Giáo án các môn khối 4 - Tuần dạy 6 - Lê Anh Quyền

Giáo án các môn khối 4 - Tuần dạy 6 - Lê Anh Quyền

Tập đọc

Sự sụp đỗ của chế độ A-pac-thai

I. Mục tiêu:

- Biết đọc nhấn giọng từ ngữ cần thiết, ngắt nghĩ hơi đúng chỗ. Đọc trôi chảy, lưu loát toàn bài. Đọc đúng các phiên âm a-pác-thai, Nen-xơn Man-đê-la, đọc đúng các số liệu thống kê: 1/5; 9/10; ¾.

 - Hiểu ý nghĩa của bài: Chế độ phân biệt chủng tộc Ở Nam Phi và cuộc đấu tranh đòi bình đẳng của người da màu (Trả lời được các câu hỏi trong SGK).

- GD luôn có ý thức bảo vệ lẽ phải đấu tranh .

II. Chuẩn bị:

- Gv: Bảng phụ chép đoạn 1

III. Các hoạt động:

Hoạt động 1: Luyện đọc

- Hs khá giỏi toàn bài 1 lần.

- Gv đọc mẫu và gợi ‎ giọng đọc

- Hs chia đoạn, đọc nối tiếp từng đoạn.

 Đ 1 : Nam Phi .tên gọi a-pác-thai

 Đ 2 : Ở nước này .dân chủ nào

 Đ 3 : Phần còn lại

 

doc 17 trang Người đăng minhanh10 Lượt xem 551Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án các môn khối 4 - Tuần dạy 6 - Lê Anh Quyền", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 6:
Sáng Thứ hai ngày 26 tháng 9 năm 2011
Tập đọc
Sự sụp đỗ của chế độ A-pac-thai
I. Mục tiêu:
- Biết đọc nhấn giọng từ ngữ cần thiết, ngắt nghĩ hơi đúng chỗ. Đọc trôi chảy, lưu loát toàn bài. Đọc đúng các phiên âm a-pác-thai, Nen-xơn Man-đê-la, đọc đúng các số liệu thống kê: 1/5; 9/10; ¾.
 - Hiểu ý nghĩa của bài: Chế độ phân biệt chủng tộc Ở Nam Phi và cuộc đấu tranh đòi bình đẳng của người da màu (Trả lời được các câu hỏi trong SGK).
- GD luôn có ý thức bảo vệ lẽ phải đấu tranh .
II. Chuẩn bị:
- Gv: Bảng phụ chép đoạn 1
III. Các hoạt động:
Hoạt động 1: Luyện đọc 
- Hs khá giỏi toàn bài 1 lần.
- Gv đọc mẫu và gợi ‏‎ giọng đọc
- Hs chia đoạn, đọc nối tiếp từng đoạn.
Đ 1 : Nam Phi ..tên gọi a-pác-thai
Đ 2 : Ở nước này.dân chủ nào 
Đ 3 : Phần còn lại 
Lần 1 : Sửa phát âm, ngắt nghỉ và giọng đọc.
+ a-pác-thai 
+ Nen-xơn Man-đê-la
+ 1/5; 9/10..
Lần 2 : Giải thích từ khó: 
+ phân biệt chủng tộc: SGK/55
+ a-pác-thai: SGK/55
Lần 3 : GV chỉnh sửa những chỗ sai sót cho Hs. 
- Hs đọc theo nhóm đôi. 
- Gv đọc theo mẫu toàn bài. 
 Hoạt động 2 : Tìm hiểu bài 
- Hs đọc thầm từng đoạn và học thuộc lòng:
	+ Dưới chế độ a-pác-thai, người da đen bị đối xử như thế nào? 
	+ Người dân Nam Phi đã làm gì để xoá bỏ chế độ phân biệt chủng tộc? 
	+ Hãy giới thiệu về vị Tổng thống đầu tiên của Nước Nam Phi mới. 
- Nhận xét, chốt ý chính. 
- Hs nêu ý đoạn. 
+ Nội dung bài Tập đọc nói lên điều gì? Gv chốt nội dung chính của bài => ghi bảng 
Hoạt động 3: Luyện đọc diễn cảm
- Hs luyện đọc diễn cảm theo nhóm đôi đoạn 1. 
- Hs thi đọc diễm cảm trước lớp. 
- Nhận xét, tuyên dương học sinh .
Củng cố – Dặn dò: 
- Nêu lại ý chính của bài, GDHS..
- Đọc trước bài “Tác phẩm của Si-le và tên phát xít”
- Gv nhận xét giờ học. 
Đạo đức
Có chí thì nên (tiết 2)
I. mục tiêu: 
- Biết được 1 số biểu hiện cơ bản của người sống có ý chí.
- Biết được người có ý chí có thể vượt qua được khó khăn trong cuộc sống.
- Cảm phục những tấm gương có ý chí vươn lên khó khăn để trở thành những người có ích cho gia đình, cho xã hội. Giáo dục hs kĩ năng đặt mục tiêu vượt khó khăn vươn lên trong cuộc sống và trong học tập.
* HS khá giỏi xác định được những thuận lợi khó khăn trong cuộc sống của bản thân và biết lập kế hoạch vượt khó khăn.
II. Chuẩn bị:
 - Gv: Các mẩu chuyện về những người vượt khó. Bảng phụ BT4
II . Các hoạt động :
Hoạt động 1: Kể về những tấm gương “ Có chí thì nên” 
- Gv chia lớp thành những nhóm nhỏ.
- Hs thảo luận trong nhóm về những tấm gương đã sưu tầm được .
- Đại diện từng nhóm trình bày kết quả thảo luận được. 
- Hs nhận xét . Gv ghi bảng: 
 Hoàn cảnh
 Những tấm gương
Khó khăn của bản thân 
Khó khăn về gia đình 
Khó khăn khác
Hoạt động 2 : Tự liên hệ bản thân 
- Tiến hành: Hs nêu những khó khăn của bản thân và nêu những biện pháp khắc phục. 
- HS trao đổi những khó khăn của mình trong nhóm.
HS trình bày –HS khác nhận xét bổ sung.
- Gv nhận xét tuyên dương hs Giáo dục hs kĩ năng đặt mục tiêu vượt khó khăn vươn lên trong cuộc sống và trong học tập.
Củng cố dặn dò:
- Giáo dục hs phấn đấu,vươn lên trong học tập
- HS về nhà kể câu chuyện về tấm gương có chí thì nên mà em biết cho người thân nghe.chuẩn bị bài sau
Nhận xét giờ học.
Chiều Luyện tiếng việt 
Luyện tâp làm báo cáo thống kê
Nội dung luyện:
- Gv nêu yêu cầu giờ học
- Cho hs tự lập bảng thống kê theo yêu cầu gv
- Gv giúp hs yếu làm bảng thống kê (Mạnh, Yến Linh)
- Hs trình bày bài làm
- Gv nhận xét học sinh
- Gv nhận xét tiết học.
Sáng Thứ ba ngày 27 tháng 9 năm 2011 
Chính tả (Nhớ – viết)
Ê – mi – li, con....
I.Mục tiêu:
- Nhớ – viết đúng bài chính tả trình bày đúng thể thơ tự do.
- Nhận biết được các tiếng có chứa ươ, ưa và cách ghi dấu thanh theo yêu cầu bt2. Tìm được tiếng chứa ươ, ưa thích hợp trong 2-6 câu tục ngữ bt3. Hs khá giỏi làm hoàn chỉnh bài tập 3, hiểu nghĩa của các thành ngữ tục ngữ.
- GD HS viết đúng chính tả.
* HS khá giỏi làm đầy đủ BT3. 
 II.Chuẩn bị:
- Bảng nhóm bt2, bảng phụ bt3 . 
III.Các hoạt động dạy học:
+Hoạt động 1:Hướng dẫn viết chính tả
- Gọi 3 HS khá giỏi đọc khổ thơ sẽ viết
- Hs tìm từ khó viết nháp, 1 hs viết bảng lớp 
- Nhận xét, gv chốt ý chính.
- Gọi 1 hs đọc thuộc lòng trước lớp
Viết chính tả : Gv yêu cầu hs gấp sgk và nhớ viết đoạn thơ “ Ê-mi-li con ôi.....đến hết” . 
- Gv đọc lai - HS soát lỗi. (HS gạch chân từ viết sai – viết lại mỗi từ một dòng xuống cuối bài viết ).
- Thu bài chấm . GV nhận xét bài viết của HS.
+ Hoạt động 3:Hướng dẫn làm bài tập chính tả
* Bài tập 2 : HS đọc yêu cầu và nội dung bài tập.
- Gv giao nhiệm vụ và chia nhóm, hS việc theo nhóm.
- Hs trình bày bài làm - Gv nhận xét ,khen ngợi nhóm làm đúng. GV chốt lời giải đúng .
* Bài tập 3 : HS đọc yêu cầu và nội dung bài tập.
- HS làm việc cả lớp – 1hs làm vào bảng phụ . 
- Hs đọc to trước lớp câu thành ngữ vừa tìm được. 
- Gv nhận xét ,khen ngợi HS làm đúng. GV chốt lời giải đúng .	 
Củng cố – dặn dò : 
- Hs nhắc lại quy tắc đánh dấu thanh ở các tiếng chứa các nguyên âm đôi ua/uô. Giáo dục hs
- Gv nhận xét giờ học . Chuẩn bị bài sau .
Luyện từ và câu (tuần 5)
Từ đồng âm
I. Mục tiêu:
- Hiểu thế nào là từ đồng âm. (nội dung ghi nhớ)
- Biết tìm các từ đồng âm trong câu, đoạn văn và trong cuộc sống hàng ngày .
- Biết Phân biệt nghĩa của các từ đồng âm. (BT1,mục II) Đặt được câu để phân biệt từ đồng âm (2 trong số 3 từ của BT 2)
- Bước đầu hiểu tác dụng của từ đồng âm qua mẫu chuyện vui và câu đố. HS khá giỏi làm được đầy đủ BT 3;nêu được tác dụng của từ đồng âm qua BT3,4.
- GDHS thích học tiếng việt.
II. Chuẩn bị: 
 Bảng phụ ghi giải nghĩa từ bt1
III. Các hoạt động dạy học: 
Hoạt động 1: Phần nhận xét và tìm hiểu thế nào là từ đồng âm : 
- Hs đọc bài tập 1 SGK/51 – Gv treo bảng phụ bảng 
a) Ông ngồi câu cá. 
b) Đoạn văn này có 5 câu.
+ Em có nhận xét gì về nghĩa của của từ câu trong 2 câu trên? 
+ Cách phát âm của 2 từ đó ntn? Gv Kl: Đó là từ đồng âm.
Rút ra ghi nhớ
+ Thế nào là từ đồng âm ? Cho VD ? 
- 4 HS đọc phần ghi nhớ SGK /51
Hoạt động 2: Luyện tập tìm và đặt câu để phân biệt từ đồng âm
Bài 1: HS đọc yêu cầu bài và thảo luận theo nhóm đôi. 
- Hs phát biểu ý kiến và các nhóm khác nhận xét. 
- Gv đính bảng phụ đã giải nghĩa các từ bt1.
- Gv nhận xét và kết luận.
Bài 2: HS đọc yêu cầu bài tập.
- HS làm vào vở 1 hs làm bảng lớp . (giúp đỡ hs yếu), chấm 1 số bài 
- GV nhận xét. 
Bài 3 : Hs đọc đề bài và thảo luận theo nhóm bàn . 
	- Hs trình bày trước lớp, nhận xét . 
Bài 4: Hs thảo luận nhóm . trình bày, gv nhận xét, tuyên dương.
Củng cố, dặn dò.
- Hs nêu lại từ đồng âm, GDHS
- Nhận xét tiết học.
- Dặn về nhà học thuộc ghi nhớ và xem lại các bài tập, chuẩn bị bài sau.
Khoa học
Dùng thuốc an toàn
I. Mục tiêu:
- Nhận thức được sự cần thiết phải dùng thuốt an toàn:
- Xác định khi nào nên dùng thuốc. 
- Nêu những điểm cần chú ý khi phải dùng thuốc và khi mua thuốc. 
- GD HS cẩn thận khi dùng thuốc và dùng thuốc an toàn, giáo duc hs kĩ năng tự phản ánh bản thân về cách sữ dụng một số loại thuốc thông dụng, kĩ năng xử lí thông tin, phân tích đối chiếu để dùng thuốc đúng cách, đúng liều và an toàn.
II. Chuẩn bị:
- Một số vỏ thuốc và bản hướng dẫn sử dụng thuốc. 
III. Các hoạt động dạy học	
Hoạt động 1: Sưu tầm và giới thiệu một số loại thuốc
- Hs giới thiệu tên một số loại thuốc và trường hợp sử dụng loại thuốc đó. 
- Bạn đã dùng thuốc bao giờ chưa và dùng trong trường hợp nào ?
- Nhận xét. 
Hoạt động 2: Sữ dụng thuốc an toàn 
- GV chia lớp thành các nhóm và phát cho mỗi nhóm một bộ bìa ghi thông tin SGK/24. 
- Hs ghép để tìm ra câu câu trả lời tương ứng với câu hỏi. 
- Hs trình bày ý kiến, nhận xét. Giáo duc hs kĩ năng tự phản ánh bản thân về cách sữ dụng một số loại thuốc thông dụng, kĩ năng xử lí thông tin, phân tích đối chiếu để dùng thuốc đúng cách, đúng liều và an toàn.
Hoạt động 3: Trò chơi “Ai nhanh, ai đúng” 
- Gv nêu cách chơi và cho hs chơi thử.
- Hs thi đua chơi.
- Gv nhận xét tuyên dương nhóm thắng cuộc.
Củng cố – dặn dò :
- Hs trả lời câu hỏi nội dung bài .Giáo dục hs 
- Gv nhận xét giờ học. Dặn hs thực hiện tốt những điều đã học.
Chiều Luyện tiếng việt
Từ đồng âm
Nội dung luyện
- Gv tổ chức cho hs làm vở bài tập.
- Gv giúp đỡ học sinh gặp khó khăn trong bài tập.
- Chấm điểm vài hs, nhận xét về bài làm
- Gv nhận xét giờ học.
Thể dục
Đội hình đội ngũ. Trò chơi “Nhảy ô tiếp sức”
I. Mục tiêu :
- Ôn tập, củng cố và nâng cao kĩ thuật các động tác đội hình đội ngũ: Tập hợp hàng ngang, dóng hàng, điểm số, đi đều vòng phải, vòng trái, đổi chân khi đi đều sai nhịp.
- Học sinh tập hợp hàng nhanh, trật tự, động tác kĩ thuật đều, đúng khẩu lệnh.
- Chơi trò chơi “ Nhảy ô tiếp sức ” đúng luật, nhanh nhẹn, khéo léo, tập trung chú ý, hào hứng khi chơi.
II. Địa điểm, phương tiện:
- Sân trường.
- Chuẩn bị 1 chiếc còi, kẻ sân chơi trò chơi.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động 1: Mở đầu (6-10 phút).
- Giáo viên nhận lớp phổ biến nhiệm vụ, yêu cầu bài học chấn chỉnh đội ngũ trang phục tập luyện (1-2 phút).
- Trò chơi: “Tìm người chỉ huy” theo đội hình vòng tròn (2-3 phút).
- Đứng tại chỗ vỗ tay hát bài “ Quê hương tươi đẹp”.
Hoạt động 2: Đội hình đội ngũ: 10-12 phút. 
Ôn tập hợp hàng ngang, dóng hàng điểm số, đi đều vòng phải, vòng trái, đổi chân khi đi đều sai nhịp.
- Giáo viên điều khiển lớp tập 1-2 lần.
- Chia tổ luyện tập do tổ trưởng điều khiển (7-8 phút).
- Giáo viên quan sát, sửa chữa sai sót cho học sinh các tổ.
- Cả lớp tập theo sự điều khiển của giáo viên để củng cố (1-2 phút).
Hoạt động 3 : Chơi trò chơi “ Nhảy ô tiếp sức ”: 7-8 phút.
- Giáo viên nêu tên trò chơi, tập hợp học sinh theo đội hình chơi, giải thích cách chơi và qui định chơi. 
- Chơi cả lớp. Giáo viên quan sát nhận xét, biểu dương tổ hoặc học sinh chơi nhiệt tình không phạm luật.
Hoạt động 4: Kết thúc: 4-6 phút.
- Cho học sinh đi thường theo chiều sân tập 1, 2 vòng về tập hợp 4 hàng ngang, tập động tác thả lỏng: 2-3 phút.
- Giáo viên cùng học sinh hệ thống bài học:1-2 phút.
- Giáo viên nhận xét, đánh giá kết quả bài học và giao bài về nhà.
Sáng Thứ tư ngày 28 tháng 9 năm 2011 
Kể chuyện
Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia
I. Mục tiêu:
- Kể được câu chuyện (được chứng kiến, tham gia hoặc đã nghe, đã đọc) về tình hữu nghị giữa nhân dân ta với nhân dân các nước hoặc nói về 1 nước biết qua truyền hình phim ảnh ... a bài: cụ gia người Pháp đã dạy cho tên sĩ quan Đức hống hách một bài học sâu sắc.(Trả lời được câu hỏi 1,2,3).
- GD HS tính khiêm tốn. 
II. Chuẩn bị:
- Gv: Bảng phụ chép đoạn đối thoại.
III. Các hoạt động 
Hoạt động 1: Luyện đọc 
- Hs khá giỏi toàn bài 1 lần, lớp đọc thầm.
- Hs chia đoạn (3 đoạn).
- Hs đọc nối tiếp từng đoạn.
+ Đ 1 : “Trong thời gian..chào ngài” 
+ Đ 2 : “Tên sĩ quanđiềm đạm trả lời”
+ Đ 3 : Phần còn lại.
- Lần 1: Sửa phát âm, ngắt nghỉ và giọng đọc: 
+ Si-le, Hít-le,  (hs đọc đồng thanh). 
- Lần 2: Giải thích từ khó 
- Lần 3: GV chỉnh sửa những chỗ sai sót cho Học sinh. 
- Hs đọc theo nhóm đôi. 
- Gv đọc theo mẫu toàn bài. 
Hoạt động 2 : Tìm hiểu bài 
- Hs đọc thầm từng đoạn và trả lời câu hỏi:
 + Vì sao tên sĩ quan Đức có thái độ bực tức với ông cụ người Pháp? 
+ Nhà văn Đức Si-le được ông cụ người Pháp đánh giá như tế nào? 
+ Em hiểu thái độ của ông cụ đối với người Đức và tiếng Đức như thế nào? 
+ Lời đáp của ông cụ cuối truyện có ý nghĩa gì? 
 - Nhận xét, chốt ý chính 
 + Qua câu chuỵên, bạn thấy cụ già là người như thế nào? Câu chuyện có ý nghĩa gì? 
- Gv chốt nội dung chính của bài => ghi bảng 
Hoạt động 3 : Luyện đọc diễn cảm 
- Hs luyện đọc diễn cảm theo nhóm đôi. 
- Hs thi đọc diễm cảm trước lớp.
- Nhận xét, tuyên dương học sinh. 
Củng cố – Dặn dò :
- Hs nhắc lại ý chính của bài 
- Về nhà kể lại câu chuyện này cho bản thân. 
- Đọc trước bài “Những người bạn tốt”.
- GV nhận xét giờ học.
Tập làm văn
Trả bài văn tả cảnh
I. Mục tiêu: 
- Biết rút kinh nghiệm khi viết bài văn tả cảnh ( về ý,bố cục,dùng từ,đặt câu.); nhận biết được lỗi trong bài và tự sửa được lỗi .
- GD HS yêu thiên nhiên.
II. Chuẩn bị:
- Bảng phụ ghi phần lỗi cần chữa chung trước lớp. 
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động 1 : Nhận xét chung và hướng dẫn hs chữa một số lỗi điển hình
- Gv nhận xét chung về kết quả bài viết của cả lớp: 
+ Ưu điểm: Đa số H.s biết cách làm bài đúng yêu cầu đề, bố cục đủ ba phần rõ rệt. Một số em bước đầu biết cách quan sát hợp lý, tạo được ấn tượng, có cảm xúc cho người đọc.
+ Tồn tại: Một số bài làm còn lúng túng, vụng ve,à chưa biết cách diễn đạt ý; bố cục bài còn chưa rõ ràng, khả năng sử dụng các giác quan để quan sát đối tượng còn nhiều hạn chế => nghèo ý, lời văn khô khan. Chữ viết còn xấu, trình bày kém.vài em chưa đủ 3 phần
- Hướng dẫn hs chữa một số lỗi điển hình về ý và cách diễn đạt: 
+ Hs chữa lỗi chính tả: 
+ Hs chữa lỗi dùng từ:
+ Hs chữa lỗi đặt câu:
- 1 số hs chữa trên bảng lớp- cả lớp sửa vào nháp. 
Hoạt động 2 : Trả bài và hướng dẫn hs chữa bài 
- Sửa lỗi trong bài: 
+ Hs đọc bài làm của mình và tự sửa lỗi. 
+ Hs đổi bài cho bạn và rà soát lại việc sửa lỗi. 
* Học tập những đoạn văn hay, bài văn hay: 
+ Gv đọc một số đoạn văn hay, bài văn hay. 
+ Hs trao đổi trong nhóm để tìm ra cái hay trong bài văn của bạn. 
* Viết lại đoạn văn cho hay hơn: 
- Mỗi hs tự chọn một đoạn viết lại cho hay hơn. 
- Hs đọc lại bài làm cho cả lớp nghe. 
Củng cố, dặn dò
- Nhận xét tiết học. Tuyên dương những hs làm bài đạt điểm cao, tích cực chữa bài. 
Khoa học
Phòng bệnh sốt rét
I. Mục tiêu: 
- Nêu được nguyên nhân và cách phòng tránh bệnh sốt rét
- Nhận biết một số dấu hiệu chính của bệnh sốt rét. Nêu tác nhân, đường lây truyền bệnh sốt rét. 
- Có ý thức trong việc ngăn chặn không cho muỗi sinh sản và đốt người, giáo dục hs kĩ năng xử kí và tổng hợp thông tin để biết những dấu hiệu, tác nhân và con đường lây truyền. kĩ năng tự bảo vệ và trách nhiệm tiêu diệt tác nhân gây bệnh và phòng tránh bệnh sốt rét.
II. Chuẩn bị:
- Gv: Thông tin về bệnh sốt rét.
III. Các hoạt động dạy học: 
Hoạt động 1: Một số kiến thức cơ bản về bệnh sốt rét. 
- Gv chia lớp thành các tổ và thảo luận: 
+ Nêu một số dấu hiệu chính của bệnh sốt rét? Bệnh sốt rét nguy hiểm như thế nào? 
+ Tác nhân gây ra bệnh sốt rét là gì? Bệnh sốt rét lây truyền như thế nào? 
- Đại diện hs báo cáo kết quả thảo luận. Nhận xét. Giáo dục hs kĩ năng xử kí và tổng hợp thông tin để biết những dấu hiệu, tác nhân và con đường lây truyền bệnh sốt rét.
Hoạt động 2: Cách đề phòng bệnh sốt rét. 
- Hs thảo luận theo nhóm và trả lời câu hỏi: 
	+ Muỗi a-nô-phen thường ẩn náu và đẻ trứng ở những chỗ nào trong nhà và xung quanh nhà? 
	+ Khi nào thì muỗi bay ra để đốt người? 
	+ Bạn có thể làm gì để ngăn chặn không cho muỗi sinh sản? 
	+ Bạn có thể làm gì để diệt muỗi trưởng thành? 
	+ Bạn có thể làm gì để ngăn chặn không cho muỗi đốt người? 
- Đại diện hs trình bày kết quả thảo luận. Nhận xét. Gv kết luận giáo dục hs kĩ năng tự bảo vệ và trách nhiệm tiêu diệt tác nhân gây bệnh và phòng tránh bệnh sốt rét.
Củng cố- dặn dò: 
- Hs trả lời câu hỏi nội dung bài, giáo dục hs..
- Gv nhận xét giờ học.
- Dặn hs về nhà học bài. Chuẩn bị bài sau 
Chiều Luyện tiếng việt
Luyện đọc
Nội dung luyện:
- Gv cho nhắc lại bài tập đọc buổi sáng.
- Tổ chức cho hs đọc bài theo nhóm 2
- Gv giúp hs yếu đọc bài đúng.
- Hs đọc diễn cảm trước lớp.
- Gv nhận xét học sinh
- Gv nhận xét tiết học.
Sáng Thứ sáu ngày 30 tháng 9 năm 2011 
Luyện từ và câu
Mở rộng vốn từ: Hữu nghị - Hợp tác
I. Mục tiêu:	
- Hiểu được nghĩa các từ có tiếng hữu,tiếng hợp và biết xếp các nhóm thích hợp theo yêu cầu BT1,BT2. 
- Biết đặt câu với 1 từ, 1 thành ngữ theo yêu cầu BT3,BT4.
- GDHS dùng từ đặt câu chính xác. Hs khá giỏi, đặt được 2,3 thành ngữ ở BT 4
II. Chuẩn bị:
- Gv: Bảng phụ BT3,4. Bảng nhóm bt1-2/56 . 	
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động 1: Tìm hiểu nghĩa của từ hữu
Bài 1 - HS đọc yêu cầu của đề bài và thảo luận theo 4 nhóm . 
- HS ghi lại kết quả làm việc của vào bảng nhóm. 
- Nhận xét : a) hữu nghị, chiến hữu, thân hữu, hữu hảo, bằng hữu, bạn hữu.
	 b) hữu ích, hữu hiệu, hữu tình, hữu dụng. 
Hoạt động 2: Tìm hiểu nghĩa của từ hợp
Bài 2: 1 hs đọc yêu cầu của bài tập .
- Hs thảo luận theo nhóm và làm vào bảng nhóm
- Hs trình bày kết quả 
	a) hợp tác, hợp nhất, hợp lực, 
	b) những từ còn lại. 
Hoạt động 3: Đặt câu mang ý nghĩa Hữu nghị - Hợp tác
Bài 3: 1 hs đọc yêu cầu của bài tập .
 - Hs làm việc theo cá nhân vào vở- 1hs làm vào bảng phụ. 
- Hs trình bày miệng , nhận xét ghi điểm .Sửa những chỗ sai cho hs. 
Bài 4: 1 hs đọc yêu cầu của bài tập.
- Hs làm việc theo cá nhân vào vở - 1hs làm vào bảng phụ. 
- Hs trình bày miệng, nhận xét. Sửa những chỗ sai cho hs. 
 Củng cố, dặn dò.
- Hs đặt câu với từ bằng hữu, 2,3 hs phát biểu, giáo dục hs đoàn kết 
- Nhận xét tiết học.
- Dặn về nhà làm lại bài tập, chuẩn bị bài sau
Tập làm văn
Luyện tập làm đơn
I. Mục tiêu:
- Biết cách viết một lá đơn đúng qui định về thể thức, đủ nội dung cần thiết trình bày lí do, nguyện vọng rõ ràng. Câu văn ngắn gọn ,rõ ý.
- Viết được một lá đơn theo yêu cầu.
 - GD HS kĩ năng ra quyết định (làm đơn trình bày nguyện vọng). Kĩ năng thể hiện sự cảm thông.
II. Chuẩn bị:
- Bảng phụ viết sẵn quy địmh trình bày đơn SGK/60(BT2)
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động 1: Hướng dẫn hs làm bài tập 1. 
 HS đọc nội dung bài tập.
- HS thảo luận và trả lời câu hỏi: 
+ Chất độc màu da cam gây ra những hậu quả gì đối với con người? 
+ Chúng ta có thể làm gì để giảm bớt nỗi đau cho những nạn nhân chất độc màu da cam? 
+ Ở địa phương em có nạn nhân bị chất độc màu da cam không? Em thấy cuộc sống của họ như thế nào? 
- HS trình bày ý kiến, nhận xét. 
Hoạt động 2: Hướng dẫn hs làm bài tập 2 . 
- HS đọc yêu cầu củabài tập 2 - GV hướng dẫn(bảng phu).
+ Hãy đọc tên đơn em sẽ viết. 
+ Mục Nơi nhận em viết những gì? Phần lí do viết đơn em viết những gì? 
- GV treo bảng phụ viết sẵn mẫu đơn - HS viết đơn vào vở. 
- Hs trình bày bài làm của mình. HS nhận xét bài làm của bạn.
Củng cố - dặn dò
- Nêu lại chú ý khi viết 1 lá đơn , giáo dục hs kĩ năng ra quyết định (làm đơn trình bày nguyện vọng). Kĩ năng thể hiện sự cảm thông chia sẻ với những nỗi bất hạnh của người khác.
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài sau.
Lịch sử
Quyết chí ra đi tìm đường cứu nước.
I. Mục tiêu :
- Biết ngày 5-6-1911 tại Bến Nhà Rồng(TP HCM),với lòng yêu nước thương dân sâu sắc(Nguyễn Tất Thành(tên của BH lúc đó) ra đi tìm đường cứu nước.
- GD HS tinh thần yêu nước ,căm thù giặc.
- HS khá giỏi biết vì sao Nguyễn Tất Thành quyết định ra đi tìm con đường mới để cứu nước: không tán thành con đường cứu nước của các nhà yêu nước trước đó.
II. Chuẩn bị:
- Gv: Tranh Bến cảng Nhà Rồng.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động 1: Quê hương và thời niên thiếu của Nguyễn Tất Thành 
- Gv yêu cầu hs đọc SGK thảo luận theo nhóm đôi và trả lời câu hỏi: 
+ Chia sẻ thông tin với các bạn trong nhóm những thông tin, tư liệu em tìm hiểu được về quê hương và thời niên thiếu của Nguyễn Tất Thành. 
- Gv tổ chức cho hs trình bày ý kiến trước lớp, nhận xét. 
- Gv chốt lại ý chính. 
Hoạt động 2: Mục đích ra nước ngoài của Nguyễn Tất Thành
- Hs thảo luận theo nhóm và trả lời câu hỏi: 
	+ Mục đích đi ra nước ngoài của Nguyễn Tất Thành là gì? 
	+ Nguyễn Tất Thành đi về hướng nào? Vì sao ông không đi theo các bậc tiền bối yêu nước như Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh? 
- HS trả lời, GV nhận xét và kết luận. 
Hoạt động 3: Ý chí quyết tâm ra đi tìm đường cứu nước của Nguyễn Tất Thành
- Hs thảo luận theo nhóm và trả lời câu hỏi:
+ Nguyễn tất Thành đã lường trước được những khó khăn nào khi ở nước ngoài? 
+ Người đã định hướng giải quyết các khó khăn đó như thế nào? 
+ Những điều đó cho thấy ý chí quyết tâm ra đi tìm đường cứu nước của người như thế nào? Theo em, vì sao người có được quyết tâm đó? 
+ Nguyễn Tất Thành ra đi từ đâu? Trên con tàu nào? Vào ngày nào? 
- Đại diện hs báo cáo kết quả thảo luận của nhóm, nhận xét. 
- GV chốt ý chính. 
Củng cố – dặn dò :
- Hs đọc ghi nhớ sgk. Giáo dục hs kính yêu Bác Hồ 
- Dặn hs về nhà học bài và chuẩn bị bài sau.
Sinh hoạt chủ nhiệm
Nội dung:
- Cho hs hát tập thể
* Lớp trưởng báo cáo: 
- Những hs vi phạm nội quy trường lớp: 
	+ Nghỉ học không phép
	+ Đi học trễ
	+ Quên đeo khăn quàng
- Những hs không học bài, làm bài
- Những hs thực hiện tốt nội quy trường lớp, tích cực phát biểu bài:
* G.v nhận xét chung:
- Hs đi học đúng giờ, không vi phạm nội quy trường lớp. 
- Hs tích cực xây dựng bài, học bài và làm bài đầy đủ.
- Không còn tình trạng hs đi dép lê tới lớp. 
- Xếp hàng ra vào lớp không còn lộn xộn. 
- Tuyên dương hs có tiến bộ trong học tập.
- Nêu phương hướng cho tuần sau.

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 6.doc