Giáo án các môn lớp 1 - Tuần 14

Giáo án các môn lớp 1 - Tuần 14

BÀI 55: ENG - IÊNG

I/ Mục tiêu:

- Đọc và viết đúng các vần, tiếng, từ, eng, iêng, lưỡi xẻng, trống chiêng.

- Đọc đúng các từ ứng dụng: cái xẻng, xà beng, củ riềng, bay liệng và câu ứng dụng. Dù ai nói ngã nói nghiêng

 Lòng ta vẫn vững như kiêng ba chân.

- Luyện nói từ 2-4 câu theo chủ đề : Ao, hồ, giếng.

II/ Đồ dùng dạy học:

- GV: bộ ghép chữ tiếng việt 1(h/đ 1-2;t1). Tranh minh họa sgk.

- H/s: bộ ghép chữ, bảng con, phấn.

III/ Các hoạt động dạy học:

1/ Bài củ:

- Gọi 2 HS đọc từ cây sung, trung thu.

 - Giáo viên nhận xét và cho điểm.

 

doc 15 trang Người đăng minhduong20 Lượt xem 455Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án các môn lớp 1 - Tuần 14", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 14:
 Thứ 2 ngày 22 tháng 11 năm 2010
Học vần
bài 55: eng - iêng
I/ Mục tiêu:
- Đọc và viết đúng các vần, tiếng, từ, eng, iêng, lưỡi xẻng, trống chiêng.
- Đọc đúng các từ ứng dụng: cái xẻng, xà beng, củ riềng, bay liệng và câu ứng dụng. Dù ai nói ngã nói nghiêng 
	 Lòng ta vẫn vững như kiêng ba chân.
- Luyện nói từ 2-4 câu theo chủ đề : Ao, hồ, giếng.
II/ Đồ dùng dạy học:	
- GV: bộ ghép chữ tiếng việt 1(h/đ 1-2;t1). Tranh minh họa sgk.
- H/s: bộ ghép chữ, bảng con, phấn.
III/ Các hoạt động dạy học:
1/ Bài củ:
- Gọi 2 HS đọc từ cây sung, trung thu.
	- Giáo viên nhận xét và cho điểm.
2/ Bài mới:	Tiết 1.
* Giới thiệu bài.
*HĐ1: Nhận diện vần eng.
? Phân tích vần eng. 	(HS K, TB phân tích. HS Y nhắc lại)
? Hãy ghép vần eng (Tất cả HS dều làm). GV nhận xét. 	
*HĐ 2: Đánh vần.
? Ai đánh vần được vần eng. 	(HS K, TB phân tích. HS Y nhắc lại)
? Muốn có tiếng xẻng ta phải thêm âm và dấu gì. (HS K, TB trả lời. HS Y nhắc lại)
? Hãy phân tích tiếng xẻng .(HS K, G phân tích. HS Y nhắc lại)
- HS dùng bộ ghép chữ để ghép. Một HS G lên bảng ghép. GV quan sát nhận xét.
? Ai đánh vần được tiếng xẻng.	(HS K, TB đánh vần. HS Y đánh vần lại)
- GV cho HS quan sát tranh và rút ra từ khóa: lưỡi xẻng.
- HS đánh vần và đọc trơn từ khóa: cá nhân, nhóm, lớp. GV chỉnh sửa cho HS.
* iêng (quy trình tương tự)
? Hãy so sánh vần eng với ong. (HS K, G phân tích. HS Y nhắc lại)
*HĐ 3: Đọc từ ngữ ứng dụng.
- HS khá, giỏi đọc trước. HS TB , Yđọc lại.
? Hãy gạch chân những tiếng chứa vần vừa học. HS lên bảng làm.
- GV có thể giải thích một số từ ngữ: cái kẽng, xà beng...
- GV đọc mẫu.
- HS đọc nhóm, lớp, cá nhân.
 *HĐ 4: Hướng dẫn viết.
- GV viết mẫu vần eng, lưỡi xẻng. (lưu ý nét nối giữa các con chữ).
- HS viết bảng con. GV nhận xét và sửa lỗi cho HS.
Tiết 2
*HĐ 1: Luyện đọc.
- HS luyện đọc lại các vần, từ khóa, từ ứng dụng mới học ở tiết 1.
- Chủ yếu gọi HS TB, Y luyện đọc, HS K, G theo dỏi nhận xét.
* Đọc câu ứng dụng.
- HS quan sát và nhận xét tranh minh họa của câu ứng dụng.
- HS K, G đọc trước, HS TB, Y đọc lại. Đọc theo nhóm ,cả lớp.
- GV chỉnh sửa lỗi cho HS.
? Gạch chân những tiếng chứa vần vừa học.
- GV đọc mẫu câu ứng dụng.2-3HS đọc lại.
*HĐ2: Luyện nói.
- HS đọc tên bài luyện nói: Ao, hồ, giếng.
- GV cho HS quan sát tranh và trao đổi từng cặp theo các câu hỏi gợi ý sau:
? Trong tranh vẽ những gì. 	(HS K, TB trả lời: Ao, giếng).
? Chỉ đâu là cái giếng.	 (HS Y chỉ).
? Những tranh này đều nói về cái gì.	(HS K, G trả lời).
- GV gọi HS luyện nói trước lớp. Nhận xét khen ngợi những HS trả lời lưu loát.
*HĐ3: Luyện víêt.
- HS viết vào vở tập viết: eng - iêng, lưỡi xẻng, trống, chiêng.
- GV quan sát giúp đỡ HS Y, nhận xét và chấm một số bài.
3/ Củng cố, dặn dò:
- GV chỉ bảng cho HS theo dõi và đọc theo.
? Hãy tìm những có vần vừa học.
- Dặn HS học lại bài và làm bài tập, xem trước bài 56.
 ******************************************
Toán
phép trừ trong phạm vi 8
I/Mục tiêu:
 -Thuộc bảng trừ, biết làm tính trừ trong phạm vi 8; viết được phép tính thích hợp với hình vẽ
II/ Chuẩn bị
- GV: sử dụng bọ đò dùng dạy học toán lớp 1(HĐ1).
- HS: bộ đồ dùng học toán 1, bảng con, phấn, vở BT.
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1/ Bài cũ:
- Gọi HS K đọc bảng cộng trong phạm vi 8.
- GV nhận xét cho điểm.
2/ Bài mới: 
* Giới thiệu bài.
*HĐ1: Hướng dẫn HS thành lập và ghi nhớ bảng trừ trong phạm vi 8.
a. Hướng dẫn HS thành lập công thức: 	8 - 1 = 7; 	8 – 7 = 1.
Bước 1: GV cài lên bảng 8 hìng tam giác(như S GK).Y/c HS K, G nêu bài toán HS Y nhắc lại,chẳng hạn:”tất cả có 8 hình tam giác bớt đi một hình.Hỏi còn lại mấy hình tam giác?”.
Bước 2: gọi HS nêu câu trả lời và hướng dẫn HS nêu đầy đủ:(8 hình tam giác bớt 1 hình tam giác còn 7 hình tam giác).
- GV gợi ý , HS nêu”8 bớt 1 còn 7”. H/s tự nêu phép tính và kết quả:8-1=7.
- HS dùng bảng cài ghép phép trừ 8 - 1 = 7.Gv nhận xét,ghi bảng và cho hs đọc.
Bước 3: Gv hướng dẫn hs quan sát hình vẽ trong SGK tự nêu kết quả của phép trừ.HS dùng bảng cài và ghép phép tính 8- 7 - 1.GV nhận xét,ghi lên bảng và cho hs
đọc. Sau đó cho hs đọc lại cả hai công thức: 8-1=7 và 8-7=1.
b/ HD hs thành lập các công thức: 8 – 2 = 6,8 - 6 = 2 và 8- 3 = 5 , 8 - 5 = 3 và 8 - 4 = 4.
Tiến hành tương tự như ở phần a.
*Chú ý: HS nhìn hình vẽ nêu kết quả của phép tính không cần thiết phải lặp lại tuần tự các bước như trên.
c/ HD HS ghi nhớ bảng trừ trong phạm vi 8.
- Cho hs đọc lại các côngh thức ghi trên bảng.
- Chủ yếu gọi hs TB,Y đọc còn hs khá giỏi theo dỏi đọc nhẩm và nhận xét.
- GV xóa từng phần rồi toàn bộ công thức và tổ chức cho hs thi đua lập lại(nói,viết,...)
các công thức đó.
*HĐ2 : Hướng dẫn hs làm bài tập.
Bài 1:gọi hs nêu y/c của bài tập rồi làm bài vào bảng con và chửa bài.(lưu ý hs
phải viết các số thật thẳng cột).
 	 Bài 2: Gv ghi đề lên bảng. Gọi HS G nêu cách làm, HS nối tiếp nêu kết quả.
 7 + 1 = 6 + 2 = 5 + 3 =
 8 – 1 = 8 – 2 = 8 – 3 =
 Bài 3( Làm cột 1)gọi hs nêu y/c bài và làm bài vào vở bài tập.
- GV quan sát giúp đỡ HS TB, Y nhận xét và chấm một số bài.
 8 – 3 = 8 – 1 – 2 = 8 – 2 – 1 = 
Bài 4: ( Viết một phép tính)hs nêu y/c bài và làm bài vào vở bài tập.
- Đối HS, Y làm 2 câu đầu của bài.
- Gọi 3 K, TB lên bảng làm bài. Cả lớp cùng gv nhận xét.
3/ Củng cố, dặn dò:
- HS đọc lại bảng trừ trong phạm vi 8.
- Dặn HS về nhà làm bài tập 1, 2 vào vở bài tập và xem trước bài:luyện tập
Thứ 3 ngày 23 tháng 11 năm 2010
Tiếng việt
bài 56 uông - ương
I/ Mục tiêu:
- Đọc và viết đúng các vần,tiếng,từ:uông,ương, tiếng chuông, đường,quả chuông,con đường.
- Đọc đúng các từ ứng dụng:rau muống, luống cày, nhà trường, nương rẫy và câu ứng dụng: Nắng đã lên. Lúa trên nương chín vàng. Trai gái bản mường cùng vui vào hội.
- Luyện nói từ 2-4 câu theo chủ đè: Đồng ruộng.
II/ Đồ dùng dạy học:
- GV: bộ ghép chữ tiếng việt 1(h/đ 1-2;t1).Tranh minh họa sgk. 	
- HS: bộ ghép chữ,bảng con,phấn.
III/ Các hoạt động dạy học:
1/ Bài cũ:
- Gọi 2 HS K đọc từ cái xẻng, bay liệng.
	- Giáo viên nhận xét và cho điểm.
2/ Bài mới:	tiết 1.
*Giới thiệu bài.( trực tiếp)
*HĐ1: Nhận diện vần uông.
? Phân tích vần uông.(HS: TB, K)	 (HS K, TB phân tích. HS Y nhắc lại)
? Hãy ghép vần uông. ( HS: K, TB ghép. HS G nhận xét).
-Tất cả h/s đều ghép vần uông . 1HS K lên ghép. Gv quan sát nhận xét.
*HĐ 2: Đánh vần.
?Ai đánh vần được vần uông. ( HS: K đáng vần trước, TB, Y đánh vần lại)
? Muốn có tiếng chuông ta phải thêm âm gì. (HS: K trả lời, TB, Y nhắc lại)
? Hãy phân tích tiếng chuông . (HS: K,TB phân tích)
- HS dùng bộ ghép chữ để ghép. Một HS G lên bảng ghép . GV quan sát nhận xét.
? Ai đánh vần được tiếng chuông. (HS: K đáng vần trước, TB, Y đánh vần lại)
- GV cho HS q/s tranh và rút ra từ khóa: quả chuông.
- HS đánh vần và đọc trơn từ khóa: cá nhân, nhóm, lớp. GV chỉnh sửa cho HS
* ương (quy trình tương tự)
? Hãy so sánh vần uông với ương. (HS: K, G so sánh)
*HĐ 3: Đọc từ ngữ ứng dụng.
- HS K, G đọc trước.HS TB, Y đọc lại.
? Hãy gạch chân những tiếng chứa vần vừa học. HS lên bảng làm.
- GV có thể giải thích một số từ ngữ: luống cày, nương rẫy
- GV đọc mẫu.
- HS đọc nhóm,lớp,cá nhân.
 *HĐ 4: Hướng dẫn viết.
- GV viết mẫu vần uông, quả chuông. (lưu ý nét nối giữa các con chữ).
- HS viết bảng con.GV nhận xét và sửa lỗi cho HS.
Tiết 2
*HĐ 1: luyện đọc.
- HS luyện đọc lại các vần,từ khóa,từ ứng dụng mới học ở tiết 1.
- Chủ yếu gọi HS TB, Y luyện đọc, HS K, G theo dỏi nhận xét.
	Đọc câu ứng dụng.
- HS quan sát và nhận xét tranh minh họa của câu ứng dụng.
- HS khá giỏi đọc trước, HS TB, Y đọc lại. Đọc theo nhóm ,cả lớp.
- GV chỉnh sửa lỗi cho HS.
? Gạch chân những tiếng chứa vần vừa học.
- GV dộc mẫu câu ứng dụng. 2-3 HS đọc lại.
*HĐ2: luyện víêt.
- HS viết vào vở tập viết vần: uông, ương, quả chuông, con đường.
- GV quan sát giúp đỡ HS Y, nhận xét và chấm một số bài.
*HĐ3: Luyện nói.
- HS đọc tên bài luyện nói: Đồng ruộng.
- GV cho HS quan sát tranh và trao đổi từng cặp theo các câu hỏi gợi ý sau:
? Trong tranh vẽ những gì. (HS K, TB trả lời: Đồng ruộng).
? Những ai trồng lúa, ngô, khoai,sắn... (HS K, TB trả lời: Đồng ruộng).
? Đối với các bác nông dân và những sản phẩm lúa, ngô, khoai, sắn các bác làm ra, chúng ta cần có thái độ như thế nào. (HS K, G trả lời).
- GV gọicác cặp HS luyện nói trước lớp.Nhận xét khen ngợi những cặp HS trả lời lưu loát.
3. Củng cố, dặn dò:
- GV chỉ bảng cho HS theo dõi và đọc theo.
 ? Hãy tìm những có vần vừa học.
- Dặn HS học lại bài và làm bài tập, xem trước bài 56.
 **************************************
Toán
luyện tập
I/ Mục tiêu:
 -Thực hiện được phép cộng và phép trừ trong phạm vi 8, viết được phép tính thích hợp với hình vẽ
II/ Chuẩn bị:
- GV:bảng phụ viết bài tập 1, 2.
- HS : que tính, bảng con, phấn.
III/ Các hoạt động dạy học.
A.Bài cũ:
- Gọi 3 HS K, TB đọc bảng trừ trong phạm vi 8.
- Gv nhận xét cho điểm.
B.Bài mới: 
*Giới thiệu bài.(Qua bài cũ)
 HD HS làm bài tập trong VBT.
Bài tập 1 ( làm cột 1,2 )Gv treo bảng phụ.gọi HS nêu y/c bài toán.
- HS nối tiếp nhau nêu kết quả.GV gọi HS K, G nhận xét tính chất phép cộng 7+1=1+7,và mối quan hệ giữa phép cộng và phép trừ 1+7=8, 8-7=1.../HS TB, Y nhắc lại.
Bài 2:GV treo bảng phụ.Gọi hs nêu y/c.Yêu cầu HS nhẩm rồi nêu kết quả, GV ghi bảng.
Bài 3:( làm cột 1,2 ) HS G nêu y/c và nêu cách làm của bài toán.
- HS làm bài vào vở bài tập.
- GV gọi 2 HS TB,1 HS K, 1 HS Y lên bảng làm bài. ở dưới lớp đổi chéo vở kiểm tra kết quả.
 8 – 4 – 2 = 4 + 3 + 1 =
 8 – 6 + 3 = 5 + 1 + 2 =
Bài 4: Cho HS quan sát hình vẻ trong vở BT, nêu y/c của bài toán sau đó ghi phép tính vào bảng con.GV nhận xét.
Bài 5: (HS khá giỏi làm)GV hướng dẫn HS cách làm bài.GV có thể gọi HS G làm mẫu một câu.
các câu khác HS tự làm và lên bảng chửa bài.
- GV quan sát và giúp đỡ HS Y.
GV KL: cả 5 bài tập đều củng cố về phép công, trừ trong phạm vi 8.
3. Củng cố,dặn dò.
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS về làm BT 1,2 vào vở BT và xem trước bài “phép cộng trong phạm vi 9”.
 *******************************************
Đạo đức
đi học đều và đúng giờ (tiết 1)
I/ Mục tiêu:
 -Nêu được thế nào là đi học đều và đúng giờ
-Biết được lợi ích của việc đi học đều và đúng giờ 
-Biết được nhiệm vụ của HS là phải đi học đều và đúng giờ
-Thực hiện hằng ngày đi học đều và đúng giờ
-Biết nhắc nhở bạn bè đi học dều và đúng giờ
II/ Chuẩn bị:  ... ếch chữ v , đứng kiễng gót hai tay chống hông, đứng đưa một chân ra trước hai tay chống hông.đứng đưa một chân ra sau mũi chân chạm đất..
 Cho hs làm 2 lượt.
- GV hd hs thực hiện cách thực hiện tư thế đứng đưa một chấnang ngang, hai tay chống hông.
 - Gv làm mẫu hs làm theo gv.
- GV làm hs làm theo gv 2 lượt.
 - GV hô hs làm, gv chỉnh sửa.
 - Cho hs làm lại tất cả các tư thế..
* GV hd hs chơI trò chơi. 
- GV làm mẫu hs theo dõi.
- Cho hs lần lượt chơi theo hd của gv.
- Dồn hàng.
3.Phần kết thúc
 Đứng nghỉ 1- 2 phút
 GV cùng HS hệ thống bài 
 GV nhận xét giờ hoc 
.
Toán
phép trừ trong phạm vi 9
I/Mục tiêu:
 -Thuộc bảng trừ, biết làm tính trừ trong phạm vi 9; viết được phép tính thích hợp với hình vẽ
 II/ Chuẩn bị:
- GV: sử dụng bọ đò dùng dạy học toán lớp 1(HĐ1).
- HS: bộ đồ dùng học toán 1,bảng con,phấn,vở b/t.
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1/ Bài cũ:
 - Gọi HS đọc bảng cộng trong phạm vi 9.
 - GV nhận xét cho điểm.
2/ Bài mới: 
 *Giới thiệu bài (bài cũ
*HĐ1: Hướng dẫn HS thành lập và ghi nhớ bảng trừ trong phạm vi 9.
 a.Hướng dẫn HS thành lập công thức 9-1=8 và9-8=1.
Bước 1:GV cài lên bảng 9 hìng tam giác(như sách GK).Y/c HS K, G nêu bài toán HS Y nhắc lại,chẳng hạn:”tất cả có 9 hình tam giác bớt đi một hình.Hỏi còn lại mấy hình tam giác?”.
Bước 2: gọi HS nêu câu trả lời và hướng dẫn HS nêu đầy đủ:(9 hình tam giác bớt 1 hình tam giác còn 8 hình tam giác).
-GV gợi ý HS nêu”9 bớt 1 còn 8”. HS tự nêu phép tính và kết quả: 9-1=8.
- HS dùng bảng cài ghép phép trừ 9-1=8.Gv nhận xét,ghi bảng và cho hs đọc.
Bước 3: GV hướng dẫn hs quan sát hình vẽ trong SGK tự nêu kết quả của phép trừ.Hs dùng bảng cài và ghép phép tính 9-8=1.Gv nhận xét,ghi lên bảng và cho hs
đọc.Sau đó cho hs đọc lại cả hai công thức:9-1=8 và 9-8=1.
b/ HD hs thành lập các công thức:9-2=7,9-7=2 và 9-3=6,9-6=3 và 9-5=4,9-4=5.
Tiến hành tương tự như ở phần a.
 c/ HD HS ghi nhớ bảng trừ trong phạm vi 9.
- Cho HS đọc lại các côngh thức ghi trên bảng.
- Chủ yếu gọi HS TB,Y đọc còn hs khá giỏi theo dỏi đọc nhẩm và nhận xét.
 - GVxóa từng phần rồi toàn bộ công thức và tổ chức cho hs thi đua lập lại(nói,viết,...)
các công thức đó.
*HĐ2 :hướng dẫn hs làm bài tập.
Bài 1:gọi hs nêu y/c của bài tập rồi làm bài vào bảng con và chửa bài.(lưu ý hs
phải viết các số thật thẳng cột).
 9 9 9 9 9
 - - - - -
 1 2 3 4 5
Bài 2: (làm cột 1, 2, 3)Gv ghi đè lên bảng.Gọi hs nêu cách làm,hs nối tiếp nêu kết quả.
- Bài này nhằm củng cố về mối quan hệ phép cộng và phép trừ
 8 + 1 = 7 + 2 = 6 + 3 =
 9 – 1 = 9 – 2 = 9 – 4 =
 9 – 8 = 9 – 7 = 9 – 5 =
Bài 3: ( làm bảng 1)HS nêu y/c của bài.GV kẻ bài lên bảng và HD bài mẫu,gọi 4 HS giỏi,khá,TB,Y lên bảng làm.
- Gv nhận xét chốt kết quả đúng trên bảng.
 9 – 3 – 2 = 9 – 4 – 5 =
 9 – 4 – 1 = 9 – 8 – 0 =
 Bài 4:hs nêu y/c bài và làm bài tập.
- GV tổ chức cho HS trao đổi nhóm đôi để nêu bài toán và ghi phép tính gì vào ô trông cho thích hợp.Gọi HS TB lên bảng làm,ở dưới làm vào bảng con.
- GV nhận xét và chữa bài.
3 /Củng cố,dặn dò:
- HS đọc lại bảng trừ trong phạm vi 9.
- Dặn HS về nhà làm bài tập 1,2,4 vào vở bài tập và xem trước bài:luyện tập. 
 ******************************************
Tiếng việt
bài 58 inh - ênh
I/ Mục tiêu:
- Đọc và viết đúng các vần,tiếng,từ khóa: inh, ênh, máy vi tinh, dòng kênh.
- Đọc đúng các từ ứng dụng: đình làng, bệnh viện, thông minh, ễnh ương và câu ứng dụng : 	Cái gì cao lớn lênh khênh
	Đứng mà không tựa ngã cềnh ngay ra ?
- Luyện nói từ 2-4 câu theo chủ đề: Máy cày, máy nổ, máy khâu, máy tính.
II/ Đồ dùng dạy học:	
- G/v: bộ ghép chữ tiếng việt 1(h/đ 1-2;t1).Tranh minh họa sgk 
- H/s: bộ ghép chữ,bảng con,phấn.
III/ Các hoạt động dạy học:
1/ Bài cũ:
- Gọi 2HS đọc từ ứng dụng trong SGK: buôn làng, hải cảng, bánh trưng, hiền lành.
- Giáo viên nhận xét và cho điểm.
 2/ Bài mới:	Tiết 1.
 * Giới thiệu bài.(trực tiếp)
*HĐ1: nhận diện vần inh.
? Phân tích vần inh. 	(HS K, G phân tích. HS TB, Y nhắc lại).
? Hãy ghép vần inh .(HS K lên bảng ghép. HS dưới lớp đều ghép). GV quan sát nhận xét.
*HĐ 2: đánh vần.
 ? Ai đánh vần được vần inh. (HS TB, K đánh vàn. HS TB nhắc lại).
- HS nhìn bảng phát âm vần inh. GV chỉnh sửa phát âm vần inh.
? Muốn có tiếng tính ta phải thêm âm và dấu gì. (HS K, G trả lời. HS TB, Y nhắc l
? Hãy phân tích tiếng tính (HS K, G phân tích. HS TB, Y nhắc lại).
- HS dùng bộ ghép chữ để ghép. Một HS G lên bảng ghép . GV nhận xét.
? Ai đánh vần được tiếng tính. (HS K, Tb đánh vần).
- GV cho HS q/s tranh và rút ra từ khóa: máy vi tính.
- HS đánh vần và đọc trơn từ khóa: cá nhân, nhóm, lớp. GV chỉnh sửa đọc cho HS.
 * ênh (quy trình tương tự)
? Hãy so sánh vần inh với inh. (HS K, G so sánh. HS TB, Y nhắc lại).
*HĐ 3: đọc từ ngữ ứng dụng.
- HS khá, giỏi đọc trước. HS TB yếu đọc lại.
 ? Hãy gạch chân những tiếng chứa vần vừa học. HS lên bảng làm.
- GV có thể giải thích một số từ ngữ. đình làng, bệnh viện,
- GV đọc mẫu.
- HS đọc nhóm,lớp,cá nhân.
 *HĐ 4 :Hướng dẫn viết.
- GV viết mẫu vần inh, máy vi tính. (lưu ý nét nối giữa các con chữ).
- HS viết bảng con. GV nhận xét và sửa lỗi cho HS.
Tiết 2
*HĐ 1: Luyện đọc.
- HS luyện đọc lại các vần, từ khóa, từ ứng dụng mới học ở tiết 1.
- Chủ yếu gọi HS TB, Y luyện đọc,ýH K, G theo dỏi nhận xét.
Đọc câu ứng dụng.
- HS quan sát và nhận xét tranh minh họa của câu ứng dụng.
- HS khá giỏi đọc trước, HS TB, Y đọc lại. Đọc theo nhóm , cả lớp.
- GV chỉnh sửa lỗi cho HS.
 ? Gạch chân những tiếng chứa vần vừa học.
- GV đọc mẫu câu ứng dụng. 2-3 HS đọc lại.
*HĐ2: luyện víêt.
- HS viết vào vở tập viết vần:inh,ênh,máy vi tính,dồng kênh vào vở tập viết.
- GV quan sát giúp đỡ HS yếu,nhận xét và chấm một số bài.
*HĐ3: Luyện nói.
- HS khá giỏi đọc tên bài luyện nói: máy cày, máy nổ, máy khâu, máy vi tính. (HS TB, yếu đọc lại).
- GV cho HS quan sát tranh và trao đổi từng cặp theo các câu hỏi gợi ý sau:
? Trong tranh vẽ những loại máy gì.	(HS K, G trả lời).
? Em còn biết những máy gì nữa chúng dùng làm gì. (HS K, G trả lời).
- GV gọi các cặp HS luyện nói trước lớp.Nhận xét khen ngợi những cặp HS trả lời lưu loát.
3. Củng cố, dặn dò:
- GV chỉ bảng cho HS theo dõi và đọc theo.
 ? Hãy tìm những có vần vừa học.
- Dặn HS học lại bài và làm bài tập,xem trước bài 59.
 .. 
 Thứ 6 ngày 26 tháng 11 năm 2010
Tiếng việt
bài 59: ôn tập
I/ Mục tiêu:
 -Đọc được các vần có kết thúc bằng ng/nh, các từ ngữ, câu ứng dụng từ bài 52 đến bài 59
-Viết được các vần, câu ứng dụng từ bài 52 đến bài 59
-Nghe hiểu và kể được một đoạn truyện theo tranh truyện kể: Qụa và Công
-HS khá giỏi kể được 2-3 đoạn truyện theo tranh
II/ Đồ dùng dạy học:	
 - Sách TV1, tập một.
 - Bảng ôn tập các vần kết thúc bằng ng và nh (tr 120 SGK).
 - Tranh minh họa sgk
III/ Các hoạt động dạy học:
1/ Bài củ:
- Gọi 2- 4 HS đọc từ ứng dụng trong sách GK: đình làng, thông minh,bệnh viện,ễnh ương.	
- GV nhận xét cho điểm.
2/ Bài mới:	Tiết 1.
 * Giới thiệu bài.
*HĐ1: Ôn tập các vần vừa học.
- HS khá, giỏi lên bảng chỉ và đọc các chữ đã học, HS TB, yếu lên đọc lại.
- GV đọc âm,HS TB lên chỉ chữ.
- HS khá đọc âm, HS yếu lên chỉ chữ trên bảng.
* HĐ 2: Ghép âm thành vần.
- HS dùng bộ chữ ghép các vần,từ chữ ở các cột dọc với chữ ở các dòng ngang.
- GV q/s giúp đỡ HS TB, Y và nhận xét.
- GV gọi HS lần lượt đọc lại bảng ôn.
* HĐ 3: Đọc từ ngữ.
- HS khá giỏi đọc trước, HS TB, yếu đọc lại sau đó cho HS đọc nhóm, lớp.
- GV chỉnh sửa phát âm và giải thích thêm một số từ ngữ cần thiết.
* HĐ 4: Tập viết từ ngữ ứng dụng.
- GV viết mẫu từ: bình minh.
- HS viết bảng con: bình minh.
- GV chỉnh sửa chữ viết cho HS.
Lưu ý: HS vị trí dấu thanh và các chữ trong từ.
 Tiết 2
* HĐ 1: Luyện đọc.
- Hí khá đọc lại bài ôn ở tiết trước.
- HS lần lượt đọc các vần trong bảng ôn và các từ ngữ ứng dụng theo:nhóm,bàn,cá nhân.
- GV chỉnh sửa phát âm cho HS.
Đọc câu ứng dụng:
- HS q/s tranh và nêu nội dung câu ứng dụng.
- HS khá giỏi đọc trước, HS TB, yếu đọc sau. GV chỉnh sửa phát âm, khuyến khích HS khá, giỏi đọc trơn.
*HĐ2: Luyện viết.
- HS tập viết các tữ ngữ của bài trong vở tập viết.
- GV quan sát uốn nán giúp đỡ HS TB, yếu,
- GVnhận xét và chấm một số bài.
*HĐ3: Kể chuyện.
- HS khá giỏi nêu tên bài kể chuyện Quạ và Công. HS TB, yếu đọc lại.
- GV kể lại diễn cảm câu chuyện, có kèm theo các tranh minh họa.
- HS thảo luận nhóm về nội dung của bức tranh. GV quan sát giúp đỡ các nhóm còn lúng túng. 
- Cử đại diện nhóm thi kể chuyện theo tranh.
- GV nhận xét và khen ngợi những HS kể đúng và hay.
- HS giỏi nêu ý nghĩa câu chuyện, HS K, TB, Y nhắc lại. 
3/ Củng cố,dặn dò:
- GV chỉ bảng cho h/s theo dõi và đọc theo.
 ? Hãy tìm các tiếng chứa vần vừa ôn tập.
- Dặn HS học làm bài vào vở bài tập và xem trước bài 60.
 **********************************************
 Tự nhiên xã hội
 bài 14: an toàn khi ở nhà
I/ Mục tiêu:
-Kể tên một số vật có trong nhà có thể gây đứt tay, chảy máu, gây bỏng cháy.
-Biết gọi người lớn khi có tai nạn xảy ra
-Nêu được cách xử lí đơn giản khi bị bỏng bị đứt tay
III/ Các hoạt động dạy học:
 1/ Bài cũ:	
 2/ Bài mới:	
* Giới thiệu bài.
* HĐ1: Quan sát.
Bước 1:GVữhớng dẫn HS quan sát các hình trang 30 SGK.
? Chỉ và nói các bạn ở mỗi hình đang làm gì.
? Dự kiến xem điều gì có thể xảy ra với các bạn trong các hình.
Bước 2:một số HS trả lời câu hỏi.
- HS khá giỏi kết luận, HS trung bình,yếu nhắc lại.
- GV : Khi phải dùng dao hoặc nhữmg đồ dể vỡ và sắc,nhọn,cần phải cẩn thận để tránh đưta tay.
* HĐ 2: Đóng vai.
Bước 1:GV chia mỗi nhóm 4 em giao nhiệm vụ cho các nhóm.
? Quan sát các hình vẽ trang 31 SGK và đóng vai thể hiện lời nói, hành động phù hợp với từng tình huống xảy ra trong từng hình.
- Các nhóm thảo luận.
Bước 2: các nhóm lên trình bày phần chuẩn bị của nhóm mình, các nhóm khác nhận xét.
 GV kết luận:
- Không được để đèn dầu hoặc các vật gây cháy ở trong màn hay để gần những đồ dùng dể bắt lửa.
- Nên tránh xa các vật và những nơi có thể gây bỏng và cháy...
3/ Củng cố,dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà học bài và xem trước bài 15.
 ******************************************
 hoạt động tập thể
 - Gọi lần lượt các tổ trưởng nhận xét về nề nếp học tập trong tuần qua của tổ.
- GV đánh giá,nhận xét về nề nếp học tập,VS trường lớp,VS cá nhân.
- Bình xét,xếp loại các tổ trong tuần.
- Phổ biến nội dung tuần tới.
.

Tài liệu đính kèm:

  • docGA CHAT T 14.doc