I.Mục tiêu :
- Nắm được một số sự kiện về sự suy yếu của nhà Trần:
+ Vua quan ăn chơi sa đoạ; trong triều một số quan lại bất bình, Chu Văn An dâng sớ xin chém 7 tên quan coi thường phép nước.
+ Nông dân và nô tì nổi dậy đấu tranh.
- Hoàn cảnh Hồ Quý Ly truất ngôi vua Trần, lập nên nhà Hồ:
Trước sự suy yếu của nhà Trần, Hồ Quý Ly-một đại thần của nhà Trần đã truất ngôi nhà Trần, lập nên nhà Hồ và đổi tên nước là Đại Ngu.
II.Chuẩn bị :
PHT của HS.
Tranh minh hoạ như SGK nếu có .
KẾ HOẠCH BÀI DẠY LỊCH SỬ - KỲ II TUẦN 19 Thứ 5 ngày 10 tháng 1 năm 2013 Bài: 15 NƯỚC TA CUỐI THỜI TRẦN I.Mục tiêu : - Nắm được một số sự kiện về sự suy yếu của nhà Trần: + Vua quan ăn chơi sa đoạ; trong triều một số quan lại bất bình, Chu Văn An dâng sớ xin chém 7 tên quan coi thường phép nước. + Nông dân và nô tì nổi dậy đấu tranh. - Hoàn cảnh Hồ Quý Ly truất ngôi vua Trần, lập nên nhà Hồ: Trước sự suy yếu của nhà Trần, Hồ Quý Ly-một đại thần của nhà Trần đã truất ngôi nhà Trần, lập nên nhà Hồ và đổi tên nước là Đại Ngu. II.Chuẩn bị : PHT của HS. Tranh minh hoạ như SGK nếu có . III.Hoạt động trên lớp : Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Ổn định: Cho HS hát . 2. KTBC : -Ý chí quyết tâm tiêu diệt quân xâm lược quân Mông-Nguyên của quân dân nhà Trần được thể hiện như thế nào ? -Khi giặc Mông –Nguyên vào Thăng Long vua tôi nhà Trần đã dùng kế gì để đánh giặc ? -GV nhận xét , ghi điểm . 3. Bài mới : a.Giới thiệu bài: Giơí thiệu và ghi tựa. b.Phát triển bài: * Hoạt động nhóm : GV phát PHT cho các nhóm. Nội dung của phiếu: Vào giữa thế kỉ XIV : +Vua quan nhà Trần sống như thế nào ? +Những kẻ có quyền thế đối xử với dân ra sao? +Cuộc sống của nhân dân như thế nào ? +Thái độ phản ứng của nhân dân với triều đình ra sao ? +Nguy cơ ngoại xâm như thế nào ? -GV nhận xét,kết luận . -GV cho 1 HS nêu khái quát tình hình của đất nước ta cuối thời Trần. *Hoạt động cả lớp : -GV tổ chức cho HS thảo luận 3 câu hỏi : +Hồ Quý Ly là người như thế nào ? +Ông đã làm gì ? +Hành động truất quyền vua của Hồ Quý Ly có hợp lòng dân không ? Vì sao ? -GV cho HS dựa vào SGK để trả lời :Hành động truất quyền vua là hợp lòng dân vì các vua cuối thời nhà Trần chỉ lo ăn chơi sa đọa, làm cho tình hình đất nước ngày càng xấu đi và Hồ Quý Ly đã có nhiều cải cách tiến bộ. 4.Củng cố : -GV cho HS đọc phần bài học trong SGK. -Trình bày những biểu hiện suy tàn của nhà Trần? -Triều Hồ thay triều Trần có hợp lịch sử không? Vì sao ? 5.Tổng kết - Dặn dò: -Về nhà học bài và chuẩn bị trước bài : “ Chiến thắng Chi Lăng”. -Nhận xét tiết học . -Cả lớp hát . -HS trả lời câu hỏi . -HS nhận xét . -HS nghe. -HS các nhóm thảo luận và cử người trình bày kết quả . -Các nhóm khác nhận xét,bổ sung . -1 HS nêu. -HS trả lời. +Là quan đại thần của nhà Trần. +Ong đã thay thế các quan cao cấp của nhà Trần bằng những người thực sự có tài, đặt lệ các quan phải thường xuyên xuống thăm dân .Quy định lại số ruộng đất, nô tì của quan lại quý tộc, nếu thừa phải nộp cho nhà nước.Những năm có nạn đói, nhà giàu buộc phải bán thóc và tổ chức nơi chữa bệnh cho nhân dân . -HS thảo luận và trả lời câu hỏi. -HS khác nhận xét, bổ sung . -3 HS đọc bài học. -HS trả lời câu hỏi. -HS cả lớp. ² TUẦN 20 Thứ 5 ngày 17 tháng 1 năm 2013 Bài 16 CHIẾN THẮNG CHI LĂNG I. Mục tiêu : - Nắm được một số sự kiện về khởi nghĩa Lam Sơn (tập trung vào trận Chi Lăng): + Lê Lợi chiêu tập binh sĩ xây dựng lực lượng tiến hành khởi nghĩa chống quân xâm lược Minh (khởi nghĩa Lam Sơn). Trận Chi Lăng là một trong những trận quyết định thắng lợi của khởi nghĩa Lam Sơn. + Diễn biến trận Chi Lăng: quân địch do Liễu Thăng chỉ huy đến ải Chi Lăng; kị binh ta nghênh chiến, nhử Liễu Thăng và kị binh giặc vào ải. Khi kị binh của giặc vào ải, quân ta tấn công, Liễu Thăng bị giết, quân giặc hoảng loạn và rút chạy. + Ý nghĩa: Đập tan mưu đồ cứu viện thành Đông Quan của quân Minh, quân Minh phải xin hàng và rút về nước. - Nắm được việc nhà Hậu Lê được thành lập: Thua trận ở Chi Lăng và một số trận khác, quân Minh phải đầu hàng, rút về nước. Lê Lợi lên ngôi Hoàng đế(năm 1428), mở đầu thời Hậu Lê. - Nêu các mẩu chuyện về Lê Lợi (kể chuyện Lê Lợi trả gươm cho Rùa thần,...). II. Chuẩn bị : -Hình trong SGK phóng to. -PHT của HS . -GV sưu tầm những mẩu chuyện về anh hùng Lê Lợi. III .Hoạt động trên lớp : Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Ổn định: Kiểm tra sự chuẩn bị của HS. 2. KTBC : GV cho HS đọc bài : “Nước ta cuối thời Trần.” -GV ghi điểm. 3. Bài mới : a.Giới thiệu bài: GV treo tranh minh hoạ và giới thiệu. b.Phát triển bài : *Hoạt động cả lớp: -GV trình bày bối cảnh dẫn đến trận Chi Lăng: Cuối năm 1406, quân Minh xâm lược nước ta, nhà Hồ không đoàn kết được toàn dân nên cuộc kháng chiến thất bại (1407).Dưới ách đô hộ của nhà Minh ,nhiều cuộc khởi nghĩa của nhân dân ta đã nổ ra, tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa Lam Sơn do Lê Lợi khởi xướng . Năm 1418, từ vùng núi Lam Sơn (Thanh Hóa), cuộc khởi nghĩa Lam Sơn ngày càng lan rộng ra cả nước. Năm 1426, quân Minh bị quân khởi nghĩa bao vây ở Đông Quan (Thăng Long).Vương Thông, tướng chỉ huy quân Minh hoảng sợ ,một mặt xin hòa, mặt khác bí mật sai người về nước xin quân cứu viện. Liễu Thăng chỉ huy 10 vạn quân kéo vào nước ta theo đường Lạng Sơn. *Hoạt động cả lớp : GV hướng dẫn HS quan sát hình trong SGK và đọc các thông tin trong bài để thấy đựơc khung cảnh của ải Chi Lăng . GV nhận xét và cho HS mô tả ải Chi Lăng.Sau đó GV kết ý. * Hoạt động nhóm: Để giúp HS thuật lại trận Chi Lăng, GV đưa ra các câu hỏi cho các em thảo luận nhóm : +Khi quân Minh đến trước ải Chi Lăng, kị binh ta đã hành động như thế nào ? +Kị binh của nhà Minh đã phản ứng thế nào trước hành động của quân ta ? +Kị binh của nhà Minh đã bị thua trận ra sao? +Bộ binh của nhà Minh bị thua trận như thế nào? -GV cho 1 HS khá trình bày lại diễn biến của trận Chi Lăng. -GV nhận xét,kết luận. * Hoạt động cả lớp : -GV nêu câu hỏi cho cả lớp thảo luận để HS nắm được tài thao lược của quân ta và kết quả, ý nghĩa của trận Chi Lăng . +Trong trận Chi Lăng ,nghĩa quân Lam Sơn đã thể hiện sự thông minh như thế nào +Sau trận chi Lăng ,thái độ của quân Minh ra sao ? -GV tổ chức cho HS trao đổi để thống nhất và kết luận như trong SGK. 4. Củng cố : -GV tổ chức cho HS cả lớp giới thiệu về những tài liệu đã sưu tầm được về anh hùng Lê Lợi. -Cho HS đọc bài ở trong khung . 5. Tổng kết - Dặn dò: -Về nhà xem lại bài và chuẩn bị bài tiết sau : “Nhà Hậu Lê và việc tổ chức quản lí đất nước”. -Nhận xét tiết học . -HS đọc bài và trả lời câu hỏi . -HS nhận xét . -HS cả lớp lắng nghe GV trình bày . -HS quan sát lược đồ và đọc SGK. -HS mô tả . -HS dựa vào dàn ý trên để thảo luận nhóm. -Đại diện các nhóm thuật lại diễn biến chính của trận Chi Lăng . -Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. -HS trình bày. -HS cả lớp thảo luận và trả lời . -Biết dựa vào địa hình để bày binh, bố trận , dụ địch có đường vào ải mà không có đường ra khiến chúng đại bại. -HS kể. -3 HS đọc bài và trả lời câu hỏi . -HS cả lớp . TUẦN 21 Thứ 5 ngày 24 tháng 1 năm 2013 Bài 17 NHÀ HẬU LÊ VÀ VIỆC TỔ CHỨC QUẢN LÍ ĐẤT NƯỚC I. Mục tiêu : - HS biết nhà Lê ra đời trong hoàn cảnh nào . -Nhà Lê đã tổ chức được một bộ máy nhà nước quy cũ và quản lí đất nước tương đối chặt chẽ. -Nhận thức bước đầu nhận biết vai trò của pháp luật. II. Chuẩn bị : -Sơ đồ về nhà nước thời Hậu lê ( để gắn lên bảng) . -Một số điểm của bộ luật Hồng Đức . -PHT của HS . III. Hoạt động trên lớp : Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Ổn định: GV cho HS chuẩn bị SGK và ĐDHT. 2. KTBC : GV cho HS đọc bài: “Chiến thắng Chi Lăng”. -Tại sao quân ta chọn ải Chi Lăng làm trận địa đánh địch ? -Em hãy thuật lại trận phục kích của quân ta tại ải Chi Lăng ? -Nêu ý nghĩa của trận Chi lăng . -GV nhận xét ghi điểm. 3. Bài mới : a.Giới thiệu bài: Ghi tựa b.Phát triển bài : *Hoạt động cả lớp: -GV giới thiệu một số nét khái quát về nhà Lê: Tháng 4-1428, Lê Lợi chính thức lên ngôi vua, đặt lại tên nước là Đại Việt .Nhà Lê trải qua một số đời vua .Nước đại Việt ở thời Hậu Lê phát triển rực rỡ nhất ở đời vua Lê Thánh Tông(1460-1497) . *Hoạt độngnhóm : -GV phát PHT cho HS . -GV tổ chức cho các nhóm thảo luận theo câu hỏi sau : +Nhà Hậu Lê ra đời trong thời gian nào Ai là người thành lập ?Đặt tên nước là gì ? Đóng đô ở đâu ? +Vì sao triều đại này gọi là triều Hậu Lê +Việc quản lí đất nước dưới thời Hậu Lê như thế nào ? -Việc quản lý đất nước thời Hậu lê như thế nào chúng ta tìm hiểu qua sơ đồ.(GV treo sơ đồ lên bảng ) -GV nhận xét ,kết luận . * Hoạt động cá nhân: - GV giới thiệu vai trò của Bộ luật Hồng Đức rồi nhấn mạnh : Đây là công cụ để quản lí đất nước . -GV thông báo một số điểm về nội dung của Bộ luật Hồng Đức (như trong SGK) .HS trả lời các câu hỏi và đi đến thống nhất nhận định: +Luật Hồng Đức bảo vệ quyền lợi của ai? (vua ,nhà giàu, làng xã, phụ nữ ) . +Luật hồng Đức có điểm nào tiến bộ ? -GV cho HS nhận định và trả lời. -GV nhận xét và kết luận . 4. Củng cố : -Cho Hs đọc bài trong SGK . -Những sự kiện nào trong bài thể hiện quyền tối cao của nhà vua ? -Nêu những nội dung cơ bản của Bộ luật Hồng Đức . 5. Tổng kết - Dặn dò: -Về nhà học bài và chuẩn bị trước bài: Trường học thời Hậu Lê . -Nhận xét tiết học . -HS chuẩn bị. -4 HS đọc bài và trả lời câu hỏi . -HS khác nhận xét . -HS lắng nghe và suy nghĩ về tình hình tổ chức xã hội của nhà Hậu Lê có những nét gì đáng chú ý . -HS các nhóm thảo luận theo câu hỏi GV đưa ra . -HS trả lời cá nhân. -HS cả lớp nhận xét. -3 HS đọc . -HS trả lời . -HS cả lớp. TUẦN 22 Thứ 5 ngày 31 tháng 1 năm 2013 Bài :18 TRƯỜNG HỌC THỜI HẬU LÊ I. Mục tiêu : - Biết được sự phát triển của giáo dục thời Hậu Lê (những sự kiện cụ thể về tổ chức giáo dục, chính sách khuyến học): - Đến thời Hậu Lê, giáo dục có qui củ chặt chẽ: ở kinh đô có Quốc Tử Giám, ở các địa phương bên cạnh trường công còn có các trường tư; ba năm có một kì thi Hương và thi Hội; nội dung học tập là Nho giáo,... - Chính sách khuyến khích học tập: đặt ra lễ xướng danh, lễ vinh qui, khắc tên tuổi người đỗ cao vào bia đá dựng ở Văn Miếu. II. Chuẩn bị : -Tranh Vinh quy bái tổ và Lễ xướng danh. -PHT của HS . III. Hoạt động trên lớp : Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Ổn định: 2. KTBC : -Những điều trích trong “ Bộ luật Hồng Đức” bảo vệ quyền lợi của ai và chống những người nào? -Em hãy nêu những nét tiến bộ của nhà Lê trong việc quản lí đất nước ? -GV nhận xét và ghi điểm . 3 ... ếu là nguyên vật liệu, chế biến thủy hải sản. 3/.Đà Nẵng- Dịa điểm du lịch : * Hoạt động cá nhân hoặc từng cặp: -GV yêu cầu HS tìm trên hình 1 và cho biết những nơi nào của ĐN thu hút khách du lịch, những điểm đó thường nằm ở đâu? -Cho HS đọc đoạn văn trong SGK để bổ sung thêm một số địa điểm du lịch khác như Ngũ hành sơn, Bảo tàng Chăm. Đề nghị HS kể thêm những địa điểm khác mà HS biết. GV nói ĐN nằm trên bờ biển có cảnh đẹp, có nhiều bãi tắm thuận lợi cho du khách nghỉ ngơi. Do ĐN là đầu mối giao thông thuận tiện cho việc đi lại của du khách có Bảo tàng Chăm, nơi du khách có thể đến tham quan, tìm hiểu về đời sống văn hóa của người Chăm. 4.Củng cố : -2 HS đọc bài trong khung. -Cho HS lên chỉ vị trí TP ĐN trên bản đồ và nhắc lại vị trí này. -Giải thích lí do ĐN vừa là TP cảng, vừa là TP du lịch. 5.Tổng kết - Dặn dò: -Nhận xét tiết học. -Về xem lại bài và chuẩn bị bài: “Biển, Đảo và Quần đảo” -HS trả lời. -Cả lớp nhận xét, bổ sung. -Cả lớp quan sát , trả lời . -HS quan sát và trả lời. +Ở phía nam đèo Hải Vân, bên sông Hàn và vịnh ĐN . +Đà Nẵng có cảng biển Sa Tiên , cảng sông Hàn gần nhau . -HS quan sát và nêu. -HS cả lớp . -HS liên hệ bài 25. -HS tìm. -HS đọc . -HS đọc. -HS tìm và trả lời . -Cả lớp. Bài : 29 BIỂN, ĐẢO VÀ QUẦN ĐẢO I.Mục tiêu : Học xong bài này, HS biết: -Chỉ trên BĐVN vị trí Biển Đông, vịnh Bắc Bộ, vịnh Hạ Long, vịnh Thái Lan, các đảo và quần đảo Cái Bàu,Cát Bà, Phú Quốc, Côn Đảo, Hoàng sa, Trường Sa. -Trình bày một số đặc điểm tiêu biểu của biển, đảo và quần đảo của nước ta . -Vai trò của Biển Đông , các đảo và quần đảo đối với nước ta . II.Chuẩn bị : -BĐ Địa lí tự nhiên VN. -Tranh, ảnh về biển , đảo VN. III.Hoạt động trên lớp : Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1.Ổn định:HS hát . 2.KTBC : -Em hãy nêu tên một số ngành sản xuất của ĐN. -Vì sao ĐN lại thu hút nhiều khách du lịch? GV nhận xét, ghi điểm . 3.Bài mới : a.Giới thiệu bài: Ghi tựa b.Phát triển bài : 1/.Vùng biển Việt Nam: *Hoạt động cá nhân hoặc từng cặp: GV cho HS quan sát hình 1, trả lời câu hỏi trong mục 1, SGK: +Cho biết Biển Đông bao bọc các phía nào của phần đất liền nước ta ? +Chỉ vịnh Bắc Bộ , vịnh Thái Lan trên lược đồ . +Tìm trên lược đồ nơi có các mỏ dầu của nước ta . Cho HS dựa vào kênh chữ trong SGK, bản đồ trả lời các câu hỏi sau: +Vùng biển nước ta có đặc điểm gì? +Biển có vai trò như thế nào đối với nước ta? -GV cho HS trình bày kết quả. -GV mô tả, cho HS xem tranh, ảnh về biển của nước ta, phân tích thêm về vai trò của Biển Đông đối với nước ta. 2/.Đảo và quần đảo : *Hoạt động cả lớp: -GV chỉ các đảo, quần đảo trên Biển Đông và yêu cầu HS trả lời các câu hỏi: +Em hiểu thế nào là đảo, quần đảo? +Biển của nước ta có nhiều đảo, quần đảo không? +Nơi nào trên nước ta có nhiều đảo nhất? -GV nhận xét phần trả lời của HS. * Hoạt động nhóm: Cho HS dựa vào tranh, ảnh, SGK, thảo luận các câu hỏi sau: -Nêu đặc điểm của các đảo ở Vịnh Bắc Bộ. -Các đảo, quần đảo ở miền Trung và biển phía nam nước ta có những đảo lớn nào? -Các đảo, quần đảo của nước ta có giá trị gì? GV cho HS thảo luận và trình bày kết quả. GV nhận xét và cho HS xem ảnh các đảo, quần đảo, mô tả thêm về cảnh đẹp về giá trị kinh tế và hoạt động của người dân trên các đảo, quần đảo của nước ta. 4.Củng cố : -Cho HS đọc bài học trong SGK. -Nêu vai trò của biển, đảo và quần đảo đối với nước ta. -Chỉ bản đồ và mô tả về vùng biển của nước ta. 5.Tổng kết - Dặn dò: -Nhận xét tiết học. -Chuẩn bị bài ở nhà: “Khai thác khoáng sản và hải sản ở vùng biển VN”. -HS hát . -HS trả lời . -HS nhận xét, bổ sung. -HS quan sát và trả lời. -HS khác nhận xét, bổ sung . -HS trình bày. -HS trả lời. -HS thảo luận nhóm. -HS trình bày. -HS đọc. Bài : 30 KHAI THÁC KHOÁNG SẢN VÀ HẢI SẢN Ở VÙNG BIỂN VIỆT NAM I.Mục tiêu : Học xong bài này, HS biết: -Vùng biển nước ta có nhiều hải sản, dầu khí; Nước ta đang khai thác dầu khí ở thềm lục địa phía nam và khai thác cát trắng ở ven biển. -Nêu thứ tự tên các công việc trong quá trình khai thác mà sử dụng hải sản của nước ta. -Chỉ trên bản đồ VN vùng khai thác dầu khí, đánh bắt nhiều hải sản ở nước ta. -Một số nguyên nhân làm cạn kiệt nguồn hải sản và ô nhiễm môi trường biển. -Có ý thức giữ vệ sinh môi trường biển khi đi tham quan, nghỉ mát ở vùng biển. II.Chuẩn bị : -Bản đồ địa lí tự nhiên VN. -Bản đồ công nghiệp, nông nghiệp VN. -Tranh, ảnh về khai thác dầu khí; Khai thác và nuôi hải sản, ô nhiễm môi trường biển. III.Hoạt động trên lớp : Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1.Ổn định: Kiểm tra sự chuẩn bị của HS . 2.KTBC : -Hãy mô tả vùng biển nước ta . -Nêu vai trò của biển, đảo và các quần đảo đối với nước ta . GV nhận xét, ghi điểm . 3.Bài mới : a.Giới thiệu bài: Ghi tựa b.Phát triển bài : GV hỏi: Biển nước ta có những tài nguyên nào? Chúng ta đã khai thác và sử dụng như thế nào? 1/.Khai thác khoáng sản : *Hoạt động theo từng cặp: -Cho HS dựa vào SGK, tranh, ảnh trả lới các câu hỏi sau: +Tài nguyên khoáng sản quan trọng nhất của vùng biển VN là gì? +Nước ta đang khai thác những khoáng sản nào ở vùng biển VN? Ở đâu? Dùng để làm gì? +Tìm và chỉ trên bản đồ vị trí nơi đang khai thác các khoáng sản đó. -GV cho HS trình bày kết quả trước lớp. GV nhận xét: Hiện nay dầu khí của nước ta khai thác được chủ yếu dùng cho xuất khẩu, nước ta đang xây dựng các nhà máy lọc và chế biến dầu. 2/.Đánh bắt và nuôi trồng hải sản : *Hoạt động nhóm: -GV cho các nhóm dựa vào tranh, ảnh, bản đồ, SGK thảo luận theo gợi ý: +Nêu những dẫn chứng thể hiện biển nước ta có rất nhiều hải sản. +Hoạt động đánh bắt hải sản của nước ta diễn ra như thế nào? Những nơi nào khai thác nhiều hải sản? Hãy tìm những nơi đó trên bản đồ. +Ngoài việc đánh bắt hải sản, nhân dân còn làm gì để có thêm nhiều hải sản? -GV cho các nhóm trình bày kết quả lần lượt theo từng câu hỏi, chỉ trên bản đồ vùng đánh bắt nhiều hải sản. -GV mô tả thêm về việc đánh bắt, tiêu thụ hải sản của nước ta. Có thể cho HS kể những loại hải sản mà các em đã trông thấy hoặc đã được ăn. 4.Củng cố : -GV cho HS đọc bài trong khung. -Theo em, nguồn hải sản có vô tận không ? -Những yếu tố nào ảnh hưởng tới nguồn tài nguyên đó ? 5.Tổng kết - Dặn dò: -Nhận xét tiết học. -Về xem lại bài và chuẩn bị tiết sau “Tìm hiểu địa phương”. -HS chuẩn bị . -HS trả lời . -HS trả lời . -HS trả lời . -HS trình bày kết quả . -HS thảo luận nhóm . -HS trình bày kết quả . -2 HS đọc -HS trả lời. -HS cả lớp. Bài:31 TÌM HIỂU ĐỊA PHƯƠNG Bài:32 ÔN TẬP I.Mục tiêu : Học xong bài này, HS biết: -Chỉ trên bản đồ địa lí tự nhiên VN vị trí dãy núi Hoàng Liên Sơn, đỉnh Phan-xi- păng; ĐB Bắc Bộ, ĐB Nam Bộ, các ĐB duyên hải miền Trung; Các Cao Nguyên Tây Nguyên và các TP đã học trong chương trình. -So sánh hệ thống hóa ở mức đơn giản các kiến thức về thiên nhiên, con người, hoạt động sản xuất của người dân ở Hoàng Liên Sơn, trung du Bắc Bộ, Tây Nguyên, ĐB Bắc Bộ, ĐB Nam Bộ và dải ĐB duyên hải miền Trung. -Trình bày một số đặc điểm tiêu biểu của các TP đã học. II.Chuẩn bị : -Bản đồ địa lí tự nhiên VN. -Bản đồ hành chính VN. -Phiếu học tập có in sẵn bản đồ trống VN. -Các bản hệ thống cho HS điền. III.Hoạt động trên lớp : Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1.Ổn định: Cho HS hát . 2.KTBC : -Nêu những dẫn chứng cho biết nước ta rất phong phú về biển . -Nêu một số nguyên nhân dẫn đến cạn kiệt nguồn hải sản ven bờ . GV nhận xét, ghi điểm. 3.Bài mới : a.Giới thiệu bài: Ghi tựa b.Phát triển bài : *Hoạt động cả lớp: Cho HS chỉ trên bản đồ địa lí tự nhiên VN: -Dãy núi Hoàng Liên Sơn, đỉnh Phan-xi-păng, ĐB Bắc Bộ, Nam Bộ và các ĐB duyên hải miền Trung; Các Cao Nguyên ở Tây Nguyên. -Các TP lớn: Hà Nội, Hải Phòng, Huế, Đà Nẵng, Đà Lạt, TP HCM, Cần Thơ. -Biển đông, quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa, các đảo Cát Bà, Côn Đảo, Phú Quốc. GV nhận xét, bổ sung. *Hoạt động nhóm: -GV phát cho mỗi nhóm một bảng hệ thống về các TP như sau: Tên TP Đặc điểm tiêu biểu Hà Nội Hải Phòng Huế Đà Nẵng Đà Lạt TP HCM Cần Thơ -GV cho HS các nhóm thảo luận và hoàn thiện bảng hệ thống trên. Cho HS lên chỉ các TP đó trên bản đồ. 4.Củng cố : GV hỏi lại kiến thức vừa ôn tập . 5.Tổng kết - Dặn dò: -Nhận xét, tuyên dương . -Chuẩn bị tiết sau ôn tập tiếp theo . -Cả lớp. -HS trả lời . -HS khác nhận xét. -HS lên chỉ BĐ. -HS cả lớp nhận xét . -HS thảo luận và điền vào bảng hệ thống . -HS trả lời . -Cả lớp. Bài :33 Ôn Tập I.Mục tiêu : -Như tiết 32. II.Chuẩn bị : -Như tiết 32. III.Hoạt động trên lớp : Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1.Ổn định: 2.KTBC : GV nhận xét về tiết ôn tập trước . 3.Bài mới : a.Giới thiệu bài: Ghi tựa b.Phát triển bài : *Hoạt động cá nhân hoặc theo cặp: -GV cho HS kể tên một số dân tộc sống ở: a/.Dãy núi Hoàng Liên Sơn. b/.Tây Nguyên. c/.ĐB Bắc Bộ. d/.ĐB Nam Bộ. đ/.Các ĐB duyên hải miền Trung. -GV cho HS trao đổi và trình bày kết quả trước lớp. GV nhận xét. Cho HS làm bài tập 4/ SGK trang 155. Chọn ý em cho là đúng: -Dãy núi Hoàng Liên Sơn là dãy núi. d/.Tất cả điều sai. -Tây Nguyên là xứ sở của : b/.Các cao Nguyên có độ cao khác nhau như sân cao , sân thấp. -Đồng bằng lớn nhất nước ta là : b/.Đồng bằng Nam Bộ. -Nơi có nhiều đất mặn ,đất phèn nhất là : b/.Đồng bằng Nam Bộ. - GV cho HS trao đổi kết quả và chuẩn bị đáp án chuẩn xác. *Hoạt động cá nhân hoặc theo cặp: -Cho HS làm bài tập 5 trong SGK: đọc và ghép các ý ở cột A với các ý ở cột B sau cho phù hợp. -GV cho HS ghép theo cặp và trả lới đáp án. +1 ghép với b. +2 ghép với c. +3 ghép với a. +4 ghép với d. +5 ghép với e. +6 ghép với d. -GV nhận xét kết quả phần trình bày của HS. * Hoạt động nhóm: - GV cho các nhóm thảo luận câu hỏi sau: Em hãy kể một số hoạt động khai thác tài nguyên biển ở nước ta. -Cho HS trình bày kết quả của nhóm mình. GV nhận xét, tuyên dương. 4.Củng cố : GV chuẩn bị vài bài tập cho HS điền . 5.Tổng kết - Dặn dò: -Nhận xét tiết học . -Về xem lại bài và chuẩn bị Kiểm tra HKII. -HS lắng nghe. -HS kể . -HS khác nhận xét. -HS chọn ý đúng. -HS nhận xét, bổ sung. -HS ghép . -HS trình bày kết quả . -HS thảo luận nhóm và trả lời . -HS trình bày kết quả . -HS cả lớp . KIỂM TRA HỌC KÌ II
Tài liệu đính kèm: