I. MỤC TIÊU:
- Bước đầu biết đọc phân biệt lời nhân vật trong đoạn đối thoại.
- Hiểu nội dung: Cương mơ ước trở thành thợ rèn để kiếm sống nên đã thuyết phục mẹ để mẹ thấy nghề nghiệp nào cũng đáng quí (trả lời được các câu hỏi trong SGK).
II. CHUẨN BỊ:
Tranh minh hoạ bài tập đọc trang 85, SGK (phóng to nếu có điều kiện).
Bảng phụ viết sẵn đoạn văn cần luyện đọc.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
TUẦN 9 Thứ hai, ngày 14 tháng 10 năm 2013 TẬP ĐỌC THƯA CHUYỆN VỚI MẸ (Nam Cao) I. MỤC TIÊU: - Bước đầu biết đọc phân biệt lời nhân vật trong đoạn đối thoại. - Hiểu nội dung: Cương mơ ước trở thành thợ rèn để kiếm sống nên đã thuyết phục mẹ để mẹ thấy nghề nghiệp nào cũng đáng quí (trả lời được các câu hỏi trong SGK). II. CHUẨN BỊ: Tranh minh hoạ bài tập đọc trang 85, SGK (phóng to nếu có điều kiện). Bảng phụ viết sẵn đoạn văn cần luyện đọc. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC 1. Khởi động: 1’ 2. Kiểm tra bài cũ: 5’ Bài “Đôi giày ba ta màu xanh” + Tìm những câu tả vẻ đẹp của đôi giày ba ta? - GV nhận xét từng HS và ghi điểm 3. Bài mới: a. Giới thiệu bài: 1’ - Em hãy cho biết bức tranh vẽ gì? - Cậu bé trong tranh đang nói chuyện gì với mẹ? Bài học hôm nay sẽ giúp cho các em hiểu rõ điều đó. (GV ghi đề) b. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài: HĐ1: Luyện đọc: 8’ GV hoặc HS chia đoạn: 2 đoạn. + Đoạn 1: Từ ngày phải đến phải kiếm sống. + Đoạn 2: Mẹ Cương đến đốt cây bông. - GV ghi từ khó sau khi HS đọc lần 1. Kết hợp luyện đọc câu văn dài khó: - GV giải nghĩa một số từ khó: Giảng từ: “ thưa”: có nghĩa là trình bày với người trên về một vấn đề nào đó với cung cách lễ phép, ngoan ngoãn Kiếm sống: tìm cách làm việc để tự nuôi mình Đầy tớ: là người giúp việc cho chủ. - GV đọc diễn cảm cả bài. + Toàn bài đọc với giọng trao đổi, trò chuyện thân mật, nhẹ nhàng. Lời Cương lễ phép, khẩn khoản thiết tha xin mẹ cho em được học nghề rèn và giúp em thuyết phục cha. Giọng mẹ Cương ngạc nhiện khi nói: “Con vừa bảo gì? Ai xui con thế?, cảm động dịu dàng khi hiểu lòng con: “Con muốn giúp mẹanh thợ rèn”. 3 dòng cuối bài đọc chậm rãi với giọng suy tưởng, sảng khoái, hồn nhiên thể hiện hồi tưởng của Cương về cảnh lao động hấp dẫn ở lò rèn. HĐ2: Tìm hiểu bài: 13’ . + Cương xin mẹ học nghề rèn để làm gì? . + Đoạn 1 nói lên điều gì? **Ước mơ của Cương có thành hiện thực hay không, chúng ta cùng tìm hiểu đoạn 2. + Mẹ có đồng ý khi nghe Cương trình bày ước mơ của mình? + Mẹ Cương nêu lí do phản đối như thế nào? + Cương thuyết phục mẹ bằng cách nào? - Nội dung chính của đoạn 2 là gì? + Nêu nhận xét cách trò chuyện của hai mẹ con Cương. (cách xưng hô, cử chỉ lúc trò chuyện) - Gọi HS trả lời và bổ sung. ** Liên hệ giáo dục: + Qua bài học này, em học tập được điều gì ở Cương ? HĐ3: Luyện đọc diễn cảm: 5’ Hướng dẫn cả lớp luyện đọc diễn cảm đoạn tiêu biểu trong bài: đoạn 1. + Đọc mẫu đoạn văn. + Theo dõi, uốn nắn + Nhận xét, ghi điểm. 4. Củng cố: 5’ Qua bài học em hãy rút ra ý nghĩa của bài học? 5. Dặn dò: 1’ - Dặn về nhà học bài, luôn có ý thức trò chuyện thân mật, tình cảm của mọi người trong mọi tình huống và soạn bài “Điều ước của vua Mi- đát”. - Nhận xét tiết học. - HS báo cáo sĩ số - Cổ ôm sát chân. Thân giày làm bằng vải cứng, dáng thon thả, màu vải như màu da trời ngày thu. Phần thân gần sát cổ có hai hàng khuy dập, luồn một sợi dây trắng nhỏ vắt ngang. + HS đọc ý nghĩa bài học - HS nhận xét, bổ sung. + HS quan sát tranh. - Bức tranh vẽ cảnh một cậu bé đang nói chuyện với mẹ. Sau lưng cậu là hình ảnh một lò rèn, ở đó có những người thợ đang miệt mài làm việc. - Tiếp nối nhau đọc từng đoạn. - HS đọc từ khó. + HS luyện đọc câu văn dài - Tiếp nối nhau đọc từng đoạn lần 2. - HS đọc chú giải. - Luyện đọc theo cặp. - 1 HS đọc toàn bài. - Đọc thầm đoạn 1 để trả lời các câu hỏi: + Cương thương mẹ vất vả, muốn học một nghề để kiếm sống, đỡ đần cho mẹ. Ý1: Ước mơ của Cương trở thành thợ rèn để giúp đỡ mẹ. - Đọc thầm đoạn 2 để trả lời các câu hỏi: + Bà ngạc nhiên và phản đối. + Mẹ cho là Cương bị ai xui. Mẹ bảo nhà Cương thuộc dòng dõi quan sang. Bố của Cương sẽ không chịu cho Cương làm nghề thợ rèn, sợ mất thể diện của gia đình. + Cương nghèn nghẹn nắm lấy tay mẹ. Em nói với mẹ bằng những lời thiết tha: nghề nào cũng đáng trọng, chỉ những ai trộm cắp hay ăn bám mới đáng bị coi thường. Ý2: Cương thuyết phục để mẹ hiểu và đồng ý với ươc mơ của em. - HS đọc thầm toàn bài. + Cách xưng hô: đúng thứ bậc trên, dưới trong gia đình, Cương xưng hô với mẹ lễ phép, kính trọng. Mẹ Cương xưng mẹ gọi con rất dịu dàng, âu yếm. Qua cách xưng hô em thấy tình cảm mẹ con rất thắm thiết, thân ái. + Cử chỉ trong lúc trò chuyện: thân mật, tình cảm. Mẹ xoa đầu Cương khi thấy Cương biết thương mẹ. Cương nắm lấy tay mẹ, nói thiết tha khi mẹ nêu lí do phản đối. + Ước mơ có một nghề chính đáng để giúp đỡ gia đình, trong cuộc sống nghề nào cũng cao quí, đáng trân trọng, chỉ những kẻ trộm cắp, ăn bám mới bị coi thường. - 2 em đọc tiếp nối nhau 2 đoạn của bài. + Luyện đọc nhóm đôi + Vài em thi đọc diễn cảm trước lớp. + Bình chọn người đọc hay. Nội dung: Bài văn cho ta thấy Cương mơ ước trở thợ rèn nên đã thuyết phục mẹ để mẹ thấy nghề nào cũng đáng quí. - HS đọc ý nghĩa bài học TOÁN (Tiết 41) HAI ĐƯỜNG THẲNG VUÔNG GÓC I. MỤC TIÊU: - Có biểu tượng về hai đường thẳng vuông góc. - Kiểm tra được hai đường thẳng vuông góc với nhau bằng ê ke. * Bài 1, bài 2, bài 3 (a) II. CHUẨN BỊ: - Ê ke, thước thẳng (cho GV và HS). III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC 1. Khởi động: 1’ 2. Kiểm tra bài cũ: 5’ GV vẽ lên bảng vẽ góc nhọn, góc tù và góc bẹt, yêu cầu HS lên xác định. - GV chữa bài, nhận xét và cho điểm HS. 3. Bài mới: a. Giới thiệu bài: 1’ - Trong giờ học toán hôm nay các em sẽ được làm quen với hai đường thẳng vuông góc. b. Tìm hiểu bài: 1. Giới thiệu hai đường thẳng vuông góc: HĐ1: Cả lớp: 15’ - GV vẽ lên bảng hình chữ nhật ABCD và hỏi: + Đọc tên hình trên bảng và cho biết đó là hình gì? - Các góc A, B, C, D của hình chữ nhật ABCD là góc gì? (góc nhọn, góc vuông, góc tù hay góc bẹt?) - GV vừa thực hiện thao tác, vừa nêu: Thầy kéo dài cạnh DC thành đường thẳng DM, kéo dài cạnh BC thành đường thẳng BN. Khi đó ta được hai đường thẳng DM và BN vuông góc với nhau tại điểm C. + Hãy cho biết góc BCD, góc DCN, góc NCM, góc BCM là góc gì? - Các góc này có chung đỉnh nào? - GV: Như vậy hai đường thẳng BN và DM vuông góc với nhau tạo thành 4 góc vuông có chung đỉnh C. - GV yêu cầu HS quan sát các đồ dùng học tập của mình, quan sát lớp học để tìm hai đường thẳng vuông góc có trong thực tế cuộc sống. - GV hướng dẫn HS vẽ hai đường thẳng vuông góc với nhau (vừa nêu cách vẽ vừa thao tác): Chúng ta có thể dùng ê ke để vẽ hai đường thẳng vuông góc với nhau, chẳng hạn ta muốn vẽ đường thẳng AB vuông góc với đường thẳng CD, làm như sau: + Vẽ đường thẳng AB. + Đặt một cạnh ê ke trùng với đường thẳng AB, vẽ đường thẳng CD dọc theo cạnh kia của ê ke. Ta được hai đường thẳng AB và CD vuông góc với nhau. - GV yêu cầu HS cả lớp thực hành vẽ đường thẳng NM vuông góc với đường thẳng PQ tại O. 4. Luyện tập, thực hành: HĐ2: Cá nhân: 15’ Bài 1: Dùng ê ke để kiểm tra hai đường - GV vẽ lên bảng hai hình a, b như bài tập trong SGK. - GV yêu cầu HS cả lớp cùng kiểm tra. - GV yêu cầu HS nêu ý kiến. - Vì sao em nói hai đường thẳng HI và KI vuông góc với nhau? Bài 2: - GV vẽ lên bảng hình chữ nhật ABCD, sau đó yêu cầu HS suy nghĩ và ghi tên các cặp cạnh vuông góc với nhau có trong hình chữ nhật ABCD. - GV nhận xét và kết luận về đáp án đúng. Bài 3: - GV yêu cầu HS đọc đề bài, sau đó tự làm bài. - GV yêu cầu HS trình bày bài làm trước lớp. - GV nhận xét và cho điểm HS. 4. Củng cố- Dặn dò: 3’ - GV gọi HS nêu cách kiểm tra hai đường thẳng vuông góc với nhau bằng ê ke. - GV tổng kết giờ học, dặn HS về nhà làm bài tập và chuẩn bị bài sau. - Nhận xét tiết học. - HS lên bảng làm bài. - HS dưới lớp theo dõi để nhận xét bài làm của bạn. - HS nghe. - Hình ABCD là hình chữ nhật. - Các góc A, B, C, D của hình chữ nhật ABCD đều là góc vuông. - HS theo dõi thao tác của GV. - Là góc vuông. - Chung đỉnh C. - HS nêu ví dụ: hai mép của quyển sách, quyển vở, hai cạnh của cửa sổ, cửa ra vào, hai cạnh của bảng đen, - HS theo dõi thao tác của GV và làm theo. - 1 HS lên bảng vẽ, HS cả lớp vẽ vào giấy nháp. + HS đọc yêu cầu bài tập. - HS dùng ê ke để kiểm tra hình vẽ trong SGK, 1 HS lên bảng kiểm tra hình vẽ của GV. - Hai đường thẳng HI và KI vuông góc với nhau, hai đường thẳng PM và MQ không vuông góc với nhau. - Vì khi dùng ê ke để kiểm tra thì thấy hai đường thẳng này cắt nhau tạo thành 4 góc vuông có chung đỉnh I. - HS đọc trước lớp. - HS viết tên các cặp cạnh, sau đó 1 đến 2 HS kể tên các cặp cạnh mình tìm được trước lớp: + AB và AD, AD và DC, DC và CB, BC và AB. - HS dùng ê ke để kiểm tra các hình trong SGK, sau đó ghi tên các cặp cạnh vuông góc với nhau a. AE và ED, ED và DC ĐẠO ĐỨC (Tiết 9) TIẾT KIỆM THỜI GIỜ I. MỤC TIÊU: - Nêu được ví dụ về tiết kiệm thời giờ. - Biết được lợi ích của tiết kiệm thời giờ. - Bước đầu biết sử dụng thời gian học tập, sinh hoạt, hằng ngày một cách hợp lí. (Không yêu cầu học sinh lựa chọn phương án phân vân trong các tình huống bày tỏ thái độ của mình về các ý kiến: tán thành, phân vân hay không tán thành mà chỉ có hai phương án: tán thành và không tán thành) * - Biết được vì sao cần phải tiết kiệm thời giờ. - Sử dụng thời gian học tập, sinh hoạt, hằng ngày một cách hợp lí. II. CHUẨN BỊ: - SGK Đạo đức 4. - Các truyện, tấm gương về tiết kiệm thời giờ. - Mỗi HS có 3 tấm bìa màu: xanh, đỏ và trắng. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Tiết: 1 HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC 1. Khởi động: 1’ 2. Kiểm tra bài cũ: 3’ - GV nêu yêu cầu kiểm tra: + Nêu phần ghi nhớ của bài “Tiết kiệm tiền của”. - GV nhận xét. 3. Bài mới: a. Giới thiệu bài: 1’ Thế nào là tiết kiệm thời giờ? Lợi ích của tiết kiệm thời giờ có gì mà phải tiết kiệm? Chúng ta cần sử dụng thời gian học tập, sinh hoạt, hằng ngày như thế nào? Hôm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu qua bài: “Tiết kiệm thời giờ”. Gv ghi đề. b. Tìm hiểu bài: HĐ1: Kể chuyện “Một phút” SGK/14- 15: 12’ - GV kể chuyện kết hợp với việc đóng vai minh họa của một số HS. - GV cho HS thảo luận theo 3 câu hỏi trong SGK/15. + Mi- chi- a có thói quen sử dụng thời giờ như thế nào? + Chuyện gì đã xảy ra với Mi- chi- a trong cuộc thi trượt tuyết? + Sau chuyện đó, Mi- chi- a đã hiểu ra điều gì? - GV kết luận: Mỗi phút điều đáng quý. Chúng ta phải tiết kiệm thời giờ. HĐ2: Thảo luận nhóm (Bài tập 2- SGK/16): 7’’ - GV chia 3 nhóm và giao nhiệm vụ cho mỗi nh ... ái nữa. Thế sao không học đàn. Bố mẹ có thể mua đàn cho em cơ mà? Em gái - Thầy dạy nhạc bảo tay em cứng, em không có khiếu học đàn. Mà sao anh lại nghĩ là học võ thì không ra con gái? Anh đã thấy chị Thuý Hiền biểu diễn đẹp thế nào chưa? Như là múa ấy, thật mê li. Anh trai - Em khéo nói lắm, thôi được, nhưng em học võ thì lấy thời gian đâu để học bài ở nhà và nấu cơm đỡ mẹ? Em gái - Anh yên tâm đi. Thời khoá biểu ở trường em rất hợp lí nên em đảm bảo sẽ không ảnh hưởng đến việc học tập và việc giúp mẹ đâu. Anh trai - Thế thì được, nữ võ sĩ. Anh sẽ ủng hộ em, em sẽ thuyết phục bố mẹ đồng ý cho em đi học. Em gái (vui mừng) - Có thế chứ. Em rất cám ơn anh. 4. Củng cố – dặn dò: 3’ + GV củng cố bài học - Dặn HS về nhà viết lại cuộc trao đổi vào vở và tìm đọc truyện về những con người có ý chí, nghị lực vươn lên trong cuộc sống. - Nhận xét tiết học. TOÁN (Tiết 45) THỰC HÀNH VẼ HÌNH CHỮ NHẬT I. MỤC TIÊU: Vẽ được hình chữ nhật, hình vuông (bằng thước kẻ và ê ke). * Bài 1a (tr54), bài 1a (tr55), (Ghép hai bài thực hành) II. CHUẨN BỊ: - Thước thẳng và ê ke (cho GV và HS). III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC 1. Khởi động: 1’ 2. Kiểm tra bài cũ: 5’ - GV gọi 2 HS lên bảng yêu cầu HS 1 vẽ đường thẳng CD đi qua điểm E và song song với đường thẳng AB cho trước. - GV chữa bài, nhận xét và cho điểm HS. 3. Bài mới: a. Giới thiệu bài: 1’ - Trong giờ học toán hôm nay các em sẽ được thực hành vẽ hình chữ nhật. b. Tìm hiểu bài: 1.. Hướng dẫn vẽ hình chữ nhật theo độ dài các cạnh: HĐ1: Cả lớp: 15’ - GV vẽ lên bảng hình chữ nhật MNPQ và hỏi HS: + Các góc ở các đỉnh của hình chữ nhật MNPQ là góc gì? - Hãy nêu các cặp cạnh song song với nhau có trong hình chữ nhật MNPQ? - Dựa vào các đặc điểm chung của hình chữ nhật, chúng ta sẽ thực hành vẽ hình chữ nhật theo độ dài các cạnh cho trước. - GV nêu ví dụ: Vẽ hình chữ nhật ABCD có chiều dài 4 cm và chiều rộng 2 cm. - GV yêu cầu HS vẽ từng bước như SGK giới thiệu: + Vẽ đoạn thẳng CD có chiều dài 4 cm. GV vẽ đoạn thẳng CD (dài 4 cm) trên bảng. + Vẽ đường thẳng vuông góc với DC tại D, trên đường thẳng đó lấy đoạn thẳng DA = 2 cm. + Vẽ đường thẳng vuông góc với DC tại C, trên đường thẳng đó lấy CB = 2 cm. + Nối A với B ta được hình chữ nhật ABCD. 4. Luyện tập, thực hành: HĐ2: Cá nhân: 16’ Bài 1: GV yêu cầu HS đọc đề bài toán. - GV yêu cầu HS tự vẽ hình chữ nhật có chiều dài 5 cm, chiều rộng 3 cm, sau đó đặt tên cho hình chữ nhật. - GV yêu cầu HS nêu cách vẽ của mình trước lớp. - GV yêu cầu HS tính chu vi của hình chữ nhật. - GV nhận xét. 4. Củng cố- Dặn dò: 3’ - GV tổng kết giờ học. - Dặn dò HS về nhà chuẩn bị bài sau. - Nhận xét tiết học - HS lên bảng vẽ hình. - HS cả lớp vẽ hình vào giấy nháp. - HS nghe. M N Q P + Các góc này đều là góc vuông. - Cạnh MN song song với QP, cạnh MQ song song với PN. - HS vẽ vào giấy nháp. - 1 HS đọc bài toán trước lớp. - HS vẽ vào VBT. - HS nêu các bước như phần bài học của SGK. Giải: Chu vi của hình chữ nhật là: (5 + 3) x 2 = 16 (cm) Đáp số: 16 cm TOÁN (Tiết 45) THỰC HÀNH VẼ HÌNH VUÔNG I. MỤC TIÊU: Vẽ được hình chữ nhật, hình vuông (bằng thước kẻ và ê ke). * Bài 1a (tr54), bài 1a (tr55), (Ghép hai bài thực hành) II. CHUẨN BỊ: - Thước thẳng có vạch chia xăng- ti- mét, ê ke, com pa (cho GV và HS). III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC 1. Khởi động: 1’ 2. Kiểm tra bài cũ: 5’ + GV gọi HS lên bảng làm lại bài tập 1. - GV chữa bài, nhận xét và cho điểm HS. 3. Bài mới: a. Giới thiệu bài: 1’ - Trong giờ học toán hôm nay các em sẽ được thực hành vẽ hình vuông có độ dài cạnh cho trước. b. Tìm hiểu bài: HĐ1: Cả lớp: 15’ 1.. Hướng dẫn vẽ hình vuông theo độ dài cạnh cho trước: + Hình vuông có các cạnh như thế nào với nhau ? - Các góc ở các đỉnh của hình vuông là các góc gì ? ** Chúng ta sẽ dựa vào các đặc điểm trên để vẽ hình vuông có độ dài cạnh cho trước. - Ví dụ: Vẽ hình vuông có cạnh dài 3 cm. - GV hướng dẫn HS thực hiện từng bước vẽ như trong SGK: + Vẽ đoạn thẳng DC = 3 cm. + Vẽ đường thẳng vuông góc với DC tại D và tại C. Trên mỗi đường thẳng vuông góc đó lấy đoạn thẳng DA = 3 cm, CB = 3 cm. + Nối A với B ta được hình vuông ABCD. 4. Luyện tập, thực hành: HĐ1: Cá nhân: 15’ Bài 1: - GV yêu cầu HS đọc đề bài, sau đó tự vẽ hình vuông có độ dài cạnh là 4 cm, tính chu vi và diện tích của hình. - GV yêu cầu HS nêu rõ từng bước vẽ của mình. 4. Củng cố- Dặn dò: 3’ - GV gọi HS nhắc lại cách vẽ hình vuông. - GV tổng kết giờ học. - Dặn dò HS về nhà chuẩn bị bài sau. - HS lên bảng làm bài, - Lớp theo dõi, nhân xét. - HS nghe. - Các cạnh bằng nhau. - Là các góc vuông. - HS vẽ hình vuông ABCD theo từng bước hướng dẫn của GV. + HS đọc yêu cầu bài t ập: - HS lên bảng. Lớp làm bài vào VBT. + Chu vi của hình vuông có cạnh 4 cm là: 4 x 4 = 16 (cm) + Diện tích của hình vuông có cạnh 4 cm là: 4 x 4 = 16 (cm2 ) - 1 HS nêu trước lớp, HS cả lớp theo dõi và nhận xét. ĐỊA LÍ (Tiết 9) HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT CỦA NGƯỜI DÂN Ở TÂY NGUYÊN (TIẾP THEO) I. MỤC TIÊU: - Nêu được một số hoạt động sản xuất chủ yếu của người dân ở Tây Nguyên: + Sử dụng sức nước sản xuất điện. + Khai thác gỗ và lâm sản. - Nêu được vai trò của rừng đối với đời sống và sản xuất: cung cấp gỗ, lâm sản, nhiều thú quí,... - Biết được sự cần thiết phải bảo vệ rừng. - Sông ở Tây Nguyên có nhiều thác ghềnh, có thể phát triển thuỷ điện. - Mô tả sơ lược: rừng rậm nhiệt đới (rừng rậm, nhiều loại cây, tạo thành nhiều tầng,...), rừng khộp (rừng rụng lá mùa khô). - Chỉ trên bản đồ (lược đồ) và kể tên những con sông bắt nguồn từ Tây Nguyên: sông Xê Xan, sông Xrê Pốk, sông Đồng Nai. * HS khá, giỏi: - Quan sát hình và kể các công việc cần phải làm trong qui trình sản xuất ra các sản phẩm đồ gỗ. - Giải thích những nguyên nhân khiến rừng Tây Nguyên bị tàn phá. II. CHUẨN BỊ: - Lược đồ các sông chính ở Tây Nguyên. - Bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam. - Tranh, ảnh về nhà máy thủy điện và rừng ở Tây Nguyên (nếu có) III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC 1. Khởi động: 1’ 2. Kiểm tra bài cũ: 5’ - Kể tên những cây trồng chính, vật nuôi chính ở Tây Nguyên. - Dựa vào điều kiện đất đai và khí hậu, em hãy cho biết việc trồng cây công nghiệp ở Tây Nguyên có những thuận lợi và khó khăn gì ? GV nhận xét ghi điểm. 3. Bài mới: a. Giới thiệu bài: 1’ Hôm nay chúng ta sẽ tiếp tục tìm hiểu các nội dung về hoạt động sản xuất của người dân ở Tây Nguyên. (GV ghi tựa) b. Tìm hiểu bài: Hoạt động1: Nhóm: 12’ Yêu cầu HS quan sát lược đồ các sông chính ở Tây Nguyên và thảo luận trả lời các câu hỏi sau: + Nêu tên và chỉ một số con sông chính ở Tây Nguyên trên bản đồ. + Những con sông này bắt nguồn từ đâu và chảy ra đâu? + Tại sao các sông ở Tây Nguyên lắm thác ghềnh? - Người dân Tây Nguyên khai thác sức nước để làm gì? - Các hồ chứa nước do nhà nước và nhân dân xây dựng còn có tác dụng gì? ** Chỉ vị trí nhà máy thủy điện Y- a- li trên lược đồ hình 4 và cho biết thủy điện Y- a- li nằm trên con sông nào ? + GV sửa chữa, giúp HS hoàn thiện phần trình bày. + GV gọi HS chỉ 3 con sông Xê Xan, Ba, Đồng Nai và nhà máy thủy điện Y- a- li trên bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam. Hoạt động2: Nhóm đôi: 10’ - GV yêu cầu HS quan sát hình 6, 7 và đọc mục 4 trong SGK, trả lời các câu hỏi sau: + Tây Nguyên có những loại rừng nào? + Vì sao ở Tây Nguyên lại có các loại rừng khác nhau? + Mô tả rừng rậm nhiệt đới và rừng khộp dựa vào quan sát tranh, ảnh và các từ gợi ý sau: Rừng rậm rạp, rừng thưa, rừng một loại cây, rừng nhiều loại cây với nhiều tầng, rừng rụng lá mùa khô, xanh quanh năm. - Cho HS lập bảng so sánh 2 loại rừng: Rừng rậm nhiệt đới và rừng khộp (theo môi trường sống và đặc điểm). - Nhận xét, bổ sung. Hoạt động3: Cả lớp: 8’ Cho HS đọc mục 2, quan sát hình 8, 9, 10, trong SGK và vốn hiểu biết của mình trả lời các câu hỏi sau: + Rừng ở Tây Nguyên có giá trị gì? + Gỗ được dùng để làm gì ? + Kể các công việc cần phải làm trong quy trình sản xuất ra các sản phẩm đồ gỗ. + Nêu nguyên nhân và hậu quả của việc mất rừng ở Tây Nguyên? + Thế nào là du canh, du cư? + Chúng ta cần phải làm gì để bảo vệ rừng? - GV nhận xét và kết luận. 4. Củng cố- Dặn dò: 3’ + GV củng cố bài học. + Về nhà học bài và chuẩn bị bài: “Thành phố Đà Lạt”. - Nhận xét tiết học. - Hát + Cây cà phê, tiêu, chè,... + Vật nuôi chính: trâu bò, voi. - Thuận lợi ở Tây Nguyên được phủ một lớp đất đỏ ba dan,... - Nhận xét, bổ sung. 3. Khai thác sức nước: - HS tiến hành thảo luận nhóm. - Báo cáo kết quả. + Các con sông chính ở Tây Nguyên là: sông Xê Xan, sông Ba, sông Đồng Nai, sông Xrê Pôk. + Bắt nguồn từ phía Tây và đổ ra biển. - Vì các sông ở đây chảy qua nhiều vùng có độ cao khác nhau nên lòng sông lắm thác ghềnh. - Sản xuất ra điện, phục vụ đời sống con người. - Giữ nước, hạn chế những cơn lũ bất thường. - Nhà máy thủy điện Y- a- li nằm trên sông Xê Xan - Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - HS lên chỉ tên 3 con sông. 4. Rừng và việc khai thác rừng ở Tây Nguyên: - HS quan sát và đọc SGK để trả lời. - HS đại diện cặp của mình trả lời. - HS khác nhận xét, bổ sung. + Tây Nguyên có nhiều loại rừng; rừng rậm nhiệt đới, rừng khộp. + Do điều kiện khí hậu mà TN có các loại rừng khác nhau. + HS mô tả 2 loại rừng ở Tây Nguyên dựa vào tranh ảnh và gợi ý của GV. + Rừng rậm nhiệt đời: phát triển chủ yếu ở những nơi có lượng mưa nhiều. Có nhiều loại cây với nhiều tầng lớp, xanh tốt quanh năm + Rừng khộp: Nơi mùa khô kéo dài thì có rừng khộp. Rừng thường có một loại cây và rụng là vào mùa khô... + Rừng cho ta nhiều gỗ và lâm sản quý. + Dùng để làm mộc. + Cưa, xẻ.. + Khai thác rừng bừa bãi đốt phá rừng làm nương rẫy một cách không hợp lí không những làm mất rừng mà còn làm cho đất bị xói mòn, hạn hán và lũ lụt tăng. Ảnh hưởng xấu đến môi trường và sinh hoạt của con người. + Du canh: là hình thức trồng trọt với kĩ thuật lạc hậu làm cho độ phì của đất chống cạn kiệt. Vì vậy phải luôn luôn thay đổi địa điểm trồng trọt từ nơi này đến nơi khác. + Du cư: hình thức sinh sống lang thang, không có nơi cư trú nhất định. + Trồng lại rừng ở những nơi đất trống, đồi trọc. - HS khác nhận xét, bổ sung. - HS đọc bài học
Tài liệu đính kèm: