Tiết 1: TOÁN: LUYỆN TẬP(tr/137)
I. Mục tiêu:
- Thực hiện được phép chia hai phân số, chia số tự nhiên cho phân số.
- Bài tập cần làm bài 1, bài 2.
II. Đồ dùng dạy - học:
- Bảng nhóm.
III. Các hoạt động dạy-học:
TUẦN 26 Ngày soạn: 10/3/2013 Ngày giảng: Thứ ba, ngày 12 tháng 3 năm 2013 Tiết 1: TOÁN: LUYỆN TẬP(tr/137) I. Mục tiêu: - Thực hiện được phép chia hai phân số, chia số tự nhiên cho phân số. - Bài tập cần làm bài 1, bài 2. II. Đồ dùng dạy - học: - Bảng nhóm. III. Các hoạt động dạy-học: Hoạt động dạy Hoạt động học 1. Kiểm tra bài cũ: - Gọi HS lên bảng làm bài tập - Nhận xét, cho điểm 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài: HĐ 1. HD luyện tập Bài 1: - Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì? - Yêu cầu làm trên bảng lớp và vở. - Nhận xét bài Bài 2: - GV thực hiện mẫu như SGK/137. - Yêu cầu HS lên bảng thực hiện, cả lớp tự làm bài. - chấm vở cho những hs làm xong trước 3. Củng cố, dặn dò: - Nhận xét tiết học. - 2 hs làm bài trên bảng, cả lớp làm vào nháp - Tính rồi rút gọn. - Thực hiện theo yêu cầu và HD của GV. a. - HS theo dõi, thực hiện. - HS lần lượt lên bảng thực hiện, cả lớp làm vào vở a. *********************** Tiết 2: Mỹ thuật ( Gv chuyên dạy) ********************** Tiết 3: CHÍNH TẢ (Nghe - viết) THẮNG BIỂN I. Mục tiêu: - Nghe - viết đúng bài chính tả; trình bày đúng đoạn văn trích. - Làm đúng bài tập chính tả phương ngữ 2 a - GDBVMT: Gd cho hs long dũng cảm, tinh thần đoàn kết chống lại sự nguy hiểm do thiên nhiên gây ra để bảo vệ cuộc sống con người. - PTTH: Khai thác trực tiếp nội dung bài II. Đồ dùng dạy - học: - Một số tờ phiếu khổ to viết nội dung BT2b. III. Các hoạt động dạy-học: Hoạt động dạy Hoạt động học 1. Kiểm tra bài cũ: - Gọi HS lên bảng viết, cả lớp viết trên bảng lớp, bảng con: mênh mông, lênh đênh, lênh khênh. - Nhận xét, cho điểm 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài: b. HD HS nghe-viết. - Gọi HS đọc 2 đoạn văn cần viết trong bài Thắng biển. - Yc hs đọc thầm lại đoạn văn, tìm những từ khó, dễ viết sai, và nêu các trình bày. - HD HS phân tích và viết lần lượt vào bảng lớp, giấy nháp: Lan rộng, dữ dội, điên cuồng, mỏnh manh, - Gọi HS đọc lại các từ khó, dễ lẫn khi viết. - Lưu ý HS quy tắc viết hoa, tư thế ngồi viết, cách trình bày, - Yêu cầu HS gấp sách, GV đọc cho HS viết theo qui định. - Đọc, soát lại bài. - Chấm, chữa bài, yêu cầu HS đổi vở để kiểm tra. - Nhận xét, sửa sai. c. HDHS làm bài tập. - Gọi hs đọc yêu cầu -Yc 1 hs làm vào bảng nhóm, cả lớp làm vào vbt - Cùng hs nhận xét, chốt đáp án : a.Lại- lồ-lửa-nõn-nến-lóng lánh-lung linh-nắng-lũ lũ-lên- lượn 3. Củng cố, dặn dò: - Nhận xét tiết học. - HS thực hiện theo yêu cầu của GV. - 2 HS đọc to trước lớp. - Đọc thầm, nối tiếp nhau nêu những từ ngữ khó viết. - Lần lượt phân tích và viết vào bảng lớp, giấy nháp. - Vài HS đọc lại. - Lắng nghe và thực hiện. - Nghe- viết bài. - Lắng nghe, soát lỗi bằng bút chì. - Đổi vở kiểm tra cho nhau. - Lắng nghe và sửa sai (nếu có). - hs đọc - làm bài ************************** Tiết 4: LUYỆN TỪ VÀ CÂU LUYỆN TẬP VỀ CÂU KỂ AI LÀ GÌ ? I. Mục tiêu: - Nhận biết được câu kể Ai là gì ? trong đoạn văn , nêu được tác dụng của câu kể tìm được (BT1); biết xác định CN, VN trong mỗi câu kể Ai là gì? Đã tìm được (BT2); viết được đoạn văn ngắn có dùng câu kể Ai là gì ? (BT3). - HSKG viết được đoạn văn ít nhất 5 câu theo yêu cầu của bt3 II. Đồ dùng dạy - học: - Bảng phụ III. Các hoạt động dạy-học: Hoạt động dạy Hoạt động học 1. Kiểm tra bài cũ: - Gọi HS nói nghĩa của 3-4 từ cùng nghĩa với từ dũng cảm. - Nhận xét, đánh giá. 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài: b. HD HS làm bài tập. Bài 1: - Gọi HS đọc yêu cầu bài tập. - Các em đọc thầm đoạn văn, tìm các câu kể Ai là gì có trong đoạn văn và nêu tác dụng của nó. - Gọi HS phát biểu, dán bảng nhĩm đã ghi lời giải lên bảng, kết luận. Câu kể Ai là gì? Nguyễn Tri Phương là người Thừa Thiên. Cả hai ông đều không phải là người Hà Nội. Ông Năm là dân ngụ cư của làng này. Cần trục là cánh tay kì diệu của các chú công nhân. Bài 2: - Gọi HS đọc yêu cầu bài tập. - Các em hãy xác định bộ phận CN, VN trong mỗi câu vừa tìm được. - Gọi HS phát biểu ý kiến. - Gọi HS có đáp án đúng lên bảng làm bài. Bài 3: - Gọi HS đọc yêu cầu bài tập. - Gợi ý hs làm bài - Gọi lần lượt từng nhóm HS lên thể hiện. (nêu rõ các câu kể Ai là gì có trong đoạn văn). - Cùng HS nhận xét, tuyên dương nhóm đóng vai chân thực, sinh động. 3. Củng cố, dặn dò: - Nhận xét tiết học. - 2 HS thực hiện theo yêu cầu của GV: - 1 HS đọc yêu cầu bài tập. - Tự làm bài. - Lần lượt phát biểu ý kiến. Tác dụng - Câu giới thiệu - Câu nêu nhận định - Câu giới thiệu - Câu nêu nhận định - 1 HS đọc yêu cầu bài tập. - Tự làm bài. - Lần lượt phát biểu ý kiến. - Vài HS lên bảng làm bài: Nguyễn Tri Phương là người Thừa Thiên. Cả hai ông đều không phải là người Hà Nội. Ông Năm là dân ngụ cư của làng này. Cần trục là cánh tay kì diệu của các chú công. - 1 HS đọc yêu cầu bài tập. - Lắng nghe, thực hành trong nhóm 5. - Vài nhóm lên thể hiện: BUỔI CHIỀU Tiết 1: LỊCH SỬ: CUỘC KHẨN HOANG Ở ĐÀNG TRONG I. Mục tiêu - Biết sơ lược về quá trình khẩn hoang ở Đàng Trong: + Từ thế kỉ XVI, các chúa Nguyễn tổ chức khai khẩn đất hoang ở Đàng Trong. Những đoàn người khẩn hoang đã tiến vào vùng đất ven biển Nam Trung Bộ và đồng bằng sông Cửu Long. + Cuộc khẩn hoang đã mở rộng diện tích canh tác ở những vùng hoang hóa, ruộng đất được khai phá, xóm làng được hình thành và phát triển. - Dùng lược đồ chỉ ra vùng đất khẩn hoang. II. Đồ dùng dạy - học: - Bản đồ VN thế kỉ XVI-XVII - Phiếu học tập III. Các hoạt động dạy-học: Hoạt động dạy Hoạt động học 1. Kiểm tra bài cũ: 1. Do đâu mà vào đầu TK XVI, nước ta lâm vào thời kì bị chia cắt? 2. Cuộc xung đột giữa các tập đoàn PK gây ra những hậu quả gì? - Nhận xét, cho điểm 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài: HĐ 1. Xác định địa phận Đàng Trong trên bản đồ. - Treo bản đồ và xác định. - Yêu cầu HS lên bảng chỉ vùng đất Đàng Trong tính đến TK XVII và vùng đất Đàng Trong từ TK XVIII. HĐ 2. Các chúa Nguyễn tổ chức khai hoang. - Yêu cầu HS dựa vào SGK làm việc theo nhóm 4 (qua phiếu học tập). Đánh dấu x vào trước ý trả lời đúng nhất. 1. Ai là lực lượng chủ yếu của cuộc khẩn hoang? (Nông dân, quân lính, tù nhân, tất cả các lực lượng kể trên ) 2. Chính quyền chúa Nguyễn đã có biện pháp gì giúp dân khẩn hoang? Dựng nhà cho dân khẩn hoang Cấp hạt giống cho dân gieo trồng. Cấp lương thực trong nửa năm và một số nông cụ cho dân khẩn hoang. 3. Đoàn người khẩn hoang đã đi đến những đâu? Họ đến vùng Phú Yên, Khánh Hoà Họ đến vùng Nam Trung Bộ, đến Tây Nguyên Họ đến cả đồng bằng SCL ngày nay. Tất cả các nơi trên đều có người đến khẩn hoang. 4. Người đi khẩn hoang đã làm gì ở những nơi họ đến? Lập làng. lập ấp mới. Vỡ đất để trồng trọt, chăn nuôi, buôn bán. Tất cả các việc trên. - Dựa vào kết quả làm việc và bản đồ VN, em hãy mô tả cuộc hành trình của đoàn người khẩn hoang vào phía Nam. (Cuộc khẩn hoang ở Đàng Trong diễn ra như thế nào?) - Gọi đại diện nhóm trình bày Kết luận: Trước TK XVI, từ sông Gianh vào phía nam, đất hoang còn nhiều, xóm làng và dân cư thưa thớt. Những người nông dân nghèo khổ ở phía Bắc đã di cư vào phía nam cùng nhân dân địa phương khai phá, làm ăn. từ cuối TK XVI, các chúa Nguyễn đã chiêu mộ dân nghèo, bắt tù binh tiến dần vào phía nam khẩn hoang lập làng. HĐ 3. Kết quả của cuộc khẩn hoang - Gọi HS đọc SGK đoạn cuối/56. - Cuộc sống chung giữa các tộc người ở phía nam đã đem lại kết quả gì? - Cuộc khẩn hoang đã có tác dụng như thế nào đối với việc phát triển nông nghiệp? Kết luận: Kết quả của cuộc khẩn hoang ở Đàng Trong là xây dựng cuộc sống hòa hợp, xây dựng nền văn hóa chung trên cơ sở vẫn duy trì những sắc thái văn hóa riêng của mỗi dân tộc. 3. Củng cố, dặn dò: - Gọi HS đọc ghi nhớ SGK/56. - Nhận xét tiết học. - 2 HS trả lời câu hỏi. - Quan sát, nhận xét. - 2 HS lên bảng chỉ: + Vùng đất thứ nhất từ sông Gianh đến Quảng Nam. + Vùng đất tiếp theo từ Quảng Nam đến hết Nam Bộ ngày nay. - Chia nhóm 4 làm việc. 1. nông dân, quân lính. 2. Cấp lương thực trong nửa năm và một số nông cụ cho dâ khẩn hoang. 3. Tất cả các nơi trên đều có người đến khẩn hoang. 4. Lập làng, lập ấp mới. - hs trả lời - 1 HS đọc to trước lớp. - Vài HS đọc to trước lớp. ************************ Tiết 2: Toán (ôn) Luyện tập I. Mục tiêu - Ôn cách chia hai phân số, và chia stn cho phân số II. Đồ dùng dạy học Vở bài tập III. Các hoạt động dạy học Hoạt động dạy Hoạt động học 1. Kiểm tra bài cũ 2. Dạy bài mới a. Giới thiệu bài b. Luyện tập Bài 1: Viết kết quả vào ô trống ( GCHSY) - Gọi hs đọc yêu cầu Gọi hs lên bảng làm bài. Gv quan sát giúp đỡ - Nhận xét, cho điểm Bài 2: Tính( Theo mẫu) - Yc hs làm bài - GV nhận xét Bài3: - Gọi hs đọc yêu cầu - HD hs làm bài - Gv nhận xét, chữa bài Bài 4: (GCHSKG) - 2 hs đọc yêu cầu - Yc hs làm bài - Quan sát giúp đỡ hs yếu làm bài - Nhận xét, cho điểm 3. Củng cố, dặn dò - Nhận xét tiết học -Hs đọc yc - 1hs làm bài trên bảng cả lớp làm vào vở bài tập - Hs đọc yêu cầu - Hs làm bài, 3 hs làm trên bảng - Hs đọc yêu cầu - hs làm bài vào vbt - đọc yêu cầu và mẫu - hs làm bài ************************ Tiết 3: KHOA HỌC: NÓNG, LẠNH VÀ NHIỆT ĐỘ(Tiếp theo) I. Mục tiêu: - Nhận biết được chất lỏng nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi. - Nhận biết được vật ở gần vật nóng hơn thì thu nhiệt nên nóng lên; vật ở gần vật lạnh hơn thì tỏa nhiệt nên lạnh đi. II. Đồ dùng dạy - học: - Chuẩn bị chung: Phích nước sôi. - Chuẩn bị theo nhóm: 2 chiếc chậu; 1 cốc, lọ có cắm ống thuỷ tinh (như hình 2a/103) III. Các hoạt động dạy-học: Hoạt động dạy Hoạt động học 1. Kiểm tra bài cũ: - Gọi HS lên bảng trả lời câu hỏi 1. Người ta dùng gì để đo nhiệt độ? Có những loại nhiệt kế nào 2. Nhiệt độ cơ thể người lúc bình thường là bao nhiêu? Dấu hiệu nào cho biết cơ thể bị bệnh, cần phải đi khám chữa bệnh? - Nhận xét, cho điểm 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài: HĐ 1. Tìm hiểu về sự truyền nhiệt. - Nêu thí nghiệm: có một chậu nước và một cốc nước nóng. Đặt cốc nước nóng vào chậu nước. Các em hãy đoán xem mức độ nóng lạnh của cốc nước có thay đổi không? Nếu có thì thay đổi như thế nào? - Muốn biết chính xác mức nóng lạnh của cốc nước và chậu nước thay đổi như thế nào, các em hãy tiến hành làm thí nghiệm trong nhóm 6, đo và ghi nhiệt độ của cốc nước, chậu nước trước và sau khi đặt cốc nước nóng vào chậu nước rồi so sánh nhiệt độ. - Gọ ... vàng dạ sắt. Ngày soạn: 13/3/2013 Ngày giảng: Thứ sáu, ngày 15 tháng 3 năm 2013 Tiết 1: TOÁN: LUYỆN TẬP CHUNG (tr/138) I. Mục tiêu: -Thực hiện được các phép tính với phân số. - Biết giải bài toán có lời văn. - Bài tập cần làm bài 1, bài 3 (a,c), bài 4. II. Đồ dùng dạy - học: - Bảng nhóm. III. Các hoạt động dạy-học: Hoạt động dạy Hoạt động học 1. Kiểm tra bài cũ: - - Nhận xét, cho điểm 2. Bài mới. a. Giới thiệu bài: b. HD HS làm bài tập Bài 1: - Gọi HS nêu yêu cầu của bài tập. - Yêu cầu HS kiểm tra từng phép tính, sau đó báo cáo kết quả trước lớp. - Cùng HS nhận xét câu trả lời của HS. Bài 3: - Yêu cầu HS tự làm bài. - Nhắc nhở: Các em nên chọn MSC bé nhất. Bài 4: - Gọi HS đọc đề bài. - Gọi HS nêu các bước giải. - Yêu cầu HS tự làm bài (gọi 1 HS lên bảng làm). 3. Củng cố, dặn dò: - Nhận xét tiết học - 2 hs lên bảng làm bài, cả lớp làm vào nháp - 1 HS đọc yêu cầu bài tập. - Tự kiểm tra từng phép tính trong bài. - Lần lượt nêu ý kiến của mình: a. Sai. b. Sai. c. Đúng, d. Sai. - 3 HS lên bảng làm, cả lớp làm vào vở. a. c. - 1 HS đọc đề bài. + Tìm phân số chỉ phần bể đã có nước sau hai lần chảy vào bể. + Tìm phân số chỉ phần bể còn lại chưa có nước. - 1 HS lên bảng giải, cả lớp làm vào vở Số phần bể đã có nước là: (bể) Số phần bể còn lại chưa có nước là: 1 - (bể) Đáp số: bể **************************** Tiết 2: TẬP LÀM VĂN: LUYỆN TẬP MIÊU TẢ CÂY CỐI I. Mục tiêu: - Lập được dàn ý sơ lược bài văn tả cây cối nêu trong đề bài. - Dựa vào dàn ý đã lập, bước đầu viết được các đoạn thân bài, mở bài, kết bài cho bài văn cây cối xác định. - GDBVMT: Hs thể hiện sự hiểu biết về môi trường thiên nhiên, yêu thích các loài cây có ích trong cuộc sống qua thực hiện đề bài: Tả một cây có bóng mát ( hoặc cây ăn quả, cây hoa) mà em yêu thích. - PTTH: Khai thác gián tiếp nội dung bài II. Đồ dùng dạy - học: - Tranh, ảnh một số loài cây: na, ổi, mít, tre, tràm, đa. - Bảng phụ viết dàn ý quan sát BT2. III. Các hoạt động dạy-học: Hoạt động dạy Hoạt động học 1. Kiểm tra bài cũ: - Gọi HS đọc đoạn mở bài giới thiệu chung về cái cây em định tả - Nhận xét, cho điểm 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài: HĐ1. HD HS luyện tập a. Hướng dẫn HS tìm hiểu yêu cầu của bài tập. - Gọi HS đọc yêu cầu bài tập. - GV gạch dưới những từ quan trọng (trong đề bài đã viết trên bảng phụ): tả một cây có bóng mát (hoặc cây ăn quả, cây hoa) mà em yêu thích (HS chọn tả chỉ 1 cây trong 3 loại cây trên, một cây thực sự đã quan sát, có tình cảm với cây đó.) - Dán tranh, ảnh lên bảng lớp. - Gọi HS phát biểu về cây em sẽ tả. - Gọi 4 HS nối tiếp nhau đọc 4 gợi ý (1,2,3,4). Cả lớp theo dõi trong SGK. - GV: Các em nên viết nhanh dàn ý trước khi viết bài để bài văn miêu tả có cấu trúc chặt chẽ, không bỏ sót chi tiết. - Nếu HS còn lúng túng GV gợi dẫn về cây định tả, gợi dẫn về cách quan sát, quan sát như thế nào, tình cảm của HS đối với cây đó, b. HS viết bài. - Sau khi HS lập dàn ý, HDHS tạo lập từng đoạn, hoàn chỉnh cả bài. - Cho HS trao đổi với bạn về bài văn của mình. - Cho HS nối tiếp nhau đọc bài làm của mình. - Nhận xét, đánh giá và ghi điểm cho HS. 3. Củng cố, dặn dò: - GD hs yêu môi trường thiên nhiên. - Nhận xét tiết học. - 2 HS thực hiện theo yêu cầu của GV. - 1 HS đọc to trước lớp. - Lắng nghe, ghi nhớ. - Quan sát. - HS nêu. - 4 HS nối tiếp nhau đọc 4 gợi ý (1,2,3,4). Cả lớp theo dõi trong SGK. - Lắng gnhe và thực hiện. - Lắng gnhe và thực hiện. - Viết từng đoạn, hoàn chỉnh cả bài. - Trao đổi cùng nhóm bàn. - Nối tiếp nhau đọc bài làm của mình. ******************************* Tiết 3: Tiếng anh ( Gv chuyên dạy) ***************************** Tiết 4: KHOA HỌC: VẬT DẪN NHIỆT VÀ VẬT CÁCH NHIỆT I. Mục tiêu: - Kể được tên một số vật dẫn nhiệt tốt và vật dẫn nhiệt kém. + Các kim loại ( đồng, nhôm,) dẫn nhiệt tốt. + Không khí, các vật xốp như bông, len dẫn nhiệt kém. - KNS: Kĩ năng lựa chọn giải pháp cho các tình huống cần dẫn nhiệt/ cách nhiệt tốt; Kĩ năng giải quyết vấn đề liên quan tới dẫn nhiệt, cách nhiệt. II. Đồ dùng dạy - học: - Chuẩn bị chung: Phích nước nóng, xoong, nồi, giỏ ấm, cái lót tay,... - Chuẩn bị theo nhóm: 2 chiếc cốc như nhau, thìa kim loại, thìa nhựa. thìa gỗ, một vài tờ giấy báo, dây chỉ, len hoặc sợi. III. Các hoạt động dạy-học: Hoạt động dạy Hoạt động học 1. Kiểm tra bài cũ: - Chất lỏng thay đổi như thế nào khi nóng lên và lạnh đi? Tại sao khi đun nước, không nên đổ đầy nước vào ấm? - Khi ra ngoài trời nắng về nhà chỉ còn nước sôi trong phích, em sẽ làm như thế nào để có nước nguội uống nhanh? - Nhận xét, cho điểm 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài: HĐ 1. Tìm hiểu vật nào dẫn nhiệt tốt, vật nào dẫn nhiệt kém. - Gọi HS đọc thí nghiệm SGK/104 và dự đoán kết quả thí nghiệm. - Để biết dự đoán của các em có đúng không, các em tiến hành làm thí nghiệm trong nhóm 6 (rót nước nóng vào cốc cho HS) - các em cẩn thận với nước nóng để đảm bảo an toàn. - Gọi HS trình bày kết quả thí nghiệm - Tại sao thìa nhôm lại nóng lên? - Các kim loại: đồng, nhôm, sắt,... dẫn nhiệt tốt còn gọi đơn giản là vật dẫn điện; gỗ, nhựa, len, bông,.. dẫn nhiệt kém còn gọi là vật cách nhiệt. - Cho HS quan sát xoong, nồi và hỏi: + Xoong và quai xoong được làm bằng chất liệu gì? Chất liệu đó dẫn nhiệt tốt hay dẫn nhiệt kém? vì sao lại dùng những chất liệu đó? + Hãy giải thích tại sao vào những hôm trời rét chạm tay vào ghế sắt tay ta có cảm giác lạnh? + Tại sao khi ta chạm vào ghế gỗ, tay ta không có cảm giác lạnh bằng khi chạm vào ghế sắt? Kết luận: Những hôm trời rét, khi chạm vào ghế sắt, tay ta đã truyền nhiệt cho ghế (vật lạnh hơn) do đó tay có cảm giác lạnh; với ghế gỗ hoặc ghế nhựa thì tay ta cũng truyền nhiệt cho ghế nhưng do gỗ, nhựa dẫn nhiệt kém hơn sắt nên tay ta không bị mất nhiệt nhanh như khi chạm vào ghế mặc dù thực tế nhiệt độ ghế sắt, ghế gỗ cùng đặt trong một phòng là như nhau. HĐ 2. Làm thí nghiệm về tính cách nhiệt của không khí - Gọi HS đọc phần đối thoại của 2 HS hình 3/105 SGK. - Chúng ta sẽ tiến hành thí nghiệm sau để tìm hiểu rõ hơn. - Yêu cầu HS đọc thí nghiệm SGK/105. - Các em hãy đọc kĩ lại thí nghiệm và tiến hành thí nghiệm trong nhóm 4. - HD HS quấn giấy trước khi rót: 1 cốc quấn chặt bằng cách buộc dây thun, 1 cốc quấn lỏng bằng cách vo tờ giấy thật nhăn và quấn. - Các em đo nhiệt độ của mỗi cốc 2 lần, mỗi lần cách nhau 5 phút (thời gian đợi là 10 phút). - Gọi HS trình bày kết quả thí nghiệm. - Tại sao chúng ta phải đổ nước nóng như nhau với 1 lượng bằng nhau? - Tại sao lại phải đo nhiệt độ của 2 cốc gần như là cùng 1 lúc? - Tại sao nước trong cốc quấn giấy báo nhăn, quấn lỏng còn nóng lâu hơn? - Vậy không khí là vật cách nhiệt hay vật dẫn nhiệt? Kết luận: Với 2 chiếc cốc như nhau, với lượng nước và nhiệt độ bằng nhau, bề mặt bốc hơi giống nhau. Nhưng do cốc thứ hai được quấn lỏng bằng những lớp báo nhăn nên có nhiều chỗ rỗng chứa nhiều không khí bên trong các chỗ rỗng ấy. Không khí có tính cách nhiệt nên nước trong cốc còn nóng hơn so với cốc quấn chặt giấy báo bình thường. HĐ 3. Trò chơi : “Đố bạn tôi là ai, tôi được làm bằng gì?” - Chia lớp thành 2 đội, mỗi đội cử 5 thành viên, 1 thành viên làm thư kí. Mỗi đội sẽ lần lượt đưa ra ích lợi của vật để đội bạn đoán tên xem đó là vật gì, được làm bằng chất liệu gì? trả lời đúng tính 5 điểm, sai mất lượt hỏi và bị trừ 5 điểm. Các thành viên của đội ghi nhanh các câu hỏi vào giấy và truyền cho các bạn trực tiếp chơi - Cùng HS tổng kết trò chơi, tuyên dương đội thắng cuộc. 3. Củng cố, dặn dò: - Về nhà xem lại bài, chuẩn bị bài sau. - Nhận xét tiết học. - 2 HS lên bảng trả lời câu hỏi. . - Nêu dự đoán: Thìa nhôm sẽ nóng hơn thìa nhựa. Thìa nhôm dẫn nhiệt tốt hơn, thìa nhựa dẫn nhiệt kém hơn. - Tiến hành thí nghiệm trong nhóm 6 - Đại diện nhóm trình bày: Khi cầm vào từng cán thìa, em thấy cán thìa bằng nhôm nóng hơn cán thìa bằng nhựa. Điều này cho thấy nhôm dẫn nhiệt tốt hơn nhựa. - Thìa nhôm nóng lên là do nhiệt độ từ nước nóng đã truyền sang thìa. + Xoong được làm bằng nhôm, inốc là những chất dẫn nhiệt tốt để nấu nhanh. Quai xoong được làm bằng nhựa là vật cách nhiệt để khi ta cầm không bị nóng. + Là do sắt dẫn nhiệt tốt nên tay ta ấm đã truyền nhiệt cho ghế sắt. Ghế sắt là vật lạnh hơn, do đó tay ta có cảm giác lạnh. + Vì gỗ là vật dẫn nhiệt kém nên tay ta không bị mất nhiệt nhanh như khi chạm vào ghế sắt. - 2 HS đọc. - Tiến hành thí nghiệm trong nhóm 4. - HS quấn 2 cốc nước. - Thực hành đo nhiệt độ của 2 cốc và ghi lại nhiệt độ sau mỗi lần đo. - Lần lượt trình bày: Nước trong cốc được quấn giấy báo nhăn và không buộc chặt còn nóng hơn nước trong cốc quấn giấy báo thường và quấn chặt. - Để đảm bảo nhiệt độ của nước ở 2 cốc là bằng nhau. Nếu nước cùng có nhiệt độ bằng nhau nhưng cốc nào có lượng nước nhiều hơn sẽ nóng lâu hơn. - Vì nước bốc hơi nhanh sẽ làm cho nhiệt độ của nước giảm đi. Nếu không đo cùng một lúc thì nước trong cốc đo sau sẽ nguội nhanh hơn trong cốc đo trước. - Vì giữa các lớp báo quấn lỏng chứa nhiều không khí nên nhiệt độ của nước truyền qua cốc, lớp giấy báo và truyền ra ngoài môi trường ít hơn, chậm hơn nên nó còn nóng lâu hơn. - Là vật cách nhiệt. - Chia nhóm và cử thành viên lên thực hiện. + Đội 1: Tôi giúp mọi người được ấm trong khi ngủ. + Đội 2: bạn là cái chăn. Bạn có thể làm bằng bông, len, dạ,... + Đội 2: Tôi là vật dùng để che lớp dây đồng dẫn nhiệt cho bạn thắp đèn, nấu cơm, chiếu sáng. + Đội 1: bạn là vỏ dây điện. Bạn được làm bằng nhựa. + Đội 2: Đúng - Nhận xét, bình chọn. - Lắng nghe và thực hiện. ************************** Tiết 5: Sinh hoạt: Sinh hoạt lớp tuần 26 I. Yêu cầu: Tổng kết công tác trong tuần, phương hướng sinh hoạt tuần tới II. Lên lớp: Nội dung sinh hoạt 1. Tổng kết công tác trong tuần Lớp phó học tập nhận xét mặt học tập của các bạn trrong lớp Lớp phó lao động nhận xét Từng phân đội truởng nhận xét ưu khuyết điểm của tổ mình Lớp trưởng nhận xét các mặt hoạt động của lớp GVCN tuyên dương ưu điểm của tổ, cá nhân, nhắc nhở những tồn tại còn mắc phải: Vệ sinh trực nhật còn chậm Các khoản thu còn vài em chưa nộp cần nộp dứt điểm. 2. Phương hướng tuần đến Nhắc HS truy bài đầu giờ nghiêm túc Xếp hàng ra vào lớp ngay ngắn Học tập ôn chuẩn bị thi giữa kì II Nhắc HS giữ vở sạch HS bảo vệ môi trường trường học
Tài liệu đính kèm: