Giáo án các môn khối 4 - Tuần dạy 27 năm học 2012

Giáo án các môn khối 4 - Tuần dạy 27 năm học 2012

ĐẠO ĐỨC (Tiết 27)

Tích cực tham gia hoạt động nhân đạo (Tiếp theo)

I. Mục tiêu:

 - Biết nêu được ý nghĩa về hoạt động nhân đạo.

 - Biết thông cảm với bạn bè và những người gặp khó khăn, hoạn nạn ở lớp, ở trường và cộng đồng.

 - Giáo dục HS tích cực tham gia một số hoạt động nhân đạo ở lớp, ở trường, ở địa phương phù hợp với khả năng và vận động bạn bè, gia đỡnh cùng tham gia.

II. Phương tiện: Nội dung một số câu ca dao, tục ngữ ca ngợi lòng nhân đạo;

 

doc 34 trang Người đăng minhanh10 Lượt xem 548Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn khối 4 - Tuần dạy 27 năm học 2012", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOACH GIẢNG DẠY TUẦN: 27
Thứ
Tiết
Môn học
TT
Tên bài dạy
Ghi chỳ
 Hai
1
Đạo đức
27
Tích cực tham gia các h.động nhân đạo(T 2)
2
Tập đọc
53
Dù sao trái đất vẫn quay
3
Toán
131
Luyện tập chung
4
Lịch sử
27
Thành thị ở TK XVI-XVII
5
Chào cờ
27
 Ba
1
Toán
132
Kiểm tra giữa học kì II
2
Chính tả
27
Nghe viết: Bài thơ về tiểu đội xe
3
LTVC
53
Câu khiến
4
Thể dục
53
Nhảy dây, di chuyển tung bắt bóng
5
 Tư
1
Tập đọc
54
Con sẻ
2
Kể chuyện
27
Kể chuyện chứng kiến hoặc...
3
Toán
133
Hình thoi
4
Khoa học
53
Các nguụ̀n nhiợ̀t
5
 Năm
1
Tập làm văn
53
Miêu tả cây cối: kiểm tra viết
2
Toán
134
Diện tích hình thoi
3
Khoa học
54
Nhiệt cần cho sự sống
4
Kỹ thuật
27
Lắp cái đu
5
Thể dục
54
Môn thể thao tự chọn: Trò chơi “Dẫn bóng
 Sáu
1
Toán
135
Luyện tập
2
LTVC
54
Cách đặt câu khiến
3
Tập làm văn
54
Trả bài văn miêu tả cây cối
4
Địa lý
27
Người dân và hoạt động sản xuất ở đồng bằng duyên hải...
5
Sinh hoạt 
27
Nhận xét cuối tuần
 Thứ hai ngày 12thỏng 3 năm 2012
Đạo đức (Tiết 27) 
Tích cực tham gia hoạt động nhân đạo (Tiếp theo)
I. Mục tiêu: 
 - Biết nêu được ý nghĩa về hoạt động nhân đạo.
 - Biết thông cảm với bạn bè và những người gặp khó khăn, hoạn nạn ở lớp, ở trường và cộng đồng.
 - Giáo dục HS tích cực tham gia một số hoạt động nhân đạo ở lớp, ở trường, ở địa phương phù hợp với khả năng và vận động bạn bè, gia đỡnh cùng tham gia.
II. Phương tiện: Nội dung một số câu ca dao, tục ngữ ca ngợi lòng nhân đạo;
III. Các hoạt động dạy học:
1. Hoạt động khởi động: 
2. Hoạt động kiểm tra bài cũ: 
 Học sinh nhắc lại nội dung ôn tập
3. Hoạt động dạy bài mới : 
3.1. Hoạt động 1: Giới thiệu bài
GV giới thiệu và ghi tên bài lên bảng
3.2. Hoạt động 2: Bày tỏ ý kiến (BT4, SGK)
- GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi, hãy bày tỏ ý kiến và giải thích lí do về các ý kiến được đưa ra trong bài tập.
- Yêu cầu các nhóm trình bày trước lớp.
- Giáo viên nhận xét và kết luận:
Tích cực tham gia hoạt động nhân đạo (Tiếp theo)
- Học sinh tiến hành thảo luận cặp đôi.
- 5 em trình bày trước lớp.
- (b), (c), (e) là việc làm nhân đạo
- (a), (d) không phải là việc làm 
nhân đạo.
 Như vậy, có rất nhiều cách để thể hiện tình nhân đạo của em tới những người gặp hoàn cảnh khó khăn ủng hộ xây dựng quỹ vì người nghèo, hiến máu nhân đạo.
 3.3. Hoạt động 3: Liên hệ bản thân (BT5, SGK)
- Yêu cầu HS trình bày kết quả điều tra (BTVN).
Nhận xét kết quả điều tra của HS.
H/ Khi tham gia vào các hoạt động nhân đạo, em có cảm giác như thế nào?
- Giáo viên kết luận chung:
- Trình bày
Dưới lớp nhận xét những công việc có thể giúp đỡ ý của bạn đưa ra đã hợp lí chưa và bổ sung thêm.
-Em cảm thấy vui vì đã giúp được những người khác vượt qua được khó khăn.
Em cảm thấy xúc động vì đã góp được 1 phần nhỏ bé của mình vào công việc chung của xã hội.
 Khi tham gia các hoạt động nhân đạo là góp phần nhỏ bé của mỗi cá nhân giúp nhiều người khác vượt qua được khó khăn của chính mình. Hiện nay ở khắp nơi đếu có nhiều hoạt động nhân đạo diễn ra như “xoa dịu nỗi đau da cam” trên kênh VTV3; Quỹ tâm lòng vàng; Quỹ trẻ em nghèo vượt khó...
 4. Hoạt động củng cố dặn dò: 
-Yêu cầu học sinh thực hiện dự án giúp đỡ những người khó khăn, hoạn nạn đã xây dựng theo kết quả bài tập 5.
H.Từ trước đến nay em đã làm những công việc từ thiện nào? Kể ra?
Về nhà các em thu thập những tin tức về an toàn giao thông phát trên kênh VTV1 của Đài truyền hình Việt Nam trong 1 tuần. Chuẩn bị bài: “Tôn trọng luật giao thông”.
GV nhận xét tiết học.
TẬP ĐỌC (Tiết 53)
Dù sao trái đất vẫn quay
I. Mục tiêu:
 - Đọc đúng các tên riêng nước ngòai; biết đọc với giọng kể chậm rãi; bước đầu bộc lộ được thái độ ca ngợi 2 nhà bác học dũng cảm.
 - Hiểu nội dung: Ca ngợi những nhà khoa học chân chính đã dũng cảm, kiên trì bảo vệ chân lí khoa học. (trả lời được các CH trong SGK)
 - Giáo dục HS thấy được lòng dũng cảm của 2 nhà khoa học đã kiên trì bảo vệ được chân lí khoa học.
II. Phương tiện:
- Tranh chân dung Cô - péc - ních và Ga - li - lê trong SGK.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Hoạt động khởi động: 
2. Hoạt động kiểm tra bài cũ: 
- Gọi 4 học sinh lên đọc truyện Ga - Vrốt ngoài chiến lũy theo cách phân vai và trả lời câu hỏi SGK.
- Giáo viên nhận xét, ghi điểm.
3. Hoạt động dạy bài mới 
3.1. Hoạt động 1: Giới thiệu bài 
3.2. Hoạt động 2: Luyện đọc
- Gọi 1HS đọc bài
H/ Bài này được chia làm mấy đoạn?
- Gọi 3 học sinh tiếp nối nhau đọc theo đoạn.GV hướng dẫn HS đọc từ khó
- Gọi 3 học sinh tiếp nối nhau đọc theo đoạn.GV hướng dẫn HS đọc câu khó
- Gọi 3 học sinh tiếp nối nhau đọc theo đoạn.GV gọi HS đọc từ chú giải
- Yêu cầu học sinh đọc theo cặp.
- Giáo viên đọc mẫu.Hướng dẫn HS cách đọc bài
3.3. Hoạt động 3: Tìm hiểu bài
- Yêu cầu đọc thầm đoạn 1 và TLCH:
H/ ý kiến của Cô - péc - ních có điểm gì khác ý kiến chung lúc bấy giờ?
H/ Nêu ý đoạn 1.
- Yêu cầu đọc thầm đoạn 2 và TL:
H/ Ga - li - lê viết sách nhằm mục đích gì?
H/ Vì sao tòa án lúc ấy lại xử phạt ông?
H/ Nêu ý đoạn 2.
- Yêu cầu đọc thầm đoạn 3 và TL:
H/Lòng dũng cảm của Cô - péc - ních và Ga - li - lê thể hiện ở chỗ nào?
H/ý đoạn 3 là gì?
H/ Đọc thầm toàn và tìm nội dung của bài?
- 4 HS đọc và trả lời câu hỏi
Dù sao trái đất vẫn quay
-1HS đọc toàn bài
+3 đoạn
Đ 1: Từ đầu... phán bảo của chúa trời (Cô - péc - ních dũng cảm bác bỏ ý kiến sai lầm, công bố phát hiện mới)
Đ 2: Tiếp - gần bảy chục tuổi (Ga - li - lê bị xét xử)
Đ 3: Còn lại (Ga - li - lê bảo vệ chân lí)
- 3 học sinh tiếp nối nhau đọc theo đoạn. HS đọc từ khó
- 3 học sinh tiếp nối nhau đọc theo đoạn. HS đọc câu khó
- 3 học sinh tiếp nối nhau đọc theo đoạn. HS đọc từ chú giải
- 2 em 1 cặp.
- Học sinh lắng nghe.
- Đọc thầm đoạn 1 và TLCH:
+ Thời đó người ta cho rằng trái đất là trung tâm của vũ trụ, đứng yên 1 chỗ, còn mặt trời, mặt trăng và các vì sao phải quay xung quanh nó. Cô - péc - ních đã chứng minh quay ngược lại: chính trái đất mới là một hành tinh xung quanh mặt trời.
*ý 1: Cô - péc - ních dũng cảm bác bỏ ý kiến sai lầm, công bố phát hiện mới.
- Đọc thầm đoạn 2 và TL 
+ Nhằm ủng hộ tư tưởng khoa học của Cô - péc - ních.
+ Vì cho rằng ông đã chống đối quan điểm của giáo hội, nói ngượi lại với những lời phán bảo của chúa trời.
*ý 2 : Kể chuyện Ga - li - lê bị xét xử.
- Đọc thầm đoạn 3 và TL:
+ Hai nhà bác học đã dám nói thẳng ngược lời phán bảo của chúa trời, tức là đối lập với quan điểm của giáo hội lúc bấy giờ, mặc dù họ biết việc làm đó nguy hại đến tính mạng. Ga - li - lê đã phải trải qua những năm tháng cuối đời trong cảnh tù đày vì bảo vệ chân lí khoa học. 
*ý 3: Sự dũng cảm bảo vệ chân lí của nhà bác học Ga li lê.
* ND: Bài văn ca ngợi những nhà khoa học chân chính đã dũng cảm, kiên trì bào vệ chân lý khoa học.
3.4. Hoạt động 4: Đọc diễn cảm
- Gọi 3 em lên đọc 3 đoạn của bài
- Giáo viên cùng học sinh tìm ra giọng đọc hay nhất 
- GV treo bảng phụ (đoạn chưa đầy 1 thế kỉ... Dù sao thì trái đất vẫn quay)
+ Hướng dẫn cách đọc và đọc mẫu.
Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp 
- Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm. GV nhận xét , ghi điểm.
- 3 em đọc.
- Học sinh theo dõi và đọc theo. 
Theo dõi
Các cặp luyện đọc
- 3 HS thi đọc diễn cảm
 4. Hoạt động củng cố dặn dò? Bài văn cho chúng ta biết điều gì?; GV liên hệ, giáo dục HS.
Yêu cầu học sinh kể lại câu chuyện cho mọi người cùng nghe; về nhà đọc bài và tìm hiểu bài: “Con sẻ”.
GV nhận xét tiết học
TOÁN (Tiết 131)
 Luyện tập chung 
I. Mục tiêu: 
 - Rút gọn được phân số; nhận biết được phân số bằng nhau; biết giải toán có lời văn liên quan đến phân số.
 - Rèn kỹ năng làm tính về phân số và giải toán có lời văn.
 - GD HS tính cẩn thận, chính xác
III. Các hoạt động dạy học:
1. Hoạt động khởi động: 
2. Hoạt động kiểm tra bài cũ: 
- Thu vở một số em chấm.
- Giáo viên nhận xét ghi điểm.
3. Hoạt động dạy bài mới 
3.1. Hoạt động 1: Giới thiệu bài 
3.2. Hoạt động 2: Thực hành
* Bài 1:
- Yêu cầu học sinh đọc yêu cầu bài tập.
- Yêu cầu HS làm bài.
- Giáo viên nhận xét và sửa sai.
3 vở
 Luyện tập chung 
- 1 em đọc to thành tiếng.
 2 em lên bảng làm. Học sinh làm vào vở.
a) Rút gọn:
b) Những phân số bằng nhau là:
* Bài 2:
- Yêu cầu học sinh đọc yêu cầu đề.
- Giáo viên yêu cầu 1 học sinh lên bảng làm.
- 1 đọc to. Cả lớp đọc thầm.
- 1 em làm ở bảng lớp. Cả lớp làm vào vở.
Bài giải
Số học sinh của lớp 4a ở mỗi tổ là:
32 : 4 = 8 (học sinh)
a) 3 tổ chiếm 3 phần số học sinh cả lớp. Vì lớp 4a được chia làm 4 tổ (4 phần)
b) Số học sinh có trong 3 tổ là:
8 x 3 = 24 (học sinh)
Đáp số: a) 3 phần
 b) 24 học sinh
- Giáo viên nhận xét ghi điểm.
* Bài 3:
- Gọi học sinh đọc đề bài.
H/ Bài toán cho biết gì?
H/Bài toán hỏi gì?
- Giáo viên yêu cầu 1 em lên bảng làm.
- Giáo viên nhận xét ghi điểm.
- 2 em đọc đề.
- Quãng đường dài: 15 km.
- Quãng đường anh đi được là: quãng đường.
- Tìm quãng đường còn lại anh Hải phải đi tiếp?
- 1 em làm ở bảng lớp. Học sinh khác vào vở.
Bài giải:
Quãng đường anh Hải đã đi được là:
 (km)
 Quảng đường còn lại anh Hải phải đi là:
 15 - 10 = 5 (km)
 Đáp số: 5km
 4. Hoạt động củng cố dặn dò? Nêu cách tìm phân số của một số?
Muốn cộng ba phân số với nhau ta làm thế nào?
HS về nhà chuẩn bị bài: “Kiểm tra GHKII”.HS làm thêm bài tập. Một tấm vải màu xanh dài 95m. Người ta cắt ra tấm vải .Tìm số vải đã cắt ra?
GV nhận xét tiết học
.
LỊCH SỬ (Tiết 27)
Thành thị ở thế kỷ XVI-XVII
I. Mục tiêu: 
 - Học sinh biết miêu tả những nét cụ thể, sinh động về ba thành thị: Thăng Long, Phố Hiến, Hội An ở thế kỉ XVI- XVII để thấy rằng thương nghiệp thời kì này rất phát triển (cảng buôn bán nhộn nhịp, phố phường nhà cửa, cư dân ngoại quốc,)
 - Rèn kĩ năng mô tả cảnh thành thị lớn ở thế kỉ XVI- XVII.
 - Giáo dục HS yêu thích thành thị.
II. Phương tiện:
- Bản đồ Việt Nam.
- Tranh vẽ cảnh Thăng Long và Phố Hiến ở thế kỷ XVI-XVII.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Hoạt động khởi động: 
2. Hoạt động kiểm tra bài cũ: 
- Cuộc khẩn hoang ở Đàng Trong diễn ra như thế nào?
- Cuộc khẩn hoang đã có tác dụng như thế nào đối với việc phát triển nông nghiệp?
GV nhận xét, ghi điểm.
3. Hoạt động dạy bài mới 
3.1. Hoạt động 1: Giới thiệu bài
3.2. Hoạt động 2: Thăng Long, Phố Hiến, Hội An - ba thành thị lớn ở thế kỷ XVI – XVII.
2 HS trả lời
Thành thị ở thế kỷ XVI-XVII
Phiếu học tập
Đặc điểm 
/Thành thị
Dân cư
Quy ... yết điểm
+ Các em đã xác định đúng đề, viết đúng yêu cầu của đề.
+ Xác định đúng đề bài, hiểu bài, viết đúng bố cục bài văn: mở bài, thân bài và kết bài. Một số học sinh khá đã biết viết mở bài theo kiểu gián tiếp.
+ Có sáng tạo khi viết văn miêu tả cây cối, biết cách dùng từ, dùng các loại đã học như câu kể Ai là gì? Ai làm gì? Ai thế nào?
+ Một số em viết bài còn sơ sài và chưa rõ ràng 3 phần trong bài văn miêu tả cây cối. Khi miêu tả còn thiếu 1 số bộ phận của cây. Chưa gắn hoạt động của con người và quang cảnh xung quanh tác động đến cây.
+ Viết câu chưa gãy gọn sử dụng dấu câu còn tùy tiện.
+ Bài viết còn sai chính tả
- Giáo viên viết 1 đoạn văn của 1 học sinh viết sai lên cả lớp cùng sửa chữa.
* Lưu ý: giáo viên không nêu tên học sinh còn mắc khuyết điểm trước lớp mà chỉ phê vào vở và yêu cầu em đó sửa chữa 
 * Hướng dẫn chữa bài:
- Giáo viên treo đọan văn còn sai cả lớp sửa chữa. Rút ra kết luận đúng.
- Học sinh ghi ý đúng, hay vào vở nháp về nhà hoàn thiện lại bài văn của mình.
 * Học tập những đoạn văn hay, bài văn tốt:
- Giáo viên đọc 1 số đoạn văn hay đạt điểm cao cho các bạn nghe.
- Giáo viên yêu cầu học sinh nhận xét cách dùng từ, lỗi diễn đạt và ý.
- Cả lớp nghe và nhận xét.
- Học sinh nhận xét.
 * Hướng dẫn viết lại đoạn văn:
- Đoạn văn em nào còn sai lỗi chính tả nhiều.
- Câu văn lủng củng, diễn đạt chưa rõ ý.
- Đoạn văn viết còn quá đơn giản, câu văn cụt.
- Mở bài gián tiếp viết thành mở bài trực tiếp.
- Kết bài mở rộng viết thành kết bài không mở rộng.
*Gọi vài em đọc các đoạn văn đã viết lại.
-Giáo viên nhận xét, bổ sung cho học sinh
 4. Hoạt động củng cố dặn dò
- Văn miêu tả cây cối gồm mấy phần? 
- Từng phần miêu tả cái gì?
- Về nhà mượn bài của những bạn được điểm cao đọc và viết lại bài văn (Nếu bài từ 6 điểm trở xuống), chuẩn bị bài sau. 
GV nhận xét tiết học
.-
ĐỊA LÍ (Tiết 27)
Dải đồng bằng duyên hải Miền Trung
I. Mục tiêu:
 - HS nêu được một số đặc diểm tiêu biểu về địa hình, khí hậu của đồng bằng duyên hải miền Trung:
 + Các đồng bằng nhỏ, hẹp, với nhiều cồn cát và đầm phá.
 + Khí hậu: mùa hạ, tại đây thường khô nóng và bị hạn hán, cuối năm thường có mưa lớn và bão gây ngập lụt; có sự khác biệt giữa khu vực phía bắc dãy Bạch Mã có mùa đông lạnh.
 - Chỉ được vị trí đồng bằng duyên hải miền Trung trên bản đồ (lược đồ) tự nhiên Việt Nam.
 - Giáo dục HS chia sẻ với người dân miền Trung về những khó khăn do thiên tai gây ra.
II. Phương tiện: - Bản đồ địa lý tự nhiên Việt Nam.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Hoạt động khởi động: 
2. Hoạt động kiểm tra bài cũ
3. Hoạt động dạy bài mới 
3.1. Hoạt động 1: Giới thiệu bài 
3.2. Hoạt động 2: Các đồng bằng nhỏ hẹp với nhiều cồn cát ven biển.
- Giáo viên treo lược đồ lên bảng, yêu cầu học sinh trả lời:
H/ Có bao nhiêu đồng bằng duyên hải miền Trung?
+ Yêu cầu 1 em lên chỉ lược đồ và gọi tên.
H/ Em có nhận xét gì về vị trí của các đồng bằng này?
H/ Các dãy núi chạy qua các dải đồng bằng này đến đâu?
- Giáo viên kết luận: Chính vì các dãy núi này chạy lan ra sát biển nên đã chia cắt dải đồng bằng duyên hải miền Trung thành các đồng bằng nhỏ hẹp. Tuy nhiên tổng cộng diện tích các dải đồng bằng này cũng gần bằng ĐBBB.
- Yêu cầu học sinh quan sát 1 số tranh ảnh đầm phá, cồn cát rút ra kết luận.
Dải đồng bằng duyên hải Miền Trung
- Học sinh quan sát và trả lời.
+ Có 5 dải đồng bằng.
+ 1 em thực hiện.
+ Nằm sát biển, phía Bắc giáp ĐBBB, phía Tây giáp dãy núi Trường Sơn, phía Nam giáp với ĐBNB, phía đông là biển Đông.
+ Chạy qua các dải đồng bằng và lan ra sát biển.
- Học sinh lắng nghe.
- Học sinh kết luận: Các đồng bằng duyên hải miền Trung thường nhỏ hẹp, nằm sát biển, có nhiều cồn cát và đầm phá.
 3.3. Hoạt động 3: Khí hậu có sự khác biệt giữa khu vực phía Bắc và phía Nam.
- Yêu cầu học sinh thảo luận cặp đôi và trả lời:
H/ Khí hậu phía Bắc và phía Nam ĐB duyên hải miền Trung khác nhau thế nào?
- Học sinh trả lời vào bảng thông tin và cùng giáo viên hòan thành bảng như sau:
Khí hậu phía Bắc dãy Bạch Mã
Khí hậu phía Nam dãy Bạch Mã
- Có mùa đông lạnh
- Không có mùa đông lạnh, chỉ có mùa mưa và mùa khô
- Nhiệt độ có sự chênh lệch giữa mùa đông và mùa hạ
- Nhiệt độ tương đối đồng đều giữa các tháng trong năm.
- Giáo viên giải thích: Nhiệt độ Bắc Nam khác nhau: ở Huế (phía Bắc) tháng 1, nhiệt độ giảm xuống dưới 200 còn tháng 7 thì khoảng 290. Trong khi đó ở Đà Nẵng, tháng 1 nhiệt độ vẫn cao, không thấp hơn 200còn tháng 7 cũng khoảng 290c như ở Huế.
H/ Có sự khác nhau về nhiệt độ như vậy là do đâu?
+ Yêu cầu học sinh cho biết thêm một số đặc điểm về mùa hạ và những tháng cuối năm của đồng bằng duyên hải miền Trung
+ Do dãy núi Bạch Mã đã chắn gió lạnh lại. Gió lạnh thổi từ phía Bắc bị chặn lại ở dãy núi này, do đó phía Nam không có gió lạnh và không có mùa đông.
+ Học sinh trả lời và hoàn thành như bảng sau:
Mùa hạ
Những tháng cuối năm
Lượng mưa
ít
Nhiều, lớn, có khi có bão
Không khí
Khô, nóng
Cây cỏ, sông hồ, đồng ruộng..
Cây cỏ khô héo
Đồng ruộng nứt nẻ
Sông hồ cạn nước
Nước sông dâng cao
Đồng ruộng, cây cỏ, nhà cửa ngập lụt, giao thông bị phá hoại, thiệt hại nhiều về người và của cải
 Giáo viên: Vào mùa hạ ở nước ta thường có gió thổi từ Lào sang (còn gọi là gió Lào). Khi gặp dãy núi Trường Sơn gió bị chặn lại, trút hết mưa ở sườn Tây, khi thổi sang sườn bên kia chỉ còn hơi khô, nóng. Do đó ở ĐB duyên hải miền Trung vào mùa hạ, gió rất khô và nóng. Vào mùa đông, ở đồng bằng duyên hải miền Trung có gió thổi từ biển vào mang theo nhiều hơi nước, gây mưa nhiều. Do sông ở đây thường nhỏ và ngắn cho nên thường có lụt, nước từ núi đổ xuống đồng bằng thường gây ra lũ lụt đột ngột.
H/ Khí hậu ở đồng bằng duyên hải miền Trung có thuận lợi cho người dân sinh sống và sản xuất không?
Giáo viên: đây cũng là vùng chịu nhiều bão lụt nhất của cả nước. Chúng ta phải biết chia sẻ khó khăn với người dân ở đây.
+ Gây ra nhiều khó khăn cho người dân sinh sống và trồng trọt, sản xuất.
- Học sinh lắng nghe.
 4. Hoạt động củng cố dặn dò:? Nhieọt ủoọ cheõnh leọch giửừa muứa mửa vaứ muứa naộng nhử theỏ naứo? Haứng naờm ụỷ ủoàng baống duyeõn haỷi mieàn trung thửụứng coự baỷo theỏ naứo?; Em bieỏt gỡ veà nhửừng traọn luừ luùt ủoự?; GV liên hệ, giáo dục HS.
 5Về sưu tầm tranh ảnh về con người, thiên nhiên của đồng bằng duyên hải miền Trung và chuẩn bị bài: “Hoạt động sản xuất của người dân ở đồng bằng duyên hải miền Trung”.
GV nhận xột tiết học.
Sinh hoạt (Tiết27)
Nhận xét tuần 27
I . Mục tiêu:
- Nhằm giúp HS thấy được những “ ưu khuyết điểm” trong tuần. Qua đó các em làm tốt hơn trong tuần đến. 
- Rèn HS tính tự giác trong học tập. 
II. Các hoạt động sinh hoạt:
 1. Hoạt động khởi động: Hỏt
2. Đỏnh giỏ tỡnh hỡnh hoạt động trong tuần:
 - Các tổ trưởng nhận xét tình hình của tổ mình
	- Lớp trưởng nhận xét chung cả lớp
	- GV tổng kết lại nhận xét chung: 
  * Ưu điểm: 
 + Đi học đúng giờ, ít nghỉ học đến lớp thuộc bài và làm bài tập đầy đủ
 + Tiết tập làm văn làm có tiến bộ hơn, trình bày sạch sẽ hơn, ý mạch lạc hơn.
 * Khuyết điểm:
 + Cũng còn một vài bạn thiếu đồ dùng học tập . ít phát biểu trong giờ học.
 Tuyên dương: Hương, Bình,Hụ̀ng
 Phê bình: Lõm ,Đại .Dọ̃u
 3. Kế hoạch tuần 28:
 - Học bình thường tuần 28
 - Đi học đúng giờ, nghỉ học phải có lý do, vệ sinh sạch sẽ trước khi đến lớp.
 - Học và làm bài tập ở nhà , trên lớp phát biểu xây dựng bài tốt
 - Tiếp tục ôn tập kiến thức để chuẩn bị kì thi giữa HKII
 - Tổ 1 trực nhật.
 4. Củng cố: GV chốt lại nội dung sinh hoạt, liờn hệ, giỏo dục HS
GV nhận xột tiết SH
KỂ CHUYỆN (Tiết 27)
Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia
I. Mục tiêu:
 - Chọn được câu chuyện đã tham gia (hoặc chứng kiến) nói về lòng dũng cảm, theo gợi ý trong SGK.
 - Biết sắp xếp các sự việc theo trình tự hợp lí để kể lại rõ ràng; biết trao đổi với bạn về ý nghĩa câu chuyện.
 - Giáo dục HS yêu thích môn học.
II. Phương tiện:
- Bảng phụ ghi sẵn gợi ý 2.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Hoạt động khởi động: (1’)
2. Hoạt động kiểm tra bài cũ: (5’)
- Gọi HS lên bảng kể lại câu chuyện em được nghe, được đọc về lòng dũng cảm.
- Giáo viên nhận xét ghi điểm.
3. Hoạt động dạy bài mới (30’)
3.1. Hoạt động 1: Giới thiệu bài
3.2. Hoạt động 2: Hướng dẫn kể chuyện:
a) Tìm hiểu đề bài
- Gọi học sinh đọc đề bài.
- Giáo viên phân tích đề bài, dùng phấn màu gạch chân các từ: lòng dũng cảm, chứng kiến hoặc tham gia.
+ Đề bài yêu cầu gì?
- Giáo viên gợi ý: nhân vật chính trong truyện là người có lòng dũng cảm. Em là người tận mắt chứng kiến hoặc tham gia vào việc đó.
- Gọi học sinh đọc mục gợi ý trong SGK.
- Gọi học sinh mô tả lại những gì diễn ra trong 2 bức tranh minh họa.
- Giáo viên treo bảng phụ viết sẵn gợi ý 2. Yêu cầu học sinh đọc.
- Em định kể câu chuyện về ai? Câu chuyện đó xảy ra khi nào? Hãy giới thiệu các bạn cùng nghe.
Hát
2 HS lên bảng kể
Lắng nghe
- 1 em đọc đề bài.
+ Kể lại chuyện về lòng dũng cảm mà em đã chứng kiến hoặc tham gia.
- Học sinh đọc mục gợi ý trong SGK.
- 2 học sinh mô tả bằng lời của mình. Ví dụ:
+ Các chú bộ đội, công an đang dũng cảm, vật lộn với dòng nước lũ để cứu người, cứu tài sản của dân. Các chú không hề sợ nguy hiểm đến tính mạng của mình.
Các chú là con người dũng cảm
+ Bạn nhỏ trèo cây hái trộm quả của gia đình bà An.
Bạn nhận ra lỗi lầm của mình và xin lỗi bà. Bạn là người dũng cảm biết nhận lỗi của mình.
- 1 em đọc to thành tiếng.
- 3 em giới thiệu.
Ví dụ: 1. Tôi xin kể chuyện về các chú bộ đội đã dũng cảm cứu dân khỏi những con lũ. Giữa bốn bề là nước đục ngàu, sóng cuộc dữ dội, tôi cũng được đưa đến nơi an toàn nhờ các chú. Hình ảnh là hôm đó không bao giờ phai mờ trong tâm trí tôi.
b) Kể trong nhóm
- Giáo viên yêu cầu học sinh hoạt động nhóm.
- Giáo viên gợi ý:
- Học sinh hoạt động nhóm.
* Học sinh nghe kể hỏi:
+ Bạn cảm thấy thế nào khi tận mắt chứng kiến việc làm của các chú ấy?
+ Theo bạn nếu không có chú ấy thì chuyện gì sẽ xảy ra?
+ Việc làm của chú ấy có ý nghĩa gì?
c) Kể trước lớp
- Tổ chức cho học sinh thi kể trước lớp. Giáo viên nhận xét tuyên dương những em kể hay.
- 3 em thi kể chuyện trước lớp.
 4. Hoạt động củng cố: (3’) - Vừa rồi các em kể những câu chuyện có nội dung gì?
- Em học tập đức tính gì của những nhân vật trong truyện?
 5. Hoạt động dặn dò: (1’) Về nhà tập kể cho mọi người cùng nghe và chuẩn bị bài: “Ôn tập....”
GV nhận xột tiết học
.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an L4 tuan 27.doc