Giáo án các môn lớp 1 - Tuần 8 năm 2012

Giáo án các môn lớp 1 - Tuần 8 năm 2012

TOÁN

LUYỆN TẬP

I/ Mục tiêu:

- Biết làm tính cộng trong phạm vi3, phạm vi 4.

 - Tập biểu thị tình huốngtrong hình vẽ bằng phép tính cộng.

II/Chuẩn bị:

- GV: Bộ đồ dùng dạy toán. Bảng phụ ghi nội dung bài tập 2,4 trong VBT trang 33.

- HS :Bộ đồ dùng học toán, phấn, bảng con.

III/Các hoạt động dạy học.

1/.Bài cũ:

 - Gọi 2 HS lên bảng, lớp làm bảng con bài tập 5 tiết 27 trong SGK.

 - GV nhận xét cho điểm.

2/Bài mới: 1.Giới thiệu bài (trực tiếp)

*HĐ1: HD HS làm bài tập trong vở bài tập.

 Bài 1:1 HS G nêu y/c bài tập ( Tính)

Câu a: Gọi HS K, G nêu cách làm.

- GV gọi 1HS TB,2 Y lên bảng làm 2 cột đầu, ở dưới làm bài vào VBT. GV giúp đỡ HS TB, Y. ( HS TB Y 2 cột còn lại về nhà làm)

- HS và GV nhận xét bài trên bảng.

 Câub: Gọi HS G nêu cách làm

- GV gọi 3 HS K, TB, Y lên bảng làm ( HS K làm 3 câu Y làm 1câu, TB làm 2 câu), ở dưới làm vào VBT. (Lưu ý HS viết các số thẳng cộtvới nhau)

- HS và GV nhận xét bài trên bảng.

 

doc 18 trang Người đăng minhduong20 Lượt xem 534Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án các môn lớp 1 - Tuần 8 năm 2012", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 8: 
 Thứ hai ngày 15 tháng 10 năm 2012
Chào cờ
toán
luyện tập
I/ Mục tiêu:
Biết làm tính cộng trong phạm vi3, phạm vi 4.
 - Tập biểu thị tình huốngtrong hình vẽ bằng phép tính cộng.
II/Chuẩn bị:
- GV: Bộ đồ dùng dạy toán. Bảng phụ ghi nội dung bài tập 2,4 trong VBT trang 33.
- HS :Bộ đồ dùng học toán, phấn, bảng con...
III/Các hoạt động dạy học.
1/.Bài cũ: 
	- Gọi 2 HS lên bảng, lớp làm bảng con bài tập 5 tiết 27 trong SGK.
	- GV nhận xét cho điểm.
2/Bài mới: 1.Giới thiệu bài (trực tiếp)	
*HĐ1: HD HS làm bài tập trong vở bài tập.
	Bài 1:1 HS G nêu y/c bài tập ( Tính)
Câu a: Gọi HS K, G nêu cách làm. 
- GV gọi 1HS TB,2 Y lên bảng làm 2 cột đầu, ở dưới làm bài vào VBT. GV giúp đỡ HS TB, Y. ( HS TB Y 2 cột còn lại về nhà làm)
- HS và GV nhận xét bài trên bảng.
	Câub: Gọi HS G nêu cách làm
- GV gọi 3 HS K, TB, Y lên bảng làm ( HS K làm 3 câu Y làm 1câu, TB làm 2 câu), ở dưới làm vào VBT. (Lưu ý HS viết các số thẳng cộtvới nhau)
- HS và GV nhận xét bài trên bảng.
 	Bài 2:GV nêu y/c bài tập. 
- HS G nêu cách cách làm ( viết số thích hợp vào ô trống. Chẳng hạn: lấy 1 cộng 1 bằng 2 viết 2 vào ô trống).
- HS làm đồng loạt vào VBT. GV quan tâm giúp đỡ HS TB, Y. ( HS Tb, Y làm 3 cột đầu) 
- Gọi 3 HS K, TB, Y lên làm vào bảng phụ GV chuẩn bị. HS trong bàn đổi vở kiểm tra cho nhau. GV nhận xét.
	 Bài tập 1, 2 giúp ta củng cố về kiến thức gì. (HS: So sánh các số trong phạm vi 5 và cách sử dụng các từ, các dấu lớn hơn, bé hơn bằng nhau).	
	Bài 3: Gv nêu và hướng dẫn HS cách làm.
- GV chỉ vào :1 + 1 + 1 =... và hỏi Ta phải làm như thế nào? (HS G trả lời: ta lấy 1 công 1 bằng 2 cộng 1 bằng 3 viết 3 sau dấu bằng). GV chốt ý đúng rồi gọi 3 HS K, G lên bảng làm bài .
- HS và GV nhận xét bài trên bảng.
? Bài tập 1, 2, 3 giúp ta củng cố về kiến thức gì. (HS: Củng cố bảng cộng và làm tính cộng trong phạm vi 3 và phạm vi 4.)
Bài 4: GVhướng dẫn HS về nhà làm.
Bài 5: Cho HS quan sát tranh và nêu bài toán.” Có 2 bạn đang chơi rồi có 2 bạn chạy đến chơi nữa . hỏi có tất cả mấy bạn”?
- Y/ c HS trao đổi theo cặp xem nên viết gì vào ô trống.( viết phép cộng)
- HS tự làm bài vào VBT. GV qua sát giúp đỡ HS TB, Y.
- Gọi HS G nêu phép tính và kết quả.
- HS và GV nhận xét bài.
	? Bài tập 5 giúp ta củng cố về kiến thức gì. (HS: Tập biểu thị tình huốngtrong tranh bằng một hoặc hai phép tính thích hợp.)
3/Củng cố,dặn dò. 
	? Qua tiết luyện tập này giúp ta củng cố về những kiến thức gì.
- Dặn HS về làm BT 4 trong VBT và xem trước tiết 29.
học vần
 bài 30 : ua - ưa
I/ Mục tiêu:
- HS đọc được : ua, ưa, cua bể, ngựa gỗ; từ và câu ứng dụng.
- Viết được : ua, ưa, cua bể, ngựa gỗ
- Luyện nói từ 2- 3 câu theo chủ đề: Giữa trưa( HS K-G làm)
II/ Đồ dùng dạy học:	
- GV: Bộ ghép chữ tiếng việt. Tranh minh họa sgk.
	- HS: Bộ ghép chữ, bảng con, phấn.
III/ Các hoạt động dạy học:
1/ Bài cũ: 	
- Gọi 2 HS TB lên bảng đọc và viết tiếng tờ bìa, lá mía, vỉa hè, tỉa lá.
- GV nhận xét cho điểm.
2/ Bài mới:	tiết 1
*Giới thiệu bài. (trực tiếp).
*HĐ1: Nhận diện vần ua.
- HS dùng bộ chữ ghép vần ua . (Cả lớp ghép ) - GV : Nhận xét 
- HS đọc trơn vần ua.(Cả lớp đọc )
? Phân tích vần ua. 	(HS: phân tích)
	*HĐ 2: Đánh vần.
- Yêu cầu HS đánh vần vần ua: u-a- ua ( HS : đánh vần lần lượt ). GV: Lưu ý HS: TB-Y
? Muốn có tiếng cua ta phải thêm âm gì . (HS : trả lời)
? Phân tích tiếng cua . (HS : phân tích).
- HS dùng bộ ghép chữ để ghép ( HS: đồng loạt ; 1 HS: K lên bảng ghép )- GV nhận xét .
?Đánh vần tiếng cua : c-ua- cua( HS :K,G đánh vần ,TB,Y đánh vần lại).
- GV cho HS q/s tranh và rút ra từ khóa: cua bể.
- HS đánh vần và đọc trơn từ khóa : cua bể (HS đọc cá nhân, nhóm ,lớp).
- GV chỉnh sửa nhịp đọc cho HS	
? So sánh vần ua với ia.	(HS: K,G so sánh, HS: TB,Y lắng nghe và nhắc lại).
* Vần : ưa ( Quy trình tương tự )
*HĐ 4: Đọc từ ngữ ứng dụng.
- Đọc từ ứng dụng : ( HS: K, G đọc trước.HS TB, Y đọc lại )
? Yêu cầu gạch chân những tiếng chứa vần vừa học. ( 2HS TB lên bảng thi gạch.)
- GV có thể giải thích một số từ ngữ : nô đùa, xưa kia...
- GV đọc mẫu.
- HS đọc nhóm, lớp, cá nhân.
*HĐ 3 : Hướng dẫn viết.
- GV viết mẫu vần ua, cua bể.GV vừa viết vừa hướng dẫn cách viết. Lưu ý nét nối giữa các con chữ.(HS: quan sát )
- HS viết bảng con ; GV nhận xét và sửa lỗi cho HS.
* Vần : ưa ( Quy trình tương tự )
Giải lao chuyển tiết 2
* KT bài tiết 1
*HĐ1: Luyện đọc.
- HS luyện đọc lại các vần, từ khóa, từ ứng dụng, câu ứng dụng mới học ở tiết 1. ( HS : lần lượt đọc )
- Chủ yếu gọi HS TB, Y luyện đọc, HS khá ,giỏi theo dỏi nhận xét.
- HS quan sát và nhận xét tranh minh họa của câu ứng dụng.
- HS khá giỏi đọc trước, HS TB ,Yđọc lại. Đọc theo nhóm ,cả lớp.
- GV chỉnh sửa lỗi cho HS.
? Tìm những tiếng chứa vần vừa học.(HS: K ,G tìm trước HS TB,Ynhắc lại)
- GV đọc mẫu câu ứng dụng (HS: đọc lại ) 
*HĐ2: Luyện nói.(HS K-G)
- HS đọc tên bài luyện nói: Ruộng bậc thang.(HS: K,G đọc trước, HS TB,Y nhắc lại).
- GV cho HS quan sát tranh và trao đổi từng cặp theo các câu hỏi gợi ý sau:
? Trong tranh vẽ gì. (HS: Giữa trưa hè).
? Buổi trưa mọi người thường ở đâu và làm gì . (HS: ngủ trưa và ở trong nhà...).
? Buổi trưa em thường làm gì. (HS: đi ngủ,...).;
- GV q/s giúp đỡ 1 số cặp.còn chưa hiểu rõ câu hỏi.
- Yêu cầu luyện nói trước lớp ( HS G : Các cặp lần lượt luyện nói ) .GV nhận xét khen ngợi những cặp làm tốt.
*HĐ3: Luyện viết vào vở tập viết.
-HS viết vào vở tập viết vần: ua, cua bể, ưa, ngựa gỗ.
- GV quan sát giúp đỡ HS TB, Y. GV nhận xét và chấm một số bài.
3/ Củng cố, dặn dò:
- GV chỉ bảng cho HS theo dõi và đọc theo.
? Tìm những tiếng có chứa các vần vừa học.(Tất cả HS đều tìm)
- Dặn HS học bài ở nhà và làm bài tập, xem trước bài 31.
.
Thứ ba ngày 16 tháng 10 năm 2012
học vần
 bài 31 : ôn tập
I/ Mục tiêu:
- HS đọc được : ia, ua, ưa; các từ và câu ứng dụng từ bài 28 đến bài 31.
- Viết được: ia, ua, ưa; các từ ứng dụng.
- Nghe hiểuvà kể lại một đoạn theo tranh truyện kể: khỉ và rùa.( dành HS K-G)
II/ Đồ dùng dạy học:	
- GV: Bộ ghép chữ tiếng việt. Bảng ôn ( trang 64 – SGK , HĐ 1- 2;T1). Tranh minh họa đoạn thơ ứng dụng (HĐ1; t2). Tranh minh họa phầổntuyện kể (HĐ 3; T 2). 
	- HS: Bộ ghép chữ, bảng con, phấn.
III/ Các hoạt động dạy học:
1/ Bài cũ: 	
- Gọi 2 HS K, G lên bảng đọc và viết ua, ưa, cua bể, ngựa gỗ. Đọc câu ứng dụng: mẹ đi chợ mua mía, dừa, thị cho bé.
- GV nhận xét cho điểm.
2/ Bài mới:	Tiết 1
*Giới thiệu bài. (qua bài cũ).
*HĐ1: Ôn tập các vần vừa học.
- GV treo bảng ôn 1, yêu cầu 1 HS G lên bảng chỉ và đọc to các vần ở bảng ôn đã học trong tuần
- GV đọc vầnấnH K chỉ chữ.
- GV chỉ chữ ( không theo thứ tự). HS TB đọc vần( HS: đọc nhóm cả lớp, cá nhân)
- GV chỉnh sữa phát âm cho HS.
*HĐ 2: Ghép chữ và vần thành tiếng.
- GV cho HS ghép các chữ ở cột dọc với các chữ ở dòng ngang của bảng ôn để tạo thành các tiếng có nghĩa : trưa, trư, ngu, ngưa... và cho HS đọc .
? Chữ tr ở cột dọc và ghép với chữ ư ở dòng ngang sẽ được tiếng gì. (HS: K trả lời).
- GV ghi vào bảng ôn: trư 
- Tương tự GV cho HS dùng bộ chữ lần lượt ghép hết các chữ ở cột dọc với các chữ ở dòng ngang và điền vào bảng ôn các tiếng như trên.
- Gọi hai HS K, G lên bảng chỉ bảng đọc. (HS: Đọc cá nhân, nhóm, lớp). GV chỉnh sữa phát âm cho HS. 
*HĐ 3 : Đọc từ ngữ ứng dụng.
? Bảng ôn hôm nay có nhưnggx từ ứng dụng nào. ( HS: mua mía, mùa mưa, ngựa tía, trỉa đỗ)
- GV ghi các từ ứng dụng lên bảng ( 1HS G đọc trước, cả lớp đọc lại). (HS: Đọc cá nhân, nhóm, cả lớp).
- GV chỉnh sữa phát âm cho HS.
- GV giải nghĩa một số từ: mùa mưa, ngựa tía, trỉa đỗ...
- GV đọc mẫu, HS đọc lại.
*HĐ 4 : Tập viết từ ngữ ứng dụng.
- GV viết mẫu các từ mùa mưa lên bảng, vừa viết hướng dẫn cách viết. 
- HS viết vào bảng con từ mùa mưa hai lần. GV quan sát và nhận xét.
- GV lưu ý các nét nối giữa các chữ, vị trí của dấu thanh.
- HS tập viết từ mùa mưa trong vở tập viết.
GiảI lao chuyển tiết 2
* KT bài tiết 1
*HĐ1: Luyện đọc.
- GV cho HS luyện đọc lại bài ôn ở tiết 1. ( HS : lần lượt đọc lớp, nhóm , cá nhân )
- Chủ yếu gọi HS TB, Y luyện đọc, HS K, G theo dõi nhận xét.
- GV chỉnh sửa phát âm cho HS.
 Đọcđoạn thơ ứng dụng .
- HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi: Trong tranh vẽ ì? (HS: Tranh vẽ một em bé đang ngủ trưa trên võng).
- HS đọc đoạn thơ ứng dụng ( cá nhân, nhóm, lớp).
- GV chỉnh sữa phát âm cho HS. 
*HĐ2: Kể chuyện: khỉ và rùa..( dành HS K-G)
- GV kể lại câu chuyện một cách diễn cảm, có kèm theo các tranh minh họa trong SGK 
- HS lắng nghe và quan sát tranh. (HS thảo luận theo nhóm 2 em).
- GV có thể đưa ra câu hỏi gợi ý:
	? Câu chuyện có mấy nhân vật? Là những nhân vật nào. ( HS: có 3 nhân vật đó là Khỉ, vợ Khỉ và Rùa)
	? Câu chụên sảy ra ở đâu. ( HS: ở một khu rừng). HS quan sát tranh và tập kể.
- GV quan sát giúp đỡ các nhóm kể lại nội dung truyện theo từng tranh
- GV gọi đại diện các nhóm thi kể theo tranh, nhóm nào kể tốt nhất nhóm đó thắng cuộc.
	Tranh 1: Rùa và Khỉ là đôi bạn thân...
	Tranh 2: Đến nơi Rùa băn khăn không biết làm cách nào...
	Tranh 3:Vừa tới cỗng vợ Khỉ ra chào. Rùa quên cả việc ngậm đuôi Khỉ...
	Tranh 4: Rùa rơi xuống đất nên mai bị rạn nớt...
- GV nhận xét chọn ra nhóm thắng cuộc.
	? Câu chuyện khuyên chúng ta điều gì. (HS: Ba hoa là một đức tính sấu có hại...Chuyện còn giải thích cái mai Rùa).
- GV đó chính là ý nghĩa câu chuyện. Gọi vài HS nhắc lại.
*HĐ3: Luyện viết.
- HD HS tập viết các từ ngữ còn lại trong vở tập viết. ngựa tía
- GV quan sát giúp đỡ HS về cách để vở, cách cầm bút, tư thế ngồi....Nhận xét và chấm một số bài.
3/ Củng cố, dặn dò:
- GV chỉ bảng cho HS theo dõi và đọc lại bảng ôn.
 ? Hãy tìm các tiếng vừa học trong báo, trong sách.(Tất cả HS đều tìm)
- Dặn HS về học lại bài , xem trước bài 32.
toán 
phép cộng trong phạm vi 5
I. Mục tiêu:
- Thuộc bản cộng trong phạm vi 5, biết làm tính cộng các số trong phạm vi 5; tập biểu thị tình huống trong hình vẽ bằng phép tính cộng.
II. Chuẩn bị:
- GV :Sử dụng bộ đồ dùng dạy học toán lớp 1.
- HS: Bộ đồ dùng học toán 1,bảng con, phấn,vở bài tập.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1. Bài củ: 
- GV gọi 2 HS lên bảng, lớp làm các phép cộng trong phạm vi 3 và 4.
2. Bài mới: 
* Giới thiệu bài (qua bài cũ).
*HĐ1: Giới thiệu phép cộng, bảng cộng trong phạm vi 5.
Bước 1: Giới thiệu phép cộng 4 + 1 = 5.
- GV cài hai tấm thẻ lên bảng gài và nêu bài toán: Có 4 quả cam, thêm 1 q ... i hai tấm thẻ lên bảng gài và nêu bài toán: tấm thẻ thứ nhất có 3 quả cam, tấm thẻ thứ hai có 0 quả cam . Hỏi cả hai tấm thẻ có mấy quả cam ? (HS trả lời: có 3 quả cam)
- GV gợi ý để HS nêu: 3 quả cam thêm 0 quả cam là 3 quả cam. “ 3 cộng 0 bằng 3”.
 GV ghi phép tính lên bảng: 3 + 0 = 3
- GV cho học sinh đọc: ba cộng không bằng ba. (HS đọc cá nhân cả lớp, ).
Bước 2: Giới thiệu phép cộng 0 + 3 = 3.
- GV cài hai tấm thẻ lên bảng gài và nêu bài toán: tấm thẻ thứ nhất có o con bướm, tấm thẻ thứ hai có 3 con bướm . Hỏi cả hai tấm thẻ có mấy con bướm ? (HS trả lời: có 3 con bướm)
	? Ta có thể làm phép tính gì. (HS K, TB trả lời. HS Y nhắc lại).
	? Ai có thể đọc phép tính và kết quả. (HS nêu 0 + 3 = 3). GV ghi phép tính lên bảng.
- GV cho học sinh đọc: không cộng ba bằng ba . (HS đọc cả lớp, cá nhân).
	Bước 3: Giới thiệu các phép cộng 0 + 2= 2; 2 + 0 = 2 ... HS tự nêu kết quả.
.? Các em có nhận xét gì khi cộng một số với 0 ( hay 0 cộng với một số). (HS K, G trả lời. HS nhắc lại: Một số cộng với 0 bằng chính số đó, 0 cộng với một số bằng chính số đó).
Bước 5: Cuối cùng GV giữ lại tất cả bảng cộng vừa lập được và cho HS đọc thuộc lòng. (HS đọc cả lớp, nhóm, cá nhân). Hình thức xóa dần.
*HĐ2: Hướng dẫn học sinh làm bài tập trong vở bài tập.
	Bài 1: HS giỏi đọc yêu cầu bài (tính).
Câu a. HS làm vào VBT, sau đó gọi HS nêu miệng kết quả. (HS Y làm 3 cột đầu).
- HS và GV hận xét bài.
 Câu b. Gọi 3 HS TB, Y lên bảng làm, ở dưới làm vào vở BT. GV nhắc HS viết kết quả thẳng cột.
- HS và GV nhận xét bài trên bảng.
	Bài 2: HS K, G đọc yêu cầu bài toán.
- GV cho HS làm bài trong vở BT. GV cho 2 HS ngồi cùng bàn để kiểm tra kết quả của bạn. Gọi một số HS đọc bài của bạn lên để nhận xét.
	Bài 3: Một HS K, G nêu yêu cầu bài tóan. (Viết phép tính thích hợp).
- GV cho HS quan sát từng tranh và nêu bài toán cùng với phép tính tương ứng.
- HS tự làm bài vào vở BT. GV quan tâm giúp đỡ HS TB, Y.
- GV thu bài chấm và nhận xét.
	Bài 4: Hướng dẫn HS về nhà làm .
3. Củng cố, dặn dò:
- GV hỏi: Khi cộng một số với 0 ( hay 0 cộng với một số) thì kết quả nó như thế nào?
- Dặn HS về nhà làm bài tập 4 trong vở bài tập và xem trước bài 32.
.
Thực hành lv
Bài:30, 31,32
Mục tiêu:
Giúp học sinh luyện viết chữ, viết được chữ rõ ràng, đẹp, đúng mẫu chữ ở vở thực hành: bài 30,31,32
Rèn tính cẩn thận cho hs khi viết chữ.
Học sinh khá viết hết các bài.
Thực hành viết:
 1.Quan sát mẫu:
Cho hs quan sát bài mẫu trên bảng, nhận xét .
 Ua, ưa, ca múa, cà chua, bò sữa; trưa hè, mùa dưa, ngủ trưa;..
Giáo viên hướng dẫn hs đọc bài viết.
Giáo viên hướng dẫn cách viết bài, hs theo dõi.
Cho hs viết bảng con số từ khó viết: ca múa, cà chua, bò sữa, trưa hè, ngủ trưa,.. 
Cho hs đọc lại bài viết.
2.Học sinh viết bài vở:
Giáo viên quan sát uốn nắn hs, gv chú ý hs yếu.
GV thu chấm số bài
Nhận xét tuyên dương HS viết đẹp.
 3.Củng cố- dặn dò:
 - Nhận xét tiết học.
 - Về nhà luyện viết thêm.
.. 
 Thứ sáu ngày 19 tháng 10 năm 2012
học vần
 bài 33 : ui - ưi
I/ Mục tiêu:
- HS đọc được: ui, ưi, đồi núi, gửi thư; từ và câu ứng dụng.
- Viết được: ui, ưi, đồi núi, gửi thư.
- Luyện nói từ 2-3 câu theo chủ đề: Đồi núi.
II/ Đồ dùng dạy học:
GV: Bộ chữ dạy tiếng việt. Tranh minh họa sgk	
HS: Bộ ghép chữ, bảng con, phấn.
III/ Các hoạt động dạy học:
1/ Bài cũ: 	
- Gọi 2 HS lên bảng đọc và viết : cái chổi, đồ chơI, 1 HS đọc câu ứng dụng của bài 33.
- Lớp viết : cái chổi, ngói mới - GV nhận xét cho điểm .
2/ Bài mới:	tiết 1
*Giới thiệu bài. (qua bài cũ).
*HĐ1: Nhận diện vần ui.
-HS dùng bộ chữ ghép vần ui . (Cả lớp ghép ) - GV : Nhận xét 
- HS đọc trơn vần ui.(Cả lớp đọc )
? Phân tích vần ui. u- i/ ui (HS: phân tích; HS : bổ xung)
	*HĐ 2: Đánh vần.
- Yêu cầu HS đánh vần vần ui.	u- i- ui (HS : đánh vần lần lượt ). 
 GV: Lưu ý gọi HS: TB, Y đánh vần.
? Muốn có tiếng núi ta phải thêm âm và dấu gì . (HS : K, TB trả lời Y nhắc lại)
- HS dùng bộ ghép chữ để ghép. (HS: đồng loạt ; 1 HS: TB lên bảng ghép)- GV nhận xét .
? Phân tích tiếng núi . (HS :TB,Y phân tích; HS: K,G nhận xét, bổ xung).
? Đánh vần tiếng núi . nờ- ui- nui- sắc- núi (HS :K,G đánh vần ,TB,Y đánh vần lại).
- GV cho HS q/s tranh và rút ra từ khóa: đồi núi.
- HS đánh vần và đọc trơn từ khóa : đồi núi. (HS đọc cá nhân, nhóm ,lớp).
- GV chỉnh sửa nhịp đọc cho HS	
? So sánh vần ui với oi.	(HS: K,TB so sánh, HS: Y lắng nghe và nhắc lại).
* Vần : ưi ( Quy trình tương tự )
*HĐ 3 : Đọc từ ngữ ứng dụng.
- Đọc từ ứng dụng: ( HS: K, G đọc trước. HS TB, Y đọc lại )
? Yêu cầu gạch chân những tiếng chứa vần vừa học. ( 2HS TB lên bảng thi gạch: túi, vui, gửi, ngửi mùi).
- GV có thể giải thích một số từ ngữ: vui vẻ, gửi quà...
- GV đọc mẫu.
- HS đọc lại nhóm, lớp, cá nhân.
*HĐ 4: Hướng dẫn viết.
- GV viết mẫu vần ui, đồi núi .GV vừa viết vừa hướng dẫn cách viết. Lưu ý nét nối giữa các con chữ như: đ với vần ôi và vị trí của dấu...(HS: Quan sát )
- HS viết bảng con; GV nhận xét và sửa lỗi cho HS.
* Vần : ưi ( Quy trình tương tự )
Giải lao chuyển tiết 2
* KT bài tiết 1
*HĐ1: Luyện đọc.
- HS luyện đọc lại vần mới học ở tiết 1. ( HS : lần lượt đọc )
- GV nên gọi HS TB, Y luyện đọc nhiều hơn, HS khá ,giỏi theo dỏi nhận xét.
- HS quan sát và nhận xét tranh minh họa của câu ứng dụng.
- HS khá giỏi đọc trước, HS TB ,Yđọc lại. Đọc theo nhóm ,cả lớp.
- GV chỉnh sửa lỗi cho HS.
? Tìm những tiếng chứa vần vừa học.(HS: K, TB tìm trước HS Ynhắc lại: gửi, vui)
- GV đọc mẫu câu ứng dụng (HS: đọc lại ) 
*HĐ2: Luyện nói.
- HS đọc tên bài luyện nói: Đồi núi.(HS: K,G đọc trước, HS TB,Y nhắc lại).
- GV treo tranh và yêu cầu HS quan sát thảo luận theo cặp và theo các câu hỏi gợi ý sau:
? Trong tranh vẽ gì. (HS: Đồi núi).
? Đồi núi thường có ở đâu? Em biết tên những vùng nào có đồi núi . (HS: Đồi núi thường có ở vùng cao, vùng xa..).
?Trên đồi núi thường có những gì.. (HS: có đá, cây ...).
- GV q/s giúp đỡ 1 số cặp. Còn chưa hiểu rõ câu hỏi.
- Yêu cầu luyện nói trước lớp (HS : Các cặp lần lượt luyện nói) .GV nhận xét khen ngợi những cặp làm tốt.
*HĐ3: Luyện viết vào vở tập viết.
- HS viết vào vở tập viết vần: ui, ưi, đồi núi, gởi thư.
- GV quan sát giúp đỡ HS TB, Y. GV nhận xét và chấm bài cho HS. 
3/ Củng cố, dặn dò:
- GV chỉ bảng cho HS theo dõi và đọc theo. ( theo thứ tự và không theo thứ tự)
? Tìm những tiếng có vần vừa học.(Tất cả HS đều tìm)
-Dặn HS học bài ở nhà , xem trước bài 35.
 tự nhiên xã hội 
bài 8: ăn, uống hằng ngày
I/ Mục tiêu:
Biết được cần phảI ăn uống đủ hằng ngày để mau lơn khẻo mạnh.
Biết ăn nhiều loại thức ăn và uống đủ nước.
II/ Các KNS cơ bản được giáo dục:
Kĩ năng làm chủ bản thân: không ăn quá no, không ăn bánh kẹo không đúng lúc.
Phát triển kĩ năng tự phê phán.
III/ Chuẩn bị:	
GV: Các hình trong bài 8 SGK. 
HS: Vở BT.
IV/ Các hoạt động dạy học:
1/ Bài củ:
- Gọi 1 HS K, G trả lời câu hỏi: Tại sao cần phải đánh răng, rữa mặt đúng cách?
- GV nhận xét cho điểm. 
2/ Bài mới:	
Khởi động: Trò chơi “Con thỏ ăn cỏ, uống nước, vào hang”.
+ Mục tiêu: Gây hương phấn trước khi vào bài học và giới thiệu bài.
- GV hướng dẫn cách chơi vừa nói vừa làm các động tác. (HS: Lắng nghe và quan sát).
- Học sinh thực hiện chơi 1 – 2 lần.
 GV giới thiệu bài mới.
*HĐ1: Động não.
	Mục tiêu: HS nhận biết và kể tên những thức ăn, đồ uống chúng ta thường ăn và uống hằng ngày.
	Bước 1: GV hướng dẫn.
? Hãy kể tên những thức ăn, đồ uống mà các em thường xuyên dùng hằng ngày.
- Cả lớp suy nghĩ và lần lượt từng em kể.
- GV viết lên bảng tất cả những thức ăn HS vừa nêu. (Khuyến khích các em nêu càng được nhiều càng tốt).
 Bước 2: HĐ cả lớp.
- GV hướng dẫn HS quan sát các hình ở trang 18 SGK. Sau đó chỉ và nêu tên từng loại thức ăn trong mỗi hình. (HS: TB, Y chỉ và nêu; HS: K, G nhận xét bổ xung).
	? Các em thích ăn loại thức ăn nào trong số đó.
	? Loại thức ăn nào các em chưa ăn hoặc không biết ăn. (HS suy nghĩ trả lời).
- GV kết luận: Các em nên ăn nhiều loại thức ăn sẻ có lợi cho sức khỏe.
*HĐ2. Làm việc với SGK.
Mục tiêu: HS giải thích được tại sao các em phải ăn, uống hằng ngày.
	Bước 1: HS hoạt động theo nhóm đôi.
- GV hướng dẫn HS quan sát từng nhóm hình ở trang 19 SGK và suy nghĩ trao đổi nhóm đôi trả lời câu hỏi :
	? Các hình nào cho biết sự lớn lên của cơ thể. ( HS: nhóm đầu tiên)
	? Các hình nào cho biết các bạn học tập tốt. ( HS: nhóm các bạn đang dơ điểm 10)
 	? Các hình nào cho biết các bạn có sức khỏe tốt. ( HS: nhóm các bạn đang vật nhau)
 ? Tại sao chúng ta phải ăn uống hằng ngày. ( HS G trả lời)
Gv quan sát và giúp đỡ HS TB,Y.
Bước 2: 
- Một số HS phát biểu trước lớp theo từng câu hỏi của GV.
GV kết luận: Chúng ta cần phải ăn, uống hằng ngày để cơ thể mau lớn, có sức khỏe và học tập tốt.
*HĐ3: Thảo luận cả lớp. 
Mục tiêu: Biết được hằng ngày phải ăn, uống như thế nào để có sức khỏe tốt.
CTH:
	Bước 1: GV giao nhiệm vụ cho các nhóm ( 2 nhóm, mỗi nhóm 7 - 8 em)
	GV lần lượt đưa ra các câu hỏi cho HS thảo luận:
	? Khi nào chúng ta cần phải ăn và uống.? Hằng ngày em ăn mấy bữa, và những lúc nào.
	? Tại sao chúng ta không nên ăn bánh, kẹo trước bữa ăn chính.
- HS suy nghĩ và trả lời câu hỏi.
- GV gọi lần lượt HS lên trả lời trứơc lớp.
 GV nhận xét và kết luận: Chúng ta cần ăn khi đói, uống khi khát
+ Hằng ngày cần ăn ít nhát là ba bữa vào buổi sáng, buổi trưa, buổi chiều tối.
+ Không nên ăn đồ ngọt trước bữa ăn chính để trong bữa ăn chính ăn được nhiều và ngon miệng hơn.
3 Củng cố, dặn dò:
? Tại sao chúng ta cần phải ăn , uống hằng ngày. (HS trả lời)
- Dặn HS về nhà kể lại cho mẹ và những người thân trong gia đình những điều em đã học ở bài này. Xem trước bài 9.
..
Sinh hoạt
Nhân xét tuần
1. Đánh giá hoạt động tuần.
a. Ưu điểm: 
- Trong tuần cả lớp đã ổn định nề nếp của lớp học như: học bài, đọc Năm điều Bác Hồ dạy, tập thể dục giữa giờ, nề nếp đi vào ổn định.
- Các em ngoan ngoãn, đoàn kết, lễ phép, vệ sinh cá nhân sạch sẽ.
- Trong tuần lớp tuyên dương những em tốt
b. Nhược điểm: - Một số em hay quên đồ dùng học tập , chưa chịu khó trong học tập,
 còn chậm khi ra thể dục và chưa nghe theo hiệu lệnh trống, nói chuyện riêng trong giờ học, vệ sinh chưa gọn. 
- Trong tuần, lớp phê bình những bạn chưa tốt.
2. Viêc tuần sau:
- Phát huy những việc đã đạt được.
- Khắc phục những việc còn tồn tại trong tuần.
- Tiếp tục ổn định nề nếp học tập. 
- Ôn bài chuẩn bị thi giữa kì.

Tài liệu đính kèm:

  • docGA CHAT T 8.doc