Giáo án các môn khối 4 - Tuần 34

Giáo án các môn khối 4 - Tuần 34

I – Mục tiêu

 - Củng cố các đơn vị đo khối lượng và bảng các đơn vị đo thời gian.

 - Rèn luyện kỹ năng chuyển đổi các đơn vị đo thời gian và giải các bài toán có liên quan.

II./ Chuẩn bị:

- GV:

- HS: Dụng cụ học toán

III./ Các hoạt động dạy học chủ yếu

1./ Ổn định: Hát

 

doc 42 trang Người đăng hungtcl Lượt xem 1101Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn khối 4 - Tuần 34", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần :..Tiết: 
 Toán 
166. ÔN TẬP VỀ ĐẠI LƯỢNG (tiếp theo)T3
Ngày soạn :..// 200 Ngày dạy:..// 200
I – Mục tiêu
	- Củng cố các đơn vị đo khối lượng và bảng các đơn vị đo thời gian.
	- Rèn luyện kỹ năng chuyển đổi các đơn vị đo thời gian và giải các bài toán có liên quan.
II./ Chuẩn bị:
- GV: 
- HS: Dụng cụ học toán
III./ Các hoạt động dạy học chủ yếu
1./ Ổn định: Hát 
2./ Bài cũ: Ôn tập về đại lượng
3./ Bài mới: 
a./ Giới thiệu:
b./ Các hoạt động: 
Thời lượng
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
* Hoạt động 1:ôn tập
*Mục tiêu: Củng cố các đơn vị đo khối lượng và bảng các đơn vị đo thời gian.
Bài tập 1: Rèn kỹ năng đổi các đơn vị đo diện tích trong đó chủ yếu là chuyển đổi từ các đơn vị lớn ra các đơn vị bé.
- GV nhận xét.
Bài tập 2: Hướng dẫn HS chuyển đổi từ các đơn vị lớn ra các đơn vị bé và ngược lại; từ “danh số phức hợp” sang “danh số đơn” và ngược lại.
- GV nhận xét.
	Bài tập 3: Hướng dẫn HS chuyển đổi các đơn vị đo rồi so sánh các kết quả để lựa chọn dấu thích hợp.
- GV nhận xét
	Bài tập 4: 
	- Hướng dẫn HS tính diện tích thửa ruộng hình chữ nhật ( theo đơn vị m2).
- Dựa trên số liệu cho biết về năng suất để tính sản lượng thóc thu được của thửa ruộng đó.
- GV nhận xét
- Gv nhận xét, ghi điểm.
- HS đọc yêu cầu BT
 - Vài em lên bảng điền vào chỗ chấm.
1m2 = 100 dm2 1km2 = m2
1m2 = 10000 cm2 1dm2 =cm2
- HS giải vào vở
- HS nêu nội dung BT
- 1 em lên bảng giải 
2m2 5dm2 > 25dm2
3dm2 5cm2 = 305cm2
- 1 em đọc yêu cầu bài toán
- Cả lớp giải vào vở
 Giải
Diện tích thửa ruộng hình chữ nhật:
 64 x 25 = 1600m2
Số thóc người ta thu hoạch được:
 1600 :2 = 800 (kg)
 800 kg = 8 tạ
 Đáp số: 8 tạ
IV. Hoạt động nối tiếp:
- GV nhận xét tiết học. Yêu cầu HS về xem lại bài sau cho tốt.
Rút kinh nghiệm
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Tuần :..Tiết: 
TẬP ĐỌC
TIẾNG CƯỜI LÀ LIỀU THUỐC BỔ
Ngày soạn :..// 200 Ngày dạy:..// 200
I. MỤC TIÊU:
	1. Đọc lưu loát, trôi chảy toàn bài. Biết đọc bài với giọng rõ ràng, rành mạch, phù hợp với một văn bản phổ biến khoa học.
	2. Hiểu điều bài báo muốn nói: Tiếng cười làm cho con người khác với động vật. Tiếng cười làm cho con người hạnh phúc, sống lâu. Từ đó làm cho HS có ý thức tạo ra xung quanh cuộc sống của mình niềm vui, sự hài hước, tiếng cười.
II. CHUẨN BỊ:
- GV: Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC 
1./Ổn định: Hát 
2./Kiểm bài cũ: 
- GV kiểm tra 2 HS đọc thuộc lòng bài thơ Con chim chiền chiện, trả lời các câu hỏi về bài đọc trong SGK. 
- GV nhận xét .
3./Bài mới: 
a. Giới thiệu bài: Tiếng cười là liều thuốc bổ.
b. Các hoạt động:
Thời lượng
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
*Hoạt động 1; Luyện đọc 
*Mục tiêu: Biết đọc bài với giọng rõ ràng, rành mạch, phù hợp với một văn bản
- HS tiếp nối nhau đọc 3 đoạn của bài, 2 – 3 lượt.
Đoạn 1: Từ đầu  đến mỗi ngày cười 400 lần.
Đoạn 2: Tiếp theo  đến làm hẹp mạch máu.
Đoạn 3: Còn lại.
GV kết hợp hướng dẫn HS xem tranh minh hoạ bài; giúp HS hiểu các từ khó (thống kê, thư giãn, sảng khoái, điều trị).
- HS luyện đọc theo cặp.
- Một, hai HS đọc cả bài.
- GV đọc toàn bài – giọng rõ ràng, rành mạch, nhấn giọng những từ ngữ nói về tác dụng của tiếng cười
*Hoạt động 2: . Tìm hiểu bài: 
*Mục tiêu: Hiểu điều bài báo muốn nói: Tiếng cười làm cho con người khác vui
+ Vì sao nói tiếng cười là liều thuốc bổ? - Người ta tìm cách tạo tiếng cười cho bệnh nhân để làm gì? 
+ Em rút ra điều gì qua bài này? Hãy chọn ý đúng nhất
GV: Qua bài đọc, các em đã thấy: tiếng cười làm cho con người khác với động vật, tiếng cười làm cho con người hạnh phúc, sống lâu. Thầy (cô) hy vọng các em sẽ biết tạo ra cho mình cuộc sống nhiều niềm vui, sự hài hước, tiếng cười.
*Hoạt động 3: . Luyện đọc bài:
- Ba HS tiếp nối nhau đọc 3 đoạn văn . Giúp các em đọc đúng giọng văn bản phổ biến khoa học. (theo gợi ý mục 2a).
	- GV hướng dẫn cả lớp luyện đọc và thi đọc đúng một đoạn tiêu biểu trong bài. Có thể chọn đoạn sau:
- HS đọc từ 2 – 3 lượt
- HS quan sát tranh 
- HS theo cặp
HS đọc cả bài
- HS theo dõi
- Vì khi cười, tốc độ thở của con người tăng lên đến 100 kilômét một giờ, các cơ mặt thư giãn, não tiết ra một chất làm con người có cảm giác sảng khoái, thoả mãn. Để rút ngắn thời gian điều trị bệnh cho bệnh nhân, tiết kiệm tiền cho Nhà nước..
- Ý b: Cần biết sống một cách vui vẻ.
- 3 HS nối tiếp đọc bài
- HS luyện đọc diễn cảm.
IV. Hoạt động nối tiếp:
- Gọi HS nêu nội dung bài.
- GV nhận xét tiết học. Yêu cầu HS về nhà kể lại tin khoa học trên cho người thân.
Rút kinh nghiệm:
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Tuần :..Tiết: 
Kĩ Thuật 
LẮP GHÉP MÔ HÌNH TỰ CHỌN
Ngày soạn :..// 200 Ngày dạy:..// 200
I. Mục tiêu:
- Biết tên gọi và chọn được các chi tiết để lắp ghép mô hình tự chọn.
- Lắp được tưngf bộ phận và lắp ghép mô hình tự chọn theo đúng kỉ thuật, đúng quy trình.
- Rèn luyện tính cẩn thận, khéo léo khi thực hiện thao tác tháo, lắp các chi tiết của mô hình.
II. Chuẩn bị: 
- GV: Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật
III. Các hoạt động dạy học : Tiết 1
Hoạt động 1 : HS chọn mô hình lắp ghép.
- GV cho học sinh tự chọn mô hình lắp ghép .
 Tiết 2 
 Hoạt động 2 : Chọn và kiểm tra các chi tiết .
 - GV xem mô hình học sinh ghép đúng và đủ.
 - Các chi tiết phải theo từng loại vào nắp hộp.
 Hoạt động 3 : HS thực hành.
Lắp từng bộ phận.
Lắp ráp mô hình hoàn chỉnh.
Hoạt động 4 : Đánh giá kết quả học tập.
- Cho học sinh trưng bày sản phẩm.
+ Tiêu chuẩn đánh giá.
Lắp được mô hình tự chọn.
Lắp đúng kĩ thuật, đúng quy trình.
Lắp mô hình chắc chắn, không bị xộ xệch.
HS tự đánh giá sảm phẩm của mình và sản phẩm của bạn.
GV nhận xét chung.
GV nhắc lại các chi tiết và xếp gọn vào hộp.
 IV. Hoạt động nối tiếp:
- Tinh thần thái độ học tập của học sinh và kĩ năng, sựu khéo léo khi lắp ghép các mô hình tự chọn. 
 Rút kinh nghiệm:
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Tuần :..Tiết: 
Luyện từ và câu
MỞ RỘNG VỐN TỪ: LẠC QUAN YÊU ĐỜI
Ngày soạn :..// 200 Ngày dạy:..// 200
I. Mục tiêu: 
	1. Tiếp tục mở rộng, hệ thống hoá vốn từ về tinh thần lạc quan, yêu đời.
2. Biết đặt câu với các từ đó.
II. Chuẩn bị:
	-GV: Một số tờ phiếu khổ rộng kẻ bảng phân loại các từ phức mở đầu bằng tiếng vui (BT 1).
	- Bảng phụ viết tóm tắt cách thử để biết một từ phức đã cho chỉ hoạt động, cảm giác hay tính tình (BT 1 – xem mẫu ơ dưới).
III. Các hoạt động dạy – học 
1./ Ổn định:Hát 
2./Kiểm tra bài cuÕ : 
GV kiểm tra: 
- Một HS đọc nội dung ghi nhớ (tiết LTVC Thêm trạng ngữ chỉ mục đích cho câu), đặt một câu có trạng ngữ chỉ mục đích.
- Một HS làm lại BT 3. 
- GV nhận xét.
3./ Bài mới : 
a.. Giới thiệu bài: MRVT: Lạc quan yêu đời
b. Các hoạt động: 
Thời lượng
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS làm bài tập.
*Mục tiêu: Hs biết đặt câu với các từ đó.
Bài tập 1 
- HS đọc yêu cầu của bài.
- GV hướng dẫn HS làm phép thử để biết một từ phức đã cho chỉ hoạt động, cảm giác, hay tính tình: 
a. Từ chỉ hoạt động, trả lời câu hỏi Làm gì?
Bọn trẻ đang làm gì?
Bọn trẻ đang vui chơi ngoài vườn hoa.
b. Từ chỉ cảm giác, trả lời câu hỏi Cảm thấy thế nào?
Em cảm thấy thế nào? 
Em cảm thấy rất vui thích.
c. Từ chỉ tính tình, trả lời câu hỏi Là người thế nào?
Chú Ba là người thế nào? 
Chú Ba là người vui tính. / Chú Ba rất vui tính.
d. Từ vừa chỉ cảm giác vừa chỉ tính tình trả lời câu hỏi Cảm thấy thế nào? Là người thế nào?
Em cảm thấy thế nào? Em cảm thấy vui vẻ.
Chú Ba là người thế nào?Chú Ba là người vui vẻ.
 - GV phát phiếu cho HS trao đổi theo cặp – các em đọc nội dung bài tập, xếp đúng các từ đã cho vào bảng phân loại. 
- HS dán bài lên bảng lớp, trình bày kết quả. Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại lời giải.
Bài tập 2:
- GV nêu yêu cầu đề bài. 
- HS làm bài, tiếp nối nhau đọc câu văn của mình. 
- GV nhận xét.
Bài tập 3:
- HS đọc yêu cầu BT 3.
- GV nhắc các em: chỉ tìm các từ miêu tả tiếng cười – tả âm thanh (không tìm các từ miêu tả nụ cười, như: cười ruồi, cười nụ, cười tươi, ).
- HS trao đổi với bạn để tìm được nhiều từ miêu tả tiếng cười.
- HS nối tiếp nhau phát biểu ý kiến – mỗi em nêu một từ, đồng thời đặt câu với từ đó. GV ghi nhanh lên bảng lớp những từ ngữ đúng, bổ sung những từ ngữ mới. 
- HS viết từ tìm được vào vở hoặc V ... ung bình cọng của các số và giải bài toán về số trung bình cộng 
* Các hoạt động: 
Thời lượng
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
 Hoạt động 1: ôn tập
*Mục tiêu: Ôn tập để chuẩn bị thi học kì 2
Bài tập 1: HS áp dụng quy tắc tìm số trung bình cộng của các số.
- GV nhận xét.
Bài tập 2: Các bước giải: 
Tính tổng số người tăng trong 5 năm.
Tính tổng số người tăng trung bình mỗi năm.
- GV nhận xét, ghi điểm.
Bài tập 3: Các bước giải: 
	- Tính số vở tổ Hai góp. 
	- Tính số vở tổ Ba góp.
	- Tính số vở cả ba tổ góp.
	- Tính số vở trung bình mỗi tổ góp.
GV nhận xét, ghi điểm.
Bài tập 4: Các bước giải: 
	- Tính số máy lần đầu chở. 
	- Tính số máy lần sau chở. 
	- Tính tổng số ô tô chở máy bơm.
	- Tính số máy bơm trung bình mỗi ôtô chở.
- GV nhận xét. Ghi điểm.
Bài tập 5: Các bước giải: 
	- Tìm tổng của hai số đó. 
	- Vẽ sơ đồ. 
	- Tìm tổng số phần bằng nhau.
	- Tìm mỗi số. 
GV nhận xét.
- HS đọc nội dung BT
- 1 em lên bảng giải
a. (137 + 248 + 395) : 3 = 260
b.(348 + 219 + 560 + 725) : 4 = 463
- HS đọc đề toán
- 1 em lên bảng sửa. Cả lớp giải vào vở
	 Bài giải
	Số người tăng trong 5 năm là: 
158 + 147 + 132 + 103 + 95 = 635 người
	Số người tăng trung bình hằng năm là: 
	635 : 5 = 127 (người) 
Đáp số: 127 người.
- HS đọc đề và phân tích bài toán.
- Cả lớp giải vào vở. 1 em sửa.
	 Bài giải
	Tổ Hai góp được số vở là: 
	36 + 2 = 38 quyển
	Tổ Ba góp được số vở là:
	38 + 2 = 40 (quyển)
Cả ba tổ góp được số vở là:
	36 + 38 + 40 = 114 quyển
Số vở trung bình mỗi tổ góp là: 
	114 : 3 = 38 (quyển) 
	Đáp số: 38 quyển vở. 
Chú ý: Có thể gộp bước 3 và 4: 
	(36 + 38 + 40) : 3 = 38 (quyển)
- HS nêu nội dung của BT.
- HS giải vào vở
	 Bài giải 
	Đáp số: 21 máy bơm 
- HS đọc yêu cầu BT. 1 em giải	
	Bài giải 
	Tổng của hai số đó là: 
	15 x 2 = 30
Ta có sơ đồ: 	 ?
Số lớn: ? 
Số bé: 30
	Đáp số: Số lớn: 20;
	 Số bé: 10.
IV. Hoạt động nối tiếp:
- GV nhận xét tiết học
- HS về nhà chuẩn bị bài sau: ôn tập
Rút kinh nghiệm:
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Tuần :..Tiết: 
Chính tả
NÓI NGƯỢC 
Ngày soạn :..// 200 Ngày dạy:..// 200
I / Mục tiêu .
*Kiến thức : Nghe đúng chính tả, trình bày đúng bài vè nhân gian Nói ngược.
*Kĩ năng: - Làm đúng bài tập chính tả phân biệt âm đầu và dấu thanh dễ viết lẫn.
II/ Chuẩn bị:
-GV: Một số tờ phiếu.
III/ Các hoạt động dạy học
1/ Khởi động: 
2/ Kiểm tra: 2 HS viết lên bảng lớp 5-6 từ láy.
- GV nhận xét .
3/ Bài mới: 
Giới thiệu bài: Nói ngược
Các hoạt động: 
Thời lượng
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
 * Hoạt động 1: Hướng dẫn HS nghe viết
Mục tiêu: Nghe đúng chính tả, trình bày đúng bài vè nhân gian Nói ngược.
- GV đọc bài vè nói ngược.
- HS đọc thầm. GV nhắc các em chú ý cách trình bày bài vè theo thể thơ lục bát, những từ dễ viết sai: liếm lông, nậm rượu, lao dao, trúm, đổ vồ, ..
- HS nêu nội dung bài vè. 
Ø- HS gấp SGK. GV đọc từng dòng thơ cho HS viết.
*Hoạt động 2: Hướng dẫn HS làm BT chính tả
*Mục tiêu: HS làm đúng bài tập chính tả phân biệt âm đầu và dấu thanh dễ viết lẫn
- GV nêu yêu cầu của bài
- HS đọc thầm đoạn văn, làm bài vào vở.
- GV dán 3 tờ phiếu lên bảng lớp; mời 3 HS thi tiếp sức. Đại diện các nhóm đọc lại đoạn văn.
- GV nhận xét .
- HS theo dõi trong SGK
- Nói những chuyện phi lý, ngược đời, không thể nào xảy ra nên gây cười.
- HS đọc yêu cầu BT
- HS trình bày kết quả
Giải đáp – tham gia – dùng một thiết bị – theo dõi – bộ não – bộ não – không thể
4/ Củng cố: 
- Gv nhận xét tiết học.
IV. Hoạt động nối tiếp:
- Yêu cầu HS về nhà đọc lại thông tin ở BT2.
Rút kinh nghiệm:
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Tuần :..Tiết: 
TẬP LÀM VĂN
ĐIỀN VÀO TỜ GIẤY IN SẴN
Ngày soạn :..// 200 Ngày dạy:..// 200
I. Mục tiêu: 
*Kiến thức: Hiểu các yêu cầu trong Điện chuyển tiền đi, Giấy đặt mua báo chí trong nước. 
*Kĩa năng: Biết điền nội dung cần thiết vào một bức Điện chuyển tiền và Giấy đặt mua báo chí. 
II. Chuẩn bị:
- GV: 
- HS: VBT Tiếng Việt 4/2 
III. Các hoạt động dạy – học 
1 – Kiểm tra bài cuÕ : 
	-GV kiểm tra 2 HS đọc lại Thư chuyển tiền đã điền nội dung trong tiết tập làm văn trước.
 - GV nhận xét.
2 – Bài mới : 
	a. Giới thiệu bài : 
	Tiết học hôm nay giúp các em tiếp tục thực hành điền vào một số giấy tờ in sẵn rất cần thiết trong đời sống: Điện chuyển tiền đi, Giấy đặt mua báo chí trong nước.
	b. Các hoạt động: 
Thời lượng
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
*Hoạt động 1: Thực hành
*Mục tiêu: HS điền những nội dung cần thiết vào giấy tờ in sẵn.
	Bài tập 1 
- HS đọc thầm yêu cầu của BT 1 và mẫu Điện chuyển tiền đi.
- GV giải nghĩa những chữ viết tắt trong Điện chuyển tiền đi.
+ N3VNPT: là những ký hiệu riêng của ngành bưu điện, các em khôngcần biết.
	+ĐCT: viết tắt Điện chuyển tiền.
 GV chỉ dẫn cách điền vào mẫu Điện chuyển tiền đi.
Em bắt đầu viết từ phần khách hàng viết (phần trên đó do nhân viên Bưu điện viết).
- Họ tên người gửi (họ, tên của mẹ em).
- Địa chỉ (cần chuyển đi thì ghi): nơi ở của gia đình em.
- Số tiền gửi (viết bằng số trước, bằng chữ sau).
- Họ tên người nhận (là ông hoặc bà em).
- Địa chỉ: nơi ở của ông, bà em.
- Tin tức kèm theo chú ý ngắn gọn, VD: Chúng con khoẻ. Cháu Hương tháng tới sẽ về thăm ông bà.
- Nếu cần sửa chữa điều đã viết, em viết vào ô dành cho việc sửa chữa.
- Những mục còn lại, nhân viên bưu điện sẽ điền
- Một HS khá, giỏi đóng vai em HS viết giúp mẹ Điện chuyển tiền – nói trước lớp cách em sẽ điền nội dung vào mẫu Điện chuyển tiền đi như thế nào.
	- Một số HS đọc trước lớp mẫu Điện chuyển tiền đi đã điền đầy đủ nội dung.
	Bài tập 2.
- HS đọc yêu cầu của BT và nội dung Giấy đặt mua báo chí trong nước.
	- GV giúp HS giải thích các chữ viết tắt, các từ ngữ khó (nêu trong chú thích: BCVT, báo chí, độc giả, kế toán trưởng, thủ trưởng).
- HS đọc nội dung BT
- Cả lớp chú ý lắng nghe.
- Hoạt động cá nhân
- Cả lớp làm việc cá nhân.
- HS nêu yêu cầu BT
- HS điền vào vở BT.
	3. Củng cố:
-GV nhận xét tiết học.
IV. Hoạt động nối tiếp:
-Nhắc HS ghi nhớ để điền chính xác nội dung vào những tờ giấy in sẵn. 
Rút kinh nghiệm:
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Tuần :..Tiết:
Toán 
170. ÔN TẬP VỀ TÌM HAI SỐ KHI BIẾT TỔNG
VÀ HIỆU CỦA HAI SỐ ĐÓ
Ngày soạn :..// 200 Ngày dạy:..// 200
I./ MỤC TIÊU 
-Giúp học sinh rèn kĩ năng giải bài toán "Tìm hai số khi biết tổng và hịêu của hai số đó
 - Rèn HS tính cẩn thận ,chính xác.
II./ Chuẩn bị: 
- HS: Dụng cụ học toán
III./ Các hoạt động dạy học : 	
1./ Ổn định: Hát 
2./ Bài cũ: Kiểm tra dụng cụ học toán
3./ Bài mới: 
Thời lượng
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
 Hoạt động 1: Làm bài tập 
*Mục tiêu: học sinh rèn kĩ năng giải bài toán "Tìm hai số khi biết tổng và hịêu của hai số đó
Bài tập 1: 
	- HS làm tính ở giấy nháp. 
- HS kẻ bảng (như SGK) rồi viết đáp số vào ô trống. GV nhận xét,
Bài tập 2: GV cho HS tóm tắt, rồi tự giải
- GV nhận xét ghi điểm
Bài tập 3: Các bước giải: 
Tìm nửa chu vi.
Vẽ sơ đồ. 
Tìm chiều rộng, chiều dài.
Tính diện tích.
- GV nhận xét.
Bài tập 4: Các bước giải: 
- Tìm tổng của hai số.
- Tìm số chưa biết.
- GV nhận xét.
Bài tập 5: Các bước giải: 
	- Tìm tổng của hai số.
	- Tìm hiệu của hai số đó.
	- Tìm mỗi số. 
 GV nhận xét.
- HS nêu yêu cầu BT
- HS làm vào vở
- HS phân tích đề . 1 em giải
	Tóm tắt: 	 ? cây
Đội 1: 	
	? cây	 285 cây 	1375 cây 
Đội 2: 
	Bài giải
	Đội thứ nhất trồng được là: 
	(1375 + 285) : 2 = 830 cây.
	Đội thứ hai trồng được là: 
	830 – 285 = 545 (cây).
	 Đáp số: Đội 1: 830 cây.
	 Đội 2: 545 cây.
- HS đọc đề toán
- Cả lớp giải vào vở
Bài giải 
	Nửa chu vi của thửa ruộng là: 
	530 : 2 = 265 (m)
 Chiều rộng của thửa ruộng là: 
	(265 – 47) : 2 = 109 (m)
Chiều dài của thửa ruộng là: 
	109 + 47 = 156 (m)
Diện tích của thửa ruộng là: 
	156 x 109 = 17004 (m2)
	Đáp số: 17004 m2
- HS đọc đề toán. 1 em lên bảng giải.
	Bài giải 
Tổng của hai số đó là: 
	135 x 2 = 270
Số phải tìm là: 
	270 – 246 = 24 
	Đáp số: 24.
- HS nêu yêu cầu BT. Cả lớp giải vào vở
	Bài giải
Đáp số: Số lớn 549
	 Số bé: 450
IV. Hoạt động nối tiếp:
- GV nhận xét tiết học
- Dăn HS về nhà xem lại bài: ôn tập 
Rút kinh nghiệm:
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • doc34.doc