Giáo án các môn lớp 3 - Tuần 19 năm 2013

Giáo án các môn lớp 3 - Tuần 19 năm 2013

HAI BÀ TRƯNG

I YCCĐ:Biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu , giữa các cụm từ ; bước đầu biết đọc với giọng phù hợp với diễn biến của truyện . Ca ngợi tinh thần bất khuất chống giặc ngoai xâm của HAI BÀ TRƯNG và nhân dân ta .

II Kĩ năng sống: Đặt mục tiêu.Đảm nhận trách nhiệm.Kiên định.Giải quyết vấn đề.

 Lắng nghe tích cực . Tư duy sáng tạo

 

doc 21 trang Người đăng minhduong20 Lượt xem 664Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn lớp 3 - Tuần 19 năm 2013", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 19
Thứ hai ngày 31 tháng 1 năm 2013
:Tập đọc - Kể chuyện:
HAI BÀ TRƯNG
I YCCĐ:Biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu , giữa các cụm từ ; bước đầu biết đọc với giọng phù hợp với diễn biến của truyện . Ca ngợi tinh thần bất khuất chống giặc ngoai xâm của HAI BÀ TRƯNG và nhân dân ta . 
II Kĩ năng sống: Đặt mục tiêu.Đảm nhận trách nhiệm.Kiên định.Giải quyết vấn đề.
 Lắng nghe tích cực . Tư duy sáng tạo
III Các hoạt động dạy chủ yếu:
Các hoạt động
Hoạt động cụ thể
1.Bài cũ: (5/)
MT: Ôn lại kiến thức cũ 
-GV nhận xét bài kiểm tra HKI của cả lớp.
-Công bố kết quả.
2.Bài mới:
 Giới thiệu bài (1/)
Hoạt động 1: (20/)
 Luyện đọc
MT: +Đọc đúng: thuở xưa thẳng tay, ngút trời ...
+Giọng đọc phù hợp với diễn biến của chuyện.
+Biết phân biệt lời dẫn chuyện với lời nhân vật
+Hiều nghĩa các từ ở phần chú giải
PP: Hỏi đáp, thảo luận
+ SGK, bảng phụ, tranh minh hoạ
Hôm nay, chúng ta học bài “Hai bà Trưng”.
GV ghi tên bài lên bảng.
a.GV đọc mẫu toàn bài. Cả lớp chú ý lắng nghe.
-HS quan sát tranh.
b.Luyện đọc từng câu: Dãy 1 và dãy 2.
-Bài có 20 câu, mỗi em đọc một câu và tiếp nối nhau cho đến hết bài. Em nào đọc câu đầu đọc luôn đề bài; Ai đọc câu gặp lời nhân vật thì đọc hết lời đó luôn.
-Luyện đọc từ khó: dạy dỗ, võ nghệ
HS đọc cá nhân - đồng thanh
-GV phát hiện và sửa lỗi phát âm cho các em.
 c.Luyện đọc đoạn:
-Bài có 4 đoạn , GV gọi 4 em đọc nối tiếp 4 đoạn. Cả lớp theo dõi bạn đọc.
-GV hướng dẫn HS cách đọc: Cần nghỉ hơi đúng, nhấn giọng những từ ngữ ca ngợi tài trí của 2 chị em.VD:
 	Bấy giờ, / ở huyện Mê Linh có hai người con gái tài giỏi là Trưng Trắc và Trưng Nhị. // Cha mất sớm, / nhờ mẹ dạy dỗ, / hai chị em đều giỏi võ nghệ và nuôi chí giành lại non sông.//
-HS hiểu nghĩa các từ: Giặc ngoại xâm, đô hộ, Luy Lâu, trẩy quân, giáp phục, phấn khích: Phần chú giải
d.Luyện đọc đoạn trong nhóm: Nhóm 2.
-Các nhóm thi đọc: 3 nhóm.
-Các nhóm còn lại nhận xét; GV ghi điểm.
-HS đọc cả bài Các HS còn lại nhận xét; GV ghi điểm.
4.Luyện đọc lại: -GV đọc mẫu đoạn 2 của bài.
-Lớp chia nhóm để luyện đọc: Nhóm 2. 
-Thi đọc diễn cảm đoạn 2: 3 nhóm.
-Cả lớp và GV nhận xét, bình chọn nhóm đọc hay .
Hoạt động 2: (14/) 
Tìm hiểu bài:
MT: +Đọc thầm với tốc độ nhanh hơn học kỳ 1.
+Hiểu nội dung truyện: Ca ngợi tinh thần bất khuất chống giặc ngoại xâm của hai bà trưng và nhân dân ta. 
PP: Thảo luận, hỏi đáp
+ SGK, tranh
-Gọi một HS đọc lại toàn bài, Cả lớp đọc thầm từng đoạn và suy nghĩ để trả lời câu hỏi:
 +Nêu những tội ác của giặc ngoại xâm đối với với dân ta?+ Chúng thẳng tay chém giết dân lành, cướp hết ruộng nương, ... Lòng dân oán hận ngút trời.
 +Hai bà Trưng có tài và có đủ chí hướng như thế nào?+ Rất giỏi võ nghệ, nuôi chí giành lại non sông
+Vì sao Hai Bà Trưng khởi nghĩa?+ Vì Hai Bà yêu nước,thương dân, căm thù giặc đã giết hại ông Thi Sách và gây bao tội ác với nhân dân ta.
+ Kết quả cuộc khởi nghĩa như thế nào ?+ Kết quả thành trì của giặc sụp đổ. Tô Định trốn về nước. Đất nước sạch bóng quân thù.
+Hãy tìm những chi tiết nói lên khí thế của đoàn quân khởi nghĩa ?+ Hai Bà Trưng mặc giáp phục thật đẹp, bước lên bành voi rất oai phong, ...
-Cả lớp đọc thầm toàn bài, trao đổi theo nhóm 2 để TLCH:
 +Vì sao bao đời nay nhân dân ta tôn kính Hai Bà Trưng?+ Vì Hai Bà Trưng đã lành đạo ND giải phóng đất nước, là 2 vị anh hùng chống giặc đầu tiên trong lịch sử nước nhà.
-HS lắng nghe, nhận xét và bổ sung.
GV chốt:
*Ca ngợi tinh thần bất khuất chống giặc ngoại xâm của Hai bà Trưng.
Hoạt động 3: (17/)
 Luyện đọc lại
MT: Đọc đúng các kiểu câu. Phân biệt lời người dẫn chuyện và lời nhân vật
PP: Học nhóm: SGK
-GV đọc mẫu đoạn 2 của bài.
-Lớp chia nhóm để luyện đọc: Nhóm 2. 
-Thi đọc diễn cảm đoạn 2: 3 nhóm.
-Cả lớp và GV nhận xét, bình chọn nhóm đọc hay nhất.
-GV động viên, ghi điểm.
Hoạt động 4: (20/)
Kể chuyện:
MT: Dựa vào 4 tranh kể lại được từng đoạn câu chuuyện.
+Kể tự nhiên phối hợp điệu bộ với động tác.
+Biết đánh giá nhận xét lời kể của bạn.
PP: Học nhóm, thuyết trình
+ Tranh vẽ ở SGK
a.GV nêu nhiệm vụ: Trong phần Kể chuyện hôm nay, các em sẽ quan sát 4 tranh minh hoạ và tập kể từng đoạn của câu chuyện. Chúng ta sẽ xem bạn nào nhớ câu chuyện, kể chuyện hấp dẫn nhất.
b.HS kể:
-Một HS đọc đề bài và gợi ý. Cả lớp đọc thầm theo.
-GV nhắc HS lưu ý: cần quan sát tranh kết hợp với nhớ cốt truyện. Không cần kể y hệt theo văn bản trong SGK.-HS lần lượt quan sát tranh.
-4 HS thi kể nối tiếp 4 đoạn.
-Cả lớp và GV nhận xét, chọn bạn kể hay nhất, bạn kể có tiến bộ. GV ghi điểm.
Hoạt động 5: (3/) 
Tổng kết:
-Câu chuyện trên giúp các em hiểu ra điều gì? 
(Dân tộc Việt Nam ta có truyền thống chống giặc ngoại xâm bất khuất từ bao đời nay. Phụ nữ Việt Nam rất anh hùng, bất khuất.)-GV nhận xét tiết học.
-GV giao nhiệm vụ: Về nhà luyện kể lại câu chuyện cho cả nhà nghe.
 +Chuẩn bị bài sau: Báo cáo kết quả tháng thi đua: Noi gương chú bộ đội.
MÔN: Toán:
CÁC SỐ CÓ 4 CHỮ SỐ
I YCCĐ: nhận biết các số có bốn chữ số ( trường hợp các chữ số đều bằng không ) . Bước đầu biết đọc , viết các số có bốn chữ số và nhận ra giá trị của các chữ số trong nhóm các số có bốn chữ số ( trường hợp đơn giản ) 
II Các hoạt động dạy chủ yếu:
Các hoạt động
Các hoạt động chủ yếu
1.Bài cũ: (5/)
MT: Ôn lại kiến thức 
GV nhận xét bài kiểm tra.
Chữa bài nào HS làm sai
.Bài mới: 
Giới thiệu bài (1/)
Hoạt động 1: (13/)
Tìm hiểu ví dụ: Giới thiệu số có 4 chữ số
MT: Nhận biết các số có 4 chữ số.
+Bước đầu biết đọc viết các số có 4 chữ số và nhận ra giá trị của nó ở từng hàng. 
 +Bước đầu nhận ra thứ tự của các số trong một nhóm các số có 4 chữ số.
PP: Thực hành, Quan sát, thuyết trình
+ Bảng phụ
GV ghi đề bài lên bảng.
-GV yêu cầu HS lấy 3 tấm bìa rồi quan sát, nhận xét để biết mỗi tấm bìa có 10 cột, mỗi cột có 10 ô vuông.
-Suy ra 3 tấm bìa như vậy có bao nhiêu ô vuông? 
-GV lệnh HS lấy tiếp 2 tấm bìa, mỗi tấm bìa có 10 ô vuông. Vậy có mấy ô vuông
-HS lấy tiếp 5 ô vuông.
Như vậy, trước mặt mỗi HS có tất cả mấy ô vuông?
-HS ghi số tương ứng: 325.
+>GV lệnh HS lấy thêm 10 tấm bìa, mỗi tấm bìa có 100 ô vuông. Vậy HS đã lấy thêm mấy ô vuông?
 1000 ô vuông (sử dụng phép đếm thêm 100 để có 100; 200; 300; ...; 1000.)
+>GV cũng thao tác tương tự như HS; HS nhìn bảng để thấy: Trên hình vẽ có 1000; 300; 20 và 5.
-HS tiếp tục quan sát bảng các hàng, từ hàng đơn vị đến hàng chục, hàng trăm, hàng nghìn.
-HS suy nghĩ để nhận xét: Coi 1 là một đơn vị thì ở hàng đơn vị có 5 đơn vị, ta viết 5 ở hàng đơn vị...	
-HS nêu: Số gồm 1 nghìn, 3 trăm, 2 chục, 5 đơn vị viết 1325, đọc là: Một nghìn ba trăm hai mươi lăm.
-HS đọc số trên: 4-5 em, cả lớp đọc thầm.
*Tìm hình biểu diễn cho số:
-GV đọc các số 1523 và 2561 cho HS lấy hình biểu diễn tương ứng với mỗi số. 
Hoạt động 2: (18/)
Thực hành 
MT: Vận dụng kiến thức đã học để làm bài tập.
Phương pháp: Thực hành, động não
+ Vở toán, thước
-Cả lớp cùng làm miệng bài 1. 
-GV yêu cầu HS làm bài 2, 3 / 92, 93 SGK vào vở ô li.
-HS suy nghĩ và tự làm bài, GV theo dõi, giúp đỡ đối với những em còn lúng túng.
Bài 2: HS nhìn bài mẫu để tương tự làm.
Bài 3: Lớp chia thành 3 nhóm, yêu cầu mỗi nhóm điền số thích hợp vào ô trống của mỗi bài. 
-GV chấm và ghi điểm.
Hoạt động 3: Tổng kết (3/)
Củng cố các kiến thức 
-GV nhận xét tiết học, tuyên dương những em tiếp thu bài nhanh, làm bài tốt: về nhà làm bài 1, 2, 3, 4 / 4 VBT
 Chính tả (Nghe- Viết)
HAI BÀ TRƯNG
PHÂN BIỆT L/ N, IÊT/ IẾC
YCCĐ: Nghe viết đúng chính tả ; trình bày đúng hình thức bài văn xuôi .
 Làm đúng bài tập (2) a/b hoặc bài tập (3) a/b 
	 Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Các hoạt động
Hoạt động cụ thê
1.Bài cũ: (5/)
MT: Giúp HS viết đúng
-GV nhận xét bài thi HKI, tuyên dương những em viết đúng, đẹp.
-GV đọc điểm.
2.Bài mới:
 Giới thiệu bài (1/)
Hoạt động 1: (18/)
Hướng dẫn HS nghe viết
MT: Nghe viết chính xác đoạn 4 của truyện Hai Bà Trưng.Biết viết hoa đúng tên riêng.
PP: Hỏi đáp, thuyết trình 
ĐD: Bảng con - Bảng phụ viết nội dung BT 3a.
-VBT.
Trong tiết chính tả hôm nay, các em sẽ viết đoạn 4 của bài Hai Bà Trưng.GV ghi đề bài lên bảng.
 *GV đọc đoạn 4 của bài viết.
-Gọi 1 HS đọc lại, cả lớp đọc thầm theo.
-HS nhận xét chính tả:+Bài viết có mấy câu ? (4 câu).
 +Những chữ nào trong đoạn văn cần viết hoa ? (Các chữ đầu đoạn, đầu câu, tên riêng của người).
 +Các chữ Hai và Bà trong Hai Bà Trưng được viết như thế nào? (Viết hoa cả chữ Hai và bà).
GV giải thích: Viết hoa như thế để tỏ lòng tôn kính, lâu dần Hai Bà Trưng được dùng như tên riêng.
-HS tập viết các từ khó dễ lẫn và phân tích chính tả một số từ. VD:+Lần lượt, sụp đổ, khởi nghĩa, lịch sử,...
 *GV đọc, HS viết bài vào vở.
-HS viết xong, dò lại bài bằng cách đổi vở cho nhau để dò và ghi lỗi ra lề vở.
 *GV chấm, chữa bài. 
Hoạt động2: (13/)
 Bài tập:
MT: điền đúng vào chỗ trống tiếng bắt đầu bằng l/n hoặc có vần iêt/i ếc. Tìm được từ ngữ có tiếng bắt đầu bằng l/n hoặc có vần iêt/i ếc
PP: Thực hành, động não
ĐD: Bảng con
a,Bài tập 2: Lựa chọn-2 HS đọc nội dung của bài tập,.
-GV nêu yêu cầu của bài.
-Cả lớp chia làm 2 dãy thi điền nhanh vào chỗ trống.
-Toàn lớp nhận xét và chốt lời giải đúng:
Câu a: lành lặn, nao núng, lanh lảnh.
Câu b: đi biền biệt, thấy tiêng tiếc, xanh biên biếc.
-HS chữa bài vào vở.
b,Bài tập 3: Lựa chọn-HS đọc nội dung: 1 em. 
-GV cho HS làm bài 3a. HS đọc kĩ yêu cầu của bài.
-Cả lớp làm bài vào vở.
-GV gắn 3 băng giấy lên bảng, HS thi đua nhau điền kết quả. Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
Hoạt động 3: (3/)
Củng cố, dặn dò:
GV nhận xét tiết học. Về nhà viết lại những chữ còn sai lỗi chính tả.Chuẩn bị bài sau: Trần Bình Trọng
 Phân biệt l/n, iêt/ iếc
 Thứ ba ngày 01 tháng 1 năm 2013
MÔN :Toán
: LUYỆN TẬP
YCCĐ: Biết đọc , viết các số có bốn chữ số ( trường hợp các chữ số đều bằng o )
Biết thứ tự của số có bốn chữ số trong dãy số . Bước đầu làm quen với các số tròn nghìn ( từ 1000 – 9000) 
Các hoạt động dạy chủ yếu:
Các hoạt động
Các hoạt động chủ yếu
1.Bài cũ: (5/)
MT: Củng cố kiến thức đã học để làm bài tập
PP: Thực hành, hỏi đáp
ĐD: Bảng con, phấn
-GV kiểm tra vở BT ở nhà của cả lớp.
-Chấm một số bài, nhận xét, ghi điểm.
-Cả lớp đọc số sau: 2637; 8917; 9135. GV nhận xét.
2.Bài mới: 
Giới thiệu bài (1/)
Hoạt động 1: (30/)
Luyện tập - Thực hành
MT: Củng cố về đọc, viết số có bốn chữ số .
+Tiếp tục nhận biết thứ t ...  nhiên và Xã hội:
BÀI 37 :VỆ SINH MÔI TRƯỜNG (T2)
I Yêu cầu cần đạt: Nêu tác hại của việc người và gia súc phóng uế bừa bãi .Thực hiện đại tiểu tiện đúng nơi quy định
II Kĩ năng sống : Kĩ năng quan sát ,tìm kiếm và xử lí các thông tin để biết tác hại của nước bẩn,nước ô nhiễm ảnh hưởng tới sinh vật và sức khỏe con người . Kĩ năng tư duy phê phán : Có tư duy phân tích , phê phán các hành vi,việc làm không đúng làm ảnh hưởng tới vệ sinh môi trường 
III Các hoạt động dạy học chủ yếu
Các hoạt động
Hoạt động cụ thể
Bài mới: 
Giới thiệu bài (1/)
Hoạt động 1: (15/)
Quan sát tranh
MT: Nêu tác hại của người và gia súc phóng uế bừa bãi đối với môi trường và sức khoẻ con người.
PP: Thảo luận nhóm, động não.
 -Các hình trong SGK trang 70, 71.
-Phiếu giao việc 
 GV ghi đề : Vài HS đọc lại đề
Cách tiến hành: Bước 1: Làm việc cá nhân
-HS quan sát các hình trang 70, 71.
Bước 2: Làm việc cả lớp
-Một số em nói nhận xét những gì quan sát thấy trong hình.
Bước 3: Thảo luận nhóm với nội dung
 +Nêu tác hại của việc người và gia súc phóng uế bừa bãi. Hãy cho 1 số dẫn chứng cụ thể em đã quan sát ở địa phương (đường làng, ngõ xóm, bến xe.
 +Cần phải làm gì để tránh những hiện tượng trên?
-Các nhóm trình bày, GV nhận xét.
GV kết luận: Phân và nước tiểu là chất cặn bả của quá trình tiêu hoá và bài tiết. Chúng có mùi hôi thối và chứa nhiều mầm bệnh. Vì vậy, chúng ta phải đi đại tiện, tiểu tiện đúng nơi quy định; không để vật nuôi (chó, mèo, gà,...) phóng uế bừa bãi.
Hoạt động 2: (15/)
 Thảo luận nhóm
MT: Biết được các loại nhà tiêu và cách sử dụng hợp vệ sinh.
PP: Nhóm, trò chơi
ĐD: Phiếu học tập
Bước 1: GV chia nhóm: nhóm 4.
-Các nhóm HS quan sát các hình 3, 4 trong SGK trang 71 để trả lời theo gợi ý: 
 +Chỉ và nói tên từng loại nhà tiêu có trong hình.
Bước 2: 4 nhóm trình bày, các nhóm còn lại bổ sung.
-GV nhận xét chung. -HS liên hệ:
 +Ở địa phương bạn thường dùng loại nhà tiêu nào?
 +Bạn và những người trong gia đình cần làm gì để giữ cho nhà tiêu luôn sạch sẽ?
GV kết luận: Dùng nhà tiêu hợp vệ sinh. Xử lí phân người và động vật hợp lí sẽ góp phần phòng chống ô nhiễm môi trường không khí đất và nước. 
Hoạt động 3: (4/)
 Củng cố, dặn dò:
-GV nhận xét tiết học -GV giao nhiệm vụ:
 +Làm bài tập trong vở bài tập Tự nhiên và Xã hội +Chuẩn bị bài sau: Vệ sinh môi trường (T3).
Tiết 4: MĨ THUẬT ( (GV chuyên dạy)
Tiết 5 :Đạo đức:
ĐOÀN KẾT VỚI THIẾU NHI QUỐC TẾ
I YCCĐ: Bước đầu biết thiếu nhi trên thế giới đều là anh em ,bạn bè cần phải doàn kết giúp đỡ lẫn nhau không phân biệt dân tộc ,màu da, ngôn ngữ
II Kĩ năng sống : Kĩ năng trình bày suy nghĩ về thiếu nhi quốc tế .Kĩ năng ứng xử khi gặp thiếu nhi quốc tế
III Các hoạt động dạy học chủ yếu
Các hoạt động
Hoạt động cụ thể
*.Bài mới: Giới thiệu bài 
Hoạt động 1: (11/) 
Phân tích thông tin
MT: HS biết những biểu hiện của tình đoàn kết, hữu nghị thiếu nhi quốc tế ;
-HS hiểu trẻ em có quyền được tự do kết giao bạn bè.
PP: Động não, đàm thoại, quan sát
Cách tiến hành: GV chia lớp thành 5 nhóm, phát cho mỗi nhóm một vài bức ảnh và mẫu tin ngắn về các hoạt động hữu nghị giữa thiếu nhi Việt Nam và thiếu nhi Quốc tế. 
-Các nhóm thảo luận tìm hiểu nội dung và ý nghĩa của các hoạt động đó.
-Đại diện từng nhóm trình bày
Kết luận: Các ảnh , thông tin trên cho chúng ta thấy tình đoàn kết hữu nghị giữa các thiếu nhi các nước trên thế giới ; thiếu nhi Việt Nam cũng đã có rất nhiều hoạt động thểhiện ình hữu nghịvớithiếu nhicác nước khác,...
Hoạt động 2: (10/) 
Du lịch thế giới
MT: HS biết thêm về nền văn hoá, về cuộc sống học tập của các bạn thiếu nhi một số nước trên thế giới và trong khu vực.
PP: Động não, đàm thoại, quan sát
+ Thẻ xanh, đỏ
Cách tiến hành: GV chia lớp mỗi nhóm 6 người.
-Mỗi nhóm đóng vai trẻ em của một nước như: Lào, Cam-pu-chia, Thái lan, Trung Quốc, Nhật Bản, Nga,...chào, múa hát và giới thiệu đội nét về văn hoá của dân tộc đó, về cuộc sống và học tập, về mong ước của trẻ em nước đó, Gv hướng dẫn, giúp đỡ .
-Các nhóm trình bày, các HS khác đặt câu hỏi và giao lưu cùng với nhóm.
-Thảo luận cả lớp: Qua phần trình bày của các nhóm, em thấy trẻ em các nước có những điểm gì giống nhau ? Những sự giống nhau đó nói lên điều gì ?
GV kết luận: Thiếu nhi các nước tuy khác nhau về màu da, ngôn ngữ,...nhưng có nhiều điểm giống nhau như đều thương yêu mọi người, yêu quê hương, ...ghét chiến tranh, đều có quyền được sống còn, được đối xử bình đẳng, ...
Hoạt động 3: (10/) 
Thảo luận nhóm
MT: HS biết được những việc làm để bày tỏ tình đoàn kết, hữu nghị với thiếu nhi quốc tế.
Cách tiến hành: HS kể những việc có thể làm để thể hiện tình hữu nghị, đoàn kết với thiếu nhi quốc tế.
-GV nhận xét, KL: Để thể hiện tình hữu nghị, đoàn kết với thiếu nhi QT có rất nhiều cách, các em có thể tham gia các hoạt động: Kết nghĩa với thiếu nhi quốc tế.Tìm hiểu về cuộc sống và học tập của các thiếu nhi nước khác.
Hoạt động 3: (3/)
 Củng cố, dặn dò:
-GV nhận xét tiết học.
-Hướng dẫn thực hành.
Tiết 3: Thể dục:
 TRÒ CHƠI “THỎ NHẢY”
Yêu Cầu : Bước đầu biết cách chơi và tham gia trò chơi 
 Các hoạt động dạy học chủ yếu
Các hoạt động
Hoạt động cụ thể
Hoạt động1: (5/)
Phần khởi động:
MT: HS khởi động các khớp
PP: Thực hành, quan sát
ĐD: Còi
-GV nhận lớp, phổ biến nội dung yêu cầu giờ học: 2 phút.
-HS khởi động các khớp.
-Chạy chậm thành một hàng dọc xung quanh sân tập theo nhịp hô của GV: 2 phút.
* Chơi trò chơi ”Chui qua hầm“: 1 phút. 
Hoạt động 2: (25/)
Phần cơ bản:
MT: +Ôn tập hợp hàng ngang, dóng hàng, điểm số.
+Chơi trò chơi “Thỏ nhảy
PP: Thực hành, trò chơi
ĐD: -Địa điểm: Trên sân trường,vệ sinh sạch sẽ, bảo đảm an toàn tập luyện.
-Phương tiện: Chuẩn bị còi, kẻ sân cho trò chơi.
a,Ôn tập hợp hàng ngang, dóng hàng, điểm số: 15 phút.
-Cả lớp cùng thực hiện, mỗi động tác 3 lần.
-HS tiếp tục tập luyện theo từng tổ: 3 tổ. GV đi đến từng tổ sửa sai cho HS, nhắc nhở các em luyện tập.
-Cả lớp tập liên hoàn các động tác trên: 2 lần.
b,Chơi trò chơi “Thỏ nhảy“: 9 phút.
-HS khởi động kĩ các khớp cổ chân, đầu gối, khớp hông và cúi gập thân.
-GV tóm tắt cách chơi, hướng dẫn HS cách bật nhảy trước khi chơi.
-GV điều khiển, làm trọng tài cuộc chơi.
Hoạt động 3: (5/)
Phần kết thúc:
-Đi thành 1 hàng dọc theo vòng tròn, vừa đi vừa thả lỏng, hít thở sâu: 2 phút.
-GV cùng HS hệ thống và nhận xét giờ học: 2 phút.
-Giao nhiệm vụ về nhà: 
 +Ôn các động tác RLTTCB đã học.
Tiết 3: Thể dục:
ÔN ĐỘI HÌNH ĐỘI NGŨ
 TRÒ CHƠI “THỎ NHẢY”
YCCĐ: Thực hiện tậphợp hàng ngang nhanh , trật tự dóng hàng ngang thẳng 
 Điểm đúng số của mình và triển khai đội hình tập bài thể dục .
 Các hoạt động dạy học chủ yếu
Các hoạt động
Hoạt động cụ thể
Hoạt động1: (5/)
Phần khởi động:
MT: HS khởi động các khớp
PP: Thực hành, quan sát
ĐD: Còi
-GV nhận lớp, phổ biến nội dung yêu cầu giờ học: 2 phút.
-HS khởi động các khớp.
-Chạy chậm thành một hàng dọc xung quanh sân tập theo nhịp hô của GV: 2 phút.
* Chơi trò chơi ”Chui qua hầm“: 1 phút. 
Hoạt động 2: (25/)
Phần cơ bản:
MT: +Ôn tập hợp hàng ngang, dóng hàng, điểm số.
+Chơi trò chơi “Thỏ nhảy
PP: Thực hành, trò chơi
ĐD: -Địa điểm: Trên sân trường,vệ sinh sạch sẽ, bảo đảm an toàn tập luyện.
-Phương tiện: Chuẩn bị còi, kẻ sân cho trò chơi.
a,Ôn tập hợp hàng ngang, dóng hàng, điểm số: 15 phút.
-Cả lớp cùng thực hiện, mỗi động tác 3 lần.
-HS tiếp tục tập luyện theo từng tổ: 3 tổ. GV đi đến từng tổ sửa sai cho HS, nhắc nhở các em luyện tập.
-Cả lớp tập liên hoàn các động tác trên: 2 lần.
b,Chơi trò chơi “Thỏ nhảy“: 9 phút.
-HS khởi động kĩ các khớp cổ chân, đầu gối, khớp hông và cúi gập thân.
-GV tóm tắt cách chơi, hướng dẫn HS cách bật nhảy trước khi chơi.
-GV điều khiển, làm trọng tài cuộc chơi.
Hoạt động 3: (5/)
Phần kết thúc:
-Đi thành 1 hàng dọc theo vòng tròn, vừa đi vừa thả lỏng, hít thở sâu: 2 phút.
-GV cùng HS hệ thống và nhận xét giờ học: 2 phút.
-Giao nhiệm vụ về nhà: 
 +Ôn các động tác RLTTCB đã học.
Tiết 4 : Tự nhiên và Xã hội:
BÀI 38: VỆ SINH MÔI TRƯỜNG (T3)
I YCCĐ: Nêu tác hại của việc người và gia súc phóng uế bừa bãi .
 Thực hiện đại tiện tiểu tiện đúng nơiquy định 
II Kĩ năng sống: Kĩ năng làm chủ bản thân: Đảm nhận trách nhiệm ,cam kết thực hiện các hành vi đúng,phê phán và lên án các hành vi không đúng nhằm đảm bảo vệ sinh môi trường .Kĩ năng ra quyết định:Nên và không nên làm gì để bảo vệ môi trường . Kĩ năng hợp tác: Hợp tác với mọi người xung quanh để bảo vệ môi trường 
 Các hoạt động dạy học chủ yếu
Các hoạt động
Hoạt động cụ thể
1.Bài mới: 
Giới thiệu bài (1/)
Hoạt động 1: (15/)
 Quan sát tranh
MT: Biết được những hành vi đúng và những hành vi sai trong việc thải nước bẩn ra môi trường sống.
PP: Đàm thoại, thực hành
ĐD: Vở nháp
-GV ghi đề lên bảng. Vài HS đọc lại
Cách tiến hành: 
Bước 1: Làm việc theo nhóm
-GV chia lớp thành nhiều nhóm: nhóm 4.
-Các nhóm quan sát các hình 1, 2 trong SGK trang 72 để trả lời các câu hỏi sau:
 +Hãy nói và nhận xét những gì bạn nhìn thấy trong tranh. Theo bạn, hành vi nào đúng, hành vi nào sai? Hiện tượng trên có xảy ra ở nơi bạn sinh sống không?
Bước 2: Làm việc cả lớp
-Đại diện các nhóm lên trình bày kết quả, các nhóm khác bổ sung.
Bước 3: HS thảo luận các câu hỏi trong SGK:
Trong nướcthải có gì gâyhạichosức khoẻcủacon người?
 +Theo bạn, các loại nước thải của gia đình, bệnh viện, nhà máy,...cần cho chảy ra đâu?
GV kết luận: Trong nước thải có nhiều chất bẩn độc hại, các vi khuẩn gây bệnh.. 
Hoạt động 2: (16/) 
Thảo luận về cách xử lí nước thải hợp vệ sinh.
MT: Giải thích được tại sao phải khai thác nước thải.
PP: Thực hành, động não, đàm thoại, quan sát
ĐD: -Các hình trong SGK trang 72, 73.
Bảng phụ
Cách tiến hành:
Bước 1: Từng cá nhân hãy cho biết ở gia đình hoặc địa phương em thì nước thải được chảy vào đâu ? Theo em cách xử lí như vậy hợp lí chưa? Nên xử lí như thế nào thì hợp vệ sinh, không ảnh hưởng đến môi trường xung quanh?
Bước 2: Quan sát hình 3, 4 trang 73 SGK theo nhóm và TLCH:
 +Theo bạn, hệ thống cống nào hợp vệ sinh? Tại sao?
 +Theo bạn, nước thải có cần được xử lí không?
Bước 3: Các nhóm trình bày, nhóm còn lại bổ sung.
c,GV kết luận: Việc xử lí các loại nước thải, nhất là nước thải công nghiệp trước khi đổ vào hệ thống thoát nước chung là cần thiết.
Hoạt động 3: (3/)
Củng cố, dặn dò:
-GV nhận xét tiết học.
-GV giao nhiệm vụ: Chuẩn bị bài sau: Ôn tập: xã hội. 

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an lop 3 tuan 19.doc