bài 3 SGK, GV nhận xét cho điểm. 
* HĐ2: (29’) Luyện tập 
Bài 1: - 1HS nêu yêu cầu bài tập.
- Hướng dẫn HS làm vào VBT.
- Làm vào VBT. Lần lượt từng HS lên bảng chữa bài.
* Chốt: Củng cố về phép trừ không nhớ.
Bài 2: - 1HS nêu yêu cầu bài tập.
- Hướng dẫn HS làm vào VBT.
- Làm vào VBT. Lần lượt từng HS lên bảng chữa bài.
* Chốt: Củng cố cách đặt tính và tính kết quả.
Bài 3: - 1HS nêu yêu cầu bài tập.
- HS làm VBT, 3 HS lên bảng chữa bài.
- HS khác theo dõi nhận xét bài của bạn.
* Chốt: Củng cố tìm số bị trừ, số trừ, hiệu.
Bài 4: - 1HS nêu yêu cầu bài tập.
- HSHS tìm hiểu đề bài và cách giải.
- 1 HS lên bảng giải, lớp làm vào vở.
- Nhận xét bài làm của HS.
* Chốt: Củng cố về giải toán.
* HĐ nối tiếp: (1’) - Nhận xét giờ học.
Tập đọc
Cây và hoa bên lăng bác
I. Mục tiêu: - Giúp HS:
- Đọc rành mạch toàn bài. Biết ngắt, nghỉ hơi đúng ở các câu văn dài.
- Hiểu ND: Cây và hoa đẹp nhất khắp miền đất nước tụ hội bên lăng Bác, thể hiện lòng tôn kính của toàn dân đối với Bác. (trả lời được các câu hỏi trong SGK)
II. Đồ dùng dạy học: Bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy học
1. Bài cũ: (5’) - 2 HS nối tiếp nhau đọc bài Chiếc rễ đa tròn (trả lời câu hỏi)
? Chiếc rễ đa ấy trở thành một cây đa có hình dáng như thế nào?
? Các bạn nhỏ thích chơi trò gì bên gốc cây đa?
- Gv nhận xét, cho điểm
2. Giới thiệu bài: (1’)
3. Luyện đọc: (15’)
- GV đọc bài mẫu toàn bài, HS theo dõi.
- HS tiếp nối nhau đọc từng câu. 
- GV theo dõi HS đọc và giúp HS phát âm đúng 1 số từ khó đọc. 
- HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn. Mỗi dòng là 1 đoạn 
- HDHS ngắt nghỉ đúng một số câu dài.
+ GV giải nghĩa các từ ngữ cuối bài
- Đọc từng đoạn trong nhóm.
- Các nhóm luyện đọc
- Thi đọc giữa các nhóm
4. Tìm hiểu bài: (8’)
- HS đọc thầm đoạn và trả lời câu hỏi SGK.
? Kể tên những loài cây được trồng phía trước lăng Bác? (Vạn tuế, dầu nước,)
? Kể tên những loài hoa nổi tiếng ở khắp các miền đất nước được trồng quanh lăng Bác? (Hoa đào, hoa ban Sơn La, hoa xứ đỏ Nam bộ, hoa dạ hương, hoa nhài, hoa mộc, hoa ngâu).
? Câu văn nào cho ta thấy cây và hoa cũng nặng tình cảm của con người đối với Bác?
- HS nêu nội dung bài.
5. Luyện đọc lại: (5’)
- HS thi đọc bài văn. GV theo dõi nhận xét, ghi điểm.
6. Củng cố - dặn dò: ( 1’) - Nhận xét tiết học.
Luyện từ và câu
Tuần 31
I. Mục tiêu: - Giúp HS:
- Chọn được từ ngữ cho trước để điền đúng vào đoạn văn (BT1); tìm được một vài từ ngữ ca ngợi Bác Hồ (BT2).
- Điền đúng dấu chấm, dấu phẩy vào đoạn văn có chỗ trống (BT3).
II. Đồ dùng dạy học: Bảng phụ bài tập 1,3.
III. Các hoạt động dạy học
1. Bài cũ: (5’) - 2HS làm BT3 (mỗi em đặt 3 câu hỏi, một câu nói về tình cảm của Bác Hồ với thiếu nhi, 1 câu nói về tình cảm của thiếu nhi đối với Bác Hồ).
- GV nhận xét, cho điểm.
2. Giới thiệu bài: (1’)
3. HDHS làm bài tập: (28’)
Bài 1: - 1HS nêu yêu cầu bài tập.
- Đọc kể đoạn văn viết về cách sống của Bác.
- Hướng dẫn HS chọn từ thích hợp. 
- Lớp làm vở, 1HS lên bảng chữa bài.
- GV nhận xét chốt lời giải đúng. 
Bài 2: - 1HS nêu yêu cầu bài tập.
- HS tìm những từ ngữ ca ngợi Bác Hồ.
- HS thực hành theo nhóm, đại diện nhóm nêu kết quả. 
VD: sáng suốt, tài ba, lỗi lạc, tài giỏi, có chí lớn, giầu nghị lực, yêu nước, thương dân, đức độ, hiền từ, hiền hậu, nhân ái, nhân từ, nhân hậu, khiêm tốn, 
bình dị, giản dị
* Chốt: Củng cố vốn từ ngữ về Bác Hồ.
Bài 3: - 1HS nêu yêu cầu bài tập.
- Hướng dẫn HS làm vào VBT, HS trình bày kết quả.
*Chốt: Củng cố về cách dùng dấu chấm và dấu phẩy.
4. Củng cố - dặn dò: (1’) - GV tóm tắt nội dung tiết học.
- Nhận xét tiết học. 
 Ngày soạn: 2010
 Ngày dạy: Thứ năm ngày 2010
Toán
Luyện tập chung
I. Mục tiêu: - Giúp HS:
- Biết làm tính cộng, trừ có nhớ trong phạm vi 100; làm tính cộng, trừ không nhớ các số có đến ba chữ số.
- Biết cộng, trừ nhẩm các số tròn trăm.
II. Đồ dùng dạy học
III. Các hoạt động dạy học
* HĐ1: (5’) Củng cố về phép cộng
- 2HS lên bảng. HS khác làm bảng con. 244 + 523 =  ; 142 + 251 = 
- GV nhận xét, cho điểm.
* HĐ2: (29’) Luyện tập
Bài 1: - 1HS nêu yêu cầu bài tập.
- HS nêu cách đặt tính. 2HS lên bảng chữa bài.
- HS khác nhận xét.
* Chốt: Củng cố về phép cộng số có hai chữ số.
Bài 2: (phép tính 1,2,3) - 1HS nêu yêu cầu bài tập.
- Hướng dẫn HS làm vào VBT.
- HS làm vào VBT.
- 1 số HS lên bảng chữa bài.
* Chốt: Củng cố về cách tính phép trừ.
Bài 3: (cột1,2) - 1HS nêu yêu cầu bài tập.
- Hướng dẫn HS làm VBT
- HS nối tiếp nêu kết quả.
- Lớp nhận xét.
* Chốt: Củng cố cách trừ nhẩm số tròn trăm.
Bài 4: (cột 1,2) - 1HS nêu yêu cầu bài tập.
- HS làm VBT, 2 HS lên bảng chữa bài.
* Chốt: Củng cố về cách đặt tính và tính kết quả. 
* HĐ nối tiếp: (1’) - Nhận xét tiết học.
Thủ công
 Làm con bướm 
I. Mục tiêu: - Giúp HS:
- Biết cách làm con bướm bằng giấy
- Làm được con bướm bằng giấy. Con bướm tương đối cân đối. Các nếp gấp tương đối đều, phẳng.
* HS khéo tay: Làm được con bướm bằng giấy. Các nếp gấp đều, phẳng. Có thể làm được con bướm có kích thước khác.
II. Đồ dùng dạy học: Mẫu con bướm làm bằng giấy thủ công. 
III. Các hoạt động dạy học
* HĐ1: Kiểm tra đồ dùng của HS.
* HĐ2: Quan sát, nhận xét 
- HS quan sát và nêu nhận xét con bướm làm bằng giấy thủ công.
* HĐ3: Hướng dẫn quy trình làm con bướm 
- GV hướng dẫn quy trình làm bằng giấy thủ công kết hợp minh hoạ. 
+ Bước 1: Cắt giấy.
+ Bước 2: Gấp cánh bướm.
+ Bước 3: Buộc thân bướm.
+ Bước 4: Làm râu bướm.
- HS nhắc lại quy trình làm con bướm.
- GV nhận xét bổ sung.
- HS thực hành theo nhóm.
- GV theo dõi giúp đỡ HS yếu để các em biết cách làm con bướm bằng giấy. 
* HĐ nối tiếp: GV tóm tắt nội dung tiết học.
- Nhận xét tiết học.
Tập viết
Tuần 31
I. Mục tiêu: - Giúp HS:
- Viết đúng chữ hoa N kiểu 2 (1 dòng cỡ vừa 1 dòng cỡ nhỏ); chữ và câu ứng dụng: Người (1 dòng cỡ vừa 1 dòng cỡ nhỏ) người ta là hoa đất (3 lần). 
II. Đồ dùng dạy học: Mẫu chữ N kiểu 2 
III. Các hoạt động dạy học
1. Bài cũ: (5’) Cả lớp viết bảng con chữ M (kiểu 2) Mắt.
- GV nhận xét, chữa bài.
2. Giới thiệu bài: (1’)
3. Hướng dẫn viết chữ hoa: (10’)
a. Quan sát nhận xét chữ N hoa kiểu 2
? Nêu cấu tạo chữ N (Cao 5 li, gồm 2 nét giống nét 1 và 3 của chữ M (kiểu 2).
? Nêu cách viết 
N1: Giống cách viết nét 1 chữ M kiểu 2.
N2: Giống cách viết nét 3 của chữ M kiểu 2.
- HS viết bảng con, GV theo dõi sửa cho HS viết chưa đúng.
b. Hướng dẫn viết cụm từ ứng dụng:
- Giới thiệu câu ứng dụng: Người ta là hoa đất. 
? Hiểu nghĩa của cụm từ ứng dụng: Ca ngợi con người - con người là quý nhất, là tinh hoa của trái đất.
- Nhận xét độ cao từng con chữ trong câu ứng dụng.
? Nêu các chữ cái có độ cao 2,5 li ? N, g, l, h.
? Nêu các chữ cái có độ cao 2 li? đ
? Nêu các chữ cái có độ cao 1,5 li? t
? Nêu các chữ cái có độ cao 1li? Các con chữ còn lại.
? Nêu cách tính dấu thanh 
+ Dấu thanh đặt trên các dấu ơ, a dấu sắc đặt trên â 
? Cách viết nét cuối chữ N 
+ Nét cuối của chữ N chạm nét cong chữ g.
* Viết bảng con: Người.
- GV theo dõi, nhận xét sửa chữa cho HS.
4. HDHS viết vào vở tập viết: (18’) 
- GV nêu yêu cầu viết
+ Chữ N 1 dòng cỡ vừa, 2 dòng cỡ nhỏ.
- GV quan tâm giúp đỡ HS yếu
+ Chữ Người một dòng cỡ nhỏ, 1 dòng cỡ nhỏ.
+ Câu từ ứng dụng: 3 dòng cỡ nhỏ. 
* Chấm, chữa 10 bài và nhận xét.
5. Củng cố - dặn dò: (1’) - Nhận xét tiết học.
 Ngày soạn: 2010
 Ngày dạy: Thứ sáu ngày 2010
Toán
Tiền việt nam
I. Mục tiêu: - Giúp HS:
- Nhận biết đơn vị thường dùng của tiền Việt Nam là đồng.
- Nhận biết một số loại giấy bạc: 200 đồng, 500 đồng, 1000 đồng.
- Biết thực hành đổi tiền trong trường hợp đơn giản.
- Biết làm các phép cộng, phép trừ các số với đơn vị là đồng.
II. Đồ dùng dạy học: Các tờ giấy bạc 200 đồng, 500 đồng 
III. Các hoạt động dạy học
* HĐ1: (5’) Củng cố về phép cộng và phép trừ.
- HS làm bài 3 SGK
- GV nhận xét, chốt kết quả đúng.
* HĐ2: (12’) Hình thành kiến thức
- Giới thiệu các loại giấy bạc 200 đồng, 500 đồng và 1000 đồng. 2000 đồng
- HS quan sát kĩ 2 mặt của các tờ giấy bạc và nhận xét. 
- HS nhận xét nói các đặc điểm của tờ giấy bạc
* HĐ3: (17’) Luyện tập - thực hành 
Bài 1: (SGK) - 1HS nêu yêu cầu bài tập.
- GV hướng dẫn mẫu. HS quan sát mẫu.
- HS làm bài vào vở. Một số HS nêu miệng.
- Lớp nhận xét.
* Chốt: Củng cố được cách nhận biết các tờ giấy bạc.
Bài 2: (Bài 1 VBT) - 1HS nêu yêu cầu bài tập.
- Hướng dẫn cho HS làm VBT
- HS nêu kết quả.
- Lớp nhận xét.
* Chốt: Củng cố cách nhẩm miệng tiền Việt Nam.
Bài 3: - 1HS nêu yêu cầu bài tập.
- HS làm bài vào VBT.
- 2 HS lên bảng chữa. Lớp nhận xét.
* Chốt: Củng cố phép cộng và phép trừ với số đơn vị tiền là đồng.
* HĐ nối tiếp: (1’) - Nhận xét giờ học. 
Tập làm văn
Tuần 31
I. Mục tiêu: - Giúp HS:
- Đáp lại lời khen ngợi theo tình huống cho trước (BT1), quan sát hình ảnh Bác Hồ, trả lời được các câu hỏi về ảnh Bác (BT2).
- Viết được một vài câu ngắn về ảnh Bác Hồ (BT3).
II. Đồ dùng dạy học: ảnh Bác Hồ 
III. Các hoạt động dạy học
1. Bài cũ: (5’) Kể lại chuyện qua suối.
? Câu chuyện qua suối nói lên điều gì về Bác Hồ? 
- GV nhận xét, cho điểm.
2. Giới thiệu bài: (1’)
3. Hướng dẫn HS làm bài tập: (28’)
Bài 1: - 1HS nêu yêu cầu bài tập.
- 1HS đọc các tình huống 
? Bài tập yêu cầu gì? (nói lời đáp lại trong trường hợp em được khen).
a. Em quét dọn nhà cửa sạch sẽ được cha mẹ khen. 
- 1 cặp học sinh đóng vai làm mẫu 
HS1 (vai cha) hài lòng khen em. Con quét nhà sạch quá! 
HS 2: (vai con ) Con cảm ơn bố có gì đâu ạ!
- Từng cặp HS nói lời khen và đáp lại theo các tình huống a,b,c
* Chốt: Củng cố cách đáp lại lời khen.
Bài 2: - 1HS nêu yêu cầu bài tập.
- HS quan sát ảnh Bác 
? ảnh Bác được treo ở đâu? ( treo trên tường)
? Trông Bác như thế nào? (Râu tóc trắng, vầng trán Bác cao, mắt Bác sáng).
? Em hứa với Bác điều gì? 
* Chốt: Củng cố quan sát tranh và trả lời câu hỏi.
Bài 3: - 1HS nêu yêu cầu bài tập.
- Hướng dẫn HS làm vào VBT.
- Nhiều HS tiếp nối nhau đọc bài làm của mình, lớp nhận xét. 
* Chốt: Củng cố cách viết đoạn văn về ảnh Bác Hồ.
4. Củng cố - dặn dò: (1’) GV tóm tắt nội dung tiết học.
- Nhận xét tiết học.
Chính tả
Tiết 2 - Tuần 31
I. Mục tiêu: - Giúp HS:
- Nghe - viết chính xác bài chính tả Cây và hoa bên lăng Bác, trình bày đúng đoạn văn xuôi.
- Làm được bài tập 2a/b.
II. Đồ dùng dạy học
III. Các hoạt động dạy học
1. Bài cũ: (5’) GV đọc cho HS viết bảng con: Việt Nam, Trường Sơn.
2. Giới thiệu bài: (1’)
3. Hướng dẫn nghe - viết: (17’)
- GV đọc bài viết 1 lần, HS theo dõi.
- 2 HS đọc lại bài, lớp đọc thầm.
? Nội dung bai nói gì ?
? Tìm các tên riêng được viết trong bài? (Sơn La, Nam Bộ).
- HS viết bảng con các từ ngữ viết sai: lăng, khoẻ khoắn, ngào ngạt. 
- GV đọc, HS viết bài vào vở
- GV đọc bài viết, HS soát lỗi chính tả.
- Chấm, chữa 10 bài và nhận xét.
4. Hướng dẫn HS làm bài tập: (11’)
Bài 2a: - 1HS nêu yêu cầu bài tập.
- Hướng dẫn HS làm VBT.
- HS nêu kết quả bài tập.
* Chốt: Củng cố cách phân biệt r/d/gi.
5. Củng cố - dặn dò: (1’) - Nhận xét tiết học.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiaoan lop tuan 31.doc