Giáo án các môn lớp 3 (buổi sáng) - Tuần 30

Giáo án các môn lớp 3 (buổi sáng) - Tuần 30

Tập đọc – Kể chuyện

GẶP GỠ Ở LÚC- XĂM- BUA

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:

A. Tập đọc:

- Biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời nhân vật.

- Hiểu ND: Cuộc gặp gỡ bất ngờ thú vị, thể hiện tình hữu nghị quốc tế giữa đoàn cán bộ Việt Nam với HS một trường tiểu học ở Lúc-xăm-bua.

B. Kể chuyện:

Kể lại được từng đoạn câu chuyện dựa theo gợi ý cho trước (SGK).

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

 Tranh minh hoạ truyện trong sgk, Bảng phụ gợi ý để học sinh kể

 

doc 20 trang Người đăng minhanh10 Lượt xem 460Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án các môn lớp 3 (buổi sáng) - Tuần 30", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỊCH BÁO GIẢNG TUẦN 30
T/N
Môn
Tên bài dạy 
Hai
25/03/2013
Sáng
SHDC
TĐ – KC*
Gặp gỡ ở Lúc-xăm-bua.
TĐ – KC*
Gặp gỡ ở Lúc-xăm-bua.
TH
Chiều
T*
Luyện tập
THKT TV
Luyện đọc: Gặp gỡ ở Lúc-xăm-bua.
 AV
Ba
26/03/2013
Sáng
CT
Nghe – Viết: Liên hợp quốc.
T
Phép trừ các số trong phạm vi 100000.
TC
Làm đồng hồ để bàn (t3).
TNXH
Trái Đất. Quả địa cầu.
Chiều
TH
AN
AV
Tư
27/03/2013
Sáng
TNXH
Sự chuyển động của Trái Đất.
TĐ
Một mái nhà chung.
T
Tiền Việt Nam.
T.VIẾT
Ôn chữ hoa U.
Chiều
LT&C*
Đặt và trả lời câu hỏi Bằng gì? Dấu hai chấm.
MT
THKT T
Luyện tập tính diện tích HCN, HV theo kích thước cho trước.
Năm
28/03/2013
Sáng
CT
Nhớ - viết: Một mái nhà chung.
TD
T 
Luyện tập
ĐĐ
Chăm sóc cây trồng, vật nuôi (tiết 1)
Chiều
GDNGLL
Tổ chức cho học sinh sưu tầm tranh, ảnh tư liệu về cuộc sống của thiếu nhi các nước trong khu vực.
THKT TV
Luyện viết: Một mái nhà chung
THKT T
Phép cộng các số trong phạm vi 100000.
Sáu
29/03/2013
Sáng
TLV
Viết thư.
TD
T
Luyện tập chung.
SHL
Chiều
THKT TV
Luyện đọc: Một mái nhà chung
THKT T
Giải toán có lời văn liên quan đến chu vi, diện tích của hình.
HĐTT
Tổ chức hội vui học tập, câu lạc bộ khoa học nghệ thuật.
Ngày dạy: 25 – 03 – 2013 
Tập đọc – Kể chuyện 
GẶP GỠ Ở LÚC- XĂM- BUA
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:
A. Tập đọc:
- Biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời nhân vật.
- Hiểu ND: Cuộc gặp gỡ bất ngờ thú vị, thể hiện tình hữu nghị quốc tế giữa đoàn cán bộ Việt Nam với HS một trường tiểu học ở Lúc-xăm-bua.
B. Kể chuyện:
Kể lại được từng đoạn câu chuyện dựa theo gợi ý cho trước (SGK).
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 Tranh minh hoạ truyện trong sgk, Bảng phụ gợi ý để học sinh kể
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Tập đọc:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. KIỂM TRA:
- Đọc bài: "Lời kêu gọi toàn dân tập thể dục "
- Nhận xét cho điểm.
B. BÀI MỚI:
1. Giới thiệu bài:
2. Luyện đọc:
- Giáo viên đọc mẫu.
- Đọc từng câu. 
- Đọc từng đoạn trước lớp. 
+ Kết hợp giải nghĩa từ cuối bài.
+ Đặt câu với từ: sưu tầm, hoa lệ.
- Đọc từng đoạn trong nhóm. 
- Thi đọc từng đoạn trước lớp. 
3. Tìm hiểu bài:
- Đoàn cán bộ Việt Nam tới thăm 1 trường tiểu học ở Lúc-xăm-bua họ thấy có điều gì bất ngờ ?
- Vì sao các bạn lớp 6a nói được tiếng Việt Nam và có rất nhiều đồ vật của Việt Nam?
- Các bạn ở Lúc-xăm-bua muốn biết điều gì về thiếu nhi Việt Nam ?
- Các em muốn nói gì với các bạn trong câu chuyện này ?
 - Em hãy nêu nội dung của bài ?
 GD KNS
4. Luyện đọc lại: 
- Hướng dẫn luyện đọc bài.
- Tổ chức thi đọc.
- Nhận xét đánh giá.
- Học sinh lắng nghe.
- Mỗi HS đọc tiếp nối 1 câu. 
- HS đọc từ: Lúc-xăm-bua, Mô-ni-ca, Giét-xi-ca, in-tơ-nét
Đọc nối tiếp 3 đoạn trong bài 
- HS đặt câu.
- Đọc nhóm 3
- 2 nhóm thi đọc.
- Cả lớp đọc đồng thanh. 
- Tất cả học sinh lớp 6a đều giới thiệu bằng tiếng việt, hát tặng bài hát bằng tiếng việt, giới thiệu những việc rất đặc trưng ở Việt Nam mà các em đã sưu tầm được: Vẽ quốc kì Việt Nam, nói được bằng Việt Nam những từ ngữ thiêng liêng với người Việt Nam,Việt Nam, Hồ Chí Minh.
- Vì cô giáo lớp 6a đã từng ở Việt Nam. Cô thích Việt Nam nên đã dạy trò của mình nói tiếng Việt Nam, kể cho các em nhiều điều tốt đẹp về Việt Nam. Các em còn tự tìm hiểu Việt Nam trên mạng in-tơ-nét 
- Các bạn ở Lúc-xăm-bua muốn biết về thiếu nhi Việt Nam thích học những môn gì, thích hát bài hát nào, thích chơi những trò chơi gì
- Rất cám ơn các bạn đã yêu quý Việt Nam/ Cám ơn tình thân ái, hữu nghị của các bạn ...
- Cuộc gặp gỡ thú vị, đầy bất ngờ của đoàn cán bộ Việt Nam với 1 trường tiểu học ở Lúc-xăm-bua thể hiện tình hữu nghị, đoàn kết giữa các dân tộc
- HS theo dâi.
- Học sinh thi đọc đoạn văn.
- 1 học sinh đọc cả bài.
Kể chuyện:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Xác định yêu cầu: 
2. HD HS kể chuyện:
- Câu chuyện được kể bằng lời của ai ?
- Kể bằng lời của em là thế nào ?
- Gọi 3 HS đọc đoạn kể tiếp nối 3 đoạn của truyện .
- Yêu cầu tập kể chuyện.
- Theo dõi nhắc nhở gợi ý h/s yếu.
- 3 HS kể bằng lời cùng 1 nhân vật, tiếp nối kể câu chuyện trước lớp. 
- Gọi 1 HS kể toàn bộ nội dung câu chuyện.
C. CỦNG CỐ DẶN DÒ:
 - Em nhận xét gì về các bạn trong bài; thiếu nhi các nước cần đoàn kết?
- Nhận xét giờ học, dặn h/s chuẩn bị bài sau. 
- HS đọc yêu cầu của bài.
- Theo lời kể 1 thành viên trong đoàn cán bộ Việt Nam.
- Kể khách quan như người ngoài biết cuộc gặp gỡ đó và kể lại.
- 3 h/s kể chuyện.
- HS kể chuyện theo nhóm.
- HS thi kể trước lớp.
- Cả lớp cùng theo dõi nhận xét 
Toán 
LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU:
- Biết cộng các số có đến năm chữ số (có nhớ).
- Giải bài toán bằng hai phép tính và tính chu vi, diện tích hình chữ nhật
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. KIỂM TRA:
- 2 HS lên bảng đặt tính và tính 
17436 + 12571; 36974 +4426
B. BÀI MỚI:
1. Giới thiệu: 
2. HD luyện tập:
Bài 1 (cột 2,3)
- Bài yêu cầu chúng ta làm gì ?
- Muốn tìm tổng của 3 số hạng ta làm thế nào?
- Gọi 2 HS lên bảng giải. 
Bài 2: 
- Bài toán cho biết gì ?
- Bài toán hỏi gì ?
- Tóm tắt và giải
Bước 1: Tìm chiều dài
Bước 2: Tính chu vi
Bước 3: Tính diện tích
Theo dõi nhắc nhở.
Bài 3:
- Đọc đề bài?
- Yêu cầu dựa vào tóm tắt nêu miệng đề toán và giải.
C. CỦNG CỐ DẶN DÒ:
- Nhắc lại cách tính chu vi diện tích hình chữ nhật?
- Xem lại bài, làm các BT còn lại trong SGK
- Nhận xét giờ học. 
- HS nêu đầu bài.
- HS làm bài.
- HS đọc bài.
- HS nêu các thực hiện.
- HS tóm tắt và giải.
Tóm tắt:
Hình chữ nhật abcd có:
Chiều rộng : 3 cm
Chiều dài : Gấp 3 chiều rộng
Tính : Chu vi ? Diện tích ?
Bài giải:
Chiều dài của hình chữ nhật là
3 2 = 6 (cm )
Chu vi của hình chữ nhật là 
(3 + 6) 2 = 18 (cm)
Diện tích của hình chữ nhật là 
3 6 = 18 (cm )
Đáp số : 18 cm
 18 cm2
- Con hái được 15 kg chè, mẹ hái được số chè gấp 3 lần con. Hỏi cả 2 mẹ con hái được bao nhiêu kg chè ?
- HS làm bài.
Ngày dạy: 26 – 03 – 2013 
Chính tả (Nghe - viết)
LIÊN HỢP QUỐC
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:
 - Nghe - viết đúng bài CT; viết đúng các chữ số; trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.
- Làm đúng BT (2) a
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Bảng lớp viết 3 lần bài tập 2a
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. KIỂM TRA:
- Yêu cầu viết: bác sĩ, mỗi sáng, xung quanh, thị xã...
- Nhận xét đánh giá.
B. BÀI MỚI:
1. Giới thiệu: 
2. HD HS viết chính tả:
- GV đọc mẫu .
- Liên hiệp quốc được thành lập nhằm mục đích gì ?
- Có bao nhiêu thành viên tham gia liên hiệp quốc ?
- Việt Nam trở thành liên hiệp quốc từ khi nào ?
- Đoạn viết có mấy câu ?
- Trong đoạn viết những chữ nào viết hoa ? Vì sao ?
- Cả lớp đọc thầm đoạn văn, tập viết những tiếng các em dễ mắc lỗi chính tả trong bài. 
- GV đọc cho HS viết. 
- GV chấm khoảng 5 đến 7 bài. 
3. HD làm bài tập:
Bài 2:
- 1, 2 HS đọc yêu cầu bài 
Làm bài cá nhân
Chữa bài.
C. CỦNG CỐ DẶN DÒ:
- Nêu cách viết hoa tên riêng?
- Nhận xét tiết học, dặn h/s về luyện viết. 
- 1, 2 HS đọc lại bài
- Liên hiệp quốc được thành lập nhằm bảo vệ hoà bình, tăng cường hợp tác và phát triển kinh tế giữa các nước
- Có 191 nước trong khu vực
- Việt Nam trở thành liên hiệp quốc từ ngày 20 tháng 9 năm 1997
- Đoạn viết có 4 câu
- Đầu câu, đầu đoạn và danh từ riêng
liên hiệp quốc, tăng cường, lãnh thổ
24-10-1945; 20-9-1997
- HS viết từ khó.
- HS viết bài vào vở.
- Đổi vở soát lỗi.
- Lớp đọc thầm 
- HS làm bài cá nhân. 
Buổi chiều, thuỷ triều, triều đình
Chiều chuộng, ngược chiều, chiều cao
Toán 
PHÉP TRỪ CÁC SỐ TRONG PHẠM VI 100000
I. MỤC TIÊU:
- Biết trừ các số trong phạm vi 100000 (đặt tính và tính đúng).
- Giải bài toán có phép trừ gắn với mối quan hệ giữa km và m.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. KIỂM TRA:
- Yêu cầu đặt tính và tính 19267 + 51093 + 3629; 4169 + 12911 + 53219 
- Nhận xét đánh giá.
B. BÀI MỚI:
1. Giới thiệu: 
2. Thực hiện phép trừ 85674-58329:
- Yêu cầu nêu cách trừ.
- Muốn trừ 2 số có nhiều chữ số ta làm thế nào?
3. Luyện tập:
Bài 1: 
- Gọi 2 HS lên bảng làm. Lớp làm sgk
- Theo dõi nhắc nhở h/s yếu, h/s khuyết tật.
Bài 2: 
- Yêu cầu HS làm bảng con.
- 2 HS lên bảng làm. 
- Nhận xét đánh giá.
Bài 3: 
- Bài toán cho biết gì ?
- Bài toán hỏi gì?
- HD h/s làm bài.
C. CỦNG CỐ DẶN DÒ:
- Nêu cách trừ các số có 5 chữ số?
- Nhận xét chung giờ học, dặn h/s về ôn bài. 
- HS nêu ý kiến.
- Thực hiện theo hướng dẫn.
	85674 14 trừ 9 bằng 5 viết 5
- 2 nhớ 1 bằng 3, 7 trừ
 58329 3 bằng 4, viết 4...
 27345 
Vậy: 85674 - 58329 = 27345
- Muốn trừ 2 số cú nhiều chữ số ta viết số trừ dưới số bị trừ sao cho các số cùng hàng đều thẳng cột với nhau, viết dấu trừ, kẻ gạch ngang và trừ lần lượt từ phải sang trái. 
- HS nêu yêu cầu.
- HS làm bài sgk, bảng.
- Đặt tính rồi tính
- HS làm bài bảng con.
- Đọc đầu bài.
- Nêu ý kiến tìm hiểu.
- HS làm bài.
Giải:
Quãng đường chưa trải nhựa là:
25850-9850=16000 (m)
Đổi 16000 m = 16km
 Đáp số: 16km 
Thủ công
LÀM ĐỒNG HỒ ĐỂ BÀN (T3)
I. MỤC TIÊU:
- Biết cách làm đồng hồ để bàn.
- Làm được đồng hồ để bàn. Đồng hồ tương đối cân đối.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Mẫu đồng hồ để bàn bằng giấy thủ công. Đồng hồ để bàn. Tranh quy trình, giấy thủ công.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. KIỂM TRA:
- Kiểm tra đồ dùng học bộ môn.
 B. BÀI MỚI:
1. Hoạt động 3: HS thực hành làm đồng hồ để bàn và trang trí. 
- Gọi 1, 2 HS nhắc lại các bước làm đồng hồ để bàn. 
- GV nhắc HS khi gấp và dán tờ giấy để làm đế , khung, chân đỡ đồng hồ cần miết kĩ các nếp và bôi hồ cho đều. 
- GV gợi ý HS trang trí đồng hồ như vẽ ô nhỏ làm lịch ghi thứ, ngày ở gần số 3. Ghi nhãn hiệu đồng hồ ở phía dưới số 12 hoặc vẽ trên mặt đồng hồ. 
2. Hoạt động 4: Trưng bày sản phẩm.
- Tổ chức cho h/s trưng bày.
- GV khen ngợi những em trang trí đẹp có nhiều sáng tạo.
- Đánh giá kết quả học tập của HS.
 C. CỦNG CỐ DẶN DÒ:
- Nhận xét chung giờ học.
- Dặn h/s chuẩn bị cho bài sau.
- HS nêu các bước làm đồng hồ để bàn.
Bước 1: Cắt giấy.
Bước 2: Làm các bộ phận của đồng hồ (khung, mặt, đế, chân đỡ đồng hồ).
Bước 3: Làm thành đồng hồ hoàn chỉnh. 
- HS thực hành làm đồng hồ để bàn.
- HS trang trí. 
- Trưng bày sản phẩm 
Tự nhiên xã hội
TRÁI ĐẤT-QUẢ ĐỊA CẦU
I. MỤC TIÊU:
- Biết được Trái Đất rất lớn và có hình cầu.
- Biết cấu tạo của quả địa cầu.
II. ĐỒ DÙNG DẠY H ...  HS đọc lại bài thơ đó điền hoàn chỉnh. 
C. CỦNG CỐ DẶN DÒ:
- Nhận xét gì học.
- Dặn h/s, luyện viết thêm.
- HS viết bảng lớp, bảng con.
- 3 HS đọc thuộc lòng. 
- Những mái nhà của chim, cá, nhím, ốc, của em và của bạn. Mỗi ngôi nhà có nét đặc trưng riêng và vẻ đẹp riêng 
- Đoạn thơ có 3 khổ. Giữa 2 khổ thơ ta để cách 1 dòng.
- Chữ dầu dòng phải viết hoa và viết lùi vào 2 ô.
VD: nhìn, sóng xanh, rập rình, lợp
2 HS viết bảng, lớp viết nháp
- HS nhớ viết bài.
- HS đọc yêu cầu của bài.
ĐIền vào chỗ trống 
a, tr hay ch
Mèo con đi học ban trưa
Nón nan không đội, trời mưa ào ào
Hiên che không chịu nép vào
Tối về sổ mũi còn gào meo meo
Toán 
LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU:
- Biết trừ nhẩm các số tròn chục nghìn.
- Biết trừ các số có đến năm chữ số (có nhớ) và giải bài toán có phép trừ. Bài 1, bài 2, bài 3, bài 4 (a)
II. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. KIỂM TRA:
- Yêu cầu h/s làm bài:
Tóm tắt: 
1 hộp bút: 16000 đồng 
và 1 hộp bút: 12000 đồng 
Đưa 2 tờ giấy bạc 
loại 20000 đồng 
Phải trả lại: ? đồng 
- Nhận xét cho điểm.
 B. BÀI MỚI:
 1. Giới thiệu bài:
 2. Luyện tập:
Bài 1: 
- HD HS thực hiện tính nhẩm các số tròn nghìn. 
- Yêu cầu nhẩm miệng.
- GV nhận xét. 
Bài 2: 
- Hướng dẫn đặt tính rồi tính.
- Yêu cầu h/s làm bài.
- Theo dõi gợi ý h/s yếu.
 Bài 3: 
- Bài toán cho biết gì, hỏi gì?
- Yêu cầu h/s đọc tìm hiểu bài rồi giải - Theo dõi gợi ý h/s làm bài.
- GV chấm bài. 
Bài 4(a)
- Khoanh tròn vào chữ đặt trước câu trả lời đúng. 
- Yêu cầu h/s làm bài.
C. CỦNG CỐ DẶN DÒ:
- Nêu cách thực hiện phép trừ số có năm chữ số?
- Làm các BT còn lại trong sgk
- Nhận xét giờ học.
Số tiền mẹ đưa cho cô bán hàng là
20000 x 2 = 40000 (đồng)
Cô bán hàng phải trả lại mẹ số tiền là
40000 - (16000 + 12000) = 12000 (đồng)
 Đáp số: 12000 đồng
- HS làm bài..
VD: 90000 - 50000 = ?
9 chục nghìn - 5 chục nghìn = 4 chục nghìn 
Vậy 90000 - 50000 = 40000
60000 - 30000 = 30000
100000 - 40000 = 60000
80000 - 50000 = 30000
100000 - 70000 = 30000
- Đặt tính rồi tính
- 3 HS lên bảng giải. Lớp giải bảng con.
- HS đọc bài, phân tích, tóm tắt và giải 
- HS làm bài vào vở. 
Tóm tắt:
Sản xuất: 23560 lít mật ong
Đã bán: 21800 lít
Còn lại: ? lít
Giải
Số lít mật ong trại đó còn lại là
23560 - 21800 = 1760 (lít)
 Đáp số: 1760 lít
a. Cho phép trừ
Chữ số thích hợp để ghi vào ô trống 
A: 8 C: 9
B: 4 D: 6
b. Khoanh vào D 
Đạo đức 
CHĂM SÓC CÂY TRỒNG, VẬT NUÔI (T1)
I. MỤC TIÊU:
- Kể được một số lợi ích của cây trồng, vật nuôi đối với cuộc sống con người.
- Nêu được những việc cần làm phù hợp với lứa tuổi để chăm sóc cây trồng, vật nuôi.
- Biết làm những việc phù hợp với khả năng để chăm sóc cây trồng, vật nuôi ở ga đình, nhà trường.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Vở bài tập đạo đức. Tranh ảnh một số cây trồng, vật nuôi( Sưu tầm)
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. KIỂM TRA:
- Nước có vai trò quan trọng như thế nào đối với đời sống và vật nuôi ?
 B. BÀI MỚI:
1. Giới thiệu:
2. Hoạt động 1: Trò chơi ai đoán đúng .
- GV chia HS theo số chẵn và số lẻ.
* Kết luận: Mỗi người đều có thể yêu thích 1 cây trồng hoặc vật nuôi nào đó. Cây trồng, vật nuôi phục vụ cho cuộc sống và mang lại niềm vui cho mọi người. 
3. Hoạt động 2: Quan sát tranh ảnh. 
- HS số chẵn có nhiệm vụ nêu 1 vài đặc điểm về 1 con vật nuôi mà em thích và nói lí do vì sao mình yêu thích con vật đó 
- HS số lẻ có nhiệm vụ nêu đặc điểm của 1 cây trồng mà em thích và nói rõ vì sao em thích, tác dụng của cây đó. 
- HS làm việc cá nhân.
- 1 số HS lên trình bày. 
- GV gọi 1 vài HS đặt câu hỏi và yêu cầu các HS khác trả lời về nội dung từng bức tranh.
- Trong tranh các bạn đang làm gì ? 
- Theo em việc làm của các bạn đó đem lại lợi ích gì ?
- HS quan sát tranh đặt câu hỏi và trả lời 
Tranh 1: Bạn đang cho gà ăn 
Tranh 2: Bạn đang tắm cho lợn 
Tranh 3: Bạn đang tưới rau 
Tranh 4: Các bạn đang cùng ông trồng cây 
- Chăm sóc cây trồng vật nuôi đem lại niềm vui cho các bạn vì các bạn được tham gia làm những việc có ích và phù hợp với khả năng. 
4. Hoạt động 3: HD HS thực hành. 
- Tìm hiểu các hoạt động chăm sóc cây trồng, vật nuôi ở trường và ở nơi em sống.
- Sưu tầm các bài thơ, truyện, bài hát về chăm sóc cây trồng vật nuôi.
- Tham gia hoạt động chăm sóc cây trồng vật nuôi ở gia đình, nhà trường.
5. Củng cố, dặn dò:
- Dặn dò HS yêu mến, chăm sóc các con vật nuôi, cây trồng.
- Nhận xét tiết học.
GDNGLL
TỔ CHỨC CHO HỌC SINH SƯU TÂM TRANH, ẢNH TƯ LIỆU VỀ CUỘC SỐNG CỦA THIẾU NHI CÁC NƯỚC TRONG KHU VỰC 
I. Yêu cầu: 
-Học sinh sưu tầm một số tranh ảnh về thiếu nhi Việt Nam và Thiếu Nhi Quốc Tế.
- Giáo dục học sinh có tính đoàn kết các dân tộc anh em trên trên thế giới 
II. Các hoạt động dạy học: 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Hoạt động 1:
Mục tiêu: Giáo viên giới thiệu cho học sinh nắm được các quyền và nghĩa vụ của trẻ em.
CTH: Giáo viên đọc cho học sinh nắm được các quyền của trẻ em: 
- Hát bài Thiếu Nhi thể giới liên hoan 
Yêu cầu học sinh nắm vững các quyền đó của mình .
* Liên hệ: Chúng ta đã được hưởng tất cả các quyền trên chưa.
Biết những ai chưa được hưởng những quyền đó.
Hoạt động 2: 
Mục tiêu: Học sinh nắm được các bổn phận của trẻ em:
CTH: Các em hãy nêu những bổn phận của trẻ em mà em biết?
Yêu cầu học sinh nêu miệng .
Nhận xét, bổ sung bạn.
*Liên hệ : 
- Có bạn nào đã thực hiện tốt các bổn phận đó đối với ông bà, cha mẹ chưa?
- Tuyên dương những em thực hiện tốt những bổn phận của mình đối với ông bà, cha mẹ.
Hoạt động 3: Củng cố- dặn dò: 
- Nhắc lại các quyền và nghĩa vụ các em vừa học hôm nay?
- Về nhà tự thực hiện tốt các quyền và nghĩa vụ đó.
- Học sinh nắm được mục tiêu của hoạt động 1
- Lắng nghe giáo viên đọc.
- Nhắc lại nhiều em.
- Học sinh tự liên hệ về quyền trẻ em. 
- Liên hệ thực tiễn cuộc sống.
- Nắm được mục tiêu hoạt động 2.
- Nêu miệng cả lớp nghe và nhận xét bổ sung cho bạn.
- Liên hệ bản thân mình xem đã thực hiện tốt chưa.
- Chọn bạn đã thực hiện tốt để tuyên dương.
-2 em nhắc lại các quyền và bổn phận của mình vừa học.
Ngày dạy: 29 – 03 – 2013 
Tập làm văn 
VIẾT THƯ
I. MỤC ĐÍCH,YÊU CẦU:
Viết được một bức thư ngắn cho một bạn nước ngoài dựa theo gợi ý.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Bảng lớp viết gợi ý viết thư trong sgk. Bảng phụ viết trình tự lá thư
- Phong bì thư, tem thư, giấy rời để viết thư. 
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. KIỂM TRA:
- Yêu cầu đọc bài văn kể trận thi đấu thể thao.
- Nhận xét cho điểm.
B. BÀI MỚI:
1. Giới thiệu bài:
2. Hướng dẫn viết thư:
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập. 
- Yêu cầu HS đọc phần gợi ý sgk. 
GV gợi ý: Có thể viết thư cho 1 bạn nhỏ nước ngoài mà các em đọc báo, nghe đài, xem truyền hình, phim ảnh, qua các bài tập đọc có thể là người bạn tưởng tượng của em. Nói rõ đó là người nước nào, nói được tên của bạn thì càng tốt.
- Em viết thư phải thể hiện nội dung sau:
Mong muốn được làm quen với bạn, bạn là ai? người nước nào ? thăm hỏi bạn ...
Bày tỏ tình thân ái, mong muốn các bạn nhỏ trên thế giới cùng chung sống hạnh phúc trong ngôi nhà chung : Trái Đất 
- GV mở bảng phụ và hình thức trình bày lá thư cho 1 HS đọc. 
- Yêu cầu HS thực hành viết thư. 
- GV theo dõi gợi ý.
- Gọi HS đọc thư. 
- GV chấm 1 số bài. 
 GD KNS
C. CỦNG CỐ DẶN DÒ:
- Nêu hình thức viết thư?
- Nhận xét giờ học, dặn h/s về gửi thư.
- 3 HS lên bảng đọc bài văn kể lại 1 trận thi đấu thể thao.
- 1, 2 HS đọc bài. 
-1 HS đọc, lớp theo dõi.
- Suy nghĩ chọn 1 bạn HS 
- 1 HS đọc 
Dòng đầu thư (ghi rõ nơi viết, ngày, tháng)
Lời xưng hô (Bạn thân mến!)
Nội dung thư: Làm quen, thăm hỏi, bày tỏ tình thân ái, lời chúc hứa hẹn
Cuối thư: Lời chào, chữ kí và tên 
- HS viết giấy rời
- HS nối tiếp nhau đọc thư. 
- HS dán tem cho thư vào phong bì. 
Toán 
LUYỆN TẬP CHUNG
I. MỤC TIÊU:
- Biết cộng, trừ các số trong phạm vi 100000.
- Giải bài toán bằng hai phép tính và bài toán rút về đơn vị. 
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. KIỂM TRA:
- Yêu cầu h/s làm bài.
- Nhận xét đánh giá.
 B. BÀI MỚI:
1. Giới thiệu:
2. Luyện tập:
Bài 1: 
- Nêu thứ tự thực hiện các phép tính.
- Yêu cầu h/s nêu kết quả.
- GV theo dõi nhắc nhở.
Bài 2: 
- Yêu cầu HS làm bảng con.
- GV theo dõi nhận xét chữa bài. 
Bài 3: 
- Bài toán cho biết gì, hỏi gì? Thực hiện thế nào?
- Yêu cầu h/s làm bài. 
- GV theo dõi gợi ý.
- Nhận xét đánh giá.
Bài 4: HD tóm tắt và giải.
Tóm tắt: 
5 cái compa: 10000 đồng 
3 cái compa: ? đồng 
B1: rút về đơn vị 
C. CỦNG CỐ DẶN DÒ:
- Nêu cách tính giá trị biểu thức có ngoặc?
- Nhận xét đánh giá.
- HS lên bảng điền số thích hợp vào chỗ trống: 
20000 + 10000 + 60000 = 90000
80000 - 50000 + 40000 = 70000 
40000 + 20000 - 30000 = 30000
- 1 HS đọc yêu cầu của bài. 
Tính nhẩm :
a, 40000 + 30000 + 20000 
 = 70000 + 20000 
 = 90000
b, 40000 + (30000 + 20000)
 =40000 + 50000 
 =90000
c, 60000 - 20000 - 10000 
 = 40000 - 10000 
 = 30000
d,60000 - (20000 + 10000)
 = 60000 - 30000
 = 30000
- HS nêu yêu cầu.
- HS làm bài.
 - HS đọc bài, phân tích, tóm tắt và giải.
Giải:
Số cây ăn quả của xã Xuân Hoà là: 68700 + 5200 = 73900 (cây)
Số cây ăn quả của xã Xuân Mai là: 73900 - 4500 = 69400 (cây)
 Đáp số: 69400 cây
- HS đọc bài, tìm hiểu cách làm bài.
- HS làm bài.
Giải:
Giá tiền 1 chiếc compa là:
10000 : 5 =2000 (đồng)
Số tiền phải trả cho 3 chiếc compa là: 2000 3 = 6000 (đồng)
 Đáp số: 6000 đồng 
SHL
Sinh hoạt tuần 30
I - NHẬN XÉT TUẦN QUA:
1. Chuyên cần: Lười học bài: Giao
 Hay nói chuyện trong giờ học: Kiệt
2. Học tập: Chữ viết còn xấu, cẩu thả: Giao, Huy.
3. Các hoạt động khác: HS thực hiện tốt
II - KẾ HOẠCH TUẦN 31:
-Học bài, chuẩn bị bài trước khi đến lớp.
- Tích cực, tự giác học tập
- Phụ đạo HS yếu có hiệu quả
- Không nói chuyện, trao đổi nhiều trong giờ học.
- Hăng hái phát biểu ý kiến xây dựng bài
-Rèn chữ viết cẩn thận, đúng , đẹp
- Lễ phép, kính trọng thầy cố giáo, người lớn tuổi
- Đi học đều, đúng giờ, đi thưa về trình
- Thực hiện tốt ngôn phong, tác phong HS
 - Các em xếp hàng ngay ngắn ra vào lớp, hát đầu giờ, giữa giờ.
- Vệ sinh lớp học, sân trường sạch sẽ.
- Tập thể dục giữa giờ.
-Trực nhật lớp sạch sẽ
- Không ăn quà vặt, uống nước chín
- Vệ sinh cá nhân, trường lớp sạch đẹp
- Đi học đều, nghỉ học phải xin phép.
- Thực hiện tốt an toàn giao thông

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 30 sua.doc