Giáo án các môn khối 4 - Tuần dạy 25- Trường TH Long Điền Tiến

Giáo án các môn khối 4 - Tuần dạy 25- Trường TH Long Điền Tiến

MÔN: TẬP ĐỌC

BÀI: KHUẤT PHỤC TÊN CƯỚP BIỂN

(tiết 49)

I.MỤC TIÊU: -YÊU CẦU HỌC SINH:

1.Đọc trôi chảy, lưu loát toàn bài. Biết đọc diễn cảm bài văn, giọng kể khoan thai nhưng dõng dạc, phù hợp với diễn biến câu chuyện. Đọc phân biệt lời của các nhân vật

2.Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Ca ngợi hành động dũng cảm của bác sỹ Ly trong cuộc đối đầu với tên cướp biển hung hãn. Ca ngợi sức mạnh chính nghĩa chiến thắng sự hung ác, bạo ngược.

II.ĐỒ DÙNG DẠY-HỌC:

- GV : Tranh minh họa bài đọc trong SGK.

- HS : SGK.

 

doc 29 trang Người đăng minhanh10 Lượt xem 640Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn khối 4 - Tuần dạy 25- Trường TH Long Điền Tiến", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ 2 ngày 20 tháng 02 năm 2012
MÔN: TẬP ĐỌC
BÀI: KHUẤT PHỤC TÊN CƯỚP BIỂN
(tiết 49)
I.MỤC TIÊU: -YÊU CẦU HỌC SINH:
1.Đọc trôi chảy, lưu loát toàn bài. Biết đọc diễn cảm bài văn, giọng kể khoan thai nhưng dõng dạc, phù hợp với diễn biến câu chuyện. Đọc phân biệt lời của các nhân vật
2.Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Ca ngợi hành động dũng cảm của bác sỹ Ly trong cuộc đối đầu với tên cướp biển hung hãn. Ca ngợi sức mạnh chính nghĩa chiến thắng sự hung ác, bạo ngược.
II.ĐỒ DÙNG DẠY-HỌC:
GV : Tranh minh họa bài đọc trong SGK. 
HS : SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
5’
30’
5’
1/ Kiểm tra bài cũ: 2-3 HS đọc TL bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá”, trả lời các câu hỏi trong SGK
2/ Bài mới:
 Giới thiệu bài
- GV giới thiệu chủ điểm Những người quả cảm , tranh minh họa chủ điểm. Gợi cho HS nhận ra các nhân vật anh hùng trong tranh: có thể là anh Nguyễn Văn Trỗi, chị Võ thị Sáu, anh Kim Đồng, anh Nguyễn Bá Ngọc.
- GV giới thiệu bài “Khuất phục tên cướp biển”.
+ Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài.
a) Luyện đọc: 
+ GV cho HS đọc tiếp nối 3 đoạn của bài.
*Đoạn 1: 3 dòng đầu ( Hình ảnh dữ tợn của tên cướp biển).
*Đoạn 2:Tiếp theophiên toàn sắp tới ( Cuộc dối đầu của bác sỹ Ly và tên cướp biển).
*Đoạn 3: Còn lại (Tên cướp biển bị khuất phục).
+ GV kết hợp giúp các em hiểu nghĩa những từ khó được chú giải sau bài; hướng dẫn HS đọc đúng các câu hỏi.
+ GV đọc diễn cảm toàn bài giọng giọng rõ ràng, dứt khoát, gấp gáp dần theo diễn biến câu chuyện; nhấn giọng những từ ngữ miêu tả vẻ hung dữ của tên cướp biển. Đọc phân biệt lời các nhân vật.
b) Tìm hiểu bài
- GV gợi ý HS trả lời các câu hỏi:
+ Tính hung hãn của tên chúa tàu( tên cướp biển) được thể hiện qua chi tiết nào?
+ Lời nói và cử chỉ của bác sĩ Ly cho thấy ông là người như thế nào? 
+ Cặp câu nào khắc họa hai hình ảnh đối nghịch nhau của Bác sĩ Ly và tên cướp biển?
+ Vì sai bác sĩ Ly khuất phục được tên cướp biển hung hãn?
+ Truyện đọc trên giúp em hiểu ra điều gì?
+ Cho HS nêu ý chính của bài
Hướng dẫn HS đọc diễn cảm
 - Gọi một tốp 3 HS đọc truyện theo cách phân vai ( người dẫn chuyện, tên cướp, bác sỹ Ly) GV hướng dẫn các em đọc diển cảm đúng lời các nhân vật.
 - GV hướng dẫn cả lớp luyện đọc và thi đọc diễn cảm đối thoại giữa bác sĩ Ly và tên cướp biển theo cách phân vai.
3 Củng cố-dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị tiết sau.
- 2 HS đọc và trả lời – Cả lớp theo dõi nhận xét.
- HS quan sát tranh và lắng nghe GV giới thiệu.
- Học sinh nhắc lại đề bài.
- Học sinh đọc tiếp nối 2–>3 lượt.
- Học sinh luyện đọc theo cặp.
- 2 đọc cả bài. 
- HS lắng nghe thực hiện.
+ Tên chúa tàu đập tay xuống bàn quát mọi ngừơi im ; có câm mồm không.
+ Ông là người rất nhân hậu, điềm đạm nhưng cũng rất cứng rắn, dũng cảm dám đối đàu chống cái xấu, cái ác, bất chấp nguy hiểm.
+ Một đằng thì đức độ. nhốt chuồng.
+ Vì bác sĩ bình tĩnh và cương quyết bảo vệ lẽ phải.
+ Phải đấu tranh một cách không khoan nhượng với cái xấu, cái ác. 
+ HS nêu.
+ Nội dung bài : Ca ngợi hành động dũng cảm của bác sỹ Ly trong cuộc đối đầu với tên cướp biển hung hãn. Ca ngợi sức mạnh chính nghĩa chiến thắng sự hung ác, bạo ngược.
- 3 HS đọc phân vai.
-HS luyện đọc và thi đọc diễn cả
- HS xem bài sau.
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------
MÔN: TOÁN
BÀI: LUYỆN TẬP CHUNG
(Tiêt 121)
I.MỤC TIÊU: -Giúp HS:
+ Củng cố về phép cộng, phép trừ phân số.
+ Bước đầu biết thực hiện phép cộng ba phân số.
II.ĐỒ DÙNG DẠY-HỌC:
 	+ GV : Bảng phụ ghi nội dung bài tập.
	+ HS : SGK.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
5’
30’
5’
1. Kiểm tra bài cũ:
- 2 HS đồng thời làm biến đổi bài tập1 và4 trang131.
- GV nhận xét, ghi điểm.
2.Bài mới:
 Giới thiệu bài:
+ Hướng dẫn luyện tập.
 HS biết thực hiện phép cộng, phép trừ phân số.
 Bài 1: 
- 1 HS đọc đề.
- BT yêu cầu gì?
- Muốn thực hiện phép cộng hay phép trừ hai phân số khác mẫu số ta làm ntn?
- HS làm bài.
- GV theo dõi và nhận xét.
 Bài 2: 
- 1 HS đọc đề.
- BT yêu cầu gì?
- Lưu ý: Yêu cầu khi làm phần c, HS phải viết 1 thành phân số có mẫu số là 3 rồi tính; khi làm phần d phải viết 3 thành phân số có mẫu số là 2 rồi tính.
- HS tự làm bài.
- GV theo dõi và nhận xét.
 Bài 3: 
- 1 HS đọc đề.
- BT yêu cầu gì?
- HS tự làm bài.
- GV theo dõi và nhận xét.
 Bài 4:
- BT yêu cầu gì?
- Lưu ý: Các em áp dụng tính chất giao hoán và tính chất kết hợp của phép cộng các phân số để thực hiện.
- HS làm bài.
 Bài 5: 
- 1 HS đọc đè bài trước lớp.
- HS tóm tắt và giải bài toán.
3.Củng cố-dặn dò:
- Nêu cách thực hiện phép cộng , trừ hai phân số khác mẫu số?
- Chuẩn bị: Phép nhân phân số.
- Tổng kết giờ học.
- 2 HS lên bảng làm – Cả lớp theo dõi nhận xét.
Bài 1:
- Quy đồng mẫu số các phân số , sau đó thực hiện phép cộng, trừ các phân số cùng mẫu số.
- 2 HS lên bảng làm, cả lớp làm bảng con.
a,	
b,
c, 
d, 
Bài 2:
- 2 HS lên bảng làm, cả lớp làm vào vở.
a,
b, 
c, 
hay:
d,
 Bài 3:
- 3 HS lên bảng làm, cả lớp làm vào vở.
a,
b,
 c,
Bài 4:
- 2 HS lên bảng làm, cả lớp làm vào vở.
b,
Bài 5:
- 1 HS lên bảng làm, cả lớp làm vào vở.
Bài giải
Số học sinh học Tin học và TiếngAnhlà:
Đáp số:
- HS xem bài sau.
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------
MÔN: ĐẠO ĐỨC
BÀI: ÔN TẬP VÀ THỰC HÀNH KĨ NĂNG GIỮA HỌC KÌ II
(tiết 25)
I. MỤC TIÊU: 
- Giúp học sinh ôn luyện và thực hành kĩ năng:
 Hiểu biết về một số chuẩn mực hành vi đạo đức lối sống.
 Hình thành được kĩ năng bày tỏ ý kiến, thái độ của bản thân.
 Có ý thức đạo đức tốt với mọi người
---------------------------------------------------------
Thứ 3 ngày 21 tháng 02 năm 2012
MÔN: CHÍNH TẢ (Nghe-viết)
BÀI: KHUẤT PHỤC TÊN CƯỚP BIỂN
(tiết 25)
I.MỤC TIÊU:
 - Nghe- viết đúng chính tả, trình bày đúng một đoạn trong truyện Khuất phục tên cướp biển 
 - Luyện viết đúng những tiếng có âm đầu và vần dễ viết sai ( r/d/gi, ên/ênh)
II.ĐỒ DÙNG DẠY-HỌC:
+ GV : 3–> 4 tờ phiếu khổ A4 viết sẵn nội dung BT2a hay 2b.
+ HS : SGK
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
5’
30’
 5’
1. Kiểm tra bài cũ: 
-1HS đọc nội dung BT2a (tiết chính tả tuần trước) cho 2 HS viết trên bảng lớp, cả lớp viết giấy nháp.
 2. Bài mới:
 Giới thiệu bài
a.Giới thiệu bài viết chính tả “ Khuất phục tên cướp biển”
b. Hướng dẫn HS nghe- viết.
- 1 HS đọc đoạn văn cần viết chính tả
- HS đọc thầm lại đoạn văn cần viết chính tả.
- HS gấp sách giáo khoa. GV đọc từng câu HS viết.
- GV chấm sửa sai từ 7 đến 10 bài. 
- Nhận xét chung.
c.Hoạt động 3: Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả. 
- GV nêu yêu cầu của bài 
+ Với BT2a: tiếng điền vào phải thích hợp với nghĩa của câu, phải viết dúng chính tả. Muốn tìm được tiếng thích hợp, em dựa vào nội dung của câu, dựa vào nghĩa các từ đứng trước hoặc sau ô trống.
+ Với BT 2b: Ở từng chỗ trống, em lần lượt thử điền từng vần có sẵn sao cho tạo ra từ, câu có nội dung thích hợp. 
- HS đọc thầm nội dung đọan văn.
- GV mời các nhóm lên bảng thi tiếp sức- điền tiếng hoặc vần thích hợp vào chỗ trống.
- GV nhận xét- chốt lại lời giải đúng:
3 Củng cố-dặn dò:
- GV nhận xét tiết học. 
- Yêu cầu HS ghi nhớ cách viết những từ ngữ vừa ôn luyện trong bài .
- HS đọc và viết – Cả lớp theo dõi nhận xét.
- HS nhắc lại yêu cầu bài học.
- HS theo dõi SGK.
- Cả lớp đọc thầm. 
- Học sinh viết bài.
- Đổi vở soát lỗi cho nhau tự sửa những chữ viết sai.
- HS lắng nghe.
- HS đọc thầm và trao đổi nhóm.
- Đại diện nhóm đọc lại đoạn văn, đoạn thơ, giải đố, sau khi đã điền tiếng, vàn hoàn chỉnh- Lớp nhận xét- bình chọn.
* Lời giải đúng:
+ BT2a: Không gian –> bao giờ –> dãi dầu –> đứng gió –> rõ ràng(rệt) –> khu rừng.
+ BT2b: Mênh mông –> lênh đênh –> lên –> lên.
 Lênh khênh –> ngã kềnh(là cái thang).
- HS viết lại các chữ đã viết sai. 
-------------------------------------------------------------------------------------
MÔN: LỊCH SỬ
BÀI: TRỊNH-NGUYỄN PHÂN TRANH
(tiết 25)
I.MỤC TIÊU: 
 -HS biết : Từ thế kỉ XVI , triều đình nhà Lê suy thoái . Đất nước từ đây bị chia cắt thành Nam triều và Bắc triều, tiếp đó là Đàng Trong và Đàng Ngoài .
 -Nhân dân bị đẩy vào những cuộc chiến tranh phi nghĩa, cuộc sống ngày càng khổ cực, không bình yên .
 -Tỏ thái độ không chấp nhận việc đất nước bị chia cắt .	
II.ĐỒ DÙNG DẠY-HỌC: 
 -Bản đồ Việt Nam thế kỉ XVI-XVII .
 -Phiếu học tập của HS .
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
5’
30’
5’
1. Kiểm tra bài cũ:
+Buổi đầu độc lập thời Lý ,Trần, Lê đóng đô ở đâu ?
+ Tên gọi nước ta các thời đó là gì ?
-GV nhận xét ghi điểm.
2. Dạy bài mới:
a.Giới thiệu bài:
b.Phát triển bài:
 Sự suy sụp của triều Hậu Lê. 
 - GV yêu cầu HS đọc SGK và tìm những biểu hiện cho thấy sự suy sụp của triều đình Hậu Lê từ đầ ... 
.Phát triển bài:
* Thành phố ở trung tâm đồng bằng sông Cửu Long:
 - Hoạt động theo cặp.
 - GV cho các nhóm dựa vào BĐ, trả lời câu hỏi : 
 + Chỉ vị trí cần Thơ trên lược đồ và cho biết TP cần thơ giáp những tỉnh nào ?
 - GV nhận xét .
* Trung tâm kinh tế, văn hóa và khoa học của đồng bằng sông Cửu Long: 
 - Hoạt động nhóm
 - GV cho các nhóm dựa vào tranh, ảnh, BĐVN, SGK, thảo luận theo gợi ý:
 - Tìm dẫn chứngï thể hiện Cần Thơ là:
 + Trung tâm kinh tế (kể các ngành công nghiệp của Cần Thơ) .
 + Trung tâm văn hóa, khoa học .
 + Trung tâm du lịch . 
 + Giải thích vì sao TP Cần Thơ là TP trẻ nhưng lại nhanh chóng trở thành trung tâm kinh tế, văn hóa, khoa học của đồng bằng sông Cửu Long ?
 - GV nhận xét và phân tích thêm về ý nghĩa vị trí địa lí của Cần Thơ, điều kiện thuận lợi cho Cần Thơ phát triển kinh tế .
 + Vị trí ở trung tâm ĐB NB, bên dòng sông Hậu. Đó là vị trí rất thuận lợi cho việc giao lưu với các tỉnh khác của ĐBSCL và với các tỉnh trong nước, các nước khác trên thế giới. Cảng Cần Thơ có vai trò lớn trong việc xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa cho ĐBSCL.
 + Vị trí trung tâm của vùng sản xuất nhiều lúa gạo, trái cây, thủy, hải sản nhất cả nước; Đó là điều kiện thuận lợi cho việc phát triển công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm, các ngành công nghiệp sản xuất máy móc, thuốc, phân bón ,  phục vụ nông nghiệp .
3. Củng cố-dặn dò: 
- Nhận xét tiết học .
- Chuẩn bị tiết sau.
- 2 HS nhắc lại – cả lớp heo dõi nhậ xét.
- HS đọc yêu cầu bài học.
- HS thảo luận theo cặp và trả lời .
+ HS lên chỉ và nói:
- TP Cần Thơ giáp với các tỉnh: Hậu Giang, Kiên Giang, An Giang, Đồng Tháp, Vĩnh Long.
- Các cặp khác nhận xét, bổ sung. 
- HS các nhóm thảo luận .
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả – Cả lớptheo dõi nhận xét .
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- 2 HS đọc bài. 
- HS trả lời câu hỏi .
- HS xem bài sau.
------------------------------------------------------------
Thứ 6 ngày 24 tháng 02 năm 2012
MÔN: TẬP LÀM VĂN
BÀI: LUYỆN TẬP XÂY DỰNG MỞ BÀI 
TRONG BÀI VĂN MIÊU TẢ CÂY CỐI
(tiết 50)
I.MỤC TIÊU:
 + HS nắm được hai cách mở bài trực tiếp, gián tiếp trong bài văn miêu tả cây cối
 + Vận dụng viết được hai kiểu mở bài trên khi làm bài văn miêu tả cây cối.
II.ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC:
 + Tranh, ảnh một vài cây, hoa để HS quan sát, làm BT 3
 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
5’
30’
5’
1. Kiểm tra bài cũ:
-GV kiểm tả 2 HS làm BT3, tiết TLV trước.
2.Dạy bài mới:
a. Giới thiệu bài “Luyện tập xây dựng mở bài trong bài văn miêu tả cây cối”.
b. Hướng dẫn HS làm bài tập:
 Bài tập 1:
- 1 HS đọc yêu cầu của BT.
- HS tìm sự khác nhau trong 2 cách mở bài văn tả.
- HS phát biểu.
- GV nhận xét, kết luận.
 Bài tập 2:
- GV nêu yêu cầu của bài.
- GV nhắc nhở –> giao việc.
- HS viết đoạn văn.
- HS tiếp nối nhau đọc đoạn viết của mình.
- GV nhận xét, khen đoạn hay nhất và chấm điểm.
Bài tập 3:
- HS đọc yêu cầu của bài.
- GV nhắc nhở –> giao việc.
- HS làm bài.
- HS trình bày.
- GV nhận xét, góp ý.
Bài tập 4:
- GV nêu yêu cầu của bài.
- GV gợi ý.
- HS làm bài.
- HS trình bày.
- GV nhận xét, khen ngợi và chấm điểm cho những đoạn văn viết tốt.
3. Củng cố,dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
- Yêu cầu HS về nhà tiếp tục hoàn chỉnh, viết lại đoạn mở bài giới thiệu chung một các cây, biết lợi ích của cây đó, chuẩn bị học tốt tiết TLV tới.
- HS lên bảng làm.
- HS đọc yêu cầu bài học.
- 1 HS đọc.
- Cả lớp theo dõi trong SGK.
- HS tự làm.
- HS theo dõi.
- HS thực hiện.
- HS làm bài.
- HS tiếp nối nhau trình bày.
- Cả lớp nhận xét. 
- HS theo dõi
- HS suy nghĩ trả lời lần lượt từng câu. 
- HS tiếp nối nhau phát biểu.
- HS lắng nghe.
- HS viết đoạn văn. 
- Từng cặp đổi bài, góp ý cho nhau.
- HS tiếp nối nhau đọc đoạn mở bài của mình trước lớp.
- HS xem bài sau.
-------------------------------------------------------------------------
MÔN: KHOA HỌC 
BÀI: NÓNG, LẠNH VÀ NHIỆT ĐỘ
(tiết 50)
I.MỤC TIÊU:
 - Sau bài học, HS có thể :
+ HS nêu được ví dụ về các vật nóng lên hoặc lạnh đi, về sự truyền nhiệt.
+ HS giải thích được một số hiện tượng đơn giản liên quan đến sự co giãn vì nóng lạnh của chất lỏng.
II.ĐỒ DÙNG DẠY-HỌC:
+ Hình trang 102 và103 SGK.
 + Chuẩn bị chung : phích nước sôi.
+ Chuẩn bị theo nhóm : 2 chiếc chậu ; 1 cốc ; lọ có cắm ống thủy tinh (như hình 2a trang 103 SGK).
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
5’
30’
 5’
1. Kiểm tra bài cũ:
- GV gọi 2 HS làm bài tập 2 trang 62 trong SGK. 
- GV nhận xét, ghi điểm. 
2.Dạy bài mới:
a.Giới thiệu bài: 
b.Hướng dẫn:
* Tìm hiểu những trường hợp ánh sáng qua mạnh không được nhìn trực tiếp vào nguồn sáng.
- HS biết nêu được ví dụ về các vật có nhiệt độ cao truyền nhiệt cho các vật có nhiệt độ thấp ; các vật thu nhiệt sẽ nóng lên ; các vật tỏa nhiệt sẽ lạnh đi.
+ Yêu cầu HS làm thí nghiệm trang 102 SGK. Yêu cầu HS dự đoán trước khi làm thí nghiệm. Sau khi làm thí nghiệm hãy so sánh kết quả với dự đoán.
+ Gọi các nhóm trình bày. GV hướng dẫn HS giải thích như SGK.
+ GV nhắc HS lưu ý : sau một thời gian đủ lâu, nhiệt độ của cốc và của chậu sẽ bằng nhau. Tuy nhiên, không cần giải thích sâu về điều này.
+ GV yêu cầu mỗi em đưa ra 4 ví dụ về các vật nóng lên hoặc lạnh đi, và cho biết sự nóng lên, lạnh đi có ích hay không.
+ GV giúp HS rút ra nhận xét : các vật ở gần vật nóng thì thu nhiệt sẽ nóng lên. Các vâät ở gần vật lạnh hơn thì tỏa nhiệt sẽ lạnh đi.
+ Kết luận: Như mục Bạn cần biết trang 102 SGK.
 Tìm hiểu sự co giãn của nước khi lạnh đi và nóng lên.
- Biết được các chất lỏng nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi. HS giải thích được một số hiện tượng đơn giản liên quan đến sự co giãn vì nóng lạnh của chất lỏng. Giải thích được nguyên tắc hoạt động của nhiệt kế.
+ Yêu cầu HS tiến hành thí nghiệm trang 103 SGK.
+ GV hướng dẫn HS : quan sát cột chất lỏng trong ống ; nhúng bầu nhiệt kế vào nước ấm để thấy cột chất lỏng dâng lên.
+Yêu cầu HS trả lời câu hỏi trong SGK.
+ GV hỏi: Tại sao khi đun nước, không nên đổ đầy nước vào ấm?
+ Kết luận: Như mục Bạn cần biết trang 103 SGK.
3.Củng cố-dặn dò:
- Yêu cầu HS mở SGK đọc phần Bạn cần biết.
- GV nhận xét tiết học.
- Về nhà đọc lại phần Bạn cần biết, làm lại bài tập và chuẩn bị bài mới.
- HS lên bảng làm.
- HS đọc yêu cầu bài học.
+ HS làm thí nghiệm theo nhóm.
+ Đại diện các nhóm trình bày kết quả thí nghiệm của nhóm mình.
+ HS làm việc cá nhân, mỗi em đưa ra 4 ví dụ về các vật nóng lên hoặc lạnh đi, và cho biết sự nóng lên, lạnh đi có ích hay không.
+ HS tiến hành thí nghiệm theo nhóm.
+ HS quan sát nhiệït kế theo nhóm.
+ Khi dùng nhiệt kế đo các vật nóng lạnh khác nhau, chất lỏng trong ống sẽ nở ra hay co lại khác nhau lên mực chất lỏng trong ống nhiệt kế cũng khác nhau. Vật càng nóng, mực chất lỏng trong ống nhiệt càng cao. Dựa vào mực chất lỏng này, ta có thể biết được nhiệt độ của vật.
+ HS vận dụng sự nở vì nhiệt của chất lỏng để trả lời câu hỏi.
+ 1 HS đọc.
- HS xem bài sau.
-------------------------------------------------------------------------------------
MÔN: TOÁN
 BÀI: TÌM PHÂN SỐ CỦA MỘT SỐ
(tiết 125)
I.MỤC TIÊU:
 - Giúp HS:
 + Biết cách giải bài toán dạng: Tìm phân số của một số.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 + Vẽ sẵn hình minh hoạ như phần bài học SGK.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
5’
30’
 5’
1. Kiểm tra bài cũ:
+ 2 HS đồng thời làm biến đổi bài tập1 và 2 trang134.
+ GV nhận xét, ghi điểm.
2.Dạy bài mới:
a.Giới thiệu bài: Tìm phân số của một số.
b. Hướng dẫn: Ôn tập về tìm một phần mấy của một số.
- Giúp HS biết tìm một phần mấy của một số.
+ GV nêu bài toán 1.
+ GV nêu bài toán 2.
c. Hướng dẫn tìm một phần mấy của một số.
- Giúp HS biết giải bài toán dạng: Tìm một phần mấy của một số.
+ GV nêu bài toán ở SGK.
+ GV treo hình minh hoạ đã chuẩn bị yêu cầu HS quan sát và hỏi HS.
+ GV yêu cầu HS thực hiện phép tính.
d. Luyện tập thực hành:
- Biết cách giải bài toán dạng: Tìm phân số của một số.
+ 1 HS đọc đề.
+ BT yêu cầu gì?
+ HS làm bài.
+ GV theo dõi và nhận xét.
+ 1 HS đọc đề.
+ BT yêu cầu gì?
+ HS tự làm bài.
+ GV theo dõi và nhận xét.
+ 1 HS đọc đề.
+ BT yêu cầu gì?
+ HS tự làm bài.
+ GV theo dõi và nhận xét.
3.Củng cố-dặn dò:
+ Chuẩn bị: Phép chia phân số.
+ Tổng kết giờ học.
- HS lên bảng làm bài.
- HS đọc yêu cầu bài học.
+ HS đọc lại đề và trả lời.
+ HS trả lời.
+ 1 HS đọc đề.
+ HS trả lời.
+ HS thực hiện phép tính.
Bài 1:
+ 1 HS lên bảng làm, cả lớp làm bảng con.
Bài giải
Số học sinh xếp loại khá của lớp đó là:
(học sinh)
Đáp số:21 học sinh.
* Hay HS lấy: 35 : 5 x 3 = 21(Học sinh).
Bài 2: Bài giải
+ 1HS lên bảng làm, cả lớp làm vào vở.
Chiều rộng của sân trường là:
(m)
Đáp số: 100 m.
Bài 3: Bài giải
+ 1HS lên bảng làm, cả lớp làm vào vở.
Số học sinh nữ của lớp 4A là:
(học sinh)
Đáp số: 18 học sinh.
- HS xem bài sau.
DUYỆT CỦA BAN GIÁM HIỆU NGƯỜI SOẠN
 NGUYỄN VĂN CHINH

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN TUAN 25(1).doc