Giáo án các môn lớp 3 - Tuần 6 - Trường Tiểu học Hải Đông

Giáo án các môn lớp 3 - Tuần 6 - Trường Tiểu học Hải Đông

 Tiết 16+17: Bài tập làm văn

(Theo Pi- vô-na-rô-va)

I Mục tiêu:

A/ Tập đọc:

1/ Rèn kĩ năng đọc thành tiếng:

- Đọc đúng các từ, tiếng khó hoặc dễ lẫn: Làm văn, loay hoay, lia lịa,.

- Biết đọc lời nhân vật “ tôi” với lời người mẹ

2/ Rèn kĩ năng đọc- hiểu:

- Hiểu nghĩa các từ được chú giải trong bài: Khăn mùi xoa, viết lia lịa, ngắn ngủi,.

- Đọc thầm khá nhanh, nắm được những chi tiết quan trọng và diễn biến câu chuyện. Từ câu chuyện hiểu lời khuyên: Lời nói của HS phải đi đôi với việc làm, đã nói thì phải cố làm cho được điều mình nói.

 

doc 164 trang Người đăng minhduong20 Lượt xem 715Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn lớp 3 - Tuần 6 - Trường Tiểu học Hải Đông", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 6
 Ngày soạn: 20/9/2013
Ngày giảng: Thứ hai ngày 23 tháng 9 năm 2013
Tập đọc – kể chuyện
 Tiết 16+17: Bài tập làm văn
(Theo Pi- vô-na-rô-va)
I Mục tiêu:
A/ Tập đọc:
1/ Rèn kĩ năng đọc thành tiếng:
- Đọc đúng các từ, tiếng khó hoặc dễ lẫn: Làm văn, loay hoay, lia lịa,...
- Biết đọc lời nhân vật “ tôi” với lời người mẹ
2/ Rèn kĩ năng đọc- hiểu:
- Hiểu nghĩa các từ được chú giải trong bài: Khăn mùi xoa, viết lia lịa, ngắn ngủi,...
- Đọc thầm khá nhanh, nắm được những chi tiết quan trọng và diễn biến câu chuyện. Từ câu chuyện hiểu lời khuyên: Lời nói của HS phải đi đôi với việc làm, đã nói thì phải cố làm cho được điều mình nói.
B/ Kể chuyện:
1. Rèn kĩ năng nói:
- Biết sắp xếp lại các bức tranh theo thứ tự câu chuyện
- Kể lại một đoạn của câu chuyện bằng lời của mình
2. Rèn kĩ năng nghe
II. Các kĩ năng sống cần GD trong bài:
- Tự nhận thức, xác định giá trị.
- Ra quyết định
- Đảm bảo trách nhiệm.
III. Đồ dùng dạy - học:
- Tranh minh hoạ truyện( SGK)
- Bảng phụ để ghi đoạn văn cần hướng dẫn
- Một chiếc khăn mùi xoa
IV. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Tập đọc: (Tiết 1)
A. Kiểm tra bài cũ 
- Gọi HS đọc và TLCH bài “ Cuộc họp của chữ viết”
+ Vai trò của dấu chấm câu?
- GV nhận xét, cho điểm
B. Dạy bài mới : 
1. Giới thiệu bài
- Trong tiết học hôm nay, các em sẽ đọc truyện“ Bài tập làm văn”. Bạn nhỏ trong truyện có bài tập làm văn được điểm tốt. Đó là điều đáng khen. Nhưng bạn đó còn làm được điều đáng khen hơn nữa. Đó là điều gì? Chúng ta hãy đọc truyện để trả lời câu hỏi ấy?
- GV ghi bài lên bảng
2. Luyện đọc:
a) Đọc mẫu:
- GV đọc diễn cảm toàn bài chú ý giọng nhân vật:
+ Giọng Tôi: Hồn nhiên, nhẹ nhàng
+ Giọng Mẹ: Dịu dàng
- Cho hs sinh đọc nối tiếp
b) Hướng dẫn đọc và giải nghĩa từ:
* Đọc câu và từ khó:
- GV ghi bảng: Liu-xi-a, Cô-li-a, lia lịa,loay hoay, 
* Đọc đoạn và giải nghĩa từ:
- Gọi HS đọc từng đoạn
- GV cho luyện câu khó, giọng của nhân vật
- Giúp HS hiểu một số từ : ngắn ngủn
 + Viết lia lịa
 + Khăn mùi xoa
- Gọi HS đọc đoạn lần 2
* Đọc từng đoạn trong nhóm
- Cho học sinh thi đọc 4 cặp
- GV nhận xét chốt cánh đọc, cho điểm HS 
3. Tìm hiểu bài ( tiết 2)
- GV gọi HS đọc bài
+ Nhân vật xưng tôi trong chuyện này tên là gì?
+ Cô giáo ra cho lớp đề văn như thế nào?
+ Vì sao Cô-li-a thấy khó viết bài tập làm văn?
- Gọi HS đọc đoạn 3
+ Thấy các bạn viết nhiều, Cô-li-a làm cách gì để viết bài ra?
- Gọi HS đọc đoạn 4
+ Vì sao mẹ bảo Cô-li- a giặt quần áo, lúc đầu Cô-li-a ngạc nhiên?
- Vì sao sau đó Cô-li-a vui vẻ làm theo lời mẹ?
* HD rút ra ý nghĩa:
- Bài học giúp ta hiểu điều gì?
- GV ghi bảng ý nghĩa
4. Luyện đọc lại:
- GV cho HS luyện lại đoạn 3, 4
- GV đọc mẫu đoạn 3, 4
- Yêu cầu HS đọc nối tiếp nhau trong nhóm
- Tổ chức cho HS thi đọc
 - GV tuyên dương nhóm đọc tốt 
Kể chuyện:
1. GV nêu nhiệm vụ:
- Sắp xếp lại 4 tranh theo đúng thứ tự trong chuyện. Sau đó chọn kể lại một đoạn câu chuyện bằng lời kể của em
2. Hướng dẫn kể:
a) Sắp xếp lại thứ tự của tranh
- Yêu cầu HS nêu ý kiến của mình
- GV nhận xét, khẳng định trật tự đúng
- GV treo tranh lên bảng
- GV chốt lại: Thứ tự đúng : tranh 3- 4- 2- 1
b) Kể lại 1 đoạn theo lời của em
- GV: Bài chỉ yêu cầu em chọn kể một đoạn theo lời của em
- GV nhận xét từng HS, và cho điểm để động viên HS.
- Cho một em khá kể lại toàn bộ câu chuyện.
- GV Nhận xét đánh giá chung.
5. Củng cố, dặn dò:
+ Em có thích bạn nhỏ trong bài không? Vì sao?
- GV nhắc HS Về nhà tập kể và kể cho người thân nghe câu chuyện và Chuẩn bị bài sau: “ Ngày khai trường”.
2 HS đọc bài và TLCH
-> Làm người nghe hiểu rõ nội dung của câu khi viết
- HS theo dõi và ghi đề bài
- HS nhắc lại tên bài.
- Theo dõi GV đọc mẫu
- HS tiếp nỗi mỗi HS một câu đến hết bài
( HS tiếp nối câu lần 2)
- 2 HS đọc cá nhân, lớp đọc đồng thanh 
- HS đọc từng đoạn( sau mỗi đoạn dừng)
- HS đọc câu theo hướng dẫn của GV:
“ Nhưng/ chẳng lẽ lại nộp một bài văn ngắn ngủn như thế này? (giọng băn khoăn). Tôi nhìn xung quanh, mọi người vẫn viết. Lạ thật, các bạn viết gì mà nhiều thế?” ( Giọng ngạc nhiên)
+ Ngắn ngủn: Rất ngắn
+ Viết lia lịa: Viết rất nhanh và liên tục
+ Khăn mùi xoa: Khăn mỏng, nhỏ, bỏ túi để lau tay, mặt
- HS đọc 
- 3 nhóm tiếp nối đọc đồng thanh, 1 HS đọc đoạn 4
- HS thể hiện và nhận xét cho nhau
- Đọc đồng thanh
- 1 HS đọc cả bài to, rõ ràng, lớp theo dõi
-> Đó là Cô-li-a, bạn kể về bài tập làm văn của mình
-> Em đã làm gì để giúp đỡ mẹ
- HS thảo luận theo cặp rồi phát biểu. VD: Vì ở nhà mẹ thường làm việc, dành cho Cô-li-a học. Đôi khi Cô-li-a chỉ làm một số việc vặt
- HS đọc thầm đoạn 3
-> Cô-li-a nhớ lại những việc thỉnh thoảng mới làm và kể ra những việc mình chưa làm bao giờ làm như giặt áo lót, áo sơ mi, quần,... Cô-li-a viết một điều mà trước đây em chưa bao giờ nghĩ đến: “ Muốn giúp mẹ nhiều hơn để mẹ đỡ vất vả:.
- 1 HS đọc đoạn 4, lớp theo dõi
-> Vì bạn chưa bao giờ phải giặt quần áo, và đây là lần đầu mẹ bảo bạn phải làm việc này.
-> Vì bạn đã nhớ ra đó là việc bạn đã nói trong bài tập làm văn.
-> Lời nói phải đi đôi với việc làm. Những điều đã nói tốt về mình thì phải cố làm cho bằng được. 
- HS nhắc lại
- HS theo dõi
- HS đọc bài nhóm 4, mỗi HS đọc 1 đoạn
- HS thi đọc
- HS theo dõi, nhắc lại nhiệm vụ
- HS quan sát 4 tranh đã đánh số. Tự sắp xếp lại các tranh bằng cách viết ra giấy trình tự đúng
- HS phát biểu: Thứ tự 3- 4- 2- 1
- Lớp nhận xét
- 1 HS lên xếp theo trật tự
- 1 HS đọc yêu cầu và kể mẫu:
“ Một lần, cô giáo ra cho lớp của Cô-li-a một đề văn....”
- 1 HS khác kể, từng cặp kể
- 3, 4 HS thi nối nhau kể
- Lớp nhận xét từng bạn: Bạn kể có đúng không? Bằng lời của mình chưa?
 Có tự nhiên hay không?
- Lớp bình chọn người kể chuyện hay nhất, hấp dẫn nhất
- 1 em kể, lớp theo dõi.
-> HS phát biểu và nhận xét cho nhau.
Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:................................................................................
	.....
----------------------  & œ --------------------------
Tin học
GV chuyên dạy
----------------------  & œ --------------------------
Toán
 Tiết 26 : Luyện tập
I. Mục tiêu: 
- Thực hành cách tìm một trong các thành phần bằng nhau của một số.
- Giải các bài toán có liên quan đến tìm một trong các thành phần bằng nhau của một số.
- Rèn kĩ nămg tính và giải toán.
II. Đồ dùng dạy - học:
GV : Bảng phụ - Phiếu HT
HS : SGK
III. Hoạt động dạy - học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Ổn định tổ chức 
B. Kiểm tra bài cũ
- Kiểm tra bài trong VBT ở nhà của HS
GV hỏi thêm để HS nêu miệng: 
+ của 10kg .... là
+ của 36 l dầu....là
+ của 50 học sinh ....là
- Muốn tìm một trong các phần bằng nhau của một số ta làm như thế nào? 
- GV nhận xét đánh giá chung cho Các em 
C. Bài mới 
1 : Thực hành (SGKT 26-27)
 Bài 1: ( Trang 26) 
- Đọc yêu cầu?
+ GV cho HS làm bài trong nhóm đôi.
 Gọi Hs báo cáo nhận xét cho nhau
- Chấm bài, nhận xét.
- Gọi Hs nêu cách làm của mình?
- GV cho HS yếu nêu cụ thể về tìm của 12 cm. 
- GV KL chung: Muốn tìm một trong các phần bằng nhau của một số ta lấy số đó chia cho số phần.
 Bài 2:
- Gọi học sinh đọc yêu cầu
- Bài toán cho biết gì?
- BT hỏi gì?
+ Muốn biết Vân tặng bạn bao nhiêu bông hoa bao nhiêu bông hoa chúng ta phải làm gì?
- GV tóm tắt và cho HS đọclại tóm tắt.
- Yêu cầu hs tự làm bài
- Gv nhận xét ghi điểm
- Chữa bài, nhận xét.
 Bài 3: (Tương tự bài 2)
- Gọi hs đọc đề bài
- Gọi HS sinh thảo luận, HS lên tóm tắt
- Hs giải toán
- Chữa bài
+ Gọi HS nêu câu lời giải khác.
- Vậy 1/4 sô HS đang tập bơi là bao nhiêu em?
= > KL và củng cố.... 
Bài 4: Đã tô màu sô ô vuông vủa hình nào?
- Để biết được hình nào đã tô màu ta làm như tn?
- Cho HS lên khoanh nhanh vào các hình đúng theo hình thức thi.
- GV KL cho điểm cho nhóm làm đúng. Y.C nhóm đó giải thích cách làm của nhóm.
- 1 HS lên giải bài toán
- HS dưới lớp làm bài vào vở bài tập 
- Nhận xét, cho điểm
3/ Củng cố:
- HD bài 4 trong VBT: có thể gọi HS nêu miệng nhanh.
+ Muốn tìm số con gà trong hình trên ta làm như thế nào?
+ Muốn tìm số con gà trong hình trên talàm như thế nào?
+ Bài 1,2,3 củng cố kiến thức gì ?
* Dặn dò: Ôn lại bài và CB bài sau.
- 3 hs lên bảng làm
- 3 hs lên bảng làm
- 1 hs nêu (...ta lấy số đó chia cho số phần)
- Đọc đề - Làm phiếu HT
 a)của: 12cm, 18kg, 10l là 6cm, 9 kg, 5 lít. 
 b)của: 24m, 30giờ, 54 ngày là 4m, 5giờ, 9 ngày 
- HS nhắc lại
* HS thực hiện chung
- Vân có 30 bông hoa. Tặng bạn số hoa
- Vân tặng bạn ? bông hoa
- Hs nêu.
 Tóm tắt
 ? bông hoa 
 30 bông hoa
Bài giải
Vân tặng bạn số bông hoa là:
 30:6 = 5 (bông hoa)
 Đáp số: 5 bông hoa
 Tóm tắt
 ?học sinh
 28 häc sinh
 Bµi gi¶i
Líp 3A cã sè häc sinh tËp b¬i lµ
28 : 4 = 7 ( häc sinh)
 §¸p sè: 7 häc sinh
- HS đọc đề bài.
- HS nêu : Ta đếm tổng số ô vuông trong mỗi hình rồi chia đều cho 5 được 1 phần là số ô phải tim, ta so với sô ô đã được tô màu nếu nó trùng nhau thì đó là hình cần chọn.
 H1
 H2
 H3
 H4
- Trong hình vẽ trên có 18 con gà
 Bài giải
a) số con gà trong hình trên là:
18 : 6 = 3( con gà )
b) số con gà trong hình vẽ trên là:
18 :3 = 6 (con gà)
	Đáp số: a) 3 con gà
 b) 6 con gà
Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:................................................................................
	.....
----------------------  & œ --------------------------
 Ngày soạn : 21/9/2013
Ngày giảng: Thứ ba ngày 24 tháng 9 năm 2013
Toán
Tiết 27: Chia số có hai chữ số cho số có một chữ số
I. Mục tiêu:
- HS biết thực hiện phép chia số có hai chữ số cho số có 1 chữ số và chia hết tất cả các lượt chia. Củng cố về tìm một trong các thành phần bằng nhau của một số.
- Rèn KN tính cho Hs
- GD HS chăm học toán.
II. Đồ dùng dạỵ - học:
GV : Phiếu HT - Bảng phụ
HS : SGK
III. Hoạt động dạy - học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. ổn định tổ chức
B. Kiểm tra bài cũ
- Kiểm tra bài tập về nhà của hs
- Muốn tìm một phần mấy của một số ta làm ntn?
- GV nhận xét
C. Bài mới
a) HD thực hiện phép chia:
- GV ghi phép chia 96 : 3. Đây là phép chia số có 2 chữ số cho số có một chữ số. 
* GV HD:
Bước 1: Đặt tính: 96 3 HD HS đặt tính vào vở nháp 
Bước 2: Tính( GV HD tính lần lượt như SGK)
- Gọi vài HS nêu cách chia như phần bài học trong SGK.
- GV nhấn mạnh đây là phép tính mẫu, lấy thêm ví dụ bài 1 cho HS đặt tính vào làm trong bảng c ... ng thức mĩ thuật: Xem tranh tĩnh vật
----------------------  & œ --------------------------
Toán
Tiết 50: Bài toán giải bằng hai phép tính
A. Mục tiêu:
Giúp H:
- Làm quen với bài toán giải bằng 2 phép tính.
- Bước đầu biết giải và trình bày bài giải.
- H tính toán nhanh.
- Yêu thích môn học.
B. Đồ dùng: Hình vẽ 8 cái kèn.
C. Các hoạt động dạy - học.
Hoạt động của GV
Hoạt động của H
I. Bài cũ
- G nhận xét và công bố điểm bài kiểm tra giữa học kì I.
II. Bài mới:
1. GTB
- G giới thiệu + ghi đầu bài lên bảng.
2. Giới thiệu bài toán giải bằng hai phép tính.
Bài toán 1:
- G gọi H đọc bài toán,kết hợp H gắn lên bảng mô hình 8 cái kèn như SGK.
+Bài toán cho gì ?
- G vẽ sơ đồ Tóm tắt đề toán theo câu trả lời của H.
+ Hàng trên có 3 cái kèn ta vẽ một số đoạn thẳng gồm 3 đoạn bằng nhau và ghi 3 cái kèn.
+ Hàng dưới nhiều hơn hàng trên 2 cái kèn, tức là có số kèn bằng hàng trên rồi thêm 2 cái nữa 
+ Câu a hỏi ta cái gì ?
- G viết dấu hỏi vào đoạn thẳng ở dưới.
+ Đây là dạng toán gì ?
- G cho H tự giải vào giấy nháp.
- Gọi 1 h đọc bài giải G ghi lên bảng.
+ Câu b hỏi ta cái gì ?
- G nhắc lại và vẽ dấu móc cả hai đoạn thẳng kèm theo.
+ Em hãy tính xem cả hai đoạn thẳng có mấy cái kèn ?
- Gọi một H đọc bài làm,G ghi bảng.
G:Bài toán có hai câu hỏi nên phải ghi hai đáp số :
 Đây là lần đầu tiên giải một bài toán bằng hai lời giải và hai phép tính nên người ta nêu thêm câu hỏi a để gợi ý các con. Từ nay trở đi trong các đề toán loại này sẽ chỉ có một câu hỏi mà thôi các con sẽ phải tợ nghĩ thêm được câu a ở trong đầu.
Bây giờ ta sẽ xét một bài toán như thế.
Bài toán 2:
- Gọi H đọc bài toán.
+ Bài toán cho gì ?
- G tóm tắt:
+ Bể thứ nhất có 4 con cá ta vẽ một đoạn thẳng kèm theo 4 con cá.
+ Bể thứ hai có nhiều hơn bể thứ nhất 3 con cá, ta vẽ một đoạn thẳng ở trên và kéo dài thêm một đoạn thẳng ứng với 3 con cá nữa.
+ Bài toán hỏi gì ?
- Cho H nhìn TT nhắc lại đề toán.
- Bài toán hỏi cả hai bể có bao nhiêu cá.
+ Muốn biết cả hai bể có nhiêu con cá các em cần biết điều gì ?
+ Số cá ở bể thứ nhất đã biết chưa ?
+ Số cá ở bể thứ hai đã biết chưa ?
=> Vậy trước hết ta phải tìm số cá ở bể thứ hai.
- Yêu cầu H tự làm bài, 1 H lên bảng giải
- Hãy tính tiếp số cá ở cả hai bể.
G: Bài toán này được gọi là bài toán giải bằng hai phép tính.
3.Hướng dẫn làm bài tập:
Bài tập 1: 
- Gọi H đọc bài toán.
+ Ngăn trên có bao nhiêu quyển sách ?
+ Số quyển sách ở ngăn dưới như thế nào so với ngăn trên ?
+ Bài toán hỏi gì ?
- G vẽ TT lên bảng.
- Cho H nhìn TT nêu lại bài toán.
+ Muốn biết cả hai ngăn có bao nhiêu quyển sách thì chúng ta phải biết được điều gì ?
+ Số quyển sách ở ngăn trên biết chưa ?
+ Số quyển sách ở ngăn dưới biết chưa ?
+ Muốn tìm số quyển sách ở ngăn dưới ta làm như thế nào ?
=> Sau đó ta tìm số quyển sách ở cả hai ngăn.
- Lớp tự làm bài tập, 1 H lên bảng làm bài.
- Gọi H nhận xét, chữa bài.
- G nhận xét, ghi điểm
Bài tập 3: 
- Cho H đọc thầm yêu cầu.
+ Bài yêu cầu chúng ta làm gì ?
+ Cho H quan sát sơ đồ.
+ Lớp 3A có bai nhiêu học sinh ?
+ Lớp 3B nhiều hơn hay ít hơn lớp 3A số học sinh?
+ Nhìn vào dấu móc ta thấy bài toán hỏi gì ?
+ Vậy em nêu đề toán thế nào ?
- G cho H viết đề toán vào vở.
- Cho H tự giải bài toán vào VBT, 1 h giải bảng phụ.
- Gọi H nhận xét.
- G nhận xét, ghi điểm.
III. Củng cố – Dặn dò:
+ Hôm nay chúng ta được học nội dung gì ?
G: Khi làm dạng toán này chúng ta phải làm hai bước.
+ Bước 1 : Các con phải tự nghĩ ra như cô vừa hướng dẫn.
+ Bước 2 : Các con dựa vào câu hỏi ở trên đề toán.
- Nhận xét giờ học.
- VN làm BT còn lại, chuẩn bị bài sau.
- H theo dõi rút kinh nghiệm.
- H lắng nghe.
- 2 H đọc thành tiếng.
+ Hàng trên có 3 cái kèn, hàng dưới có nhiều hơn hàng trên 2 cái kèn.
Tóm tắt
 3 kèn
Hàng trên : 
 2 kèn
Hàng dưới: kèn
 ? kèn
+ Hàng dưới có mấy cái kèn ?
+ Bài toán về nhiều hơn.
- H tự giải
Bài giải
a) Số kèn ở hàng dưới là:
3 + 2 =5 
+ Cả hai hàng có mấy cái kèn.
+ H làm nháp.
b) Số kèn ở hàng hai là:
3 + 5 = 8 
 Đáp số: a: 5 cái kèn.
 B: 8 cái kèn.
- H lắng nghe theo dõi.
- 2 H đọc 
+ Bể thứ nhất có 4 con cá và bể thứ hai có nhiều hơn bể thứ nhất 3 con cá.
Tóm tắt
Bể thứ nhất : 4 con cá 
Bể thứ hai có nhiều hơn bể thứ nhất: 3 con cá 
+ Cả hai bể : ..... con cá?
- 1 – 2 H nhắc lại.
+ Số cá ở bể thứ nhất và số cá ở bể thứ hai.
+ Biết rồi.
+ Chưa biết.
- H tự làm bài.
Bài giải
Số cá ở bể thứ hai là
4 + 3 = 7 (con)
Số cá ở cả hai bể là.
4 + 7 = 11 (con).
 Đáp số : 11 con.
- 2 H đọc, lớp theo dõi SGK.
+ Có 32 quyển sách.
+ Số quyển sách ở ngăn dưới hơn số quyển sách ở ngăn trên 4 quyển.
+ Bài toán hỏi tổng số sách ở hai ngăn.
- 1-2 H nêu.
+ Số quyển sách ở mỗi ngăn.
+ Biết rồi.
+ Chưa biết.
+ Lấy số sách ở ngăn trên trừ đi 4.
Bài giải
Số quyển sách ở ngăn dưới là:
32 – 4 = 28 (quyển)
Số sách ở cả hai ngăn là :
 32 + 28 = 60 (quyển)
 Đáp số : 60 quyển.
* Lập bài toán theo tóm tắt sau rồi giải bài toán đó.
+ Nêu bài toán theo tóm tắt rồi giải bài toán.
- H quan sát sơ đồ .
+ Có 28 học sinh.
+ Nhiều hơn.
+ Cả hai lớp có bao nhiêu học sinh.
+ Lớp 3A có 28 học sinh.Lớp 3B có nhiều hơn lớp 3A là 3 học sinh.Hỏi cả hai lớp có bao nhiêu học sinh.
- H tự giải bài toán.
Bài giải
Lớp 3B có số H là.
28 + 3 = 31 (học sinh)
Số H của cả hai lớp là.
28 + 31 = 59 (học sinh)
 Đáp số : 59 học sinh.
- HS nêu theo ý hiểu và nhận xét nhau
Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:................................................................................
	.....
----------------------  & œ --------------------------
Tập làm văn
Tập viết thư và phong bì thư
A. Mục tiêu:
- Dựa theo Thư gửi bà và gợi ý về nội dung, hình thức bức thư viết được một bức thư ngắn cho người thân.
- Biết ghi rõ ràng, đầy đủ nội dung trên phong thư.
- H thích viết thư
B. Đồ dùng:
- Bảng phụ
- Một tờ giấy viết thư, 1 phong bì thư.
C. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
I. Bài cũ
- G Gọi H đọc bài “Thư gửi bà” và nêu nhận xét về cách trình bày một bức thư.
+ Dòng đầu bức thư ghi những gì?
+ Dòng tiếp theo gửi lời xưng hô với ai?
+ Nội dung thư?
+ Cuối thư ghi những gì?
- GV nhận xét lết luận chung
II. Bài mới
1. GTB:
- G giới thiệu + ghi đầu bài lên bảng
2. Hướng dẫn viết thư:
Bài tập 1:
- Gọi H đọc đề bài
+ Gọi H đọc gợi ý
+ Con sẽ viết thư cho ai?
+ Dòng đầu thư con viết thế nào?
+ Con viết lời xưng hô với người nhận thư như thế nào cho tình cảm, lịch sự?
+ Trong phần hỏi thăm tình hình người nhận thư, con sẽ viết những gì? Con thông báo gì về gia đình và bản thân?
+ Ở phần cuối thư con chúc người thân mình điều gì? Hứa hẹn điều gì?
+ Kết thúc lá thư em viết những gì?
- > G nhắc nhở H trước khi viết thư:
 Trình bày đúng theo thể thức một lá thư. Dùng từ đặt câu đúng, lời lẽ phù hợp với đối tượng nhận thư 
- G cho H thực hành viết thư. G theo dõi giúp đỡ H.
- G gọi một số H đọc thư trước lớp
- G nhận xét, ghi điểm
G: chuyển ý: Chúng ta vừa tập viết một bức thư, để bức thư đến được tay người nhận, các con phải có phong bì thư. Vậy cách ghi trên phong bì thư như thế nào. Chúng ta chuyển sang bài tập 2.
Bài tập 2:
- Gọi H đọc yêu cầu.
- Yêu cầu H quan sát phong bì thư ở SGK và cách trình bày.
- G hỏi H .
+ Góc bên trái phía trên của phong bì thư ghi những gì ?
+ Góc bên phải phong phía dưới của phong bì thư ghi những gì ?
+ Cần ghi địa chỉ người nhận như thế nào để thư đến tay người nhận ?
+ Chúng ta dán tem ở đâu ?
- G cho H viết bì thư.
- G kiểm tra bì thư của một số em.
- G nhận xét, tuyên dương.
III.Củng cố – Dặn dò;
+ Nhắc lại cách viết một bức thư ?
+Cách viết trên phong bì thư.
- Nhận xét giờ học.
- Về nhà viết một bức thư cho người thân.
- 1 H đọc bài và gọi 1 H nêu cách trình bày một bức thư.
- Địa điểm, thời gian viết thư.
+ Với người nhận thư.
+ Thăm hỏi sức khoẻ của bà. Kể chuyện về mình và gia đình nhớ kỉ niệm những ngày ở quê. Lời chúc và hứa hẹn.
+ Lời chào, chữ kí và tên.
- HS nghe và rút kinh nghiệm chung
- H lắng nghe.
* Dựa theo mẫu bài tập đọc thư gửi bà em hãy viết một bức thư ngắn cho người thân.
- 2-3HS đọc
+ Con viết thư cho ông, bà, bố, mẹ
+ Hải Đông, ngày 25 tháng 10 năm 2013
+ 3- 5H trả lời
VD: Ông kính mến, ngoại yêu quí của con
+ Con hỏi thăm sức khoẻ, báo cho người thân biết kết quả học tập giữa học kì I, Kể tin mừng, tin vui trong gia đình
+ Chúc luôn vui vẻ, mạnh khoẻ, hứa với người thân chăm học và nhất định đến thăm vào ngày gần nhất.
+ Lời chào, chữ kí và tên.
- H lắng nghe
- H viết thư
- 4-5H đọc thư của mình, lớp theo dõi, nhận xét.
- H lắng nghe.
* Tập ghi trên phong bì thư.
- H quan sát trao đổi theo nhóm bàn.
+ Ghi họ tên, địa chỉ của người gửi thư.
+ Ghi họ tên, địa chỉ của người nhận thư.
+ Ghi họ tên phải đầy đủ, số nhà 
+ Dán tem ở góc bên phải phía trên.
H viết bì thư.
- 4- 5 H
- Vài học sinh nêu lại
Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:................................................................................
	.....
----------------------  & œ ------------------------
Tiếng Anh
GV chuyên dạy
----------------------  & œ ------------------------
QBPTE
Bài 5: Ý kiến của em
----------------------  & œ -------------------------
Sinh hoạt
Nhận xét tuần 10
A. Mục tiêu:
- Nhận xét những ưu,khuyết điểm của H trong tuần vừa qua.
- Đề ra phương hướng cho tuần tới.
B. Cách tiến hành
I. Ôn định tổ chức
II. Tiến hành sinh hoạt
1. Lớp trưởng điều khiển.
- Cho các tổ trưởng nhận xét.
- Lớp phó HT, VT, LĐ nhận xét.
- Lớp trưởng nhận xét chung.
2. G nhận xét:
* ưu điểm:
+ Thực hiện nề nếp ra vào lớp nhanh nhẹn đúng giờ.
+ Truy bài 15 phút đầu giờ nghiêm túc.
+ Có ý thức học bài cũ ở nhà.
+ Trong lớp hăng hái phát biểu ý kiến xây dựng bài.
+ Vở viết sạch sẽ
+ Nhìn chung các em đều ngoan, lễ phép, đoàn kết.
+ Vệ sinh cá nhân, trường, lớp sạch sẽ.
- Một số em có kết quả cao trong học tập
* Nhược điểm:
+ Một số H không có ý thức học bài cũ: Trong lớp chưa có ý thức học tập.Còn nói chuyện riêng trong lớp. Chữ viết còn cẩu thả và sấu. Vở của một số em bị rách và bẩn. Đi học còn quên sách, vở. Vệ sinh cá nhân chưa được sạch sẽ.
* Phương hướng tuần sau:
- Phát huy những ưu điểm.
- Khắc phục những nhược điểm.
- Tiếp tục thi đua dạy và học láy thành tích chào mừng 20-11
- Tăng cường rèn viết đẹp và giải toán trên mạng

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 678910 lop 3.DOC.doc