Giáo án Buổi 1 Lớp 4 - Tuần 19 - Năm học 2008-2009

Giáo án Buổi 1 Lớp 4 - Tuần 19 - Năm học 2008-2009

I. MỤC TIÊU : HS đọc đúng các từ ngữ, câu đoạn, bài . Đọc liền mạch các tên riêng : Nắm tay đóng cọc, Lấy tay tát nước ; Móng tay đục máng .

 - Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng kể khá nhanh . Nhấn giọng ở những từ ngữ ca ngợi tài năng, sức khoẻ, nhiệt thành làm việc nghĩa của 4 cậu bé .

 + Hiểu : Các từ ngữ : Cẩu khây, tinh thông , yêu tinh .

 - ND : Bài văn ca ngợi sức khoẻ tài năng , lòng nhiệt thành làm việc nghĩa của 4 anh em Cẩu Khây. Trả lời được các câu hỏi trong SGK.

II. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC :

 1: Giới thiệu ND, chương trình môn tiếng việt học kỳ II

 2. Bài mới :

 * Hoạt động 1 : Giới thiệu bài

 * Họat động 2 : HDHS luyện đọc và tìm hiểu bài

 a) Luyện đọc

 - HS đọc nối tiếp nhau 5 đoạn của bài văn ( 2 – 3 lần )

 - HS quan sát tranh để nhận biết các nhân vật

 - Luyện đọc tiếng, tên riêng ( yêu cầu )

 + HS đọc phần chú giải ( SGK )

 + HS luyện đọc theo cặp ( Kết hợp thảo luận câu hỏi SGK )

 - 2 HS đọc toàn bài

 b) Tìm hiểu bài

 + HS đọc 6 dòng đầu ( SGK )

 Sức khoẻ và tài năng của Cấu Khây có gì đặc biệt ?

 Có chuyện gì xấy ra với quê hương Cẩu Khây

 + HS đọc đoạn còn lại

 Cẩu Khây lên đường đi trừ diệt yêu tinh cùng những ai ?)

 Mỗi người bạn của Cẩu khây có tài năng gì ?

 Rút ra ý chính của bài ( MT )

 

doc 29 trang Người đăng dtquynh Lượt xem 897Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Buổi 1 Lớp 4 - Tuần 19 - Năm học 2008-2009", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 19
Thứ 2 ngày 12 tháng 1 năm 2009
Buổi một 
Tiết 1 Tập đọc :
BỐN ANH TÀI
	I. MỤC TIÊU : HS đọc đúng các từ ngữ, câu đoạn, bài . Đọc liền mạch các tên riêng : Nắm tay đóng cọc, Lấy tay tát nước ; Móng tay đục máng .
	- Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng kể khá nhanh . Nhấn giọng ở những từ ngữ ca ngợi tài năng, sức khoẻ, nhiệt thành làm việc nghĩa của 4 cậu bé .
	+ Hiểu : Các từ ngữ : Cẩu khây, tinh thông , yêu tinh .
	- ND : Bài văn ca ngợi sức khoẻ tài năng , lòng nhiệt thành làm việc nghĩa của 4 anh em Cẩu Khây. Trả lời được các câu hỏi trong SGK.
II. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC : 
	1: Giới thiệu ND, chương trình môn tiếng việt học kỳ II
	2. Bài mới :
	* Hoạt động 1 : Giới thiệu bài
	* Họat động 2 : HDHS luyện đọc và tìm hiểu bài 
	a) Luyện đọc 
	- HS đọc nối tiếp nhau 5 đoạn của bài văn ( 2 – 3 lần )
	- HS quan sát tranh để nhận biết các nhân vật 
	- Luyện đọc tiếng, tên riêng ( yêu cầu )
	+ HS đọc phần chú giải ( SGK )
	+ HS luyện đọc theo cặp ( Kết hợp thảo luận câu hỏi SGK )
	- 2 HS đọc toàn bài 
	b) Tìm hiểu bài 
	+ HS đọc 6 dòng đầu ( SGK )
	Sức khoẻ và tài năng của Cấu Khây có gì đặc biệt ?
	Có chuyện gì xấy ra với quê hương Cẩu Khây 
	+ HS đọc đoạn còn lại 
	Cẩu Khây lên đường đi trừ diệt yêu tinh cùng những ai ?)
	Mỗi người bạn của Cẩu khây có tài năng gì ?
	 Rút ra ý chính của bài ( MT ) 
	c) HD đọc diễn cảm 
	- HS đọc nối tiếp nhau theo 5 đoạn ( Giáo viên HD học sinh giọng đọc phù hợp SGK )
	+ HS thi đọc diễn cảm ( HS xung phong đọc đoạn 1 trong bài )
	+ HD luyện đọc diễn cảm theo cặp 
	 3. Tổng kết : Củng cố - Nhận xét - Dặn dò 
________________________
Tiết 2 Toán(T91) :
KI – LÔ – MÉT VUÔNG
	I. MỤC TIÊU : Giúp HS :
	- Biết ki – lô – mét – vuông là đơn vị đo diện tích.
	- Biết đọc, viết đúng các số đo diện tích theo đơn vị Ki – lô – mét vuông . Biết : 1 km2 = 1000 000 m2 và ngược lại 
	- Bước đầu biết chuyển đổi từ km2 sang m2 và ngược lại.
 - Biết giải đúng 1 số bài toán có liên quan đến các đơn vị đo diện tích : cm2, dm2, m2, và km2
* Bài tập 1, 2, 4.
	II. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC : 
* Hoạt động 1 : Giới thiệu Ki – lô – mét vuông 
a) Cho HS quan sát 1 bức tranh về 1 khu rừng , hoặc cánh đồng . Có hình ảnh là 1 hình vuông cạnh 1km để học sinh quan sát và hình dung về diện tích của khu đất đó .
- Giáo viên giới thiệu về Ki – lô – mét vuông : Là diện tích hình vuông có cạnh dài 1 km2
b) Giới thiệu về cách đo và viết Ki – lô – mét vuông 
	Ki – lô – mét vuông viết tắt là km2
	1 km 2 = 1000 000m2 
	1000 000m2 = 1 km2 Mối quan hệ giữa km2 và m2 
	HS nêu kết quả một số đơn vị đo diện tích 
	3 km2 = . m2 ; 
7000 000m2 = . km2
	* Nhắc lại : 1m2 = . dm2 ; 1dm2 = ..cm2; .
	- Nhắc lại mối quan hệ giữa các đơn vị đo đó 
	* Hoạt động 2 : Luyện tập
	- HS nêu yêu cầu các BT ( VBT ) – Giáo viên giải thích cách làm từng bài .
	- HS làm BT- Giáo viên theo dõi 
	Chấm, chữa bài 
	- HS lên bảng chữa bài – Giáo viên nhận xét bổ sung 
	( Khắc sâu cách giải từng bài )
	3. Tổng kết : Củng cố - Nhận xét - Dặn dò 
________________________
Tiết 4 Khoa học :
TẠI SAO CÓ GIÓ ?
	I. MỤC TIÊU : HS biết làm TN để chứng minh: Không khí chuyển động tạo thành gió 
	- Giải thích được nguyên nhân gây ra gió.
	II. CHUẨN BỊ : 
	- Chong chóng
	- nến, diêm, vải 
II. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC :
	1. Kiểm tra: 
	Không khí có vai trò gì đối với sự sống? 
2. Bài mới:
	* Hoạt động 1 : HS nghiên cứu trò chơi ( SGK )
	- Gọi 1,2 HS lên thử làm Thí nghiệm ( Đứng tại chỗ đưa chong chóng ra; Cầm chong chóng chạy ( Nhanh - chạy chậm )
	Tại sao chong chóng không quay ?
	Tại sao chong chóng quay nhanh ( chậm ) ?
	 Rút ra KL ( SGV )
	* Hoạt động 2 : Tìm hiểu nguyên nhân gây ra gió 
	- HS đọc mục thực hành ( SGK )
	- Giáo viên làm TN – HS quan sát ( từng thao tác )
	 Rút ra KL ( SGV ) 
	* Hoạt động 3 : Tìm hiểu nguyên nhân gây ra sự chuyển động của không khí trong tự nhiên 
	- HS đọc mục bạn cần biết ( SGK ) 
	- Thảo luận nhóm đôi tìm hiểu 
	Tại sao ban ngày gió từ biển thổi vào đất liền và ban đêm gió từ đất liền lại thổi ra biển ?
	 Kết luận : Sự chênh lệch nhiệt độ giữa ban ngày và ban đêm giữa biển và đất liền đã làm cho chiều gió thay đổi giữa ngày và đêm 
	3. Tổng kết : Củng cố - Nhận xét - Dặn dò 
________________________
Buổi hai
Tiết 1 Đạo đức :
KÍNH TRỌNG VÀ BIẾT ƠN NGƯỜI LAO ĐỘNG (T1)
I. MỤC TIÊU : HS biết :
- Vì sao cần phải biết kính trọng và biết ơn người lao động. 
- Biết bày tỏ sự kính trọng và biết ơn đối với những người lao động bằng cách cư xử lễ phép với những người lao động và biết trân trọng, giữ gìn thành quả lao động.
- Biết nhắc nhở các bạn phải biết kính trọng và biết ơn người lao động.
II. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC : 
1. Giới thiệu nội dung yêu cầu tiết học
2. Bài mới:
* Hoạt động 1 : HS đọc truyện “ Buổi học đầu tiên”
- Gọi 1 HS kể lại truyện
Thảo luận ND truyện ( Theo 2 câu hỏi SGK )
 Kết luận : Cần phải kính trọng mọi người lao động, dù là những người lao động bình thường nhất .
 Rút ra bài học (SGK) gọi HS đọc lại 
* Hoạt động 2 : Luyện tập 
a. HS thảo luận nhóm đôi BT1 (SGK)
- HS nêu ý kiến phát biểu Giáo viên kết luận (SGV)
b. Thảo luận BT2: ( HD học sinh lập bảng theo TT – Ghi người lao động và lợi ích mang lại cho XH )
- HS nêu kết quả - Giáo viên nhận xét bổ sung 
 Kết luận : Mọi người lao động đều mang lại lợi ích cho bản thân, gia đình, XH
c. HS làm BT 3 :
- HS nêu ý kiến - Lớp trao đổi bổ sung 
Giáo viên kết luận (SGV)
3. Củng cố bài : HS đọc lại phần ghi nhớ
Nhận xét - Dặn dò 
________________________
.
Tiết 2 Hoạt động ngoài giờ lên lớp:
 VỆ SINH LỚP HỌC
I.MỤC TIÊU:
Giúp học sinh biết cách lao động vệ sinh lớp học sạch sẽ : lau chùi bàn ghế, cửa kính, quét nhà, rửa cốc uống nước...
Giáo dục HS biết giữ gìn trường lớp sạch đẹp.
II. CHUẨN BỊ:
Chổi, giẻ lau, giỏ rác, thau múc nước
III. HÌNH THỨC TỔ CHỨC:
Giáo viên nêu yêu cầu công việc
Phân công công việc cho từng tổ
Các tổ làm phần việc theo phân công dưới sự chỉ đạo của tổ trưởng.
GV giám sát, hướng dẫn thêm.
 	IV. TỔNG KẾT:
Giáo viên nhận xét kết quả công việc theo tổ 
Dặn dò
_____________________________________________________________
Thứ 3 ngày 12 tháng 1 năm 2010
Buổi một
Tiết 1 Toán(T92) :
LUYỆN TẬP
	I. MỤC TIÊU : Giúp HS rèn kỹ năng
	- Chuyển đổi các số đo diện tích 
	- Đọc được thông tin trên biểu đồ cột.
	II. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC : 
	1. Giới thiệu bài :
	2. HD học sinh luyện tập :
	* Hoạt động 1 : Củng cố kiến thức 
	- HS nêu tên các đơn vị đo diện tích đã học 
	- HS nêu mối quan hệ giữa km2 và m2; m2, dm2, cm2.
	* Hoạt động 2 : Luyện tập 
	- HS đọc yêu cầu các BT ( vở BT ) 
- Giáo viên hướng dẫn HS nắm cách làm từng bài .
- Nhắc lại mối quan hệ giữa các đơn vị đo độ dài (giữa km và m)
- HS làm bài – Giáo viên theo dõi HD.
- Chấm bài 1 số em 
- Chữa BTHSHS: Giáo viên cùng HS chữa từng bài lên bảng và củng cố cho HS từng dạng toán .
3. Tổng kết : Củng cố - Nhận xét - Dặn dò 
________________________
Tiết 2 Luyện từ và câu :
 CHỦ NGỮ TRONG CÂU KẾ AI LÀM GÌ ? 
	I. MỤC TIÊU : 
	- HS hiểu cấu tạo và ý nghĩa của bộ phận chủ ngữ trong câu kể “ Ai làm gì ? ”
	- HS nhận biết được câu kể Ai làm gì? biết xác định bộ phận chủ ngữ trong câu (BT1); Biết đặt câu với bộ phận CN cho sẵn hoặc gợi ý bằng tranh vẽ (BT2, BT3).
	II. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC : 
	1. Kiêm tra:
	Nêu ví dụ về câu kể Ai làm gì? Xác định vị ngữ của câu đó.
	2. Bài mới :
	* Hoạt động 1 : Hình thành kiến thức 
	Nhận xét 
	- Gọi 1 HS đọc ND bài tập . Lớp đọc thầm .
	- HS làm bài vào vở BT .
	+ Giáo viên dán lên bảng tờ phiếu đã viết sẵn ND bài tập
	- Gọi 1 HS lên bảng làm bài . Các em đánh ký hiệu vào đầu những câu kể và gạch dưới bộ phận chủ ngữ trong câu .
	- Trả lời câu hỏi 3, 4 ( SGK ) . Lớp nhận xét – Giáo viên bổ sung và KL( SGV ) 
	Rút ra bài ghi nhớ ( SGK ) .
- Gọi HS đọc ghi nhớ 
- HS phân tích VD minh hoạ ND ghi nhớ .
* Hoạt động 2 : Luyện tập 
- HS nêu yêu cầu các BT ( VBT ) 
- Giáo viên giải thích yêu cầu làm từng bài 
- HS làm bài – Giáo viên theo dõi 
- Chấm bài 1 số em 
- Chữa bài 
3. Tổng kết : Củng cố - Nhận xét - Dặn dò 
_______________________
Tiết 3 Lịch sử :
NƯỚC TA CUỐI THỜI TRẦN
I. MỤC TIÊU : HS nắm được : 
	- Các biểu hiện suy yếu của nhà Trần vào giữa thế kỷ XIV.
	- Biết được lý do vì sao nhà Hồ thay nhà Trần .
	* HS khá giỏi: nắm được nội dung một số cuộc cải cách của Hồ Quý Ly; biết lí do chính dẫn tới cuộc kháng chiến chống quân Minh của Hồ Quý Ly thất bại.
	II. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC : 
	1. Kiểm tra:
	- Khi giặc Mông – Nguyên vào Thăng Long, vua tôi nhà Trần đã dùng mưu kế gì để đánh giặc?
	2. Bài mới:
	* Hoạt động 1 : Tìm hiểu tình hình nước ta cuối thời Trần .
	- HS đọc bài (SGK) : Từ đầu đến xin từ quan .
	- Thảo luận nhóm 2 và trả lời các câu hỏi .
	Vào nửa sau thế kỷ XIV
	+ Vua quan nhà Trần sống như thế nào ?
	+ Những kẻ có quyền thế đối xử với dân ra sao ?
	+ Cuộc sống của nhân dân như thế nào ?
	+ Thái độ của nhân dân với triều đình ra sao ?
	+ Nguy cơ ngoại xâm như thế nào?
	- HS trả lời các câu hỏi – Giáo viên nhận xét, bổ sung.
	* Hoạt động 2: Tìm hiểu nhà Hồ thay thế nhà Trần 
	- HS đọc phần tiếp theo
	- HS trả lời câu hỏi :
	+ Hồ Quý Ly là người như thế nào ?
	+ Ông đã làm gì?
	+ Hành động truất quyền của Hồ Quý Ly có hợp lòng dân không ? Vì sao ?
	HS trả lời – Giáo viên nhận xét, bổ sung.
Hoạt động 3: Tìm hiểu lý do Hồ Quý Ly không chống nổi quân Minh
	HS đọc phần còn lại 
	+ Vì sao nhà Hồ không chống nổi quân Minh ? 
	+ Đất nước ta lúc này như thế nào ?
	Rút ra bài học (SGK)
	Gọi HS nhắc lại
	3. Tổng kết : Củng cố - Nhận xét - Dặn dò 
__________________________________________
Tiết 4 Kĩ thuật:
 LỢI ÍCH CỦA VIỆC TRỒNG RAU, HOA
I. MỤC TIÊU : 
- Học sinh biết đựơc lợi ích của việc trồng rau, hoa.
- Biết liên hệ thực tiễn về lợi ích của việc trồng rau, hoa.
- Yêu thích công việc trồng rau, hoa.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:
- Sưu tầm tranh ảnh một số loại cây rau, hoa.
- Tranh minh hoạ ích lợi của việc trồng rau, hoa.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC : 
1. Giới thiệu bài
2. Hoạt động trọng tâm
* Hoạt động 1: Giáo viên hướng dẫn HS tìm hiểu về lợi ích của việc trồng rau, hoa.
- HS quan sát hình 1(SGK), nêu lợi ích của việc trồng rau.
- Gia đình em thường sử dụng những loại rau nào?
- Rau được sử dụng như thế nào trong bữa ăn của gia đình em ?
- Rau còn được dùng để làm gì? ... iải nghĩa từng câu tục ngữ 
- Suy nghĩ và làm bài – Nêu kết quả theo yêu cầu 
- Giáo viên nhận xét . Bổ sung KL (SGV)
c) Làm BT4 :
- HS giải nghĩa từng câu tục ngữ - Theo ý hiểu của mình – Giáo viên nhận xét : Bổ sung và KL (SGV)
3. Tổng kết: Hệ thống ND các BT đã ôn luyện 
Nhận xét - Dặn dò 
______________________
Buổi hai 
Tiết 1 Khoa học :
GIÓ NHẸ, GIÓ MẠNH. PHÒNG CHỐNG BÃO
	I. MỤC TIÊU : HS biết : 
	- Phân biệt gió nhẹ, gió mạnh
	- Nêu được những thiệt hai do giông, bão gây ra và cách phòng chống bão.
	- Nêu cách phòng chống bão: 
	+ Theo dõi bản tin thời tiết
	+ Cắt điện. Tàu thuyền không ra khơi.
	+ Đến nơi trú ẩn an toàn.
II. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC :
1. Kiểm tra: 
- Tại sao có gió?
2. Bài mới: 
	* Hoạt động 1 : Tìm hiểu về một số cấp gió 
	- HS đọc bài (SGK) quan sát tranh
	- HS thảo luận – Hoàn thành BT (VBT)
	+ HS nêu kết quả - Giáo viên nhận xét bổ sung kết luận về cấp gió (SGV)
	* Hoạt động 2 : Tìm hiểu về sự thiệt hại của bão và cách phòng chống bão 
	- HS quan sát hình 5, 6 và đọc mục bạn cần biết (SGK)
	Tìm hiểu : Những dấu hiệu đặc trưng của bão 
	- Nêu tác hại do bão gây ra và một số cách đề phòng chống bão 
	+ HS nêu kết quả - Lớp nhận xét – Giáo viên bổ sung Kết luận (SGK)
	3. Củng cố bài : HS nhắc lại các cấp độ của gió 
	Nhận xét - Dặn dò 
________________________
Tiết 2 Luyện Toán:
LUYỆN TẬP:DIỆN TÍCH HÌNH BÌNH HÀNH
I. MỤC TIÊU : 
- Luyện tập củng cố cho HS về cách tính diện tích hình bình hành . HS nhớ công thức tính.
- HS vận dụng vào làm các bài tập có liên quan .
II. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC : 
Giáo viên nêu yêu cầu, nội dung tiết học 
2. Hướng dẫn luyện tập : 
* Hoạt động 1 : Củng cố kiến thức
HS viết công thức tính diện tích hình bình hành : S = a x h 
HS nêu bằng lời công thức trên.
* Hoạt động 2: Luyện tập 
- HS hoàn thành bài tập ở SGK (Bài 2,3)
- Giáo viên theo dõi - kiểm tra - hướng dẫn thêm.
- HS làm bài tập luyện tập thêm: 
Một khu rừng có dạng hình bình hành có chiều cao là 500m, độ dài đáy gấp đôi chiều cao . Tính diện tích của khu rừng đó .
- HS làm bài , Giáo viên theo dõi, hướng dẫn
- Chấm bài một số em.
- Chữa bài 
3. Tổng kết : Củng cố - Nhận xét - Dặn dò 
________________________
Tiết 3 Hướng dẫn tự học(TLV)
 HOÀN THÀNH BÀI TẬP VÀ LUYỆN THÊM
 I. MỤC TIÊU : 
	Giúp HS :
	- Củng cố về cách viết mở bài trong bài văn miêu tả đồ vật
	- Hoàn thành bài tập ở VBT, và làm bài tập luyện thêm
	II. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC : 
	1. Giới thiệu nội dung tiết học
	2. Trọng tâm:
	* Hoạt động 1: Củng cố kiến thức
	- HS nêu các cách mở bài trong bài văn miêu tả đồ vật
	- HS nêu những điều cần lưu ý khi viết mở bài trong bài văn miêu tả đồ vật.
	* Hoạt động 2: Hoàn thành bài tập(VBT)
	Giáo viên hướng dẫn HS hoàn thành bài tập ở VBT
	Giáo viên kiểm tra, chữa bài 
	* Hoạt động 3: Luyện tập thêm
	 Viết một mở bài cho bài văn tả cái bút chì của em.
	- Giáo viên hướng dẫn cách viết.
	- HS viết bài.
	- HS đọc kết quả, lớp nhận xét, giáo viên bổ sung.
	3. Tổng kết: Nhận xét, dặn dò
 ________________________
Tiết 4 Luyện thể dục :
ÔN LUYỆN BÀI TẬP RÈN LUYỆN TƯ THẾ VÀ KỸ NĂNG VẬN 
ĐỘNG CƠ BẢN – TRÒ CHƠI “THỎ NHẢY”
I. MỤC TIÊU : Giúp HS :
	- Luyện tập các động tác về ĐHĐN : Đi đều, đứng lại, quay sau, vòng phải, vòng trái,đi kiễng gót hai tay chống hông, dang ngang, đi vượt chướng ngại vật thấp. 
	- Ôn trò chơi “ Thỏ nhảy”
	II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC : Còi 
	III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC :
	1. Mở đầu : GV tập hợp lớp, phổ biến nội dung tiết học 
	HS khởi động 
	2. Phần cơ bản :
	* Hoạt động 1 : Luyện bài tập rèn luyện tư thế và kĩ năng vận động cơ bản
	Chia tổ luyện tập - Tổ trưởng điều khiển – GV giám sát, sữa sai các tổ thi đua biểu diễn lần lượt từng động tác .
	Cả lớp tập lại - Lớp trưởng điều khiển 
	* Hoạt động 2 : trò chơi “ Thỏ nhảy”
	HS chơi theo tổ - GV hướng dẫn 
	3. Tổng kết : Nhận xét - Dặn dò
_____________________________________________________________
Thứ 6 ngày 15 tháng 1 năm 2010
Buổi một 
Tiết 1 Thể dục :
ĐI VƯỢT CHƯỚNG NGẠI VẬT THẤP 
 TRÒ CHƠI “THĂNG BẰNG”
	I. MỤC TIÊU : Ôn luyện cho HS cách đi vượt chướng ngại vật thấp
	- Học trò chơi “ Thăng bằng ”
	- Yêu cầu Hs thực hiện động tác - Biết chơi đúng luật
	II. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP :
	1. Phần mở đầu :
	- HS ra sân tập hợp – Giáo viên nêu yêu cầu ND tiết học 
	- Khởi động tay, chân
	2. Phần cơ bản :
	* Hoạt động 1: HDHS ôn tập ĐHĐN và bài tập RLTT cơ bản
	- Giáo viên điều khiển : Cả lớp ôn luyện ĐHĐN
	( Quay phải, quay trái, quay đằng sau  )
	+ Lớp trưởng điều khiển - Lớp luyện tập theo 3 hàng – Giáo viên theo dõi
	* Ôn đi vượt chướng ngại vật thấp 
	- HS luyện tập theo 3 hàng dọc ( Cách nhau 2 m)
	- Ôn luyện bài tập RLTT và KN vận động cơ bản
	* Hoạt dộng 2. Tổ chức trò chơi “ Thăng bằng ”
	- Giáo viên phổ biến luật chơi và hướng dẫn HS chơi (SGV)
	3. Kết thúc : Động tác hồi tĩnh
	Củng cố hệ thống ND tiết học
	Nhận xét - Dặn dò 
________________________
Tiết 2 Tập làm văn :
LUYỆN TẬP XÂY DỰNG KẾT BÀI
TRONG BÀI VĂN MIÊU TẢ ĐỒ VẬT
I. MỤC TIÊU : HS nắm vững 2 cách kết bài ( mở rộng, không mở rộng ) trong bài văn miêu tả đồ vật (BT1) .
- HS biết thực hành viết được kết bài mở rộng cho bài văn miêu tả đồ vật (BT2) .
II. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC : 
1. Kiểm tra: HS nhắc lại kiến thức về 2 kiểu kết bài mở rộng và không mở rộng .
2. Bài mới :
* Hoạt động 1: Củng cố kiến thức
- Thế nào là kết bài không mở rộng? Cho ví dụ.
 - Thế nào là kết bài không mở rộng? Cho ví dụ.
* Hoạt động 2: HD luyện tập 
BT1 : Giáo viên gọi HS đọc yêu cầu đề bài - Đọc mở bài (SGK)
- HS suy nghĩ – Xác định kiểu mở bài 
- HS nêu kết quả - Giáo viên nhận xét - Bổ sung và phân tích đó là kiểu kết bài mở rộng .
Vì có lời căn dặn của mẹ và bạn nhỏ đã làm theo lời căn dặn đó .
- BT2: HS đọc yêu cầu của bài 
- HD học sinh chọn đề bài để tả ( gọi 1số em nêu đề đã chọn )
- HS học sinh làm bài (VBT) – Giáo viên theo dõi 
- HS nêu kết quả - Giáo viên nhận xét bổ sung ( từng bài )
3. Tổng kết : Củng cố - Nhận xét - Dặn dò 
________________________
Tiết 3 Toán(T95) :
LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU : Giúp HS
- Nhận biết đặc điểm của hình bình hành.
- Tính được chu vi, diện tích hình bình hành.
* Bài tập 1, 2, 3a
II. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC : 
1. Kiểm tra:
- HS lên bảng viết công thức tính diện tích hình bình hành
- HS làm bài tập 3(SGK trang 104)
2. Bài mới:
* Hoạt động 1 : Củng cố kiến thức 
- Giáo viên vẽ hình bình hành lên bảng, ghi số đo của các cạnh 
- HS nhắc lại đặc điểm về cạnh của hình bình hành : ( 2 cạnh đối song song và bằng nhau )
Từ đó : HD học sinh xây dựng công thức tính chu vi hình bình hành 
* Hoạt động 2 : Luyện tập 
- HS nêu yêu cầu ND các BT (VBT)
- Giáo viên giải thích yêu cầu từng bài làm 
- HS làm bài – Giáo viên theo dõi 
+ Chấm bài 1 số em 
Chữa bài lên bảng 
3. Tổng kết : Củng cố - Nhận xét - Dặn dò 
________________________
Tiết 4 Chính tả : ( nghe viết )
 KIM TỰ THÁP AI CẬP 
	I. MỤC TIÊU : HS nghe, viết và trình báy đúng đoạn văn “ Kim tự tháp Ai Cập ”
	- Làm đúng các BT – Phân biệt những từ ngữ có âm, vần dễ lẫn s/x , iết/iếc .
	II. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC : 
	*Hoạt động 1: Giới thiệu ND môn chính tả ở học kỳ II
	* Hoạt động 2: HDHS nghe viết 
	a) Viết chính tả 
	- Giáo viên đọc bài “ Kim tự tháp Ai Cập ” – HS theo dõi 
	Đoạn văn nói điều gì ?
	- HS đọc thầm đoạn văn – Tìm những tiếng có âm , vần dễ viết sai 
	+ HD học sinh viết bài 
	+ Giáo viên đọc học sinh nghe và viết bài 
	+ Giáo viên đọc cho HS soát bài 
	+ Chấm, chữa bài
	b) Luyện tập 
	- HS nêu yêu cầu các BT ( VBT ) – Giáo viên giải thích cách làm từng bài .
	- HS làm BT – Giáo viên theo dõi 
	Chấm, chữa bài 
	- HS lên bảng chữa bài – Giáo viên nhận xét bổ sung 
	( Khắc sâu cách giải từng bài )
	III. TỔNG KẾT: Củng cố - Nhận xét - Dặn dò 
________________________
Buổi hai
Tiết 1 Luyện Tiếng Việt:
LUYỆN VIẾT: “BỐN ANH TÀI”
	I. MỤC TIÊU :
	 - Luyện chữ viết cho HS qua đoạn bài viết “Bốn anh tài” 
	- Yêu cầu HS viết đúng mẫu chữ , cở chữ , trình bày đẹp .
	I.HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC :
	1. Khởi động : Giới thiệu bài 
	2. Trọng tâm :
	* Hoạt động 1 : Chữa BT chính tả 
	HS lần lượt đọc bài làm của mình - Lớp và GV nhận xét , bổ sung 
	GV đọc bài làm đúng cho HS đối chiếu 
	* Hoạt động 2 : Luyện viết :
	HS đọc thầm bài – Chú ý chữ khó viết ; phân biệt dấu hỏi/ ngã (Nắm Tay Đóng Cọc, Lấy Tai Tát Nước, Móng Tay Đục Máng, Cẩu Khây, chín chõ xôi, tinh thông võ nghệ)	
	GV hướng dẫn cách trình bày bài viết, nhắc tư thế ngồi viết cho HS.
	HS viết bài : GV đọc cho HS viết bài .
	 GV đọc cho HS soát bài .
	HĐ3 : Chấm, chữa bài 
	GV chấm bài 
	Chữa bài : Lưu ý sửa nét chữ cho HS
	3. Tổng kết : Nhận xét - Dặn dò 
 ________________________
Tiết 2 Hướng dẫn thực hành(KH):
 ÔN TẬP BÀI 35 , 36, 37
I. MỤC TIÊU : Giúp học sinh ôn tập để củng cố kiến thức về : 
	- Không khí cần cho sự cháy.
	- Không khí cần cho sự sống .
	- Nguyên nhân có gió.
	II. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC : 
	1. Giới thiệu bài :
	2. Trọng tâm :
	* Hoạt động 1: Ôn tập : Không khí cần cho sự cháy và sự sống.
	- Nêu vai trò của không khí đối với sự cháy.
	- Nêu vai trò của không khí đối với sống.
	* Hoạt động 2: Ôn tập: Nguyên nhân có gió.
	- Không khí chuyển động như thế nào?
	- Giải thích tại sao có gió ?
	- Giải thích sự thay đổi chiều gió giữa ban ngày và ban đêm .
	* Hoạt động 3: GV hệ thống lại các kiến thức đã ôn tập
	3. Tổng kết : Nhận xét, dặn dò 
________________________
Tiết 3 Hoạt động tập thể :
 SINH HOẠT LỚP
I. GIÁO VIÊN NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ MỌI HOẠT ĐỘNG TRONG TUẦN :
- Về học tập, nề nếp - Lao động 
+ Nề nếp học tập được duy trì tốt
+ Trực nhật vệ sinh tổ 3 làm tốt.
+ Sinh hoạt 15 phút nghiêm túc.
* Tồn tại : Một vài bạn chưa thực sự tự giác trong việc chấp hành nội quy của lớp, của trường; cũng như trong học tập.
II. BÌNH XÉT THI ĐUA:
- Các tổ trưởng nêu kết quả thi đua
- Bình xét cá nhân xuất sắc trong tuần đề nghị tuyên dương.
II. KẾ HOẠCH TUẦN TỚI :
- Duy trì mọi nề nếp và hoạt động 
- Thực hiện chương trình tuần 20
- Hoàn tất tiền ăn tháng 1
- Quán triệt HS về việc giờ giấc đi học.
- Chấp hành các quy định : Không nổ pháo, không chơi các trò chơi mang tính bạo lực, không ăn quà vặt.
- Rèn thói quen ăn nói lịch sự, mẫu mực .
- Tích cực, tự giác trong mọi hoạt động .
_____________________________________________________________

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 19(3).doc